4.5. Đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông
nghiệp
Tạo điều kiện thuận lợi để thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư phát triển sản
xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông, thủy sản chủ lực của tỉnh theo hướng đa dạng về quy
mô, loại hình tổ chức, chuyển mạnh từ đầu tư theo chiều rộng sang đầu tư theo chiều sâu,
áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng.
Tiếp tục huy động các nguồn lực xã hội, thúc đẩy hoạt động đầu tư theo hình thức
đối tác công tư để phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đáp ứng yêu cầu của
nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn; tăng cường năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai,
thích ứng với biến đổi khí hậu và xây dựng nông thôn mới.
4.6. Đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực nông thôn
Tổ chức đào tạo, tập huấn và truyền nghề cho lao động làm việc chuyển dịch theo
hai hướng: (1) lao động nông nghiệp lành nghề đáp ứng cơ giới hóa trong sản xuất và (2)
lao động phi nông nghiệp tại các đô thị.
4.7. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu lực quản lí nhà
nước về nông nghiệp, nông thôn
Đẩy mạnh cải cách hành chính, trước hết là cải cách thủ tục hành chính trong
ngành nông nghiệp, nông thôn; tăng cường tính công khai, minh bạch quy hoạch, chính
sách, quy định quản lí ngành, lĩnh vực; nâng cao chất lượng, hiệu quả trong giải quyết hồ
sơ, thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp, nhà đầu tư.
12 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nông nghiệp gắn với định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
137
NÔNG NGHIỆP GẮN VỚI ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
TỈNH TRÀ VINH
AGRICULTURE ASSOCIATED WITH ORIENTATION FOR THE DEVELOPMENT OF
MARINE ECONOMY IN TRA VINH PROVINCE
TS. Phạm Thị Phương Thúy1, TS. Lê Trúc Linh2,
ThS. Diệp Thanh Toàn3, ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm4,
TS. Nguyễn Thùy Linh5
Tóm tắt: Tỉnh Trà Vinh có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế biển. Trong đó,
nông nghiệp tỉnh Trà Vinh sẽ trở thành bệ đỡ, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế
của địa phương. Bài viết phân tích cơ sở lí thuyết kết hợp với thực tiễn nghiên cứu nhằm
tìm ra những lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh, định hướng và đề xuất giải pháp phát
triển nông nghiệp góp phần thúc đẩy tỉnh Trà Vinh phát triển kinh tế toàn diện.
Từ khóa: kinh tế biển, nông nghiệp, nông thôn, tỉnh Trà Vinh
Abstract: Tra Vinh Province has many advantages in developing marine economy.
In particular, the agriculture will become a cornerstone which accounts for a high
proportion in the local economic structure. This paper analyzes both the theoretical basis
and the research reality to find out comparative advantages, competitive advantages,
orientations and propose solutions for agricultural development contributing to promote
Tra Vinh economic development.
Keywords: agriculture, marine economy, rural, Tra Vinh Province
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tỉnh Trà Vinh nằm ở phía Đông Nam Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), giữa
sông Cổ Chiên và sông Hậu. Phía Bắc tỉnh Trà Vinh là tỉnh Bến Tre được ngăn cách bởi
sông Cổ Chiên (một nhánh của sông Tiền), phía Tây Nam giáp với tỉnh Sóc Trăng và TP.
Cần Thơ qua ranh giới sông Hậu, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Đông là biển Đông.
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 235.826 ha, với 09 đơn vị hành chính trực thuộc, 106
đơn vị hành chính cấp xã, phường và thị trấn. Năm 2019, tăng trưởng tổng sản phẩm trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh (GRDP) ước đạt 12,06%, trong đó khu vực I tăng 2,27%, khu vực
II tăng 27,05%, khu vực III tăng 9,4%. Quy mô nền kinh tế ước đạt trên 2 tỉ USD. Cơ cấu
kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo định hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp và tăng tỉ trọng
1, 2, 3, 4, 5
Trường Đại học Trà Vinh
DOI: 10.35382/18594816.1.4.2020.412
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
138
công nghiệp, dịch vụ. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 48,94 triệu đồng/người/năm
(tăng 5,27 triệu đồng so với năm 2018) [1].
Dù vậy, kinh tế tỉnh Trà Vinh vẫn nằm trong nhóm thấp so với các tỉnh thuộc
ĐBSCL. Hơn thế, tỉnh còn chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu, đặc biệt là tình trạng
xâm nhập mặn. Hằng năm, tỉnh Trà Vinh có trên 90% đất tự nhiên bị nhiễm mặn, sự
truyền mặn bắt đầu từ tháng 12 tại Hưng Mỹ trên sông Cổ Chiên và Trà Kha trên sông
Hậu làm ảnh hưởng lớn năng suất và sản lượng cây trồng vật nuôi. Vì vậy, tỉnh Trà Vinh
cần định hướng phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu; ứng dụng khoa học
kĩ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ; sắp xếp
lại phương thức tổ chức sản xuất, việc làm cho lao động nông thôn.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài viết thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh,
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Thống kê, nghị quyết, quyết định của Trung
ương và địa phương, các trường đại học/viện nghiên cứu và các tổ chức khác như các đề tài,
dự án nghiên cứu, tài liệu hội thảo có liên quan đến nông nghiệp và nông thôn; thông tin từ
các website có liên quan đến nội dung nghiên cứu; các nhận định, đánh giá của các nhà
chuyên môn, quản lí trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế kết hợp với quan điểm cá nhân.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá hiện trạng nông nghiệp và nông thôn tỉnh Trà Vinh
Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh, tổng sản phẩm trong tỉnh đã có sự
gia tăng, đạt 27.854 và 32.720 tỉ đồng trong hai năm 2017 và 2018, tăng 12,09% và
9,56% tương ứng so với năm trước. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản luôn
chiếm tỉ trọng cao nhất so với các khu vực còn lại, cụ thể chiếm 34,99% và 33,84% trong
hai năm tương ứng [2], [3].
Nhìn chung, sản xuất nông – lâm – thủy sản phát triển khá toàn diện; tốc độ tăng
trưởng giá trị sản xuất theo giá so sánh năm 2010 đạt khoảng 2%/năm và theo giá hiện hành
tăng 4,45%/năm, chiếm khoảng 35% GRDP của toàn tỉnh. Cơ cấu giá trị sản xuất nông
nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi và thủy sản
phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh (năm 2015 trồng trọt chiếm 69,7%, chăn nuôi
16%, thủy sản 29%; năm 2018 với tỉ trọng tương ứng là: 64,3%, 17%, 34,6%) [1].
Ngành trồng trọt: Đất sản xuất nông nghiệp đạt 147.916 ha, chiếm 62,7% diện tích
tự nhiên và bằng 79,4% diện tích thuộc nhóm đất nông nghiệp. Các loại cây trồng chủ lực
chiếm diện tích lớn gồm: cây lúa 91.275 ha; dừa đạt 20.628 ha; mía 5.609 ha; bắp 4.274
ha; đậu phộng 4.420 ha; cam sành 3.088 ha. Giá trị sản xuất/ha đất trồng trọt năm 2018
đạt 130 triệu đồng, tăng 6,3 triệu đồng so với năm 2015 [1].
Ngành chăn nuôi có vai trò, vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh,
xác định các mũi nhọn phát triển gồm: (1) chăn nuôi từng bước chuyển đổi từ nhỏ lẻ sang
tập trung; (2) thúc đẩy thực hiện chuỗi nâng cấp giá trị con bò; (3) cơ cấu lại vùng chăn
nuôi: đàn bò tập trung phát triển mạnh tại các huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Càng Long và
Châu Thành; đàn heo phát triển ở các huyện Cầu Kè, Tiểu Cần, Cầu Ngang và Càng
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
139
Long; đàn dê phát triển chủ yếu tại huyện Duyên Hải, Châu Thành và Trà Cú; đàn gia
cầm phát triển ở các huyện Trà Cú, Càng Long, Cầu Ngang và Cầu Kè; (4) nhân rộng
công trình khí và đệm lót sinh học trong chăn; (4) tuyển chọn, lưu giữ và ứng dụng công
nghệ gieo tinh nhân tạo trong phối giống gia súc [4]. Tính đến tháng 9/2019, tổng đàn heo
có 219.850 con (giảm 115.376 con so cùng kì); đàn trâu, bò 209.604 con (tăng 1.859 con
so cùng kì); gia cầm 7,5 triệu con (tăng 2,7 triệu con so cùng kì) [1].
Ngành thủy sản được xác định là kinh tế mũi nhọn, phát triển nuôi trồng thủy sản
theo định hướng tập trung sản xuất thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực như tôm sú, tôm
thẻ chân trắng, cá lóc, cá tra, nghêu. Theo thống kê năm 2016, đất nuôi trồng thủy sản là
30.292 ha, chiếm 12,8% diện tích tự nhiên và bằng 16,2% diện tích đất nông nghiệp. Tháng
9/2019, tổng diện tích nuôi thủy sản đạt 47.317 ha, đạt 88,9% kế hoạch với 5,9 tỉ con giống
các loại: tôm sú 1,57 tỉ con; tôm thẻ 3,98 tỉ con; cua biển 122 triệu con; 230,4 triệu con tôm,
cá giống các loại. Hoạt động khai thác thủy sản từng bước nâng cao được công suất đánh
bắt và chuyển dần từ đánh bắt ven bờ sang đánh bắt xa bờ. Giá trị sản xuất/ha năm 2018 đất
nuôi trồng thủy sản đạt 315 triệu đồng/năm, tăng 66 triệu đồng [1].
Ngành lâm nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường và giảm nhẹ thiên
tai, nhất là các khu vực ven biển. Theo kết quả kiểm kê rừng năm 2016, đất lâm nghiệp có
7.674 ha, chiếm 3,25% diện tích tự nhiên và bằng 4,1% diện tích đất nông nghiệp. Đất
lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành. Cây trồng
chủ yếu là các loại cây ngập mặn như bần, đưng, đước, mắm và một số loại cây khác.
Tỉ lệ dân số ở nông thôn cao và tỉ lệ giảm còn chậm, năm 2010 tỉ lệ ở nông thôn
chiếm 84,61%, đến năm 2016 giảm còn 82,14%. Tỉ lệ hộ dân sở hữu ruộng đất < 1 ha
chiếm > 90%. Tỉ lệ lao động tham gia lĩnh vực nông nghiệp chiếm 52,97% [4].
3.2. Phân tích ma trận SWOT ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh
3.2.1. Cơ hội (Opportunities)
Hội nhập mở ra cơ hội thị trường rộng lớn; quy mô thị trường mở rộng;
Có nhiều cơ hội tiếp cận và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất làm tăng
năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp;
Lĩnh vực nông nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước;
Sa mạc hóa, sạc lở, đô thị hóa làm giảm diện tích canh tác nông nghiệp ở nhiều
nơi trong và ngoài nước;
Sản phẩm nông nghiệp luôn có nhu cầu ngày càng cao.
3.2.2. Nguy cơ (Threats)
Ô nhiễm môi trường, dịch bệnh khó kiểm soát, mất cân bằng sinh học ngày
càng tăng;
Yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, truy suất nguồn gốc ngày càng cao;
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
140
Suy thoái đất, nước biển dâng, xâm nhập mặn ảnh hưởng lớn đến cây trồng, đặc
biệt là nhóm cây trồng lâu năm.
3.2.3. Điểm mạnh (Strengths)
Gần biển, hệ thống đê bao hoàn chỉnh, nguy cơ ngập úng thấp phù hợp phát
triển nhiều đối tượng nông nghiệp;
Hệ thống giao thông, thủy lợi, cơ giới hóa từng bước được hoàn thiện góp phần
chủ động, mở rộng vùng nguyên liệu và giảm giá thành sản xuất;
Tỉ lệ lao động tham gia nông nghiệp còn rất cao;
Có rất nhiều chính sách địa phương và Trung ương hỗ trợ phát triển nông
nghiệp.
3.2.4 Điểm yếu (Weaknessess)
Thiếu các doanh nghiệp trong tỉnh có khả năng dẫn dắt thị trường để thúc đẩy
phát triển, thiếu liên kết, hợp tác trong chuỗi giá trị;
Người có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn tham gia lao động nông nghiệp
thấp;
Diện tích đất sản xuất của nông hộ nhỏ lẻ, đầu tư cho cơ giới hóa không hiệu
quả;
Sản xuất manh mún, chưa có nhiều vùng nguyên liệu với sản phẩm có lợi thế
cạnh tranh so với các địa phương khác ở ĐBSCL.
3.3. Định hướng phát triển nông nghiệp và nông thôn gắn với phát triển kinh tế biển
tỉnh Trà Vinh
Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã nêu lên khái niệm về kinh tế biển. Huỳnh
Văn Thanh [5] cho rằng: “Kinh tế biển là sự kết hợp hữu cơ giữa các hoạt động kinh tế
trên biển với các hoạt động kinh tế trên đất liền, trong đó biển chủ yếu đóng vai trò khai
thác nguyên liệu, cho hoạt động vận tải, hoạt động du lịch trên biển, còn hầu hết các hoạt
động tổ chức sản xuất, chế biến, hậu cần dịch vụ phục vụ khai thác biển lại nằm trên đất
liền. Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học – kĩ thuật trong mấy thập kỉ gần đây
cho phép con người có thể khai thác, sử dụng nhiều loại tài nguyên thiên nhiên của biển
và đại dương”. Với khái niệm này, định hướng phát triển nông nghiệp và nông thôn gắn
với phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh gồm các lĩnh vực sau:
3.3.1. Lĩnh vực trồng trọt
Thực hiện tái cơ cấu trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa tập trung quy
mô lớn, dựa trên hai cơ sở: (1) triển khai chính sách cho phép tích tụ ruộng đất để tập trung
được tư liệu sản xuất, qua đó tổ chức các hoạt động sản xuất góp phần tạo ra công ăn việc
làm ổn định cho nhiều người ở nông thôn, và (2) hình thành các loại hình kinh tế hợp tác
giữa các nông hộ để sản xuất sản phẩm đủ lớn về số lượng và đồng nhất về chất lượng gắn
với chế biến, bảo quản và tiêu thụ theo chuỗi giá trị nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh của
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
141
các loại nông sản phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng sinh thái (mặn, lợ, ngọt) và
tiểu vùng sinh thái có vị trí địa lí đặc biệt (giồng cát, cù lao trên sông và đô thị).
Đồng thuận cao với Quyết định số 2540/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà
Vinh [6] về việc tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng giống năng suất và
chất lượng cao, giảm giá thành, thích ứng với biến đổi khí hậu; thực hiện các quy trình kĩ
thuật tiên tiến, biện pháp thâm canh bền vững; giảm sử dụng các loại phân bón vô cơ, hóa
chất bảo vệ thực vật; giám sát, dự báo và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống sâu
bệnh để phát triển cây trồng.
Đẩy mạnh phát triển một số cây trồng có thế mạnh của tỉnh trên cơ sở thực hiện
đồng bộ các giải pháp về nguồn vốn, cơ sở hạ tầng, chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ,
quy trình kĩ thuật, bảo hiểm nông nghiệp.
Để đảm bảo sản phẩm sạch đáp ứng thị tường tiêu thụ trong và ngoài nước, việc
phát triển thông qua hai giai đoạn. Giai đoạn 1: xây dựng và triển khai bộ tiêu chí nền về
sản xuất cây trồng, vật nuôi theo hướng sạch. Giai đoạn 2: tổ chức chứng nhận theo chuẩn
quốc gia hoặc quốc tế theo yêu cầu của đơn vị thu mua hoặc định hướng phát triển của
địa phương. Tỉnh Trà Vinh nên phát triển các loại cây trồng có thế mạnh sau:
Cây lúa: Đây là loại cây trồng chủ lực của tỉnh, song hành với phát triển kinh tế
biển. Cây lúa nên phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và thích ứng với xâm nhập
mặn. Vì vậy, tỉnh Trà Vinh tập trung phát triển: (1) mô hình lúa hữu cơ trên hệ thống tôm
lúa, tập trung phát triển trên địa bàn hai huyện Châu Thành, Cầu Ngang và (2) mô hình
lúa VietGAP: tập trung phát triển trên địa bàn các huyện Châu Thành, Cầu Ngang, Trà
Cú, Càng Long và Cầu Kè.
Cây màu thực phẩm: Phát triển đồng bộ các nhóm rau ăn trái, ăn lá và ăn củ
phục vụ tiêu thụ trong và ngoài tỉnh theo hướng VietGAP và hữu cơ. Quy hoạch sản xuất
tập trung ở các huyện Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải, thị xã Duyên Hải và thành
phố Trà Vinh cho nhóm rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn; huyện Cầu Ngang, huyện Duyên
Hải và thị xã Duyên Hải cho các loại dưa, bầu, bí.
Cây ăn trái: Tập trung phát triển ở các huyện ven sông Tiền và sông Hậu, ít bị
xâm nhập mặn, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP hoặc hữu cơ phục vụ
tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Các loại cây trồng chủ lực như bưởi da xanh đạt tiêu
chuẩn: tập trung phát triển trên địa bàn các huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu
Thành, Trà Cú và thành phố Trà Vinh; xoài châu nghệ: tập trung phát triển trên địa bàn
hai huyện Càng Long và Cầu Kè; thanh long ruột đỏ: tập trung phát triển trên địa bàn các
huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang và thành phố Trà
Vinh; măng cụt, chuối: tập trung trên địa bàn các huyện Cầu Kè, Càng Long, Tiểu Cần,
Châu Thành, Trà Cú và thành phố Trà Vinh.
Cây dừa: Đây là loại cây trồng thích nghi tốt nhiều loại đất và thích nghi với hạn
mặn. Vì vậy, tỉnh Trà Vinh nên tập trung phát triển theo hướng VietGAP hoặc hữu cơ
phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Các giống dừa có lợi thế tốt cần phát triển gồm
dừa dâu xanh lấy cơm dừa, tập trung phát triển trên địa bàn các huyện Càng Long, Cầu
Kè, Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú và thành phố Trà Vinh; dừa xiêm xanh lấy nước
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
142
uống: tập trung phát triển trên địa bàn các huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu
Thành, Trà Cú và Thành phố Trà Vinh; và dừa sáp đặc sản: tập trung phát triển trên địa
bàn các huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần và Châu Thành.
Hoa, cây kiểng: Hoa (bông giấy, vạn thọ, cúc), cây kiểng (mai vàng và một số
loại cây kiểng bon sai) tập trung phát triển trên địa bàn thành phố Trà Vinh và thị trấn của
các huyện, thị xã.
3.3.2. Ngành chăn nuôi
Đồng thuận với Quyết định số 2540/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà
Vinh [6] là cần tổ chức lại chăn nuôi theo hướng hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị ngành
hàng, từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ sang gia trại, trang trại và tập trung, quy mô lớn
đối với các sản phẩm chăn nuôi chủ lực; tiếp tục duy trì và phát triển phương thức chăn
nuôi tiên tiến, kết hợp với phát triển chăn nuôi an toàn sinh học để tạo ra sản phẩm chăn
nuôi sạch cung ứng ra thị trường.
Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, tổ chức lại hệ thống giết mổ bảo đảm
an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Chủ động phòng chống và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, nâng cao hiệu quả của
hoạt động thú y, quản lí chặt chẽ việc sử dụng thuốc thú y và ngăn chặn không để xảy ra
tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh và các chất tăng trọng để tạo ra sản phẩm sạch.
Tăng cường công tác bảo tồn, duy trì các giống bản địa phục vụ cho công tác lai
tạo nhằm tăng cường sức đề kháng, thích nghi điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa
phương.
Tổ chức tập huấn và triển khai thực hiện các tiêu chí nền về nông nghiệp cho các
hộ chăn nuôi nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tạo sản phẩm sạch, đồng đều
hướng đến xây dựng thương hiệu sạch cho ngành chăn nuôi của tỉnh.
Tập trung phát triển một số vật nuôi có thế mạnh của tỉnh, gồm (1) bò thịt chất
lượng cao: sử dụng giống bò cái nền đã lai tạo tại địa phương gieo tinh hoặc phối giống
với bò đực giống ngoại chất lượng cao (Brahman, Charolais, Limousine, BBB), tập
trung phát triển trên địa bàn các huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Cú, Cầu
Ngang, Châu Thành và Duyên Hải; (2) heo nuôi theo hướng an toàn sinh học: tập trung
phát triển trên địa bàn các huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Cú, Cầu Ngang,
Châu Thành, Duyên Hải và (3) gà ta nuôi thả vườn theo hướng an toàn sinh học: tập trung
phát triển trên địa bàn các huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Cú, Cầu Ngang,
Châu Thành, Duyên Hải và thành phố Trà Vinh.
3.3.3. Ngành thủy sản
Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng sạch, bền vững; đa dạng hóa đối tượng
và phương thức nuôi phù hợp với lợi thế so sánh của địa phương; tổ chức liên kết sản
xuất theo chuỗi, từ cung ứng giống, vật tư đầu vào, kĩ thuật nuôi đến chế biến thủy sản;
phát triển mạnh nuôi thâm canh ứng dụng công nghệ cao, thực hiện quy trình nuôi đạt
chuẩn kiểm định trong và ngoài nước.
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
143
Đồng thuận với Quyết định số 2540/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà
Vinh [6] là giảm khai thác thủy sản nội đồng, vùng cửa sông và hải sản gần bờ, khuyến
khích phát triển mô hình đồng quản lí nguồn lợi thủy sản ven bờ nhằm nâng cao khả năng
tự phục hồi và tính bền vững của nguồn lợi thủy sản. Đẩy mạnh khai thác xa bờ, đầu tư
cải hoán và đóng mới tàu công suất lớn, hiện đại hóa trang thiết bị chế biến, bảo quản trên
tàu nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, tăng tỉ trọng các sản phẩm chế biến sâu có giá trị
gia tăng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Tổ chức lại sản xuất trên biển theo mô hình
hợp tác, liên kết chuỗi giữa khai thác – cung ứng dịch vụ hậu cần và thu mua trên biển –
chế biến thủy sản, gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi. Đầu tư xây dựng đồng bộ dịch
vụ hậu cần nghề cá, phát triển bền vững ngành hàng hải sản.
Bên cạnh đó, cần khuyến khích các cơ sở chế biến thủy sản áp dụng hệ thống quản
lí vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO, HACCP, GMP, SSOP. Nghiên cứu và
đầu tư ứng dụng công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch để giảm tỉ lệ tổn thất và
nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu.
Đồng thuận với Quyết định số 2540/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà
Vinh [6] là cần tăng cường các biện pháp quản lí hành chính đối với các hoạt động khai
thác hải sản theo thông lệ quốc tế và theo hướng bền vững, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất
lượng quốc tế GlobalGAP.
Tập trung phát triển một số con nuôi và khai thác thủy hải sản có thế mạnh của
tỉnh, gồm: (1) tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao sử dụng chế
phẩm sinh học, áp dụng quy trình thực hành nuôi tốt (VietGAP): thực hiện tập huấn và
triển khai thực hiện các tiêu chí nền về nông nghiệp sạch và tổ chức chứng nhận VietGAP
hoặc Global GAP, tập trung phát triển trên địa bàn các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang,
Châu Thành, Trà Cú và thị xã Duyên Hải; (2) tôm sú sinh thái nuôi trong hệ thống tôm –
rừng áp quy trình nuôi phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, tập trung phát triển
trên địa bàn huyện Duyên Hải và thị xã Duyên Hải; (3) tôm càng xanh toàn đực và cua
biển nuôi xen ghép trong các hệ thống canh tác phù hợp với từng vùng sinh thái, tập trung
phát triển trên địa bàn các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành, Trà Cú và thị xã
Duyên Hải; (4) nghêu nuôi chuyên canh mật độ cao trên đất bãi bồi ven biển, tập trung
phát triển trên địa bàn các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành và thị xã Duyên
Hải và (5) tôm, cá các loại khai thác từ biển tập trung phát triển trên địa bàn các huyện
Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành và thị xã Duyên Hải.
3.3.4. Ngành lâm nghiệp
Đồng thuận với Quyết định số 2540/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà
Vinh [6] là cần triển khai thực hiện có hiệu quả đề án giao rừng, thuê rừng gắn liền với
giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh và kế hoạch triển khai chương trình
mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững; phát triển rừng phòng hộ ven biển và cửa sông;
quản lí, sử dụng bền vững, hiệu quả rừng phòng hộ để chủ động ứng phó với xâm thực
biển và biến đổi khí hậu.
Phát triển mô hình nông lâm ngư kết hợp góp phần tạo sinh kế cho tổ chức, cá nhân
nhận khoán bảo vệ. Nâng cao hiệu quả rừng trồng và cây lâm nghiệp phân tán. Nhân rộng
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
144
các mô hình hợp tác trong lâm nghiệp. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ môi trường rừng, du
lịch sinh thái rừng, quản lí rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc gia.
Phát triển và tăng cường quản lí hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, bảo vệ nguồn
gen, đảm bảo đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái và các mô hình
phát triển rừng bền vững. Khuyến khích phát triển mô hình nuôi thủy sản kết hợp với
rừng, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người nhận khoán bảo vệ rừng.
3.3.5. Phát triển công nghiệp chế biến nông, thủy sản và ngành nghề nông thôn
Đồng thuận với Quyết định số 2540/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà
Vinh [6] là cần thúc đẩy phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến để vừa nâng cao hiệu
quả sản xuất, vừa tiêu thụ kịp thời nông sản cho nông dân và đa dạng hóa sản phẩm cho
tiêu dùng; khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp doanh nghiệp đổi mới thiết bị chế
biến công nghệ sâu, chế biến tinh và ứng dụng công nghệ cao.
Mời gọi đầu tư để phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp, tăng cường ứng dụng cơ giới hóa trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị sản xuất
nông nghiệp, phù hợp với điều kiện của địa phương, từng loại cây trồng, vật nuôi chủ lực
của tỉnh.
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả đề án phát triển ngành nghề nông thôn
tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và đề án mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm đạt chuẩn an
toàn vệ sinh thực phẩm hoặc đăng kí sở hữu trí tuệ sản phẩm đặc trưng gắn với chỉ dẫn
địa lí cấp tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; coi trọng phát triển
làng nghề truyền thống với quy mô, cơ cấu sản phẩm và trình độ công nghệ phù hợp, tạo
ra sản phẩm đủ sức cạnh tranh, trong đó ưu tiên đầu tư phát triển các làng nghề và nghề
truyền thống gắn với dịch vụ thương mại và du lịch, bảo tồn phát triển nghề truyền thống
và văn hóa truyền thống của cư dân địa phương.
Đẩy mạnh triển khai công tác đào tạo nghề, truyền nghề, nâng cao tay nghề cho lực
lượng lao động tại các làng nghề, ngành nghề tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu tại chỗ,
tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng theo hướng đa dạng nhằm giải quyết việc làm và
tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng và quảng bá thương
hiệu sản phẩm gắn với tổ chức công nhận làng nghề tại địa phương.
3.3.6. Sắp xếp và dịch chuyển lao động nông thôn
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có sự tương quan gần như hoàn hảo giữa tỉ lệ đô
thị hóa và mức độ thịnh vượng của quốc gia. Muốn trở nên phát triển và giàu có thì các
hoạt động kinh tế chủ yếu tập trung vào công nghiệp và dịch vụ ở các đô thị. Tỉnh Trà
Vinh có tỉ lệ dân số ở nông thôn cao, chiếm 82,14% và lao động tham gia lĩnh vực nông
nghiệp chiếm 52,97% [4]. Vì vậy, muốn xây dựng vùng nguyên liệu rộng lớn ứng dụng
cơ giới hóa giảm lao động chân tay, đồng thời nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn,
tỉnh Trà Vinh cần định hướng phát triển sau:
Đào tạo và thúc đẩy người lao động nông nghiệp tham gia vào lĩnh vực công
nghiệp, thương mại và dịch vụ nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa gắn với đô thị hóa. Khi
đó, còn rất ít lao động trong ngành nông nghiệp và đa phần dân số sống ở các đô thị. Có
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
145
như thế, chúng ta mới có cơ hội ứng dụng cơ giới hóa, công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Theo Huỳnh Thế Du [7], lao động trong
khu vực nông nghiệp của các nước có GDP từ 20.000 USD trở lên chỉ còn dưới 10% và
từ 30.000 USD trở lên về cơ bản là dưới 5%.
Khuyến khích người không có ruộng đất hoặc ruộng đất ít tham gia lao động phi
nông nghiệp sống bằng lương tại các đô thị. Tạo điều kiện để một số ít người có thể tập
trung được tư liệu sản xuất nhằm tổ chức các hoạt động kinh tế, từ đó tạo công ăn việc
làm ổn định cho nhiều người khác. Cho phép tích tụ ruộng đất, khi sản xuất lớn, các chủ
sở hữu có động cơ làm tốt và phòng ngừa rủi ro, không giống với sản xuất nhỏ lẻ như
hiện nay. Với quy mô lớn, những bất cẩn thường phải trả giá rất đắt. Do vậy, những
người làm kinh doanh phải tính toán rất kĩ. Khi đó, vấn đề được mùa mất giá sẽ giảm
thiểu và đa phần người dân sẽ không phải gánh chịu rủi ro.
4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
4.1. Thay đổi tư duy về phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng nâng cao chất
lượng và chủ động thị trường tiêu thụ
Tổ chức xây dựng bộ tiêu chí nền về sản xuất nông nghiệp sạch phục vụ cho việc
tập huấn chuyển giao nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất về quy trình sản xuất,
tăng sức cạnh tranh của sản phẩm của địa phương.
Triển khai thực hiện mạnh mẽ các phong trào thi đua rộng khắp trong tất cả các
khâu từ tổ chức sản xuất, hỗ trợ kĩ thuật cho đến tiếp cận thị trường; thường xuyên sơ,
tổng kết rút kinh nghiệm các mô hình hiệu quả để phổ biến nhân rộng.
4.2. Đổi mới việc tổ chức lại sản xuất và dịch vụ nông sản hàng hóa
Thúc đẩy triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Trung ương và địa
phương, các chính sách có liên quan gồm: Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018
của Chính phủ [8] về khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp; Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính
phủ [9] phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp
hoạt động có hiệu quả đến năm 2020 và Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 19/4/2018 của
Ủy ban Nhân nân tỉnh Trà Vinh [10] thực hiện Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô
hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020” trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Xem xét yêu cầu tích tụ ruộng đất, phát triển các loại hình liên kết sản xuất, sản
xuất hàng hóa quy mô lớn, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu
thụ toàn cầu.
Tiếp tục mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nông dân, phát triển nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp; chuyển dịch mạnh
lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn.
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
146
4.3. Tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ,
nông nghiệp an toàn, nông nghiệp đặc thù, cơ giới hóa nông nghiệp
Tăng cường chính sách hỗ trợ các hộ sản xuất, các doanh nghiệp đầu tư ứng dụng
khoa học công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn trên diện rộng để phát
triển các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh để đột phá về năng suất, chất lượng cây trồng,
vật nuôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đủ sức cạnh tranh với nông thủy sản cùng
loại của các vùng miền khác sản xuất hoặc nhập khẩu. Ứng dụng rộng rãi các giống cây
trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, chất lượng tốt và khả năng chống chịu sâu bệnh,
điều kiện thời tiết bất lợi, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đẩy mạnh sản xuất sản phẩm nông sản an toàn có xác nhận, nâng cao hiệu quả sản
xuất, bảo vệ sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế
quốc tế; sản phẩm trong các vùng sản xuất tập trung bảo đảm tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Tập trung đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đặc thù có giá trị kinh tế,
giá trị thẩm mĩ phục vụ nhu cầu đời sống ngày càng cao của người dân trong và ngoài
tỉnh, như cây dược liệu, hoa cây kiểng.
Áp dụng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kĩ thuật (GlobalGAP, VietGAP và
Organic), quy trình kĩ thuật sản xuất sạch; đẩy mạnh đăng kí bảo hộ sản phẩm, bảo hộ chỉ
dẫn địa lí, nhãn hiệu sản phẩm.
Nâng tỉ lệ cơ giới hóa trong các khâu sản xuất nông nghiệp; tăng cường áp dụng
công nghệ tưới nước tiết kiệm; phát triển hạ tầng thủy lợi hiện đại phục vụ nuôi thủy sản.
Tiếp tục thực hiện cơ giới hóa nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp trên cơ sở triển khai
thực hiện Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ [11].
4.4. Đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Tập trung xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng, ưu tiên đầu tư thủy lợi phục vụ
nuôi trồng thủy sản; nâng cấp hệ thống đê biển, đê sông, kè sông, kè biển và cầu trên các
tuyến đê biển để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp các tuyến giao thông thủy, bộ; xây dựng, nâng cấp và
mở rộng hệ thống giao thông nông thôn; một số tuyến giao thông nông thôn gắn với đê
bao chống triều cường; xây dựng cầu, phà nối liền các tuyến giao thông trọng điểm và
những vùng bị chia cắt bởi sông rạch; hình thành các cảng đầu mối trung tâm khu vực và
các cảng nội địa phục vụ trực tiếp cho các cơ sở công nghiệp, thương nghiệp ven sông.
Tập trung đầu tư đường giao thông liên ấp và giao thông nội đồng theo quy hoạch
xây dựng xã nông thôn mới để đạt tiêu chí này trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới,
phục vụ tốt cho nhu cầu máy móc cơ giới lưu thông và vận chuyển hàng hóa, đáp ứng
nhu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Phát triển hệ thống điện phục vụ sản xuất: phối hợp với Trung ương cải tạo, nâng
cấp, phát triển mạng lưới điện phục vụ sản xuất theo Quyết định số 1940/QĐ- BCT ngày
19/5/2016 của Bộ Công Thương [12] phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống điện
110kV phục vụ sản xuất nông lâm thuỷ sản.
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
147
4.5. Đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông
nghiệp
Tạo điều kiện thuận lợi để thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư phát triển sản
xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông, thủy sản chủ lực của tỉnh theo hướng đa dạng về quy
mô, loại hình tổ chức, chuyển mạnh từ đầu tư theo chiều rộng sang đầu tư theo chiều sâu,
áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng.
Tiếp tục huy động các nguồn lực xã hội, thúc đẩy hoạt động đầu tư theo hình thức
đối tác công tư để phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đáp ứng yêu cầu của
nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn; tăng cường năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai,
thích ứng với biến đổi khí hậu và xây dựng nông thôn mới.
4.6. Đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực nông thôn
Tổ chức đào tạo, tập huấn và truyền nghề cho lao động làm việc chuyển dịch theo
hai hướng: (1) lao động nông nghiệp lành nghề đáp ứng cơ giới hóa trong sản xuất và (2)
lao động phi nông nghiệp tại các đô thị.
4.7. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu lực quản lí nhà
nước về nông nghiệp, nông thôn
Đẩy mạnh cải cách hành chính, trước hết là cải cách thủ tục hành chính trong
ngành nông nghiệp, nông thôn; tăng cường tính công khai, minh bạch quy hoạch, chính
sách, quy định quản lí ngành, lĩnh vực; nâng cao chất lượng, hiệu quả trong giải quyết hồ
sơ, thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp, nhà đầu tư.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tỉnh ủy Trà Vinh. Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết trong 9 tháng và chương
trình công tác 3 tháng cuối năm 2019; 2019.
[2] Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh năm 2017.
[3] Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh năm 2018.
[4] Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh. Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã
hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; 2018.
[5] Huỳnh Văn Thanh. Hội thảo khoa học về phát triển kinh tế biển Đà Nẵng. Sở Kế
hoạch Đầu tư Thành phố Đà Nẵng; 2002.
[6] Quyết định số 2540/QĐ-UBND tỉnh Trà Vinh ngày 24 tháng 12 năm 2018 về việc
phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030.
[7] Huỳnh Thế Du. Lời giải cho bài toán tam nông là ở phát triển đô thị. Kinh tế Sài Gòn
Online. Truy cập từ: https://www.thesaigontimes.vn/td/298891/loi-giai-cho-bai-toan-
tam-nong-la-o-phat-trien-do-thi-.html [Truy cập ngày 3/1/2020].
[8] Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về Chính sách khuyến
khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
148
[9] Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề
án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu
quả đến năm 2020.
[10] Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 19/4/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về
thực hiện Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại
vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020” trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
[11] Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Chính phủ về chính sách hỗ
trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch.
[12] Quyết định số 1940/QĐ- BCT ngày 19/5/2016 của Bộ Công Thương phê duyệt Quy
hoạch phát triển hệ thống điện 110 kV phục vụ sản xuất nông lâm thuỷ sản.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nong_nghiep_gan_voi_dinh_huong_phat_trien_kinh_te_bien_tinh.pdf