Triển vọng của LESS
Trong loạt 100 trường hợp mổ LESS đầu tiên
trên thế giới của bệnh viện Cleveland (USA)(17),
có 74 trường hợp mổ thận và 26 trường hợp mổ
vùng chậu bao gồm cả các phẫu thuật tạo hình
và cắt bỏ, có những phẫu thuật rất lớn như cắt
một phần thận, tạo hình khúc nối bể thận-niệu
quản, cắt thận, cắt tiền liệt tuyến, cắt bàng
quang tận gốc.
Xing(18) mở niệu quản lấy sạn LESS với port
đặt ở vùng hông lưng và nội soi sau phúc mạc
thành công với 10 trường hợp.
Caione(2) nội soi sau phúc mạc với 1 port
duy nhất tạo hình khúc nối bể thận niệu quản
cho trẻ < 5 tuổi. Ông tạo hình như mổ mở sau
khi đem khúc nối ra ngoài. Best(1) nhận thấy tỉ lệ
biến chứng trong tạo hình khúc nối LESS
không cao hơn LAP.
Phối hợp dùng robot trong LESS là xu
hướng mới trên thế giới. Desai(5) dùng robot
hỗ trợ trong 2/17 trường hợp tạo hình khúc
nối bể thận niệu quản.
KẾT LUẬN
Tuy phẫu thuật nội soi một vết mổ mới chỉ
được ứng dụng rất gần đây, kết quả của chúng
tôi trong các bệnh lý sạn niệu quản và hẹp khúc
nối bể thận-niệu quản là rất đáng khích lệ với tỉ
lệ biến chứng thấp. Cần thêm số liệu nghiên cứu
để xác nhận vai trò của LESS.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội soi ổ bụng một vết mổ mở niệu quản lấy sạn và tạo hình khúc nối bể thận - niệu quản: Kinh nghiệm ban đầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Thận Niệu 94
NỘI SOI Ổ BỤNG MỘT VẾT MỔ MỞ NIỆU QUẢN LẤY SẠN VÀ TẠO
HÌNH KHÚC NỐI BỂ THẬN-NIỆU QUẢN: KINH NGHIỆM BAN ĐẦU
Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng*, Chung Tuấn Khiêm*, Phạm Phú Phát*, Đỗ Vũ Phương*, Vũ Lê Chuyên*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Báo cáo và đánh giá tính khả thi, độ an toàn của phẫu thuật nội soi ổ bụng một vết mổ
(LaparoEndoscopic Single-Site, LESS) mở niệu quản lấy sạn và tạo hình khúc nối bể thận-niệu quản lần đầu tiên
thực hiện tại khoa Niệu C bệnh viện Bình Dân.
Tư liệu và phương pháp nghiên cứu: Trình bày 13 trường hợp mổ mở niệu quản lấy sạn và tạo hình
khúc nối bể thận niệu quản qua nội soi ổ bụng một vết mổ ở rốn từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2010. Bệnh
nhân nằm ở tư thế mổ thận biến đổi hoặc nằm ngửa. Rạch da dài 2 cm qua rốn hay theo đường vòng cung
ở rốn, đặt một trocar 10mm Storz® ở rốn cho máy soi và 2 trocar ở quanh rốn (một 10mm và một 5mm)
cho dụng cụ. Những trường hợp sau chúng tôi dùng SILS Port™ (Covidien) và dụng cụ bẻ cong chuyên
dụng để phẫu tích. Tiến hành hạ góc đại tràng vào vùng sau phúc mạc, tìm và phẫu tích niệu quản lưng
(trong sạn niệu quản trên hay tạo hình khúc nối) hay chậu (trong sạn niệu quản chậu). Mở niệu quản lấy
sạn, đặt thông niệu quản lưu, khâu lại niệu quản. Trong hẹp khúc nối bể thận niệu quản sẽ đặt thông JJ
ngay sau khi gây mê bệnh nhân trong phòng mổ, tạo hình khúc nối trên thông JJ tại chỗ. Kết thúc phẫu
thuật các trocar được rút ra và gắp sạn ra ngoài qua lỗ trocar rốn, đặt ống dẫn lưu qua lỗ trocar rốn. Bệnh
nhân được đánh giá và dữ liệu thu thập trong và sau cuộc mổ.
Kết quả: Có 10 bệnh nhân nam và 3 bệnh nhân nữ. Tuổi trung bình: 38 (26-48). ASA trước mổ: I:
8/12, II: 4/12, III: 1/12. Hẹp khúc nối bể thận-niệu quản: 6 (Trái: 3, Phải: 3), Sạn niệu quản: 6 (Trái:2,
Phải:4), Sạn bể thận (khúc nối):1. Thời gian mổ trung bình: 116,6 phút (80-180). Lượng máu mất trung
bình: 33,3mL (10-50). Không có trường hợp nào chuyển sang nội soi ổ bụng cổ điển hay chuyên mổ hở.
Một trường hợp tạo hình cắt rời khúc nối bể thận niệu quản phải dùng thêm port phụ 5 mm. Thời gian
mang ống dẫn lưu: 3,15 ngày (2-4). Thời gian nằm viện sau mổ: 3,25 ngày (2-4). Biến chứng sau mổ: 1
trường hợp chảy máu vết trocart rốn được khâu cầm máu.
Kết luận: Tuy phẫu thuật nội soi một vết mổ mới chỉ được ứng dụng rất gần đây, kết quả của
chúng tôi trong các bệnh lý sạn niệu quản và hẹp khúc nối bể thận-niệu quản là rất đáng khích lệ với tỉ
lệ biến chứng thấp. Cần thêm số liệu nghiên cứu để xác nhận vai trò của phẫu thuật LESS.
Từ khóa: Nội soi ổ bụng một vết mổ, mở niệu quản lấy sạn, tạo hình khúc nối bể thận-niệu quản.
ABSTRACT
LAPAROENDOSCOPIC SINGLE-SITE (LESS) URETEROLITHOTOMY AND PYELOPLASTY:
PRELIMINARY EXPERIENCE IN A SINGLE INSTITUTION
Nguyen Phuc Cam Hoang, Chung Tuan Khiem, Pham Phu Phat, Do Vu Phuong, Vu Le Chuyen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 94 - 100
Objective: Report and assess the feasibility and safety of LaparoEndoscopic Single-Site (LESS)
ureterolithotomy and pyeloplasty initially performed at the Department of Urology C, Binh Dan hospital.
Materials and Method: From January to April 2010, 13 patients underwent LESS ureterolithotomy or
* Khoa Niệu C, Bệnh Viện Bình Dân, TP Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc: Ts.Bs. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng ĐT: 0913719346 Email: npchoang@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 95
pyeloplasty. Patients were placed in the modified nephrolithotomy or supine position. A transumbilical or
periumbilical skin incision of 2 cm was made for insertion of 3 standard trocars (2 trocars Storz® 10mm and one
trocar Storz® 5mm) or a SILS Port™ of Covidien. Standard and roticular laparoscopic instruments (roticular
EndoDissect 5mm, EndoGrasp 5 mm, EndoShears 5mm) were used for dissection-section during the procedures.
Colon reflection for accessing the retroperitoneum. Dissection of the proximal or distal ureter, ureterolithotomy,
placement of an ureteral stent, and ureteral suturing. In case of pyeloplasty, an intraoperative cystocopy and
placement of a DJ stent were done after general anesthesia and pyeloplasty performed over the in-site DJ stent. At
the end of the procedure, the trocars were removed, the stone retrieved through the umbilicus and a drain placed
the umbilicus. Patients were assessed and data recorded.
Results: There were 10 male and 3 female patients. Mean age: 38 (26-48). ASA score: I: 8/12, II: 4/12, III:
1/12. LESS pyeloplasty: 6 (Left: 3, Right: 3), LESS ureterolithotomy: 6 (Left: 2, Right:4), LESS pyelolithotomy: 1.
Mean operating time: 116.6 mins (80-160). Mean estimated blood loss: 33.3 mL (10-50). There was no conversion
to standard laparoscopy or open surgery. One additional port of 5 mm was required in 1 dismembered pyeloplasty
for suturing. Drain removal in 3.15 days (2-4). Postoperative hospital stay: 3.25 days (2-4). Postoperative
complications: 1 bleeding at umbilical site requiring hemostatic suturing.
Conclusions: Although LESS surgery is recently applied in Urology, our outcomes in LESS
ureterolithotomy and pyeloplasty is encouraging with low rate of complications. Further studies are needed to
better define the appropriate role of LESS surgery.
Key words: LaparoEndoscopic Single-Site Surgery (LESS), ureterolithotomy, pyeloplasty.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nội soi ổ bụng một vết mổ
(LaparoEndoscopic Single-site Surgery, LESS)
là kỹ thuật mổ nội soi mới, được giới thiệu và
ứng dụng trong các trung tâm lớn trên thế
giới trong thời gian rất gần đây. Kỹ thuật này
lần đầu tiên được ứng dụng tại bệnh viện
Bình Dân từ tháng 9/2009. Bài viết này báo cáo
lại loạt 13 trường hợp mở niệu quản lấy sạn
và tạo hình khúc nối bể thận niệu quản từ
tháng 1 đến tháng 4 năm 2010.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Bảy bệnh nhân sạn niệu quản (lưng, chậu)
và 6 bệnh nhân người lớn bị hẹp khúc nối bể
thận-niệu quản một bên thể hiện trên UIV và /
hoặc CT/MSCT bụng. Tiêu chuẩn loại trừ là
những bệnh nhân đã phẫu thuật thận cùng bên
hoặc những bệnh nhân có chống chỉ định phẫu
thuật nội soi ổ bụng cổ điển.
Phương pháp nghiên cứu
Dụng cụ phẫu thuật
Port: ở những bệnh nhân đầu tiên chúng tôi
sử dụng các trocar Storz® 10mm và 5mm cổ
điển đặt qua rốn và quanh rốn. Ở những bệnh
nhân sau chúng tôi dùng port đa kênh chuyên
dụng loại SILS Port™ (Covidien, USA) (Hình 1)
A B C
Hình 1: A, B, C. SILS Port ™ (Covidien, USA)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Thận Niệu 96
Dụng cụ phẫu tích: ở những bệnh nhân
dùng trocar cổ điển sẽ dùng dụng cụ cổ điển, ở
những bệnh nhân dùng SILS Port™ sẽ dùng
dụng cụ chuyên dụng gồm: Rotic EndoDissect
5mm, Rotic EndoGrasp 5 mm, Rotic EndoShears
5mm (Covidien) (Hình 2)
Hình 2A: Rotic EndoDissect 5mm
Hình 2B: Rotic EndoGrasp 5 mm
Hình 2C: Rotic EndoShears 5mm
Kỹ thuật đặt port
Bệnh nhân nằm ở tư thế nằm nghiêng mổ
thận biến đổi nếu mổ sạn niệu quản đoạn lưng
hay tạo hình khúc nối bể thận-niệu quản, nằm
ngửa nếu mổ sạn niệu quản đoạn chậu. Trong
tạo hình khúc nối, sau khi gây mê bệnh nhân sẽ
được soi bàng quang và đặt thông JJ số 7 Fr bên
phẫu thuật.
Ở những bệnh nhân đầu tiên chúng tôi dùng
kỹ thuật đặt 3 trocar qua rốn: rạch da dài 2-2,5
cm, vòng sát qua rốn hoặc xuyên qua rốn, bóc tách
da ở rốn. Đặt một trocar Storz® 10mm ở ngay
rốn theo kỹ thuật chọc trực tiếp. Bơm hơi CO2 ổ
bụng qua trocar này. Đặt thêm 2 trocar Storz®
(một 10 mm, một 5 mm) ở quanh rốn. Ống soi
đặt ở trocar rốn, dụng cụ phẫu tích đặt qua 2
trocar còn lại. (Hình 3A,B).
A B C
Hình 3: A. Đặt 3 trocar tiêu chuẩn qua rốn. B. Thao tác nắm ngược cán dụng cụ. C. Khâu đóng rốn
Ở những bệnh nhân sau chúng tôi chúng tôi
dùng SILS Port™: rạch da dài 2cm xuyên rốn, xẻ
cân cơ thẳng bụng và dùng một kềm kelly đặt
SILS Port™ qua rốn (Hình 4A). Qua SILS Port™
sẽ đặt 2 trocar 5mm cho dụng cụ phẫu thuật và
1 trocar 10mm cho ống soi. (Hình 4B). Phẫu
thuật tiến hành như nội soi ổ bụng trong phúc
mạc.
A B C
Hình 4: A. SILS Port™ đặt ở rốn. B. Cách phân bố dụng cụ. C. Khâu đóng rốn
Dùng dao điện cắt mở niệu quản lấy sạn,
trước khi khâu niệu quản sẽ đặt thông niệu
quản lưu là một thông thở oxy số 7. Trong tạo
hình khúc nối chỉ xẻ dọc khâu ngang (Fenger)
nếu khúc nối hẹp nhẹ, tạo hình cắt rời nếu hẹp
nặng hay có mạch máu bắt ngang.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 97
KẾT QUẢ
Từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2010, có 7
trường hợp mổ mở niệu quản lấy sạn và 6
trường hợp tạo hình khúc nối bể thận niệu
quản. Cả 13 trường hợp đều nội soi thành công,
không có trường hợp nào phải chuyển sang nội
soi ổ bụng cổ điển hay mổ mở.
Bênh nhân mổ sạn niệu quản: 7
Nam: 6 Nữ: 1 Tuổi trung bình: 43 (32-48)
ASA: I: 4 / 7 II: 2 / 7 III: 1 / 7
Bệnh lý: Sạn niệu quản lưng: 4 (Trái: 1 ; Phải:
3), Sạn niệu quản chậu (P) (+ nang thận P): 1,
Sạn niệu quản chậu (T): 1, Sạn bể thận (P): 1,
Thời gian mổ: 106,6 phút (80 – 150), Máu
mất: 26,6 mL (10 – 50).
Số bệnh nhân dùng dụng cụ cổ điển: 2, số
bệnh nhân dùng SILS Port™: 4
Rút ống dẫn lưu: 2,8 ngày (2 - 3), Nằm viện
sau mổ: 3 ngày (2 – 4).
Biến chứng sau mổ: Chảy máu vết trocart
rốn (khâu): 1.
A B C D
Hình 5: Mở niệu quản chậu (T) lấy sạn. A. Phẫu tích niệu quản. B. Xẻ niệu quản nạy sạn. C. Đặt thông niệu
quản lưu. D. Khâu đóng niệu quản
Bênh nhân mổ tạo hình khúc nối bể thận-
niệu quản: 6
Nam: 4. Nữ: 2. Tuổi trung bình: 33 (26-43)
ASA: I: 4/6 II: 2/6
Bên bệnh lý: Trái: 3/6; Phải: 3/6
Hẹp tiên phát; 5/6 ; Hẹp tái phát (sau
endopyelotomy): 1/6
Thời gian mổ: 126,6 phút (90 – 180), Máu
mất: 40 mL (10 – 50)
Số bệnh nhân dùng dụng cụ cổ điển: 4, số
bệnh nhân dùng SILS Port™: 2
Kỹ thuật tạo hình: Xẻ dọc khâu ngang
(Fenger): 3/6
Cắt rời: 2 / 6 (1 cắt rời + chuyển vị ra trước
mạch máu)
Niệu quản giải: 1/6
A B C
D E F
Hình 6: Tạo hình cắt rời khúc nối bể thận niệu quản trái. A. Phẫu tích bể thận. B. Phẫu tích niệu quản. C. Mạch
máu bắt ngang. D. Cắt rời khúc nối và chuyển vị ra trước mạch máu bắt ngang. E. Khâu nối bể thận niệu quản.
F. Phẫu thuật hoàn thành
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Thận Niệu 98
Một trường hợp dùng thêm port phụ 5mm
(tạo hình cắt rời, dùng dụng cụ cổ điển).
Rút ống dẫn lưu: 3,5 ngày (2 - 4), Nằm viện
sau mổ: 3,5 ngày (2 – 4).
BÀN LUẬN
Tại sao phẫu thuật nội soi một vết mổ?
Thời gian rất gần đây nổi lên 2 kỹ thuật nội
soi ổ bụng mới: nội soi qua lỗ tự nhiên (Natural
orifice translumenal endoscopic surgery-
NOTES) và nội soi một vết mổ
(Laparoendoscopic single-site surgery – LESS).
Mục đích của NOTES và LESS là làm tăng kết quả
thẩm mỹ và giảm thương tật của phẫu thuật nội
soi ổ bụng cổ điển (LAP).
Trong LESS, người ta dùng một port đa
kênh chuyên biệt duy nhất và các dụng cụ phẫu
thuật bẻ cong được nên không cần đặt các trocar
xa nhau. Các thử nghiệm labo và các báo cáo
lâm sàng đều cho thấy tính khả thi và độ an
toàn của LESS. Rất nhiều loại phẫu thuật Tiết
niệu đã được thực hiện bằng LESS, bao gồm cả
phẫu thuật cắt bỏ và tạo hình(3,5,6,8,9,13,14,17).
Các khó khăn trong thao tác kỹ thuật và
cách khắc phục
Trong LESS, việc đặt các dụng cụ nằm sát
nhau qua rốn gây ra những hiện tượng sau:
Mất thế “triangulation” của nội soi cổ điển.
Kinh nghiệm của chúng tôi là trong thời gian
đầu nên phối hợp một dụng cụ cổ điển với một
dụng cụ bẻ cong thì dễ thao tác hơn.
“Instruments crossing”: nhất là khi dùng
port chuyên biệt. Thao tác của tay trái sẽ tác
động lên vùng bên phải và ngược lại. Khắc
phục: tập sử dụng 2 tay như nhau.
“Instrument crowding”, “clashing”: khắc
phục bằng cách nắm ngược cán dụng cụ, hoặc
kết hợp dùng Robot(5), dùng camera 5mm, đầu
mềm hoặc đầu cong.
Trong mổ sạn niệu quản cắt xẻ niệu quản
thường phải dùng dao điện vì là dụng cụ 5 mm.
Phẫu thuật LESS trong sạn niệu quản chậu khá
thuận lợi so với nội soi ngoài phúc mạc(11) vì
bệnh nhân nằm ngửa và vùng có thể phẫu tích
niệu quản rộng lớn hơn.
Trong tạo hình cắt rời khúc nối bể thận niệu
quản, việc khâu nối đặc biệt khó khăn. Desai(4)
dùng một port phụ 2 mm đặt ở hạ sườn giúp
việc khâu nối. Trong loạt này chúng tôi dùng 1
port phụ 5 mm chỉ trong một trường hợp tạo
hình cắt rời đầu tiên, trường hợp tạo hình cắt rời
sau chúng tôi dùng mũi khâu vắt và cột nơ cuối
cùng dùng kềm bẻ cong thấy giải quyết tốt khâu
khâu nối. Như các tác giả(4,15,16), chúng tôi đặt
thông JJ ngay sau khi gây mê bệnh nhân và tạo hình
khúc nối trên thông JJ đặt tại chỗ.
LESS có thời gian mổ dài hơn LAP? Lợi ích
nào của LESS so với LAP?
Bảng 1: Đối chiếu phẫu thuật LESS so với LAP theo
kinh nghiệm của chúng tôi
Mở niệu
quản lấy
sạn
Kích
thước
sạn
Máu
mất
(mL)
Thời
gian
mổ
(phút)
Nằm
viện
(ngày)
Ghi chú
LESS (n=7)
(loạt này)
15,8
mm
26,6 106,6 3 BC: chảy
máu vết
trocar rốn: 1
LAP (n=148)
(12)
16,6
mm
15,6 78,8 5,58 Chuyển mổ
hở:1
Tạo hình
khúc nối
bể thận-
niệu quản
Tạo
hình
cắt
rời
Máu
mất
(mL)
Thời
gian
mổ
(phút)
Nằm
viện
(ngà
y)
Ghi chú
LESS (n=6)
(loạt này)
3 / 6 40 126,6 3,5 Dùng thêm port phụ
5 mm: 1
LAP (n=24)
(10)
16 /
24
- 136 4,9 Chuyển mổ hở: 1.
BC: sốt:1, xì nước
tiểu: 2, viêm thận bể
thận: 1
Ta thấy mở niệu quản lấy sạn LESS có thời
gian mổ dài hơn LAP, trong loạt tạo hình khúc
nối LESS chỉ có 3/6 trường hợp tạo hình cắt rời
nên không kết luận được.
Raybourn(14) so sánh 11 trường hợp cắt thận
đơn giản LESS với 10 trường hợp cắt thận LAP
nhận thấy không có khác biệt giữa 2 nhóm về
thời gian mổ (151 so với 165 phút, p=0,63), về
lượng thuốc giảm đau trong và sau mổ (P=0,15
và P=0,55, theo thứ tự).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 99
Jeong(8) so sánh 9 trường hợp cắt tuyến
thượng thận LESS với 17 mổ LAP trong 1
nghiên cứu đối chứng ca thấy không có sự khác
biệt về thời gian mổ trung bình (169 so với 144,5
phút, p=0,287), máu mất (177,8 so với 204,7 mL,
p=0,792), nằm viện sau mổ (3,2 so với 3,5 ngày,
p=0,525) giữa hai nhóm. Thời gian dùng thuốc
giảm đau thấp hơn ở nhóm LESS (0,9 so với 1,9
ngày, p=0,047). Biến chứng phẫu thuật 2 nhóm
ngang nhau.
Đến nay, trong y văn có 2 báo cáo so sánh
tạo hình khúc nối LESS với tạo hình LAP.
Stein(15) trong một nghiên cứu so sánh hồi cứu
nhận thấy tạo hình LESS chỉ hơn LAP về mặt
thẩm mỹ, còn tất cả các yếu tố khác (thời gian
nằm viện, dùng thuốc giảm đau, máu mất, tỉ lệ
biến chứng, thời gian phục hồi sau mổ,) LESS
không hơn gì LAP. Hơn nữa LESS có thời gian
mổ dài hơn LAP. Trong một báo cáo trước đó,
Tracy(16) cũng có nhận xét tương tự. Hai tác giả
đều cho rằng cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa
để xác nhận vai trò của LESS.
LESS tạo hình khúc nối bể thận niệu quản
so với các tác giả
Tác giả Số BN Thời
gian mổ
(phút)
Máu
mất
Nằm
viện
(ngày)
Ghi chú
Desai,
2009
1 160 50 2 Dùng port phụ 2
mm
Ilbey,
2011
11 (trẻ
em)
182,5
(160-
300)
97,3
(80-
160)
2 (1-3) Nhiễm trùng
niệu:1, nhiễm
trùng vết mổ: 1
Tracy,
2009
16 207 30 3,2 Biến chứng nhẹ:
14,3%
Stein,
2011
16 215 ± 78 79 ± 43 2,2 ±
0.4
Biến chứng: 0
Loạt này,
2011
6 126,6
(90 –
180)
40 mL
(10 –
50)
3,5 Dùng port phụ 5
mm: 1
Triển vọng của LESS
Trong loạt 100 trường hợp mổ LESS đầu tiên
trên thế giới của bệnh viện Cleveland (USA)(17),
có 74 trường hợp mổ thận và 26 trường hợp mổ
vùng chậu bao gồm cả các phẫu thuật tạo hình
và cắt bỏ, có những phẫu thuật rất lớn như cắt
một phần thận, tạo hình khúc nối bể thận-niệu
quản, cắt thận, cắt tiền liệt tuyến, cắt bàng
quang tận gốc.
Xing(18) mở niệu quản lấy sạn LESS với port
đặt ở vùng hông lưng và nội soi sau phúc mạc
thành công với 10 trường hợp.
Caione(2) nội soi sau phúc mạc với 1 port
duy nhất tạo hình khúc nối bể thận niệu quản
cho trẻ < 5 tuổi. Ông tạo hình như mổ mở sau
khi đem khúc nối ra ngoài. Best(1) nhận thấy tỉ lệ
biến chứng trong tạo hình khúc nối LESS
không cao hơn LAP.
Phối hợp dùng robot trong LESS là xu
hướng mới trên thế giới. Desai(5) dùng robot
hỗ trợ trong 2/17 trường hợp tạo hình khúc
nối bể thận niệu quản.
KẾT LUẬN
Tuy phẫu thuật nội soi một vết mổ mới chỉ
được ứng dụng rất gần đây, kết quả của chúng
tôi trong các bệnh lý sạn niệu quản và hẹp khúc
nối bể thận-niệu quản là rất đáng khích lệ với tỉ
lệ biến chứng thấp. Cần thêm số liệu nghiên cứu
để xác nhận vai trò của LESS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Best S.L., Donnally C., Mir S.A., Tracy CR, Raman J.D., Cadeddu
J.A. (2011): Complications during the initial experience with
laparoendoscopic single-site pyeloplasty. BJU Int. 2011 Mar 16.
doi: 10.1111/j.1464-410X.2011.10078.x.
2. Caione P., Lais A., Nappo S.G. (2010): One-port
retroperitoneoscopic assisted pyeloplasty versus open
dismembered pyeloplasty in young children: preliminary
experience. J Urol. Nov;184(5):2109-15.
3. Canes D., Desai M.M., Aron M., Haber GP., Goel R.K., Stein R.J.,
Kaouk J.H., Gill I.S. (2008): Transumbilical Single-Port Surgery:
Evolution and Current Status. Eur Urol 54: 1020–1030.
4. Desai M.M., Rao P.P., Aron M., Haber G.P., Desai M.R., Mishra
S., Kaouk J.H., Gill I.S.. (2008): Scarless single port transumbilical
nephrectomy and pyeloplasty: first clinical report BJU Int,
|101,83–88.
5. Desai M.M., Berger A.K., Brandina R., Aron M., Irwin B.H.,
Canes D., Desai M.R., Rao P.P., Sotelo R., Stein R., Gill I.S.:
(2009): Laparoendoscopic single-site surgery: initial hundred
patients. Urology. Oct;74(4):805-12.
6. Desai M.M (2011): LESS surgery: Current status. Urofair,
Singapore, Congress abstract, pp.7.
7. Ilbey Y.O., Polat H., Tasci A.I., Tugcu V. (2011): Early experience
with laparoendoscopic single-site pyeloplasty in children. J
Pediatr Urol. Apr;7(2):187-91.
8. Jeong B.C., Park Y.H., Han D.H., Kim H.H. (2009): LESS and
Conventional Lap. Adrenalectomy: A Matched Case–Control
Study. J. Endourol Vol.23, No.12.
9. Kaouk J.H., Haber G.P., Goel R.K., Desai M.M., Aron M.,
Rackley R.R., Moore C., Gill I.S. (2008): Single-Port Laparoscopic
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Thận Niệu 100
Surgery in Urology: Initial Experience. Urology 71: 3–6.
10. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Nguyễn Văn Ân, Phạm Phú Phát,
Nguyễn Tế Kha, Ngô Đại Hải, Trần Thượng Phong (2005): Điều
trị hẹp khúc nối bể thận–niệu quản ở người lớn qua nội soi sau
phúc mạc: kinh nghiệm ban đầu qua 24 trường hợp. Y học Việt
Nam. Chuyên đề Niệu-Thận học, tập 313, tr. 49-58.
11. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Phạm Hữu Đoàn, Nguyễn Văn Học,
Đỗ Anh Toàn, Chung Tuấn Khiêm (2007): Nội soi ngoài phúc
mạc vùng chậu lấy sỏi niệu quản. Y học thành phố Hồ Chí Minh,
Tập 11* Phụ bản của số 1, tr.293-299.
12. Nguyễn Tế Kha, Trần Thượng Phong, Nguyễn Văn Ân,
Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Phạm Phú Phát, Ngô Đại Hải, Vũ Lê
Chuyên (2005):: Phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc trong bệnh
lý sỏi niệu quản: kinh nghiệm điều trị 148 trường hợp tại bệnh
viện Bình Dân. Y học Việt Nam. Chuyên đề Niệu-Thận học, tập
313, tr.128-133.
13. Raman J.D., Cadeddu J.A., Rao P., Rane A. (2008): Single-incision
lap. surgery: initial urological experience and comparison with
natural-orifice transluminal endoscopic surgery. BJU
Int,101,1493–1496.
14. Raybourn J.H. III, Rane A., Sundaram C.P.. (2010): LESS Surgery
for Nephrectomy as a Feasible Alternative to Traditional
Laparoscopy. Urology 75:100–103.
15. Stein R.J., Berger A.K., Brandina R., Patel N.S., Canes D., Irwin
B.H., Aron M., Autorino R., Shah G., Desai M.M.: (2011):
Laparoendoscopic single-site pyeloplasty: a comparison with the
standard laparoscopic technique. BJU Int. Mar;107(5):811-5.
16. Tracy C.R., Raman J.D., Bagrodia A, Cadeddu J.A. (2009):
Perioperative outcomes in patients undergoing conventional
laparoscopic versus laparoendoscopic single-site pyeloplasty.
Urology; 74(5): 1029–34
17. White W.M., Haber G.P., Goel R.K., Crouzet S., Stein R.J., Kaouk
J.H. (2009): Single-port urological surgery: single-center
experience with the first 100 cases. Urology, 2009,74:801–804.
18. Xing N.Z. (2011): Single-port retroperitoneoscopic
ureterolithotomy (the experience of 10 cases). Urofair,
Singapore, Congress abstract, pp.40.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noi_soi_o_bung_mot_vet_mo_mo_nieu_quan_lay_san_va_tao_hinh_k.pdf