Phân tích điều kiện phát triển vùng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam

Tổng luận về các lợi thế so sánh, hạn chế, thách thức của vùng để thấy rõ bản sắc của vùng, khi đã phân tích rõ các điều kiện phát triển vùng, cần phải làm rõ các lợi thế so sánh, hạn chế, thách thức của vùng; đó là xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, rủi ro trong phát triển vùng. Làm rõ các điểm này để xác định bản sắc của vùng và vị thế của vùng trong phân công lao động theo lãnh thổ, từ đó có được những kiến nghị, đề xuất chính sách và hoạch định phát triển vùng cụ thể và khả thi hơn. Cơ sở tiếp cận phương pháp luận và phương pháp xác định các vấn đề trên có thể tham khảo phương pháp của SWOT. Phương pháp SWOT là phương pháp phân tích điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weakness), Cơ hội (Opportunities), Rủi ro (nguy cơ -Threats). Một phân tích SWOT giúp ta hiểu rõ hơn về những điểm tích cực và tiêu cực trong và ngoài các tổ chức (ngành, doanh nghiệp, lãnh thổ); giúp ý thức một cách đầy đủ về hiện trạng để phục vụ tốt hơn cho công tác hoạch định chiến lược và ra quyết định. Phương pháp phân tích SWOT (thỉnh thoảng được gọi là TOWS) lần đầu tiên xuất hiện và được xây dựng, ứng dụng cho hoạt động của lực lượng cảnh sát; sau đó được mở rộng ứng dụng cho hoạt động của các doanh nghiệp và các ngành kinh tế; sau nữa được ứng dụng một cách rộng rãi và trở nên rất hữu ích trong lĩnh vực y tế cộng đồng, các nghiên cứu phát triển, lĩnh vực giáo dục, và thậm chí là cả lĩnh vực phát triển con người. Một phân tích SWOT tập trung vào bốn yếu tố chủ yếu: - điểm mạnh: điểm mạnh của một nền kinh tế, một vùng, một địa phương, một tổ chức, là gì? - điểm yếu: điểm yếu của một nền kinh tế, một vùng, một địa phương, một tổ chức, là gì? - Cơ hội: Cơ hội của một nền kinh tế, một vùng, một địa phương, một tổ chức, là gì? - Rủi ro (hoặc nguy cơ): Rủi ro, thách thức của một nền kinh tế, một vùng, một địa phương, một tổ chức, là gì?

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích điều kiện phát triển vùng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý 171 PHÂN TÍCH ðIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ðẠI HOÁ Ở VIỆT NAM NGUYỄN VĂN PHÚ Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch & ðầu tư Trên cơ sở phân tích những yêu cầu và ñòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá, hiện ñại hoá ở Việt Nam, bài viết này ñưa ra những nội dung và các vấn ñề cần ñổi mới trong phân tích các ñiều kiện phát triển vùng ở Việt Nam, từ các ñiều kiện tự nhiên và tài nguyên, các ñiều kiện xã hội nhân văn ñến các ñiều kiện công nghệ và các ñiều kiện ngoại vùng khác tác ñộng. I. CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ðẠI HOÁ Ở VIỆT NAM VỚI SỰ ðỔI MỚI TRONG CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU VÙNG VÀ PHÂN TÍCH ðIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN VÙNG Công nghiệp hóa, hiện ñại hóa (CNH, HðH) là quá trình tạo sự chuyển biến cơ bản cả về mặt kinh tế - kỹ thuật và về kinh tế - xã hội trong tất cả các mặt của ñời sống xã hội theo phương thức công nghiệp dựa trên công nghệ, kỹ thuật hiện ñại. Nước ta tiến hành CNH, HðH trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến ñộng tạo ra những cơ hội và thách thức ñan xen: (1) Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học tiếp tục phát triển theo chiều sâu, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, có những tác ñộng rộng lớn ñến việc cơ cấu lại nền kinh tế. (2) Xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức sẽ là ưu tiên trong chính sách phát triển của nhiều quốc gia. (3) Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế gắn với tự do thương mại sẽ ñược ñẩy mạnh; ñầu tư, lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ, lao ñộng và vốn ngày ñược mở rộng. (4) Xung ñột cục bộ, khủng bố và những bất ổn khác có thể xảy ra ñối với một số khu vực, ảnh hưởng rất lớn ñến an ninh toàn cầu. (5) Xu hướng ký kết các hiệp ñịnh tự do thương mại song phương và khu vực, ñặc biệt giữa các nước phát triển với nhau cũng là một thách thức lớn cho các nước chậm phát triển và ñang phát triển, trong ñó có Việt Nam. (6) Các vấn ñề môi trường mang tính toàn cầu như dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, khan hiếm các nguồn nguyên, nhiên vật liệu, ngày càng chênh lệch khoảng cách giàu nghèo,... trở nên gay gắt hơn. (7) Xu hướng hình thành các liên minh kinh tế (EU), các khu vực thương mại tự do (NAFTA, AFTA), các tam giác phát triển, các hành lang và vành ñai... có tác ñộng trực tiếp tới các khu vực lãnh thổ từng vùng của nước ta như Tam giác Nhật Bản - Trung Quốc - Singapore; Vân Nam (Trung Quốc) - Rangun (Myanma) - Băng Cốc (Thái Lan); Hợp tác kinh tế hai hành lang (hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng) và một vành ñai (Vành Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển 172 ñai kinh tế Vịnh Bắc Bộ kéo dài từ bán ñảo Lôi Châu - Quảng ðông, miền tây ñảo Hải Nam, ven biển Quảng Tây ñến Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh bờ biển Vịnh Bắc Bộ) giữa Việt Nam và Trung Quốc. Chương trình hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng; Tam giác 3 nước Việt Nam - Lào - Căm Pu Chia. (8) Xu hướng ñô thị hóa (các chiến lược gia, các nhà kinh tế ñều ñã khẳng ñịnh vai trò của các ñô thị lớn trong việc phát triển kinh tế và phân chia trật tự kinh tế thế giới). Trong bối cảnh ñó, phát triển vùng ở Việt Nam trong quá trình CNH, HðH ñòi hỏi các nhà hoạch ñịnh chính sách phải lựa chọn các vùng có lợi thế ñể ñi trước, tạo những bước ñột phá, nhảy vọt về tăng trưởng ñể lôi kéo các vùng khác phát triển và không ñể các vùng khác này chịu chênh lệch quá xa với các vùng phát triển, nhất là về các mặt xã hội. ðối với nước ta – một quốc gia có diện tích tuy nhỏ, các ñiều kiện và yếu tố phát triển vùng có sự khác nhau, mức ñộ và khả năng khai thác các nguồn lực của từng vùng lãnh thổ khác nhau và như vậy, các vùng sẽ có vai trò, ý nghĩa khác nhau khi tiến hành CNH, HðH. Yếu tố này cũng cho ta thấy khả năng và sự nắm bắt vận dụng khoa học công nghệ cũng như ñường hướng bước ñi theo hướng CNH, HðH khác nhau. Những vùng kinh tế lớn như ðồng bằng sông Hồng, ðông Nam Bộ, 3 vùng kinh tế trọng ñiểm có nhiều ñiều kiện, yếu tố bứt phá nhanh hơn, thực hiện công nghiệp hóa, hiện ñại hóa thuận lợi hơn so với các vùng Trung du miền núi phía Bắc, Duyên hải Miền Trung, ðồng bằng sông Cửu Long, các lãnh thổ ngoài vùng kinh tế trọng ñiểm, vùng nông thôn và các vùng khó khăn. Từ các vấn ñề trên ñặt ra ñặt ra là phân tích các ñiều kiện phát triển vùng, phân tích kinh tế vùng và phân tích phát triển vùng trong nghiên cứu phát triển vùng cần ñổi mới trong cách nghĩ và phương pháp phân tích vùng. II. BA THAY ðỔI LỚN ðẶT RA ðỐI VỚI NGHIÊN CỨU ðIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN VÙNG 1. Thay ñổi quan niệm về tài nguyên vùng Ngoài các ñiều kiện tài nguyên mà ta ñã biết thì trong thời ñại của cách mạng thông tin và phát triển nền kinh tế tri thức, tài nguyên thông tin cùng với sự phát triển của ngành nghề công nghệ vi ñiện tử cùng phát triển theo, là một loại tài nguyên ñộng lực mới thúc ñẩy sự phát triển vùng, ảnh hưởng ñến kinh tế và ñời sống xã hội của vùng. Ai nắm ñược tài nguyên thông tin, người ñó sẽ nắm ñược quyền chủ ñộng phát triển. Tri thức là cơ sở và nguồn gốc của thông tin. Con người nắm vững khoa học công nghệ và tri thức văn hoá là người sáng tạo và phổ biến tri thức. Trên một ý nghĩa nào ñó, ai có nhân tài, người ñó cũng có tài nguyên thông tin, cũng chính là nắm ñược quyền chủ ñộng phát triển. Thành phố trung tâm của trí lực, của sáng tạo và thông tin, cũng chính là trở thành hạt nhân của phát triển vùng. Như vậy, ñiều kiện quan trọng nhất của phát triển vùng là xây dựng thành phố trung tâm có sức mạnh, tranh thủ nhân tài và nắm chắc thông tin. Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý 173 2. Mở rộng phạm vi nghiên cứu vùng Nghiên cứu phát triển vùng truyền thống là dựa vào ñiều kiện (tài nguyên, sức lao ñộng, tiền vốn... ) của bản thân vùng (phần nhiều là vùng hành chính) làm căn cứ, lấy vùng làm mục ñích. Trong thời ñại toàn cầu hoá và ñiều kiện kinh tế thị trường, những vùng có nhiều lợi thế về nhân lực, vật lực và trí lực sẽ có nhiều ñiều kiện và chủ ñộng trong quan hệ liên vùng và có thể phát triển những ngành mà ở ñó thiếu tài nguyên, vùng không có tài nguyên có thể phát triển các ngành công nghiệp khai thác chế biến tài nguyên. Ví dụ, Khu kinh tế Dung Quất ñược hình thành và phát triển trên một ñịa bàn không có tài nguyên dầu khí, tài nguyên sắt... song trong thời gian tới ở ñây sẽ hình thành nhà máy lọc dầu và theo ñó là các ngành hoá dầu, một tổ hợp công nghiệp ñóng tàu và luyện thép quan trọng của vùng và quốc gia. Do ñó, việc nghiên cứu phát triển vùng hiện nay không thể "lấy vùng ñể bàn về vùng", phải mở rộng tầm nghiên cứu, vận dụng lý luận mới về phân công lao ñộng lãnh thổ và quốc tế, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo môi trường ñầu tư tốt của vùng, thu hút tài nguyên, công nghệ, nhân tài ngoài vùng, ngoài nước ñể xúc tiến phát triển vùng. 3. Xác lập tư tưởng phát triển bền vững Từ thế kỷ XX ñến nay, ñặc biệt là từ thập kỷ 50 trở lại ñây, bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt, môi trường bị xấu ñi nghiêm trọng ñã trở thành một thách thức ñối với nhân loại. Phát triển bền vững trở thành chủ ñề của nghiên cứu vùng và nguyên tắc cơ bản của khai thác vùng; thực hiện phát triển hài hoà giữa dân số, tài nguyên và môi trường là mục ñích chủ yếu của phát triển vùng. Loài người không thể chỉ vì sản xuất và phát triển, mà còn phải nhìn tới sự tồn tại trong tương lai; không chỉ vì sự phát triển tồn tại của con người thời ñại ngày nay, mà còn phải giữ lại khả năng tồn tại và phát triển cho con người thời ñại mai sau; không thể vì phát triển mà phá hoại không gian sinh tồn, mà phải làm tốt không gian sinh tồn, làm cho xã hội loài người dành ñược sự phát triển tốt ñẹp hơn. Ba thay ñổi lớn trong phát triển vùng là những yêu cầu mới ñề ra ñối với nghiên cứu vùng. ðồng thời, cũng ñặt ra sự cần thiết bổ sung vào quy hoạch vùng những phương hướng mới. III. PHÂN TÍCH CÁC ðIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ðẠI HÓA Phù hợp với những ñổi mới trong nghiên cứu vùng và phân tích vùng, việc phân tích các ñiều kiện phát triển vùng trong quá trình công nghiệp hoá ở nước ta tập trung vào các vấn ñề sau: 1. Phân tích ñiều kiện tự nhiên và tài nguyên của vùng Phân tích ñiều kiện tự nhiên và tài nguyên của vùng có sự kết hợp giữa mô tả và phân tích, giữa ñánh giá và dự báo khả năng khai thác cho các mục tiêu nhất ñịnh Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển 174 ñối với ñiều kiện vị trí ñịa lý, các ñiều kiện và tài nguyên khí hậu, nước, ñất, rừng, biển, khoáng sản; chú trọng tới việc phát hiện và cảnh báo ñối với các tai biến thiên tai, hướng phòng tránh và tác ñộng của nó ñến phát triển vùng. Ví dụ: khi phân tích, ñánh giá và dự báo về vị trí ñịa lý chú ý tới vị trí ñịa lý tự nhiên, vị trí ñịa lý kinh tế và ñặc biệt là yếu tố ñịa chính trị của vùng; phân tích, ñánh giá vị trí, vai trò của vùng ñối với cả nước về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng; dự báo vị trí vai trò của vùng trong cả nước, trong tương lai. ðánh giá vị trí của vùng trong mối quan hệ với cả nước và với các nước về giao thông, giao lưu kinh tế và văn hoá. Những lợi thế về vị trí ñịa lý của vùng ñã ñược phát huy, những mặt chưa ñược phát huy. Hoặc khi phân tích về ñiều kiện và tài nguyên ñất cần xác ñịnh giá trị thu ñược trên một héc ta ñất; mức trần của giá trị này; khu vực nào ñã ñạt ñến giới hạn cao ñó; khu vực nào còn tiềm năng có thể ñạt giá trị cao, ở mức nào... 2. Phân tích, ñánh giá các ñặc ñiểm về dân số, dân cư, nguồn nhân lực và các vấn ñề xã hội Sự phát triển của bất kỳ vùng ñất nào ñều là kết quả của những phản ứng của dân cư vùng ñối với môi trường quanh họ. Nếu như ở vùng nào có sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên và là “thách thức” ñối với vùng ñó thì yếu tố con người và văn hoá của vùng ñáp lại “thách thức” ñó bằng việc phát huy năng lực của dân cư với các kỹ năng về quản lý, khoa học và kỹ thuật; một hệ thống ñào tạo tốt, một lực lượng lao ñộng có kỷ luật và có kỹ thuật. Khi các xã hội ñã công nghiệp hoá và ñô thị hoá mạnh hơn, thì tác ñộng trực tiếp của môi trường vật chất ñối với văn hoá sẽ trở nên phức tạp hơn. Khuôn khổ xã hội sẽ có ảnh hưởng tới cách ứng xử theo cách mà nó tác ñộng tới quá trình phát triển. Phân tích các ñiều kiện dân số, dân cư, nguồn nhân lực và các vấn ñề xã hội tập trung vào: (1) Phân tích, ñánh giá quá trình biến ñổi về số lượng và chất lượng dân số của hiện tại; những yếu tố tác ñộng ñến biến ñổi số lượng và chất lượng dân số trong tương lai; (2) Phân tích, ñánh giá ñặc ñiểm dân cư và tình hình phân bố dân cư, ảnh hưởng của ñặc ñiểm dân cư và phân bố dân cư, các yếu tố văn hoá, nhân văn,... ñến phát triển kinh tế của vùng thời gian vừa qua và dự báo tác ñộng của nó ñến phát triển kinh tế của vùng trong thời gian tới; (3) Phân tích, ñánh giá về quá trình biến ñổi số lượng và chất lượng nguồn nhân lực; tình hình khai thác và sử dụng nguồn nhân lực, tác ñộng của nó ñến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của vùng; (4) Phân tích, dự báo vấn ñề xã hội gay gắt ñặt ra với vùng. 3. Phân tích các ñiều kiện công nghệ, khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ vào vùng Công nghệ là biện pháp hoặc hoạt ñộng của loài người cải biến hoặc khống chế môi trường khách quan. ði vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện ñại hoá, khoa học công nghệ hiện ñại, quan hệ giữa khoa học và công nghệ càng chặt chẽ hơn, thậm chí có người ñem ñịnh nghĩa của công nghệ ñổi thành tri thức khoa học ứng dụng Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý 175 trong sản xuất. Hai là, công nghệ là thành quả vật hoá của tri thức và kinh nghiệm, có nghĩa là, công nghệ là cái thuộc về phương diện vật chất như công cụ sản xuất. Công nghệ là bộ phận quan trọng hợp thành sức sản xuất của vùng, một trong các ñiều kiện quan trọng của phát triển. Không có công nghệ nhất ñịnh, sản xuất của vùng không thể tiến hành ñược, kinh tế không thể phát triển. Phát triển xã hội nhân loại nhìn theo chiều dọc, mỗi lần ñổi mới công nghệ lớn ñều ñưa ñến sự phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng. Ví dụ như, sự phát minh ra ñộng cơ hơi nước thế kỷ 18 ñã ñưa ñến cuộc cách mạng ngành nghề của chủ nghĩa tư bản; sự phát triển của công nghệ máy tính và công nghệ không gian ñã ñưa ñến cuộc cách mạng thông tin, ảnh hưởng ñến các mặt của kinh tế - xã hội. Tiến bộ công nghệ của các quốc gia phát triển ñã ñóng góp 50 - 80 % trong tăng trưởng kinh tế. Phân tích ñiều kiện khoa học công nghệ của vùng là phân tích ảnh hưởng của ñiều kiện khoa học công nghệ ñối với phát triển vùng, ñánh giá tính thích hợp hoặc tính hợp lý về kinh tế ñối với phát triển vùng, lựa chọn công nghệ thích hợp trong phát triển vùng, cung cấp căn cứ ñề sử dụng phương án công nghệ tối ưu. ðồng thời, cũng xuất phát từ góc ñộ khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên của vùng, cung cấp căn cứ ñể xây dựng phương hướng và chiến lược then chốt và phát triển lâu dài khoa học công nghệ. Trong ñó, chú trọng tới phân tích các yếu tố ñiều kiện nhập công nghệ, chuyển giao công nghệ, coi trọng khâu tuyển chọn công nghệ và ño lường tiến bộ công nghệ trong phát triển vùng. 4. Phân tích các ñiều kiện ngoại vùng tác ñộng ñến phát triển vùng Các ñiều kiện ngoại vùng cần xem xét trong phân tích các ñiều kiện phát triển vùng bao gồm (1) Phân tích về ñiều kiện kinh tế - xã hội chung ở trong nước (trình ñộ phát triển kinh tế, hoàn cảnh xã hội, thể chế, chính sách...) và (2) Phân tích về ñiều kiện, hoàn cảnh của khu vực và quốc tế (chính trị, kinh tế, xã hội, các quan hệ quốc tế, khoa học công nghệ, môi trường...). Phân tích về ñiều kiện, hoàn cảnh của khu vực và quốc tế tập trung vào phân tích tình hình phát triển kinh tế, chính trị của khu vực và khả năng hợp tác kinh tế giữa vùng với bên ngoài; dự báo tác ñộng của yếu tố hội nhập quốc tế ñến nền kinh tế của vùng: tình hình thị trường thế giới, dự báo nhu cầu và khả năng tiêu thụ, sức cạnh tranh của các mặt hàng chủ yếu của vùng; triển vọng thị trường và khả năng hợp tác, ñầu tư. Phân tích về ñiều kiện kinh tế - xã hội chung ở trong nước, tập trung vào phân tích và dự báo vị trí, vai trò của vùng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước; triển vọng thị trường trong nước và mối quan hệ liên vùng: xu thế ảnh hưởng ñối với vùng về trao ñổi hàng hoá và các nguồn lực (nguyên liệu, năng lượng, thiết bị, hàng tiêu dùng, vốn ñầu tư, nguồn nhân lực,...); khả năng hợp tác, cạnh tranh ñối với vùng trong cả nước. Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển 176 5. Tổng luận về các lợi thế so sánh, hạn chế, thách thức của vùng ðể thấy rõ bản sắc của vùng, khi ñã phân tích rõ các ñiều kiện phát triển vùng, cần phải làm rõ các lợi thế so sánh, hạn chế, thách thức của vùng; ñó là xác ñịnh các ñiểm mạnh, ñiểm yếu, cơ hội, rủi ro trong phát triển vùng. Làm rõ các ñiểm này ñể xác ñịnh bản sắc của vùng và vị thế của vùng trong phân công lao ñộng theo lãnh thổ, từ ñó có ñược những kiến nghị, ñề xuất chính sách và hoạch ñịnh phát triển vùng cụ thể và khả thi hơn. Cơ sở tiếp cận phương pháp luận và phương pháp xác ñịnh các vấn ñề trên có thể tham khảo phương pháp của SWOT. Phương pháp SWOT là phương pháp phân tích ðiểm mạnh (Strengths), ðiểm yếu (Weakness), Cơ hội (Opportunities), Rủi ro (nguy cơ -Threats). Một phân tích SWOT giúp ta hiểu rõ hơn về những ñiểm tích cực và tiêu cực trong và ngoài các tổ chức (ngành, doanh nghiệp, lãnh thổ); giúp ý thức một cách ñầy ñủ về hiện trạng ñể phục vụ tốt hơn cho công tác hoạch ñịnh chiến lược và ra quyết ñịnh. Phương pháp phân tích SWOT (thỉnh thoảng ñược gọi là TOWS) lần ñầu tiên xuất hiện và ñược xây dựng, ứng dụng cho hoạt ñộng của lực lượng cảnh sát; sau ñó ñược mở rộng ứng dụng cho hoạt ñộng của các doanh nghiệp và các ngành kinh tế; sau nữa ñược ứng dụng một cách rộng rãi và trở nên rất hữu ích trong lĩnh vực y tế cộng ñồng, các nghiên cứu phát triển, lĩnh vực giáo dục, và thậm chí là cả lĩnh vực phát triển con người. Một phân tích SWOT tập trung vào bốn yếu tố chủ yếu: - ðiểm mạnh: ñiểm mạnh của một nền kinh tế, một vùng, một ñịa phương, một tổ chức, là gì? - ðiểm yếu: ðiểm yếu của một nền kinh tế, một vùng, một ñịa phương, một tổ chức, là gì? - Cơ hội: Cơ hội của một nền kinh tế, một vùng, một ñịa phương, một tổ chức, là gì? - Rủi ro (hoặc nguy cơ): Rủi ro, thách thức của một nền kinh tế, một vùng, một ñịa phương, một tổ chức, là gì? TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lê Bá Thảo. Việt Nam - Lãnh thổ và các vùng ñịa lý. Nxb Thế giới. Hà Nội, 1998. [2]. Michael P.Todaro. Kinh tế học cho thế giới thứ ba. Nxb Giáo dục. Hà Nội, 1998. [3]. PGS. TS. Ngô Doãn Vịnh, TS. Nguyễn Văn Phú. Xác ñịnh cơ cấu kinh tế lãnh thổ theo hướng phát triển có trọng ñiểm ở Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1998. [4]. Viện Chiến lược phát triển. Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội - Một số vấn ñề lý luận và thực tiễn. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2004. [5]. Thôi Công Hào, Ngụy Thanh Tuyền, Trần Tôn Hưng biên tập. Hàn Ngọc Lương dịch. Phân tích và quy hoạch vùng. Nxb Giáo dục ñại học Trung Quốc, 2002. [6]. Benjamin Higgins, Donal J.Savoie. Thuyết phát triển vùng và ứng dụng, Viện CLPT trích dịch, Hà Nội, 1997.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_dieu_kien_phat_trien_vung_trong_qua_trinh_cong_ngh.pdf
Tài liệu liên quan