Nồng độ chì trong máu và yếu tố nguy cơ phơi nhiễm chì ở trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng 2

Cũng có thể lập luận rằng nhóm trẻ trong nghiên cứu này đang bệnh và phải nhập viện, có thể không mang tính đại diện cho dân số chung. Thế nhưng việc chúng tôi chọn khoa Hô Hấp để lấy mẫu vì với nhóm trẻ nhập viện liên quan đến các vấn đề hô hấp sẽ không có bị nhiễu bởi các triệu chứng liên quan với mức độ BLL cao, vì vậy thực tế các triệu chứng bệnh hiện tại ở nhóm trẻ này là độc lập với những ảnh hưởng của chì lên cơ thể. Bên cạnh đó, nếu trẻ nhập viện thường xuyên thì có thể giảm tiếp xúc với các nguồn phơi nhiễm chì trong môi trường tại nhà hoặc môi trường xung quanh trẻ sống. Do hiện tại chúng tôi chưa thể thực hiện nghiên cứu này ra cộng đồng được vì những lý do chi phí, nhân lực cũng như tính khả thi. Vì thế dân số nghiên cứu của chúng tôi tuy không phải là nhóm dân số mẫu đại diện cho cộng đồng nhưng là nhóm dân số ít bị nhiễu nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, trong cả nước chúng tôi chỉ tìm thấy một nghiên cứu về phơi nhiễm chì của trẻ em ở làng tái chế chì Đông Mai, tỉnh Hưng Yên năm 2012. Còn lại chưa có nghiên cứu nào khảo sát và đánh giá tình trạng phơi nhiễm chì ở trẻ em nước ta. Tóm lại, mặc dù nhóm dân số trong nghiên cứu này chưa thể kết luận là đại diện cho cộng đồng, nhưng với việc cố gắng chọn mẫu nghiên cứu thuận lợi nhất trong quá trình đánh giá xem trẻ em nước ta có đang có những nguy cơ và ảnh hưởng của việc phơi nhiễm với chì hay không, chúng tôi hy vọng nước ta nói chung và người dân nói riêng sẽ nhận thức được và có thái độ đúng đắn nhất trong sự ảnh hưởng cũng như ngăn ngừa tình trạng phơi nhiễm chì ở trẻ em nước ta.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 128 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nồng độ chì trong máu và yếu tố nguy cơ phơi nhiễm chì ở trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 426 NỒNG ĐỘ CHÌ TRONG MÁU VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ   PHƠI NHIỄM CHÌ Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2  Huỳnh Hoàng Anh*, Phạm Thị Minh Hồng**  TÓM TẮT  Mục tiêu nghiên cứu: Xác định nồng độ chì trong máu (BLL ‐ Blood Lead Level) và các yếu tố nguy cơ  phơi nhiễm với chì ở trẻ em nhập khoa Hô Hấp Bệnh Viện Nhi Đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh.  Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang trong thời gian tháng 04 ‐ 05 năm 2012 tại khoa Hô hấp Bệnh viện  Nhi Đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh.  Kết quả: Có 311 trẻ tham gia nghiên cứu. Tuổi trung bình 12 tháng, nhóm tuổi dưới 5 tuổi 96,5%, trong  đó nhóm tuổi dưới 12  tháng chiếm 51,1%. Tỉ lệ nam/nữ: 1,6/1. Trẻ cư ngụ tại TPHCM 46,9%. BLL trung bình  3,6 (1,65 – 6,1) μg/dl, BLL > 5 μg/dl 35,4%, BLL ≥ 10 μg/dl 7,1%. Có 0,3 % gia đình sử dụng bình acquy cũ để  làm vật dụng trong nhà, 16,4% trẻ có cha mẹ hàn chì tại nơi làm việc. Tỉ lệ trẻ sống gần giao lộ đông đúc 27,3%.  Trong gia đình có người từng dùng thuốc dân gian hoặc cổ truyền 40,5%. BLL trung bình của  nhóm dưới 12  tháng tuổi thấp nhất 1,65(1,65 – 3,6) μg/dl, BLL trung bình nhóm cư ngụ tại Bình Dương cao nhất 5,4 (1,65 –  7,9) μg/dl, BLL trung bình nhóm có đi học 5,7 (4,1 – 8,15) μg/dl và nhóm có cha mẹ tái chế hoặc nấu chảy kim  loại tại nơi làm việc 5,5 (4,4 – 6,5) μg/dl. BLL > 5 μg/dl liên quan có ý nghĩa với nhóm tuổi 12 – 24 tháng (OR =  5,85; Khoảng tin cậy (KTC) 95%; 3,15 – 10,85), nhóm có đi học  (OR = 4,61; KTC 95%; 2,67 – 7,99), nhóm cư  ngụ tại Bình Dương (OR = 3,04; KTC 95%; 1,63 – 5,68), nhóm sử dụng nước mưa (OR = 2,36; KTC 95%; 0,98  – 5,67) và nhóm có cha mẹ tái chế hoặc nấu chảy kim loại tại nơi làm việc (OR = 4,08; KTC 95%; 0,94 – 17,64).  Kết luận: BLL trung bình trong nghiên cứu cao, tương đương với các nước trong khu vực Đông Nam  Á và Trung Quốc. Các yếu tố lứa tuổi, nơi cư trú, đi học, nguồn nước và nghề nghiệp cha mẹ có liên quan  với BLL cao.  Từ khóa: nồng độ chì trong máu.  ABSTRACT   BLOOD LEAD LEVEL AND RISK FACTORS OF LEAD EXPOSURE IN CHILDREN   AT CHILDREN’S HOSPITAL 2  Huynh Hoang Anh, Pham Thi Minh Hong   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 426 ‐ 433  Objectives: The  purpose  of  this  study was  to  determine  blood  lead  level  (BLL)  and  risk  factors  of  lead  exposure in children admitted to the Respiratory Department, Children’s Hospital 2, Ho Chi Minh city.  Methods: A cross‐sectional study was conducted from April to May 2012 at the Respiratory Department,  Children’s Hospital 2, Ho Chi Minh city.  Results: 311 children were enrolled in this study and their mean age was 12 months. 96.5% of them were  under 5 years and 51.1% under 12 months. The male to female ratio was 1.6/1. 46.9% of them live in Ho Chi  Minh city. The average BLL was 3.6 (1.65 – 6.1) μg/dl; 35.4% of them had BLL > 5 μg/dl and 7.1% had BLL ≥  10  μg/dl. 0.3%  of  families used  casings  of  old  batteries  inside  the house  for  furnitures. 16.4%  of parents do  * Bệnh viện Nhi Đồng 2  ** Bộ Môn Nhi, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: BSNT. Huỳnh Hoàng Anh  ĐT: 0902417717  Email: h_anh1311@yahoo.com  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 427 welding  at  work.  27.3%  of  children  live  near  a  busy  intersection.  40.5%  of  families  ever  used  traditional  medicines or folk medicines. The lowest average BLL [1.65 (1.65 – 3.6) μg/dl] was found in children under 12  months while the highest average BLL [5.4(1.65 – 7.9)μg/dl] in children who live in Binh Duong province. The  average BLL of school children was 5.7 (4.1 – 8.15) μg/dl, children whose parents do metal recycling or melting  at work 5.5 (4.4 – 6.5) μg/dl. BLL > 5 μg/dl was significantly related to children  age 12‐24 months (OR = 5.85;  CI 95%; 3.15 – 10.85),  school  children  (OR = 4.61; CI 95%; 2.67 – 7.99),  children  located  in Binh Duong  province (OR = 3.04; CI 95%; 1.63 – 5.68), using rainwater (OR = 2.36; CI 95%; 0.98 – 5.67) and children  whose parents do metal recycling or melting at work (OR = 4.08; CI 95%; 0.94 – 17.64).  Conclusions: The average BLL found in the study is high, similar to other Southeast Asian countries and  China. Factors including age, location, school children, source of drinking water and parental occupation were  related to the elevated BLL.  Key words: blood lead level.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Ngộ độc  chì  là một  trong những bệnh  tật  do môi trường phổ biến nhất, chiếm 0,6% gánh  nặng bệnh tật toàn cầu(18). Trẻ em bị ảnh hưởng  do  tiếp  xúc  với  chì  nhiều  hơn  người  lớn(4,14).  Chì ảnh hưởng đến hầu hết mọi cơ quan sống  nhưng hậu quả  lâu dài  chủ yếu  trên hệ  thần  kinh  trung  ương  và  ngoại  biên(4,6).  Ngưỡng  nồng  độ  chì  trong máu  an  toàn  theo  khuyến  cáo  của  CDC  là  <  10  μg/dl,  và  đến  2012  ngưỡng này được xem < 5 μg/dl(6,7,8). Tuy nhiên  nồng  độ  chì  trong máu  từ  1  –  3  μg/dl  có  thể  liên quan với độc tính thần kinh dưới mức lâm  sàng(7). Xăng pha chì  là nguồn phơi nhiễm chì  quan trọng đã dần được  loại bỏ ở hầu hết các  quốc  gia  trên  thế  giới.  Tuy  nhiên,  tại  Trung  Quốc  và  các  nước  Đông Nam Á,  các  nghiên  cứu thực hiện sau khi loại bỏ xăng pha chì cho  thấy nồng độ chì trong máu trung bình và tỉ lệ  >  10  μg/dl  còn  rất  cao.  Điều  này  chứng  tỏ  ngoài xăng pha chì còn  rất nhiều nguồn phơi  nhiễm chì khác. Việt Nam đã loại bỏ xăng pha  chì  từ  năm  2001(15),  nhưng  cho  đến  hiện  nay  chưa có các nghiên cứu cũng như chương trình  giám  sát  nào  về  nồng  độ  chì  trong máu.  Từ  thực  tiễn  đó  chúng  tôi  thực  hiện  nghiên  cứu  này nhằm khảo sát nồng độ chì trong máu và  các yếu tố nguy cơ phơi nhiễm chì hiện tại của  trẻ em nước ta.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu   Cắt ngang  Dân số nghiên cứu  Trẻ em từ 1 tháng đến 15 tuổi nhập khoa Hô  hấp Bệnh viện Nhi  Đồng  2  thành phố Hồ Chí  Minh trong thời gian tháng 04 ‐ 05 năm 2012.  Tiêu chuẩn chọn mẫu  Trẻ  em  tuổi  từ 1  tháng  ‐15  tuổi nhập khoa  Hô hấp, Bệnh viện Nhi Đồng 2,  thành phố Hồ  Chí Minh, trong thời gian tháng 4 ‐ tháng 5 năm  2012  và  cha mẹ  đồng  ý  tham  gia  nghiên  cứu.  Người chăm sóc trẻ sẽ được mời để tham vấn về  tình trạng nhiễm độc chì. Nếu đồng ý tham gia  họ sẽ ký vào bản đồng thuận và  trả  lời các câu  hỏi liên quan đến nguy cơ phơi nhiễm chì. Nồng  độ chì sẽ được phân tích bằng máy Leadcare II  từ một mẫu máu xét nghiệm của trẻ tại khoa.  Tiêu chuẩn loại trừ  Không  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Từ  tháng 04/2012 – 05/2012, có 311  trẻ  thỏa  tiêu  chuẩn  chọn mẫu,  cha mẹ  trẻ  được  phỏng  vấn với bảng câu hỏi và sau đó trẻ sẽ được  lấy  máu mao mạch  để  xét  nghiệm  BLL  với máy  LeadCare II.  Nồng độ chì trong máu  Với  BLL  kiểm  tra  bằng  máy  LeadCare  II  trong  toàn bộ 311  trẻ, có BLL  trung bình  là 3,6  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 428 (1,65 – 6,10) μg/dl. Trong đó 201  trẻ  (64,6%) có  BLL ≤ 5 μg/dl, 110 trẻ có BLL > 5 μg/dl (35,4%),   22 trẻ có BLL ≥ 10 μg/dl (7,1 %) và 9 trẻ có BLL >  20 μg/dl, 3 trẻ BLL > 35 μg/dl.  Do số  lượng  trẻ có BLL > 10μg/dl chiếm số  lượng  ít  22  trẻ  (7,1%)  so  với  nhóm  có  BLL  <  10μg/dl. Và vì hiện tại theo khuyến cáo mới nhất  của CDC  năm  2012  chẩn  đoán  BLL  cao  khi  >  5μg/dl(10) nên chúng tôi chia nhóm BLL >5μg/dl  và BLL ≤ 5μg/dl  để phân tích các nguy cơ phơi  nhiễm chì của trẻ.  BLL trung bình theo nhóm tuổi  Bảng 1: BLL trung bình theo nhóm tuổi  Nhóm tuổi (tháng) Số lượng (%) BLL p 1 – 12 159 (51,1) 1,65 (1,65 – 3,6) < 0,001 12 – 24 75 (24,1) 5,3 (3,63 – 7,6) 24 – 36 42 (13,5) 4,9 (1,65 – 7,4) > 36 35 (11,3) 5,5 (3,7 – 7,9) BLL trung bình theo giới tính  Bảng 2: BLL trung bình theo giới tính  Giới BLL (µg/dl) p Nam 3,7 (1,65 – 6,52) 0,786 Nữ 3,6 (1,65 – 5,8) BLL theo nơi cư ngụ  Bảng 3: BLL theo nơi cư ngụ  Tỉnh/ Thành Phố N (%) BLL p Bình Dương 59 (19%) 5,4 (1,65 – 7,9) 0,007 Bà Rịa – Vũng Tàu 16 (5,1%) 4,6 (1,65 – 4,08) Đồng Nai 39 (12,5%) 4 (1,65 – 7,7) Dak Nông 5 (1,6%) 3,8 (1,65 – 8,7) Lâm Đồng 8 (2,6%) 3,6 (1,65 – 4,38) Toàn bộ 311 (100%) 3,6 (1,65 – 6,10) TPHCM 146 (46,9%) 1,7 (1,65 – 5,35) Bình Phước 21 (6,8%) 1,7 (1,65 – 4,35) Long An 2 (0,6%) Khác * 15 (4,8%) 1,7 (1,65 – 7,33) BLL trung bình theo các nguy cơ phơi nhiễm chì  Bảng 4: BLL trung bình theo các nguy cơ phơi nhiễm chì  Nguy cơ về phơi nhiễm chì BLL p Trẻ có đi học không Có 5,7(4,10– 8,15) <0,001 Không 1,65(1,65– 5,1) Trước đây hoặc hiện nay có ai trong gia đình tham gia vào việc tái chế chì không Có 4,3(2,3 – 5,6) 0,906 Không 3,6(2,5 – 5,7) Cha mẹ trẻ có làm việc tại trạm xăng hoặc tại gara sữa chữa xe hơi không Không 3,7(1,65 – 6,5) Có 1,65(1,65– 5,3) Cha mẹ trẻ có làm đồ gốm hoặc sơn màu đồ gốm không Không 3,6(1,65– 6,43) 0,26 Có 5(3,2 – 7,12) Cha mẹ trẻ có hàn chì tại nơi làm việc không Không 3,65(2,1 – 6,5) Có 3,6(2,23 – 6,3) Cha mẹ trẻ có tái chế hoặc nấu chảy kim loại tại nơi làm việc không Không 3,6(1,65 – 5,8) 0,03 Có 5,5(4,4 – 6,55) Trình độ văn hóa cao nhất trong gia đình Mù chữ 3,8(3,3 – 7,8) Đi học 3,8(1,65– 8,01) Trung học phổ thông 3,6(1,65 – 7,9) Đại học 1,65(1,65– 5,3) Sau đại học 3,33(1,8–5,02) Nguồn nước Nước máy 1,65(1,65– 5,2) 0,164 Nước đóng chai 4(1,65 – 6,2) Nước mưa 5,4(3,28– 7,95) Nước giếng 3,65(1,65– 6,68) Nhà có được sơn bên trong không Không 3,6(1,65 – 5,4) Có 3,7(1,87 – 5,6) Không biết 4,68(2,1 – 6,89) Nhà có được sơn bên ngoài không Không 3,4(2,1 – 5,89) Có 3,7(2,5 – 6,56) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 429 Nguy cơ về phơi nhiễm chì BLL p Không biết 4,68(2,9 – 7,5) Trẻ có sống gần đường phố hoặc giao lộ đông đúc không Không 3,65(1,65 – 6,5) 0,523 Có 3,6(1,65 – 6,35) Trong gia đình có ai từng dùng thuốc cổ truyền hoặc dân gian không Không 3,55(1,65 – 5,8) 0,361 Có 3,8(1,65 – 6,2) Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với BLL cao (> 5 μg/dl)  Bảng 5: Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với BLL cao (> 5 μg/dl)  Các biến số N (%) N = 311 Odds Ratio và khoảng tin cậy 95% (*) P(*) Giới Nam 67 (21,54) 1 Nữ 43 (13,83) 0,99 (0,61 – 1,6) 0,961 Nhóm tuổi (tháng) 1 – 12 159 (51) 1 12 – 24 75 (24) 5,85 (3,15 – 10,85) < 0,001 24 – 36 42 (14) 2,62 (1,57 – 3,27) < 0,001 > 36 35 (11) 2,14 (1,63 – 2,8) < 0,001 Trẻ có đi học 47 (15,11) 4,61 (2,67 – 7,99) < 0,001 Trẻ sống gần đường phố hoặc giao lộ đông đúc 27 (9) 0,8 (0,47 – 1,36) 0,42 Trong gia đình có người dùng thuốc cổ truyền hoặc dân gian 47 (15,11) 1,1 (0,69 – 1,76) 0,68 Cha mẹ trẻ có hàn tại nơi làm việc 22 (7) 1,47 (0,87 – 2,51) 0,15 Cha mẹ trẻ có tái chế hoặc nấu chảy kim loại tại nơi làm việc 5 (2) 4,08 (0,94 – 17,64) 0,04 Nguồn nước uống Nước máy 103 (33,1) 1 Nước đóng chai 97 (33,1) 2 (1,12 – 3,69) 0,05 Nước mưa 6 (1,9) 2,36 (0,98 – 5,67) 0,02 Nước giếng 105 (33,8) 1,16 (0,95 – 1,41) 0,15 Địa chỉ TPHCM 146 (46,9) 1 Bình Dương 59 (19) 3,04 (1,63 – 5,68) < 0,001 Đồng Nai 39 (12,5) 1,43 (1 – 2,06) 0,05 Long An 2 (0,6) 0,001 1 Bà Rịa –Vũng Tàu 16 (5,1) 0,86 (0,62 – 1,2) 0,37 Bình Phước 21 (6,8) 0,89 (0,71 – 1,12) 0,33 Dak Nông 5 (1,6) 0,92 (0,63 – 1,33) 0,65 Lâm Đồng 8 (2,6) 0,86 (0,63 – 1,16) 0,32 Khác 15 (4,8) 1,1 (0,96 – 1,26) 1,18 (*) Odd Ratio, khoảng tin cậy 95% và p được xác định bởi phân tích hồi qui logistic đơn biến.  BÀN LUẬN  Nhóm trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi là  cắt  ngang  tại  khoa  Hô  Hấp‐  Bệnh  Viện  Nhi  Đồng  2,  nên  chúng  tôi  không  nhắm  vào  đối  tượng  có nguồn phơi nhiễm  cụ  thể và  rõ  ràng  nào. Chúng  tôi  chọn  khoa Hô Hấp  vì  đối  với  những ảnh hưởng của chì lên cơ thể thì hầu như  không  thấy  ghi  nhận  có  hệ  hô  hấp,  mặc  dù  đường hô hấp  là một  trong những  con  đường  tiếp xúc  trong chu  trình ngộ độc chì. Và chúng  tôi  thu  thập mẫu máu  làm  xét  nghiệm  chì  từ  mẫu máu  xét  nghiệm  bệnh  nền  làm  trẻ  phải  nhập viện. Bên cạnh  thu  thập kết quả BLL của  tất cả những trẻ trong nghiên cứu, chúng tôi còn  phỏng vấn trực tiếp cha mẹ trẻ về những yếu tố  nguy cơ phơi nhiễm có thể dẫn đến BLL ở mức  độ cao như lứa tuổi, địa chỉ nhà, trẻ có đi học (có  tiếp xúc với môi  trường ngoài nhà), các yếu  tố  nguy cơ nghề nghiệp về phơi nhiễm chì, của trẻ  lẫn những người cùng sống trong một nhà, các  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 430 nguồn  có  khả  năng  là  nguồn  phơi  nhiễm  chì  trong gia  đình như nguồn nước,  sơn nhà, môi  trường sống gần đường phố hoặc giao  lộ đông  đúc, và  thói quen dùng  thuốc cổ  truyền,  thuốc  dân  gian  hay  sản  phẩm  không  rõ  nguồn  gốc  cũng như chưa được kiểm định về mức độ chì  an toàn trong sản phẩm điển hình là đồ chơi trẻ  em  BLL trung bình  Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  số  trẻ  có  BLL > 10μg/dl là 7,1%. Trong đó BLL trung bình  là 3,6 (1,65 – 6,10) μg/dl. So với kết quả từ nghiên  cứu phơi nhiễm chì của trẻ em ở làng tái chế chì  Đông Mai, tỉnh Hưng Yên năm 2012, tỷ lệ BLL >  10μg/dl  là  100%  và  BLL  trung  bình  là  34,8  μg/dl(17), những kết quả từ nghiên cứu của chúng  tôi  là  thấp  hơn  nhiều.  Điều  này  có  thể  lý  giải  được  là do sự khác nhau trong cách chọn mẫu.  Chúng  tôi  chọn mẫu  không  nhắm  vào  những  đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm chì rõ ràng, cố  gắng chọn mẫu có  thể đại diện cho cộng đồng  và  ít bị nhiễu nhất. Còn  trong nghiên  cứu  của  Wallace, dân số mẫu  là  trẻ em sống  trong  làng  tái chế chì, vì  thế  trẻ có nguồn phơi nhiễm chì  trực  tiếp  và  rõ  ràng  là  công  việc  tái  chế  chì.  Nghiên cứu tại Đông Mai đã cho thấy rằng các  hoạt  động  tái  chế  chì  tại nhà  có  liên  quan  với  mức độ BLL cao có ý nghĩa thống kê (p=0,007)(17).  Do đó kết quả từ nghiên cứu này với nghiên cứu  của  chúng  tôi  là khác biệt nhiều về BLL  trung  bình.  Vì  tính  tương đồng về địa dư, khí hậu, các  đặc  điểm kinh  tế  của  các nước  trong khu vực,  nên  với  kết  quả  tần  suất  BLL  >  10μg/dl  trong  nghiên  cứu,  chúng  tôi  nhận  thấy  cũng  tương  đồng với một số nước trong khu vực Đông Nam  Á và Trung Quốc.  Bảng 6: Tỉ lệ BLL > 10μg/dl và BLL trung bình một  số nước trong khu vực  Quốc gia Số lượng Tỉ lệ BLL >10µg/dl (%) BLL trung bình (µg/dl) Việt Nam 311 7,1 3,6 Thái Lan(10) 296 8,1 5.7 Malaysia(11) 346 6,4 5.3 Philippine(15) 1861 21(*) 6.9 Indonesia 1(1) 397 32(**) 8.6 Indonesia 2(12) 108 7,5 6.8 Trung Quốc(13) 1344 8 6.2 (**) Bảng trên ta thấy tần suất BLL > 10μg/dl  ở Indonesia 1 là cao vượt bậc, 32%. Đây là kết  quả từ nghiên cứu BLL và các yếu tố nguy cơ  ngộ độc chì  trong  số những  trẻ ở  Jakarta vào  tháng 06/2001,  trước khi  chính phủ nước này  thực hiện  loại bỏ  chì  trong xăng vào 07/2001.  Những nghiên cứu còn lại được thực hiện sau  khi đã loại bỏ xăng pha chì ở các nước này một  thời gian.  (*) Mặc dù nghiên cứu ở Philippin thực hiện sau  khi nước này đã loại bỏ xăng pha chì nhưng tỉ lệ BLL  > 10μg/dl ở nước này cũng còn cao. Đây là kết quả từ  nghiên cứu đánh giá BLL trong số những trẻ sống tại  vùng nông  thôn  tại Philippin,  trong khi  các nghiên  cứu còn lại không tập trung vào vùng nông thôn.  BLL trung bình theo nhóm tuổi  Tuổi  trung bình  tham gia  trong nghiên cứu  của chúng tôi là 12 (6 – 24) tháng. Do đặc thù của  bệnh lý đường hô hấp thường gặp ở những trẻ <  5 tuổi mà chúng tôi chọn mẫu là những trẻ nhập  vào khoa Hô Hấp nên lứa tuổi < 5 tuổi chiếm tỷ  lệ rất cao 96,5% (300/311 trẻ). Qua phân tích kết  quả, chúng tôi nhận thấy với yếu tố nhóm tuổi là  một trong những yếu tố liên quan có ý nghĩa với  BLL  và mức  độ  BLL  cao  (>  5μg/dl).  Với  BLL  trung bình 5,3  (3,63 – 7,6) μg/dl cao nhất ở  lứa  tuổi 12 – 24 tháng tuổi so với các nhóm tuổi còn  lại. Ngoài ra BLL ở 2 nhóm tuổi 24 – 36 và > 36  tháng  tuổi  (đa phần  từ 36 – 60  tháng)  đều  cao  hơn so với nhóm tuổi 1 – 12 tháng. Điều này phù  hợp với đặc  tính hành vi  tay miệng và sự hoạt  động bên ngoài nhà nhiều hơn ở những lứa tuổi  này làm gia tăng nguy cơ phơi nhiễm chì.  Tương  tự  chúng  tôi  cũng  tìm  thấy kết quả  này  trong  nghiên  cứu  đánh  giá  BLL  trong  số  những  trẻ  sống  tại  vùng  nông  thôn  tại  Philippin(15,1) cho thấy BLL tăng từ sau 12 tháng  tuổi đến 30 – 36 tháng và sau đó giảm dần.   BLL trung bình theo giới tính  Chúng tôi có trẻ nam chiếm 61,1%, nữ chiếm  38,9%, tuy nhiên chúng tôi không thấy có sự liên  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 431 quan giữa nam hoặc nữ với mức độ BLL cao.  Cũng như  trong nghiên  cứu dự  đoán mức  độ BLL cao ở trẻ em Thái Lan năm 2005(10), từ kết  quả nghiên cứu cho thấy yếu tố giới tính không  liên quan với mức độ BLL cao.  Ngược  lại,  năm  2011  trong  nghiên  cứu  cắt  ngang mô tả trên ảnh hưởng của những yếu tố  kinh  tế xã hội  lên  sự phơi nhiễm  chì  ở  trẻ  em  theo  giới  tính  tại  Serpong,  Indonesia,  đã  cho  thấy có sự khác biệt về giới tính với mức độ BLL,  cụ thể là BLL ở trẻ nam cao hơn. Với BLL ở trẻ  nam cao gấp 2,63 lần so với trẻ nữ (p < 0,05). Sự  khác biệt về BLL giữa nam và nữ được giải thích  là do sự khác biệt về hành vi giữa trẻ nam và trẻ  nữ.  So  với  trẻ  nữ  thì  các  trẻ  nam  có  khuynh  hướng thích chơi bên ngoài nhà nhiều hơn, các  hành vi  thói quen  tay miệng dẫn đến nuốt các  chất có chứa chì cũng sẽ tăng lên(12).  Tương  tự như  trên,  trong nghiên cứu BLL  và sự  liên quan với các yếu tố dân số ‐ xã hội  học trong số những trẻ mầm non ở vùng Đông  Nam của Trung Quốc năm 2012, cũng cho thấy  BLL ở trẻ nam cao hơn nữ và sự khác biệt này  cũng được giải thích như trong nghiên cứu tại  Indonesia(13). Với BLL  ở  trẻ nam  cao  gấp  1,77  lần so với trẻ nữ trong nhóm có BLL > 10μg/dl  (p = 0,011) và 1,55  lần  trong nhóm có BLL > 5  μg/dl (p = 0,001).  Tuy nhiên, những giải thích cho sự khác biệt  BLL theo giới tính trong 2 nghiên cứu trên chỉ là  những giả  thuyết  theo y văn,  thực  tế họ không  thu thập các thông tin về hành vi, hoạt động tay  miệng  của nhóm  trẻ  trong nghiên  cứu. Chúng  tôi cũng không  thu  thập  thông  tin này, nên  có  thể  giữa  trẻ  nam  và  nữ  trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  không  có  sự  khác  biệt  về  các  hoạt  động chơi bên ngoài nhà cũng như các hành vi  tay miệng do  đó dẫn  đến  kết  quả BLL  không  khác nhau theo giới tính.  BLL theo nơi cư ngụ  Chúng  tôi  chỉ  tìm  thấy mối  liên quan  có ý  nghĩa  thống kê giữa mức độ BLL cao ở những  trẻ sinh sống  tại các  tỉnh Bình Dương và Đồng  Nai so với trẻ sinh sống tại TPHCM. Chúng tôi  chưa  thể kết  luận được có sự khác biệt về BLL  giữa  trẻ  sống  tại  khu  vực  thành  thị  so  với  trẻ  sống tại vùng nông thôn hay không.  Những  kết  quả  thu  được  từ  bộ  câu  hỏi  phỏng vấn, qua phân  tích kiểm định chúng  tôi  còn nhận thấy những yếu tố nguy cơ  liên quan  với mức độ BLL cao có ý nghĩa  thống kê  trong  nghiên cứu này gồm: trẻ có đi học, nguồn nước  uống của gia đình là nước mưa và nghề nghiệp  của cha hoặc mẹ có  tái chế hoặc nấu chảy kim  loại tại nơi làm việc.  BLL  trung  bình  theo  các  nguy  cơ  phơi  nhiễm chì  Việc trẻ đi học có liên quan ý nghĩa với mức  độ BLL cao có thể giải thích là ngoài môi trường  tại  nhà,  trẻ  còn  tiếp  xúc  thêm  với  những môi  trường  bên  ngoài  khác  dẫn  đến  tăng  nguy  cơ  phơi nhiễm với các nguồn chì.   Kế tiếp là nguồn nước sử dụng, trong nghiên  cứu của chúng tôi nhận thấy rằng sử dụng nước  mưa một yếu tố liên quan với mức độ BLL cao là  không  rõ  ràng  khi  phân  tích  hồi  quy  đa  biến.  Các  thông  tin  về mức  thu  nhập  của  gia  đình  không  được  thu  thập  trong  nghiên  cứu  này,  nhưng qua nguồn nước sử dụng như nước mưa  có  thể  gián  tiếp  gợi  ý  tình  trạng  kinh  tế  thiếu  thốn hoặc là trẻ sống ở vùng nông thôn. Đối với  trình  độ học vấn  ta  thấy,  trình  độ học vấn  cao  nhất  ở những hộ gia  đình  sử dụng nước mưa  cũng  không  cho  thấy  thấp  hơn  những  hộ  gia  đình sử dụng nguồn nước khác, vì vậy trình độ  học vấn không  là yếu  tố  liên quan với mức độ  BLL cao trong nghiên cứu này. Hơn nữa chúng  tôi thu thập số  liệu trong tháng 4 và  tháng 5  là  những tháng mùa nắng tại nước ta, tức là trong  thời  gian  này  trẻ  không  phơi  nhiễm  với  nước  mưa nếu ta xem nước mưa là yếu tố nguy cơ. Vì  thế  có  thể giải  thích  tình  trạng BLL  cao với  sử  dụng nguồn nước mưa là do: các dụng cụ để dự  trữ nước có chứa chì, hoặc dụng cụ lấy nước có  chứa hoặc được hàn chìTuy nhiên nghiên cứu  này của chúng tôi không bao gồm việc khảo sát  và  đo  lường  nồng  độ  chì  từ  những  vật  dụng  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 432 cũng như nguồn nước sử dụng  trong gia đình,  và môi  trường  sống  tại  nhà  hoặc  xung  quanh  nhà trẻ. Do đó làm hạn chế việc tìm ra các yếu tố  nguy cơ phơi nhiễm chì thực sự.  Với yếu tố nghề nghiệp của cha hoặc mẹ liên  quan đến việc tái chế hoặc nấu chảy kim loại tại  nơi  làm việc  làm  tăng BLL gấp 4,08  lần  so với  nhóm  trẻ có cha mẹ  làm nghề không  liên quan  đến việc  tái chế hoặc nấu chảy kim  loại  tại nơi  làm việc  (p = 0,04). Vì những  trẻ này có nguồn  phơi nhiễm với chì rõ ràng nên có thể giải thích  được kết quả này.  Tóm  lại những yếu  tố  liên quan có ý nghĩa  với mức độ BLL cao trong nghiên cứu của chúng  tôi bao gồm  tuổi,  trẻ có đi học, nguồn nước sử  dụng  là nước mưa và nghề nghiệp của cha mẹ  có liên quan với tái chế hoặc nấu chảy kim  loại  tại nơi làm việc.   Nhưng các yếu tố nguy cơ này chưa thể qui  cho dân số  trẻ em nói chung vì cách chọn mẫu  trong nghiên cứu này không mang tính đại diện  cho cộng đồng. Bảng phỏng vấn của chúng  tôi  không điều tra địa chỉ trẻ sinh sống cụ thể thuộc  thành thị hay nông thôn, một trong những yếu  tố liên quan với nguồn phơi nhiễm chì. Chính vì  thế, mặc dù  trẻ đến  từ  các  tỉnh  thì vẫn  có khả  năng  chúng  sống  trong khu vực  thành  thị. Cụ  thể với số trẻ đến từ TPHCM chiếm 46,9% thì chỉ  có 18,5% số trẻ là sống gần đường phố hoặc giao  lộ đông đúc,  trong khi 53,1%  số  trẻ đến  từ các  tỉnh  thì có 27,3%  trẻ sống gần đường phố hoặc  giao lộ đông đúc. Điều này có thể hiểu là do trẻ  sống tại TPHCM đa phần trong các hẻm, không  gần đường giao lộ chính.  Cũng  có  thể  lập  luận  rằng nhóm  trẻ  trong  nghiên cứu này đang bệnh và phải nhập viện, có  thể không mang tính đại diện cho dân số chung.  Thế nhưng việc chúng tôi chọn khoa Hô Hấp để  lấy mẫu  vì  với  nhóm  trẻ  nhập  viện  liên  quan  đến các vấn đề hô hấp sẽ không có bị nhiễu bởi  các triệu chứng liên quan với mức độ BLL cao, vì  vậy thực tế các triệu chứng bệnh hiện tại ở nhóm  trẻ này là độc lập với những ảnh hưởng của chì  lên  cơ  thể.  Bên  cạnh  đó,  nếu  trẻ  nhập  viện  thường xuyên  thì  có  thể giảm  tiếp xúc với  các  nguồn phơi nhiễm chì trong môi trường tại nhà  hoặc môi trường xung quanh trẻ sống. Do hiện  tại chúng tôi chưa thể thực hiện nghiên cứu này  ra cộng đồng được vì những lý do chi phí, nhân  lực cũng như tính khả thi. Vì thế dân số nghiên  cứu của chúng tôi tuy không phải là nhóm dân  số mẫu đại diện cho cộng đồng nhưng là nhóm  dân số ít bị nhiễu nhất.   Cho  đến  thời  điểm hiện  tại,  trong  cả nước  chúng  tôi chỉ  tìm  thấy một nghiên cứu về phơi  nhiễm  chì  của  trẻ  em  ở  làng  tái  chế  chì  Đông  Mai, tỉnh Hưng Yên năm 2012. Còn  lại chưa có  nghiên cứu nào khảo sát và đánh giá tình trạng  phơi nhiễm chì ở  trẻ em nước  ta. Tóm  lại, mặc  dù nhóm dân số trong nghiên cứu này chưa thể  kết  luận  là đại diện cho cộng đồng, nhưng với  việc  cố  gắng  chọn mẫu  nghiên  cứu  thuận  lợi  nhất trong quá trình đánh giá xem trẻ em nước  ta có đang có những nguy cơ và ảnh hưởng của  việc phơi nhiễm với chì hay không, chúng tôi hy  vọng nước ta nói chung và người dân nói riêng  sẽ nhận thức được và có thái độ đúng đắn nhất  trong  sự ảnh hưởng  cũng như ngăn ngừa  tình  trạng phơi nhiễm chì ở trẻ em nước ta.  Bảng 7: Yếu tố nguy cơ phơi nhiễm chì có liên quan  với BLL cao trong các nghiên cứu  Nghiên cứu Các yếu tố nguy cơ phơi nhiễm chì có liên quan với BLL cao Chúng tôi (2012) Tuổi, nơi cư trú, đi học, sử dụng nước mưa và cha mẹ có tái chế hoặc nấu chảy kim loại tại nơi làm việc Thái Lan (2005) Tuổi, mảnh sơn tường bong tróc trong nhà, thói quen ăn các mảnh vụn từ sơn, và yếu tố địa lý Indonesia (2012) Giới Trung Quốc (2012) Tuổi, giới nam, sống tại những vùng đông đúc và có người hút thuốc trong nhà, trình độ học vấn của mẹ, nghề nghiệp của cha Philippine (2007) Tuổi, vật liệu làm mái nhà, nguồn nước, hemoglobin, tiền sử có uống sữa mẹ, sử dụng điện thoại di động và địa chỉ nơi sinh sống HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI  Do  thiết kế bảng phỏng vấn  của  chúng  tôi  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 433 còn  thiếu một  số  yếu  tố  nguy  cơ  nguồn  phơi  nhiễm, nghiên  cứu  chỉ  là  cắt  ngang mô  tả mà  không khảo sát và đo lường nồng độ chì thực tế  từ môi trường trẻ sinh sống nên chúng tôi chưa  xác  định  được  những  yếu  tố  nguy  cơ  phơi  nhiễm với chì một cách thực tế.  Do cách chọn mẫu nghiên cứu của chúng tôi  là nhóm mẫu ít bị nhiễu nhất nên kết quả nghiên  cứu chưa đại diện được cho cộng đồng.  KẾT LUẬN  BLL trung bình trong nghiên cứu cao, tương  đương với các nước trong khu vực Đông Nam Á  và nước láng giềng Trung Quốc. Các yếu tố như  lứa tuổi, nơi cư trú, đi học, nguồn nước và nghề  nghiệp cha mẹ có liên quan với BLL cao.  Cám  ơn  Đơn  vị  Sức  khỏe Môi  trường Nhi  của Đại học Washington Hoa Kỳ đã  tài  trợ cho  chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Albalak R, Noonan G, Buchanan S., Flanders WD, Gotway‐ Crawford C, Kim D,  Jones RL, Sulaiman R, Blumenthal W,  Tan R, Curtis G, McGeehin MA (2002). Blood lead levels and  risk  factors  for  poisoing  among  children  in  Jakarta,  Indonesia.The science of the Total Environment, 301: 75 – 85.  2. American  Academy  of  Pediatrics  Committee  on  Environmental  Health  (2003).  Lead.  In:  Puth  A.  Etzel,  Pediatric  environmental  health,  2nd  ed.,  pp.  249  –  266.  Elk  Grove Village, USA.  3. Bellinger DC, Bellinger AM (2006). Childhood lead poisoning:  the torturous path from science to policy. Journal of Clinical  Investigation, 116(4): 853–857.  4. Bellinger DC,  Stiles KM, Needleman HL  (1992).  Low‐level  lead  exposure,  intelligence  and  academic  achievement:  a  long‐term follow‐up study. Pediatrics, 90(6): 855–861.  5. Canfield RL, et al (2003). Intellectual  impairment  in children  with blood lead concentrations below 10 microg per deciliter.  New England Journal of Medicine, 348(16): 1517–1526.  6. CDC (1997). Childhood Lead Poisoning in the United States.  Screening  Young  Children  for  Lead  Poisoning,  US  Department  of Health  and Human  Services,  Public Health  Service, 13 – 20.  7. CDC  (2005).  Preventing  lead  poisoning  in  young  children.  Atlanta, GA, Department of Health and Human Services.  8. CDC  (2007).  Interpreting and Managing Blood Lead Levels:  Recommendations  of  CDCʹs  Advisory  Committee  on  Childhood  Lead  Poisoning  Prevention.  Morbidity  and  Mortality Weekly Report.  9. CDC  (2011).  Fourth  national  report  on  human  exposure  to  environmental chemicals. Atlanta, GA, Department of Health  and Human Services, 54.  10. Chomchai C, Padungtod C, Chomchai S (2005). Predictors of  Elevated Blood Lead Level  in Thai Children: A Pilot Study  Using Risk Assessment Questionnaire. J Med Assoc Thai, 88  (8), 53 – 59.  11. Hashim JH, Hashim Z, Omar A, Shamsudin SB (2000). Blood  Lead Levels of Urban and Rural Malaysian primary  school  children. Asia Pac J Public Health, 12(2): 65 – 70.  12. Iriani D, Matsukawa T, et al (2012). Cross‐sectional Study on  the  Effects  of  Socioeconomic  Factors  on  Lead  Exposure  in  Children  by Gender  in  Serpong,  Indonesia.  Environmental  Research and Public Health, 9: 4135 – 4149.  13. Liu  J,  Ai  Y, McCauley  L,  Pinto‐Martin  J,  Yan  C,  Shen  X,  Needleman  H  (2012).  Blood  lead  levels  and  associated  sociodemographic  factors  among  preschool  children  in  the  South Eastern  region  of China. Paediatr Perinat Epidemiol,  26(1): 61 – 69.  14. Mahaffey KR (1995). Nutrition and lead: strategies for public  health. Environmental Health Perspectives, 103(6): 191–196.  15. Nguyễn  Tấn Dũng  (2000),  Chỉ  thị 24/2000/CT‐TTg ngày  23  tháng 11 năm 2000 về việc triển khai sử dụng xăng không pha  chì ở Việt Nam.  16. Riddel T, Solon O, Quimbo SA, Tan CMC, Butrick E, Peabody  JW  (2007). Elevated blood  lead  levels among children  living  in  the  rural  Philippines.  Bulletin  of  the  World  Health  Organization, 85: 674 – 680.  17. Wallace R (2012). Childhood Lead Exposure in a Vietnamese  Battery Recycling Village. University of Washington.  18. WHO  (2009). Global  health  risks: mortality  and  burden  of  disease  attributable  to  selected major  risks. Geneva, World  Health Organization.   Ngày nhận bài báo: 24/10/2013   Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2013   Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnong_do_chi_trong_mau_va_yeu_to_nguy_co_phoi_nhiem_chi_o_tre.pdf
Tài liệu liên quan