Góp ý về phương án tăng tuổi
nghỉ hưu trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật Lao động
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của BLLĐ năm 2012 đang được cơ
quan chủ trì soạn thảo đưa ra lấy ý kiến là
việc làm rất cần thiết và đã nhận được nhiều
ý kiến phản hồi của dư luận, nhất là về hai
phương án tuổi nghỉ hưu.
Điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam
hiện nay và trong vài thập niên tới cho phép
chúng ta có thể và cần phải theo xu thế
chung của thế giới quy định về tuổi nghỉ hưu
được kéo dài, nhưng không tăng đồng loạt
cho tất cả các loại lao động làm việc ở mọi
lĩnh vực, ngành, nghề mà chỉ cho một số loại
lao động như lao động trình độ cao và một
số lĩnh vực (khu vực hành chính nhà nước,
khu vực sự nghiệp công, khu vực sản xuất áp
dụng công nghệ cao ) và phải có lộ trình
hợp lý phù hợp với trình độ phát triển của
đất nước giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến
2050 và xa hơn nữa.
Đối với lao động nữ, nếu theo lộ trình
đến 2030, tầm nhìn đến 2050 và không tăng
đồng loạt, chỉ tăng cho một số loại lao động
như góp ý ở điểm trên thì có thể tăng tuổi
nghỉ hưu của lao động nữ lên 60 để đảm bảo
BĐG. Tuy nhiên, cần xác định thật rõ và cụ
thể loại lao động nữ nào áp dụng tăng tuổi
nghỉ hưu lên 60 với tiêu chí thật rõ ràng.
Về lộ trình, theo Dự thảo, bắt đầu từ
ngày 1/1/2021 mỗi năm tăng thêm 06 tháng
thì chỉ cần 4 năm thực hiện - đến năm 2024,
chúng ta sẽ hoàn thành việc tăng tuổi nghỉ
hưu đối với nam từ 60 lên 62 và cần 10 năm
- đến năm 2030 sẽ hoàn thành việc tăng tuổi
nghỉ hưu đối với nữ, từ 55 lên 60. Lộ trình
thời gian thực hiện như vậy là nhanh. Với lộ
trình này, việc tăng tuổi nghỉ hưu nhanh sẽ
tạo sức ép cho xã hội về việc làm và các vấn
đề khác nên rất khó tạo ra sự đồng thuận.
Vì vậy, chúng tôi cho rằng, cần áp dụng lộ
trình mỗi năm chỉ tăng 2 tháng hoặc 3 tháng
để làm chậm quá trình tăng tuổi nghỉ hưu,
nhằm giảm bớt sức ép về mặt xã hội
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những vấn đề liên quan đến tuổi nghỉ hưu và góp ý hoàn thiện dự thảo sửa đổi bộ luật lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÖÕNG VAÁN ÑEÀ LIEÂN QUAN ÑEÁN TUOÅI NGHÆ HÖU
VAØ GOÙP YÙ HOAØN THIEÄN DÖÏ THAÛO SÖÛA ÑOÅI BOÄ LUAÄT LAO ÑOÄNG
Nguyễn Hữu Dũng*
Tóm tắt:
Bài viết phân tích một số vấn đề liên quan đến tuổi nghỉ hưu và góp
ý hoàn thiện Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật
Lao động.
Abstract:
This article provides analysis of a number issues related to the
retirement age and recommendations for improvements of the Bill on
Labor (amended).
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Bộ luật Lao động, tuổi nghỉ
hưu, già hoá dân số.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 24/04/2017
Biên tập: 17/06/2017
Duyệt bài: 22/06/2017
Article Infomation:
Keywords: Labor Code, retirement
age, citizen aging.
Article History:
Received: 24 Apr. 2017
Edited: 17 Jun 2017
Appproved: 22 Jun 2017
* TS, Viện trưởng Viện Nghiên cứu an sinh xã hội và phát triển hoà nhập (INSPID).
1. Các yếu tố liên quan đến tuổi nghỉ hưu
Quy định tuổi nghỉ hưu hợp lý là vấn
đề rất lớn liên quan đến quyền và lợi ích của
hàng triệu người lao động. Tăng tuổi về hưu
hiện cũng đang là xu thế chung của thế giới
và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB-
XH) đã đề xuất tăng tuổi hưu cho một số loại
lao động và có lộ trình hợp lý là phù hợp với
xu thế đó. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Bộ luật Lao động (BLLĐ) đưa
ra các phương án tăng tuổi nghỉ hưu để lấy
ý kiến rộng rãi là điều cần thiết và đã được
báo chí, dư luận xã hội quan tâm. Đây cũng
là một hoạt động có tính tích cực để các nhà
hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật
xem xét Dự thảo một cách cẩn trọng, dựa
trên cơ sở những luận chứng khoa học chắc
chắn, sự đồng thuận xã hội cao để có quyết
sách đúng.
Về mặt lý thuyết, việc quy định tăng,
giảm tuổi nghỉ hưu liên quan đến nhiều yếu
tố kinh tế - xã hội. Trong đó đặc biệt là các
yếu tố tăng trưởng kinh tế với bài toán về
việc làm và thất nghiệp; sử dụng hiệu quả
nguồn nhân lực; trình độ kỹ thuật và công
nghệ áp dụng vào sản xuất; số lượng, chất
lượng và cơ cấu dân số; bình đẳng giới; cân
đối quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) trong dài
hạn Việc quy định tuổi nghỉ hưu ở độ tuổi
nào, tăng giảm tuổi nghỉ hưu ra sao cần phù
hợp với từng giai đoạn phát triển của đất
nước và các nhà hoạch định chính sách, xây
dựng pháp luật phải có sự phân tích, lập luận
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
20 Số 12(340) T6/2017
thuyết phục, đánh giá tác động của tất cả các
yếu tố này đến tuổi nghỉ hưu (cả thuận chiều
và không thuận chiều) để lựa chọn phương
án tối ưu nhất. Về nguyên lý, có thể phân
tích tác động của các yếu tố đến quy định
tuổi nghỉ hưu như sau:
-Yếu tố tăng trưởng kinh tế với bài
toán về việc làm và thất nghiệp: Yếu tố này
tác động đến tuổi nghỉ hưu trên cả hai góc
độ: giả định các yếu tố khác liên quan đến
tăng trưởng kinh tế là không đổi, thì tăng
tuổi nghỉ hưu sẽ góp phần tăng trưởng kinh
tế nhờ tăng khối lượng hay thời gian lao
động. Tuy nhiên, nếu tăng trưởng kinh tế mà
chưa tạo ra tốc độ tăng trưởng việc làm cao
hơn tốc độ tăng lực lượng lao động (LLLĐ)
hàng năm, thì việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ dẫn
đến tình trạng một bộ phận lao động sẽ mất
cơ hội việc làm hoặc rơi vào tình trạng thất
nghiệp, nhất là nhóm LLLĐ trẻ.
- Yếu tố sử dụng hiệu quả nguồn nhân
lực: Tăng tuổi nghỉ hưu sẽ góp phần sử dụng
hiệu quả nguồn nhân lực (NNL) trình độ
cao, nhất là trong một số ngành nghề, lĩnh
vực cần sử dụng loại lao động trình độ cao.
NNL có trình độ cao thì kể cả ở độ tuổi 60
– 70 họ vẫn có thể phát huy năng lực của
mình. Song yếu tố này chỉ có ý nghĩa đáng
kể đối với khu vực hành chính nhà nước và
sự nghiệp công lập khi không bị thiếu hụt
NNL trình độ cao, còn ở khu vực kinh tế thị
trường, sự tác động sẽ không nhiều do sau
khi nghỉ hưu, họ vẫn có thể tiếp tục làm việc
theo hợp đồng.
- Trình độ kỹ thuật và công nghệ áp
dụng vào sản xuất: Theo nguyên tắc, khi
một đất nước có nền kinh tế phát triển, nhất
là dựa trên cơ sở nền kinh tế tri thức - ở đó
việc áp dụng vào sản xuất kỹ thuật và công
nghệ đạt trình độ cao, thì điều kiện lao động
được cải thiện tốt hơn, việc làm nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm đã được máy móc, thiết
bị công nghệ, tự động hoá cao thay thế con
người nên có khả năng kéo dài tuổi nghỉ hưu
cho mọi người lao động làm việc trong các
lĩnh vực, ngành nghề và cho cả lao động
nam cũng như lao động nữ. Song, nếu nền
kinh tế phát triển đang ở trình độ thấp thì
không thể kéo dài tuổi nghỉ hưu đồng loạt
cho mọi người lao động làm việc ở tất cả
các lĩnh vực và theo sự phân công lao động
khác nhau về ngành nghề, nam và nữ Lao
động làm việc trong những lĩnh vực, ngành
nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ khó
kéo dài tuổi nghỉ hưu, thậm chí còn cần phải
rút ngắn tuổi nghỉ hưu.
- Yếu tố số lượng, chất lượng và cơ
cấu dân số: Trong trường hợp dân số có xu
hướng già hoá, nhất là già hoá nhanh, cộng
với tuổi thọ trung bình của người dân được
nâng lên, tình trạng thiếu hụt LLLĐ sẽ ngày
càng tăng và do đó, tăng tuổi nghỉ hưu là
xu hướng cần thiết, khách quan để bù đắp
LLLĐ thiếu hụt, đồng thời tránh lãng phí
lao động, nhất là lao động trình độ cao. Tuy
nhiên, cũng cần phải phân tích về chất lượng
dân số, nhất là về độ khoẻ mạnh của dân số,
vì nếu không đảm bảo chất lượng dân số thì
cũng khó có thể tăng tuổi nghỉ hưu.
- Yếu tố bình đẳng giới: Bình đẳng về
tuổi nghỉ hưu giữa lao động nam và lao động
nữ là một trong những chỉ tiêu quan trọng
của bình đẳng giới (BĐG). Việc rút ngắn
khoảng chênh lệch và tiến tới sự ngang bằng
nhau về tuổi nghỉ hưu giữa lao động nam và
lao động nữ sẽ là một bước tiến quan trọng
để thực hiện BĐG trong lĩnh vực lao động
và việc làm. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra không
chỉ là bình đẳng về tuổi nghỉ hưu mà còn
phải tính đến việc giảm nhẹ gánh nặng cho
phụ nữ trong chức phận sinh nở, chăm sóc
con cái, giải phóng phụ nữ khỏi công việc
nội trợ
- Yếu tố cân đối quỹ BHXH trong dài
hạn: Yếu tố này còn phụ thuộc vào mô hình
BHXH. Với mô hình BHXH tọa thu - tọa
chi, tức là thu BHXH của người đang đi
làm để chi cho người đã nghỉ hưu (pay as
you go) thì vấn đề cân đối quỹ BHXH trong
dài hạn, nhất là bảo hiểm hưu trí, phụ thuộc
vào các tham số đóng xác định (defined
contribution - DC) và tham số hưởng xác
định (defined benefit – DB) thông qua công
thức tính lương hưu. Trong đó, tuổi nghỉ hưu
chỉ là một tham số. Tăng tuổi nghỉ hưu cũng
góp phần cân đối quỹ hưu trí nhưng chưa đủ,
mà còn phải tính đến các tham số quan trọng
khác nữa.
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
21Số 12(340) T6/2017
Theo kinh nghiệm quốc tế,
trên cơ sở đánh giá tác động của
các yếu tố trên đối với tuổi nghỉ
hưu, mỗi nước đều có sự lựa chọn
khác nhau để quy định tuổi nghỉ
hưu, tựu trung có thể chia ra ba
nhóm nước:
Các nước phát triển có dân
số già, tốc độ tăng trưởng việc
làm hàng năm cao hơn tốc độ tăng
LLLĐ, dẫn đến thiếu lao động,
nên thường quy định tuổi nghỉ
hưu nam nữ như nhau và kéo dài
tuổi nghỉ hưu đến 65 tuổi thậm chí
là đến 67 tuổi.
Các nước đang phát triển ở
trình độ cao, đang bước vào thời
kỳ già hoá dân số, tốc độ tăng
trưởng việc làm đảm bảo thu hút
lao động tăng thêm hàng năm thì
có xu hướng kéo dài tuổi nghỉ hưu
lên từ 63 - 65 tuổi, nam nữ như
nhau hoặc chỉ chênh lệch nhau 1
- 2 tuổi.
Các nước đang phát triển ở
trình độ thấp hoặc kém phát triển,
tăng trưởng kinh tế chưa đảm bảo
tạo đủ việc làm để thu hút hết
LLLĐ vào làm việc, cơ bản vẫn là
nước dư thừa lao động nên thường
quy định tuổi nghỉ hưu nam là 60
tuổi, nữ 55 tuổi và cũng đang có
xu hướng kéo dài lên 62 - 63 tuổi,
nhưng phải có lộ trình hợp lý.
2. Các yếu tố ảnh hưởng
đến quy định tuổi nghỉ hưu
trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật
Lao động
Trong Dự thảo Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của BLLĐ
(Bản Dự thảo ngày 10/4/2017) và
Dự thảo Tờ trình Chính phủ về dự
án Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của BLLĐ đăng trên Website
để lấy ý kiến nhân dân đã đưa ra
hai phương án (Điều 148. Tuổi
nghỉ hưu) và sáu lý do (yếu tố)
phải tăng tuổi nghỉ hưu (xem hộp
dưới đây).
Hai phương án: Điều 148. Tuổi nghỉ hưu
Phương án 1 (hiện hành): Tuổi nghỉ hưu của
người lao động bình thường làm việc trong điều
kiện lao động bình thường là: nam đủ 60 tuổi, nữ
đủ 55 tuổi.
Phương án 2 (tăng tuổi nghỉ hưu kể từ 01/1/2021
và theo lộ trình): Tuổi nghỉ hưu của người lao động
bình thường làm việc trong điều kiện lao động
bình thường là: nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Từ
01/01/2021 cứ mỗi năm tăng thêm 06 tháng cho
đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.
2. Người lao động bị suy giảm khả năng lao
động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm; làm công việc, nghề nghiệp đặc thù có
thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại
khoản 1 Điều này.
3. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ
thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và
một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở
tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy
định tại khoản 1 Điều này.
Chính phủ quy định chi tiết khoản 1, khoản 2 và
khoản 3 Điều này.
Sáu lý do (yếu tố) tăng tuổi nghỉ hưu (Theo tờ
trình Chính phủ đăng trên Website):
(1) Tuổi thọ bình quân của người Việt Nam
những năm gần đây đã tăng nhiều so với giai đoạn
trước đây và khoảng cách giữa tuổi thọ bình quân
với tuổi nghỉ hưu bình quân là rất dài nên thực tế,
nhiều người nghỉ hưu vẫn tiếp tục tham gia lao
động, có nhu cầu làm việc thêm, và họ vẫn có đủ
sức khỏe tham gia lao động tiếp;
(2) Dân số nước ta đang chuyển từ thời kỳ dân
số vàng sang giai đoạn già hóa dân số, trong tương
lai lực lượng lao động trẻ sẽ thiếu hụt;
(3) Nếu cứ giữ tuổi nghỉ hưu như hiện tại thì
quỹ hưu trí, tử tuất không đảm bảo trong dài hạn;
(4) Bảo đảm sự không phân biệt đối xử về tuổi
nghỉ hưu giữa lao động nam và lao động nữ để
phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế như Công ước
Cedaw, Công ước của ILO...;
(5) Tận dụng được nguồn nhân lực có trình độ,
kỹ thuật cao và có kinh nghiệm;
(6) Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới
đã và đang điều chỉnh tăng tuổi hưu, có nước lên
tới 67 tuổi.
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
22 Số 12(340) T6/2017
Có thể thấy rằng, các lý do tăng tuổi
nghỉ hưu mà Tờ trình Chính phủ đưa ra là
thực tế và có thể chấp nhận được. Tuy nhiên,
cần phân tích những tác động không thuận
chiều khi tăng tuổi nghỉ hưu:
- Việt Nam là nước đang đang phát
triển có thu nhập trung bình thấp và đang đối
mặt với những thách thức lớn phải vượt qua
để không rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”.
Thời gian qua, Việt Nam vẫn giữ được tốc
độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao (giai đoạn
2007 - 2016: bình quân 6,29%), nhưng chất
lượng tăng trưởng còn thấp, do đầu tư chưa
hiệu quả, hệ số ICOR rất cao (giai đoạn
2011 - 2015 là 6,91), tăng trưởng chủ yếu
dựa vào vốn (trên 50%), hệ số co giãn việc
làm thấp (chỉ khoảng 0,25 - 0,33) nên tốc độ
tăng trưởng việc làm luôn thấp hơn tốc độ
tăng LLLĐ (giai đoạn 2011 - 2015: dưới 1%
so với 1,65%). Về cơ bản, Việt Nam vẫn là
nước dư thừa lao động cả trong hiện tại và
trong tương lai. Hàng năm có khoảng trên
1,1 triệu người thất nghiệp, trong đó thanh
niên chiếm tỷ trọng cao (trên 53%). Theo
Bộ LĐ-TB-XH và Tổng cục Thống kê, tỷ
lệ thất nghiệp thanh niên cả nước khoảng
gần 7%, cao gấp hơn 3 lần tỷ lệ thất nghiệp
chung của cả nước. Đặc biệt, lao động có
trình độ đại học trở lên thất nghiệp hàng
năm khá lớn, đến quý 4 năm 2016 khoảng
218,8 nghìn người. Nếu tăng tuổi nghỉ hưu
chắc chắn tác động đến cơ hội việc làm của
thanh niên1. Điều này là thực tế trong ngắn
hạn, còn trong dài hạn, nếu tăng trưởng kinh
tế tốt, đảm bảo tốc độ tăng trưởng việc làm
hàng năm bằng hoặc cao hơn tốc tộ tăng
trưởng LLLĐ thì sức ép về việc làm, thất
nghiệp của thanh niên sẽ giảm đi, nhưng đó
là một quá trình diễn ra trong nhiều năm.
1 Bản tin cập nhật Thông tin thị trường lao động, số 12 quý 4 năm 2016,
tuc/2571-hoi-thao-ban-tin-cap-nhat-thi-truong-lao-dong-viet-nam-so-12-quy-42016
2 Ứng phó với thực trạng già hóa dân số: Việt Nam đang “già” rất nhanh. Xem:
chuyen-nghanh/1275/%E1%BB%A9ng-pho-v%E1%BB%9Bi-th%E1%BB%B1c-tr%E1%BA%A1ng-gia-hoa-dan-
s%E1%BB%91-vi%E1%BB%87t-nam-dang-gia-r%E1%BA%A5t-nhanh/ truy cập 22/6/2017.
- Việt Nam đang ở thời kỳ đỉnh cao
của dân số vàng nhưng bắt đầu bước vào
quá trình già hoá dân số từ năm 2017 khi tỷ
lệ người cao tuổi chiếm 10% dân số và rất
nhanh chóng trở thành một nước có dân số
già. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới,
Việt Nam đang bắt đầu trở thành một trong
những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh
nhất thế giới. Già hoá dân số, nhất là tuổi
thọ trung bình của người Việt Nam tăng (đến
năm 2016 đạt 75,6 tuổi) là yếu tố tác động
thuận chiều đối với tăng tuổi nghỉ hưu. Tuy
nhiên, chất lượng dân số của Việt Nam còn
rất thấp. Theo một đánh giá từ năm 2012,
số năm bình quân ốm đau, bệnh tật của dân
số Việt Nam rất cao (khoảng 12 năm); tuổi
bình quân khoẻ mạnh thấp (chỉ đạt 60,2 tuổi,
xếp thứ 116/174 nước)2. Do đó, sức khoẻ đủ
đảm bảo để duy trì khả năng lao động khi
tăng tuổi nghỉ hưu là không mấy khả quan.
Phương án tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 theo lộ
trình bắt đầu từ 1/1/2021 liệu có khả thi, khi
tuổi bình quân khoẻ mạnh của dân số Việt
Nam thấp hơn 62 tuổi?
- Yếu tố trình độ áp dụng tiến bộ khoa
học, kỹ thuật và công nghệ, nhất là công
nghệ cao vào sản xuất tác động rất lớn đến
khả năng tăng tuổi nghỉ hưu do điều kiện
làm việc được cải thiện. Tuy nhiên, trên thực
tế, trình độ phát triển của nền sản xuất nước
ta còn rất hạn chế so với các nước trong khu
vực và trên thế giới. Đặc biệt, trình độ công
nghệ áp dụng vào sản xuất còn thấp, chỉ
có một số nhà máy áp dụng công nghệ cao
nên điều kiện lao động được cải thiện hơn.
Còn lại, trong những lĩnh vực lao động nặng
nhọc, độc hại, những lĩnh vực công việc đòi
hỏi sự khéo léo, tinh mắt, nhanh tay như:
giày da, dệt may, lắp ráp điện tử... không có
khả năng kéo dài tuổi nghỉ hưu. Hiện nay,
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
23Số 12(340) T6/2017
nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài đang có xu hướng thay đổi cơ cấu lao
động để trẻ hoá, nên thường sa thải lao động
đã đến tuổi 35, khiến nhiều lao động mất
việc làm, phải chuyển đổi nghề nghiệp hoặc
bị thất nghiệp. Trình độ tiến bộ của kỹ thuật
và công nghệ áp dụng vào sản xuất nếu chưa
được cải thiện thì sẽ tác động xấu đến sức
khoẻ người lao động ngay từ khi rất trẻ, dẫn
đến tình trạng mất sức lao động sớm (năm
2012, tuổi bình quân về hưu là 54,2 so với
quy định cả nam và nữ là 57,5). Đây là bài
toán kinh tế - xã hội rất lớn cần phải tính
đến khi tăng tuổi nghỉ hưu. Không thể đồng
loạt tăng tuổi nghỉ hưu cho tất cả lao động
làm việc trong những lĩnh vực, ngành nghề,
công việc với điều kiện lao động chưa được
cải thiện.
- Tăng tuổi nghỉ hưu để góp phần đảm
bảo cân đối quỹ BHXH, nhất là quỹ bảo hiểm
hưu trí, trong dài hạn cũng là giải pháp cần
thiết, song không phải là lý do cơ bản nhất.
Theo kết quả dự báo của ILO, với nền chính
sách hiện hành thì quỹ hưu trí và tử tuất đến
năm 2021 thu trong năm đủ chi trong năm,
từ 2022 trở đi, để đảm bảo khả năng chi trả
của quỹ phải lấy từ nguồn kết dư của quỹ.
Đến năm 2034, quỹ hưu trí hoàn toàn cạn
kiệt, mất khả năng chi trả3. Tình trạng này là
do mô hình BXHH tọa thu - tọa chi đã bộc
lộ những bất cập, khiếm khuyết rất cơ bản
cả trong thiết kế chính sách và tổ chức thực
hiện. Đó là mô hình với các tham số về mức
hưởng lợi được xác định (DB) không tương
thích với mức đóng góp được xác định (DC);
đối tượng tham gia BHXH còn rất nhỏ bé
(BHXH bắt buộc mới chiếm 24,1% LLLĐ
và BHXH tự nguyện mới chiếm 0,25%
LLLĐ, vẫn còn 20% đối tượng trong diện
tham gia BHXH nhưng chưa tham gia), hàng
3 “ILO khuyến nghị Việt Nam cải cách chế độ hưu trí”.
Xem:
dex. htm; truy cập 22/6/2017.
4 “Đóng ít mà hưởng cao thì quỹ nào chịu được”. Xem:
nao-chiu-duoc-1408471181.htm, truy cập 22/6/2017.
năm có khoảng 500 nghìn lao động ra khỏi
hệ thống BHXH thông qua hưởng trợ cấp
một lần; hiện tượng trốn, hoặc nợ đọng đóng
BHXH còn lớn (đến 31/12/2015 là 9.920 tỷ
đồng, chiếm 4,88% tổng phải thu năm 2015,
trong đó nợ đóng BHXH bắt buộc là 7.061
tỷ chiếm 71,4%)4 Nếu coi tăng tuổi nghỉ
hưu là lý do duy nhất và cơ bản để đảm bảo
cân đối bền vững quỹ BHXH thì chưa có
tính thuyết phục.
3. Góp ý về phương án tăng tuổi
nghỉ hưu trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật Lao động
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của BLLĐ năm 2012 đang được cơ
quan chủ trì soạn thảo đưa ra lấy ý kiến là
việc làm rất cần thiết và đã nhận được nhiều
ý kiến phản hồi của dư luận, nhất là về hai
phương án tuổi nghỉ hưu.
Điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam
hiện nay và trong vài thập niên tới cho phép
chúng ta có thể và cần phải theo xu thế
chung của thế giới quy định về tuổi nghỉ hưu
được kéo dài, nhưng không tăng đồng loạt
cho tất cả các loại lao động làm việc ở mọi
lĩnh vực, ngành, nghề mà chỉ cho một số loại
lao động như lao động trình độ cao và một
số lĩnh vực (khu vực hành chính nhà nước,
khu vực sự nghiệp công, khu vực sản xuất áp
dụng công nghệ cao) và phải có lộ trình
hợp lý phù hợp với trình độ phát triển của
đất nước giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến
2050 và xa hơn nữa.
Đối với lao động nữ, nếu theo lộ trình
đến 2030, tầm nhìn đến 2050 và không tăng
đồng loạt, chỉ tăng cho một số loại lao động
như góp ý ở điểm trên thì có thể tăng tuổi
nghỉ hưu của lao động nữ lên 60 để đảm bảo
BĐG. Tuy nhiên, cần xác định thật rõ và cụ
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
24 Số 12(340) T6/2017
thể loại lao động nữ nào áp dụng tăng tuổi
nghỉ hưu lên 60 với tiêu chí thật rõ ràng.
Về lộ trình, theo Dự thảo, bắt đầu từ
ngày 1/1/2021 mỗi năm tăng thêm 06 tháng
thì chỉ cần 4 năm thực hiện - đến năm 2024,
chúng ta sẽ hoàn thành việc tăng tuổi nghỉ
hưu đối với nam từ 60 lên 62 và cần 10 năm
- đến năm 2030 sẽ hoàn thành việc tăng tuổi
nghỉ hưu đối với nữ, từ 55 lên 60. Lộ trình
thời gian thực hiện như vậy là nhanh. Với lộ
trình này, việc tăng tuổi nghỉ hưu nhanh sẽ
tạo sức ép cho xã hội về việc làm và các vấn
đề khác nên rất khó tạo ra sự đồng thuận.
Vì vậy, chúng tôi cho rằng, cần áp dụng lộ
trình mỗi năm chỉ tăng 2 tháng hoặc 3 tháng
để làm chậm quá trình tăng tuổi nghỉ hưu,
nhằm giảm bớt sức ép về mặt xã hội
thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám
bệnh, chữa bệnh.
- Trong các quyền về văn hóa và khoa
học mà người nước ngoài được thụ hưởng từ
Hiến pháp năm 2013 có “quyền nghiên cứu
khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học,
nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt
động đó”5, “quyền hưởng thụ và tiếp cận các
giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn
hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa”6 và “Nhà
nước tạo điều kiện để mọi người tham gia
và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động
khoa học và công nghệ”7. Với việc trao cho
người nước ngoài quyền trong lĩnh vực khoa
học công nghệ và văn hóa như đã đề cập ở
trên, Hiến pháp năm 2013 đáp ứng nhu cầu
chính đáng trong việc thụ hưởng các giá trị
văn hóa, tinh thần lành mạnh không chỉ đối
với công dân mà cả đối tượng người nước
ngoài. Không chỉ vậy, nhận thức đầy đủ hơn
5 Điều 40 Hiến pháp năm 2013.
6 Điều 41 Hiến pháp năm 2013.
7 Điều 62 Hiến pháp năm 2013.
về sự phát triển của khoa học công nghệ và
văn hóa luôn đi kèm với vấn đề sở hữu trí
tuệ, khoản 2 Điều 62 Hiến pháp năm 2013
khẳng định: “Nhà nước ưu tiên đầu tư và
khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên
cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có
hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ;
bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và
công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ”.
Quyền và nghĩa vụ của người nước
ngoài ở mỗi nước phụ thuộc nhiều vào trình
độ phát triển và chính sách của nước đó.
Hiến pháp năm 2013 ra đời trong bối cảnh
đất nước đã và đang có những bước phát
triển và dần khẳng định được vị thế trên
trường quốc tế cũng như trong bối cảnh quá
trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, Việt
Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế
giới và khu vực. Trên cở sở lĩnh hội, tiếp thu
và thực hiện các cam kết quốc tế, quyền và
nghĩa vụ của người nước ngoài theo Hiến
pháp năm 2013 đã được mở rộng góp phần
tạo điều kiện thúc đẩy cho sự phát triển của
đất nước
(Tiếp theo trang 19)
QUYEÀN, NGHÓA VUÏ CUÛA NGÖÔØI ...
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
25Số 12(340) T6/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_van_de_lien_quan_den_tuoi_nghi_huu_va_gop_y_hoan_thien.pdf