Phân bố, tập tính sinh thái và tác hại của loài bọ xít hút máu triatoma rubrofasciata (de geer, 1773) ở Việt Nam

KẾT LUẬN 1. Ở Việt Nam loài bọ xít Triatoma rubrofasciata (De Geer, 1773) phân bố ở 21 tỉnh thành trong cả nước. 2. Bọ xít Triatoma rubrofasciata trưởng thành có khả năng phát tán vào nhà từ tầng I đến tầng VI. Khi vào nhà bọ xít thường đậu ở bất cứ vật dụng nào, trước khi bò đi tìm mồi. Thời gian hoạt động kiếm mồi, hút máu của bọ xít chủ yếu vào ban đêm. Tổ bọ xít thường là các đống củi gỗ có khối lượng trên 0,5 m3, để cố định nhiều tháng và có chuột sống trong đó. Ở miền Bắc loài bọ xít này xuất hiện quanh năm, nhưng nhiều nhất từ tháng VI - IX. 3. Bọ xít Triatoma rubrofasciata có thể đốt ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể người, đặc biệt những nơi không được che kín. Khi bị bọ xít đốt thường gây sưng, ngứa hay sốt trong thời gian 2-5 ngày. 4. Chưa phát hiện được ký sinh trùng Tripanosoma cruzi ở những người đã bị bọ xít đốt và trong máu dạ dày bọ xít thu thập tại các điểm nghiên cứu

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 30 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân bố, tập tính sinh thái và tác hại của loài bọ xít hút máu triatoma rubrofasciata (de geer, 1773) ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 220 PHÂN BỐ, TẬP TÍNH SINH THÁI VÀ TÁC HẠI CỦA LOÀI BỌ XÍT HÚT MÁU TRIATOMA RUBROFASCIATA (DE GEER, 1773) Ở VIỆT NAM Nguyễn Văn Châu*, Vũ Đức Chính* , Lê Thành Đồng**, Nguyễn Xuân Quang***, Mai Đình Thắng** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bệnh Chagas chủ yếu ở Mexico, Trung và Nam Mỹ. Mầm bệnh là đơn bào đường máu Tripanosoma cruzi, chủ yếu được truyền từ phân của bọ xít truyền qua vết đốt của chúng. Đầu năm 2010, ở Việt Nam đã xuất hiện bọ xít hút máu ở nhiều địa phương làm xôn xao dư luận. Mục tiêu: Tìm hiểu phân bố, tập tính sinh thái và tác hại của loài bọ xít hút máu Triatoma rubrofasciata (De Geer, 1773). Phương pháp nghiên cứu: Điều tra cắt ngang và thu thập thụ động loài bọ xít hút máu Triatoma rubrofasciata (De Geer, 1773) trên địa bàn cả nước, từ năm 2010-2012. Kết quả: Đã thu thập được 1.720 cá thể bọ xít Triatoma rubrfasciata, tại 237 điểm, thuộc 20 tỉnh, thành. Bọ xít xuất hiện nhiều nhất từ tháng VI - IX; chúng hoạt động hút máu chủ yếu vào ban đêm và thường làm tổ trong các đống củi gỗ, có chuột sống. Chúng đốt người ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, vết đốt gây sưng, ngứa. Chưa phát hiện được ký sinh trùng Tripanosoma cruzzi ở những người bị bọ xít đốt và ở bọ xít. Kết luận: Bọ xít Triatoma rubrofasciata (De Geer, 1773) phân bố ở 21 tỉnh, thành. Bọ xít xuất hiện quanh năm, nhiều nhất từ tháng VI – IX. Bọ xít trưởng thành có thể vào nhà từ tầng I đến tầng VI. Chúng hoạt động kiếm mồi, hút máu chủ yếu vào ban đêm và thường làm tổ trong các đống củi gỗ. Chưa phát hiện được ký sinh trùng Tripanosoma cruzi ở người và ở bọ xít tại các điểm nghiên cứu. Từ khóa: bọ xít Triatoma rubrofasciata, phân bố, sinh thái, Viet Nam ABSTRACT DISTRIBUTION, ECOLOGICAL BEHAVIOR AND THE HARM OF BLOODSUCKING BUGS TRIATOMA RUBROFASCIATA (DE GEER, 1773) IN VIETNAM Nguyen Van Chau, Vu Duc Chinh, Le Thanh Dong, Nguyen Xuan Quang, Mai Dinh Thang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 220 - 225 Background: Chagas disease distributed mainly in Mexico, Central and South America. Pathogens are blood parasitic Protozoan Tripanosoma cruzi, which transmitted by fecal of bloodsucking bugs through the bite. In early 2010, in Vietnam appeared bloodsucking bugs in many locations that were causing disturbance and worry for people. Objectives: To understand the distribution, ecological behavior and harm of bloodsucking bugs Triatoma rubrofasciata (De Geer, 1773). Method: Active cross-sectional survey and passive collected species bloodsucking bugs Triatoma rubrofasciata (De Geer, 1773) in the whole country, from 2010-2012. Results: 1,720 individual Triatoma rubrfasciata bugs have been collected in 237 places belong to 20 provinces. Most bugs appear from June to September; their bloodsucking activities mainly at night and they nest in wood piles, where rats are living. Bugs bited people at any slocation on the body, the bite causes swelling, itching. Tripanosoma parasite has not yet found in people who have bitten by bugs as well as in bug bodies. * Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung Ương ** Viện sốt rét KST - CT TP HCM; *** Viện sốt rét KST - CT Quy Nhơn Tác giả liên lạc: PGS. TS. Nguyễn Văn Châu, ĐT: 0982331949, Email: vanchaunimpe@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 221 Conclusion: Triatoma rubrofasciata (De Geer, 1773) distributes in 21 provinces and cities of Vietnam. Bugs have been collected throughout the year, but most of them are collected from June to September. Adult bugs can enter buildings from ground floor to fifth floor. Their activities for hosts and sucking blood mainly at night and nestting in wood piles. Tripanosoma parasite has not yet found in people who have bitten by bugs as well as in bug bodies. Key words: Triatoma rubrofasciata bugs, distribution, ecological behavior, Vietnam ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh Chagas hay còn gọi là bệnh Trypanosomiasis, chủ yếu ở Mexico, Trung và Nam Mỹ, rất hiếm ở bắc Mỹ(5,7). Tác nhân gây bệnh là đơn bào đường máu Trypanosoma cruzi(8). Mầm bệnh từ chất thải của bọ xít truyền qua vết đốt của bọ xít thuộc phân họ Triatominae, hoặc lây lan bằng truyền máu, mẹ truyền sang con, do phẫu thuật, cấy ghép nội tạng, tai nạn phòng thí nghiệm v.v..(6) Ước tính có 8 đến 10 triệu người Mexico, Trung và Nam Mỹ mang bệnh Chagas. Một số lượng khá lớn người đã di chuyển từ nông thôn ra thành thị của vùng châu Mỹ Latin và các vùng khác trên thế gới, nên làm tăng phân bố địa lý của bệnh(7). Đầu năm 2010 đã xuất hiện bọ xít hút máu ở nhiều địa phương, đặc biệt ở Hà Nội, làm xôn xao dư luận, người dân rất lo sợ và hoang mang, đặc biệt những người bị bọ xít đốt. Nhằm góp phần cung cấp thông tin về bọ xít hút máu ở Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về “Phân bố, tập tính sinh thái và tác hại của loài bọ xít hút máu Triatoma rubrofascista (De Geer, 1773) ở Việt Nam”. Mục tiêu: Tìm hiểu về “Phân bố, tập tính sinh thái và tác hại của loài bọ xít hút máu Triatoma rubrofascista (De Geer, 1773) ở Việt Nam”. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Loài bọ xít hút máu Triatoma rubrofascista (De Geer, 1773), thuộc họ Triatomidae, bộ cánh khác Hemiptera. Phương pháp Chủ động điều tra cắt ngang và thu thập bọ xít thụ động do người dân mang đến các Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm phòng chống sốt rét tỉnh trên địa bàn cả nước, từ năm 2010 - 2012. Xử lý, bảo quản mẫu vật bọ xít theo phương pháp của Scott, 1962. Định loại bọ xít dựa vào đặc điểm hình thái, theo tài liệu của các tác giả (Lent & Wygodzinsky, 1979)(4), (Trương Xuân Lam, 2004)(2). Các mẫu bọ xít sau khi định tên được gửi sang Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật để thẩm định v.v Lấy máu ngoại vi giọt mỏng và giọt dày những người bị bọ xít đốt sau những người bị bọ xít đốt sau 7-10 ngày và máu trong dạ dày bọ xít nhuộm giemsa tìm ký sinh trùng đường máu Tripanosoma cruzi theo phương pháp của (Gracia L.S)(3), (WHO, 2008)(6). Xác định máu vật chủ trong dạ dày bọ xít: Bằng kỹ thuật phản ứng ngưng kết huyết thanh khếch tán trên thạch của Ouchterlony (1940). KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Số lượng và phân bố bọ xít Triatoma rubrofasciata tại Việt Nam Bảng 1. Số lượng bọ xít/số địa điểm và thời gian thu thập tại các tỉnh và thành phố TT Tên tỉnh Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Cộng 1 Hà Nội 710/112 246/36 33/16 989/164 2 Lạng Sơn 2/1 0 0 2/1 3 Quảng Ninh 4/2 0 0 4/2 4 Bắc Giang 10 0 2/2 12/2 5 Bắc Ninh 3/2 200/1 0 203/3 6 Hải Dương 1/1 0 0 1/1 7 Nam Định 1/1 1/1 0 2/2 8 Nghệ An 2/2 4/1 0 6/3 9 Thanh Hóa 4/2 0 2/1 6/3 10 Hải Phòng 0 1/1 0 1/1 11 Vĩnh Phúc 1/1 0 0 1/1 12 TThiên-Huế 6/4 1/1 0 7/5 13 TP. Đà Nẵng 14/13 0 0 14/13 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 222 TT Tên tỉnh Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Cộng 14 Q. Nam 3/2 0 0 3/2 15 Q. Ngãi 1/1 0 0 1/1 16 Bình Định 10/10 0 1/1 11/11 17 Phú Yên 2/1 0 0 2/1 18 TP.Hồ Chí Minh 72/11 107/2 4/2 183/15 19 Bà Rịa-Vũng Tàu 2/1 0 0 2/1 20 Cần Thơ 2/1 0 0 2/1 Tổng cộng 850/171 828/43 42/22 1720/236 Trong ba năm (2010 – 2012), chúng tôi đã thu thập được 1720 cá thể bọ xít hút máu Triatoma rubrofasciata (De Geer, 1773) ở 236 địa điểm thuộc 20 tỉnh, thành phố. Số lượng bọ xít thu thập được chủ yếu tại Hà Nội (164 điểm, 989 cá thể, chiếm tỷ lệ 57,3%); Bắc Ninh (203 bọ xít ở 3 điểm) và Tp. Hồ Chí Minh (183 bọ xít ở 15 điểm); các tỉnh thành khác bọ xít thu được không đáng kể. Số lượng bọ xít chủ yếu thu được trong năm 2010 và 2011 (bảng 1). Các điểm thuộc quận, huyện, (tỉnh) như sau: Từ Liêm, Thanh Trì, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Gia Lâm, Đông Anh, Hoài Đức, Thạch Thất, Thanh Oai và Mê Linh (Hà Nội), TP. Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn), TP. Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Lạng Giang, TP. Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang), Tiên Du, Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh), Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc), TP. Thanh Hóa, Hoằng Hóa (tỉnh Thanh Hóa), TP. Vinh (tỉnh Nghệ An), Tp. Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế), Sơn Trà, Liên Chiểu, Hải Châu, Thanh Khê (Tp. Đà Nẵng), Núi Thành, Hòa Cường Bắc (tỉnh Quảng Nam), Nghĩa Kỳ (Quảng Ngãi), Bình Định (Quy Nhơn (11 điểm)), Phú Yên (Tuy Hòa), Phan Rang (tỉnh Ninh Thuận), Quận I, Quận 8, Quận 10, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình (TP. Hồ Chí Minh), Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu), Cần Thơ (TP. Cần Thơ). Ngoài 20 tỉnh đã thu thập được từ 2010 - 2012 trong nghiên cứu này, trước đó Trương Xuân Lam (2004), đã thu thập được loài bọ xít này tại tỉnh Hoà Bình (Mai Châu)(2). Như vậy, ở Việt Nam loài bọ xít T. rubrofasciata phân bố ở 21 tỉnh thành trong cả nước. Theo (Lent và Wygodzinski, 1979)(4), loài bọ xít Triatoma rubrofasciata (De Geer, 1773) thuộc giống Triatoma Laporte, 1832; phân họ Triatominae Latreille, 1809; họ Reduviidae Latreille 1807, phân bố hầu khắp thế giới. Tại vùng Đông phương (Oriental Region), chúng phân bố ở các đảo Andaman, Mianma, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Nhật Bản, Philippin, Singapore, Srilanca, Thái Lan và Việt Nam. Như vậy có thể nhận định rằng, phân bố của Triatoma rubrofasciata ở Việt nam tương đối rộng nhưng có mật độ cao tập trung nhất ở các khu vực đô thị. Một số tập tính sinh thái Triatoma rubrofasciata (De Geer, 1773) Thời gian hoạt động của bọ xít vào các tháng trong năm tại miền Bắc* Bảng 2. Số điểm và số bọ xít thu thập được vào các tháng trong năm Tháng Số điểm thu thập bọ xít Số bọ xít thu thập Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % I 1 0,54 1 0,08 II 2 1,07 2 0,17 III 2 1,07 3 0,25 IV 4 2,15 5 0,42 V 5 2,69 7 0,59 VI 9 4,84 79 6,64 VII 54 29,03 648 54,45 VIII 47 25,27 280 23,53 IX 42 22,58 128 10,76 X 12 6,45 25 2,10 XI 6 3,23 10 0,84 XII 2 1,07 2 0,17 Cộng 186 100 1.190 100 *: Từ Nghệ An trở ra Ở miền Bắc (Từ Nghệ An trở ra) bọ xít Triatoma rubrofasciata xuất hiện quanh năm, nhưng nhiều nhất từ tháng VI đến tháng IX , là những tháng nhiệt độ cao nhất (bảng 2). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 223 Hình1. T. Rubrofasciata Hình 2. Nơi làm tổ cua bọ xít Hình 3. Bọ xít bắt trong một tổ Phân bố theo độ cao của bọ xít Triatoma rubrofasciata trong khu dân cư Bảng 3. Kết quả thu thập bọ xít tại các căn hộ có độ cao khác nhau ở Hà Nội Độ cao (tầng nhà) Số căn hộ có bọ xít Số bọ xít thu thập Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ (%) Tầng I 88 61,53 138 58,22 Tầng II 31 21,67 52 21,94 Tầng III 17 11,90 24 10,13 Tầng IV 3 2,10 14 5,92 Tầng V 2 1,40 7 2,95 Tầng VI 2 1,40 2 0,84 Cộng 143 100 237 100 Có thể phát hiện bọ xít T. rubrofasciata trong nhà từ tầng I đến tầng VI tương đương độ cao 0 - 20m kể từ mặt đất (thông thường độ cao của 1 tầng nhà ở Hà Nội khoảng 3m), nhưng chủ yếu từ tầng I và II. Số hộ có bọ xít bay vào tầng I là 61,53% và số bọ xít bắt được ở các hộ tầng I chiếm 58,22% so với tổng số cá thể bọ xít bắt được ở tất cả các tầng. Càng lên cao số bọ xít thu thập được càng giảm (bảng 3). Thời điểm hoạt động ngày đêm của bọ xít Triatoma rubrofasciata Bảng 4. Số lượng bọ xít đốt người và số bọ xít bắt được theo ngày, đêm Thời điểm Số bọ xít đốt người Số bọ xít đã thu thập được Số lượng Tỷ lệ% Số lượng Tỷ lệ% Ngày 1 1,04 154 64,98 Đêm 95 98,96 83 35,02 Cộng 96 100 237 100 Kết quả ở bảng 4 cho thấy, 98,96% bọ xít T. rubrofasciata hoạt động hút máu vào ban đêm. Điều này phù hợp với nhận xét của một số tác giả: “hoạt động vào ban đêm là tập tính chủ yếu của nhiều loài bọ xít hút máu thuộc phân họ Triatominae”(7). Do thu thập chủ yếu vào ban ngày nên số lượng bọ xít thu thập được ban ngày nhiều hơn ban đêm. Nơi trú ẩn, bám đậu tạm thời của bọ xít Bảng 5. Số lượng bọ xít thu thập tại các vị trí khác nhau TT Vị trí thu thập bọ xít Số bọ xít thu thập Tỷ lệ % 1 Trần nhà 2 1,67 2 Tường nhà 25 20,83 3 Nền nhà 10 8,33 4 Ngoài sân 3 2,50 5 Nhà tắm 8 6,67 6 Cầu thang 14 11,67 7 Cổng ra vào 1 0,83 8 Giường, chiếu, chăn, màn 33 27,50 9 Tủ, bàn ghế và đồ vật khác 24 20,00 Cộng 120 100 Số lượng thu thập được bọ xít T. rubrofasciata vào nhà thường trú đậu tạm thời ở các đồ vật trong nhà và ở giường chiếu, chăn, màn là 27,50%; trên tường vách là 20,83% nhiều hơn những vị trí khác (bảng 5). Nơi làm tổ của bọ xít Bảng 6. Số lượng bọ xít thu thập được tại các loại tổ Nơi làm tổ của bọ xít Số tổ bọ xít Số lượng bọ xít thu được Trưởng thành Ấu trùng Tổng số Tỷ lệ (%) Khe tường nhà 1 4 6 10 1,19 Sàn gỗ gác xép 1 5 19 24 2,86 Các đống củi, gỗ 5 234 571 805 95,95 Cộng 7 243 596 839 100 Những nơi nào thu thập được cả bọ xít Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 224 trưởng thành và ấu trùng thì chính là nơi làm tổ, sinh sản và phát triển của chúng. Trong 7 “tổ” bọ xít đã được tìm thấy, 1 tổ là khe tường, 1 tổ là sàn gỗ gác xép nơi giường ngủ phòng trọ và 5 tổ là đống củi gỗ có khối lượng trên 0,5 m3 đã để nhiều tháng và có chuột sống, làm tổ trong đó (bảng 6, hình 2, 3). Đây là dẫn liệu thú vị giúp chúng ta chủ động phát hiện các tổ bọ xít, là cơ sở cho việc phòng ngừa bọ xít hút máu. Các tổn do bọ xít đốt Bảng 7. Vị trí bọ xít đốt và các dấu hiệu lâm sàng Vị trí đốt Số người bị bọ xít đốt Tỷ lệ % Sưng, ngứa tại chỗ Có sốt Nhiễm trùng tại chỗ Ghi chú Mặt 5 3,25 4 1 1 Do gãi Đầu 1 0,65 1 0 0 Cổ, gáy 5 3,25 5 1 0 Vai 7 4,55 7 0 0 Tay 40 25,97 40 0 0 Lưng 39 25,32 39 3 0 Bụng 1 0,65 1 0 0 Mông 2 1,30 2 0 0 1 trẻ em Chân 54 35,06 54 2 0 Cộng 154 100 153 (99,35 %) 7 (4,54 %) 1 (0,65%) Theo dõi 154 người bị bọ xít đốt thấy rằng: vết đốt hầu như từ đầu đến chân, nhưng chân và tay là hai nơi bị đốt nhiều nhất (25,32 - 35,06%); các vị trí khác bị đốt ít hơn. Hiện tượng sưng, ngứa tại vết đốt chiếm 99,35%. Hiện tượng có sốt 4,54% (7/154), nhưng chỉ kéo dài 1 đến 2 ngày. Một trường hợp do ngứa và gải xước da nên nhiễm trùng tại chỗ (0,65%) (bảng 9). Bọ xít T. rubrofasciata đốt thường gây tổn thương tại chỗ(7). Vai trò truyền bệnh của bọ xít Triatoma rubrofasciata Bảng 8. Kết quả xét nghiệm tìm ký sinh trùng T. cruzi trong máu người đã bị bọ xít đốt. Tuổi và giới tính Số lượng Tỷ lệ % Kết quả Trẻ em 22 17,05 (-) Người lớn 115 80,95 (-) Nam 52 35,29 (-) Nữ 63 64,61 Cộng 137 100 (-) Xét nghiệm lam máu tìm ký sinh trùng Trypanosoma bằng phương pháp nhuộm giemsa máu ngoại vi ở 137 người bị bọ xít đốt hay nghi bị bọ xít đốt đều cho kết quả âm tính (-); gồm 22 trẻ em và 115 người lớn (nam 52, nữ 63 người) (bảng 7). Bảng 9. Kết quả xét nghiệm máu trong dạ dày bọ xít TT Nơi thu bọ xít xét nghiệm máu Số lượng bọ xít Kết quả 1 Trong tổ 230 (-) 2 Trong nhà 87 (-) Cộng 317 (-) Xét nghiệm máu trong dạ dày của 317 bọ xít, gồm 230 con bắt trong tổ và 87 con bắt trong nhà, kết quả đều âm tính (bảng 8). Bảng 10. Kết quả xác định loại máu vật chủ trong dạ dày bọ xít Số bọ xít lấy máu xét nghiệm Kháng huyết thanh Người Chuột Người + chuột Không xác định 200 ( bọ xít ở tổ) 2 1,00% 170 85,00% 11 7,50% 17 3,75 45 (bọ xít bắt trong nhà) 24 53,33% 6 13,33% 5 11,11% 10 22,22 245 con 26 176 16 27 10,61% 71,84% 6,53% 11,02% Xét nghiệm máu trong dạ dày 245 bọ xít T. rubrofasciata (200 con bắt ở các tổ và 45 con bắt trong nhà) cho thấy 85,0% số cá thể bọ xít bắt ở tổ trong dạ dày chúng có máu chuột; 1,0% có máu người và 7,50% vừa có máu chuột lẫn máu người. Những bọ xít bắt trong nhà thì 53,33% cá thể có máu người; 13,33% có máu chuột và 11,11% vừa có máu người vừa máu chuột. Kết quả chung là: 10,61% bọ xít trong dạ dày có máu người; 71,84% bọ xít trong dạ dày có máu chuột; 6,53% có máu người lẫn máu chuột và 11,02% không xác định (bảng 10). Kết quả nghiên cứu phù hợp với nhận xét của Sandoval et al. (2000, 2004): “hầu như các loài bọ xít Triatominae dinh dưỡng bằng máu (haematophagous) động vật có xương sống”(8). KẾT LUẬN 1. Ở Việt Nam loài bọ xít Triatoma rubrofasciata (De Geer, 1773) phân bố ở 21 tỉnh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 225 thành trong cả nước. 2. Bọ xít Triatoma rubrofasciata trưởng thành có khả năng phát tán vào nhà từ tầng I đến tầng VI. Khi vào nhà bọ xít thường đậu ở bất cứ vật dụng nào, trước khi bò đi tìm mồi. Thời gian hoạt động kiếm mồi, hút máu của bọ xít chủ yếu vào ban đêm. Tổ bọ xít thường là các đống củi gỗ có khối lượng trên 0,5 m3, để cố định nhiều tháng và có chuột sống trong đó. Ở miền Bắc loài bọ xít này xuất hiện quanh năm, nhưng nhiều nhất từ tháng VI - IX. 3. Bọ xít Triatoma rubrofasciata có thể đốt ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể người, đặc biệt những nơi không được che kín. Khi bị bọ xít đốt thường gây sưng, ngứa hay sốt trong thời gian 2-5 ngày. 4. Chưa phát hiện được ký sinh trùng Tripanosoma cruzi ở những người đã bị bọ xít đốt và trong máu dạ dày bọ xít thu thập tại các điểm nghiên cứu. LIỆU THAM KHẢO 1. Tạ Huy Thịnh, Lê Xuân Huệ, Đặng Đức Khương, Hoàng Vũ Trụ.(2002). Nghiên cứu điều tra thành phần loài một số họ côn trùng ở tỉnh Vĩnh Phúc. Hội nghị Côn trùng học toàn quốc lần thứ 4: 443-446. Nxb. Nông nghiệp. 2. Trương Xuân Lam (2004). Hai loài bọ xít hút máu thuộc giống Triatoma Laporte, 1832 (Heteroptera: Reduviidae: Triatoma) được ghi nhận ở Vườn quốc gia Tam Đảo. Tạp chí sinh học . Tập 26 (3A):73-77 3. Garcia LS. (2007). Diagnostic Medical Parasitology, 5th ed, ASM Press, Washington, DC. Section 9 parasitology. (2006) . Combination thick and thin blood films: 9.8.4. 4. Lent H, and Wygodzinsky P (1979). Revision of the triatominae (Hemiptera, Reduviidae), and their signifcace as vectors of chagas’ disease. Bulletin of the American museum of natural history . Volum 163: Article New york: 1979 5. Rassi A, Rassi A, Marin-Neto JA (2010). "Chagas disease". Lancet 375 (9723): 1388–402]. 6. WHO (2008). Report WHO on Reduviidae 5-7 may 2008. 7. Rozedaal J, A. 1997. Triatominae Bugs. Vector control. WHO, Geneva: Chapter: 210-237 8.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_bo_tap_tinh_sinh_thai_va_tac_hai_cua_loai_bo_xit_hut_ma.pdf
Tài liệu liên quan