Nồng độ Insulin, chỉ số kháng Insulin, độ nhay Insulin và chức năng tế bào Beta xác định theo mô hình Homa 2 ở bệnh nhân đái tháo đường typ1 2 trên 60 tuổi

KẾT LUẬN Khảo sát nồng độ insulin, chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin và chức năng tiết insulin của tế bào bêta dựa theo mô hình HOMA 2 ở 62 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 > 60 tuổi chẩn đoán lần đầu so sánh với nhóm chứng khỏe mạnh và nhóm chứng bệnh có kết luận sau. Biến đổi nồng độ insulin, chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin và chức năng tiết insulin của tế bào bêta. - Giá trị trung bình nồng độ insulin, HOMA IR cao hơn so với nhóm chứng người khỏe mạnh và nhóm chứng bệnh nhân < 60 tuổi. - Mức độ tăng HOMA IR ở bệnh nhân nghiên cứu cao hơn so với nhóm chứng bệnh (162,94% so với 97,9%). - Giá trị trung bình chỉ số nhạy cảm insulin, chức năng tế bào bêta đều giảm so với nhóm chứng khỏe mạnh và nhóm chứng bệnh < 60 tuổi. - Mức độ giảm chỉ số nhạy cảm insulin, chức năng tế bào bêta cao hơn có ý nghĩa so với bệnh nhân < 60 tuổi (60,32% và 67,01% so với 34,31% và 47,94%). - Tỷ lệ bệnh nhân nghiên cứu tăng nồng độ insulin, giảm chức năng tế bào bêta cao hơn so với nhóm chứng bệnh. Số bệnh nhân có tăng chỉ số kháng insulin, giảm độ nhạy cảm insulin giữa hai nhóm bệnh nhân khác biệt không có ý nghĩa. Mối liên quan giữa nồng độ insulin, chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin và chức năng tiết insulin của tế bào bêta với một số thông số - Chỉ số kháng insulin và độ nhạy cảm insulin liên quan có ý nghĩa với chỉ số nhân trắc, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu trong đó khi bệnh nhân béo bụng, dư cân, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu thì chỉ số kháng insulin cao hơn, độ nhạy cảm insulin thấp hơn có ý nghĩa. - Nồng độ insulin, chức năng tế bào bêta liên quan chưa có ý nghĩa với béo bụng, dư cân, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu. - Nồng độ insulin, chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin và chức năng tiết insulin của tế bào bêta liên quan không có ý nghĩa với hội chứng chuyển hóa

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nồng độ Insulin, chỉ số kháng Insulin, độ nhay Insulin và chức năng tế bào Beta xác định theo mô hình Homa 2 ở bệnh nhân đái tháo đường typ1 2 trên 60 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 119 NỒNG ĐỘ INSULIN, CHỈ SỐ KHÁNG INSULIN, ĐỘ NHAY INSULIN VÀ CHỨC NĂNG TẾ BÀO BETA XÁC ĐỊNH THEO MÔ HÌNH HOMA 2 Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP1 2 TRÊN 60 TUỔI Nguyễn Hòa Hiệp*, Hoàng Xuân Cường**, Hoàng Trung Vinh** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát nồng độ insulin, chỉ số kháng insulin (HOMA 2-IR), độ nhạy insulin (HOMA 2.%S), và chức năng tiết insulin của tế bào bêta (HOMA 2.%B) xác định bằng mô hình HOMA 2 ở 62 bệnh nhân (BN) đái tháo đường typ 2 (ĐTĐ typ 2) tuổi trên 60 chẩn đoán lần đầu có so sánh với nhóm chứng khỏe mạnh và nhóm chứng bệnh. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Giá trị trung bình nồng độ insulin, HOMA 2-IR tăng; HOMA 2-%S, HOMA 2-%B giảm so với cả hai nhóm chứng. Số BN có tăng nồng đôn insulin, giảm HOMA 2-%B chiếm tỉ lệ cao, số BN có tăng HOMA 2-IR, giảm HOMA 2-%S tương đương so với nhóm chứng bệnh. Giá trị trung bình HOMA 2-IR tăng, HOMA 2-%S giảm ở bệnh nhân dư cân, béo, tăng huyết áp (THA), rối loạn lipid máu (RLLP) so với ở những bệnh nhân có các chỉ số trên ở mức bình thường song liên quan không có ý nghĩa với hội chứng chuyển hóa (HCCH) Kết luận: Chỉ số kháng insulin và độ nhạy cảm insulin liên quan có ý nghĩa với chỉ số nhân trắc, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu trong đó khi bệnh nhân béo bụng, dư cân, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu thì chỉ số kháng insulin cao hơn, độ nhạy cảm insulin thấp hơn có ý nghĩa. Không có sự liên quan giữa nồng độ insulin, chức năng tế bào bêta với béo bụng, dư cân, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và tình trạng mắc hội chứng chuyển hóa. Tự khóa: Đái tháo đường typ 2, đái tháo đường typ 2 ở người cao tuổi, kháng insulin, độ nhạy insulin, chức năng tế bào bêta. SUMMARY THE INSULIN CONCENTRATION, INSULIN RESISTANCE, INSULIN SENSITIVITY AND INSULIN SECRETION WAS CALCULATED BY HOMA 2 MODEL IN FIRST TIME DIAGNOSED PATIENTS OVER 60 YEARS OF TYPE 2 DIABETES MELLITUS. Nguyen Hoa Hiep, Hoang Xuan Cuong, Hoang Trung Vinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3- 2014: 119-125 Objectives: The aims of this study are investigation about insulin concentration, insulin resistance, insulin sensitivity and insulin secretion was calculated by HOMA 2 model in 62 first time diagnosed patients over 60 years of type 2 diabetes mellitus compared to control healthy group and control patients group of first time diagnosed patients below 60 years of type 2 diabetes mellitus. Methods: A Prospective, cross-sectional studies. Results: the mean value of insulin concentration, HOMA 2-IR was increased, HOM2-%S and HOM 2- %B was decreased compared to two control group.The amount of patients with increasing insulin concentration, decreasing HOMA 2-%B was higher, the amount of patients with increasing HOMA 2-IR, decreasing HOMA 2-%S similar compared to control pathological group. The mean value of HOMA 2-IR increased, HOMA 2-%S * BVĐK Thống nhất - Đồng Nai ** Học viện Quân y Tác giả liên lạc: PGS. Hoàng Trung Vinh ĐT: 0913634383 Email: drhoangvinh_hvqy@yahoo.com.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 120 decreased in patients with overweight, hight circumference, hypertension, dyslipidemia but no significantly relation with metabolic syndrome. Conclusions: There’s a significantly relation between insulin resistance index, insulin sensitive index and anthropometric index, hypertension, disorder of lipid metabolication . Where else there’s no relationship between insulin concentration, insulin secretion and fatty belly, obesity, hypertension, disorder of lipid metabolication and metabolism syndrome. Key words: type 2 DM, type 2 DM in old age, insulin resistance, insulin sensitivity,insulin secretion. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh đái tháo đường typ 2 gia tăng theo sự tích tuổi. Bệnh có thể xuất hiện và chỉ được chẩn đoán lần đầu khi bệnh nhân đã cao tuổi hoặc tuổi già. Già không phải là bệnh song tuổi già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh, phát triển. Bệnh đái tháo đường typ 2 khi xuất hiện hoặc mới được chẩn đoán lần đầu ở lứa tuổi trên 60 sẽ có những đặc điểm khác biệt so với kinh điển cả về lâm sàng, tiến triển và cơ chế gây bệnh. Tuy đều là bệnh ĐTĐ typ 2 song nếu được chẩn đoán lần đầu ở lứa tuổi trên 60 sẽ có biến đổi nồng độ insulin, tình trạng kháng insulin, độ nhạy insulin và chức năng tế bào beeta khác biệt so với bệnh nhân lứa tuổi dưới 60. Mục tiêu nghiên cứu 1. Khảo sát nồng độ insulin, chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin và chức năng tiết insulin của tế bào bêta theo mô hình HOMA 2 ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 trên 60 tuổi chẩn đoán lần đầu. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ insulin, chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin và chức năng tế bào bêta với chỉ số nhân trắc, tăng huyết áp, hội chứng chuyển hóa và rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 trên 60 tuổi chẩn đoán lần đầu. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng 138 đối tượng chia thành 03 nhóm: + 34 người khỏe mạnh có tuổi, giới tương đồng nhóm chứng bệnh thuộc nhóm chứng khỏe mạnh, ký hiệu: N1. + 42 bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tuổi nhỏ hơn 60 chẩn đoán lần đầu thuộc nhóm chứng bệnh, ký hiệu N2. + 62 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 tuổi > 60 chẩn đoán lần đầu thuộc nhóm nghiên cứu, ký hiệu N3. + Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng thuộc nhóm N2, N3. - Đái tháo đường typ 2 được chẩn đoán lần đầu. - Tuổi tương ứng với nhóm chứng hoặc nhóm nghiên cứu. - Bao gồm cả 2 giới - Có hay chưa có biến chứng, bệnh kết hợp. - Chưa được điều trị bệnh ĐTĐ typ 2 trước thời điểm nghiên cứu. + Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng thuộc 2 nhóm N2, N3, - Đái tháo đường đang có biến chứng cấp tính. - Biến chứng mạn tính mức độ nặng như suy tim, suy thận nặng. Phương pháp + Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả, cắt ngang, so sánh nhóm nghiên cứu với nhóm chứng bệnh và nhóm chứng khỏe mạnh. Nội dung nghiên cứu + Đối với nhóm N1. - Hỏi tiền sử sức khỏe, khám lâm sàng, xét nghiệm cơ bản trong đó glucose, insulin lúc đói. - Đối tượng được xác định là người khỏe mạnh. - Xác định các chỉ số: nồng độ insulin huyết thanh, HOMA 2-IR, HOMA 2-%S, HOMA2-%B dựa theo mô hình HOMA 2 có sẵn trên phần Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 121 mềm phiên bản homa calculator/index.php. - Đối với 2 nhóm bệnh nhân (N2, N3) các nội dung nghiên cứu được thực hiện như nhau. - Hỏi bệnh sử, triệu chứng lâm sàng, chiều cao, cân nặng, chu vi vòng bụng để xác định các chỉ số nhân trắc (BMI, VB) - Xét nghiệm máu thường quy gồm công thức và hóa sinh máu và hóa sinh máu trong đó có glucose insulin lúc đói. Xét nghiệm glucose, HbA1c lúc đói 2 lần cách nhau 2 ngày nếu đạt tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường thì đưa vào nhóm tương ứng. - Xác định các chỉ số HOMA 2-IR, HOMA 2-%S, HOMA 2-%B tương tự như ở nhóm chứng N1. Các tiêu chuẩn chẩn đoán phân loại sử dụng trong nghiên cứu. + Chẩn đoán ĐTĐ khi glucose máu lúc đói của 2 lần xét nghiệm đều > 7,0mmol/l và/hoặc HbA1c > 6,5%. + Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII-2003. + Đánh giá các chỉ số nhân trắc theo phân loại của hiệp hội đái tháo đường Châu Á - Thái Bình Dương. + Xác định rối loạn lipid máu theo Hội tim mạch Việt Nam + Chẩn đoán hội chứng chuyển hóa theo NCEP-ATP III. Xử lý số liệu. + Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 + Xác định, so sánh giá trị trung bình, tỉ lệ phần trăm. + Chỉ số HOMA2-IR,ở BN được coi là tăng khi lớn hơn điểm cắt giới hạn tứ phân vị trên của nhóm chứng khỏe mạnh. + Nồng độ insulin máu ở bệnh nhân được coi là tăng khi giá trị > X + 1SD của nhóm chứng khỏe mạnh. + Giá trị HOMA 2-%S, HOMA 2-%B ở bệnh nhân được coi là giảm khi giá trị < X - 1SD của nhóm chứng khỏe mạnh. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 1. So sánh một số thông số giữa 2 nhóm bệnh nhân Thông số N2 (n=42) N3 (n=62) P Dư cân, béo dựa vào BMI 27 (64,3%) 39 (62,9%) > 0,05 Béo bụng 20 (47,6%) 41 (66,1%) < 0,05 THA 24 (57,1%) 41 (66,1%) < 0,05 RLLP 25 (59,5%) 40 (64,5%) > 0,05 HCCH 32 (76,2%) 45 (72,6%) > 0,05 + Tỉ lệ THA, béo bụng ở nhóm nghiên cứu cao hơn + Tỉ lệ dưa cân, béo, rối loạn lipid máu, HCCH giữa 2 nhóm BN tương đương nhau. Biến đổi nồng độ insulin, chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin và chức năng tế bào bêta ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 trên 60 tuổi chẩn đoán lần đầu. - Giá trị trung bình nồng độ insulin, HOMA2-IR ở BN ĐTĐ > 60 tuổi cao hơn so với người khỏe mạnh và BN ĐTĐ < 60 tuổi. - Mức độ tăng HOMA2-IR ở BN ĐTĐ > 60 tuổi đạt tới 162,94% cao hơn so với BN ĐTĐ < 60 tuổi. - Giá trị trung bình độ nhạy insulin và chức năng tế bào bêta ở BN ĐTĐ > 60 tuổi giảm so với người khỏe mạnh và BN ĐTĐ < 60 tuổi. Bảng 2. So sánh nồng độ insulin, chỉ số kháng insulin của 3 nhóm. Chỉ số N 1 (n= 34) N 2 (n= 42) N 3 (n = 62) p Insulin (µU/ml) 6,99 ± 3,3 10,42 ± 6,13 17,58 ± 10,67 < 0,001 Chỉ số giới hạn 3,69 đến 10,29 HOMA2 IR 1,43 ± 0,49 2,83 ± 1,81 3,76 ± 3,08 < 0,001 Tứ phân vị trên 1,87 Mức độ tăng (%) 97,90 162,94 < 0,05 HOMA2 %S 75,78 ± 33,36 58,78±30,13 49,26 ±38,03 < 0,001 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 122 Chỉ số N 1 (n= 34) N 2 (n= 42) N 3 (n = 62) p Chỉ số giới hạn 42,4 – 109,1 Mức độ giảm (%) 34,31 60,32 < 0,05 HOMA2%B 151,56±62,51 88,91±47,54 80,32±48,69 < 0,001 Chỉ số giới hạn 89,1 – 214,1 Mức độ giảm (%) 47,94 67,01 < 0,05 - Mức độ giảm độ nhạy insulin và chức năng tế bào bêta ở BN ĐTĐ > 60 tuổi đều cao hơn so với BN ĐTĐ < 60 tuổi. Bảng 3. So sánh tỷ lệ BN dựa vào mức biến đổi của các chỉ số. Chỉ số N2 (n= 42) N3 (n = 62) p Insulin (µU/ml) Bình thường (≤ 10,29) 16 (38,1%) 12 (19,4%) < 0,05 Tăng (> 10,29) 26 (61,9%) 50(80,6%) HOMA2 -IR Bình thường (< 1,87) 0 0 > 0,05 Tăng (> 1,87) 42 (100,0%) 62 (100,0%) HOMA2 -%S Bình thường (≥ 42,4%) 4 (9,5%) 2 (3,2%) >0,05 Giảm ( 0,05 HOMA2 -%B Bình thường (≥ 89,1%) 14 (33,3%) 10 (16,1%) <0,05 Giảm (< 89,1%) 28 (66,7%) 52 (83,9%) < 0,05 - Số BN có tăng insulin, giảm chức năng tế bào bêta ở nhóm ĐTĐ > 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm chứng bệnh. - Tỷ lệ đối tượng có tăng HOMA2 - IR hoặc giảm HOMA2 %S giữa hai nhóm bệnh tương đương nhau. - 100% bệnh nhân thuộc 2 nhóm có tăng HOMA IR. Mối liên quan giữa nồng độ insulin, chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin, chức năng tiết insulin của tế bào bêta với một số thông số. Bảng 4. Mối liên quan giữa nồng độ Insulin, các chỉ số kháng insulin ở BN cao tuổi ĐTĐ với béo bụng. Chỉ số Không béo bụng (n=21) Béo bụng (n=41) p Insulin (µU/ml) 17,51 ± 10.76 17,73 ± 10,58 >0,05 HOMA2-IR 3,15 ± 2,56 3,24 ± 2,63 < 0,05 HOMA2%S 47,95 ± 38,59 42,71 ± 27,93 <0,05 HOMA2%B 78,72 ± 45,01 84,52 ± 57,64 > 0,05 - Ở BN ĐTĐ cao tuổi béo bụng có GTTB HOMA2-IR cao hơn, HOMA2%S thấp hơn có ý nghĩa so với BN không béo bụng. - Nồng độ Insulin và HOMA2%B liên quan không có ý nghĩa với béo bụng. - GTTB chỉ số kháng insulin tăng, độ nhạy insulin giảm có ý nghĩa ở BN dư cân, béo. - GTTB nồng độ insulin, chức năng tế bào bêta liên quan không có ý nghĩa với dư cân, béo. Bảng 5.Mối liên quan giữa nồng độ insulin, chỉ số kháng insulin dựa vào BMI. Chỉ số Bình thường (n=23) Dư cân, béo (n=39) p Insulin (µU/ml) 19,28 ± 11,68 16,21 ± 9,16 > 0,05 HOMA2-IR 4,59 ± 3,64 5,09 ± 3,48 < 0,05 HOMA2%S 52,73 ± 38,83 43,91 ± 36,78 < 0,05 HOMA2%B 84,2 ± 46,33 76,84 ± 53,63 > 0,05 - GTTB chỉ số kháng insulin tăng, độ nhạy insulin giảm có ý nghĩa ở BN ĐTĐ có THA. - GTTB nồng độ insulin, chức năng tế bào bêta liên quan không có ý nghĩa với THA. Bảng 6. Mối liên quan giữa insulin, chỉ số kháng insulin với THA Chỉ số Không THA (n=21) THA (n=41) p Insulin (µU/ml) 17,04 ± 9,13 18,05 ± 11,9 > 0,05 HOMA2-IR 3,89 ± 3,28 4,34 ± 3,34 < 0,05 HOMA2%S 52,98 ± 33,34 45,04 ± 30,88 < 0,05 HOMA2%B 83,15 ± 57,14 77,83 ± 40,02 > 0,05 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 123 Bảng 7. Mối liên quan giữa insulin, chỉ số kháng insulin với HCCH. Chỉ số HCCH (-) (n=17) HCCH (+) (n=45) p Insulin (µU/ml) 17,46 ± 10,72 17,89 ± 10,66 > 0,05 HOMA2-IR 3,93 ± 3,21 3,27 ± 2,65 > 0,05 HOMA2%S 47,95 ± 38,42 52,81± 37,38 > 0,05 HOMA2%B 78,19 ± 45,17 86,09 ± 57,39 > 0,05 - GTTB nồng độ insulin, các chỉ số kháng insulin ở BN có HCCH và không có HCCH tương đương nhau, chứng tỏ các chỉ số kháng insulin liên quan không có ý nghĩa với HCCH. Bảng 8. Mối liên quan giữa insulin, chỉ số kháng insulin với RLLP. Chỉ số RLLP (-) (n=22) RLLP (+) (n=40) p Insulin (µU/ml) 15,54 ± 8,79 17,86 ± 9,79 < 0,05 HOMA2-IR 2,88 ± 2,24 3,88 ± 3,17 < 0,05 HOMA2%S 53,72 ± 36,08 48,64 ± 36,44 < 0,05 HOMA2%B 67,28 ± 48,07 82,12 ± 48,68 > 0,05 - Ở BN ĐTĐ typ 2 với rối loạn lipid máu có nồng độ insulin, HOMA2-IR cao hơn, chỉ số nhạy cảm insulin thấp hơn so với BN không có rối loạn lipid máu. - Chức năng tế bào bêta ở BN có hay không có rối loạn lipid máu khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê. BÀN LUẬN Nồng độ insulin, kháng insulin, độ nhạy insulin và chức năng tế bào bêta ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 trên 60 tuổi chẩn đoán lần đầu Tuổi cao thường đi kèm với các yếu tố nguy cơ như dư cân, béo, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu. Các yếu tố trên đây vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của tình trạng kháng insulin. Chính vì vậy kháng insulin cũng gia tăng theo sự tích tuổi. Ở người cao tuổi do quá trình lão hóa cho nên xuất hiện giảm tổng hợp và giải phóng insulin, giảm độ nhạy cảm insulin ở các cơ quan đích. Tất cả các yếu tố trên tạo điều kiện cho sự xuất hiện, gia tăng đái tháo đường typ 2 ở người cao tuổi(1). Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị trung bình nồng độ insulin, chỉ số kháng insulin (HOMA 2-IR) ở bệnh nhân nghiên cứu đều cao hơn so với chỉ số tương ứng của 2 nhóm chứng. Nếu ở nhóm chứng bệnh thì mức độ tăng chỉ số kháng insulin là 97,9% thì ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu chỉ số đó đạt 162,94%. Ngược lại, cả 2 chỉ số độ nhạy insulin và chức năng tiết insulin của tế bào bêta ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 tuổi > 60 giảm so với chỉ số tương ứng của 2 nhóm chứng, trong đó mức độ giảm cũng nhiều hơn so với nhóm chứng bệnh. Ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 cao tuổi hội tụ nhiều hơn các yếu tố nguy cơ gây biến đổi nồng độ insulin và các chỉ số kháng insulin độ nhạy và chức năng tiết insulin của tế bào bêta so với những đối tượng bệnh nhân lứa tuổi trẻ hơn. Tất cả BN đều có kháng insulin cũng phù hợp với cơ chế bệnh sinh chủ yếu của bệnh ĐTĐ, còn giảm độ nhạy cảm insulin và chức năng tiết insulin của tế bào bêta tuy không gặp ở tất cả trường hợp song đều chiếm tỉ lệ cao hơn (96,8% và 83,9%). Đây có lẽ cũng là đặc điểm liên quan đến các cơ chế bệnh sinh chủ yếu của ĐTĐ typ 2 ở người cao tuổi được chẩn đoán lần đầu(2,3). Ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 cao tuổi chẩn đoán bệnh lần đầu có sự biến đổi giữa kháng insulin, độ nhạy insulin và chức năng tiết insulin của tế bào bêta liên quan chặt chẽ theo hai chiều thuận và nghịch. Tuy những biến đổi trên rất điển hình, rõ nét song có lẽ ở bệnh nhân cao tuổi còn liên quan đến xu hướng giảm cung cấp các chất vào cơ thể do ăn uống giảm, tự điều chỉnh cũng như hiện tượng giảm hấp thu. Tất cả những đặc điểm trên dẫn đến sự hình thành, xuất hiện bệnh ĐTĐ được chẩn đoán lần đầu khi tuổi đã cao, bệnh cảnh lâm sàng ít điển hình. Đây có thể lại trở thành yếu tố tiên lượng thuận lợi trong quá trình tiến triển, theo dõi và điều trị bệnh(4,6,9). Mối liên quan giữa nồng độ insulin, kháng insulin, độ nhạy insulin và chức năng tiết insulin của tế bào bêta với một số thông số ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 tuổi > 60 chẩn đoán lần đầu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 124 Dù ở tuổi nào của bệnh ĐTĐ typ 2 thì nồng độ insulin, kháng insulin, độ nhạy insulin và chức năng tiết insulin của tế bào bê ta cũng đều có các yếu tố liên quan gây tăng hoặc giảm với các mức độ khác nhau. Khi phân tích mối liên quan giữa các chỉ số trên với chỉ số trân trắc, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu đều có chung một kết quả tương tự, theo đó chỉ số kháng insulin tăng, độ nhạy insulin giảm ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 khi có béo bụng, dư cân, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu so với những bệnh nhân có các chỉ số tương ứng ở mức bình thường, 2 chỉ số nồng độ insulin, chức năng tiết insulin của tế bào bê ta liên quan chưa có ý nghĩa. Có lẽ ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 > 60 tuổi được chẩn đoán bệnh lần đầu thì mối lien quan rõ nét nhất giữa dư cân, béo, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, thể hiện rõ nét nhất với 2 chỉ số quan trọng gồm kháng insulin và độ nhạy insulin. Đây cũng là hai chỉ số được coi là cơ chế quan trọng nhất gây bệnh ĐTĐ typ 2 nói chung(7,8). Giữa nồng độ insulin, các chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin và chức năng tiết insulin của tế bào bêta đều liên quan chưa có ý nghĩa với sự hiện diện của hội chứng chuyển hóa. Điều này cũng có thể được giải thích như sau: Tuy ở đối tượng cao tuổi bị ĐTĐ typ 2 không có hội chứng chuyển hóa cũng đã hội tụ nhiều yếu tố nguy cơ gây kháng insulin(4,5). Với những kết quả đã trình bày và phân tích trên cho thấy có sự khác biệt về nồng độ insulin, kháng insulin độ nhạy insulin và chức năng tiết insulin của tế bào bêta ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 > 60 tuổi được chẩn đoán bệnh lần đầu, cơ bản phù hợp với cơ chế bệnh sinh chung, đã bổ sung một số đặc điểm cho lý luận của một đối tượng bệnh nhân cao tuổi ngày càng gia tăng. KẾT LUẬN Khảo sát nồng độ insulin, chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin và chức năng tiết insulin của tế bào bêta dựa theo mô hình HOMA 2 ở 62 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 > 60 tuổi chẩn đoán lần đầu so sánh với nhóm chứng khỏe mạnh và nhóm chứng bệnh có kết luận sau. Biến đổi nồng độ insulin, chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin và chức năng tiết insulin của tế bào bêta. - Giá trị trung bình nồng độ insulin, HOMA IR cao hơn so với nhóm chứng người khỏe mạnh và nhóm chứng bệnh nhân < 60 tuổi. - Mức độ tăng HOMA IR ở bệnh nhân nghiên cứu cao hơn so với nhóm chứng bệnh (162,94% so với 97,9%). - Giá trị trung bình chỉ số nhạy cảm insulin, chức năng tế bào bêta đều giảm so với nhóm chứng khỏe mạnh và nhóm chứng bệnh < 60 tuổi. - Mức độ giảm chỉ số nhạy cảm insulin, chức năng tế bào bêta cao hơn có ý nghĩa so với bệnh nhân < 60 tuổi (60,32% và 67,01% so với 34,31% và 47,94%). - Tỷ lệ bệnh nhân nghiên cứu tăng nồng độ insulin, giảm chức năng tế bào bêta cao hơn so với nhóm chứng bệnh. Số bệnh nhân có tăng chỉ số kháng insulin, giảm độ nhạy cảm insulin giữa hai nhóm bệnh nhân khác biệt không có ý nghĩa. Mối liên quan giữa nồng độ insulin, chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin và chức năng tiết insulin của tế bào bêta với một số thông số - Chỉ số kháng insulin và độ nhạy cảm insulin liên quan có ý nghĩa với chỉ số nhân trắc, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu trong đó khi bệnh nhân béo bụng, dư cân, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu thì chỉ số kháng insulin cao hơn, độ nhạy cảm insulin thấp hơn có ý nghĩa. - Nồng độ insulin, chức năng tế bào bêta liên quan chưa có ý nghĩa với béo bụng, dư cân, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu. - Nồng độ insulin, chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin và chức năng tiết insulin của tế bào bêta liên quan không có ý nghĩa với hội chứng chuyển hóa. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 125 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bray GA (1998), “Obesity a time bomb to be defused”, Lancet, 352: 160- 161. 2. Meneilly GS, Elliott (1999), “Metabolic alterations in middle- aged and elderly obese patients with type 2 diabetes”. Diabetes Care, 22: 112- 18. 3. Meneilly GS (2001), “Pathophysiology of diabetes in the elderly”, Diabetes in old age, 2ndedition: 17- 23. 4. Reenders K (2001); “Approaching Primary Care”, Diabetes in old age, 2ndedition: 229- 39. 5. Samos LF, Roos BA (1998); “Diabetes mellitus in older persons”, Medical clinics of North America; 82: 791- 803, Diabetes Care: 16: 570- 74. 6. Sinclair AJ, Gadsby R (2001); “Diabetes in Care Homes”; Diabetes in old age, 2nd edition: 241- 251. 7. Sowers JR, Epstein M, Frohlich ED (2001). Diabetes, hypertension and cardio vascular disease. An update Hypertension, 37 pp 1053- 59. 8. Suk JH, Kim MK, Park JH et al (2005). Analysis of the body mass index of the Newly Diagrosed typ 2 diabetic patients and its temporal trends in South Korea. J Med Assoc Thai Vol 88 (Suppl 6): S160. 9. Turnbull CJ, Sinclair AJ (2001), “Modern Perspectives and Recent advances”; Diabetes in old age, 2nd edition: 253- 261. Ngày nhận bài báo: 03-04-2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 11-04-2014 Ngày bài báo được đăng: 20 – 05 - 2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnong_do_insulin_chi_so_khang_insulin_do_nhay_insulin_va_chuc.pdf
Tài liệu liên quan