Phân lập và xác định các alkaloid kém phân cực trong loài stephania cambodica gagnep menispermaceae

Phổ ESI-MS positive của chất 5 cho ion m/z = hh6,h56 (M+H)+. Do đó khối lượng phân tử của hợp chất 5 là hh5 tương ứng với công thức nguyên C19H1hNO4. Ngoài ra còn có các phân mảnh có m/z h18,88 = (M+H)+- (O), m/z h05,994 = (M+H)+ – (-OCHh), m/z 292,480 = (M+H)+ - (OCH2-O), m/z 27h,9h9 = (M+H)+ – (-OCHh) – (- OCHh). Các dữ liệu trên cho thấy rằng trong cấu trúc của hợp chất 5 có 2 nhóm methoxy và một nhóm methylendioxy. Độ bất bão hoà của cấu trúc là 14. Điều này được xác nhận bằng dữ liệu NMR. Phổ 1hC-NMR, DEPT xác nhận trong cấu trúc hợp chất 5 có 19 carbon bao gồm 1 carbon nhóm carbonyl, 5 proton gắn với vòng thơm, 2 nhóm methoxy và một nhóm methylendioxy. Kết quả phân tích dữ liệu phổ và so sánh với các tài liệu tham khảo cho thấy cấu trúc hợp chất 5 phù hợp với cấu trúc thuộc nhóm oxoaporphin. Phổ 1H-NMR cho biết trong cấu trúc chất hợp chất 5 có 21 proton với 2 đỉnh đôi tại vị trí δH 8,78 ppm (1H) và δH 7,6h ppm (1H) có hằng số ghép 5 Hz của 2, 3J của 2 proton thơm trên vòng pyridin. Hai tín hiệu là đỉnh đơn quan sát được tại δ 4,01 và δ h,95 ppm với h proton cho mỗi đỉnh được cho là tín hiệu của 2 nhóm methoxy thế trên vòng thơm. Hai đỉnh đôi tại δH 8,28 và 7,16 ppm ứng với mỗi vị trí là 1 proton có hằng số ghép là 9 Hz được cho là 2 proton ở vị trí ortho của vòng thơm. Tín hiệu đỉnh đơn quan sát được tại vị trí 6,h0 ppm ứng với 2 proton là của proton methylen đặc trưng của nhóm methylendioxy. Một proton dưới dạng đỉnh đơn quan sát được tại δH 7,02 ppm. Phổ 1hC-NMR cho thấy tín hiệu của carbon methylendioxy quan sát được tại δC 102,0 ppm và tín hiệu của 2 nhóm methyl trong vùng từ 55-60 ppm đó là tín hiệu của 2 nhóm methoxy δc 61,4 ppm và δC 56,h ppm. Tín hiệu của nhóm carbonyl tại vị trí δC 181,6 ppm đây là tín hiệu của carbon C-7 trên cấu trúc.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 2 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân lập và xác định các alkaloid kém phân cực trong loài stephania cambodica gagnep menispermaceae, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Học 481 PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH CÁC ALKALOID KÉM PHÂN CỰC TRONG LOÀI STEPHANIA CAMBODICA GAGNEP. MENISPERMACEAE Mã Chí Thành*, Trần Hùng** TÓM TẮT Mở đầu: Củ bình vôi được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị chứng mất ngủ, đau đầu, an thần và lỵ(2,8,7). Tại An giang, loài Stephania cambodica thường được sử dụng điều trị chứng mất ngủ, lo âu(6,8). Thành phần hóa học của loài này hầu như chưa được nghiên cứu. Mục tiêu: Chiết xuất và xác định cấu trúc các alkaloid phân lập từ dược liệu Bình vôi. Phương pháp nghiên cứu: Dược liệu Bình vôi được chiết xuất với cồn citric 5% ở nhiệt độ phòng. Dịch chiết cồn acid được cô thu hồi dung môi dưới áp suất giảm thu được cao alcaloid toàn phần. Các phân đoạn được phân tách bằng lắc phân bố lỏng-lỏng với dung môi CHCl3 và sử dụng gradient pH. Các hợp chất tinh khiết được phân lập bằng sắc ký qua cột chân không, cột cổ điển, kết tinh phân đoạn. Cấu trúc các chất tinh khiết phân lập được xác định bằng các dữ liệu phổ MS, NMR. Kết quả: từ 4,5 kg nguyên liệu thô củ Bình vôi Cam bốt, thu được alcaloid toàn phần. Cao chiết này được lắc phân bố với dung môi CHCl3 thu được 6 phân đoạn theo thứ tự là A (167 g), B (85 g), C (13 g), D (14 g), E (22 g) và F (102 g). Từ các phân đoạn này 8 hợp chất tinh khiết đã được phân lập. Trong đó, cấu trúc của 5 chất đã được xác định là l-tetrahydropalmatin (3), crebanin (4), oxocrebanin (5), palmatin (6) và jatrorrhizin (7). Riêng hợp chất (6) và (7) đã được đề cập trong bài báo trước đây(4). Kết luận: từ thành phần của loài S. cambodica, đã phân lập và xác định được cấu trúc của 5 hợp chất. Trong đó hợp chất oxocrebanin lần đầu tiên phân lập trong chi Stephania tại Việt Nam. Từ khóa: Bình vôi, Stephania cambodica, crebanin, oxocrebanin, aporphin alcaloid. ABSTRACT ISOLATION AND IDENTIFICATION NON-POLAR ALKALOIDS FROM TUBERS OF STEPHANIA CAMBODICA GAGNEP. MENISPERMACEAE Ma Chi Thanh, Tran Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 481 - 487 Background: The tuber of Stephania spp. (Menispermaceae) is widely used in traditional medicine for the treatment of insomnia, headache and dysentery. In An giang province the tuber of Stephania cambodica Gagnep. (Menispermaceae) is used for treatment of insomnia, anxiety. Although it has been used in the traditional medicine for a long time, the chemical constituents of this plant are still unknown. Objectives: To extract and determine the structure of alkaloids from tubers of S. cambodica. Methods: The powder of dried tubers Stephania cambodica was percolated with acidic alcohol (5% citric acid) at room temperature. The solvent was evaporated under reduced pressure to obtaine a crude extract. Fractions were separated by liquid-liquid distribution with CHCl3 using gradient pH. Alkaloids were isolated by vacuum column chromatography, conventional column chromatography and purified by recrystallization. Structures of isolated compounds were elucidated based on MS and NMR spectral data. Results: From 4.5 kg of S. cambodica tubers, total alkaloidal extract was obtained. The extract was treated with CHCl3 to give six fractions namely, A (167 g), B (85 g), C (13 g), D (14 g), E (22 g) và F (102 g). From * Labo hóa hợp chất tự nhiên Khoa Dược, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh ** Bộ môn Dược liệu, Khoa Dược, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. Mã Chí Thành ĐT: 0988611055 Email: machithanh2002@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Dược Học 482 these fractions, eight compounds were isolated by column chromatography on silica gel. Among them, five compounds were identified as l-tetrahydropalmatine (3), crebanine (4), oxocrebanine (5), palmatine (6) and jatrorrhizine (7). Compounds (6) and (7) have already reported in previous paper(4). Conclusion: six compounds was isolated and identified from the tuber of Stephania cambodica in which oxocrebanine (5) was isolated for the first time from the genus Stephania in Vietnam. Keywords: Stephania cambodica, crebanine, oxocrebanine, aporphine alkaloids. ĐẶT VẤN ĐỀ Củ Bình vôi được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị chứng mất ngủ, đau đầu, an thần và lỵ. Trữ lượng các loài này tại Việt nam khá nhiều. Tại khu vực phía Nam các loài Bình vôi tập trung tại các tỉnh như Nha Trang, Daklak, Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai, Kiên Giang, An Giang,Dưới tên Bình vôi là các loài Stephania khác nhau. Trong đó có loài Stephania cambodica (Bình vôi Cam bốt) phân bố tại vùng núi An Giang thường được sử dụng điều trị chứng mất ngủ, lo âu. Mặc dù loài này được sử dụng nhiều, chung với các loài khác, nhưng thành phần hóa học của loài này hầu như chưa được biết đến. NGUYÊN LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguyên liệu Củ Bình vôi thu hái tại An giang (02/2007) được thái nhỏ phơi trong mát cho đến khô rồi xay nhỏ đến dạng bột thô (4,5 kg). Mẫu dược liệu được lưu giữ tại Khoa dược – Đại Học Y Dược Tp.HCM. Sắc ký cột cổ điển và sắc ký cột chân không dùng silica gel 60 (Merck, 40-6h im). Sắc ký lớp mỏng dùng bản mỏng Silica gel F254 bản tráng sẳn (Art.1.05554, Merck) phát hiện vết bằng đèn UV 254/h65 nm và thuốc thử Dragendorff. Phổ IR thực hiện trên máy FT-IR 8201PC (Shimadzu) bằng phương pháp dập viên KBr. Phổ MS thực hiện trên máy Quattro Micro API (Waters) của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Phổ NMR được thực hiện trên máy Bruker AM500 FT-NMR của Phòng cấu trúc, Viện hoá học, Trung tâm Khoa học Công nghệ quốc gia, Hà Nội, sử dụng tetramethylsilan (TMS) là chất chuẩn nội. Phương pháp nghiên cứu Nguyên liệu thô của củ Bình vôi được chiết xuất với cồn citric 5% ở nhiệt độ phòng. dịch chiết được loại dung môi dưới áp suất giảm thu được cao alcaloid toàn phần. Tiến hành lắc phân bố cao toàn phần với dung môi CHClh theo sự tăng dần pH để thu được các phân đoạn alcaloid đơn giản hơn. Tiếp theo đó, các phân đoạn thu được sẽ sắc ký qua cột silica gel phân lập các hợp chất tinh khiết. Các chất phân lập được kiểm tra mức độ tinh khiết bằng sắc ký lớp mỏng trên nhiều hệ dung môi và bằng các phương pháp phổ IR, MS. Cấu trúc các chất được suy ra từ các dữ liệu của phổ MS, NMR (1H, 1hC, DEPT, COSYGP, NOESYGP, HMBC, HSQC). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Củ Bình vôi (4.5 kg) được chiết ngấm kiệt với cồn citric 5% ở nhiệt độ thường, dịch chiết cồn acid sau đó được cô thu hồi dung môi đến cao đặc. Cao cồn acid được hoà loãng với nước theo tỉ lệ (1:2) sau đó chiết phân bố với dung môi CHClh theo gradient pH lần lượt ở các pH 2-h, pH 7 và cuối cùng là pH 9-10. Dịch chiết CHClh được cô thu hồi dung môi thu được các phân đoạn A (2h7 g), B (85 g), C (1h g), D (14 g), E (22 g) and F (102 g). Phân đoạn A (8 g) được sắc ký với cột silica gel (Merck, 40-6h im) đã được giảm hoạt bằng 10% nước, sấy lại ở nhiệt độ 110 oC trong 2 giờ, khai triển với hệ dung môi benzen-aceton với sự tăng dần tỉ lệ của aceton thu được 5 phân đoạn (A1-A5). Trong đó phân đoạn A2, Ah được kết tinh trong dung môi MeOH cho ra 2 chất 3 (hh2 mg), 4 (7h0 mg). Phân đoạn B phân lập từ phân đoạn I được cô quay thu hồi dung môi, rồi hoà tan lại bằng EtOH để lạnh thu được các tinh thể thô (6,9h g). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Học 483 Kết tinh thô này được sắc ký qua cột silica gel cổ điển thu được với hệ dung môi PE-CH2Cl2 (9:1), (8:2), (6:4) thu được chất 1 (10,2 mg) và chất 2 (6h6 mg). Phân đoạn C (1h g) và D (14 g) tiếp tục được phân tách thành các phân đoạn đơn giản bằng sắc ký cột chân không với chất hấp phụ là silica gel, hệ dung môi CH2Cl2 với sự tăng dần tỉ lệ của MeOH. Từ phân đoạn C thu được 10 phân đoạn (C1 – C10), phân đoạn D thu được 1h phân đoạn (D1 – D1h). Phân đoạn D4 được kết tinh lại trong MeOH thu được chất 5 (h8,8 mg). Phân đoạn C7 và D8 thu được 2 chất kết tinh tương ứng là chất 6 (986 mg) và chất 7 (12h mg). Phân đoạn F sau khi cô quay dưới áp suất giảm thu được kết tinh thô khoảng 102 g từ kết tinh thô này qua các quá trình kết tinh nhiều lần thu được chất 8 (12,85 g). Xác định cấu trúc các hợp chất đã phân lập được dựa trên các dữ liệu phổ cơ bản (IR, MS, 1H NMR và 1hC NMR, sử dụng các kỹ thuật DEPT, COSYGP, HSQC, HMBC, NOESYGP) và bằng cách so sánh các dữ liệu phổ với các tài liệu đã được xuất bản. CH 3 O O N OCH 3 OCH 3 1 2 3 3a 4 5 6 6a 8 7 7a 9 10 11 11a 1a 1b 4 O O N OCH 3 OCH 3 O 1 2 3 3a 4 5 6 6a 8 7 7a 9 10 11 11a 1a 1b 5 N OCH 3 OCH 3 H 3 CO H 3 CO 1 2 3 4 5 6 8 9 10 11 12 13 4a 8a 12a 13a 13b 3 N + OCH 3 OCH 3 R 1 O R 2 O 1 2 3 4 5 6 8 9 10 11 12 13 4a 8a 12a 13a 13b R1 R2 6 -CHh -CHh 7 -H -CHh l-tetrahydropalmatin (3): Hợp chất 3 là tinh thể hình khối, không màu, tan tốt trong benzen, CHClh, CH2Cl2, tan kém trong MeOH. Kiểm tra hợp chất h bằng sắc ký lớp mỏng với rotundin chuẩn trên nhiều hệ dung môi cho thấy tinh thể kết tinh đều có Rf trùng với Rf của rotundin chuẩn (l-tetrahydropalmatin). Phổ ESI-MS positive cho biết hợp chất 3 có pic (M+H)+ ở m/z = h56 tương ứng với công thức nguyên C21H25NO4. Các phân mảnh m/z = 192,16 (C11H1hNO2)+; m/z = 165,11 (C9H10NO2)+ cho thấy chúng phù hợp với cấu trúc của l- tetra-hydropalmatin bị cắt đứt tại vị trí của vòng C (Hình 1). Crebanin (4): tinh thể hình kim màu trắng, tan tốt trong benzen, aceton, CH2Cl2, CDClh, kém hoặc ít tan trong MeOH. Phổ 1H và 1hC xem bảng 1; Hình 1: Cấu trúc của rotundin Phổ ESI-MS positive của hợp chất 4 cho ion có m/z = h40,22 (M+H)+ tương ứng với công thức nguyên là C20H21NO4; và có các phân mảnh m/z =h09,14 (M-OCHh)+; phân mảnh m/z = 278,14 (M- OCHh)+ và phân mảnh m/z = 2h5,24 (M- (OCH2O))+. Dữ liệu phổ 1hC-NMR, DEPT cho thấy trong Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Dược Học 484 cấu trúc hợp chất 4 có 20 carbon bao gồm h nhóm CHh, 4 nhóm CH2, 4 nhóm CH, 9 carbon bậc IV. Tất cả 9 carbon bậc IV đều chuyển dịch ở vùng trường thấp (δC từ 116 – 152 ppm) đặc trưng của các carbon lai hóa sp2. Trong số này có 4 carbon mang dị tố oxy (δC 152,1; 146,6; 145,9 và 142,1 ppm). Độ bất bão hòa của cấu trúc là 11 chứng tỏ cấu trúc có 5 vòng với 2 vòng thơm. Trong số 4 carbon bậc III, có 2 carbon đứng kế cận (δC 12h,1 ; δH 7,80 (1H, d) và 110,h; δH 6,87 (1H, d) ppm) hằng số ghép J=8,5 Hz của 2 proton trên 2 carbon này. 1 carbon còn lại đứng riêng rẽ do phổ proton của carbon (δC 106,8) này là 1 đỉnh đơn trong phổ 1H NMR với δH 6,52 ppm (1H, s) và 1 carbon tại vị trí δC 61,9 ppm có proton là một đỉnh đa (δH h,07, 1H, m). Phổ 1hC NMR của hợp chất 4 cũng cho thấy 4 tín hiệu của carbon methylen trong đó có một nhóm methylendioxy (δC 100,6 ppm) vốn thường gặp trong các alcaloid của chi Stephania. 2 carbon mang nối đơn đặc trưng của cấu trúc dihydroquinolein với 1 carbon gắn trực tiếp với nitơ (δC 5h,7 ppm và 29,2 ppm). Carbon còn lại xuất hiện ở vùng trường cao δC 27,0 ppm là carbon methylen của vị trí C-7. Trong ba nhóm methyl của hợp chất 4, có 2 nhóm có chuyển dịch hóa học đặc trưng của nhóm chức methoxy (δC 60,7 ppm, δH h,87 ppm, s; 8-OCHh); (δC 55,8 ppm, δH h,89 ppm, s; 9-OCHh) và 1 nhóm N-CHh (δC 44,0 ppm, δH 2,57 ppm, s). Vị trí của nhóm methylendioxy và của 2 nhóm methoxy cũng như giá trị chuyển dịch của carbon và proton trong phân tử chất 4 được xác định bằng các tương tác H-H và H-C quan sát được trong phổ COSY và HMBC. Như vậy cấu trúc của hợp chất 4 được xác định là crebanin, một alcaloid đã được phân lập trước đây trong một số loài thuộc chi Stephania. Chuyển dịch của proton và tham khảo được trong tài liệu(1) cũng phù hợp với kết quả thực nghiệm và cấu trúc của hợp chất 4. Các giá trị chuyển dịch hóa học của proton và carbon của hợp chất 4, so sánh với tài liệu được trình bày trong Bảng 1. Oxocrebanin (5): Hợp chất 5 là tinh thể hình khối màu đỏ cam, tan tốt trong các dung môi kém phân cực như CHClh, CH2Cl2, aceton, tan ít trong MeOH. Cho phản ứng dương tính với thuốc thử Dragendorff, do đó hợp chất (5) được dự đoán là 1 alcaloid. Sắc ký lớp mỏng hợp chất 5 quan sát dưới UV h65 nm cho vết màu đỏ cam. Bảng 1: Dữ liệu phổ 1H-NMR (500 MHz) và 13C-NMR (125 MHz, CDCl3) của hợp chất 4 so sánh với crebanin C 4/CDCl3 Crebanin/CDCl3 (1) δH (J, Hz) δC HMBC COSY δH (J, Hz) δC 1 – 142,1 – 142,1 2 – 146,6 – 146,8 3 6,52 (1H, s) 106,8 C-1, C-2, C-3a, C-4, C-6b 6,50 (1H, s) 106,8 3a – 126,7 – 128,8 4 2,62 (1H; dd; 3,5; 16 Hz) 3,12 (1H, br t) 29,2 C-3, C-3a, C-5, C-6b 2,62 (1H; td; 3,5 Hz) 3,11 br t 28,9 5 3,04 (1H, m) 2,52 (1H; ddd; 3,5; 11,5; 15 Hz) 53,7 C-3a, N-CH3 3,06 (1H, m) 2,54 (1H; td; 3,5; 11,6 Hz) 53,5 6a 3,07 (1H, m) 61,9 C-3a, C-6b H-7 3,15 br d 61,8 6b – 126,6 – 126,4 7 2,29 (1H; t; 14,5 Hz) 3,67 (1H; dd; 4,5; 14,5 Hz) 27,0 C-6a, C-6b C-7a, C-8 H-6a 2,31 (1H; dd; 14,3 Hz) 3,66 (1H; dd; 4,3; 14,6 Hz) 26,7 7a – 129,9 – 129,6 8 – 152,1 – 152,0 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Học 485 C 4/CDCl3 Crebanin/CDCl3 (1) δH (J, Hz) δC HMBC COSY δH (J, Hz) δC 9 – 145,9 – 145,8 10 6,87 (1H; d; 8,5 Hz) 110,4 7a, 8, 9, 11a H-11 6,85 (1H; d; 8,6 Hz) 110,3 11 7,80 (1H; d; 8,5 Hz) 123,1 C-7a, C-9, C-11 H-10 7,78 (1H; d; 8,6 Hz) 123,1 11a – 124,7 – 124,5 11b – 116,6 – 116,5 12 6,06 (1H; d; 1,5 Hz) 5,91 (1H; d; 1,5 Hz) 100,6 C-1, C-2 6,04 (1H; d; 1,5 Hz) 5,89 (1H; d; 1,5 Hz) 100,6 8-OMe 3,87 (3H, s) 60,7 C-8 3,79 (3H, s) 60,7 9-OMe 3,90 (3H, s) 55,8 C-9 3,87 (3H, s) 55,7 N-CH3 2,57 (3H, s) 44,0 C-5, C-6a 2,53 (3H, s) 43,4 Phổ ESI-MS positive của chất 5 cho ion m/z = hh6,h56 (M+H)+. Do đó khối lượng phân tử của hợp chất 5 là hh5 tương ứng với công thức nguyên C19H1hNO4. Ngoài ra còn có các phân mảnh có m/z h18,88 = (M+H)+- (O), m/z h05,994 = (M+H)+ – (-OCHh), m/z 292,480 = (M+H)+ - (O- CH2-O), m/z 27h,9h9 = (M+H)+ – (-OCHh) – (- OCHh). Các dữ liệu trên cho thấy rằng trong cấu trúc của hợp chất 5 có 2 nhóm methoxy và một nhóm methylendioxy. Độ bất bão hoà của cấu trúc là 14. Điều này được xác nhận bằng dữ liệu NMR. Phổ 1hC-NMR, DEPT xác nhận trong cấu trúc hợp chất 5 có 19 carbon bao gồm 1 carbon nhóm carbonyl, 5 proton gắn với vòng thơm, 2 nhóm methoxy và một nhóm methylendioxy. Kết quả phân tích dữ liệu phổ và so sánh với các tài liệu tham khảo cho thấy cấu trúc hợp chất 5 phù hợp với cấu trúc thuộc nhóm oxoaporphin. Phổ 1H-NMR cho biết trong cấu trúc chất hợp chất 5 có 21 proton với 2 đỉnh đôi tại vị trí δH 8,78 ppm (1H) và δH 7,6h ppm (1H) có hằng số ghép 5 Hz của 2, 3J của 2 proton thơm trên vòng pyridin. Hai tín hiệu là đỉnh đơn quan sát được tại δ 4,01 và δ h,95 ppm với h proton cho mỗi đỉnh được cho là tín hiệu của 2 nhóm methoxy thế trên vòng thơm. Hai đỉnh đôi tại δH 8,28 và 7,16 ppm ứng với mỗi vị trí là 1 proton có hằng số ghép là 9 Hz được cho là 2 proton ở vị trí ortho của vòng thơm. Tín hiệu đỉnh đơn quan sát được tại vị trí 6,h0 ppm ứng với 2 proton là của proton methylen đặc trưng của nhóm methylendioxy. Một proton dưới dạng đỉnh đơn quan sát được tại δH 7,02 ppm. Phổ 1hC-NMR cho thấy tín hiệu của carbon methylendioxy quan sát được tại δC 102,0 ppm và tín hiệu của 2 nhóm methyl trong vùng từ 55-60 ppm đó là tín hiệu của 2 nhóm methoxy δc 61,4 ppm và δC 56,h ppm. Tín hiệu của nhóm carbonyl tại vị trí δC 181,6 ppm đây là tín hiệu của carbon C-7 trên cấu trúc. Trên dữ liệu phổ COSY chỉ cho 2 tín hiệu tương tác của 2 cặp proton kế cận nhau, trong đó có 1 cặp proton kế cận nhau trên vòng pyridin thơm. Phổ HMBC của hợp chất 5 cho thấy proton H-4 tại vị trí δH 7,6h ppm trên vòng pyridin thơm cho tương tác với carbon có δC 102,2 ppm (C-h), tương tự proton H-h tại vị trí δH 7,02 ppm có tương tác với các carbon tại δC 12h,8 ppm (carbon C4) trên vòng pyridin thơm và các carbon C-1 và C-2. Tín hiệu của proton thuộc nhóm methylendioxy cho tương tác với carbon C-1, C-2. So sánh dữ liệu phổ với các chất đã được công bố thì dữ liệu của chất 5 hoàn toàn trùng khớp với cấu trúc của oxocrebanin(h,5). Cấu trúc của hợp chất 5 và chuyển dịch hóa học của các carbon và proton trên phân tử được xác định một cách chắc chắn bằng các dữ liệu phổ NMR 1 và 2 chiều. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Dược Học 486 Bảng 2: Dữ liệu phổ 1H-NMR (500 MHz) và 13C-NMR (125 MHz, CDCl3) của hợp chất 5 so sánh với oxocrebanin C (5)/CDCl3 Oxocrebanin(3) CDCl3 Oxocrebanin(5) CDCl3 δH (J, Hz) δC HMBC COSY δH (J, Hz) δH (J, Hz) 1 146,4 2 151,7 3 7,02 (1H, s) 102,2 C-1, C-2, C-3a, C- 4, C-6b 7,06 (1H, s) 6,98 (1H; s) 3a 146,2 4 7,63 (1H; d; 5,5 Hz) 123,4 3, 5, 6b H-5 7,63 (1H; d; 5 Hz) 7,61; d; 5 Hz 5 8,78 (1H; d; 5 Hz) 144,6 3a, 4, 6a H-4 8,76 (1H; d; 5 Hz) 8,77; d; 5 Hz 6a 135,4 6b 122,0 7 181,6 7a 125,7 8 151,3 9 153,7 10 7,16 (1H; d; 9 Hz) 117,2 8, 9, 11a H-11 7,13 (1H; d; 8,5 Hz) 7,11 (1H; d; 8,8 Hz) 11 8,28 (1H; d; 9 Hz) 123,8 7a, 8, 9, 11b H-10 8,25 (1H; d; 8,5 Hz) 8,21 (1H; d; 8,8 Hz) 11a 126,7 11b 108,6 -- OCH2O- 6,30 (2H; s) 102,0 1, 2 6,30 (2H; s) 6,30 (2H; s) 8-OMe 4,01 (3H; s) 61,4 8 4,01 (3H; s) 4,02 (3H; s) 9-OMe 3,95 (3H; s) 56,3 9 3,94 (3H; s) 3,96 (3H; s) N H H H O O H H H H CH 3 OCH 3 OCH 3 H H H H H 29.2 2.57 s 27.0 44.0 53.7 55.8 60.7 61.9 100.6 106.8 110.3 116.6 123.1 124.7 126.6 126.7 129.9 142.1 145.9 146.6 152.1 2.29 t J=14.5 Hz 3.90 s 3.81 s 7.80 d J=8.5 Hz 6.87 d J= 8.5 Hz 6.52 s 6.06 d J=1.5Hz 5.91 d J=1.5Hz 3.67 dd J=4.5Hz 15 Hz 2.62 dd J= 3.5 Hz 16 Hz 3.13 m 3.07 m 3.04 m 2.52 ddd J= 3.5 Hz 11.5 Hz 15 Hz N H H H O O H H OCH 3 OCH 3 H O H 123.4 181.6 144.6 61.4 56.3 135.6 102.0 102.2 117.2 108.6 123.8 126.7 122.0 146.2 125.7 146.4 153.7 151.7 151.3 4.01 s 3.95 s 8.28 d J=9 Hz 7.16 d J= 9 Hz 7.02 s 6.30 s 7.63 d J= 5.5 Hz 8.78 d J= 5 Hz Crebanin Oxocrebanin Tương tác H-H trong COSY Tương tác xa H-C trong HMBC Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Học 487 KẾT LUẬN Đây là lần đầu tiên các chất này được báo cáo có trong thành phần của loài S. cambodica. Trong đó, oxocrebanin lần đầu tiên được phân lập trong chi Stephania tại Việt Nam. Ngoài ra, dữ liệu phổ NMR đầy đủ của oxocrebanin cũng được ghi nhận và báo cáo trong bài báo này. Việc phân lập và xác định cấu trúc các alcaloid khác vẫn đang được tiến hành. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Blanchfield JT, Sands DPA, Kennard CHL, Byriel KA, Kitching W (200h), “Characterisation of alkaloids from some Australian Stephania (Menispermaceae) species”, Phytochemistry, 6h, 711–720. 2. Đỗ Tất Lợi (2000), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y Học, Hà Nội, tr. 512–515, 779–781. h. Guinaudeau H (198h), “Aporphinoid Alkaloids III”, Journal of Natural Products, Vol. 46. No. 6, pp. 761-8h5. 4. Mã Chí Thành, Trần Hùng (2011), Phân lập hai protoberberin alkaloid từ loài Bình vôi Cam bốt (Stephania cambodica Gagnep. Menispermaceae), Tạp chí y học Thành phố phụ bản số 1, 565- 570. 5. Pung T (2000), The isolation of natural products from plant extracts, Master of Science In Chemistry, Virginia Polytechnic Institute and State University 6. Viện Dược liệu (200h), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, TPHCM, tr. 210 – 215(I), 547–548(I), 161–16h (II) 7. Võ Văn Chi (1991), “Cây thuốc An Giang”, NXB Khoa Học và Kỹ thuật An Giang, tr. h98–h99. 8. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y Học, Hà Nội, tr. h25–h27. Ngày nhận bài báo: 14.12.2012 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27.12.2012 Ngày bài báo được đăng: 10.03.2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_lap_va_xac_dinh_cac_alkaloid_kem_phan_cuc_trong_loai_st.pdf
Tài liệu liên quan