Nông nghiệp - Thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh bến tre

Một là, tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng – kỹ thuật tạo sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch. Cải thiện, nâng cao cơ sở hạ tầng – kỹ thuật tạo điều kiện cho các dự án FDI thực hiện có hiệu quả hơn. Đồng thời, tiếp tục hiện đại hóa, mở rộng cơ sở hạ tầng và đổi mới, áp dụng phương pháp quy hoạch tiên tiến trên thế giới không chỉ là điều kiện để tăng sự hấp dẫn môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai các dự án mà còn là cơ hội để tăng thu hút FDI vào lĩnh vực hạ tầng, huy động vốn từ nhiều hình thức khác nhau để đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

pdf6 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nông nghiệp - Thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh bến tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
27 Soá 15, thaùng 9/2014 27 Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH BẾN TRE Attracted the foreign direct investment (FDI) to BenTre Tóm tắt Sau hơn 1/4 thế kỷ, tính từ năm 1987 đến nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được thu hút vào Bến Tre là đáng kể, nếu xét trên mặt bằng 12 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trên 40 dự án FDI, theo đó là trên 300 triệu USD, đứng thứ 3 trong 12 tỉnh thuộc vùng ĐBSCL. Kết quả trên đã góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân, bước đầu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bến Tre theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, FDI được thu hút vào Bến Tre còn nhiều bất cập, xét về nhiều mặt, như cơ cấu ngành của FDI, cơ cấu đối tác (Chủ) FDI, chất lượng Khoa học và Công nghệ của FDI, phân bố FDI trên địa bàn tỉnh, Những bất cập trên của FDI vào Bến Tre là do nhiều nguyên nhân, nhưng điều cần và đã được nói trong bài viết là những bất cập trong quản lý Nhà nước đối với FDI, trong đó, điển hình là những bất cập trong công tác hoạch định chiến lược thu hút FDI, công tác chuẩn bị nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng và nhiều việc cụ thể thuộc hoạt động xúc tiến đầu tư. Và chính đó là những điều mà tỉnh Bến Tre cần làm tốt hơn trong thời gian tới. Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), dự án, thu hút đầu tư, Bến Tre. Abstract After more than a quarter of century since 1987, foreign direct investment (FDI) to BenTre is substantial among 12 provinces in the Mekong Delta. With over 40 projects equivalent with above $300 million, ranking the third in 12 provinces in the Mekong Delta, the results have contributed to job creation and income increase for people, initially restructuring BenTre province’s economy toward industrialization and modernization. However, FDI to BenTre is inadequate in many aspects such as industry structure of FDI, restructuring partner (owner) FDI, the quality of Science and Technology of FDI, FDI distribution on the province. The inadequacies of FDI in BenTre are due to many reasons in which the State management for FDI is concluded such as the strategy planning to attract FDI, the preparation of human resources, infrastructure construction and investment promotion activities. Those are what BenTre province needs to do better next time. Keywords: Foreign Direct Investment (FDI). Provincial Competitiveness Index (PCI), project, attracted investment, BenTre province. 1. Mở đầu1 Đầu tư trực tiếp nuớc ngoài là hình thức đầu tư nước ngoài dịch chuyển tiền, công nghệ, kỹ năng quản lý từ nước này sang nuớc khác, đồng thời nắm quyền quản lý, điều hành với mục đích thu đuợc lợi ích kinh tế từ nuớc tiếp nhận đầu tư. Thực tế cho thấy rằng sự phát triển của một quốc gia gắn liền với thu hút đầu tư nuớc ngoài. Cho nên đến nay, đầu tư nước ngoài được xem như là chìa khoá của sự tăng trưởng kinh tế của một nước. Chính bởi vì vai trò của nó tác động rất lớn đến nền kinh tế như góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giúp một quốc gia hội nhập với nền kinh tế thế giới và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định “Thu hút đầu tư 1 Thạc sĩ, Tòa án Nhân dân Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang trực tiếp nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá phát triển đất nước”. Thật vậy, vấn đề thu hút và sử dụng vốn FDI đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, như những nghiên cứu: “Giải pháp thu hút FDI vào Đồng bằng sông Cửu Long” của Thanh Sang (2013); “Định hướng và giải pháp thu hút FDI vào Vùng Đồng bằng sông Cửu Long” của VIETRADE (2013); “Rủi ro và triển vọng kinh doanh: cảm nhận từ điều tra PCI-FDI” của Malesky, E. (2012); “Các biến kinh tế học ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI” của Thu Quang (2013),. Tuy nhiên, trong những nghiên cứu trên, vấn đề sử dụng vốn FDI thường chỉ đề cập đến một nhân tố ảnh hưởng đến thu hút hoặc Nguyễn Thành Minh Chánh1 28 Soá 15, thaùng 9/2014 28 Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên một giải pháp để tăng cường thu hút. Vẫn biết rằng, thu hút và sử dụng là hai mặt của một hoạt động thống nhất, nhưng nghiên cứu một cách tương đối độc lập hai mặt này sẽ cho thấy rõ hơn những công việc phải làm để đạt được mục đích cuối cùng là làm cho vốn FDI trở thành nguồn vốn đóng vai trò thật sự quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế tiếp nhận nó. Hơn nữa, các nghiên cứu trước đây tập trung chủ yếu về vốn FDI đối với Việt Nam hoặc một vùng kinh tế mà ít tập trung việc thu hút vốn FDI vào một tỉnh, lĩnh vực đóng góp vào việc thu hút vốn FDI trong các vùng, khu vực cũng như cả nước. Cụ thể là tỉnh Bến Tre, một tỉnh đầy tiềm năng và có một vị trí chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và cả nước. 2. Nội dung Phương pháp nghiên cứu Bài viết được phân tích trên cơ sở lý luận kinh tế học về kinh tế đối ngoại, sử dụng các công cụ thống kê, mô tả, phân tích, so sánh, quy nạp để phân tích các số liệu sự kiện về quá trình phát triển kinh tế cụ thể, từ đó tổng kết bức tranh thu hút FDI tại Bến Tre ở thời kì đổi mới (1987-2012), chỉ ra những hạn chế cơ bản làm ảnh hưởng đến tốc độ và quy mô thu hút nguồn FDI, trên cơ sở đó định hướng một số giải pháp thu hút và phát triển nguồn FDI có chất lượng vào Bến Tre để đáp ứng phục vụ khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên kinh tế để sớm đưa Bến Tre hội nhập kinh tế quốc tế. Thực trạng thu hút vốn FDI vào tỉnh Bến Tre 2 Sau 25 năm (từ năm 1987 đến năm 2012) thực hiện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nay, tỉnh Bến Tre có 41 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 309 triệu USD (trung bình mỗi dự án FDI tại Bến tre có vốn đăng ký là 7,5 triệu USD). So với quy mô cả nước thì quy mô dự án FDI tại Bến Tre thuộc loại vừa. Trong đó, 2 Khu công nghiệp (KCN) Giao Long và KCN An Hiệp thu hút được 16 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 249 triệu USD. Quy mô và cơ cấu thu hút vốn FDI theo địa bàn đầu tư: các dự án FDI tại tỉnh Bến Tre tập trung chủ yếu vào KCN Giao Long và KCN An Hiệp (chiếm 39% số dự án và chiếm đến 81% về 2 Duy Nguyễn, Mỹ Linh. 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh Bến Tre, xem 29.3.2013 < news/Tin-tuc-su-kien/25-nam-thu-hut-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai- FDI-cua-tinh-Ben-Tre-106/>. số vốn đăng ký đầu tư); các dự án còn lại đầu tư ngoài KCN chiếm 19% vốn đăng ký. Trong đó, huyện Châu Thành chiếm tỷ lệ cao nhất với 42,5% dẫn đầu trong thu hút FDI vì có 2 KCN đang hoạt động nằm trên huyện này, tỷ lệ diện tích đất công nghiệp cho thuê trong khu lấp đầy 95%, cao nhất trong các tỉnh ĐBSCL; kế đến là thành phố Bến Tre với 25%, các huyện còn lại Giồng Trôm 12,5%, Mỏ Cày Nam 7,5%, Bình Đại 7,5%, Ba Tri 2,5% và Mỏ Cày Bắc 2,5%. Trong 3 huyện có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Thạnh Phú chưa thu hút được FDI nào; còn trong các huyện có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, Chợ Lách là huyện chưa thu hút được vốn FDI nào. Quy mô và cơ cấu thu hút vốn FDI theo lĩnh vực đầu tư: 41 dự án FDI của Bến Tre tập trung chủ yếu vào khai thác các lợi thế như sản xuất, chế biến các sản phẩm nông, thủy sản (chủ yếu sản phẩm từ dừa và hải sản) và sản phẩm phục vụ ngành nông nghiệp, thủy sản (thức ăn, phân bón) chiếm 42% dự án, các dự án còn lại chủ yếu tập trung vào các lợi thế về nguồn nhân lực phổ thông của tỉnh như may mặc, gia công giày dép, điện ô tô, gia công hộp số, bao bì, nhựa; ngoài ra còn có dự án kinh doanh dịch vụ như khách sạn, nhà hàng (2 dự án), chế biến sản phẩm thuốc tân dược (2 dự án) . Quy mô và cơ cấu thu hút vốn FDI theo đối tác đầu tư: từ năm 1987 đến nay, Bến Tre có 41 dự án FDI còn hiệu lực, có 18 Quốc gia và vùng lãnh thổ, đa số nhà đầu tư đến từ Châu Á như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và một số nước Châu Âu như Pháp, Bỉ, Đức, Hà Lan, Cộng hòa Séc, Nga; Bắc Mỹ gồm Mỹ, Canada và các nước khác như Úc, New Zealand. Trong số này, tính về vốn đăng ký, Thái Lan đang là nhà đầu tư số 1 tại Bến Tre, tiếp đến là Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kong, Đài Loan). Tuy nhiên, có sự chênh lệch quá lớn về vốn đăng ký giữa các dự án FDI của nhà đầu tư. Chẳng hạn, Nhật Bản có 2 dự án đầu tư nhưng trung bình mỗi dự án có vốn đăng ký là 37 triệu USD, trong khi Trung Quốc mỗi dự án chỉ từ 100.000 USD đến 500.000 USD và chỉ chiếm 17 triệu USD vốn đăng ký. Về giải ngân nguồn vốn FDI: trong tổng số 309 triệu USD vốn đăng ký thì số vốn thực hiện giải ngân ước đạt khoảng 60%, tương đương 186 triệu USD và mỗi dự án có vốn đăng ký trung bình là 7,5 triệu USD. Một số dự án đăng ký trong giai đoạn năm 2010 – 2011 chậm và chưa triển khai 29 Soá 15, thaùng 9/2014 29 Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên thực hiện như dự án sản xuất nắp hầm hang của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn (TNHH) Vatalux Anpha, liên doanh Malaysia; dự án chế biến dừa của Công ty TNHH Gia Nguyên, Trung Quốc; dự án sản xuất than hoạt tính của Công ty TNHH Shinkwang Entech, Hàn Quốc, Những thành công trong việc thu hút vốn FDI tại tỉnh Bến Tre Vốn FDI bổ sung vốn cần thiết cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng tại tỉnh. Hiện nay, Bến Tre có KCN Giao Long và KCN An Hiệp được đầu tư hạ tầng khá hoàn chỉnh và định hướng đến năm 2020 tỉnh Bến Tre sẽ có thêm 5 KCN mới (hiện tại tỉnh đã hoàn chỉnh công tác quy hoạch 4 Khu công nghiệp mới: KCN An Hiệp (mở rộng), KCN Giao Hòa, KCN Thanh Tân, KCN Phước Long). Vốn FDI góp phần nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao năng suất lao động; góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nhân lực, thu hút nhiều lao động có tay nghề, trình độ cao tại các vùng, khu vực lân cận (có khoảng 18,434 lao động đang làm việc tại 2 KCN Giao Long và KCN An Hiệp với thu nhập trung bình mỗi lao động trên 6 triệu/tháng (tương đương 3.000 USD/năm), cao hơn mức trung bình cả nước là 1.749 USD/năm trong năm 2012. Vốn FDI đã góp phần không nhỏ vào nguồn thu ngân sách của tỉnh (thu ngân sách năm 2012 là 164.45 tỷ đồng, chủ yếu 2 KCN Giao Long và KCN An Hiệp nơi chủ yếu tập trung các dự án vốn FDI của tỉnh). Vốn FDI tạo ra giá trị đóng góp vào GDP, vào giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị xuất khẩu cho tỉnh Bến Tre (chỉ tính riêng 2 KCN Giao Long và KCN An Hiệp thì kim ngạch xuất khẩu đạt 66 triệu USD) và theo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh, các dự án FDI đóng góp 40% giá trị sản xuất công nghiệp và gần 60% kim ngạch xuất khẩu hàng năm của tỉnh. Bảng 1. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài năm Khu vực ĐBSCL (từ 01/01/2012 đến 15/12/2012) Địa phương Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD) Số lượt dự án tăng vốn Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD) Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD) Đồng bằng sông Cửu Long 83 582,95 33 106,83 689,78 Long An 44 222,79 15 40,94 263,74 Tiền Giang 11 192,75 7 47,96 240,70 Bến Tre 8 74,88 2 6,55 81,43 Trà Vinh 2 5,75 2 -2,00 3,75 Vĩnh Long 4 33,40 1 3,00 36,40 Đồng Tháp - An Giang 2 0,43 0,43 Kiên Giang 4 19,79 2 19,79 Cần Thơ 4 30,71 2 0,38 31,09 Hậu Giang 2 1,55 1 5,00 6,55 Sóc Trăng 1 0,40 0,40 Bạc Liêu - 1 5,00 5,00 Cà Mau 1 0,50 0,50 Nguồn: Cục Đầu tư Nước ngoài (2013) Năm 2012, so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL (Bảng 1), FDI thu hút vào Bến Tre xếp thứ 3, chiếm 9,64 % số dự án của khu vực và chiếm 12,85% số vốn đăng ký cấp mới của ĐBSCL. Về số vốn đăng ký tăng thêm, Bến Tre cũng xếp thứ 3, chiếm 6,13% số vốn đăng ký tăng thêm của ĐBSCL. Nhìn chung, vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm thì Bến Tre xếp thứ 3, chiếm 11,81% vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm của ĐBSCL. Bên cạnh đó, thực trạng thu hút FDI tại tỉnh Bến Tre cho thấy những hạn chế cơ bản sau: So với mặt bằng chung thì vốn FDI tại tỉnh Bến Tre là thấp so với cả nước, các dự án FDI 30 Soá 15, thaùng 9/2014 30 Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên tại Bến Tre có quy mô không đồng đều (có dự án vốn 37 triệu USD, có dự án vốn chỉ 100.000 USD) và chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của Bến Tre đứng 8/11 tỉnh trong khu vực ĐBSCL cho thấy khả năng thu hút FDI của Bến Tre ở mức thấp trong khu vực (Hình 1). Hình 1. Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) khu vực ĐBSCL Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2013 Chưa thu hút được các dự án lớn đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật để tạo ra tính đột phá, nhất là cơ sở hạ tầng trong các KCN. Việc đầu tư hạ tầng KCN chủ yếu từ nguồn Ngân sách Nhà nước, do nguồn vốn hạn hẹp nên xây dựng hạ tầng thường kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ giao đất cho nhà đầu tư thực hiện. Việc chuẩn bị mặt bằng, địa điểm xây dựng cho các dự án FDI gặp nhiều khó khăn do quỹ đất công của từng địa phuơng còn rất ít, hệ thống hạ tầng kinh tế - kỹ thuật tại KCN thiếu đồng bộ, rời rạc và hệ thống giao thông phát triển chậm. Nguồn lao động có thể tham gia sản xuất trong dự án FDI có nhưng “không mạnh”, thiếu chất lượng, đa số là lao động phổ thông không lành nghề, thiếu lao động có kỹ năng nghề có hàm luợng công nghệ cao. Công tác xúc tiến đầu tư vào tỉnh còn hạn chế, chủ yếu do hai đầu mối là Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Ban Quản lý các KCN thực hiện. Quản lý nhà nước về FDI tại tỉnh còn nhiều bất cập, cải cách thủ tục hành chính chưa đáp ứng được đòi hỏi của các nhà đầu tư, các dịch vụ hỗ trợ sau cấp phép cho các nhà đầu tư tại các KCN chưa tốt. Các thông tin kinh tế - xã hội địa phương về chính sách, tiềm năng và cơ hội thu hút đầu tư ít được địa phương thường xuyên cập nhật trên website. Chỉ số PCI của Bến Tre trong những năm gần đây có sự sụt giảm trong bảng xếp hạng đã ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI, theo báo cáo đánh giá về PCI cấp tỉnh năm 2012 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố ngày 14/3/2012, năm nay Bến tre có tổng số điểm 58,35 điểm (giảm 1,55 điểm so năm 2011), nhưng lại tăng 4 bậc so với năm 2011, xếp 26/63 tỉnh, thành phố và thuộc nhóm điều hành khá (Bảng 2). Bảng 2. Chỉ số PCI của tỉnh Bến Tre qua các năm Năm Điểm tổng hợp Kết quả xếp hạng Nhóm điều chỉnh 2007 62,88 14 Tốt 2008 62,42 7 Tốt 2009 64,09 15 Tốt 2010 63,11 10 Tốt 2011 59,90 30 Khá 2012 58,35 26 Khá Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2013. Về chỉ số thành phần PCI của Bến Tre năm 2011-2012, Bến Tre có 03 chỉ số thành phần có điểm số tăng là gia nhập thị trường, đào tạo lao động và tính năng động. Ngược lại, có đến 06 chỉ số thành phần bị sụt giảm điểm số so với năm 2011 gồm: tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và thiết chế pháp lý (Bảng 3). 31 Soá 15, thaùng 9/2014 31 Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên Bảng 3. Chỉ số thành phần PCI của Bến Tre năm 2011-2012 STT Chỉ số thành phần 2011 2012 Tăng/ giảm Xếp hạng 30 26 + 4 Tổng điểm 59,90 58,35 -1,55 1 Gia nhậpthị trường 8,13 8,52 +0,39 2 Tiếp cận đất đai 7,00 6,57 -0,43 3 Tính minh bạch 6,15 5,66 -0,49 4 Chi phíthời gian 6,14 5,19 -0,95 5 Chi phíkhông chính thức 7,79 6,72 -1,07 6 Tính năng động 4,87 6,59 +1,72 7 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 3,84 3,47 -0,37 8 Đào tạolao động 4,68 5,24 +0,56 9 Thiết chếpháp lý 5,29 3,86 -1,43 Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2013 Cơ cấu thu hút vốn FDI vào tỉnh Bến Tre còn mất cân đối: - Mất cân đối trong thu hút vốn FDI theo ngành kinh tế: các dự án FDI chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, gia công, lắp ráp, khai thác tài nguyên như sản xuất các sản phẩm từ dừa, chế biến thủy sản, nông sản, gia công giày dép, may mặc,. Đây là những ngành mang hàm lượng công nghiệp thấp lại chiếm tỷ trọng cao trong khi các ngành khác mang động lực nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật lại ít. - Mất cân đối trong đối tác đầu tư: hiện tại, có 18 Quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư 41 dự án FDI tại Bến Tre, đa số nhà đầu tư đến từ Châu Á, các nhà đầu tư Châu Âu đầu tư còn rất thấp, điều này sẽ gây bất lợi cho nền kinh tế của tỉnh vì các đối tác nước ngoài đến từ Châu Âu là những đối tác lớn, có trình độ công nghệ cao và là đối tác quan trọng bậc nhất của nước ta. Nguyên nhân hạn chế trong việc thu hút vốn FDI tại tỉnh Bến Tre Một là, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ cho phát triển công nghiệp còn yếu kém, trong đó hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào là nhân tố gây tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư; chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng, nền móng, nhà xưởng tại các KCN tốn kém do nền đất tương đối yếu; công tác giải phóng mặt bằng, san lấp triển khai thực hiện chậm; chính sách đền bù cho người dân trong vùng dự án chưa thỏa đáng, công tác phục vụ tái định cư chưa được chuẩn bị tốt. Hai là, nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, chưa theo kịp tốc độ phát triển KCN. Hiện tại, tỉnh chưa có trường đại học đào tạo các ngành công nghệ, kỹ thuật cao để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Ba là, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và xúc tiến, đa số chưa được đào tạo chuyên môn theo hướng hội nhập, kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ hạn chế, chưa tập huấn thường xuyên dẫn đến hiện tượng thụ động trong việc tuyên truyền vận động xúc tiến đầu tư, hình thức xúc tiến đầu tư chưa đa dạng, chưa chú ý đến từng dự án cụ thể, từng lĩnh vực cụ thể, từng lĩnh vực có tiềm năng, từng đối tác tiềm năng, chưa gắn chặt đầu tư với xúc tiến thương mại, với xúc tiến đầu tư. Bốn là, Bến Tre thiếu quy hoạch tổng thể vùng, địa phương để thu hút FDI theo chiều sâu, thiếu quy hoạch phát triển các cụm sản xuất công nghiệp mũi nhọn liên quan đến kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Mặt khác, đang xuất hiện cạnh tranh cục bộ trong thu hút FDI giữa các tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Năm là, việc ban hành quy chế quản lý FDI trên địa bàn tỉnh Bến Tre chưa hoàn thiện, thiếu tính minh bạch trong các chính sách và các quy định liên quan đến đầu tư và hay thay đổi đột ngột. Giải pháp trong việc thu hút vốn FDI tại tỉnh Bến Tre Một là, tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng – kỹ thuật tạo sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch. Cải thiện, nâng cao cơ sở hạ tầng – kỹ thuật tạo điều kiện cho các dự án FDI thực hiện có hiệu quả hơn. Đồng thời, tiếp tục hiện đại hóa, mở rộng cơ sở hạ tầng và đổi mới, áp dụng phương pháp quy hoạch tiên tiến trên thế giới không chỉ là điều kiện để tăng sự hấp dẫn môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai các dự án mà còn là cơ hội để tăng thu hút FDI vào lĩnh vực hạ tầng, huy động vốn từ nhiều hình thức khác nhau để đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Hai là, đầu tư phát triển nguồn nhân lực - Đối với cán bộ, công chức cơ quan quản lý có liên quan đến lĩnh vực đầu tư phải thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao trình độ, phải có các chính sách ưu đãi về tiền lương, tuyển dụng, nhà ở để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về tỉnh làm việc. - Tăng cường thanh tra, kiểm tra, rút kinh nghiệm trong bảo đảm nguồn nhân lực cho kinh tế có vốn FDI để có chương trình, kế hoạch thích hợp, từ đó sẽ giúp cho tỉnh có cơ sở hoạch định 32 Soá 15, thaùng 9/2014 32 Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên chiến lược sát với tình hình thực tiễn để đảm bảo nguồn nhân lực cho kinh tế có vốn FDI theo kịp nhu cầu phát triển của nó. - Xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng từ bên ngoài vào tỉnh Bến Tre. Ba là, rà soát lại các ngành kinh tế ưu tiên phát triển và ngành công nghiệp chủ lực cho định hướng thúc đẩy hoạt động xúc tiến thu hút vốn FDI. Trước tiên, tỉnh cần xác định lại các ngành kinh tế ưu tiên phát triển và ngành công nghiệp chủ lực để Bến Tre có cơ chế, chính sách phù hợp để huy động và sử dụng hiệu quả vốn FDI theo hướng tăng trưởng theo chiều sâu, phù hợp với lợi thế so sánh của từng ngành kinh tế. Từ đó, sẽ có chiến lược lựa chọn đối tác đầu tư nước ngoài có tiềm lực về tài chính, công nghệ. Đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ các nước có nền kinh tế phát triển để hướng vào các ngành công nghiệp và dịch vụ có hàm lượng khoa học, công nghệ cao. Bốn là, tập trung xây dựng chiến lược thu hút FDI trên cơ sở quy hoạch tổng thể quỹ đất chung của tỉnh dành cho xây dựng các ngành công nghiệp mũi nhọn liên quan đến kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh bến Tre cần có chính sách ưu đãi hơn trong việc thu hút vốn FDI. Trên cơ sở Nghị quyết 103/NQ-CP ngày 29/08/2013 của Chính phủ “về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới” thì tỉnh Bến Tre cần có nhiều chính sách ưu đãi hơn về tiền thuê đất, tiền sử dụng đất đối với các dự án y tế, giáo dục và các dự án nghiên cứu phát triển. Có chính sách hỗ trợ về nguồn nhân lực trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao và sản xuất phần mềm. Năm là, cải cách thủ tục hành chính - Ngoài việc hỗ trợ thủ tục hành chính theo Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ngày 22/01/2010 tỉnh Bến Tre về “Ban hành Qui trình chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre” thì UBND tỉnh và các ban ngành phải thường xuyên thực hiện cải cách thủ tục hành chính để loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết, gây nhiều phiền toái cho các nhà đầu tư theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội dựa trên cơ sở pháp luật không cấm là được. - Xây dựng chính phủ điện tử để giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế “một cửa, liên thông” nhằm tạo điều kiện tối đa về thủ tục hành chính cho nhà đầu tư nước ngoài. 3. Kết luận Tóm lại, từ thực trạng thu hút FDI ở Bến Tre trong thời kỳ đổi mới, chúng ta thấy còn nhiều hạn chế cơ bản tác động đến khả năng và chất lượng thu hút FDI. Đã đến lúc tỉnh Bến Tre cần phải tập trung sức mạnh trong quy hoạch tổng thể trên cơ sở liên kết vùng, địa phương để có cơ hội cùng khai thác bền vững nguồn tài nguyên kinh tế là sức mạnh, là trung tâm của chiến lược thu hút FDI. Mặt khác để Bến Tre có thể nắm bắt cơ hội và thực hiện kế hoạch thu hút FDI của mình, Chính phủ cần quan tâm, tạo điều kiện xây dựng chính sách thu hút nguồn FDI vào lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp và chế biến nông sản để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên kinh tế. Tài liệu tham khảo Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2013. Kỷ yếu hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Hà Nội. Duy Nguyễn, Mỹ Linh. 2013. 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh Bến Tre, xem 29.3.2013,< FDI-cua-tinh-Ben-Tre-106/>. Huỳnh, Hoa. 2013. Uỷ ban nhân dân thành phố Bến Tre tổng kết công tác thu ngân sách năm 2012 và triển khai kế hoạch năm 2013, xem 07.3.2013, . Malesky, E. 2012. Rủi ro và triển vọng kinh doanh: cảm nhận từ điều tra PCI-FDI. VCCI. Phương Yến, Khôi Minh. 2013. Bến Tre ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài, xem 02.4.2013, . Thanh Sang. 2013. Giải pháp thu hút FDI vào Đồng bằng sông Cửu Long, xem 13.8.2013,< vietnamplus.vn/giai-phap-thu-hut-fdi-vao-dong-bang-song-cuu-long/215687.vnp>. Thu Quang. 2013. Các biến kinh tế học ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI, xem 13.8.2013, < ipcs.vn/vn/cac-bien-kinh-te-hoc-anh-huong-den-thu-hut-von-fdi-W257.htm>. Trần, Xuân. 2013. Bến Tre xếp vị trí 26 trong bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2012, xem 20.3. 2013, . Định hướng và giải pháp thu hút FDI vào Vùng Đông Nam Bộ.2013. xem 31.01.2013, < vietrade.gov.vn/cac-vung-kinh-t-khac/3591-nhhngva-gii-phap-thu-hut-fdi-vao-vung-ong-nam-b.html>. Nút thắt thu hút đầu tư ở ĐBSCL: Không có chiến lược. 2013, xem 15.8.2013 < news/nut-that-thu-hut-dau-tu-o-dbscl-khong-co-chien-luoc/ct-549566>.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf22_pdf_13_4189_113822 (13).pdf
Tài liệu liên quan