In recent years, the aquaculture activity of marine fish cage at Cat Ba island has
been affected by water pollution. In wet season, the average concentration of DO was lower than
Vietnamese standard (>5.0 mg/l) which happened at Ben Beo (4.67 mg/l), Tung Trang (4.71 mg/l),
Vung Gia (4.89 mg/l). Moreover, the average concentration of N-NH4+ was 1.05 times higher than
the Vietnamese environmental standards. Water quality index – CCME - WQI was between 46 and
61, showed that there were polluted signs of water quality in rainy season causing disadvantages to
marine aquaculture. The reasons were high concentrations of organic matters and nutrient in
water; waste from marine aquaculture, tourism services and partly polluted sources from mainland
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ô nhiễm môi trường khu nuôi cá biển bằng lồng bè điển hình: trường hợp nghiên cứu tại Cát Bà - Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
265
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 3; 2014: 265-271
DOI: 10.15625/1859-3097/14/3/3983
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHU NUÔI CÁ BIỂN BẰNG LỒNG BÈ ĐIỂN
HÌNH: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI CÁT BÀ - HẢI PHÒNG
Lê Tuấn Sơn1*, Trần Quang Thƣ1, Nguyễn Công Thành1,
Phạm Hoàng Giang2, Trần Văn Thành2
1Viện Nghiên cứu Hải sản-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
2Trường Đại học Khoa học Tự nhiên-Đại học Quốc gia Hà Nội
*
Email: letuanson1987@gmail.com
Ngày nhận bài: 7-5-2014
TÓM TẮT: Trong những năm gần đây, hoạt động nuôi cá biển bằng lồng bè tại Cát Bà - Hải
Phòng đang bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường nước. Hàm lượng DO trung bình vào mùa mưa
thấp hơn gới hạn cho phép xảy ra tại Bến Bèo giá trị bằng 4,67 mg/l, Tùng Tràng (4,71 mg/l), Vụng
Giá (4,89 mg/l). Ngoài ra, hàm lượng N-NH4
+
trung bình gấp 1,05 lần so với QCVN
10:2008/BTNMT. Chỉ số chất lượng nước CCME - WQI vào mùa mưa dao động 46 - 61, phản ánh
chất lượng nước có biểu hiện ô nhiễm, không thuận lợi cho hoạt động nuôi cá biển. Nguyên nhân là
do hàm lượng các chất hữu cơ và dinh dưỡng trong nước cao; chất thải từ hoạt động nuôi hải sản,
dịch vụ du lịch và một phần từ nguồn bị ô nhiễm trong lục địa chảy ra.
Từ khóa: Cát Bà, chỉ số chất lượng nước, nuôi cá biển bằng lồng bè, ô nhiễm.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, nghề nuôi cá biển
bằng lồng bè tại Cát Bà, huyện Cát Hải, thành
phố Hải Phòng đang có xu thế phát triển khá
mạnh. Năm 2007, khu vực đảo Cát Bà có 531
bè gồm 7.697 ô lồng, chủ yếu nuôi cá lồng và
tôm, phân bố tại vịnh Cát Bàm Bến Bèo và
vịnh Lan Hạ [6]. Tuy nhiên, do nhiều nhà bè
phát triển tự phát, không tuân thủ công tác bảo
vệ môi trường trong nuôi trồng, góp phần làm
suy giảm chất lượng nước tại Cát Bà. Chính vì
vậy, việc đánh giá chất lượng môi trường nước
tại vùng nuôi cá biển bằng lồng bè cần phải
được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm
cung cấp thông tin về diễn biến chất lượng môi
trường hay các nguy cơ ô nhiễm , suy thoái của
thủy vực ; từ đó, có biện pháp bảo vệ nguồn
nước và hạn chế thiệt hại do ô nhiễm gây ra.
Mục tiêu của bài báo là đánh giá chất lượng
môi trường nước ở khu vực nuôi cá biển bằng
lồng bè tại Cát Bà trong năm 2013 thông qua
chỉ số chất lượng nước (CCME - WQI -
Canadian Council of Ministers of the
Environment Water Quality Index). Qua đó,
góp phần làm cơ sở cho việc quy hoạch, phát
triển bền vững hoạt động nuôi trồng thủy hải
sản và công tác dự báo môi trường tại địa
phương trong những năm tiếp theo.
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tài liệu, phạm vi nghiên cứu
Nguồn số liệu được sử dụng từ kết quả
quan trắc thường niên do Viện Nghiên cứu Hải
sản thực hiện vào tháng 5 và 9 năm 2013 - đại
diện cho mùa khô và mùa mưa. Ngoài ra, nhóm
nghiên cứu tham khảo thêm một số tài liệu liên
quan đến môi trường khu vực biển Cát Bà - Hải
Phòng.
Tiêu chuẩn sử dụng để tính toán và đánh
giá chất lượng nước là QCVN
10:2008/BTNMT áp dụng đối với nước biển
ven bờ cho mục đích nuôi trồng thủy sản và đề
Lê Tuấn Sơn, Trần Quang Thư,
266
xuất của dự án KT 03 - 07 (với một số chỉ tiêu
không có trong quy chuẩn).
Phạm vi nghiên cứu gồm 5 điểm (Bến Bèo
1 - CB1, Bến Bèo 2 - CB2; Tùng Tràng - CB3;
Hải Quân - CB4 và Vụng Giá - CB5) ở khu vực
nuôi cá biển bằng lồng bè tại Cát Bà - Hải
Phòng (hình 1).
Hình 1. Vị trí các điểm nghiên cứu
khu vực nuôi cá biển bằng lồng bè
tại Cát Bà - Hải Phòng
Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích
Nhóm thông số môi trường nền (nhiệt độ,
độ muối, DO, pH, độ đục) của nước biển được
đo tại hiện trường bằng các thiết bị đo nhanh:
WTW Oxi 330i, Schott Cond/pH/LF12,
Turbidity HACH.
Hàm lượng muối dinh dưỡng (N-NO2
-
, N-
NO3
-
, N-NH4
+
và P-PO4
3-) trong nước được
phân tích tại phòng thí nghiệm bằng phương
pháp trắc quang trên máy quang phổ
DREL/2010 - HACH (Mỹ).
Thực vật phù du được soi trên kính hiển vi
phân tích (loại HUND - Wetzlar, NIKO -
eclipse TS100) dựa trên phương pháp so sánh
hình thái.
Vi sinh vật: Coliform bằng phương pháp
MPN (Most Possible Number) cấy trong môi
trường lỏng.
Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu đo, phân tích chất lượng môi
trường được xử lý bằng phương pháp thống kê
trên trình tiện ích Pivot Table and Pivot Chart
Report của Excel phục vụ cho việc đánh giá
chất lượng môi trường.
Chỉ số đa dạng loài H’
Đối với thực vật phù du, sử dụng chỉ số
tổng đa dạng loài H’ (theo Shannon - Wiener
1963, trích dẫn bởi Trần Lưu Khanh, 2009) để
đánh giá chất lượng môi trường cũng như mức
ô nhiễm cho từng thuỷ vực nghiên cứu. Cách
tính chỉ số H’ và phân mức chất lượng môi
trường như sau:
Công thức tính:
1
' log
n
i i
i
Trong đó: Pi = Ni/N, Ni là số cá thể của loài thứ
i, N là tổng số lượng cá thể của các loài.
Chỉ số chất lượng nước CCME-WQI
Chỉ số chất lượng nước (Water Quality
Index - WQI) là một chỉ số tổ hợp được tính
toán từ các thông số chất lượng nước xác định
thông qua một công thức toán học. Chỉ số
WQI đưa ra cái nhìn tổng thể về chất lượng
nước và cung cấp thông tin một cách đơn giản,
dễ hiểu cho cộng đồng mà không cần kiến
thức chuyên sâu.
Bài báo sử dụng 5 thông số (N-NO2
-
, N-
NO3
-
, N-NH4
+
, P-PO4
3- và DO) để tính CCME -
WQI theo phương pháp của sổ tay hướng dẫn
đánh giá CCME - Water Quality Index 1.0.
Cách tính chỉ số chất lượng nước CCME -
WQI cụ thể như sau:
Chỉ số CCME -WQI là hàm của 3 chỉ số
phụ khác nhau: F1 (Phạm vi) là phần trăm các
thông số vượt GHCP; F2 (Tần suất) là phần
trăm số mẫu vượt GHCP; F3 (Độ lệch - Biên
độ) là độ lệch giữa các mẫu vượt giới hạn so
với GHCP, có giá trị từ 0 đến 100 điểm được
tính bằng công thức sau:
3 0,01 0,01
nseF
nse
nse là thương của tổng độ lệch chuẩn tương
đối so với tiêu chuẩn trên tổng tổng số mẫu
phân tích.
Ô nhiễm môi trường khu nuôi cá biển
267
Giá trị của chỉ số CCME - WQI tính theo
công thức sau [1]:
2 2 2
1 1 1W 100
1,732
F F F
CCME QI
Bảng 1. Bảng đánh giá chất lượng môi trường nước theo chỉ số CCME - WQI
CWQI Chất lượng nước Giải thích
95 - 100 Rất tốt
Chất lượng nước được bảo vệ, thực sự không bị đe dọa hay làm suy giảm;
điều kiện ở đây còn rất gần với hệ tự nhiên hay ở mức nguyên thủy
80 - 94 Tốt
Chất lượng nước được bảo vệ, mức độ bị đe dọa hay làm giảm không lớn;
điều kiện ở đây hiếm khi vượt ra khỏi hệ tự nhiên
65 - 79 Trung bình
Chất lượng nước thường được bảo vệ nhưng đôi khi bị đe dọa hay suy giảm;
điều kiện ở đây đôi khi vượt khỏi hệ tự nhiên hay mức độ mong muốn
45 - 64
Biểu hiện của sự ô
nhiễm
Chất lượng nước thường bị đe dọa hay suy giảm; điều kiện ở đây thường vượt
khỏi hệ tự nhiên hay mức mong muốn
0 - 44 Ô nhiễm
Chất lượng nước luôn bị đe dọa hay suy giảm; điều kiện ở đây luôn vượt khỏi
hệ tự nhiên hay mức mong muốn
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Biến động hàm lƣợng của các thông số
Hình 2. Hàm lượng DO ở trong nước khu vực
nuôi cá biển bằng lồng bè tại Cát Bà từ 2005 -
2013 (Giai đoạn 2005 - 2012 từ Trần Quang
Thư và nnk (2013) [2])
Nhóm thông số môi trường nền: Nhiệt độ
và độ muối của nước biển ở khu vực Cát Bà
năm 2013 có sự thay đổi theo mùa. Nhiệt độ
dao động trong khoảng 25 đến 310C, cao vào
mùa mưa; ngược lại, độ muối của nước biển có
giá trị thấp vào mùa mưa. Nồng độ oxy hòa tan
trong nước dao động trong khoảng 3,64 -
5,91 mg/l; trung bình DO có giá trị thấp vào
thời điểm NL (nước lớn) và vào mùa mưa. So
sánh với kết quả nghiên cứu của Trần Quang
Thư, Lê Tuấn Sơn và nnk [2] giai đoạn 2005 -
2012, hàm lượng DO trung bình đo được trong
năm 2013 giảm xuống hơn 1,2 lần so với năm
2005 và có xu hướng giảm nhẹ qua các năm.
Theo số liệu từ năm 2009 đến năm 2012 [2],
nồng độ DO có giá trị thấp vào mùa mưa,
tương tự như kết quả trong năm 2013. Nguyên
nhân có thể là: vào mùa mưa, nhiệt độ thường
cao, quá trình chuyển hóa N-NH4
+
sang N-NO2
-
và N-NO2
-
sang N-NO3
-
xảy ra nhanh và tiêu
thụ oxy hòa tan, dẫn đến sự suy giảm oxy trong
khu vực nuôi. Theo Trương Đình Hoài (2014),
nhiệt độ, độ mặn và vĩ độ cao (áp suất thấp),
oxy hòa tan trong nước càng thấp. Ngoài ra,
nhiệt độ cao thì nhu cầu oxy của cá tăng. Tính
riêng năm 2013, hàm lượng DO ở nhiều điểm
quan trắc có giá trị thấp hơn GHCP (5,0 mg/l)
theo QCVN 10:2008/BTNMT như Bến Bèo 2
(vào mùa mưa: NL - nước lớn - 4,25 mg/l; NR -
nước ròng - 4,32 mg/l), Tùng Tràng (mùa mưa:
NL - 4,05 mg/l; NR - 4,57 mg/l). Hầu hết các
mẫu cho giá trị DO vượt GHCP chủ yếu được
lấy từ tầng đáy. Hệ quả của hàm lượng DO
trong nước biển thấp là quá trình oxy hóa
Amoni trong nước diễn ra chậm hơn. Để đảm
bảo nhu cầu oxy hòa tan cho đối tượng nuôi,
năm 2012 một số ô lồng nuôi tại Bến Bèo đã
phải dùng máy sục khí để cấp oxy cho các đối
tượng nuôi (Trần Quang Thư và nnk [3]). Các
thông số pH, độ đục ít bị biến động.
Nếu nước thường xuyên thiếu oxy < 3 mg/l
cá sẽ giảm ăn, chậm lớn, khó phát dục. Hàm
lượng DO từ 0,3 đến 1 mg/l: cá có thể sống nếu
nhiệt độ nước thấp và chết nếu nhiệt độ cao [4].
Ngoài ra, độ sâu mực nước bè nuôi dao
động từ 4 - 6 m, biên độ dao động thủy triều
của biển Cát Bà rất lớn, từ 3,0 - 3,5 m, trong
Lê Tuấn Sơn, Trần Quang Thư,
268
khi độ sâu của lồng nuôi từ 2,5 - 3,0 m. Do vậy,
vào thời điểm thủy triều xuống thấp, đáy lồng
nuôi chỉ cách đáy biển khoảng 0,5 - 1,0 m
(hình 3) [4], thậm chí có khu vực đáy lồng nuôi
chạm sát nền đáy biển. Điều này làm tăng khả
năng tích lũy chất hữu cơ (thức ăn thừa) ở tầng
đáy và tạo điều kiện cho vi khuẩn yếm khí hoạt
động mạnh, gây ra các khí độc, trong đó có
NH3. Các hoạt động nuôi cá lồng bè, tu hài, hàu
... không đúng quy trình kỹ thuật, lồng bè san
sát làm hạn chế dòng chảy, tăng nguy cơ bùng
phát và lây lan dịch bệnh.
Hình 3. Vị trí lồng nuôi ở hai thời điểm thủy
triều khác nhau [4]
Nhóm thông số các muối dinh dưỡng: Hàm
lượng N-NO2
-
và N-NO3
-
trung bình có giá trị
thấp hơn GHCP theo tiêu chuẩn đề xuất của đề
tài KT 03 - 07. Vào mùa khô, toàn bộ điểm
quan trắc đều cho nồng độ P-PO4
3-
nhỏ hơn
GHCP (0,1 mg/l). Vào mùa mưa, hàm lượng P-
PO4
3-
vượt GHCP, cụ thể, lúc NR hàm lượng P-
PO4
3-
cao nhất ở Bến Bèo 2 (0,23 mg/l)
gấp 2,30 lần so với tiêu chuẩn. So sánh với năm
2012 [2], hàm lượng P-PO4
3-
trung bình tăng
lên 1,55 lần và có xu hướng tăng lên rõ rệt qua
các năm (hình 4).
Trong các thông số dinh dưỡng gốc Nitơ,
hàm lượng N-NH4
+
năm 2013 cao nhất; tương
tự với kết quả nghiên cứu của Trần Quang Thư
và nnk [2] ở vùng biển Hải Phòng - Quảng
Ninh. Hàm lượng N-NH4
+
trong năm 2013 cao
nhất là 0,146 mg/l gấp 1,46 lần so với QCVN
10: 2008/BTNMT. Nồng độ N-NH4
+
có giá trị
cao ở các khu vực: Bến Bèo 1 (0,103 - 0,133
mg/l), Bến Bèo 2 (0,093 - 0,137 mg/l) và Tùng
Tràng (0,089 - 0,146 mg/l). Nguyên nhân là do
(1) hàm lượng các chất hữu cơ trong nước cao
đặc biệt là thức ăn thừa, dẫn đến quá trình tự ô
nhiễm do sự phân hủy chất hữu cơ lơ lửng
trong nước, (2) lắng đọng ở trầm tích trong
điều kiện yếm khí ở các khu vực nuôi và (3) từ
nguồn thải trong lục địa chảy ra.
Hình 4. Biến động nồng độ dinh dưỡng hòa tan
trong nước khu vực nuôi cá biển bằng lồng bè
tại Cát Bà năm 2005 - 2013 (Giai đoạn 2005 -
2012 tham khảo [2])
Theo Nguyễn Văn Nguyên (2013) [5], nồng
độ dinh dưỡng trong nước cao là một trong
những nguyên nhân gây ra hiện tượng thủy
triều đỏ tại vùng biển Cát Bà - Hải Phòng.
Trong 2 năm 2011 - 2012, đã ghi nhận 5 đợt
bùng phát thủy triều đỏ trên diện rộng, gây thiệt
hại lớn cho nuôi trồng thủy sản.
Chỉ tiêu Coliform ở hầu hết các điểm nghiên
cứu trong năm 2013 đều khá cao và vượt
GHCP - 1.000 MNP/100 ml theo QCVN 10:
2008/BTNMT. Đặc biệt, vào mùa mưa, lúc
nước ròng tại Bến Bèo, Hải Quân và Vụng Giá,
mật độ Coliform cao hơn GHCP 1,1 lần.
Đánh giá chất lƣợng môi trƣờng nƣớc tổng
thể dựa trên chỉ số H’
Vào mùa khô, chỉ số H’ lớn nhất đạt 4,41 ở
khu Bến Bèo 1: môi trường nước không bị ô
nhiễm. Ngược lại, tại Tùng Tràng và Hải Quân,
giá trị H’ nhỏ hơn 1 (tương đương 0,53 và
0,87): chất lượng môi trường nước bị ô nhiễm
nặng. Vào mùa mưa, giá trị H’ dao động trong
khoảng 2,79 - 3,70: môi trường nước không bị
ô nhiễm hoặc ô nhiễm loại trung bình Beta (β -
mesosaprobic). Qua đó, cho thấy nước tại khu
vực quần đảo Cát Bà đang bị ô nhiễm cục bộ và
có nguy cơ ô nhiễm cao hơn vào mùa khô.
Ô nhiễm môi trường khu nuôi cá biển
269
Bảng 2. Bảng chỉ số H’ ở các khu vực nghiên cứu tại Cát Bà năm 2013
Thời gian Điểm quan trắc
Thực vật phù du
Đánh giá chất lượng nước
Mật độ (tb/m
3
) H’
Mùa khô
CB1 167.925 4,41 Nước tương đối sạch
CB2 460.377 2,99 Ô nhiễm trung bình Beta
CB3 13.820.755 0,53
Ô nhiễm nặng
CB4 2.283.019 0,87
Mùa mưa
CB1 33.443.396 2,79
Ô nhiễm trung bình Beta
CB3 28.773.585 2,92
CB4 5.690.566 3,60
Không ô nhiễm
CB5 3.547.170 3,70
Chỉ số chất lƣợng nƣớc CCME - WQI
Chỉ số chất lượng nước CCME - WQI dao
động trong khoảng 46 - 75, trung bình 64. Giá
trị CCME - WQI vào mùa khô lúc NL và NR
xấp xỉ nhau, thể hiện chất lượng nước ở mức
trung bình. Ngược lại, vào mùa mưa, CCME -
WQI dao động trong khoảng 46 - 61: chất
lượng môi trường nước tại Cát Bà đang có dấu
hiệu của sự ô nhiễm. Nguyên nhân làm giảm
giá trị WQI chủ yếu do: vào mùa mưa, số lượng
thông số vượt tiêu chuẩn (F1) và số mẫu phân
tích không đạt yêu cầu (F2) nhiều hơn so với
mùa khô; kéo theo đó là độ lệch của các mẫu
vượt GHCP lớn (F3).
Bảng 3. Giá trị chỉ số chất lượng nước CCME - WQI năm 2013
Tính
WQI
Mùa khô Mùa mưa
Nước lớn Nước ròng Nước lớn Nước ròng
F1 F2 F3 F1 F2 F3 F1 F2 F3 F1 F2 F3
Giá trị chỉ
số phụ
40 20 2,74 40 17,24 4,58 60 30 5,21 80 44,83 17
WQI 74 75 61 46
So sánh với kết quả CCME - WQI được
đưa ra trong báo cáo [2] của Trần Quang Thư
và nnk, chỉ số chất lượng nước năm 2006 -
2007 lần lượt là 93 và 90: cho thấy môi trường
nước ở mức tốt nhất, thuận lợi cho hoạt động
nuôi hải sản. Giai đoạn từ năm 2008 đến năm
2013, giá trị CCME WQI < 80 và giảm dần qua
các năm: phản ánh chất lượng môi trường nước
đang có xu hướng bị ô nhiễm (hình 5).
Hình 5. Giá trị chỉ số CCME - WQI trong nước
khu vực nuôi cá biển bằng lồng bè tại Cát Bà
2006 - 2013 (Giai đoạn 2006 - 2012
tham khảo tại [3])
Nguyên nhân gây ô nhiễm
Hoạt động nuôi thủy sản: nguồn thải từ
NTTS chủ yếu là chất dinh dưỡng và hữu cơ,
do lượng thức ăn chủ yếu là cá tạp, được chế
biến thủ công, một phần cá ăn không hết, rơi
xuống đáy biển tích tụ ở đó và một phần trôi
sang các khu vực khác.
Hoạt động du lịch, khai thác và dịch vụ
thủy sản: năm 2006, tổng lượt khách du lịch
đến đảo Cát Bà khoảng 500 nghìn người, năm
2007 tăng lên gấp 1,5 lần - đạt 729.000 lượt
khách. Ước tính năm 2020 dân số đảo Cát Bà
tăng lên 20.120 người, thu hút khoảng 1,9 triệu
lượt khác du lịch mỗi năm [6]. Kéo theo đó là
số lượng rác thải phát sinh từ dân cư và khách
du lịch tăng lên trong khi vấn đề thu gom và xử
lý rác thải chưa triệt để. Qua kiểm tra của Đoàn
kiểm tra liên ngành huyện Cát Hải, 100% nhà
hàng, bè nổi đều có nhà vệ sinh, nhưng không
có hệ thống lọc, hệ thống xử lý mà xả thẳng
xuống biển. Hoạt động khai thác và du lịch sử
dụng các tàu loại nhỏ là một trong những
nguyên nhân gây ô nhiễm dầu.
Lê Tuấn Sơn, Trần Quang Thư,
270
Nguồn gây ô nhiễm từ lục địa: hiện tại
việc quản lý, kiểm soát các chất ô nhiễm từ
nguồn lục địa chưa hiệu quả. Hầu hết các
nguồn ô nhiễm chưa được xử lý trước khi xả
ra môi trường.
Chỉ tính riêng vụng Cát Bà, khả năng tiếp
nhận các chất ô nhiễm đã quá tải với hầu hết
các thông số như BOD, COD, NH4
+
và NO2
-
.
Ngoài ra, khả năng đạt tải đối với PO4
3-
và TSS
tương ứng là 51,22% và 73,34%.
Hình 6. Mức độ đạt tải với các thông số môi
trường tại vụng Cát Bà [6]
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Giá trị các thông số môi trường nền cơ bản
ở vùng biển hầu hết đều nằm trong GHCP theo
QCVN 10: 2008/BTNMT và tiêu chuẩn đề xuất
của đề tài KT 03 - 07. Riêng hàm lượng DO
trong nước ở 1 số điểm quan trắc như Bến Bèo,
Tùng Tràng nhỏ hơn GHCP (5,0 mg/l) và có
giá trị thấp vào mùa mưa.
Nồng độ các thông số dinh dưỡng (N-NO2
-
,
N-NO3
-
và P-PO4
3-) trung bình thấp hơn so với
GHCP, riêng hàm lượng P-PO4
3-
trung bình vào
mùa mưa vượt tiêu chuẩn hơn 2 lần. Thông số
N-NH4
+
luôn có nồng độ cao nhất so với các
thông số dinh dưỡng gốc Nitơ và có giá trị
trung bình vượt GHCP tại Bến Bèo 1 và 2,
Tùng Tràng.
Chỉ số chất lượng môi trường nước CCME
- WQI vào mùa mưa dao động từ 74 - 75, mùa
mưa (46 - 64). Chất lượng nước vào mùa khô
có biểu hiện ô nhiễm, không thuận lợi cho hoạt
động nuôi hải sản.
Chỉ số H’ phản ánh chất lượng môi trường
nước Cát Bà bị ô nhiễm cục bộ, đặc biệt tại
Tùng Tràng (mùa khô: 0,53; mùa mưa: 2,92).
Kiến nghị
Đối với hoạt động nuôi cá biển bằng lồng
bè tại Cát Bà cần tuân thủ các kỹ thuật nuôi với
từng loại đối tượng: chọn con giống, mật độ
nuôi, thức ăn và chế độ cho ăn, các biện pháp
phòng bệnh dịch , bố trí các ô lồng và cụm
bè nuôi hợp lý để tăng cường khả năng lưu
thông nước;
Tiếp tục thi hành việc di dời và sắp xếp 1
số điểm nuôi trồng thủy sản không hợp lý theo
Quyết định 1572/QĐ-UBND ngày 27/9/2010
về Quy hoạch chi tiết phát triển nuôi trồng hải
sản trên vùng biển Hải Phòng đến năm 2015,
định hướng đến năm 2020.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Canadian Council of Ministers of the
Environment, 2001. Canadian water quality
guidelines for the protection of aquatic life:
CCME Water Quality Index 1.0, User’s
Manual, in: Canadian environmental
quality guidelines (1999), Canadian
Council of Ministers of Environment,
Winnipeg.
2. Tran Quang Thu, Le Tuan Son, Nguyen
Tien Long, Đoan Thu Ha, Tran Van Luan,
2013. Assessment of Water Quality at Fish
Cages in the North of Vietnam. J. Sci. &
Devel., 2013, Vol. 11, No. 7: 996-1004.
3. Trần Quang Thư, Nguyễn Tiến Long, Lê
Tuấn Sơn, 2013. Chất lượng môi trường
nước khu vực nuôi cá biển bằng lồng bè tại
Cát Bà - Hải Phòng. Tạp chí Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn, tháng 12/2013.
Tr. 254 - 259.
4. Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Quang
Chương, Phạm Thị Thanh và Võ Văn Bình,
2011. Báo cáo nhiệm vụ “Quan trắc, cảnh
báo môi trường và dịch bệnh thủy sản nuôi
trồng thủy sản tại một số tỉnh miền Bắc
Việt Nam, năm 2011”, Bắc Ninh. Truy cập
ngày 20/4/2014 tại:
https://sites.google.com/site/moitruongthuy
san/moi-truong-thuy-san/nghien-cuu-danh-
gia/moi-truong-va-benh-ca-bien
5. Nguyen Van Nguyen, Le Thanh Tung, Dao
Duy Thu, Luu Xuan Hoa, Nguyen Cong
Thanh, Nguyen Hoang Minh, Yasuwo
Fukuyo, 2013. Recent HAB events in Ha
Ô nhiễm môi trường khu nuôi cá biển
271
Long bay (Vietnam): Increase in frequency,
harmful effects associated with increased
eutrophication. Proceedings 15
th
ICHA,
accepted manuscript.
6. Cao Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Phương
Hoa, 2009. Đánh giá sức tải môi trường
vùng nước ven biển đảo Cát Bà phục vụ
cho phát triển bền vững. Tạp chí Khoa học
và Công nghệ biển, Phụ trương 1 (2009), Tr.
154-168.
ENVIRONMENTAL POLLUTION AT TYPICAL MARINE FISH CAGE
CULTURE AREAS: CASE STUDY AT CAT BA - HAI PHONG
Le Tuan Son
1
, Tran Quang Thu
1
, Nguyen Cong Thanh
1
,
Pham Hoang Giang
2
, Tran Van Thanh
2
1
Research Institute for Marine Fisheries-MARD
2
Ha Noi University of Science-VNU
ABSTRACT: In recent years, the aquaculture activity of marine fish cage at Cat Ba island has
been affected by water pollution. In wet season, the average concentration of DO was lower than
Vietnamese standard (>5.0 mg/l) which happened at Ben Beo (4.67 mg/l), Tung Trang (4.71 mg/l),
Vung Gia (4.89 mg/l). Moreover, the average concentration of N-NH4
+
was 1.05 times higher than
the Vietnamese environmental standards. Water quality index – CCME - WQI was between 46 and
61, showed that there were polluted signs of water quality in rainy season causing disadvantages to
marine aquaculture. The reasons were high concentrations of organic matters and nutrient in
water; waste from marine aquaculture, tourism services and partly polluted sources from mainland.
Keywords: Cat Ba, CCME - WQI, marine aquaculture, pollution.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3983_20919_1_pb_3778_2079615.pdf