Những thay đổi trong chính sách ODA của một số tổ chức quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Ba là, đối với nguồn vốn UNDP, thì do đặc thù của viện trợ UNDP là cung cấp viện trợ không hoàn lợi. Đây là ưu đãi đặc biệt của UNDP dành cho bên tiếp nhận, tránh nguy cơ thành con nợ khi tiếp nhận. Tuy nhiên, viện trợ cho không này không nhiều như nguồn vốn vay ưu đãi của WB, ADB nhưng Việt Nam cũng không nên bỏ phí và cần tận dụng thu hút và sử dụng hiệu quả khi Việt Nam sắp tốt nghiệp ODA dành cho nhóm nước nghèo, có thu nhập thuộc diện viện trợ của UNDP. - Bốn là, để tận dụng và khai thác hiệu quả nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi như kể trên, Việt Nam cần xây dựng chiến lược sử dụng ODA bám sát với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quốc gia trung hạn và dài hạn. Mục tiêu nào cần vốn của IDA hay UNDP hay ADF của ADB; còn mục tiêu nào có thể thu hồi vốn thì chuyển sang dùng ODA của IBRD, vốn OCR của ADB Ngoài ra, cần tăng cường vốn đối ứng cho các dự án, chương trình thuộc lĩnh vực ưu tiên nhằm giải ngân nhanh, tránh chậm tiến độ dự án, chương trình này, nhất là quy định mức giải ngân nhanh mà Quốc hội kiểm soát. Do vậy, sửa đổi quy định, chính sách sao cho phù hợp là cần thiết. Cuối cùng là đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đặt ra trong bối cảnh mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng kế hoạch, thủ tục thực hiện tiếp nhận nguồn vốn ODA trong thời gian ngắn nhất theo yêu cầu của bên viện trợ.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những thay đổi trong chính sách ODA của một số tổ chức quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
68 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CHÍNH SÁCH ODA CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM A CHANGE IN ODA POLICIES OF SOME INTERNATIONAL ORGANIZATIONS AND POLICY RECOMMENDATIONS FOR VIETNAM Nguyễn Hữu Dũng1, Nguyễn Bá Toản1, Phạm Thị Hồng Hoa2 Email: huudungkh@gmail.com 1Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh 2Trường Đại học Sao Đỏ Ngày nhận bài: 15/9/2017 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 11/12/2017 Ngày chấp nhận đăng: 28/12/2017 Tóm tắt ODA ra đời nhằm cung cấp nguồn vốn cho bên tiếp nhận, đặc biệt các nước đang phát triển để tái thiết, xây dựng và phát triển đất nước. Do vậy, bài viết này đánh giá những thành công và hạn chế của Việt Nam trong việc thu hút và sử dụng ODA giai đoạn 2006-2015. Cùng với đó là đề cập những thay đổi về chính sách cung cấp ODA của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP); trên cơ sở đó đưa ra hàm ý chính sách cho Việt Nam. Từ khóa: ODA; chính sách ODA; ADB; UNDP; WB. Abstract ODA was born to provide funding for the recipient countries, especially for developing countries for their reconstruction and development. Therefore, this article presents achievements, and limitations in attracting and utilizing ODA of Vietnam in the period 2006-2015. Toghether with this, the paper deals with changes in the ODA policy of the World Bank (WB), the Asian Development Bank (ADB) and the United Nations Development Program (UNDP); thereby proposing policy recommendations for Vietnam the coming time. Keywords: ODA; ODA policies; ADB; UNDP; WB. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiền thân của ODA ngày nay là khoản viện trợ trong Kế hoạch Marshall năm 1947. Khoản viện trợ này đã giúp các nước Tây Âu không chỉ phục hồi kinh tế mạnh mẽ mà còn chuyển từ nước nhận viện trợ thành một nước đi viện trợ cho thế giới. Sau này có Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là những nước thành công trong việc thu hút và sử dụng ODA. Đến nay, ODA trở thành nguồn vốn bên ngoài quan trọng đối với các nước đang phát triển, trong đó Việt Nam đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội là một phần có sự đóng góp lớn từ ODA. Từ năm 1993 đến 2015, các nhà tài trợ quốc tế đã ký kết cho Việt Nam 74.368 triệu USD và giải ngân được 52.689 triệu USD [1], trong đó WB và ADB luôn là những nhà tài trợ lớn nhất và sát cánh cùng Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu điều kiện và chính sách ODA của các nhà tài trợ nhằm tăng cường khai thác tối đa tiềm năng của họ phục vụ phát triển đất nước là cần thiết. 2. THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2015 2.1. Tình hình cam kết Hiện nay, ở Việt Nam có 51 nhà tài trợ song phương và đa phương, trong đó 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương có các chương trình ODA thường xuyên. Giai đoạn 2006-2015 được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn 2006-2010 và giai đoạn 2011-2015, trong đó giai đoạn 2006-2010 tổng vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ thông qua 05 Hội nghị CG đạt trên 31.756,25 triệu USD, cao hơn 15% so với chỉ tiêu đề ra trong Đề án ODA 2006-2010 (bảng 2). Sang giai đoạn 2011-2015, do Việt Nam có sự chuyển đổi từ một nước có thu nhập thấp sang nước có thu nhập trung bình thấp nên công tác vận động ODA có sự chuyển đổi từ Hội nghị CG sang Diễn đàn VDPF (từ năm 2013-2015) rồi VDPF thành NGÀNH KINH TẾ Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 69 VDF (năm 2016). Việc đổi tên này thể hiện một bước ngoặt mới đối với vị thế của Việt Nam trong hành trình từ Hội nghị CG tới Diễn đàn VDPF và giờ đây là VDF. Ban đầu là nước nhận tài trợ, tổ chức các Hội nghị CG để kêu gọi vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), tiến tới là các đối tác phát triển - đồng tổ chức diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao để chia sẻ kinh nghiệm và khuyến nghị chính sách phát triển, và hiện tại, Chính phủ Việt Nam sẽ đóng vai trò “chủ nhà”, mời các đối tác phát triển tới để tham vấn chính sách. Điều này dẫn đến ODA cam kết giai đoạn này chỉ đạt 13.872,77 triệu USD. Cả giai đoạn 2006-2015, tổng vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ dành cho Việt Nam đạt 45.629,02 triệu USD. Nhìn chung vốn ODA cam kết luôn trong xu hướng tăng. Nếu như năm 2005, các nhà tài trợ cam kết 3,7 tỷ USD thì năm 2006 đã tăng lên hơn 4,4 tỷ USD; năm 2007 hơn 5,426 tỷ USD. Đặc biệt, năm 2009 các nhà tài trợ cam kết ODA đạt mức cao kỷ lục với trên 8 tỷ USD, tăng 3 tỷ USD so với năm 2008. Từ năm 2010- 2012 tuy có giảm so với năm 2009 nhưng vẫn cao hơn so với cam kết ODA giai đoạn 2006-2008 [2, 3, 4] (bảng 1). 2.3. Tình hình ký kết ODA ký kết giai đoạn 2006-2010 đạt 20.641,39 triệu USD, cao hơn 12,7% so với chỉ tiêu đề ra trong Đề án ODA 2006-2010. Còn giai đoạn 2011-2015, tổng vốn ODA ký kết đạt 24.218,13 triệu USD. Tổng ODA của cả giai đoạn 2006-2015 đạt 44.859,52 triệu USD. Cơ cấu vốn theo nhà tài trợ thì Nhật Bản, WB và ADB vẫn là những nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam. Riêng giai đoạn 2011-2015, ODA ký kết của Nhật Bản đạt trên 10.000 triệu USD, của WB hơn 8.000 triệu USD và của ADB gần 6.000 triệu USD (bảng 2). 2.2. Tình hình giải ngân Bảng 1. Cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA giai đoạn 2006-2015 Đơn vị tính: triệu USD Năm Cam kết Ký kết Giải ngân Tỷ lệ giải ngân so với ký kết 2006 4.445,60 2.945,69 1.785 60,60 2007 5.426,60 3.911,73 2.176 55,63 2008 5.914,67 4.359,55 2.253 51,68 2009 8.063,87 6.217,04 4.105 66,03 2010 7.905,51 3.207,38 3.541 110,40 2011 7.386,77 6.814,46 3.650 53,56 2012 6.486,00 5.869,36 4.183 71,27 20131 - 6.601,00 5.137 77,82 2014 - 4.379,00 5.655 129,14 2015 - 3.500,00 5.000 142,86 Tổng 45.629,02 44.859,52 37.485 83,56 Nguồn: [2,4] Tổng vốn ODA giải ngân giai đoạn 2006-2015 đạt 37.485 triệu USD, đạt hơn 84% so với ký kết (44.859,52 triệu USD), trong đó giai đoạn 2010-2015 mức giải ngân đạt 97,55%, ứng với 23.625/24.218,13 triệu USD, cao hơn giai đoạn 2006-2010 chỉ đạt 67,15%, ứng với 13.860/20.641,39 triệu USD. Có được kết quả này là do giải ngân của các nhà tài trợ quy mô vốn lớn (WB, Nhật Bản) đã có những cải thiện đáng kể. Tỷ lệ giải ngân của Nhật Bản tại Việt Nam năm 2011 đứng thứ hai và năm 2012 đứng thứ nhất trong số các nước nhận ODA của Nhật Bản, tỷ lệ giải ngân của WB tại Việt Nam tăng từ 13% năm 2011 lên 19% năm 2012 (bảng 1). 2.4. Tình hình sử dụng Căn cứ vào nhu cầu vốn đầu tư và định hướng phát triển theo ngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổ đề ra trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra định hướng chiến lược, chính sách ưu tiên sử dụng vốn ODA cho từng thời kỳ. Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA thời kỳ 2006-2010 và 2011-2015 của Chính phủ bao gồm: 70 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 - Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản kết hợp xóa đói, giảm nghèo). - Xây dựng hạ tầng kinh tế theo hướng hiện đại. - Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục và đào tạo, dân số và phát triển và một số lĩnh vực khác). - Bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai. Cơ cấu vốn ODA theo các điều ước quốc tế về ODA ký kết trong thời gian qua phù hợp với những định hướng ưu tiên sử dụng vốn ODA nêu trên. Bảng 2 cho thấy những lĩnh vực như năng lượng và công nghiệp, phát triển giao thông, thông tin liên lạc và cấp thoát nước đô thị đạt mức cao hơn về giá trị tương đối và đạt xấp xỉ về giá trị tuyệt đối so với chỉ tiêu dự kiến nêu trong Đề án ODA 2006-2010. Riêng các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế, giáo dục, đạt thấp hơn dự kiến 3 ÷ 5%. Bảng 2. Cơ cấu ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực thời kỳ 2006 - 2010 Ngành, lĩnh vực ODA ký kết 2006 - 2010 theo Đề án ODA ký kết 2006 - 2010 Cơ cấu ODA (%) Tổng ODA (tỷ USD) Cơ cấu ODA (%) Tổng ODA (tỷ USD) 1. Nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp và thủy sản kết hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói, giảm nghèo 21 4,27 - 4,98 16,21 3,34 2. Năng lượng và công nghiệp 15 3,05 - 3,56 18,97 3,91 3. Giao thông, bưu chính viễn thông, cấp, thoát nước và đô thị 33 6,72 - 7,84 36,78 7,58 4. Y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ và các ngành khác (bao gồm xây dựng thể chế, tăng cường năng lực) 31 6,31 - 7,37 28,04 5,78 Tổng 100 20,35 - 23,75 100 20,61 Bảng 3. ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực thời kỳ 2011-2015 Đơn vị tính: triệu USD Ngành, lĩnh vực Tổng ODA và vốn vay ưu đãi Tỷ trọng (%) Trong đó Vốn vay ODA và vay ưu đãi Viện trợ 1. Giao thông vận tải 9.913,73 35,68 9.565,94 347,79 2. Môi trường (cấp, thoát nước, đối phó với biến đổi khí hậu,...) và phát triển đô thị 5.181,26 18,65 5.048,76 132,51 3. Năng lượng và công nghiệp 4.762,50 17,14 4.730,15 32,34 4. Nông nghiệp và phát triển nông thôn - xóa đói giảm nghèo 2.632,23 9,47 2.514,79 117,44 5. Y tế - xã hội 1.292,30 4,65 1.073,12 219,18 6. Giáo dục và đào tạo 930,13 3,35 767,85 162,28 7. Ngành khác (khoa học công nghệ, tăng cường năng lực thể chế,...) 3.070,14 11,05 2.827,35 242,79 Tổng số 27.782,29 100,00 26.527,95 1.254,34 Nguồn: [4] NGÀNH KINH TẾ Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 71 Bảng 3 cho thấy giai đoạn 2011-2015, các lĩnh vực giao thông vận tải, môi trường (cấp, thoát nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh,...) và phát triển đô thị, năng lượng và công nghiệp là những ngành có tỷ trọng vốn ODA và vốn vay ưu đãi tương đối cao trong khi ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với xóa đói giảm nghèo, y tế, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, tăng cường năng lực thể chế,... chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn. Nguyên nhân của tình hình này là tỷ lệ sử dụng vốn ODA không hoàn lại trong tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các ngành này thường cao. Hiện nay vốn ODA không hoàn lại giảm mạnh, cùng với đó phần lớn các chương trình và dự án trong các ngành này không có khả năng hoàn vốn, do vậy khó sử dụng vốn vay, nhất là vốn vay ưu đãi (lãi suất cao, thời gian trả nợ ngắn sát với điều kiện vay thương mại), đồng thời nguồn vốn vay ODA (lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài) hiện đang giảm mạnh [4]. 2.5. Những kết quả đạt được và hạn chế 2.5.1. Kết quả đạt được Một là, ODA đã được sử dụng hiệu quả để giúp Việt Nam sớm hoàn thành mục tiêu thoát khỏi nước nghèo để trở thành nước có thu nhập trung bình thấp vào năm 2010, đồng thời giúp Việt Nam đạt được các chỉ tiêu trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2005-2010 và 2011-2015, đặc biệt giúp Việt Nam trở thành nước hoàn thành sớm Mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs) mà Liên Hợp Quốc đề ra. Theo bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc, Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam nhận xét: “Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Việt Nam nằm trong top 6 quốc gia có những kết quả ấn tượng trên thế giới. Trong 8 mục tiêu thiên niên kỷ thì Việt Nam đều cơ bản hoàn thành. Ở cấp độ quốc gia, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể”. Hai là, duy trì được nguồn vốn ODA ổn định. Giai đoạn này là thời gian hậu khủng hoảng tài chính thế giới và kinh tế toàn cầu nhưng Việt Nam vẫn luôn nhận được sự ủng hộ từ ba nhà tài trợ mặc dù kinh tế thế giới khó khăn, nhất là kinh tế của nhóm nước G7 và G20. Điều này thể hiện sự đồng tình và ủng hộ chính trị mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với công cuộc đổi mới và chính sách phát triển đúng đắn, sự tin tưởng của các nhà tài trợ vào hiệu quả tiếp nhận và sử dụng vốn ODA của Việt Nam. Ba là, đổi mới phương thức, cách thức vận động ODA để phù hợp với sư thay đổi của Việt Nam. Trong bối cảnh Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình thấp, yêu cầu về đối thoại chính sách giữa Chính phủ và các nhà tài trợ phải sâu hơn về nội dung, rộng hơn về phạm vi tham gia của các bên vào quá trình phát triển và kết quả đối thoại cần được theo dõi và triển khai thực hiện trong đời sống thực tế. Để đáp ứng yêu cầu này, tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) lần thứ 19 (tháng 12/2012), Chính phủ và các nhà tài trợ đã quyết định cải tiến hội nghị này thành Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam thường niên (VDPF), năm 2016 VDPF lại đổi thành Đối tác phát triển Việt Nam (VDF) để tập trung nhiều hơn cho đối thoại về các chính sách phát triển. Bốn là, ODA đã bổ sung đáng kể vào tổng số vốn đầu tư toàn xã hội. Đây là nguồn lực rất quan trọng trong cân đối tài chính quốc gia, tăng thêm nguồn lực phát triển để hỗ trợ Việt Nam phát triển hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và xã hội. ODA chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực đầu tàu của nền kinh tế như giao thông, điện, đường, trường, trạm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo. Giai đoạn 1993-2012, ODA cam kết của WB chiếm 25,71% (20.102,00 triệu USD), còn của ADB chiếm 18,20% (14.239,73) trong tổng số 78.195,73 triệu USD vốn ODA cam kết cho Việt Nam [4]. Hai tổ chức này luôn là nhà viện trợ hàng đầu, lớn nhất và sát cánh với Việt Nam. 2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân - Tình hình giải ngân còn ở mức thấp, chậm trễ khiến cho một lượng lớn ODA bị ứ đọng và làm gia tăng chi phí cho dự án do chậm giải ngân trong khi đất nước đang cần thêm nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các chương trình, dự án ODA của IDA, từ nguồn vốn ADF của ADB và UNDP. Đây là nguồn vốn có nhiều ưu đãi và sắp hết viện trợ cho Việt Nam các loại vốn này vì loại viện trợ này chỉ cung cấp cho nhóm nước nghèo, có thu nhấp. Hiện nay ở cấp độ quốc gia giai đoạn 2011-2015 còn khoảng 22 tỷ USD chưa thể giải ngân được, riêng giai đoạn 2006-2010 còn khoảng 6,9 tỷ USD vốn ODA đã ký kết nhưng chưa giải ngân phải chuyển sang thời kỳ 2011-2015. Đối với Ngân hàng Thế giới trong thời kỳ từ năm 1994 đến tháng 9/2011, số vốn vay đã cam kết nhưng chưa giải ngân còn lớn, khoảng 5,9 tỷ USD. Tương tự, kết quả nghiên cứu của 72 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 ADB (năm 2013) chỉ ra rằng việc chậm thực hiện giải ngân làm tăng 17,6% chi phí mỗi năm (6,5% do lạm phát giá các hạng mục chính (chưa kể chi phí tái định cư) và 11,1% chi phí do lợi ích của dự án bị mất. Đồng thời, chính sự chậm trễ giải ngân này đang là nguyên nhân khiến chi phí gia tăng và không phát huy được lợi ích của dự án có sử dụng vốn vay ODA. Việt Nam trung bình phải mất 5 năm mới giải ngân một dự án, tiến độ còn chậm [5, 6]. Nguyên nhân vốn ODA chậm giải ngân, đại diện của nhóm 6 ngân hàng trên cho biết, theo Nghị quyết số 78/2014/QH13 của Quốc hội Khóa 13, năm 2014, nếu giải ngân ODA vượt quá ước tính, Chính phủ phải báo cáo với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trước khi giải ngân. Đặc biệt, thủ tục phê duyệt rườm rà, sự chủ động của các ban quản lý dự án còn kém cũng là nguyên nhân chủ quan gây ra hiện trạng trên. - Thời gian chuẩn bị chương trình, dự án ODA kéo dài, bao gồm từ khâu đề xuất ý tưởng dự án. Tuy kéo dài thời gian nhưng chất lượng chương trình, dự án thấp, chưa đáp ứng yêu cầu, dẫn đến khi thực hiện phải điều chỉnh, thay đổi nhiều lần, có trường hợp phải hủy dự án. Theo Báo cáo của 06 ngân hàng và tổ chức cho biết: “Trung bình mất 3 năm từ ngày phê duyệt để khởi công dự án. Thường thời gian thuê tư vấn dài hơn thời gian thi công, triển khai dự án...”. Về tác động trực tiếp đến dự án, báo cáo của các ngân hàng trên nêu rõ, từ tháng 2/2015 đến nay có 34 dự án bị gián đoạn giải ngân vốn, trong đó ADB có 5 dự án bị ảnh hưởng; AFD có một dự án bị ảnh hưởng; JICA có 15 dự án bị ảnh hưởng nghiêm trọng... - Thiếu vốn và chậm trễ trong giải ngân vốn đối ứng cho dự án ODA. Đây được đánh giá là hạn chế lớn, có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến các dự án, làm chậm tiến độ so với kế hoạch đặt ra. Nhiều dự án công trình bị ảnh hưởng như dự án Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi sử dụng nguồn vốn ODA của WB tài trợ do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) là chủ đầu tư. Dự án này hiện đang thiếu vốn cho các địa phương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) mặc dù chủ đầu tư đã phải tự ứng trước hơn 700 tỷ đồng. Tương tự, dự án Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành sử dụng một phần nguồn vốn ODA của ADB trị giá 636 triệu USD cũng do VEC làm chủ đầu tư trong thời gian qua, do nguồn ngân sách nhà nước gặp rất nhiều khó khăn nên kinh phí bố trí cho công tác GPMB của các dự án do VEC làm chủ đầu tư luôn thiếu hụt và không kịp thời [7]. - Năng lực của các ban quản lý dự án yếu. Thiếu sự phối hợp với các nhà tài trợ; hài hòa thủ tục chưa tốt. Tính làm chủ của các bộ, ngành, địa phương chưa cao, còn ỷ lại các tư vấn quốc tế... 3. NHỮNG THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM 3.1. Những thay đổi chính sách của một số tổ chức quốc tế 3.1.1. Ngân hàng Thế giới (WB) Chiến lược Đối tác Quốc gia (CPS) của Ngân hàng Thế giới cho Việt Nam giai đoạn 2012-2016 tập trung vào ba trụ cột gồm có: (i) tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong nền kinh tế khu vực và toàn cầu, (ii) tăng cường tính bền vững trong quá trình phát triển của Việt Nam, và (iii) mở rộng điều kiện tiếp cận với các cơ hội kinh tế - xã hội. Các chủ đề xuyên suốt gồm có: (i) tăng cường quản trị, (ii) hỗ trợ bình đẳng giới và (iii) tăng cường khả năng chịu đựng khi đối mặt với các cú sốc kinh tế từ bên ngoài, các thảm họa thiên nhiên, và tác động của biến đổi khí hậu [8]. Và từ năm 2017, chính sách cung cấp ODA của WB có sự thay đổi do Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp. Do đó, ngày 20/3/2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Ngân hàng Thế giới thảo luận xây dựng Khung đối tác quốc gia (CPF) giai đoạn 2018- 2022 vì đến năm tài khóa 2018 đánh dấu một giai đoạn hợp tác mới trong quan hệ giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới. Từ tháng 7/2017, Việt Nam sẽ tốt nghiệp IDA, các khoản vay trong giai đoạn thực hiện CPF sẽ là vốn vay từ IBRD và vốn IDA chuyển đổi (IDA không ưu đãi). Theo đó, ba lĩnh vực trọng tâm của CPF bao gồm: Tạo điều kiện tăng trưởng hòa nhập và sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân; Đầu tư vào con người và tri thức; Tăng cường tính bền vững và khả năng ứng phó môi trường [9]. IDA cung cấp vốn và ODA dưới hình thức cho không và cho vay ưu đãi cho nhóm các nước nghèo nhất thế giới có GNI bình quân của người dân là dưới 1.045 USD/năm. Những năm qua, IDA cho Việt Nam vay với lãi suất 0%, thời gian vay 40 năm, ân hạn 10 năm và phí dịch vụ 0,75 (bảng 4). IBRD chỉ cung cấp vốn vay ưu đãi và viện trợ ODA cho các nước thuộc nhóm thu nhập trung bình thấp với GNI bình quân 1026 - 4.035 USD và nước có GNI trung bình cao 4.036 - 1.2475 USD. Việt Nam đang thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Vừa qua IBRD cho Việt Nam vay với lãi suất 0,2%, thời gian vay 30 năm, ân hạn 5 năm và phí dịch vụ 0,25% (bảng 4). Theo lộ trình, đến tháng 7/2017, Ngân hàng Thế giới (World Bank) sẽ tuyên bố chấm dứt ODA ưu đãi với Việt Nam và phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vay kém ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên 2÷3,5% [10]. NGÀNH KINH TẾ Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 73 3.1.2. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Giai đoạn 2012-2015, trọng tâm của chiến lược đối tác quốc gia của ADB hỗ trợ Việt Nam về mục tiêu tiến tới quốc gia có thu nhập trung bình ở mức cao qua ba trụ cột: tăng trưởng toàn diện, nâng cao hiệu quả kinh tế, và bền vững về môi trường [11]. Mục tiêu giúp Việt Nam thành quốc gia có thu nhập trung bình đã thành hiện thực. Sang giai đoạn 2016-2020, Chiến lược Đối tác quốc gia (CPS) của ADB dành cho Việt Nam sẽ hỗ trợ cho các hoạt động đầu tư và cải cách chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng đều và bền vững với môi trường. Để đạt được mục tiêu này, khuôn khổ chiến lược của ADB dựa trên ba trụ cột: (i) thúc đẩy tạo việc làm và năng lực cạnh tranh, (ii) tăng cường tính bao trùm toàn diện trong cung cấp hạ tầng và dịch vụ, và (iii) cải thiện tính bền vững môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. CPS đưa ra một chương trình với các hoạt động ưu tiên nhằm hỗ trợ cho từng trụ cột chiến lược. Cách tiếp cận này dựa trên kết quả và nhằm tối đa hóa tác động của hỗ trợ từ ADB qua việc nâng cao tác động cộng hưởng của các chương trình và dự án của ADB. ADB cũng tìm cách tăng cường sự kết nối và tính cộng hưởng giữa (i) các chương trình dự án cho chính phủ và cho khu vực tư nhân, qua đó thúc đẩy hoạt động khu vực tư nhân, và (ii) chương trình cải cách của quốc gia và vùng [12]. Bảng 4. Điều kiện vay ODA của ADB và WB cho Việt Nam STT Tên nhà tài trợ Lãi suất (%) Thời gian trả nợ (năm) Ân hạn (năm) Phí dịch vụ (%) 1 ADB: - ADF (ưu đãi) 0 32 8 1% - OCR (thông thường) 0,4 (LIBOR+ chênh lệch lãi suất) 15÷25 3÷5 (tương ứng với thời gian trả nợ) 0,5% (phí đầu vào) và 0,75% (phí cam kết) 2 WB: - IDA (ưu đãi) 0 40 10 0,75% - IBRD (kém ưu đãi) (LIBOR+ 0,2) 30 5 0,25 (phí thu xếp một lần) Nguồn: [10] 3.1.3. Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) Ngày 18/8/2016, Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc mà UNDP là cơ quan đại điện, khởi xướng quá trình xây dựng Kế hoạch chiến lược chung giai đoạn 2017-2021. Dự thảo Kế hoạch chiến lược chung giai đoạn 2017-2021 đặt trọng tâm vào 4 lĩnh vực và đề ra các mục tiêu, kết quả đạt được trong thời gian tới. Lĩnh vực đầu tư vào con người trên cơ sở tình trạng bất công, bất bình đẳng và dễ bị tổn thương ngày càng gia tăng; Kết quả đặt ra gồm có giảm đói nghèo và tình trạng dễ bị tổn thương, công bằng về chăm sóc sức khỏe, công bằng về giáo dục và học tập có chất lượng. Trước các nguy cơ ngày càng tăng về biến đổi khí hậu và thiên tai, lĩnh vực đảm bảo khả năng chống chịu với khí hậu và bền vững về môi trường đặt ra các kết quả: Phát triển carbon thấp, chống chịu với thiên tai và biến đổi khí hậu; Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Trên cơ sở năng suất giảm và tăng trưởng chưa mang tính toàn diện, lĩnh vực thúc đẩy thịnh vượng và quan hệ đối tác đặt ra kết quả cần xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế mới và thị trường lao động bao trùm, mở rộng cơ hội cho tất cả. Lĩnh vực thúc đẩy công lý, hòa bình và quản trị toàn diện với các kết quả đặt ra: Ra quyết định có sự tham gia và các thể chế đáp ứng; Bảo vệ quyền con người, pháp quyền và tiếp cận pháp lý. Qua đó, tăng cường các cơ chế và thông lệ điều phối liên ngành của Chính phủ, nâng cao năng lực lập kế hoạch và năng lực quản lý, tăng cường các cơ chế đảm bảo trách nhiệm giải trình của Chính phủ, tăng cường hệ thống dữ liệu để lập kế hoạch dựa trên các bằng chứng, có theo dõi và đánh giá thường xuyên, đẩy mạnh các hoạt động với dân sự xã hội và hỗ trợ phát triển năng lực, thay đổi các chuẩn mực xã hội không còn phù hợp. Tổng ngân sách dự kiến cho Kế hoạch chiến lược chung giai đoạn 2017-2021 vào khoảng 420 triệu USD được huy động từ các nhà tài trợ ODA, các quỹ toàn cầu và quỹ theo chủ đề, các sáng kiến từ thiện và các quỹ dọc, đóng góp của Chính phủ thông qua các dự án/chương trình phát triển và các nguồn khác [13]. 74 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 3.2. Hàm ý chính sách cho Việt Nam Kể từ khi Việt Nam được tái khởi động viện trợ ODA từ các nhà tài trợ quốc tế, trong đó giai đoạn 2006-2015 là thời kỳ có nhiều khó khăn, thách thức cho Việt Nam. Thời kỳ này chịu sự tác động không nhỏ của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, làm cho kinh tế thế giới suy giảm, nhất là kinh tế của nhóm nước G7, G20, những nước viện trợ chính ODA song phương và đa phương trên thế giới. Tuy nhiên, thời kỳ này Việt Nam vẫn duy trì ổn định mức cam kết, ký kết và giải ngân từ các nhà tài trợ. Đây là thành công lớn của Việt Nam, thể hiện sự tin tưởng lớn của các nhà tài trợ dành cho Việt Nam, giúp Việt Nam thực hiện thành công nhiều mục tiêu quốc gia về kinh tế - xã hội, trong đó phải kể đến Việt Nam thoát khỏi nhóm nước kém phát triển, có thu nhập thấp, trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, hoàn thành sớm Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc cùng nhiều mục tiêu khác trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho kế hoạch 5 năm, 10 năm và 20 năm. Thành công này là nhờ viện trợ ODA của các nhà tài trợ, trong đó phải kể đến viện trợ quan trọng của WB, ADB và UNDP. Đây là ba nhà viện trợ đa phương lớn nhất cho Việt Nam từ năm 1993 đến nay nói chung và giai đoạn 2008-2015 nói riêng. Bên cạnh những kết quả, thành công đạt được, quá trình thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam vẫn tồn tại những hạn chế, thiếu sót. Do vậy, để khắc phục các hạn chế, tồn tại này và khai thác tốt hơn nữa tiềm năng của các nhà tài trợ, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển của đất nước, tác giả đưa ra một số kiến nghị sau: - Một là, đối với nguồn vốn của WB, Việt Nam cần thúc đẩy giải ngân các dự án, chương trình đã ký kết, nhất là nguồn vốn của IDA cần tận dụng triệt để vì nguồn vốn của IDA có tính ưu đãi cao dành cho nhóm nước nghèo; còn nguồn vốn của IBRD tính ưu đãi thấp hơn. Do vậy, khi Việt Nam không được nhận viện trợ ODA của IDA năm 2017, Việt Nam sẽ khó khăn hơn trong việc huy động vốn cho những lĩnh vực ít khả năng thu hồi vốn như y tế, giáo dục, công bằng xã hội, giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa. - Hai là, đối với nguồn vốn của ADB cũng tương tự, đến năm 2019 ADB sẽ cắt nguồn vốn ADF dành cho Việt Nam và chuyển sang viện trợ nguồn vốn OCR, nguồn vốn vay thông thường, sát với vốn vay trên thị trường. Do đó, Việt Nam cũng nên có các giải pháp tận dụng cơ hội tiếp nhận nguồn vốn ADF này của ADB cho các lĩnh vực khó thu hồi vốn như đã đề cập ở trên. - Ba là, đối với nguồn vốn UNDP, thì do đặc thù của viện trợ UNDP là cung cấp viện trợ không hoàn lợi. Đây là ưu đãi đặc biệt của UNDP dành cho bên tiếp nhận, tránh nguy cơ thành con nợ khi tiếp nhận. Tuy nhiên, viện trợ cho không này không nhiều như nguồn vốn vay ưu đãi của WB, ADB nhưng Việt Nam cũng không nên bỏ phí và cần tận dụng thu hút và sử dụng hiệu quả khi Việt Nam sắp tốt nghiệp ODA dành cho nhóm nước nghèo, có thu nhập thuộc diện viện trợ của UNDP. - Bốn là, để tận dụng và khai thác hiệu quả nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi như kể trên, Việt Nam cần xây dựng chiến lược sử dụng ODA bám sát với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quốc gia trung hạn và dài hạn. Mục tiêu nào cần vốn của IDA hay UNDP hay ADF của ADB; còn mục tiêu nào có thể thu hồi vốn thì chuyển sang dùng ODA của IBRD, vốn OCR của ADB Ngoài ra, cần tăng cường vốn đối ứng cho các dự án, chương trình thuộc lĩnh vực ưu tiên nhằm giải ngân nhanh, tránh chậm tiến độ dự án, chương trình này, nhất là quy định mức giải ngân nhanh mà Quốc hội kiểm soát. Do vậy, sửa đổi quy định, chính sách sao cho phù hợp là cần thiết. Cuối cùng là đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đặt ra trong bối cảnh mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng kế hoạch, thủ tục thực hiện tiếp nhận nguồn vốn ODA trong thời gian ngắn nhất theo yêu cầu của bên viện trợ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Thủ tướng Chính phủ (2016). Quyết định số 251/ QĐ-TTg ban hành ngày 17 tháng 02 năm 2016 về việc Phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thời kỳ 2016-2020”. [2]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013). Báo cáo đánh giá toàn diện 20 năm quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ (1993-2013). NGÀNH KINH TẾ Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 75 [3]. Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định số 106/ QĐ-TTg ban hành ngày 19 tháng 01 năm 2012 về Phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011 - 2015”. [4]. Ngân hàng Thế giới (2011). Báo cáo “Ngân hàng Thế giới đồng hành cùng Việt Nam trên đường phát triển”. [5]. World Bank (2011). Country partnership strategy for the Socialist Republic of Vietnam for the period fy12 - fy16. [6]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013). Báo cáo đánh giá toàn diện 20 năm quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ (1993-2013). [7]. Asian Development Bank (2012). Country Partnership Strategy, Vietnam 2012-2015. [8]. Ngân hàng Phát triển châu Á (2016). Chiến lược Đối tác quốc gia: Việt Nam, 2016-2020 thúc đẩy tăng trưởng đồng đều và bền vững môi trường. [9]. https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/ projects [10]. h t t p : / / w w w. m p i . g o v. v n / P a g e s / t i n b a i . aspx?idTin=36091&idcm=188, cập nhật ngày 21/03/2017. [11]. h t tps : / /www.baomo i . com/van -cham- t re - trong-giai-ngan-von-doi-ung-cho-cac-du-an- oda/c/19419741.epi, cập nhật ngày 20/5/2016. [12]. von-du-an-oda-bi -doi - them-50-so-voi -du- toan-20161018195556802.htm, cập nhật ngày 19/10/2016. [13]. h t t p : / / w w w. m p i . g o v. v n / P a g e s / t i n b a i . aspx?idTin=34021&idcm=188, cập nhật ngày 19/8/2016.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_thay_doi_trong_chinh_sach_oda_cua_mot_so_to_chuc_quoc.pdf
Tài liệu liên quan