Kết luận
Trong những năm gần đây Du lịch Lâm Bình đã có
những bước phát triển khá tốt. Khách du lịch đến Lâm
Bình có xu hướng tăng. Tuy nhiên so với tiềm năng và
lợi thế vốn có, thì kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn.
Việc tăng cường thu hút khách du lịch nội địa và quốc
tế đến với Tuyên Quang nói chung và Lâm Bình nói
riêng chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố: nhóm yếu tố bên
ngoài và nhóm yếu tố bên trong. Nhìn chung các yếu
tố bên ngoài đang tạo ra nhiều cơ hội cho du lịch Lâm
Bình cũng như Du lịch Tuyên Quang phát triển nhưng
cũng đặt ra không ít thách thức. Nhóm yếu tố bên
trong (nội tại) có ảnh hưởng lớn và đóng vai trò quyết
định; những yếu tố nổi trỗi đó là: vị trí địa lý và nguồn
lực tự nhiên, lịch sử và văn hóa, hệ thống hạ tầng và
cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và sản phẩm du
lịch. Các lợi thế này, bao gồm cả lợi thế tuyệt đối và
lợi thế so sánh. Kết hợp tham khảo kinh nghiệm quốc
tế và một số địa phương trong cả nước như tỉnh Phú
Thọ, Hà Giang và Thái Nguyên. Báo cáo rút ra một số
điểm mạnh và hạn chế của các yếu tố làm ảnh hưởng
đến thu hút du khách đặc biệt là du khách quốc tế của
huyện Lâm Bình; từ kết quả nghiên cứu, báo cáo đưa
ra 6 gợi ý về mặt chính sách nhằm tăng cường thu hút
khách du lịch đến với Lâm Bình trong những năm tới;
để góp phần đưa Du lịch Lâm Bình phát triển bền
vững, sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn./.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch của huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
No.15_Mar 2020|Số 15 – Tháng 3 năm 2020|p.62-70
62
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO
ISSN: 2354 - 1431
Những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch của huyện Lâm Bình, tỉnh
Tuyên Quang
Nguyễn Xuân Thiêna*, Nguyễn Khải Hoànb
aTrường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
bTrường Đại học Tân Trào
*Email: thiennx@vnu.edu.vn
Thông tin bài viết Tóm tắt
Ngày nhận bài:
05/6/2019
Ngày duyệt đăng:
10/3/2020
Huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang được biết đến như một huyện có nhiều tiềm
năng về phát triển du lịch. Trong những năm qua du lịch tỉnh Tuyên Quang nói
chung và huyện Lâm Bình nói riêng đã có bước phát triển khá song thực sự chưa
tương xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có; Để góp phần đưa du lịch huyện Lâm
Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn: cần phải phân tích và nhận biết rõ các
nhân tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch đến với huyện Lâm Bình; từ đó để
có chính sách phù hợp, kịp thời nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng và lợi thế
vốn có. Bài báo sẽ đề cập và phân tích làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến thu
hút khách du lịch của huyện Lâm Bình và đưa ra những gợi ý về mặt chính sách.
Hy vọng sẽ góp phần thúc đẩy và phát triển bền vững ngành du lịch huyện Lâm
Bình trong những năm tới.
Từ khóa:
Yếu tố, ảnh hưởng, thu hút,
khách du lịch, Lâm Bình,
Tuyên Quang
1. Bối cảnh và vấn đề
Việt Nam nói chung và Tuyên Quang nói riêng đã
xác định phương hướng phát triển là đưa du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phương hướng này
hoàn toàn đúng đắn; vừa phù hợp với xu thế phát triển
của thế giới và điều quan trọng hơn là khai thác có
hiệu quả các nguồn lực bao gồm nguồn lực tự nhiên,
kinh tế - xã hội và văn hóa lịch sử. Trong những năm
qua hòa chung với sự phát triển du lịch của cả nước;
Du lịch Tuyên Quang đã có những bước phát triển
mới. Với những tiềm năng và lợi thế vốn có về phát
triển du lịch, khách du lịch đến Tuyên Quang có xu
hướng tăng. “ Kết quả thống kê 02 năm gần đây cho
thấy: Năm 2017, tổng lượt khách du lịch đạt
1.590.900 lượt, đạt 107% kế hoạch năm, tăng 10,4%
so với năm 2016Năm 2018, thu hút 1.760.600 lượt
khách du lịch, đạt 105% kế hoạch năm, tăng 10,7% so
với cùng kỳ năm trước” [3]. “Tổng thu xã hội từ du
lịch đạt 2.936 tỷ đồng. Tạo việc làm cho khoảng
14.300 lao động ngành dịch vụ du lịch”[1].
Con số này đối với Tuyên Quang là lớn nhưng
mới chỉ bằng khoảng 25% so với tỉnh Phú Thọ (hàng
năm tỉnh Phú Thọ thu hút khoảng 6-7 triệu lượt khách
trong nước, chưa tính khách quốc tế). Để đưa du lịch
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Tuyên Quang bên
cạnh đẩy mạnh thu hút du khách trong nước, đồng thời
cũng cần phải đẩy mạnh thu hút khách nước ngoài.
Trong số 7 huyện, thành phố của tỉnh Tuyên Quang thì
Lâm Bình có nhiều điều kiện tự nhiên, xã hội và nhiều
lợi thế để phát triển du lịch sinh thái và du lịch cộng
đồng [8][9]. Theo thông tin mới nhất 6 tháng đầu năm
2019, Lâm Bình thu hút trên 23.000 lượt khách du lịch
bao gồm cả khách nội địa và quốc tế [13][15].
Với những tiềm năng và lợi thế vốn có; và với
hướng đi đúng, trong những năm qua Du lịch Tuyên
Quang nói chung và huyện Lâm Bình nói riêng đã có
bước phát triển. Khách du lịch đến Tuyên Quang cũng
như Lâm Bình có xu hướng tăng. Tuy nhiên, so với
tiềm năng và lợi thế thì kết quả đạt được còn rất khiêm
tốn. Bằng cách nào để tăng cường thu hút khách du
lịch đến Lâm Bình trong những năm tới (đến năm
N.X.Thien et al/ No.15_Mar 2020|p.62-70
63
2025 và tầm nhìn đến năm 2030)? Việc phân tích và
làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch
của huyện Lâm Bình sẽ trả lời câu hỏi lớn nêu ra ở
trên; đồng thời hy vọng sẽ góp phần đưa Du lịch Lâm
Bình phát triển bền vững, sớm trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn.
2. Nội dung nghiên cứu
Đã có nhiều bài báo, bài giới thiệu, báo cáo về tình
hình phát triển kinh tế-xã hội, báo cáo chuyên đề về
phát triển du lịch Lâm Bình, Tuyên Quang phân tích
tiềm năng, lợi thế của huyện Lâm Bình để phát triển
du lịch trong đó có du lịch sinh thái, du lịch cộng
đồng; đồng thời cũng cho thấy những kết quả đạt
được, kế hoạch phát triển và những khó khăn hạn chế
của huyện Lâm Bình trong phát triển du lịch [3; tr 8-
15]. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu những bài viết dưới góc
độ học tập kinh nghiệm của nước ngoài và các địa
phương khác của Việt Nam để vận dụng phân tích
những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch đặc
biệt là khách du lịch quốc tế đến huyện Lâm Bình
thuộc tỉnh Tuyên Quang. Để đưa du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, phù hợp với tiềm năng và lợi
thế của địa phương, Lâm Bình cần phải đẩy mạnh thu
hút khách du lịch trong và ngoài nước; Do vậy, việc
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút khách du
lịch của huyện Lâm Bình là rất cần thiết và bổ ích.
2.1. Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
thu hút khách du lịch của huyện Lâm Bình tỉnh
Tuyên Quang
Để hiểu rõ hơn các yếu tố tác động đến thu hút
khách du lịch của huyện Lâm Bình, trước hết cần xác
định rõ khung phân tích các yếu tố và quan hệ của các
yếu tố ảnh hưởng đó. Khung phân tích này dựa trên
nghiên cứu lý thuyết kết hợp với nghiên cứu thực tiễn,
bao gồm các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong.
Trước hết phải bắt đầu từ mục tiêu phát triển của
ngành du lịch Lâm Bình là trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn. Để đạt được mục tiêu này cần phải tăng
cường thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế đến
Lâm Bình. Có như vậy mới tạo doanh thu lớn, hiệu
quả cao và phát triển bền vững. Về mặt lý thuyết cũng
như thực tiễn của các nước có ngành du lịch phát triển
như Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Singapore và nhiều nước
khác đều cho thấy: Doanh thu từ ngành du lịch phụ
thuộc rất lớn vào số lượt khách du lịch quốc tế đến
tham quan du lịch và thời gian lưu trú. Tuy nhiên, dựa
trên thực tiễn của Việt Nam và qua phân tích, khảo sát
đặc điểm tự nhiên, xã hội và những lợi thế phát triển
du lịch của huyện Lâm Bình, Tuyên Quang [3][9][15],
chúng tôi đã đưa ra được khung phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến thu hút khách du lịch của huyện Lâm Bình.
Xác định khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến thu hút khách du lịch của huyện Lâm Bình được
thể hiện qua sơ đồ 2.1.
Sơ đồ 2.1: Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến thu hút khách du lịch của huyện Lâm Bình
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút khách du
lịch của huyện Lâm Bình
2.2.1. Yếu tố bên ngoài
Yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến dòng
khách du lịch trong nước, quốc tế đến với Tuyên
Quang nói chung và Lâm Bình nói riêng. Đó là các
yếu tố bao gồm: (i) Tổ chức và hoạt động của hệ
thống chính trị; (ii) Công tác QLNN về du lịch trên địa
bàn; (iii) Sự ủng hộ, tham gia của người dân; (iv) Các
nhân tố khác: các doanh nghiệp, công ty du lịch lữ
hành, tổ chức, cá nhân... Để đón bắt các cơ hội phát
triển và hạn chế mặt tiêu cực, vượt qua các thách thức
cần phải nhận biết và hiểu rõ sâu sắc các yếu tố này.
2.2.1.1. Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị
Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII
đã xác định rõ quan điểm: “Phát triển du lịch là trách
nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành,
của toàn xã hội, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của
các cấp ủy đảng; phát huy mạnh mẽ vai trò động lực
của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, sự quản lý
thống nhất của Nhà nước; tập trung nguồn lực quốc
N.X.Thien et al/ No.15_Mar 2020|p.62-70
64
gia cho phát triển du lịch”5. Tổ chức và hoạt động của
hệ thống chính trị chịu sự chi phối, tác động của rất
nhiều yếu tố và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khi
một yếu tố thay đổi sẽ kéo theo các nhân tố khác thay
đổi. Đó là các yếu tố như cơ cấu, tổ chức, chức năng
của các cơ quan QLNN, hành chính, đội ngũ cán bộ,
công chức, chế độ công vụ
Vấn đề chủ yếu trong tổ chức và hoạt động của hệ
thống chính trị ở địa phương là sự phân công trong nội
bộ hệ thống tổ chức, việc xác định nhiệm vụ cho các
cơ quan, đơn vị khác nhau để tạo được sự điều hoà,
phối hợp cần thiết nhằm bảo đảm thực hiện được mục
tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Cơ
cấu tổ chức hợp lý sẽ tránh được sự chồng chéo,
vướng mắc, dễ dàng phối hợp, điều chỉnh công việc
trong thực hiện nhiệm vụ, tiết kiệm thời gian; ngược
lại nếu cơ cấu bất hợp lý sẽ làm giảm hiệu quả hoạt
động, vì vậy cần thực hiện cải cách hành chính một
cách đồng bộ, thiết thực, liên tục, tạo thuận lợi cho
người dân và doanh nghiệp phát triển du lịch. Bộ máy
hành chính là một chỉnh thể và mỗi cơ quan hành
chính là một bộ phận, cả bộ máy chỉ hoạt động tốt khi
mỗi bộ phận vừa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình vừa
phối hợp tốt với các bộ phận khác để hoàn thành được
mục tiêu đặt ra.
2.2.1.2. Công tác QLNN về du lịch trên địa bàn
Lý thuyết quản lý nói chung và QLNN về du lịch
nói riêng cho thấy: (i) Quản lý và chịu sự quản lý là tất
yếu khách quan của bất cứ cá nhân và tổ chức nào
trong mọi thể chế xã hội; (ii) Quản lý đúng đắn trở
thành nhân tố quyết định sự thành công của mọi tổ
chức, doanh nghiệp; (iii) Quản lý có trọng tâm, trọng
điểm nhưng phải phù hợp với truyền thống và thông lệ
quốc tế. Xuất phát từ tính đặc thù của hoạt động
QLNN về du lịch, các kỹ năng cần thiết trong hoạt
động công vụ được cụ thể hóa thành quy trình, quy
phạm đòi hỏi phải được thực hiện một cách thống
nhất. Ngoài việc công chức, viên chức phải tinh thông
nghiệp vụ, nắm vững trình tự, thủ tục giải quyết công
việc, tính chuyên nghiệp của công chức, viên chức còn
thể hiện thông qua nhiều khía cạnh khác: khả năng
ứng dụng CNTT, truyền thông, khả năng thích nghi,
giao tiếp, hợp tác thông qua phối hợp nhóm, tổ, đội.
Cán bộ làm công tác tham mưu QLNN về du lịch
trên địa bàn cần có kỹ năng, nghiệp vụ hành chính gắn
với chuyên môn đào tạo và kinh nghiệm làm việc.
Ngoài ra, văn hóa, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tôn
5 Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát
triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
trọng và chấp hành kỷ luật, kỷ cương, việc gương mẫu
thực hiện văn hóa công vụ là đòi hỏi khách quan, bắt
nguồn từ tính chất của hoạt động quản lý, không chỉ là
biểu hiện của đạo đức công vụ mà còn là thước đo tính
chuyên nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức. Để
quản lý tốt hoạt động phát triển du lịch ở địa phương,
cần trang bị đầy đủ tri thức về quản lý, nghiệp vụ quản
lý cả về lý luận và thực tiễn cho các cán bộ quản lý từ
cấp huyện đến cấp xã.
2.2.1.3. Sự tham gia và ủng hộ của người dân
Sự tham gia và ủng hộ của người dân trong phát
triển du lịch đóng vai trò rất quan trọng và là nòng cốt
trong phát triển sản phẩm du lịch tại địa phương.
Người dân được đóng góp ý kiến, tham gia tích cực
vào các hoạt động phát triển các sản phẩm du lịch,
cung cấp nhân lực, vật lực cho doanh nghiệp du lịch,
cung cấp thêm nhiều dịch vụ phục vụ cho khách du
lịch tại địa phương. Người dân cũng có thể gián tiếp
thực hiện việc QLNN thông qua việc tham gia vào
hoạt động của các tổ chức xã hội, các hoạt động tự
quản ở cơ sở. Thực tiễn cho thấy, sự tham gia, ủng hộ
của người dân đối với hoạt động du lịch càng lớn thì
hoạt động QLNN về du lịch càng dễ dàng đạt được
mục tiêu và chỉ khi nào người dân thực sự đóng vai trò
làm chủ trong quá trình hoạt động kinh doanh, phát
triển du lịch, dịch vụ thì việc đưa du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn mới thực sự thành công.
Người dân tham gia quản lý hoạt động du lịch trên
địa bàn sẽ đảm bảo tính khách quan, công bằng, dân
chủ, thông qua đó giúp họ hiện thực hóa địa vị pháp lý
cũng như thể hiện nguyện vọng chính đáng, phát huy
vai trò làm chủ trong phát triển kinh tế du lịch tại địa
phương. Người dân không chỉ có quyền giám sát đối
với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; tham
gia giám sát việc thực hiện đầu tư phát triển sản phẩm
du lịch của doanh nghiệp du lịch theo đúng quy định
của pháp luật, chủ trương của chính quyền địa
phương; thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo mà còn có
quyền tự mình tham gia vào hoạt động phát triển du
lịch, trực tiếp thể hiện quyền lợi của mình; thực hiện
nếp sống văn minh du lịch và có thái độ lịch sự, thân
thiện, mến khách thể hiện trong đón tiếp, giao tiếp với
khách du lịch. Bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức bảo
vệ tài nguyên, môi trường du lịch; giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa truyền thống, giữ gìn an ninh trật tự
xã hội, bảo đảm an toàn cho khách du lịch.
2.2.1.4. Các nhân tố khác: các doanh nghiệp, công
ty lữ hành du lịch và các dịch vụ du lịch khác
N.X.Thien et al/ No.15_Mar 2020|p.62-70
65
Hoạt động của các doanh nghiệp, công ty lữ hành
góp phần quảng bá thông tin điểm đến cho du khách,
ảnh hưởng đến lựa chọn điểm đến của du khách và
phối hợp với các dịch vụ khác: nhà hàng, khách sạn,
nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏetạo thành “gói” sản
phẩm du lịch. Đồng thời, hoạt động của các doanh
nghiệp lữ hành không chỉ ảnh hưởng đến truyền
thông, góp phần nâng cao chất lượng du lịch mà còn
liên quan đến các vấn đề bảo tồn văn hóa, bảo vệ tài
nguyên môi trường. Vì vậy, hoạt động của các doanh
nghiệp, công ty lữ hành có ảnh hưởng trực tiếp đến sự
phát triển bền vững của du lịch.
Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnh Tuyên Quang, hiện toàn tỉnh có 288 cơ sở lưu
trú với 2.950 phòng, 4.120 giường, trên 200 nhà hàng
ẩm thực có quy mô lớn, 10 công ty lữ hành, vận
chuyển du lịch phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí tạo
nên sự đa dạng, phong phú đối với các tour, tuyến du
lịch. Trong đó, hoạt động chủ yếu đã được đa số
doanh nghiệp lữ hành thực hiện là: thiết kế các tour du
lịch thích hợp với từng nhóm du khách, đào tạo hướng
dẫn viên, nhân viên có kiến thức cơ bản về nghiệp vụ
du lịch, nhà hàng, khách sạn, bàn, buồng, barđồng
thời, khuyến khích các hướng dẫn viên thường xuyên
phát triển trình độ chuyên môn như tham gia các khóa
đào tạo, hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ của các chuyên gia hoặc các tổ chức uy tín
về kinh doanh, phát triển du lịch.
2.2.2. Yếu tố bên trong
Để một quốc gia hay một địa phương phát triển
nhanh và bền vững: các cấp lãnh đạo và các nhà quản
lý cũng như các doanh nghiệp cần phải biết khai thác
tận dụng các nguồn lực (các yếu tố) từ bên ngoài;
đồng thời phải sử dụng tốt, hiệu quả các yếu tố bên
trong. Có thể nói các yếu tố bên ngoài có vai trò quan
trọng; nhưng khai thác, sử dụng các yếu tố bên trong
có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội
nói chung và thu hút khách du lịch nói riêng. Trong
phạm vi bài báo, chúng tôi chỉ đề cập và phân tích
những yếu tố trực tiếp nội tại của huyện Lâm Bình có
ảnh hưởng lớn đến thu hút du khách.
2.2.2.1. Vị trí địa lý và nguồn lực tự nhiên
“Huyện Lâm Bình ở vùng cao phía bắc tỉnh Tuyên
Quang, diện tích tự nhiên 78.152,17 ha; cách Hà Nội
khoảng 280 km; cách thành phố Tuyên Quang khoảng
120 km; cách Cao nguyên đá Hà Giang khoảng 150
km; cách Hồ Ba Bể huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
khoảng 130 km và cách hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên
180 km” [9]. Với vị trí địa lý của Lâm Bình có thể kết
nối với các Trung tâm du lịch của Bắc Kạn, Thái
Nguyên, Hà Giang và thành phố Hà Nội. Và từ thành
phố Hà Nội lan tỏa ra trong và ngoài nước.
“Là huyện vùng sâu, vùng xa, vùng cao của tỉnh
Tuyên Quang, địa hình bị chia cắt bởi nhiều dãy núi
cao mà chủ yếu là núi đá vôi và khe sâu; độ che phủ
rừng chiếm trên 75% (Diện tích rừng tự nhiên:
58.870,18ha, trong đó: Rừng phòng hộ 39.028,72ha,
rừng sản xuất 18.972,96ha); các khu rừng nguyên
sinh có hệ động vật, thực vật đa dạng, phong phú,
trong đó có nhiều loài quý hiếm như: Pơ Mu, Thông
tre, Thông đỏ, Nghiến, Trai lý, Đinh, Sến, Dổi, các
loài Lan Kim tuyến và một số loài dược liệu quý (cây
một lá, Thất diệp nhất chi hoa,); Động vật có: Voọc
đen má trắng, Vượn, Khỉ, Hươu, Lợn rừng, Mèo rừng,
Cu li, Sóc, Cầy, Nhím, Từ đó tạo nên những cung
đường, những dãy núi, những thung lũng có cảnh
quan thiên nhiên hùng vĩ, kỳ thú tuyệt đẹp”[9].
Có thể nói cảnh quan thiên nhiên núi rừng của
Lâm Bình đẹp tuyệt vời, hùng vĩ, có nhiều danh lam
thắng cảnh nổi tiếng, đan xen giữa rừng và hồ nước,
non nước hữu tình; đây có thể coi là lợi thế tuyệt đối
của Lâm Bình để thu hút du khách, đặc biệt là du
khách quốc tế. Với vị trí địa lý của Lâm Bình, việc di
chuyển từ các trung tâm du lịch, và các thành phố lớn
như Hà Nội đến Lâm Bình cũng là thuận lợi.
Ngoài các lợi thế tuyệt đối vốn có như sở hữu các
nguồn lực tự nhiên, Lâm Bình còn có lợi thế tương đối
như chi phí sinh hoạt (lưu trú và các chi tiêu khác) là
rẻ tương đối so với các trung tâm du lịch khác.
2.2.2.2. Lịch sử và văn hóa
Lâm Bình là một huyện vùng cao của tỉnh Tuyên
Quang; là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền
thống đặc sắc của các dân tộc. “Huyện có 08 đơn vị
hành chính cấp xã, 76 thôn, bản; dân số trên 33 nghìn
người với trên 12 dân tộc cùng chung sống, dân tộc
thiểu số chiếm trên 95%, trong đó: Dân tộc Tày chiếm
62%, Dao trên 25%, Mông 6%, PàThẻn 2%, còn lại là
các dân tộc khác. Đặc biệt, tại thôn Thượng Minh, xã
Hồng Quang, huyện Lâm Bình có tộc người Thủy hiện
còn 54 hộ, 105 khẩu. Là tộc người ở Việt Nam có duy
nhất ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang” [9]. Có
thể nói: Lâm Bình là một trong các địa phương hội tụ
bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số và có
nét văn hóa độc đáo, có các lễ hội đặc trưng mà các
địa phương khác không thể có được; như Nghi lễ
Nhảy lửa huyền bí của dân tộc Pà Thẻn
Hoạt động kinh doanh, phát triển du lịch trên địa
bàn luôn mang tính kế thừa và chịu sự tác động của
N.X.Thien et al/ No.15_Mar 2020|p.62-70
66
các yếu tố xã hội như văn hóa, lịch sử, truyền thống,
tập quán, thói quen. Sự tác động của các yếu tố này
luôn bao hàm cả hai khả năng tích cực và tiêu cực.
Vấn đề đặt ra là phải biết kế thừa, vận dụng, phát huy
các yếu tố tích cực, nhất là các giá trị lịch sử, văn hóa,
truyền thống đã được kết tinh qua nhiều thời kỳ và hạn
chế những yếu tố tiêu cực, lạc hậu làm ảnh hưởng tới
việc phát triển du lịch và gìn giữ văn hóa, bản sắc dân tộc
ở địa phương, nơi có những lợi thế về phát triển du lịch.
2.2.2.3. Hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ du lịch
Đảng và nhà nước đã xác định du lịch là một
ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành,
liên vùng, xã hội hóa cao và mang nội dung văn hóa
sâu sắc6. Do vậy hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ du lịch không chỉ bao gồm các
yếu tố riêng của ngành du lịch mà bao gồm cả các yếu
tố của các ngành khác được huy động vào hoạt động
nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ du lịch thỏa mãn nhu
cầu của con người. Với nội hàm đó có thể thấy rằng hạ
tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đặc
biệt là thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam nói
chung và Lâm Bình, Tuyên Quang nói riêng đã được
đầu tư phát triển khá; nhưng so với yêu cầu thì vẫn
còn thiếu và còn hạn chế. Du khách nước ngoài đến
Hà Nội, Việt Nam bằng đường hàng không rất thuận
lợi; nhưng tuyến đường từ Hà Nội đi Lâm Bình,
Tuyên Quang tuy đã được đầu tư nâng cấp, nhưng vẫn
còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng (đường giao thông) đến
các điểm, các khu du lịch chưa được xây dựng một
cách đồng bộ.
Hệ thống khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi
giải trí, phương tiện vận chuyển và đặc biệt bao
gồm các công trình kiến trúc bổ trợ đã được đầu tư
xây dựng nhưng chưa thật sự gắn kết, hiện đại và sầm
uất có tầm quy mô lớn. Thiết nghĩ, nếu khách du lịch
quốc tế đến Lâm Bình với tốc độ tăng và nghỉ dưỡng
dài ngày thì rất khó có thể đáp ứng được! Tuyên
Quang cũng chưa có những khu vui chơi giải trí có tên
tuổi đa dạng, phong phú, nhộn nhịp, quy mô lớn như
một số tỉnh (thành phố) của Việt Nam đã đầu tư xây
dựng. Để thu hút khách du lịch quốc tế nhằm thỏa
mãn nhu cầu vui chơi giải trí; nên chăng Tuyên Quang
nói chung và Lâm Bình nói riêng cũng cần phải đầu tư
xây dựng các khu vui chơi giải trí có tầm cỡ quốc gia.
2.2.2.4. Sản phẩm du lịch
6 Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát
triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Như mục 2.1. đã chỉ ra: một trong những yếu tố
ảnh hưởng lớn, hấp dẫn, thu hút lượng khách du lịch
quốc tế đến Thái Lan, Ma-lai-xi-a cùng nhiều nước và
các thành phố khác trên thế giới là do các nước và các
thành phố này đã có nhiều sản phẩm du lịch đa dạng,
phong phú, độc đáo và khác biệt. Để góp phần tăng
nhanh lượng khách du lịch quốc tế đến Lâm Bình; vấn
đề rất cần là phải xây dựng đầu tư ra các sản phẩm du
lịch độc đáo và khác biệt phù hợp với tiềm năng và thế
mạnh của địa phương. Sản phẩm du lịch bao gồm cả
yếu tố hữu hình và những yếu tố vô hình. Yếu tố hữu
hình là hàng hóa, yếu tố vô hình là dịch vụ vui chơi,
giải trí.
Thế mạnh và điểm nổi bật của Lâm Bình là sản
phẩm vô hình (văn hóa phi vật thể) độc đáo, khác biệt
của đồng bào các dân tộc thiểu số, như: Nghi lễ Nhảy
lửa huyền bí của dân tộc Pà Thẻn, Bơi thuyền Kayak
trên hồ Lâm Bình, Tuyên Quang; chiêm ngưỡng
những cảnh đẹp thiên nhiên ban tặng với những cánh
rừng nguyên sinh, những hang động kỳ ảo và những
thác nước tuôn tràothưởng thức các làn điệu dân ca:
hát Then, hát Páo dung, hát cọi, múa khèn,Đây là
điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng.
Những lễ hội và các dịch vụ vui chơi giải trí hiện
nay của Lâm Bình là rất quí, phù hợp với tiềm năng và
lợi thế của đồng bào các dân tộc; Tuy nhiên để thu hút
du khách trong và ngoài nước đến Lâm Bình nhiều
hơn nữa, cần phải tạo ra những sản phẩm hàng hóa và
dịch vụ, vui chơi giải trí, thư giãn độc đáo và phong
phú hơn; cần có những sản phẩm và dịch vụ đặc biệt
mà chỉ có Lâm Bình mới có.
2.3. Một số gợi ý về mặt chính sách và định
hướng giải pháp đối với huyện Lâm Bình
2.3.1. Định hướng chính sách và nhận thức của
người dân
Khi tiến hành xây dựng chính sách và định hướng
nhận thức của người dân cần đặt ra các câu hỏi lớn: (i)
Địa phương phải ban hành những chính sách gì? Và
phải thực thi các giải pháp gì để đạt được mục tiêu đề
ra? Mỗi giải pháp phải được định lượng cụ thể, chỉ rõ
trách nhiệm thực hiện và chế tài thực hiện chứ không
chỉ mang tính nguyên tắc, chung chung; (ii) Địa
phương lấy nguồn lực ở đâu và huy động các nguồn
lực như thế nào để hiện thực hóa mục tiêu? Khi
nghiên cứu phương án huy động nguồn lực tài chính
rất cần xác định rõ nhu cầu làm thế nào để thu hút vốn
đầu tư ngoài địa phương gắn với nhu cầu thu hút công
nghệ và nhất là thu hút vốn FDI?
N.X.Thien et al/ No.15_Mar 2020|p.62-70
67
Định hướng chính sách, kế hoạch phát triển của
chính quyền cấp huyện và nhận thức của người dân là
quan trọng nhưng cần có sự hỗ trợ quan tâm giúp đỡ
từ các cấp các ngành. Vì du lịch là một ngành kinh tế
tổng hợp, để ngành du lịch “cất cánh” và phát triển,
cần có sự quan tâm, phối hợp giữa các ngành, các cấp
từ nhận thức đến kinh doanh du lịch. Để du lịch Lâm
Bình phát triển bền vững cần phải đầu tư nhằm tăng
cường thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế; có
như thế du lịch Lâm Bình mới trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn; đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương.
Xây dựng và ban hành các chính sách, đề án bảo
tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch. Xây
dựng cơ chế ưu đãi, hỗ trợ và ưu tiên sử dụng ngân
sách cho các hoạt động bảo vệ môi trường du lịch và
đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch: “Để phát
triển kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo cho đồng
bào dân tộc thiểu số trên nguyên tắc phát huy, bảo
tồn và bền vững những giá trị thiên nhiên, bản sắc
văn hóa dân tộc. Chính quyền và nhân dân các dân
tộc huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang luôn xác định
những đặc điểm nổi bật trên là một lợi thế để phát
triển du lịch và ưu tiên phát triển du lịch cộng
đồng”[9].
Với định hướng chính sách và nhận thức đúng đắn
của Chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Lâm
Bình như đã chỉ ra ở trên; chúng tôi tin rằng hoạt động
du lịch của Lâm Bình sẽ phát triển vững chắc và bền
vững trong những năm tới.
2.3.2. Coi trọng chính sách sản phẩm
Theo nhận xét của các chuyên gia kinh tế cũng như
của các du khách nước ngoài khi đến Tuyên Quang,
cho thấy: sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn giản,
chưa thể hiện được đặc trưng văn hóa vùng, miền. Sản
phẩm du lịch cho du khách theo hai nghĩa: sản phẩm
hữu hình và sản phẩm dịch vụ (vô hình). Để tạo ra các
sản phẩm du lịch đặc trưng, Lâm Bình phải đầu tư,
đặc biệt phải có chính sách thu hút các nhà đầu tư
trong và ngoài nước vào các khu du lịch, các dịch vụ
mua sắm, vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh và tại
huyện Lâm Bình. Cần có những sản phẩm du lịch đặc
trưng, độc đáo để tạo ấn tượng sâu sắc cho du khách
với những giá trị vật chất và tinh thần, phù hợp với lợi
thế và tiềm năng thế mạnh vốn có của Lâm Bình.
Đồng thời xây dựng, khai thác sản phẩm du lịch gắn
liền với sản phẩm đặc trưng của vùng du lịch miền núi
phía Bắc là du lịch văn hóa, sinh thái, tâm linh, gắn
với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số lấy
du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái làm trung tâm.
Hỗ trợ kinh phí về đào tạo lao động địa phương
làm việc trong doanh nghiệp; xây dựng chính sách ưu
đãi tín dụng và huy động vốn; hỗ trợ kinh phí đầu tư
cho cá nhân, tổ chức kinh tế tham gia vào sản xuất sản
phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch và tạo ra sản
phẩm mới mang tính đặc trưng của Lâm Bình, Tuyên
Quang; hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại và
quảng bá sản phẩm trên các trang thông tin điện tử của
tỉnh và của ngành du lịch. Khuyến khích các doanh
nghiệp, các công ty du lịch đầu tư sản xuất kinh doanh
các sản phẩm du lịch gắn với truyền thuyết và đời
sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc. Gợi ý và
định hướng: (i) Doanh nghiệp, công ty nên và cần làm
sản phẩm gì, với khối lượng bao nhiêu và làm như thế
nào hoặc bằng cách gì hay bằng công nghệ nào? Và ai
làm, làm khi nào? Tiêu thụ ở đâu? Khi xác định câu
hỏi này và tìm cách trả lời nó thì phải xác định được
nhu cầu phát triển doanh nghiệp trên địa bàn; (ii) Địa
phương làm cái đó hay lấy sản phẩm đó ở đâu? Tổ
chức sản xuất ra sao? Tổ chức theo chuỗi giá trị sản
phẩm hay tổ chức theo cụm liên kết lãnh thổ như thế
nào?
2.3.3. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
Trong những năm qua, thực trạng kết cấu hạ tầng
của Việt Nam nói chung và Tuyên Quang nói riêng đã
có bước phát triển do chính sách và giải pháp đầu tư
đúng đắn của Nhà nước, của tỉnh; nhưng so với yêu
cầu cho phát triển du lịch trong bối cảnh mới thì còn
nhiều hạn chế. Con số ấn tượng trong năm 2017 là
Việt Nam đã thu hút gần 13 triệu lượt du khách quốc
tế; năm 2018 đón 15.497.791 lượt người [5]; dự báo
trong những năm tới khách du lịch quốc tế sẽ đến Việt
Nam tăng lên. Theo số liệu đã được công bố trên địa
bàn tỉnh Tuyên Quang “Hiện có 288 cơ sở lưu trú,
hơn 200 nhà hàng ẩm thực có quy mô lớn; 10 công ty
lữ hành; hai điểm du lịch đạt tiêu chuẩn cấp biển hiệu
phục vụ khách du lịch; dịch vụ vận chuyển khách du
lịch đã có sự tham gia của doanh nghiệp, cá nhân
trong và ngoài tỉnh”[1]; Trong số này huyện Lâm
Bình có bao nhiêu cơ sở ? số phòng đạt tiêu chuẩn của
khách sạn 3 sao trở lên là bao nhiêu? Cơ hội đang đến,
do vậy, Lâm Bình cần phải ưu tiên đầu tư để xây dựng
kết cấu hạ tầng du lịch phù hợp với quy hoạch đã được
các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Vấn đề là Lâm Bình
cần phải từng bước hiện đại hóa cơ sở lưu trú. Cảnh
quan thiên nhiên, tài nguyên du lịch là quan trọng;
nhưng cơ sở lưu trú cũng không kém phần quan trọng;
N.X.Thien et al/ No.15_Mar 2020|p.62-70
68
Người Việt Nam có câu: “Một đêm nằm bằng một
năm ở”. Vì nơi nghỉ ngơi có tốt, thì khách du lịch mới
ở lâu. Cơ sở kinh doanh du lịch mới có nguồn thu. Đa
dạng hóa các loại hình dịch vụ, đảm bảo hệ thống cơ
sở lưu trú đủ tiện nghi hội nghị, hội thảo, phòng họp,
phòng tiệc, phục vụ ăn nhanh, dịch vụ chăm sóc sức
khỏevới chất lượng dịch vụ cao. Đổi mới phương
thức và phong cách phục vụ, nâng cao trình độ công
nghệ phục vụ.
2.3.4. Phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao là yếu tố
cực kỳ quan trọng để đạt năng lực cạnh tranh cao của
điểm đến du lịch nói chung và mỗi doanh nghiệp du
lịch nói riêng. Để đào tạo và xây dựng được nguồn
nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch và hội
nhập quốc tế, huyện Lâm Bình cần:
- Rà soát đội ngũ cán bộ, nhân viên, người lao
động trong ngành du lịch; phân loại trình độ để có kế
hoạch đào tạo và bỗi dưỡng về chuyên môn và ngoại
ngữ, nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt và những năm
tới.
- Tổng kết đánh giá về mô hình du lịch cộng đồng
tại 04 điểm: thôn Nà Tông, Nà Đông (xã Thượng
Lâm), thôn Nà Muông (xã Khuôn Hà) và thôn Nặm
Đíp (xã Lăng Can). Từ tổng kết mô hình du lịch cộng
đồng: rút ra những điểm mạnh, điểm yếu và hạn chế,
nguyên nhân cần khắc phục.
- Ngoài bỗi dưỡng kiến thức cho các hộ gia đình
làm du lịch cộng đồng, huyện cần quan tâm bồi dưỡng
lực lượng lao động trẻ gửi đi đào tạo tại các cơ sở giáo
dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp về kinh
doanh du lịch để đón bắt nhu cầu khách du lịch đến
Lâm Bình trong những năm tới; đồng thời đây là lực
lượng chủ chốt trong hệ thống kinh doanh dịch vụ du
lịch của huyện Lâm Bình.
2.3.5. Phát triển hợp tác và liên kết vùng trong
kinh doanh du lịch
Để thúc đẩy và tăng cường thu hút khách du lịch
trong nước và quốc tế đến với Lâm Bình là phải đẩy
mạnh hợp tác và liên kết với các tỉnh, thành trong cả
nước trên tinh thần vì lợi ích chung; từ đó có cơ sở mở
rộng hợp tác quốc tế để thu hút du khách. Thị trường
khách quốc tế có được mở rộng và tăng lên hay
không? Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác
với các tỉnh miền núi phía Bắc và với các tỉnh, thành
phố trong phạm vi cả nước. Lâm Bình phải trở thành
một điểm đến quan trọng trong chuỗi giá trị của các
công ty kinh doanh du lịch trong nước và quốc tế.
Ngoài ra Du lịch Lâm Bình cũng cần mở rộng liên kết,
hợp tác với các công ty du lịch lữ hành ở các
tỉnh/thành phố khác trong cả nước. Điều đó sẽ góp
phần tăng lượng khách du lịch đến với Lâm Bình.
Chính quyền địa phương cần hỗ trợ khởi nghiệp
trong kinh doanh phát triển du lịch trên địa bàn. Cụ
thể, cần tổ chức các cuộc thi sáng tạo, ý tưởng kinh
doanh để các cá nhân, tập thể có động lực, có môi
trường thúc đẩy sự sáng tạo và dần hình thành ý tưởng
kinh doanh, phát triển các dịch vụ du lịch. Ngay cả các
doanh nghiệp khách sạn, nhà hàng hay công ty lữ hành
đều có thể tổ chức các cuộc thi sáng tạo nhằm cải
thiện chất lượng dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh đó.
Từ đó, có thể khai thác được các ý tưởng kinh doanh
dựa trên các góc nhìn khác nhau và lựa chọn các ý
tưởng kinh doanh khả thi để thực hiện và cải thiện
chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh doanh.
2.3.6. Tăng cường và hỗ trợ công tác xúc tiến
quảng bá du lịch
Lâm Bình có cảnh quan thiên nhiên đẹp tuyệt vời,
hiếm có: núi non, hồ, thác, rừng nguyên sinh hòa
quyện với nhau gắn liền với cuộc sống của đồng bào
các dân tộc thiểu số với những bản sắc văn hóa độc
đáo và với những dịch vụ vui chơi giải trí mang đậm
dấu ấn của đồng bào dân tộc thiểu số. Lâm Bình có rất
nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch sinh
thái gắn với du lịch cộng đồng. Mặt khác Lâm Bình là
một bộ phận của tỉnh Tuyên Quang– một tỉnh có rất
nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch. Như
vậy, Lâm Bình lại càng có điều kiện thuận lợi để phát
triển các loại hình du lịch. Trong những năm qua
khách du lịch đến Lâm Bình hàng năm có xu hướng
tăng; nhưng so với tiềm năng và lợi thế vẫn còn rất
khiêm tốn. Nguyên nhân thì có nhiều; nhưng một
trong những lý do là công tác xúc tiến quảng bá du
lịch cho du khách nước ngoài của Việt Nam nói chung
và Tuyên Quang nói riêng còn chưa tương xứng với
tiềm năng và lợi thế để phát triển. Vì vậy, cơ quan
quản lý du lịch Tuyên Quang nói chung và Lâm Bình
nói riêng cần đóng một vai trò tích cực hơn trong công
tác xúc tiến quảng bá du lịch. Về vấn đề này, Lâm
Bình ngoài tích cực chủ động quảng cáo hình ảnh: tài
nguyên du lịch, chương trình, lễ hội qua các kênh
truyền thông của tỉnh; đồng thời năng động phối hợp
với Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Tổng cục Du lịch
Việt Nam để quảng cáo về Du lịch Lâm Bình và xúc
tiến tìm kiếm thị trường du lịch.
Chúng ta còn thiếu tính tổ chức về các chương
trình hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn tài
N.X.Thien et al/ No.15_Mar 2020|p.62-70
69
trợ. Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn đều phải tự
xoay xở nguồn vốn, trong khi đó tại các quốc gia phát
triểnhọ tổ chức rất bài bản và thành công trong việc
khai thác ý tưởng kinh doanh, xúc tiến quảng bá du
lịch, cung cấp vốn đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm kinh
doanh từ các cố vấn chuyên môn để giúp cho các
doanh nghiệp khởi nghiệp thành công. Rõ ràng, việc
hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp không chỉ cần
vốn mà họ cần được tư vấn từ các chuyên gia, do vậy
cần phải thiết lập mạng lưới các nhà cố vấn, chuyên
gia để giúp cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
3. Kết luận
Trong những năm gần đây Du lịch Lâm Bình đã có
những bước phát triển khá tốt. Khách du lịch đến Lâm
Bình có xu hướng tăng. Tuy nhiên so với tiềm năng và
lợi thế vốn có, thì kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn.
Việc tăng cường thu hút khách du lịch nội địa và quốc
tế đến với Tuyên Quang nói chung và Lâm Bình nói
riêng chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố: nhóm yếu tố bên
ngoài và nhóm yếu tố bên trong. Nhìn chung các yếu
tố bên ngoài đang tạo ra nhiều cơ hội cho du lịch Lâm
Bình cũng như Du lịch Tuyên Quang phát triển nhưng
cũng đặt ra không ít thách thức. Nhóm yếu tố bên
trong (nội tại) có ảnh hưởng lớn và đóng vai trò quyết
định; những yếu tố nổi trỗi đó là: vị trí địa lý và nguồn
lực tự nhiên, lịch sử và văn hóa, hệ thống hạ tầng và
cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và sản phẩm du
lịch. Các lợi thế này, bao gồm cả lợi thế tuyệt đối và
lợi thế so sánh. Kết hợp tham khảo kinh nghiệm quốc
tế và một số địa phương trong cả nước như tỉnh Phú
Thọ, Hà Giang và Thái Nguyên. Báo cáo rút ra một số
điểm mạnh và hạn chế của các yếu tố làm ảnh hưởng
đến thu hút du khách đặc biệt là du khách quốc tế của
huyện Lâm Bình; từ kết quả nghiên cứu, báo cáo đưa
ra 6 gợi ý về mặt chính sách nhằm tăng cường thu hút
khách du lịch đến với Lâm Bình trong những năm tới;
để góp phần đưa Du lịch Lâm Bình phát triển bền
vững, sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Baonhandan.vn, Thứ Bảy, ngày 31/8/2019,
Tuyên Quang tập trung phát triển du lịch, Hải Chung.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012): Chiến
lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030, Hà Nội. Nguyễn Khải Hoàn,
Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Văn Hiền (2018), Phát
triển du lịch sinh thái ở Tuyên Quang: Nghiên cứu
trường hợp huyện Lâm Bình, Tạp chí Khoa học, Đại
học Tân Trào, số 10 tháng 12/2018.
4. Nguyễn Xuân Thiên (2018), Những yếu tố ảnh
hưởng đến thu hút khách du lịch quốc tế của tỉnh Phú
Thọ, Hội thảo khoa học quốc gia: Phát triển kinh tế địa
phương: Cơ hội, thách thức và định hướng phát triển
trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0, tập II, NXB Lao Động.
5. Tổng cục Du lịch Du lịch Việt Nam năm 2018
qua các con số, Vietnamtourism.gov.vn/index.php
/items/29932
6. Top global destination cities in 2013,
Forbes.com.
7. UNWTO, 2014. Tourism Highlights 2013
Edition.
8. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2019),
Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 08-
NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát
triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
9. Ủy ban nhân dân huyện Lâm Bình (2017), Một
số tình hình về du lịch cộng đồng (homestay) huyện
Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
10. Ủy ban nhân dân huyện Lâm Bình (2016), Báo
cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã
hội năm 2016; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm
2017.
11. Ủy ban nhân dân huyện Lâm Bình (2017), Báo
cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã
hội, quốc phòng-an ninh năm 2017; phương hướng,
mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, quốc
phòng-an ninh năm 2018.
12. Ủy ban nhân dân huyện Lâm Bình (2018), Báo
cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã
hội, quốc phòng-an ninh năm 2018; phương hướng,
mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, quốc
phòng-an ninh năm 2019.
13. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tuyên Quang
(2019), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế du lịch ở
nông thôn trên địa bàn tỉnh.
14. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2011),
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên
Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
15. Lambinh.tuyenquang.gov.vn/tin-tuc-su-
kien/trang-6.html
N.X.Thien et al/ No.15_Mar 2020|p.62-70
70
Factors affecting tourist attraction in Lam Binh district, Tuyen Quang province
Nguyen Xuan Thien, Nguyen Khai Hoan
Article info Abstract
Recieved:
05/6/2019
Accepted:
10/3/2020
Lam Binh district, Tuyen Quang province is known as a district with great potential
for tourism development. In recent years, tourism in Tuyen Quang province in
general and Lam Binh district in particular has had good development, but not really
commensurated with the inherent potential and advantages; In order to contribute to
bringing Lam Binh tourism into a key economic sector: it is necessary to analyze and
identify clearly the factors affecting tourist attraction to Lam Binh district to have
appropriate and timely policies in order to effectively exploit the inherent potentials
and advantages. The article will discuss and analyze clearly the factors affecting
tourism attraction of Lam Binh district and make policy suggestions. Hoping to
contribute to the promotion and sustainable development of Lam Binh tourism
industry in the coming years.
Keywords:
Factors; influence;
attraction; tourist; Lam
Binh; Tuyen Quang.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_yeu_to_anh_huong_den_thu_hut_khach_du_lich_cua_huyen_l.pdf