Phân bổ nguồn lực hợp lý cho hoạt động cải
tiến chất lượng bệnh viện.
Ưu tiên cải tạo cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
liên quan đến ATNB.
Chăm lo điều kiện làm việc và đời sống cho
nhân viên:
Tự cân đối tăng lương cơ bản – duy trì thu
nhập tăng thêm.
Hỗ trợ chí phí đào tạo sau đại học.
Cải tạo nâng cấp khoa, phòng, TTB, thư viện,
hỗ trợ NCKH, sáng kiến.
Cơm trưa, nước uống.
Tổ chức lớp tiếng A anh trình độ B, C cho
nhân viên.
Mua bảo hiểm tai nạn cho 100% NV.
Tổ chức vui chơi, nghỉ mát cho CBVC
Cam kết và quyết tâm của lãnh đạo bệnh
viện cải tiến chất lượng bệnh viện.
Xác định nội dung, mục tiêu QLCLBV, BV
cần tập trung những vấn đề ưu tiên để nâng cao
chất lượng.
Xác định nguồn lực dành cho hoạt động cải
tiến chất lượng.
Chuyển tải nội dung QLCLBV thành chương
trình hành động cụ thể của BV.
Tổ chức giám sát chất lượng , lãnh đạo bệnh
viện chủ trì giao ban chuyên đề về chất lượng
với từng khoa, phòng.
Tổ chức lấy ý kiến phản hồi về các hoạt động
hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện cho hoạt động cải
tiến chất lượng bệnh viện.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 82 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những yêu cầu cần triển khai trong hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Tổng Quan
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 67
NHỮNG YÊU CẦU CẦN TRIỂN KHAI
TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN
Mai Thanh Truyền*, Nguyễn Phương Liên*, Trương Thị Kim Dung*, Phan Nguyễn Thanh Vân*,
Nguyễn Thu Hồng*, Phù Chí Dũng*
“Quản lý chất lượng bệnh viện là thiết lập
một hệ thống đo lường và quản lý công tác chăm
sóc, điều trị bệnh nhân theo một cách thức mà có
thể cung cấp một chế độ chăm sóc, điều trị tối ưu
cho người bệnh”(1) .
Ngày nay, chất lượng bệnh viện nhận được
quan tâm rất lớn từ các cấp từ Trung ương đến
địa phương, qua các văn bản pháp quy như:
Luật, Nghị Định, Thông tư, Quy chế cụ thể Bộ
Y tế ban hành Thông tư 19/2013/TT-BYT “Hướng
dẫn thực hiện quản lý chất dịch vụ khám bệnh,
chữa bệnh tại bệnh viện”, Thông tư 01/2013/TT-
BYT “Hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng
xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”; bộ
Tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng bệnh viện, một
văn bản pháp quy đề cập cụ thể về vấn đề quản
lý chất lượng bệnh viện Bên canh đó, Sở Y tế
Tp. Hồ Chí Minh đã có những công văn, những
khuyến cáo về quản lý chất lượng bệnh viện
Điều này cho thấy vấn đề quản lý chất lượng
bệnh viện không còn xa vời nữa, mà chính là
một phần của quản lý bệnh viện, một phần
nhiệm vụ của bệnh viện.
Có thể nói, bệnh viện Truyền máu Huyết học
(BV. TMHH) từ khi còn là Trung tâm Truyền
máu (ngân hàng máu, chưa thực hiện điều trị
cho người bệnh) thì từ “chất lượng” đã được biết
và quan tâm, các công tác kiểm tra chất lượng
(quality control), đảm bảo chất lượng (quality
assurance), quản lý chất lượng (quality
management) về máu, chúng tôi đã tiếp cận các
tiêu chuẩn, hướng dẫn chất lượng của Châu Âu
(European Directorate for the Quality of
Medicines & HealthCare – EDQM), Hiệp hội các
Ngân hàng máu Hoa Kỳ (American Association
of Blood Banks - AABB) PGS. Trần Văn Bé,
PGS. TS. Nguyễn Tấn Bỉnh – nguyên Giám
đốc bệnh viện đã biên soạn tài liệu về chất
lượng như: Tiêu chuẩn & kiểm tra chất
lượng trong truyền máu huyết học (NXB Y
học, 1999); chương Quản lý chất lượng trong
sách Huyết học lâm sàng (NXB Y học)
Cho nên khái niệm chất lượng không xa
lạ với bệnh viện. Từ khi bệnh viện được giao
thêm nhiệm vụ điều trị cho người bệnh và
trở thành bệnh viện đầu ngành về huyết học,
(sứ mạng là bệnh viện điều trị các bệnh lý huyết
học chuyên sâu cho khu vực phía Nam; phòng
xét nghiệm tham chiếu về huyết học của khu
vực; Ngân hàng cung cấp máu cho toàn bộ các
bệnh viện tại Tp. Hồ Chí Minh, Ngân hàng tế
bào gốc), từ “chất lượng” luôn gắn với mọi hoạt
động và qua các thời kỳ Ban Giám đốc khác
nhau luôn duy trì khái niệm này. Do đó, bên
cạnh các vấn đề chuyên môn, bệnh viện rất quan
tâm đến vấn đề quản lý và nâng cao chất lượng,
nhằm mục đích nâng cao chất lượng phục vụ và
chăm sóc người bệnh gắn với mục tiêu chung
của ngành là “lấy người bệnh làm trung tâm”.
Bệnh viện đã thiết lập được đã tiến hành xây
dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO
9001:2008 áp dụng cho toàn bệnh viện, dự kiến
cập nhật phiên bản ISO 9001:2015 tromg năm
2016; đang xây dựng hệ thống quản lý chất
lượng xét nghiệm theo ISO 15189:2012; đã trình
dự án nâng cấp Ngân hàng máu theo tiêu chuẩn
GMP (Good Manufacturing Practices) Châu Âu;
tiêu chuẩn EuroCord, NetCord cho Ngân hàng
tế bào gốc. Đấy chính là những bước đệm để
bệnh viện tiếp tục chinh phục những nấc thang
cao hơn trong quản lý chất lượng bệnh viện như
* Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học TP HCM
Tác giả liên lạc: CN. Mai Thanh Truyền, ĐT: 0918 923 636, Email: maithanhtruyen@gmail.com
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 4 * 2015
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 68
bộ tiêu chuẩn JCI- Joint Commission
International (tổ chức phi lợi nhuận, thành viên
của The Joint Commission (TJC), Cơ quan thẩm
định chất lượng y tế Hoa Kỳ), HAS (Tổ chức
Giám định Chất lượng Y tế, Pháp)
Chúng tôi xin tổng hợp các nguồn tư liệu của
các tác giả trong và ngoài nước trong chuyên đề
“Những yêu cầu cần triển khai trong hoạt động
quản lý chất lượng bệnh viện”, nhằm làm nổi bật
vai trò quan trong của quản lý chất lượng tại
bệnh viện hiện nay.
TỔNG QUAN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
BỆNH VIỆN
Tình hình thế giới(1)
Trong bài báo cáo “Yêu cầu và định hướng
công tác quản lý chất lượng bệnh viện ở Việt
Nam” của PGS. TS. Lương Ngọc Khuê – Cục
trưởng Cục Khám Chữa Bệnh thì: Viện Y khoa
Hoa Kỳ (2001), chất lượng dịch vụ BV phải:
- An toàn (Safe).
- Hiệu quả (Effective).
- Người bệnh là trung tâm (Patient-
Centered).
- Đúng lúc (Timely).
- Hiệu suất cao (Efficient).
- Công bằng (Equitable).
Tuy nhiên, chỉ nhìn vào một khía cạnh là sai
xót y tế, hiện đang là mối quan tâm của toàn thế
giới:
- Theo các nhà nghiên cứu y học Mỹ, lĩnh
vực y khoa là lĩnh vực có nhiều rủi ro nhất đối
với khách hàng. Các chuyên gia y tế Mỹ nhận
định “Chăm sóc y tế tại Mỹ không an toàn như
người dân mong đợi và như hệ thống y tế có thể,
ít nhất 44000 - 98000 người tử vong trong các
bệnh viện của Mỹ hàng năm do các sự cố y khoa.
Số người chết vì sự cố y khoa trong các bệnh
viện của Mỹ, cao hơn tử vong do tai nạn giao
thông, Ung thư vú, tử vong do HIV/AIDS là ba
vấn đề sức khỏe mà người dân Mỹ quan tâm
hiện nay10,8,9. Tiếp theo nghiên cứu của Viện Y
học Mỹ (Institute of Medicine) các nước như Úc,
Anh, Canada,..
- Sự cố y khoa do phẫu thuật: WHO ước tính
hàng năm có khoảng 230 triệu phẫu thuật. Các
nghiên cứu ghi nhận tử vong trực tiếp liên quan
tới phẫu thuật từ 0,4-0,8% và biến chứng do
phẫu thuật từ 3-16%. Theo Viện nghiên cứu Y
học Mỹ và Úc gần 50% các sự cố y khoa không
mong muốn liên quan đến người bệnh có phẫu
thuật.
- Sự cố y khoa liên quan tới nhiễm khuẩn
bệnh viện: WHO công bố NKBV từ 5-15% người
bệnh nội trú và tỷ lệ NKBV tại các khoa điều trị
tích cực từ 9-37%; Tỷ lệ NKBV chung tại Mỹ
chiếm 4,5%. Năm 2002, theo ước tính của CDC
tại Mỹ có 1,7 triệu người bệnh bị NKBV, trong
đó 417,946 người bệnh NKBV tại các khoa hồi
sức tích cực (24,6%).
Bảng 1. Sự cố y khoa tại Mỹ và các nước phát triển
Nghiên cứu Năm Số NB NC Số
sự cố
Tỷ lệ
(%)
Mỹ (Harvard Medical
Practice Study )
1989 30.195 1133 3,8
Mỹ (Utah-Colorado Study) 1992 14.565 475 3,2
Mỹ (Utah-Colorado Study) 1992 14.565 787 5,4
Úc ( Quality in Australia
Health Case Study)
1992 14,179 2353 16,6
Úc ( Quaility in Australia
Health Case Study)
1992 14,179 1499 10,6
Anh 2000 1014 119 11,7
Đan Mạch 1998 1097 176 9,0
Chất lượng dịch vụ bệnh viện ở Việt Nam
Chưa có báo cáo chính thức sai sót chuyên
môn, nhưng không đồng nghĩa là không có. Sai
sót chỉ được phản ảnh qua báo đài, qua bức xúc
của người bệnh/thân nhân người bệnh
Nguyên nhân(10)
- Đặc điểm, môi trường bệnh viện.
+ Quá tải.
+ Đa dạng.
+ Biến thiên, không đồng nhất.
+ Tốc độ nhanh.
+ Áp lực cao (áp lực môi trường vật lý, môi
trường công việc).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Tổng Quan
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 69
+ Tốc độ thay thế nhân viên do nghỉ việc.
+ Chịu chi phối bởi nhiều luật.
+ Lương thấp.
- Nguồn lực: rất thiếu.
+ Cơ sở hạ tầng.
+ Thiếu nhân lực.
+ Tài chính.
- Kết quả đầu ra.
+ Vẫn còn bệnh thành tích: tử vong nặng
xin về, chuyển viện bệnh giai đoạn cuối.
+ Tai biến – sai sót: chưa báo cáo và phân tích
đầy đủ.
+ Chi phí – hiệu quả (xu hướng lạm dụng
thuốc, cận lâm sàng và khó kiểm soát).
Hậu quả: Với những đặc điểm trên, nếu nhà
quản lý bệnh viện không chú trọng triển khai các
hoạt động quản lý chất lượng hiệu quả thì bệnh
viện sẽ(10):
- Dễ thất bại trong thực hiện các dịch vụ
chăm sóc người bệnh.
- Dễ gây lãng phí.
- Dễ gây sai sót, tai biến.
- Và những sai lầm có thể diễn ra:
+ Chưa thật sự xem người bệnh là khách
hàng, cho nên chưa lấy họ làm “trung tâm”.
+ Thời gian chờ quá lâu, người bệnh phải lặp
lại trả lời nhiều câu hỏi giống nhau.
+ Thiếu thông tin hướng dẫn về các quy
trình; không giải thích thời gian chờ cho người
bệnh.
+ Không phục vụ các nhu cầu khác của
người bệnh và thân nhân người bệnh.
+ Không có biện pháp giải quyết các than
phiền của người bệnh.
+ Thiếu những hoạt động chăm lo nhân viên.
NHỮNG YÊU CẦN TRIỂN KHAI TRONG
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BỆNH
VIỆN
Mục tiêu(1,15)
- Tốt hơn (Better)
- Nhanh hơn (Faster)
- An toàn hơn (Safer)
- Rẻ hơn (Cheaper)
- Hài lòng hơn (more Satisfied)
Định hướng phương pháp triển khai quản lý
chất lượng bệnh viện:
Bệnh viện phải xác định(5):
“PHẦN CỨNG” của bệnh viện bao gồm: Tài
sản, Trang thiết bị, Nguyên vật liệu, Tiền bạc
là phần vật chất cần thiết của bất kỳ tổ chức nào-
người ta còn gọi nó là phần ”Lượng” của bệnh
viện.
PHẦN MỀM” bao gồm: Các thông tin, các
phương pháp công nghệ, phương pháp quản lý
điều hành, các chủ trương chính sách, cơ chế
kiểm tra, kiểm soát Đây là phần “Chất ” quan
trọng, có tính chất quyết định khả năng quản lý
một bệnh viện.
“PHẦN CON NGƯỜI” (Nguồn nhân lực)
bao gồm: mọi người trong bệnh viện (nhà lãnh
đạo, nhà quản lý và các nhân viên) là nguồn
lực quan trọng nhất trong tất cả các nguồn lực
của bệnh viện.
Xác định chính xác mô hình quản lý chất
lượng bệnh viện: Chọn mô hình quản lý chất
lượng bệnh viện phù hợp với thực tiễn đơn vị,
về(5,14,13):
Phương tiện tổ chức
Nguồn lực cam kết
Phân định trách nhiệm
* Để đảm bảo:
Chất lượng và sự an toàn cho các sản phẩm
và dịch vụ
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 4 * 2015
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 70
Gia tăng không ngừng sự hài lòng của
"khách hàng" (nội bộ lẫn bên ngoài) thông qua
cải tiến liên tục.
Áp dụng toàn bệnh viện: quản lý chất lượng
đồng bộ và cải tiến chất lượng liên tục
(TQM/CQI), hoặc theo tiêu chuẩn ISO 9001
hướng đến các chuẩn thiết yếu của JCI, HAS
Phấn đấu đạt các chứng nhận đối với những
lĩnh vực có tiêu chuẩn chất lượng chuyên ngành:
Xét nghiệm ISO 15189
Các tiêu chuẩn nhà thuốc bệnh viện.
Tiêu chuẩn GMP cho Ngân hàng máu.
Tiêu chuẩn ngành (tiêu chuẩn của Bộ Y tế)
Hình 1. Sự thay đổi về quy trình chất lượng theo thời gian
Phát triển chuyên môn – kỹ thuật: Trên cơ sở
mô hình bệnh tật và tử vong của bệnh viện
Bảng 2. Một số mô hình quản lý chất lượng đang được áp dụng(14)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Tổng Quan
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 71
Những yêu cầu cần thiết trong hoạt động
quản lý chất lượng bệnh viện:(10)
Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực:
Phát triển nguồn nhân lực.
Tuyển chọn, đào tạo.
Bệnh viện phải xây dựng đề án nhân sự phù
hợp với thực tế bệnh viện và phải có kế hoạch
chủ động bổ sung nguồn nhân lực đáp ứng nhu
cầu khám chữa bệnh.
Hoạt động tuyển chọn, đào tạo sau tuyển
chọn: đáp ứng yêu cầu phát triển của bệnh viện
Tổ chức chương trình, đào tạo học hỏi liên
tục: nâng cao chất lượng phục vụ, hài lòng khách
hàng
Đánh giá, kiểm tra tay nghề về chuyên môn
và quản lý.
Bố trí công việc hợp lý, xây dựng các mô tả
công việc chi tiết cho từng đối tượng. Ví dụ: thiết
kế công nghệ giao tiếp cho quá trình khám
bệnh
Giữ chân nhân viên:
Chế độ lương, thưởng.
Môi trường làm việc.
Môi trường học tập.
Môi trường nghiên cứu.
Môi trường giảng dạy.
Mối quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên,
giữa các nhân viên với nhau, giữa nhân viên y tế
và người bệnh/thân nhân người bệnh
Động viên – Khen thưởng.
Ghi nhận kịp thời.
Khen thưởng đột xuất.
Phát triển cơ sở hạ tầng.
Đầu tư các trang thiết bị.
Xây dựng quy trình – phác đồ chuẩn.
Cập nhật và chuẩn hóa các quy trình.
Phác đồ điều trị thống nhất trên y học chứng
cứ.
Quy trình kỹ thuật điều dưỡng/an toàn
người bệnh.
Phổ biến/huấn luyện; Triển khai thực hiện;
Giám sát thực hiện.
Ứng dụng y học chứng cớ vào bệnh viện.
Nội dung chăm sóc phải trên cơ sở y học
chứng cớ, triển khai ứng dụng vào thực tế đảm
bảo:
Chứng cớ khoa học tốt nhất.
Kinh nghiệm lâm sàng.
Sự lựa chọn của người bệnh.
Vận dụng nguyên lý quản lý nguy cơ vào
quản lý an toàn người bệnh
Thực hiện đúng theo các khuyến cáo của
ngành. Ví dự các khuyến cáo của Sở Y tế Tp. Hồ
Chí Minh như: An toàn người bệnh; Phác đồ
điều trị; Đảm bảo chất lượng xét nghiệm
Xây dựng môi trường bệnh viện an toàn và
thân thiện.
An toàn người bệnh: 1 trong những ưu tiên
hàng đầu trong chương trình QLCL BV, lồng
ghép trong mọi hoạt động chuyên môn.
Đưa nội dung an toàn vào phác đồ của BS,
quy trình kỹ thuật của ĐD.
Huấn luyện các chuyên đề ưu tiên về ATNB:
an toàn sử dụng thuốc, an toàn phẫu thuật.
Tổ chức học từ sai sót (bản tin an toàn NB),
TWI (Training Within Industry, tạm dịch là Đào
tạo Trong Công nghiệp).
Triển khai chương trình chăm sóc toàn diện:
Bệnh viện liên kết với nhau qua các hợp
đồng pháp lý.
Các đơn vi khoa/phòng có thể liên kết với các
đơn vị khác chăm sóc dinh dưỡng, vật lý trị liệu,
tâm lý cho người bệnh
Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT).
CNTT là công cụ để giảm thời gian chờ,
chống nhầm lẫn, tránh hỏi NB lặp đi lặp lại
nhiều lần
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 4 * 2015
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 72
CNTT là công cụ “nhắc”, công cụ “cưỡng
ép”.
CNTT là công cụ giám sát chất lượng.
CNTT là công cụ chuyển “dữ liệu” thành
“thông tin” hỗ trợ ra quyết định.
Triển khai các chương trình ứng dụng
CNTT:
Quản lý HSBA.
Quản lý dược.
Quản lý kho y dụng cụ.
Trả kết quả qua mạng.
Quản lý phẫu thuật, thủ thuật.
Quản lý nhân sự.
Quản lý đào tạo.
Viện phí.
Quản lý tài chính.
Quản lý kê đơn.
Thông tin...
Làm việc theo nhóm, khuyến khích các ý
tưởng sáng tạo.
Nhiều thuận lợi khi tổ chức làm việc theo
nhóm trong cải tiến chất.
Ý tưởng sáng tạo: xuất phát từ những khó
khăn liên quan trực tiếp đến chăm sóc NB.
Hình thành quy trình sáng tạo: đóng góp và
sớm thành sản phẩm.
Huấn luyện phương pháp, công cụ quản lý
chất lượng cho cán bộ chủ chốt các khoa, phòng.
Nghiên cứu chất lượng: lượng giá chất lượng
chăm sóc tại các khoa (làm quen PDCA).
Tổ chức huấn luyện phương pháp Quản lý
nguy cơ lâm sàng và ATNB cho tất cả nhân viên
các khoa/phòng.
Huấn luyện các phương pháp cơ bản về cải
tiến chất lượng cho cán bộ chủ chốt.
Nhóm nghiên cứu chất lượng.
Cải thiện môi trường và điều kiện làm việc
cho nhân viên.
Phân bổ nguồn lực hợp lý cho hoạt động cải
tiến chất lượng bệnh viện.
Ưu tiên cải tạo cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
liên quan đến ATNB.
Chăm lo điều kiện làm việc và đời sống cho
nhân viên:
Tự cân đối tăng lương cơ bản – duy trì thu
nhập tăng thêm.
Hỗ trợ chí phí đào tạo sau đại học.
Cải tạo nâng cấp khoa, phòng, TTB, thư viện,
hỗ trợ NCKH, sáng kiến.
Cơm trưa, nước uống.
Tổ chức lớp tiếng A anh trình độ B, C cho
nhân viên.
Mua bảo hiểm tai nạn cho 100% NV.
Tổ chức vui chơi, nghỉ mát cho CBVC
Cam kết và quyết tâm của lãnh đạo bệnh
viện cải tiến chất lượng bệnh viện.
Xác định nội dung, mục tiêu QLCLBV, BV
cần tập trung những vấn đề ưu tiên để nâng cao
chất lượng.
Xác định nguồn lực dành cho hoạt động cải
tiến chất lượng.
Chuyển tải nội dung QLCLBV thành chương
trình hành động cụ thể của BV.
Tổ chức giám sát chất lượng , lãnh đạo bệnh
viện chủ trì giao ban chuyên đề về chất lượng
với từng khoa, phòng.
Tổ chức lấy ý kiến phản hồi về các hoạt động
hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện cho hoạt động cải
tiến chất lượng bệnh viện.
KẾT LUẬN
Để QLCLBV thực hiện thành công, cần:
- Bệnh viện xác định được nguồn lực của
mình: phần cứng, phần mềm, phần con người.
- Chọn lựa mô hình quản lý chất lượng phù
hợp với thực tiễn của đơn vị mình.
- Lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo khoa/phòng
đóng vai trò quan trọng và mang tính quyết định
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Tổng Quan
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 73
cho việc triển khai các điều kiện cần thiết cho
hoạt động QLCLBV.
- Quản lý chất lượng liên quan đến từng cá
nhân trong tổ chức, sự cam kết và tham gia của
họ là động lực của quản lý chất lượng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2014), An toàn người bệnh, NXB Y học.
2. Ngô Phúc Hạnh (2011), Giáo trình Quản lý chất lượng, NXB
KHKT.
3. Nguyễn Đình Phan (2005), Giáo trình Quản lý chất lượng
trong các tổ chức, NXB Lao động – Xã hội.
4. Nguyễn Như Phong (2009), Kiểm soát chất lượng bằng
phương pháp thống kê, NXB ĐHQG TPHCM.
5. Nguyễn Như Phong (2009), Quản lý chất lượng, NXB ĐHQG
TPHCM.
6. Nguyễn Như Phong (2011), Hoạch định và kiểm soát chất
lượng, NXB ĐHQG TPHCM.
7. Nguyễn Như Phong (2013), Cải tiến chất lượng, NXB ĐHQG
TPHCM.
8. Phạm Ngọc Tuấn, Nguyễn Như Mai (2010), Đảm bảo chất
lượng, NXB ĐHQG TPHCM.
9. Tạ Thị Kiều An và cộng sự (2010), Giáo trình quản lý chất
lượng, NXB Thống Kê.
10. Tăng Chí Thượng (2014), 10 điều kiện cần cho hoạt động quản
lý chất lượng bệnh viện, NXB Y học.
11. TCVN ISO 9001:2008, Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu
cầu, Hà Nội - 2008.
12. Trịnh Thị Lý (2012), Nghiên cứu mô hình quản lý chất lượng
bệnh viện và đề xuất giải pháp áp dụng ở Hải Phòng, Y học
thực hành (817), số 4.
13. Trường Đại học Y tế Công cộng (2010), Nguyên lý quản lý
bệnh viện, NXB Lao động Xã hội.
14. Trường Đại học Y tế Công cộng (2010), Quản lý chất lượng
bệnh viện, NXB Lao động Xã hội.
15. WHO (2003), What are the best strategies for ensuring quality
in hospitals?,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_yeu_cau_can_trien_khai_trong_hoat_dong_quan_ly_chat_lu.pdf