Hàm ý chính sách nhằm tăng cường
nhận thức về CSR cho người tiêu dùng
Các khuyến nghị nhằm nâng cao nhận
thức của người tiêu dùng về CSR như sau:
Đẩy mạnh vai trò của các cơ quan, hiệp
hội bảo vệ người tiêu dùng, cải tiến các quy
trình, thủ tục hành chánh để người tiêu dùng
tiếp cận dễ dàng và giải quyết nhanh các
khiếu nại của người tiêu dùng.
Cải cách quy định pháp lý theo hướng tiếp
tục nâng cao hơn quyền lợi của người tiêu
dùng.
Công khai trên các phương tiện truyền
thông các hành vi kinh doanh không lành
mạnh cũng như có các giải thưởng đối với
các doanh nghiệp thực hiện CSR tốt ở các
cấp độ từ trung ương đến địa phương.
Phát huy vai trò của người dân trong việc
phát hiện, tố cáo, khởi kiện đối với hoạt động
của các dn vi phạm pháp luật về các hành vi
kinh doanh không lành mạnh.
Kiến nghị Bộ giáo dục đưa việc giảng dạy
CSR vào chương trình giảng dạy tại các
trường cao đẳng, đại học và sau đại học một
cách nghiêm túc.
18 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích ảnh hưởng của việc nhận thức về thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành thực phẩm đóng hộp đến ý định mua lại của người tiêu dùng thành phố Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g khi tại các nước đang phát
triển, người tiêu dùng thường không ý thức
và không ủng hộ CSR (Arli and Lasmono,
2009). Theo Arli and Lasmono (2009), khi
người tiêu dùng mua những sản phẩm tương
tự với cùng giá cả và chất lượng, CSR có thể
là yếu tố quyết định và người tiêu dùng sẽ có
xu hướng mua sản phẩm từ những công ty có
danh tiếng trách nhiệm xã hội tốt hơn.
Tại Việt Nam, mặc dù khái niệm trách
nhiệm xã hội vẫn còn khá mới mẻ nhưng
trong thời gian qua, phản ứng của người tiêu
dùng đối với các vi phạm của doanh nghiệp
ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Trong đó, có thể kể đến việc tẩy chay thương
hiệu bột ngọt Vedan do doanh nghiệp này đã
gây ô nhiễm trầm trọng sông Thị Vải năm
2008 hay là việc Coca – Cola Việt Nam báo
lỗ triền miên trong một thập kỷ với nghi án
chuyển giá. Các sản phẩm nước đóng chai
của công ty Tân Hiệp Phát cũng từng bị tẩy
chay hàng loạt do doanh nghiệp này có liên
quan đến việc kiện tụng với người tiêu dùng,
hay gần đây, hàng loạt các thương hiệu nước
mắm truyền thống bị người tiêu dùng tẩy
chay vì bị cho rằng có nồng độ assen vượt
mức cho phép mặc dù đó là do đối thủ cạnh
tranh lợi dụng khe hở của pháp luật để “che
mắt” người tiêu dùng, điều này một lần nữa
gây ra sự thất vọng cho người tiêu dùng.
Đồng bằng sông Cửu Long là một thị
trường lớn với sức tiêu thụ cao và Cần Thơ là
một thành phố trung tâm kinh tế đại diện cho
vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Các doanh
nghiệp ngành thực phẩm đóng hộp được
người tiêu dùng Cần Thơ đánh giá là có các
hoạt động CSR tích cực, chẳng hạn như
Vinamilk, Nestle với các hoạt động xã hội
hướng đến người dân vùng sâu; TH True
Milk được biết đến với bao bì có chức năng
tự hủy giảm thiểu chất thải ra môi trường.
Các doanh nghiệp ngành thực phẩm đóng
hộp mà người tiêu dùng đánh giá có các hoạt
động kinh doanh không lành mạnh như Tân
Hiệp Phát, Vedan; ngoài ra còn các công ty
như bia Sài Gòn Cần Thơ, công ty thực phẩm
Pataya với hành vi xả nước thải ra sông Hậu.
Qua đó, có thể thấy rằng nhận thức của
người tiêu dùng về CSR của doanh nghiệp
ngày một tăng cao và cho thấy rằng đây là
một vấn đề đang được các bên liên quan
quan tâm. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào
về mối quan hệ giữa nhận thức của người
tiêu dùng về CSR của doanh nghiệp ảnh
hưởng như thế nào đến phản ứng trong tiêu
dùng của họ tại thị trường này, đặc biệt trong
lĩnh vực thực phẩm. Từ những vấn đề trên,
đề tài nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nhận
thức về thực thi trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp ngành thực phẩm đóng hộp đến
ý định mua lại của người tiêu dùng thành phố
Cần Thơ rất cần thiết được thực hiện.
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Lý thuyết về CSR
Khái niệm CSR đã được hình thành và
phát triển qua nhiều thập niên. Hình thành từ
những năm đầu của thập kỷ 1930, đến năm
1953, thời đại của CSR được đánh dấu bởi
Bowen, khi ông xuất bản cuốn “Social
Responsibilities of the Businessman”. Đây là
tài liệu được xem như quyển sách đầu tiên
định nghĩa về đề tài này. Sau Bowen, rất
nhiều tác phẩm khác xuất hiện cũng đóng vai
trò quan trọng trong việc định nghĩa về CSR
(Berle and Means, 1932, Cheit, 1964, Davis
and Blomstrom, 1966).
Carroll và Buchholtz (2011) chỉ ra rằng
thuật ngữ "trách nhiệm xã hội của công ty"
có nghĩa là doanh nghiệp không chỉ phải thực
hiện nghĩa vụ kinh tế và pháp luật của mình
mà còn có những trách nhiệm khác liên quan
đến việc bảo vệ và tăng cường xã hội. Carroll
(1999) đã trình bày bốn khía cạnh quan trọng
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(03) - 2019
77
của trách nhiệm xã hội, đó là trách nhiệm
kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo
đức và trách nhiệm từ thiện. Cùng với sự
phát triển của kinh tế thì môi trường luôn là
một trong những vấn đề nhận được nhiều sự
quan tâm của doanh nghiệp cũng như của các
bên liên quan, chính vì thế mà yếu tố môi
trường dường như là yếu tố còn lại giúp bổ
sung và hoàn chỉnh mô hình của Caroll.
Trách nhiệm kinh tế
Trong suốt quá trình lịch sử, các doanh
nghiệp được thành lập để trở thành một thực
thể về kinh tế, nhằm cung cấp hàng hóa và
dịch vụ cho các thành viên xã hội. Mục tiêu về
lợi nhuận được xây dựng như là động cơ căn
bản nhất của việc kinh doanh. Trước khi thực
hiện bất cứ mục tiêu gì khác, doanh nghiệp là
thành phần kinh tế căn bản của xã hội. Thế
nên, mục đích cơ bản của doanh nghiệp là sản
xuất những hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu
dùng cần và muốn, và tạo ra một mức lợi
nhuận chấp nhận được thông qua quá trình
kinh doanh.Tất cả những loại trách nhiệm
khác của doanh nghiệp đều được xây dựng
dựa vào trách nhiệm kinh tế, bởi vì không có
nó thì những loại trách nhiệm khác trở thành
những sự xem xét có thể gây tranh cãi.
Trách nhiệm pháp lý
Xã hội không chỉ trông đợi doanh nghiệp
hoạt động theo mục tiêu lợi nhuận, mà cùng
lúc đó, doanh nghiệp được xã hội trông đợi
sẽ tuân thủ pháp luật, hoạt động theo những
điều luật được quy định chính thức bởi chính
phủ và các cơ quan chức năng. Như là một
phần của “hợp đồng xã hội” (social contract)
giữa doanh nghiệp và xã hội, các công ty
được kỳ vọng sẽ đeo đuổi những sứ mệnh về
kinh tế trong khuôn khổ mà luật pháp quy
định. Trách nhiệm pháp lý được mô tả như
tầng tiếp theo trong kim tự tháp CSR. Phạm
vi của trách nhiệm này được áp dụng không
chỉ bởi các doanh nghiệp mà còn bởi các cá
nhân khi họ là một thành viên của doanh
nghiệp đó. Trách nhiệm đạo đức bao gồm
những hoạt động được trông đợi hoặc bị cấm
cản bởi những thành viên của xã hội mặc dù
những hoạt động này không được đề cập đến
trong luật pháp.
Trách nhiệm đạo đức
Trách nhiệm đạo đức bao gồm những tiêu
chuẩn, hay mong đợi phản ánh sự quan tâm
của công ty đến những gì mà người tiêu
dùng, nhân viên, cổ đông, và toàn xã hội xem
như là công bằng, hợp lẽ phải, hoặc thể hiện
sự tôn trọng đối với những quy tắc đạo đức
mà các đối tượng hữu quan nêu trên tôn trọng
và bảo vệ. Mặc dù được mô tả như là tầng
tiếp theo trong kim tự tháp CSR, trách nhiệm
đạo đức có thể ảnh hưởng đến trách nhiệm
pháp lý. Nó sẽ thúc đẩy trách nhiệm pháp lý
mở rộng ra hơn nữa, đồng thời đặt kỳ vọng
cao hơn vào những doanh nhân trong việc
thực hiện những điều cao hơn cả luật pháp
quy định.
Trách nhiệm từ thiện
Trách nhiệm từ thiện bao gồm những hoạt
động của doanh nghiệp hồi đáp lại sự trông
đợi của xã hội, cho thấy doanh nghiệp đó thực
hiện tốt nghĩa vụ của một công dân, một tập
thể. Trách nhiệm này bao gồm cam kết trực
tiếp của doanh nghiệp trong hành động hoặc
đề ra các chương trình nhằm thúc đẩy sự thịnh
vượng của toàn xã hội. Một số hoạt động
thuộc trách nhiệm từ thiện của doanh nghiệp
có thể là những đóng góp của doanh nghiệp về
tài chính và nguồn lực cho các hoạt động nghệ
thuật, giáo dục hoặc cộng đồng.
Trách nhiệm môi trường
Khái niệm về trách nhiệm đối với thế giới
tự nhiên nói chung chỉ mới xuất hiện trong
những năm gần đây vì các hoạt động của con
người can thiệp vào các chu kỳ tự nhiên đã
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
78
được thực hiện trên quy mô như để làm dịu
sự cân bằng thiên nhiên và môi trường. Kinh
doanh được coi là thủ phạm chính với trách
nhiệm hàng đầu về sản xuất hàng loạt, tiếp
thị đại chúng, tiêu dùng đại chúng và việc
thải bỏ khối lượng lớn gây ra tình trạng
xuống cấp môi trường.
2.1.2. Thực thi CSR và hành vi của người
tiêu dùng
Becker-Olsen et al (2006) và McDonald
và Rundle-Thiele (2008) sử dụng lý thuyết
marketing nghiên cứu các hoạt động CSR
mang lại lợi ích cho công ty nhờ hành vi mua
của khách hàng. Lý thuyết marketing truyền
thống cho rằng marketing có thể giúp công ty
đạt được mục tiêu thỏa mãn khách hàng, thu
được lợi nhuận nhưng đồng thời cũng có
những hoạt động bất lợi cho cộng đồng (xã
hội) như: gây ô nhiễm môi trường, làm cạn
kiệt tài nguyên, ảnh hưởng sức khỏe người
tiêu dùng, ... Chính vì thế, cần lý thuyết về
marketing mới để giải quyết các vấn đề trên
đó là marketing xã hội (The Societal
Marketing Concept) và marketing liên quan
nguyên nhân (CRM – Cause related
marketing). Kotler and Zaltman (1971) xuất
bản nghiên cứu “Marketing xã hội: Một
phương pháp tiếp cận để kế hoạch thay đổi
xã hội” trên tạp chí Journal of Marketing.
Triết lý marketing xã hội yêu cầu những
người làm marketing phải cân bằng ba mục
tiêu khi thiết kế các chính sách marketing
bao gồm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, góp
phần đạt lợi nhuận của doanh nghiệp và đảm
bảo phúc lợi của xã hội. Nhờ vậy, hoạt động
marketing sẽ được tiến triển tốt hơn với
những lợi ích lâu dài hơn.
Trong thực tế, CSR được coi là động lực
chủ yếu bởi mục đích tiếp thị (Lantos, 2001).
Thực hành trách nhiệm xã hội một cách công
khai có thể mang lại lợi ích cho một công ty
dưới hình thức nâng cao uy tín, giá trị thị
trường (Luo and Bhattacharya, 2006), hỗ trợ
cộng đồng, tăng lòng trung thành của khách
hàng, chất lượng và năng suất được cải thiện,
sự trung thành của nhân viên cao hơn (Idowu
and Towler, 2004) và lợi nhuận lâu dài hơn
(Luo and Bhattacharya, 2006). CSR cũng được
xem là bảo hiểm cho công ty trong sự kiện
khủng hoảng sản phẩm, đặc biệt đối với đáp
ứng CSR khách hàng (Klein and Dawar, 2004).
Theo nghĩa này, CSR trở thành một phần trong
chiến lược thương hiệu của công ty.
Varadarajan và Menon (1988) định nghĩa
CRM trong công việc của họ như là một "quá
trình xây dựng và thực hiện các hoạt động
tiếp thị được đặc trưng bởi một đề nghị từ
công ty để đóng góp một số tiền nhất định
cho một động cơ được chỉ định khi khách
hàng tham gia vào các trao đổi cung cấp
doanh thu đáp ứng các mục tiêu của tổ chức
và cá nhân”. Endacott (2004) thậm chí tuyên
bố rằng “Doanh nghiệp coi trọng CSR của họ
có thể cố gắng giành hỗ trợ cho những nỗ lực
của họ thông qua một sáng kiến CRM”. Như
Walker and Kent (2009) đã minh họa trong
mô hình khái niệm của họ, hoạt động từ thiện
đóng vai trò như một cánh tay, cùng với sự
tham gia của cộng đồng, giáo dục thanh thiếu
niên và sức khỏe thanh thiếu niên. Tất cả bốn
cánh tay hội tụ để đạt được trách nhiệm xã
hội của công ty. Thông qua phân tích và phân
loại được minh họa trong nghiên cứu này,
marketing xã hội sẽ được quy cho cả giáo
dục thanh thiếu niên và sức khỏe thanh thiếu
niên. Marketing vì mục tiêu cao đẹp sẽ được
đặt phù hợp với hoạt động từ thiện, trong khi
tiếp cận cộng đồng sẽ liên kết trực tiếp với
biểu tượng sự tham gia của cộng đồng. Sự
kết nối của CRM, tiếp thị xã hội và tiếp cận
cộng đồng với CSR được minh họa trong mô
hình khái niệm được trình bày trong Hình 1.
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(03) - 2019
79
Hình 1. Mô hình khái niệm Marketing xã hội, CRM và CSR
Nguồn: Kotier and Lee (2005) và Walker and Kent (2009)
Một số doanh nghiệp đã thu được doanh
số và lợi nhuận rất lớn do việc thích ứng và
áp dụng quan điểm này như Ajinomoto đánh
bại Vedan bằng việc bảo vệ môi trường - cụ
thể là quy trình xả thải không gây hại cho
sông, hồ...
2.1.2. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình
nghiên cứu
* CSR và sự công bằng giá
Mối quan hệ giữa CSR và sự công bằng
giá dựa trên nghiên cứu của Campbell
(1999). Nghiên cứu đã xác định một yếu tố
quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến sự công
bằng nhận thức của sự thay đổi giá cả đó
chính là loại động cơ mà công ty có để tăng
giá. Khi khách hàng suy luận rằng công ty có
động cơ tiêu cực (nghĩa là, công ty đang cố
gắng lợi dụng hoặc khai thác, khách hàng
bằng cách này hay cách khác), việc tăng giá
được coi là không công bằng. Mặt khác, khi
khách hàng suy luận rằng công ty có một số
động lực tích cực cho việc tăng giá (nghĩa là
cần tăng giá để khắc phục tăng chi phí, hoặc
công ty muốn trả cho nhân viên của mình
nhiều hơn), mức tăng được coi là công bằng
hơn (Campbell 1999). Kế thừa nghiên cứu về
sự công bằng giá của Campbell (1999),
Carvalho et al. (2010) đã chứng minh rằng
động cơ tăng giá rõ ràng được quy định là
mong muốn làm tốt công ty, nhưng kết quả
cũng cho thấy rất có lý khi những phản ứng
tình cảm của người tiêu dùng với CSR cũng
có thể đóng một vai trò nhất định.
Nguyễn Phan Thanh Nhã và Lê Thị
Thanh Xuân (2014) cho rằng khi người tiêu
dùng nhận thức về CSR càng cao, cảm thấy
mức giá đó càng công bằng thì họ sẽ gia tăng
khả năng mua sản phẩm của công ty thực
hiện CSR, mặc dù mức giá đó cao hơn mức
giá của sản phẩm cùng loại. Qua đó, các giả
thuyết được đề xuất như sau:
H1a: Nhận thức của người tiêu dùng về
việc thực hiện trách nhiệm kinh tế của một
công ty đã có tác động cùng chiều đến sự
công bằng giá.
H1b: Sự hiểu biết của khách hàng về việc
thực hiện trách nhiệm pháp lý của công ty đã
có tác động cùng chiều đến sự công bằng giá.
H1c: Nhận thức của người tiêu dùng về
việc thực hiện trách nhiệm đạo đức của một
công ty đã có tác động cùng chiều đến sự
công bằng giá.
H1d: Nhận thức của người tiêu dùng về
việc thực hiện trách nhiệm từ thiện của một
công ty đã có tác động cùng chiều đến đến sự
công bằng giá.
H1e: Nhận thức của người tiêu dùng về
việc thực hiện trách nhiệm môi trường của
một công ty đã có tác động cùng chiều đến
sự công bằng giá.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
80
* CSR và sự hài lòng
Andreoni (1990) đã phát triển một mô hình
liên quan đến việc làm từ thiện bao gồm hai
động cơ. Đầu tiên, các cá nhân đơn giản đòi
hỏi nhiều hơn một lợi ích cộng đồng. Thứ hai,
mọi người trải nghiệm sự gia tăng tiện ích của
họ từ việc “cho mỗi người”, được gọi là "ánh
sáng ấm áp". Như vậy, theo thuyết “ánh sáng
ấm áp” thì các hoạt động CSR có khả năng
ảnh hưởng đến sự hài lòng của người tiêu
dùng. Nếu một doanh nghiệp hoàn thành trách
nhiệm xã hội của mình thì sẽ tạo ra một ảnh
hưởng tích cực đối với sự nhận thức giá trị của
người tiêu dùng, dẫn đến sự hài lòng của
người tiêu dùng cao hơn (Marin et al., 2009).
Bên cạnh nỗ lực tối đa hoá lợi nhuận và theo
đuổi lợi ích của cổ đông, các doanh nghiệp
cũng phải đáp ứng được nhu cầu của người
tiêu dùng, môi trường xã hội và các bên liên
quan khác (Carvalho et al., 2010). Ngoài ra,
việc xác định thương hiệu do kết quả của việc
hoàn thành CSR có ảnh hưởng trực tiếp đến
mức độ hài lòng của khách hàng, điều đó cho
thấy rõ ràng rằng CSR có mối liên hệ trực tiếp
với mức độ hài lòng của khách hàng (Baron
and Kenny, 1986). Qua đó, các giả thuyết sau
được đề xuất:
H2a: Nhận thức của người tiêu dùng về
việc thực hiện nghĩa vụ kinh tế của công ty
có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng.
H2b: Sự hiểu biết của khách hàng về việc
thực hiện trách nhiệm pháp lý của công ty đã
có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng.
H2c: Nhận thức của người tiêu dùng về việc
thực hiện trách nhiệm đạo đức của một công ty
đã có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng.
H2d: Nhận thức của người tiêu dùng về việc
thực hiện trách nhiệm từ thiện của một công ty
đã có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng.
H2e: Nhận thức của người tiêu dùng về
việc thực hiện trách nhiệm môi trường của
một công ty đã có ảnh hưởng tích cực đến sự
hài lòng.
* Sự công bằng giá, sự hài lòng và ý định
mua lại
Mối quan hệ giữa sự công bằng giá và ý
định mua lại dựa trên lý thuyết về công bằng
của Adams (1965), khái niệm về sự công
bằng liên quan đến việc đánh giá tỷ lệ giữa
kết quả và đầu vào trong một cuộc trao đổi.
Lý thuyết này cho thấy các bên tham gia trao
đổi sẽ cảm thấy được đối xử công bằng nếu
tỷ lệ kết quả của họ so với đầu vào theo
nghĩa nào đó công bằng so với tỷ lệ kết quả
hoặc đầu vào được giới thiệu trước đó. Mặt
khác, nếu nhận thấy sự bất công bằng trong
mối quan hệ, khách hàng sẽ có động lực để
khôi phục vốn đầu tư vào mối quan hệ trao
đổi theo một cách nào đó. Các phán đoán
công bằng về giá có thể dựa trên giá trước
đây, giá của đối thủ cạnh tranh, và lợi nhuận
(Bolton et al, 2003). Kết quả nghiên cứu của
Abrantes-Ferreira et al. (2010) thu được chỉ
ra rằng người tiêu dùng nhận thấy lợi ích lớn
hơn và giá trị trong việc cung cấp của công ty
có trách nhiệm xã hội và được cho thấy sẵn
sàng trả thêm 10% cho sản phẩm của mình,
đánh giá mức chênh lệch này là công bằng.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty
có cơ hội để đáp ứng với mong muốn của
người tiêu dùng về cảm giác mua sắm
(khuyến khích CSR), đồng thời đạt được các
mục tiêu kinh doanh và đồng thời đóng góp
cho xã hội. Ngoài ra, khi quyết định về dự án
xã hội để đầu tư, các công ty nên cố gắng tìm
hiểu những hành động xã hội nào được người
tiêu dùng đánh giá cao hơn, đó là những hành
động mà họ đánh giá là đem lại lợi ích trực
tiếp hơn cho họ.
Ý định mua thường được xem là một trong
hai yếu tố có ảnh hưởng mang tính quyết định
đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng
(Blackwell et al., 2001). Ý định mua được
định nghĩa là khả năng mà người tiêu dùng cố
gắng để mua một sản phẩm hay dịch vụ, hoặc
được định nghĩa bởi cách thức mua hàng,
nghĩa là mức độ ưa thích đối với một sản
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(03) - 2019
81
phẩm nào đó, điều mà người tiêu dùng nhận
thức giữa việc đánh giá sản phẩm và hành vi
thực sự mua sản phẩm đó. Turney và Littman
(2003) khẳng định ý định mua của người mua
sẽ dự đoán được công ty nào mà người đó dự
định mua hàng. Ý định mua có thể xem là sự
phản ánh của hành vi mua thật sự. Ý định mua
càng lớn thì mong muốn mua một sản phẩm
của người tiêu dùng càng lớn.
Mối liên hệ giữa giá và ý định mua được
thể hiện bởi Ahmat et al. (2011) rằng khi
người tiêu dùng xem xét một mức giá không
công bằng, họ có khuynh hướng phản ứng
tiêu cực với sản phẩm, bảo vệ bản thân khỏi
mua sản phẩm hay trả đũa sản phẩm. Do đó,
nhận thức về giá cả hợp lý sẽ có thể ảnh
hưởng đến cảm xúc và chúng sẽ ảnh hưởng
đến ý định mua. Việc đánh giá giá không
công bằng có thể gây ra phản ứng của người
tiêu dùng là bỏ sản phẩm của công ty, khiếu
nại và không trung thành với sản phẩm.
Nghiên cứu của Carvalho et al. (2010) đã
chỉ ra rằng người tiêu dùng phản ứng với giá
cả cao hơn từ các hoạt động CSR của công
ty. Qua đó, những hành động tích cực của
người tiêu dùng đối với các hoạt động CSR
của công ty dường như ít nhất cũng dựa trên
nhận thức của họ rằng mức tăng giá dựa trên
CSR là hợp lý.
Bên cạnh đó, khi các khách hàng hài lòng
với một công ty, có nhiều khả năng họ sẽ
giao dịch với công ty lần nữa (Oliver, 1980).
Điều này dẫn đến giả thuyết được kỳ vòng
như sau:
H3: Nhận thức của người tiêu dùng về sự
công bằng giá tăng cùng chiều với ý định
mua lại của họ
H4: Cảm giác hài lòng cá nhân của người
tiêu dùng sẽ tăng cùng chiều với ý định mua
hàng lại của họ.
Từ việc phát triển các giả thuyết, mô hình
nghiên cứu đề xuất được trình bày trong
Hình 2.
Dựa trên cơ sở lý thuyết kết hợp với lược
khảo tài liệu, bộ thang đo sơ bộ được phát
triển. Sau khi phỏng vấn chuyên gia nhằm
điều chỉnh thang đo cho phù hợp với bối
cảnh nghiên cứu, bộ thang đo chính thức của
mô hình nghiên cứu bao gồm 8 khái niệm và
33 biến đo lường.
Hình 2: Mô hình nghiên cứu đề xuất
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
82
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), cỡ mẫu
đề xuất khi sử dụng EFA nên có tỉ lệ quan sát
so với biến đo lường là 10:1, nghĩa là 1 biến
đo lường cần tổi thiểu là 10 quan sát, tốt nhất
là 10 trở lên. Mô hình nghiên cứu có 33 biến
quan sát, như vậy để tiến hành EFA, kích
thước mẫu tối thiểu của nghiên cứu là 330
quan sát. Trong mô hình SEM, kích thước
mẫu từ 100 đến 200 được xem là đạt yêu cầu.
Để phòng ngừa trường hợp phải loại bản trả
lời có nhiều thông tin không được đầy đủ,
nghiên cứu này được thực hiện với kích cỡ
mẫu gồm 400 quan sát. Kết quả thu được 377
quan sát hợp lệ.
Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương
pháp chọn mẫu phi xác suất kiểu thuận tiện.
Địa bàn nghiên cứu gồm 03 quận có mật độ
dân số cao trên địa bàn thành phố Cần Thơ là
Ninh Kiều, Bình Thủy và Cái Răng. Việc
phỏng vấn được tiến hành tại các điểm tập
trung dân cư như tại các khu dân cư, công
viên tại các thời điểm khác nhau. Ngoài ra,
việc khảo sát của đề tài còn được thực hiện
thông qua Google Doc, đăng trên các trang
thông tin mạng xã hội để đối tượng khảo sát
được đa dạng.
Đặc điểm mẫu nghiên cứu được trình bày
trong Bảng 1. Tỷ lệ nam và nữ trong mẫu
nghiên cứu là khá đồng đều, với nam chiếm
41,9% và nữ chiếm 58,1%. Mẫu nghiên cứu
có sự đa dạng về trình độ học vấn và đa dạng
về nghề nghiệp, trong đó phổ biến nhất là
nhóm công nhân viên và công chức, viên
chức. Độ tuổi trung bình của người tiêu dùng
của mẫu nghiên cứu là 30,14 tuổi với thu
nhập trung bình là 5,87 triệu đồng/tháng.
Bảng 1. Thông tin chung đáp viên
Biến quan sát Tần
số
Phần
trăm
Giới tính
Nam 158 41,9
Nữ 219 58,1
Trình độ học vấn
Phổ thông 48 12,8
Trung cấp 37 9,8
Cao đẳng, đại học 232 61,5
Sau đại học 60 15,9
Nghề nghiệp
Học sinh/sinh viên 68 18
Công nhân/nhân viên 129 34,2
Công chức/viên chức 121 32,1
Tự kinh doanh 25 6,6
Quản lý 18 4,8
Nội trợ 16 4,2
Tuổi tác
<25
25-30
30-45
>45
106
132
127
12
28,1
35
33,7
3,2
Thu nhập
< 2tr
2-5 tr
5-10 tr
>10 tr
48
195
107
27
12,7
51,7
28,4
7,2
Tổng 377 100
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Nghiên cứu định tính: Phương pháp
nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật phỏng
vấn chuyên gia nhằm làm rõ các khái niệm
trong mô hình. Tác giả đã thực hiện phỏng
vấn 10 chuyên gia đại diện các doanh nghiệp
ngành thực phẩm đóng hộp, các giảng viên
có chuyên môn về CSR và người tiêu dùng.
Nội dung phỏng vấn bao gồm một số câu hỏi
mở có tính chất khám phá để xem họ nhận
định như thế nào về sự phù hợp và mức độ
quan trọng của các thành phần của CSR, sự
công bằng giá, sự hài lòng và ý định mua lại.
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(03) - 2019
83
Về cơ bản, các chuyên gia đều đồng về sự
phù hợp của mô hình nghiên cứu với 5 thành
phần CSR bao gồm trách nhiệm kinh tế, trách
nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức, trách
nhiệm từ thiện và trách nhiệm môi trường.
Ngoài ra, kết quả phỏng vấn chuyên gia còn
giúp bổ sung và điều chỉnh một số biến đo
lường cho phù hợp với ngành thực phẩm
cũng như bối cảnh nghiên cứu tại thành phố
Cần Thơ để có bộ thang đo hiệu chỉnh cho
mô hình trước khi tiến hành khảo sát người
tiêu dùng. Cụ thể, một số biến quan sát của
thang đo về CSR được điều chỉnh theo ý kiến
chuyên gia như sau:
• Đối với thang đo trách nhiệm pháp
luật: điều chỉnh và bổ sung biến PL2 “Khi
mua hàng, tôi sẽ ưu tiên mua sản phẩm của
doanh nghiệp X nếu doanh nghiệp không có
tai tiếng về vi phạm các quy định của luật
pháp hay bị lên án bởi các phương tiện
truyền thông” thì các chuyên gia cho rằng
thuật ngữ “vi phạm các quy định của pháp
luật” nên được cụ thể hơn thành vi phạm các
quy định về thuế, vệ sinh an toàn thực phẩm
cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Vì
vậy biến PL2 sẽ hiệu chỉnh thành 2 biến: PL4
“Khi mua hàng, tôi sẽ ưu tiên mua sản phẩm
của doanh nghiệp X nếu doanh nghiệp không
có tai tiếng về vi phạm các quy định về thuế
trên các phương tiện truyền thông” và PL5
“Khi mua hàng, tôi sẽ ưu tiên mua sản phẩm
của doanh nghiệp X nếu doanh nghiệp không
có tai tiếng về vi phạm các quy định về vệ
sinh an toàn thực phẩm trên các phương tiện
truyền thông”.
• Đối với thang đo trách nhiệm từ thiện:
điều chỉnh biến TT1 “Tôi tin rằng doanh
nghiệp X nên đảm bảo rằng họ luôn cố gắng
thực hiện các chương trình xóa mù chữ”, các
chuyên gia cho rằng đối với trình độ dân trí
của nước ta nói chung cũng như địa bàn
thành phố Cần Thơ chương trình xóa mù chữ
không còn phù hợp, do đó, nên thay thế bằng
các dự án từ thiện phù hợp hơn hoặc liên
quan đến ngành thực phẩm như tài trợ cho
các chương trình tư vấn các bệnh liên quan
đến thực phẩm. Vì vậy, biến TT1 được hiệu
chỉnh thành “Tôi tin rằng doanh nghiệp X
nên đảm bảo rằng họ luôn cố gắng thực hiện
các chương trình bảo trợ xã hội”.
• Đối với thang đo trách nhiệm môi
trường, cụ thể là biến MT1 “Tôi tin rằng
doanh nghiệp X nên đảm bảo rằng họ luôn cố
gắng bảo vệ môi trường” và MT2: “Tôi tin
rằng doanh nghiệp X nên sản xuất những sản
phẩm thân thiện với môi trường”, chuyên gia
cho rằng bảo vệ môi trường nên là tôn chỉ
hoạt động của các doanh nghiệp trong thời
đại hiện nay, những tiêu chuẩn thân thiện với
môi trường cũng bao gồm sản xuất những
sản phẩm thân thiện với môi trường. Vì vậy
điều chỉnh gộp 02 biến MT1 và biến MT2
thành biến MT1: “Tôi tin rằng doanh nghiệp
X nên đảm bảo thực hiện đầy đủ những tiêu
chuẩn thân thiện với môi trường”. Đối với
biến MT3: “Tôi tin rằng doanh nghiệp X phải
có trách nhiệm không làm tổn hài môi
trường” thì khó có thể thực hiện đối với
doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực
phẩm. Vì thế biến MT3 hiệu chỉnh thành:
“Tôi tin rằng doanh nghiệp X luôn duy trì
công tác bảo vệ môi trường”.
Nghiên cứu định lượng: Bước này
được thực hiện thông qua nhiều phương pháp
phân tích. Trước hết, phương pháp phân tích
Cronbach Alpha (α) được sử dụng để kiểm
định mức độ tin cậy của thang đo trong mô
hình. Sau đó, phương pháp phân tích nhân tố
khám phá EFA được tiến hành để khám phá
mối quan hệ giữa các biến quan sát và nhân
tố trước khi đưa vào phân tích khẳng định
CFA nhằm kiểm định tính đơn hướng và hội
tụ của thang đo. Tiếp theo, mô hình cấu trúc
tuyến tính (SEM) được sử dụng để kiểm định
mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình.
Cuối cùng, các ước lượng của mô hình
nghiên cứu được kiểm tra độ tin cậy bằng
Bootstrap.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
84
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá
Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha
của các thang đo thành phần ở Bảng 2 cho
thấy dữ liệu nghiên cứu phù hợp với mô
hình.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
lần 1 rút trích được 8 nhóm nhân tố. Tuy
nhiên, các biến DD3 và DD4 có trọng số
nhân tố <0,5 nên loại biến này khỏi mô hình
nghiên cứu. Sau khi loại biến DD3 và DD4,
tiến hành chạy EFA lần 2 cho kết quả phân
tích nhân tố cho kết quả như Bảng 2.
3.2. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)
Đánh giá sự phù hợp của mô hình:
[1] Độ phù hợp của mô hình: Kết quả
phân tích cho thấy Chi-square/df = 2,756 <
3,0 (Carmines and McIver 1980); TLI =
0,904 > 0,9; CFI = 0,917 > 0,9 (Bentler and
Bonett, 1980); RMSEA = 0,068 < 0,08
(Steiger, 1990). Điều này cho thấy mô hình
phù hợp cho phân tích SEM tiếp theo.
[2] Giá trị hội tụ: Kết quả ở Bảng 2 cho
thấy các trọng số chưa chuẩn hóa đều lớn
hơn 0,5 và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05);
các trọng số đã chuẩn hóa đều lớn hơn 0,5,
do đó thang đo đạt giá trị hội tụ.
[3] Tính đơn hướng: Không có mối tương
quan giữa các sai số của các biến quan sát
nên đạt tính đơn hướng.
[4] Giá trị phân biệt: Các hệ số tương
quan giữa các thành phần đều nhỏ hơn 0,9,
tương ứng giá trị p < 0, do đó các thành phần
trong mô hình đạt giá trị phân biệt.
Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả
giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu
(chuẩn hóa) thể hiện ở bảng 3.
3.3. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM
Mô hình có giá trị Chi-bình phương
=345,830, bậc tự do là 174, với p=0,000 nhỏ
hơn 0,05 nên giá trị p đạt so với yêu cầu về
tương thích dữ liệu thị trường. Khi điều
chỉnh Chi – bình phương với bậc tự do
CMIN/df thì giá trị này đạt 2,699<3, hơn nữa
các chỉ số CFI, TLI lần lượt là 0,919; 0,907;
RMSEA = 0,067<0,08. Kết quả này cho thấy
mô hình tương đối tốt với dữ liệu thị trường.
Các khái niệm có tương quan giữa các sai số
nên không đạt tính đơn hướng.
Bảng 2. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha, EFA, CR, AVE
Chỉ tiêu
Cronbach’s
Alpha
Trọng số
nhân tố
(EFA)
Độ tin cậy
tổng hợp
(CR)
Phương
sai trích
(AVE)
Trách nhiệm kinh tế 0,811 0,812 0,520
KT1: doanh nghiệp X tối đa hóa lợi nhuận, giữ
tốc độ tăng trưởng ở mức cao nhất có thể. 0,737
KT2: doanh nghiệp X kích thích, phát triển kinh
tế địa phương. 0,621
KT3: doanh nghiệp X cung cấp các sản phẩm
mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. 0,802
KT4: Khi mua hàng, tôi sẽ ưu tiên mua sản
phẩm của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp X có
mức lợi nhuận, tăng trưởng cao và có thương
hiệu nổi tiếng trên thị trường.
0,646
Trách nhiệm pháp luật 0,876
0,859 0,551
PL1: Doanh nghiệp X đảm bảo cư xử trong
khuôn khổ được quy định bởi luật pháp đối với
tất cả các hoạt động kinh doanh.
0,561
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(03) - 2019
85
PL2: Doanh nghiệp X nên đáp ứng tất cả các
nghĩa vụ pháp lý. 0,700
PL3: Các sản phẩm của doanh nghiệp X cung
cấp tuân thủ các quy định của nước ta. 0,829
PL4: Khi mua hàng, tôi sẽ ưu tiên mua sản phẩm
của doanh nghiệp X nếu doanh nghiệp không có
tai tiếng về vi phạm các quy định về thuế trên
các phương tiện truyền thông.
0,841
PL5: Khi mua hàng, tôi sẽ ưu tiên mua sản phẩm
của doanh nghiệp X nếu doanh nghiệp không có
tai tiếng về vi phạm các quy định về vệ sinh an
toàn thực phẩm trên các phương tiện truyền
thông.
0,798
Trách nhiệm đạo đức 0,856
0,895 0,691
DD1: Doanh nghiệp X tham gia các hoạt động
từ thiện.
0,565
DD2: Doanh nghiệp X giúp đỡ giải quyết các
vấn đề xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống
của cộng đồng.
0,660
DD5: Tôi tin rằng doanh nghiệp X tôn trọng các
chuẩn mực đạo đức của xã hội chúng ta.
0,970
TT1: Doanh nghiệp X đảm bảo rằng họ luôn cố
gắng thực hiện các chương trình bảo trợ xã hội
0,976
Trách nhiệm từ thiện 0,794
0,803 0,737
TT2: Doanh nghiệp X nâng cao hiểu biết về sức
khỏe cho người dân nông thôn.
0,710
TT3: Doanh nghiệp X tổ chức các hoạt động từ
thiện, hỗ trợ cộng đồng và vận động cán bộ,
công nhân viên tham gia.
0,686
TT4: Khi mua hàng, tôi sẽ ưu tiên mua sản
phẩm của doanh nghiệp X nếu có danh tiếng về
đáp ứng kỳ vọng của cộng đồng.
0,686
Trách nhiệm môi trường 0,883
0,884 0,657
MT1: Doanh nghiệp X đảm bảo thực hiện đầy
đủ những tiêu chuẩn thân thiện với môi trường.
0,725
MT2: Doanh nghiệp X thực hiện các chương
trình giảm thiểu chất thải, tái chế chất thải.
0,836
MT3: Doanh nghiệp X luôn duy trì công tác bảo
vệ môi trường.
0,900
MT4: Khi mua hàng, tôi sẽ ưu tiên mua sản
phẩm của doanh nghiệp có danh tiếng về bảo vệ
môi trường.
0,594
Sự hài lòng 0,910
0,91 0,718
Nếu tôi mua thực phẩm từ một doanh nghiệp có
những đóng góp đáng kể cho cộng đồng, tôi sẽ
cảm thấy:
HL1: Tốt hơn về bản thân mình, vì tôi đã đóng
góp lợi nhuận cho một công ty có trách nhiệm
với xã hội
0,845
HL2: Mình đã làm một việc đúng đắn
0,878
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
86
HL3: Tôi đã tạo ra lợi ích cho bản thân mình
thông qua việc ủng hộ sản phẩm của công ty đó,
từ đó gián tiếp đóng góp cho xã hội
0,764
HL4: Hài lòng về bản thân mình
0,833
Công bằng giá 0,893
0,894 0,737
Nếu một doanh nghiệp X sản xuất thực phẩm có
thực thi trách nhiệm xã hội, và do đó mức giá
sản phẩm của nó cao hơn sản phẩm cùng loại
của đối thủ cạnh tranh, tôi tin rằng mức giá đó:
CBG1: Công bằng
0,841
CBG2: Chấp nhận được
0,845
CBG3: Thỏa đáng
0,885
Ý định mua lại 0,855
0,856 0,598
Đối với sản phẩm của một doanh nghiệp sản
xuất thực phẩm X có những đóng góp đáng kể
cho cộng đồng, mặc dù giá của nó cao hơn so
với sản phẩm cùng loại của công ty khác, tôi sẽ:
YDML1: Tôi sẽ mua sản phẩm từ doanh nghiệp
X trong lần mua tới, khi tôi có nhu cầu
0,729
YDML2: Khi tôi có nhu cầu, tôi thích mua các
sản phẩm từ doanh nghiệp X hơn
0,712
YDML3: Khi tôi muốn mua sản phẩm, sản
phẩm của doanh nghiệp X luôn là sự lựa chọn
đầu tiên của tôi
0,767
YDML6: Chắc chắn sẽ mua sản phẩm của X 0,785
Thống kê các chỉ số Độ phù hợp của mô hình (Goodness of fit)
χ2 1110,534
df 403
TLI 0,904
CFI 0,917
RMSEA 0,068
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu (2018)
Bảng 3. Ước lượng hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa và chuẩn hóa các biến trong mô hình
Ước lượng hệ số hồi quy
chưa chuẩn hóa
Ước lượng hệ số hồi
quy chuẩn hóa
Estimate S.E. C.R. P Estimate
TT1 <--- TNDD 1
0,987
DD5 <--- TNDD 0,967 0,011 85,033 *** 0,998
DD2 <--- TNDD 0,647 0,038 16,829 *** 0,66
DD1 <--- TNDD 0,592 0,041 14,345 *** 0,598
PL4 <--- TNPL 1
0,715
PL3 <--- TNPL 1,063 0,078 13,71 *** 0,793
PL5 <--- TNPL 0,894 0,05 18,04 *** 0,665
PL2 <--- TNPL 1,057 0,085 12,478 *** 0,72
PL1 <--- TNPL 1,181 0,084 14,122 *** 0,81
HL2 <--- SHL 1
0,889
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(03) - 2019
87
HL1 <--- SHL 0,862 0,042 20,591 *** 0,818
HL4 <--- SHL 0,906 0,04 22,71 *** 0,865
HL3 <--- SHL 0,839 0,041 20,427 *** 0,815
YDML6 <--- YDML 1
0,767
YDML3 <--- YDML 1,108 0,072 15,43 *** 0,805
YDML1 <--- YDML 0,892 0,063 14,154 *** 0,741
YDML2 <--- YDML 1,02 0,068 14,921 *** 0,779
MT3 <--- TNMT 1
0,839
MT2 <--- TNMT 1,014 0,054 18,829 *** 0,831
MT1 <--- TNMT 1,042 0,055 18,915 *** 0,834
MT4 <--- TNMT 0,842 0,053 15,857 *** 0,734
KT3 <--- TNKT 1
0,775
KT1 <--- TNKT 0,875 0,07 12,472 *** 0,677
KT4 <--- TNKT 0,834 0,062 13,337 *** 0,723
KT2 <--- TNKT 0,874 0,067 13,015 *** 0,706
CBG3 <--- CBG 1
0,861
CBG2 <--- CBG 1,014 0,049 20,599 *** 0,866
CBG1 <--- CBG 1,081 0,054 20,056 *** 0,848
TT2 <--- TNTT 1
0,775
TT3 <--- TNTT 0,963 0,069 14,016 *** 0,784
TT4 <--- TNTT 0,914 0,07 13,031 *** 0,718
*, **, ***: có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%, 10%
Bảng 4. Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả
giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu
Mối quan hệ
Ước lượng
chuẩn hóa
TNDD SHL -0,047
TNPL SHL 0,123
TNMT SHL 0,228**
TNKT SHL 0,177**
TNTT SHL 0,193**
TNDD CBG -0,004
TNPL CBG 0,327***
TNMT CBG 0,029
TNKT CBG 0,169**
TNTT CBG 0,220**
CBG YDML 0,369***
SHL YDML 0,463***
Kết quả ước lượng ở Bảng 3 cho thấy ảnh
hưởng của nhân tố trách nhiệm môi trường,
trách nhiệm kinh tế và trách nhiệm từ thiện
đến sự hài lòng đạt ý nghĩa thống kê ở mức
5%. Trong khi đó, tác động của trách nhiệm
đạo đức và trách nhiệm pháp lý lên sự hài
lòng không có ý nghĩa thống kê.
Ngoài ra, kết quả ở bảng 3 còn cho thấy
trách nhiệm pháp luật, trách nhiệm kinh tế và
trách nhiệm từ thiện có ảnh hưởng có ý nghĩa
thống kê đến sự công bằng giá. Tuy nhiên,
không có bằng chứng thống kê cho thấy sự
ảnh hưởng của hai nhóm trách nhiệm còn lại
đến sự công bằng giá.
Bên cạnh đó, sự tác động của sự hài lòng và
sự công bằng giá đến ý định mua lại được tìm
thấy có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%.
Các kết quả nghiên cứu này có sự tương
đồng với nghiên cứu của Carvalho et al.
(2010) rằng ý định mua lại bị ảnh hưởng bởi
công bằng giá và sự hài lòng. Tuy nhiên bằng
chứng được tìm thấy trong nghiên cứu này
khác với nghiên cứu của Hoàng Thu Thủy
(2016) khi trách nhiệm kinh tế không có ảnh
hưởng đến sự hài lòng của người tiêu dùng.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
88
Kiểm định độ tin cậy của ước lượng
bằng bootstrap
Kết quả ở bảng 4 cho thấy độ lệch của các
ước lương có xuất hiện nhưng không lớn. Kết
quả cho thấy trị tuyệt đối CR rất nhỏ so với 2
(nhỏ nhất là 0,2 lớn nhất là 1,5) nên có thể
nói là độ chệch là rất nhỏ, không có ý nghĩa
thống kê ở độ tin cậy 95%. Kết quả độ lệch
của ước lượng (bias) và sai lệch chuẩn của nó
có giá trị nhỏ và ổn định cho phép kết luận
rằng các ước lượng ML áp dụng trong mô
hình là tin cậy và được dùng cho các kiểm
định giả thuyết tiếp theo. Như vậy, ta có thể
kết luận là các ước lượng trong mô hình có
thể tin cậy được.
Bảng 5. Kết quả ước lượng mô hình bằng Bootstrap
Mối quan hệ SE SE-SE Mean Bias SE-Bias C.R
SHL <--- TNMT 0,079 0,002 0,237 0,004 0,004 1
SHL <--- TNKT 0,07 0,002 0,259 -0,003 0,003 -1
SHL <--- TNTT 0,098 0,003 0,179 -0,001 0,004 -0,25
CBG <--- TNPL 0,109 0,003 0,314 0,003 0,005 0,6
CBG <--- TNKT 0,113 0,004 0,188 -0,001 0,005 -0,2
CBG <--- TNTT 0,083 0,003 0,24 0,001 0,004 0,25
YDML <--- CBG 0,055 0,002 0,359 -0,002 0,002 -1
YDML <--- SHL 0,055 0,002 0,484 -0,003 0,002 -1,5
4. Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy thứ tự ảnh
hưởng giảm dần mức độ thực thi 5 loại CSR
xét trên phương diện của người tiêu dùng là:
trách nhiệm từ thiện, trách nhiệm pháp lý,
trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm môi trường
và trách nhiệm đạo đức. Nghiên cứu cũng
khẳng định rằng ý định mua lại của người
tiêu dùng chịu ảnh hưởng của nhận thức về
công bằng giá và sự hài lòng. Tuy nhiên,
nhận thức của người tiêu dùng về công bằng
giá chịu sự ảnh hưởng của 03 trong số 05
nhân tố của CSR, đó là trách nhiệm kinh tế,
trách nhiệm từ thiện và trách nhiệm pháp lý.
Tương tự, nhận thức của người tiêu dùng về
sự hài lòng cũng chỉ chịu sự ảnh hưởng của
03 trong số 05 nhân tố của nhận thức CSR,
đó là trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm từ
thiện và trách nhiệm môi trường.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy người
tiêu dùng sẳn sàng mua hàng của những
doanh nghiệp ngành thực phẩm đóng hộp
thực hiện tốt CSR cũng như tuyên truyền tích
cực. Bên cạnh đó, họ cũng sẳn sàng ngừng
mua sản phẩm của những doanh nghiệp
ngành thực phẩm đóng hộp có hành vi kinh
doanh không lành mạnh cũng như tuyên
truyền tiêu cực ra cộng đồng.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, một số hàm
ý chính sách liên quan đến việc hoạt động
CSR của doanh nghiệp ngành thực phẩm đóng
hộp nhằm tăng cường ý định mua lại của
người tiêu dùng được đề xuất như sau:
Hàm ý chính sách nhằm tăng cường ý
định mua lại của người tiêu dùng thông
qua sự hài lòng
Để tăng cường mục tiêu về trách nhiệm
môi trường, những doanh nghiệp ngành thực
phẩm đóng hộp cần hoàn thiện công nghệ sản
xuất và sử dụng chu trình khép kín. Áp dụng
các thiết bị dây chuyền công nghệ than thiện
môi trường, sử dụng công nghệ sản xuất bao
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(03) - 2019
89
bì tự hủy, công nghệ tái chế chất thải. Tổ
chức các cuộc thi, sáng tạo giải quyết các vấn
nạn ô nhiễm môi trường tại địa phương như
giải quyết tình trạng ngập nước, ô nhiễm
nguồn nước, tái chế rác thải v.v Tổ chức
các chương trình thu gom, đổi bao bì để nâng
cao nhận thức của người tiêu dùng về trách
nhiệm môi trường. Muốn sản xuất, kinh
doanh có hiệu quả cao, việc đầu tiên là các
doanh nghiệp “cần đảm bảo hoạt động của
mình không gây ra những tác hại đối với môi
trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân
thiện với môi trường trong quá trình sản xuất
của mình” (Phan Thị Hồng Duyên, 2011).
Ngoài ra, cần nâng cao nhận thức về trách
nhiệm xã hội của các doanh nghiệp mà đứng
đầu là cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp
trong việc sản xuất với bảo vệ môi trường.
Trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp
ngành thực phẩm mang đến sự hài lòng cho
người tiêu dùng thông qua các hoạt động như
đóng góp cho sự phát triển của địa phương,
các chỉ số thể hiện sự tăng trưởng của doanh
nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần chủ động
đề xuất các hoạt động tạo dấu ấn riêng trong
việc phát triển kinh tế địa phương như xây
dựng công trình giao thông, tài trợ các dự án
nông nghiệp địa phương. Bên cạnh đó, để
nâng cao trách nhiệm kinh tế, doanh nghiệp
nên áp dụng các mô hình quản lý chất lượng
như tổ chức công việc như hệ thống 5S, mô
hình PDCA. Bên cạnh đó, để tăng sự hài lòng
của người tiêu dùng, doanh nghiệp nên nâng
cao chất lượng sản phẩm đáp ứng lợi ích của
người tiêu dùng, áp dụng các tiêu chuẩn chất
lượng để được các chứng chỉ, chứng nhận
trên bao bì sản phẩm, từ đó tăng niềm tin cho
người tiêu dùng.
Về trách nhiệm từ thiện: Trách nhiệm từ
thiện được người tiêu dùng thực phẩm nhận
biết nhiều nhất khi nhắc đến CSR của các
doanh nghiệp thực phẩm đóng hộp. Do đó,
doanh nghiệp nên đặt mình vào vị trí của một
công dân và cùng đóng góp vào mục tiêu
nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng
đồng. Khi triển khai các kế hoạch vì trách
nhiệm từ thiện cần hoạch định một chiến
lược xuyên suốt và lâu dài. Đối với các
doanh nghiệp lớn, các hoạt động từ thiện đi
liền với việc đánh bóng thương hiệu giới
thiệu lên ti vi, đài phát thanh, quay video
quảng cáo Đối với các doanh nghiệp nhỏ
với nguồn lực hạn chế, có thể áp dụng các
hoạt động mang tính sáng tạo, độc đáo riêng
trong việc đóng góp cho cộng đồng như bán
hàng gây quỹ, tổ chức các cuộc thi sáng tạo
vì cộng đồng địa phương v.v
Cán bộ quản lý cần được tập huấn về
chiến lược phát triển bền vững thông qua
CSR để triển khai các kế hoạch thực thi CSR
một cách có hệ thống. Bên cạnh đó, các
chính sách CSR phải được trang bị và phổ
biến rộng rãi cho toàn bộ nhân viên trong
doanh nghiệp để mỗi nhân viên đều cư xử
một cách có trách nhiệm đối với xã hội trong
bất cứ hoạt động nào của mình.
Hàm ý chính sách nhằm tăng cường ý
định mua lại của người tiêu dùng thông
qua nâng cao nhận thức về công bằng giá
Để người tiêu dùng tăng nhận thức về
công bằng giá, doanh nghiệp cần cung cấp
cho người tiêu dùng nhiều thông tin về các
hoạt động trách nhiệm pháp luật, từ thiện và
kinh tế để họ chấp nhận mức giá mà doanh
nghiệp đưa ra là công bằng, từ đó tăng ý định
mua lại sản phẩm.
Đối với trách nhiệm pháp luật, thông tin
công bố ra là những đối sách khi giải quyết
các vụ việc liên quan đến quyền lợi người
tiêu dùng. Do đặc thù là ngành công nghiệp
thực phẩm chế biến đóng hộp nên vấn đề an
toàn thực phẩm được người tiêu dùng đặc
biệt quan tâm. Do đó, doanh nghiệp cần công
bố các chứng nhận về vệ sinh an toàn thực
phẩm, hợp tác với các cơ quan chức năng
trong việc kiểm tra định kỳ, tổ chức các
chuyến tham quan quy trình sản xuất qua đó
quảng bá cho việc tuân thủ các quy định pháp
luật. Ban hành những quy trình để chủ động
phòng ngừa và đối phó với các tình huống
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
90
khủng hoảng truyền thông, đặc biệt là các
tình huống liên quan đến an toàn thực phẩm.
Đối với trách nhiệm kinh tế, doanh nghiệp
cần tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm,
giữ tốc độ tăng trưởng ổn định từ đó tạo niềm
tin về một doanh nghiệp vững mạnh. Bên
cạnh đó, doanh nghiệp cần quan tâm đến
quảng bá thương hiệu, xem việc xây dựng
thương hiệu là thước đo dài hạn. Bên cạnh
đó, khi xảy ra hành vi thiếu trách nhiệm thì
doanh nghiệp phải biết nhận lỗi và tích cực
khắc phục những hậu quả của nó thay vì bao
biện, che đậy hay trốn tránh trách nhiệm.
Đối với trách nhiệm từ thiện, doanh
nghiệp nên tận dụng công nghệ 4.0 để kết nối
cộng đồng trong các chương trình từ thiện.
Các chương trình từ thiện cần đổi mới sáng
tạo phù hợp với nhóm ngành thực phẩm và
mối quan tâm của người tiêu dùng (ví dụ như
các chương trình tư vấn, chăm sóc sức khỏe).
Ngoài ra, trong việc định giá sản phẩm,
doanh nghiệp cần nghiên cứu phản ứng của
người tiêu dùng vì người tiêu dùng cho rằng
họ chấp nhận trả giá cao hơn cho những
doanh nghiệp thực thi CSR nhưng mức giá
đó phải ở mức hợp lý với họ.
Hàm ý chính sách nhằm tăng cường
nhận thức về CSR cho người tiêu dùng
Các khuyến nghị nhằm nâng cao nhận
thức của người tiêu dùng về CSR như sau:
Đẩy mạnh vai trò của các cơ quan, hiệp
hội bảo vệ người tiêu dùng, cải tiến các quy
trình, thủ tục hành chánh để người tiêu dùng
tiếp cận dễ dàng và giải quyết nhanh các
khiếu nại của người tiêu dùng.
Cải cách quy định pháp lý theo hướng tiếp
tục nâng cao hơn quyền lợi của người tiêu
dùng.
Công khai trên các phương tiện truyền
thông các hành vi kinh doanh không lành
mạnh cũng như có các giải thưởng đối với
các doanh nghiệp thực hiện CSR tốt ở các
cấp độ từ trung ương đến địa phương.
Phát huy vai trò của người dân trong việc
phát hiện, tố cáo, khởi kiện đối với hoạt động
của các dn vi phạm pháp luật về các hành vi
kinh doanh không lành mạnh.
Kiến nghị Bộ giáo dục đưa việc giảng dạy
CSR vào chương trình giảng dạy tại các
trường cao đẳng, đại học và sau đại học một
cách nghiêm túc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Abrantes-Ferreira, D., Gonçalves-Avila, M. & Dias de Faria, M., 2010. Corporate Social
Responsibility and Consumers' Perception of Price. Social Responsibility Journal, 6(2),
208-21.
Adams, J.S. (1965), “Inequity in social exchange”. In L. Berkowitz (Ed.), Advances in
experimental social psychology, 2, 267-299, New York: Academic Press.
Ahmat, N.C., Radzi, S.M., Zahari, M.S.M., Muhammad, R., Aziz, A.A., and Ahmad, N.A.
(2011), The effect of factors influencing the perception of price fairness towards
customer response behaviors, Journal of Global Management, 2 (1), 22-38,
Andreoni, J. (1990), Impure Altruism and Donations of Public Goods: A Theory of Warm-
Glow Giving, Economic Journal, 100, tr 464–477.
Baron, R.M., and Kenny, D.A. (1986), The Moderator Mediator Variable Distinction in
Social Psychological Research: Conceptual, Strategic, and Statistical Consideration,
Journal of Personality and Social Psychology, 51, tr 1173-1182.
Becker-Olsen, K.L., Cudmore, B.A., and Hill, R P. (2006), The impact of perceived
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(03) - 2019
91
corporate social responsibility on consumer behavior, Journal of Business
Research, 59(1), 46-53.
Berle, A.A., and Means, G.C (1932), The modern corporation and private property, New
York: Macmillan.
Berg, H. and Lidfors, L. (2012), The Effect of Perceived CSR on Customer Loyalty (An
empirical study into consumer behavior on the Swedish chocolate market), Master
Programme Spring.
Blackwell, R.D., Miniard, P.W. and Engel, J.F. (2001), Consumer Behavior, 9th edition,
Dryden, New York.
Bolton, L.E., Warlop, L. and Alba, J. (2003), Consumer perceptions of price (un)fairness,
Journal of Consumer Research, 29(4), tr 474-492.
Campbell, M. C., 1999. Perceptions of Price Unfairness: Antecedents and Consequences.
Journal of marketing research, 36(2), 187-99
Carroll, A.B., and Buchholtz, A.K. (2011), Business and society: Ethics and stakeholder
management (8th ed.), Australia: Thomson South-Western.
Carvalho, S. et al. (2010), Consumer Reactions to CSR: A Brazilian Perspective, Journal of
Business Ethics, tr 291-310.
Davis, K., and Blomstrom, R.L. (1966), Business and its environment, New York: McGraw-Hill.
Endacott, R.W.J. (2004), Consumers and CRM: A national and global perspective, Journal
of Consumer Marketing, 21(3), 183-189.
Idowu, S.O., & Towler, B.A. (2004), A comparative study of the contents of corporate
social responsibility reports of UK companies, Management of Environmental Quality:
An International Journal, 15(4), 420-437.
Klein, J., and Dawar, N. (2004), Corporate social responsibility and consumers' attributions
and brand evaluations in a product–harm crisis, International Journal of Research in
Marketing, 21(3), 203-217.
Kotler, P., and Keller, K. L. (2009), Marketing management (13th ed.), Upper Saddle River,
NJ: Prentice Hall.
Kotler, P., and Zaltman, G. (1971), Social marketing: An approach to planned social
change, Journal of Marketing, 35(3), 3-12.
Kotier, P., and Lee, N.(2005), Corporate social responsibility: Doing the most good for your
company and your case, Hoboken, NY: Wile.
Lantos, G.P. (2001), The boundaries of strategic corporate social responsibility, Journal of
Consumer Marketing, 18(7), 595-632.
Luo, X., and Bhattacharya, C.B. (2006), Corporate social responsibility, customer
satisfaction, and market value, Journal of Marketing, 70(4), 1-18.
Marin, L., Ruiz, S., and Rubio, A. (2009), The role of identity salience in the effects of
corporate social responsibility on consumer behavior, Journal of Business Ethics,
84(1), 65-78.
McDonald, L. M., and Rundle-Thiele, S. (2008), Corporate social responsibility and bank
customer satisfaction: A research agenda, International Journal of Bank
Marketing, 26(3), 170-182.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
92
Nguyễn Phan Thanh Nhã và Lê Thị Thanh Xuân (2014), Nhận thức của người tiêu dùng về
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và ý định mua – một nghiên cứu từ ngành điện
máy, Tạp chí Khoa học trường Đại học Mở, 36(3), tr 60-79.
Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Lao
động – Xã hội.
Oliver, R.L. (1980). A cognitive model of the antecedents and consequences of satisfaction
decisions. Journal of Marketing Research, 17(4), 460-469.
Hoàng Thu Thủy (2016), Nhận thức của người tiêu dùng về trách nhiệm xã hội của công ty
Yến Sào Khánh Hòa quyết định đến hành vi mua hànG, Tạp chí Khoa học và Công
nghệ Thủy sản trường đại học Nha Trang, số 2, tr 107 – 115.
Turney, P.D., and Littman, M.L. (2003), Measuring praise and criticism: Inference of
semantic orientation from association, ACM Transportation Information System, 21(4),
315-346.
Varadarajan, P.R., & Menon, A. (1988), Cause-related marketing: A coalignment of
marketing strategy and corporate philanthropy, Journal of Marketing, 52(3), 58-74.
Walker, M. and Kent, A.(2009), Do fans care? Assessing the influence of corporate social
responsibility on consumer attitudes in the sport Industry, Journal of Sports
Management, 23, tr 743-769.
Wu, S. I., and Lin, H. F. (2014), The Correlation of CSR and Consumer Behavior – A Study
of Convenience Store, International Journal of Marketing Studies, 6(6), tr 66-80.
Xia, L., Monroe, K.B. and Cox., J.L. (2014), The Price Is Unfair! A Conceptual Framework
of Price Fairness Perceptions, Journal of Marketing, 68 , tr 1–15.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_anh_huong_cua_viec_nhan_thuc_ve_thuc_thi_trach_nhi.pdf