Tần suất xuất hiện cơn động kinh
Phần lớn bệnh nhi có tần số cơn động kinh
xuất hiện khá thưa, khoảng một cơn động kinh
mỗi tháng hoặc mỗi năm. Nghiên cứu của
Trần Ngọc Lưu cũng cho kết quả tương tự, tần
suất xuất hiện cơn co cứng-co giật hay gặp là
cơn hàng tháng (39,5%), cơn hàng tuần
(29,6%)(10).
Tần suất xuất hiện cơn động kinh có ý
nghĩa tiên lượng tái phát cơn về sau của trẻ
cũng như ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Theo Phan Việt Nga đánh giá kết quả điều trị
động kinh toàn thể thấy rằng cơn động kinh
tái diễn thường xuyên, đặc biệt trong năm đầu
tiên điều trị thì tiên lượng càng xấu(9). Ảnh
hưởng của cơn động kinh lên hệ thần kinh
trung ương làm cho cơn xuất hiện dễ hơn và
làm nặng thêm hậu quả vốn có.
Phân loại cơn động kinh toàn thể theo
ILAE 1981
Trong nghiên cứu của chúng tôi động kinh
toàn thể thể co cứng – co giật chiếm tỷ lệ cao
(76,74%) so với các nhóm khác. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi tương đồng với các nghiên
cứu trong và ngoài nước. Theo Nguyễn Bá
Hiền(5), cơn co cứng – co giật 61,02%, cơn tăng
trương lực 23,73%, cơn co giật 8,47%. Phạm
Việt Nga nghiên cứu 120 bệnh nhi từ 6-15 tuổi
bị động kinh toàn thể, cơn co cứng-co giật
chiếm tỷ lệ cao nhất (66,67%)(9)
Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với
một nghiên cứu cách đây hơn 10 năm của
Nguyễn Đăng Dung. Khi nghiên cứu về biểu hiện
lâm sàng các loại cơn động kinh toàn thể ở trẻ em,
Nguyễn Đăng Dung cho kết quả như sau: động
kinh cơn lớn chiếm tỷ lệ cao nhất 64,7%, cơn tăng
trương lực 12,7%, cơn nhỏ 8,8%(6).
Theo Todt (1984), động kinh toàn thể cơn co
cứng-co giật chiếm tỷ lệ cao nhất 27,7% trong
tổng số động kinh chung ở trẻ 3-16 tuổi(2).
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân loại cơn và đặc điểm điện não đồ ở trẻ động kinh toàn thể tại bệnh viện trung ương Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 1
PHÂN LOẠI CƠN VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐIỆN NÃO ĐỒ Ở TRẺ ĐỘNG KINH
TOÀN THỂ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Lê Hữu Anh Hòa*, Nguyễn Hữu Sơn*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Phân loại cơn động kinh toàn thể theo ILAE 1981 và đặc điểm điện não đồ ngoài cơn.
Phương pháp nghiên cứu: 86 bệnh nhi được chẩn đoán động kinh toàn thể theo ILAE 1981. Hỏi hoặc quan
sát cơn để phân loại cơn động kinh. Đo điện não đồ ngoài cơn xác định sóng động kinh bình thường hoặc bệnh lý.
Kết quả: Cơn co cứng - co giật: 76,74%; cơn tăng trương lực: 10,47%; cơn vắng ý thức: 6,98%; cơn co giật:
4,65%; cơn mất trương lực: 1,16%. Điện não đồ có sóng động kinh điển hình: 37,2%.
Kết luận: Biểu hiện lâm sàng cơn động kinh rất đa dạng. Tỉ lệ ghi được sóng động kinh điển hình ngoài cơn
thấp. Chẩn đoán động kinh chủ yếu dựa vào lâm sàng.
Từ khóa: Động kinh trẻ em, cơn động kinh, điện não đồ.
ABSTRACT
CLASSIFICATION OF SEIZURE AND EEG CHARACTERISTICS IN CHILDREN WITH
GENERALIZED EPILEPSY AT HUE CENTRAL HOSPITAL
Le Huu Anh Hoa, Nguyen Huu Son
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 - 2010: 135 - 139
Objective: Classification of seizures according to ILAE 1981 and EEG characteristics in children
with epilepsy.
Subjects and methods: 86 patients were all diagnosed with epilepsy according to ILAE 1981.
Examination to classify seizures. Making EEG to find the normal or abnormal EEG waves.
Results: Tonic - clonic seizure: 76.74%, myoclonic seizure: 10.47%; absence seizure: 6.98%; clonic
seizures: 4.65%; atonic seizure: 1,16%. Typical EEG of epilepsy: 37.2%.
Conclusion: The clinical of seizures various. The less of rate of epilepsy EEG waves. Diagnosing
epilepsy is primarily based on clinical of epilepsy.
Key words: Seizures children, seizures, EEG.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Động kinh là một rối loạn nghiêm trọng
thường gặp của hệ thần kinh trung ương, ảnh
hưởng khoảng 50 triệu người trên thế giới(2). Ở
Việt Nam, tỷ lệ hiện mắc động kinh là 4,9/1000
dân(7), động kinh trẻ em chiếm 64,5% trong tổng
số động kinh chung, đứng hàng thứ hai trong
các bệnh thần kinh trẻ em (sau nhiễm khuẩn
thần kinh)(8).
Bệnh động kinh là một vấn đề xã hội, người
bị động kinh dễ bị thất nghiệp hơn, là gánh nặng
của ngành y tế, của xã hội, nhất là ở các nước
đang phát triển như nước ta. Hậu quả của bệnh
động kinh là thay đổi nhân cách, giảm khả năng
làm việc và giao tiếp xã hội, có hành vi nguy
hiểm cho xã hội(3).
Các nghiên cứu về động kinh ở trẻ em chưa
nhiều, cần tiếp tục nghiên cứu thêm nữa về động
kinh toàn thể ở khía cạnh lâm sàng và điện não
đồ để góp phần chẩn đoán chính xác đồng thời
* Bệnh viện Trung ương Huế
Tác giả liên lạc: Ths.BS. Lê Hữu Anh Hoà, ĐT: 0935396544, Email: Leanhhoa81@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 2
điều trị tốt hơn cho trẻ em, cải thiện chất lượng
sống, chất lượng nguồn lao động tương lai của
đất nước.
Mục tiêu nghiên cứu:
Phân loại cơn động kinh toàn thể theo ILAE
1981 ở trẻ động kinh vào điều trị tại khoa Nhi
bệnh viện Trung Ương Huế.
Mô tả đặc điểm điện não đồ của các loại cơn
động kinh toàn thể.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
86 bệnh nhi đến khám và điều trị tại Khoa
Nhi - Bệnh viện TW Huế được chuẩn đoán xác
định động kinh toàn thể, trong thời gian 04/2008
- 05/2009.
Tiêu chuẩn chẩn đoán động kinh(8)
Tiêu chuẩn lâm sàng
Có ít nhất 2 cơn động kinh trở lên, cách nhau
trên 24 giờ, dựa vào mô tả của người chứng kiến
cơn hoặc quan sát được cơn động kinh của bệnh
nhân. Cơn có ngắn, có tính chất đột khởi, định
hình và hồi qui. Cơn động kinh phù hợp với một
trong các loại cơn toàn thể được mô tả trong
bảng phân loại ILAE 1981.
Tiêu chuẩn điện não đồ
Có hoạt động kịch phát dạng động kinh, bao
gồm sóng nhọn, nhọn chậm, phức hợp đa nhọn
sóng chậm, phức hợp nhọn sóng chậm.
Trong đó tiêu chuẩn lâm sàng quyết định chẩn
đoán(8)
Phương pháp nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Các bước tiến hành
Bước 1: Hỏi gia đình hoặc quan sát trực tiếp
cơn động kinh (nếu được):
- Ý thức trong cơn động kinh: tỉnh, u ám, lơ
mơ, hôn mê.
- Cơn co giật: co giật các cơ toàn thân, quan
sát tần số và biên độ giật.
- Trương lực cơ: tăng trương lực cơ với tay
chân duỗi cứng hoặc co cứng, hai bàn tay nắm
chặt, co cứng cơ duy trì; giảm trương lực khi
- Vận động và cơ lực: đánh giá tình trạng
yếu, liệt.
- Cảm giác: mệt mỏi, đau đầu, nghẹt thở.
- Rối loạn cơ tròn: đại, tiểu tiện không tự chủ.
- Rối loạn ngôn ngữ, giác quan
- Các triệu chứng khác: nghiến răng, mắt
nhìn ngước, tăng tiết đàm giải
- Các triệu chứng sau cơn động kinh: Ý
thức; vận động và cơ lực; trương lực cơ; cảm
giác; rối loạn tâm thần; rối loạn vận động; rối
loạn cơ tròn.
Bước 2: Tất cả bệnh nhi đều được làm EEG
tại phòng điện não khoa Nhi bệnh viện Trung
ương Huế. Loại máy: NIPON 1740K, sản xuất tại
Nhật Bản.
- Điện não đồ làm theo đúng qui trình chuẩn.
Nghiên cứu điện não đồ (8)
+ Sóng điện não bình thường: chỉ ghi được
các sóng bình thường theo lứa tuổi và trạng thái
ý thức
+ Sóng động kinh điển hình: bao gồm sóng
nhọn, nhọn chậm, phức hợp đa nhọn sóng
chậm, phức hợp nhọn sóng chậm.
+ Sóng điện não biến đổi không điển hình: là
các dạng sóng không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn
của hai loại sóng điện não nói trên.
Xử lý số liệu
Theo phương pháp thống kê y học, sử dụng
phần mềm SPSS 18.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Một số đặc điểm chung
Bảng 1 Phân bố theo tuổi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 3
Nhóm tuổi Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
< 2 tuổi 20 23,26
2 - < 6 tuổi 25 29,07
6 - < 11 tuổi 25 29,07
11 - < 15 tuổi 16 18,60
Tổng 86 100
Nhận xét: Phân bố tỷ lệ trẻ bệnh động kinh ở
các nhóm tuổi gần như tương đương nhau.
58.1441.86
Nam Nữ
Biểu đồ 3.1: Phân bố theo giới
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhi nam lớn hơn so với
bệnh nhi nữ (58,14% so với 41,86%).
Tuổi khởi phát cơn đầu tiên
Bảng 2. Phân bố tuổi khởi phát cơn đầu tiên
Tuổi khởi phát
cơn ñầu
Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
< 1tuổi 38 44,19
1 - < 3tuổi 20 23,26
3 - < 5 tuổi 11 12,79
5 - < 10tuổi 13 15,11
> 10tuổi 4 4,65
Nhận xét: Phần lớn tuổi khởi phát cơn động
kinh toàn thể đầu tiên trong nhóm nghiên cứu
chủ yếu ở độ tuổi dưới 3 tuổi (67,45%).
Tần suất xuất hiện cơn động kinh toàn thể
Bảng 3. Tần suất xuất hiện cơn động kinh
Tần suất cơn ñộng
kinh Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Cơn hàng ngày 8 9,3
Cơn hàng tuần 8 9,3
Cơn hàng tháng 32 37,2
Cơn hàng năm 38 44,2
Nhận xét: Chủ yếu bệnh nhân xuất hiện cơn
động kinh hàng tháng hoặc hàng năm.
Phân loại cơn động kinh toàn thể theo
ILAE 1981
Bảng 4. Phân loại cơn động kinh toàn thể
Loại cơn ñộng kinh Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Loại cơn ñộng kinh Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Cơn co cứng- co giật 66 76,74
Cơn tăng trương lực 9 10,47
Cơn co giật 4 4,65
Cơn mất trương lực 1 1,16
Cơn vắng ý thức 6 6,98
Nhận xét: Cơn co cứng – co giật chiếm tỷ lệ
cao nhất trong nhóm nghiên cứu (76,74%).
Bảng 5. Phân loại cơn động kinh toàn thể theo nhóm
tuổi
< 6 tuổi
(n=45)
6 - 15 tuổi
(n=41)
Tuổi
Các loại
cơn n % n %
p
Cơn co cứng – co giật 38 84,44 28 68,29 >0,05
Cơn tăng trương lực
cơ
3 6,67 6 14,63 >0,05
Cơn co giật 3 6,67 1 2,44 >0,05
Cơn mất trương lực 0 0 1 2,44 >0,05
Cơn vắng ý thức 1 2,22 5 12,20 >0,05
Nhận xét: Tỷ lệ các loại cơn động kinh toàn
thể không khác biệt giữa hai nhóm tuổi.
Bảng 6. Phân loại cơn động kinh toàn thể theo giới
Nam Nữ p Loại cơn
n % n %
Cơn co cứng – co giật 35 70 31 86,11 > 0,05
Cơn tăng trương lực cơ 8 16 1 2,78 > 0,05
Cơn co giật 3 6 1 2,78 > 0,05
Cơn mất trương lực cơ 1 2 0 0 > 0,05
Cơn vắng ý thức 3 6 3 8,33 > 0,05
Tổng 50 100 36 100
Nhận xét: Tỷ lệ các loại cơn động kinh không
có sự khác biệt giữa nam và nữ.
Đặc điểm điện não đồ ngoài cơn động kinh
toàn thể
Bảng 7. Phân bố tỷ lệ kết quả điện não đồ
Kết quả ñiện não ñồ Số bệnh nhân Tỷ lệ
Bình thường 25 29,1
Biến ñổi không ñiển hình 29 33,7
Sóng ñộng kinh ñiển hình 32 37,2
Nhận xét: Kết quả điện não đồ ngoài cơn ghi
được sóng động kinh điển hình chiếm tỉ lệ thấp
37,2%.
Bảng 8. Phân bố sóng động kinh theo thể lâm sàng
Sóng bệnh
lý
Sóng bình
thường
Sóng ñiện não
Các loại
cơn n % n %
p
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 4
Cơn co cứng – co giật 51 83,61 15 60 < 0,05
Cơn tăng trương lực 4 6,56 5 20 > 0,05
Cơn co giật 2 3,28 2 8 > 0,05
Cơn mất trương lực 0 0 1 4 > 0,05
Cơn vắng ý thức 4 6,56 2 8 > 0,05
Nhận xét: Cơn co cứng – co giật có sóng
bệnh lý (gồm sóng điện biến đổi không điển
hình và sóng động kinh điển hình) chiếm tỷ lệ
cao 83,61% (p<0,05).
BÀN LUẬN
Tuổi khởi phát bệnh
Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi khởi phát
cơn đầu trong nhóm nghiên cứu chủ yếu ở độ
tuổi dưới 1 tuổi (44,19%), dưới 3 tuổi là (67,45%).
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Nguyễn Bá Hiền, tuổi khởi phát cơn động kinh
toàn thể cao nhất ở nhóm tuổi dưới 12 tháng
(64,41%)(5).
Có thể lý giải do ở lứa tuổi này tế bào thần
kinh chưa phát triển đầy đủ nên não trẻ em rất
dễ bị kích thích gây co giật. Vì vậy, việc chẩn
đoán sớm và điều trị kịp thời động kinh trẻ em ở
lứa tuổi này là vấn đề cấp thiết nhất.
Tuổi khởi phát bệnh càng nhỏ thì tỷ lệ
không khống chế cơn, giảm khả năng làm việc
và giảm tiếp xúc xã hội càng cao.
Tần suất xuất hiện cơn động kinh
Phần lớn bệnh nhi có tần số cơn động kinh
xuất hiện khá thưa, khoảng một cơn động kinh
mỗi tháng hoặc mỗi năm. Nghiên cứu của
Trần Ngọc Lưu cũng cho kết quả tương tự, tần
suất xuất hiện cơn co cứng-co giật hay gặp là
cơn hàng tháng (39,5%), cơn hàng tuần
(29,6%)(10).
Tần suất xuất hiện cơn động kinh có ý
nghĩa tiên lượng tái phát cơn về sau của trẻ
cũng như ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Theo Phan Việt Nga đánh giá kết quả điều trị
động kinh toàn thể thấy rằng cơn động kinh
tái diễn thường xuyên, đặc biệt trong năm đầu
tiên điều trị thì tiên lượng càng xấu(9). Ảnh
hưởng của cơn động kinh lên hệ thần kinh
trung ương làm cho cơn xuất hiện dễ hơn và
làm nặng thêm hậu quả vốn có.
Phân loại cơn động kinh toàn thể theo
ILAE 1981
Trong nghiên cứu của chúng tôi động kinh
toàn thể thể co cứng – co giật chiếm tỷ lệ cao
(76,74%) so với các nhóm khác. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi tương đồng với các nghiên
cứu trong và ngoài nước. Theo Nguyễn Bá
Hiền(5), cơn co cứng – co giật 61,02%, cơn tăng
trương lực 23,73%, cơn co giật 8,47%. Phạm
Việt Nga nghiên cứu 120 bệnh nhi từ 6-15 tuổi
bị động kinh toàn thể, cơn co cứng-co giật
chiếm tỷ lệ cao nhất (66,67%)(9)
Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với
một nghiên cứu cách đây hơn 10 năm của
Nguyễn Đăng Dung. Khi nghiên cứu về biểu hiện
lâm sàng các loại cơn động kinh toàn thể ở trẻ em,
Nguyễn Đăng Dung cho kết quả như sau: động
kinh cơn lớn chiếm tỷ lệ cao nhất 64,7%, cơn tăng
trương lực 12,7%, cơn nhỏ 8,8%(6).
Theo Todt (1984), động kinh toàn thể cơn co
cứng-co giật chiếm tỷ lệ cao nhất 27,7% trong
tổng số động kinh chung ở trẻ 3-16 tuổi(2).
Đặc điểm điện não đồ ngoài cơn
Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi,
kết quả điện não đồ có biểu hiện bệnh lý chiếm
tỷ lệ cao (70,93%, bao gồm sóng điện não biến
đổi không điển hình và sóng động kinh điển
hình).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp
với các tác giả trong nước.
Bảng 9. Phân bố sóng kịch phát động kinh của các tác
giả và của chúng tôi
Sóng ñiện
não
Cao Tiến Đức
(1)
Ninh Thị Ứng
(8)
Chúng tôi
Bình thường 38 (37,25%) 25 (5,1%) 25 (29,07%)
Sóng bệnh lý 64 (62,75%) 360 (72,7%) 61 (70,93%)
Tổng 102 (100%) 385 (100%) 86 (100%)
Trần Ngọc Lưu (2005) nghiên cứu sóng điện
não ở bệnh nhi động kinh toàn thể thể co cứng-
co giật, sóng kịch phát động kinh chiếm tỷ lệ cao
71,6%(10).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 5
Theo Lưu Thanh Tuệ(4) EEG điển hình chiếm
46% động kinh trẻ em, khác với kết quả nghiên
cứu của chúng tôi, điều này có thể do kỹ thuật
ghi điện não khác nhau, hoặc phương pháp
nghiên cứu khác nhau.
Theo y văn, điện não đồ ngoài cơn động
kinh bình thường khoảng 20-30% trường hợp(3).
Vì vậy, không bao giờ chẩn đoán loại trừ động
kinh chỉ vì kết quả EEG không thấy sóng động
kinh.
Tỷ lệ bệnh nhân có sóng bệnh lý ở cơn động
kinh toàn thể thể co cứng – co giật chiếm tỷ lệ
cao ý nghĩa (p > 0,05). Theo Trần Ngọc Lưu, EEG
trong động kinh toàn thể thể co cứng – co giật
chiếm tỷ lệ cao (71,6%)(10).
KẾT LUẬN
Tuổi khởi phát cơn đầu chủ yếu ở độ tuổi
dưới 1 tuổi (44,19%).
- Chủ yếu cơn động kinh xuất hiện với tần số
hàng tháng và hàng năm.
Phân loại cơn động kinh toàn thể theo ILAE
1981:
+ Cơn co cứng - co giật: 76,74%
+ Cơn tăng trương lực: 10,47%
+ Cơn vắng ý thức: 6,98%
+ Cơn co giật: 4,65%
+ Cơn mất trương lực: 1,16%
Kết quả điện não đồ có sóng động kinh điển
hình: 37,2%
Sóng bệnh lý chiếm tỷ lệ cao trong động kinh
toàn thể thể co cứng – co giật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Tiến Đức và cộng sự (1994), “Nhận xét điện não ghi giữa
các cơn động kinh”, Tạp chí Y học thực hành, (3), tr. 25.
2. Holmes G. L. (1987), Dianogsis and Management of Seizures
in Children, W.B Saunder Company, 4th edition, New York.
3. Hồ Hữu Lương (2000), Động kinh, Nhà xuất bản Y học, Hà
Nội, tr. 5-83.
4. Lưu Thanh Tuệ (1985), Hình ảnh lâm sàng - điện não đồ của
động kinh trẻ em, Luận văn bác sỹ nội trú chuyên ngành thần
kinh, Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Bá Hiền (2006), Đặc điểm lâm sàng-điện não ngoài
cơn động kinh trẻ em dưới 15 tuổi tại bệnh viện Nhi Đồng I,
Luận văn thạc sỹ Y học của Bác sỹ nội trú bệnh viện, Đại học
Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Đăng Dung, Cao Đức Tiến (1996), “Nghiên cứu một
số đặc điểm lâm sàng bệnh nhân động kinh”, Nội san chuyên
ngành tâm thần - Bệnh viện Tâm Thần Trung Ương, (1), tr. 3-
8.
7. Nguyễn Văn Bình và cộng sự (1999), “Một số đặc điễm dịch tễ
Động kinh tại cộng đồng dân cư Hà Tây”, Kỷ yếu Hội nghị
khoa học lần IV Hội thần kinh học toàn quốc, tr. 33-44.
8. Ninh Thị Ứng (1993), “Bệnh động kinh ở trẻ em”, Tạp chí Y
học thực hành, (4), tr 8-13.
9. Phan Việt Nga (2001), “Đánh giá kết quả điều trị động kinh
toàn thể ở trẻ em từ 6-15 tuổi”, Kỷ yếu hội nghị khoa học lần
IV Hội thần kinh học toàn quốc.
10. Trần Ngọc Lưu, Ninh Thị Ứng (2005), “Nghiên cứu đặc điểm
lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh động kinh toàn thể cơn co
cứng, co giật trẻ em điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung Ương”,
Tạp chí nghiên cứu Y học, (5), tr. 169-173.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 6
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_loai_con_va_dac_diem_dien_nao_do_o_tre_dong_kinh_toan_t.pdf