Đóng góp của cải tiến công nghệ cho
năng suất trong những năm cuối là đáng kể. Khoảng
40% doanh nghiệp có năng suất bình quân giảm và
60% doanh nghiệp có năng suất bình quân tăng trong
giai đoạn 2009–2014. Tuy nhiên các doanh nghiệp
cần tiết kiệm nguồn lực hơn nữa để nâng cao hiệu quả,
đồng thời có sự đầu tư cải tiến công nghệ để nâng cao
năng suất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.
Mặc dù đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra nhưng
bài báo vẫn có những hạn chế. Thứ nhất, yếu tố giá
đầu ra khác nhau giữa các DNCB và xuất khẩu cá tra
có thể làm thiên lệch hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu
vào khi so sánh chúng với nhau. Cho dù vào cùng
một thời điểm giá xuất khẩu không chênh lệch lớn
giữa các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu, nhưng
tồn tại giá xuất khẩu khác nhau vẫn có khả năng xảy
ra. Vì vậy, kết quả nghiên cứu trên cần dựa trên giả
định rằng giá không khác nhau giữa các doanh nghiệp
trong cùng một thời điểm. Thứ hai, các yếu tố đầu vào
quan trọng khác như lao động và công nghệ không
được đưa vào mô hình vì hạn chế về dữ liệu nghiên
cứu. Mục tiêu bài báo trọng tâm vào phân tích hiệu
quả và năng suất sử dụng nguồn lực gồm tài sản và vốn
nợ, nhưng nếu có các dữ liệu yếu tố sản xuất đầu vào
quan trọng khác sẽ đánh giá được một cách toàn diện
hơn. Thứ ba, phân tích DEA khá nhạy với số lượng
quan sát nhỏ, trong khi chỉ có 20 DNCB được xem xét
trong nghiên cứu này. Tuy vậy, kết quả cho thấy không
tồn tại sự bất thường nào trong các quan sát nên các
chỉ số hiệu quả và năng suất được tính toán vẫn đảm
bảo sự tin cậy. Nghiên cứu của Kirkley và cộng sự
(2001) đã sử dụng 10 quan sát và 7 biến số trong mô
ban DEA và chứng minh rằng DEA có thể được sử
dụng để ước lượng hiệu quả kỹ thuật trong trường hợp
dữ liệu bị giới hạn (số quan sát ít)19. Hướng nghiên
cứu trong tương lai sẽ khắc phục những hạn chế trên.
13 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích hiệu quả và năng suất của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(3):859-871
Open Access Full Text Article Bài nghiên cứu
Trường Đại học Nha Trang, Việt Nam
Liên hệ
Nguyễn Ngọc Duy, Trường Đại học Nha
Trang, Việt Nam
Email: nguyenngocduy@ntu.edu.vn
Lịch sử
Ngày nhận: 01/04/2020
Ngày chấp nhận: 23/04/2020
Ngày đăng: 01/08/2020
DOI : 10.32508/stdjelm.v4i3.672
Bản quyền
© ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố
mở được phát hành theo các điều khoản của
the Creative Commons Attribution 4.0
International license.
Phân tích hiệu quả và năng suất của các doanh nghiệp chế biến và
xuất khẩu cá tra Việt Nam
Nguyễn Ngọc Duy*
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đo lường hiệu quả và năng suất của các doanh nghiệp chế biến
và xuất khẩu cá tra Việt Nam thông qua sử dụng các biến số nguồn lực tài sản và vốn nợ trong giai
đoạn 2009–2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn lực bình quân của các
doanh nghiệp giai đoạn này khoảng 67,7% với công nghệ không thay đổi theo quy mô và 79,4%
với công nghệ thay đổi theo quy mô, và hiệu quả quy mô đạt 85,5%. Các doanh nghiệp nên cải
thiện hiệu quả trung bình khoảng 14,5% để đạt hiệu quả quy mô tối ưu. Hơn một nửa số doanh
nghiệp có chỉ số hiệu quả thấp hơn mức hiệu quả trung bình của ngành và những doanh nghiệp
này đang lãng phí cao trong việc sử dụng nguồn lực tài sản và vốn nợ của họ, trong đó nguồn lực
lãng phí lớn nhất là vốn nợ dài hạn. Sự tăng lên của hiệu quả kỹ thuật và cải tiến công nghệ làm
cho năng suất nhân tố tổng hợp tăng lên bình quân 14,1%/năm. Khoảng 40% doanh nghiệp có
năng suất bình quân giảm và 60% doanh nghiệp có năng suất bình quân tăng. Nghiên cứu kiến
nghị các doanh nghiệp cần sử dụng tiết kiệm nguồn lực hoặc khai thác nguồn lực một cách hiệu
quả, đặc biệt nguồn vốn nợ dài hạn, đồng thời có sự cải tiến công nghệ để nâng cao năng suất, từ
đó nâng cao khả năng cạnh tranh.
Từ khoá: DEA, doanh nghiệp chế biến cá tra, hiệu quả kỹ thuật, năng suất, năng lực cạnh tranh
GIỚI THIỆU
Việt Nam là một trong những nhà sản xuất cá da
trơn lớn của thế giới, với sản lượng cá tra (pangasius)
chiếm hơn 75% sản lượng cá da trơn thế giới và giá
trị xuất khẩu chiếm khoảng 95% của toàn cầu1. Sản
lượng cá tra Việt Nam năm 2019 đạt 1,42 triệu tấn,
tương đương với năm20182, cao hơn so vớimức đỉnh
điểm 1,4 triệu tấn đạt được trong năm 2012.
Loài cá tra Việt Nam chủ yếu được nuôi ở bằng sông
Cửu Long. Năm 2019, tổng diện tích nuôi cá tra của
Việt Namkhoảng 6,6 nghìn ha, tăng 22,2% so với năm
20182. Các trang trại hộ gia đình thường chiếm đến
49%, các công ty nông nghiệp chiếm 49% và tập thể
nông dân 2%3. Phần lớn các cơ sở chế biến này nằm
ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Hầu hết
cá tra được tiêu thụ ở các thị trường nước ngoài. Sản
lượng xuất khẩu năm 2000 chỉ đạt 700 tấn, nhưng đã
tăng lên 660.000 tấn với trị giá 1,4 tỷ USD trong năm
20104, và đạt hơn 900.000 tấn với giá trị xuất khẩu
hơn 2 tỷ USD2. Năm 2010, có 291 doanh nghiệp chế
biến (DNCB) và xuất khẩu cá tra tại Việt Nam. Đa số
các doanh nghiệp là có qui mô nhỏ - xuất khẩu dưới
1.000 tấn, chỉ 1/3 các doanh nghiệp có quy mô lớn
nhưng chiếm đến 75% tổng lượng xuất khẩu cá tra
của Việt Nam. Hơn 97% sản lượng cá tra được chế
biến tại khoảng 140 nhà máy chế biến2. Trung Quốc,
Mỹ và EU là ba thị trường quan trọng nhất của cá tra
Việt Nam. Năm 2012, khoảng 24% sản lượng cá tra
xuất khẩu sang EU và 21% sangMỹ, các nước châu Á,
Mexico, Brazil, Trung Quốc và các nước khác chiếm
55%. Từ năm2017 trở đi, TrungQuốc vượt quaMỹ và
EU trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất cá tra của
Việt Nam, và chiếm 33% tổng xuất khẩu cá tra trong
năm 20192. Mỹ ban đầu là thị trường chính của cá
tra Việt Nam, nhưng vì các rào cản thươngmại áp đặt
vào năm 2002 đã dẫn đến các doanh nghiệp xuất khẩu
cá tra Việt Nam tìm kiếm đa dạng hóa thị trường trên
toàn cầu. Nhờ vậy xuất khẩu cá tra Việt Nam đã tăng
lên nhanh chóng sau thời điểmđó với giá trị xuất khẩu
tăng lên nhiều lần5.
Tuy nhiên, cá tra Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh
tranh khốc liệt, đặc biệt trên các thị trường lớn trước
đây như EU,Mỹ. Sản lượng xuất khẩu sang thị trường
EU và Mỹ đều bị suy giảm, và chủ yếu do sự cạnh
tranh với các loài cá trắng khác, trong đó cạnh tranh
mạnh nhất là loài cá tuyết và cá Alaska pollock6. Áp
lực cạnh tranh gay gắt của thị trường cá da trơn đã
gây sức ép lên giá xuất khẩu. Giá cá tra Việt Nam trên
thị trường EU hầu như có xu hướng giảm trong giai
đoạn từ 2007 đến nay, và xu hướng này cũng xuất hiện
hầu hết trên các thị trường khác7. Xuất phát từ khó
khăn này, nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cá
Trích dẫn bài báo này: Duy N N. Phân tích hiệu quả và năng suất của các doanh nghiệp chế biến và
xuất khẩu cá tra Việt Nam. Sci. Tech. Dev. J. - Eco. Law Manag.; 4(3):859-871.
859
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(3):859-871
tra là quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu
mặt hàng này. Nhiều đề án giải pháp đã được đề xuất,
trong đó mới nhất là đề án “Nâng cao năng lực cạnh
tranh ngành thủy sản trong bối cảnh Việt Nam hội
nhập kinh tế quốc tế” của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn ban hành vào tháng 4/20178. Giảm
tối đa giá thành sản xuất là một giải pháp quan trọng
của đề án này nhằmnâng cao năng lực cạnh tranh cho
DNCB thủy sản. Cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn
lực và nâng cao năng suất sản xuất sẽ đóng góp giúp
doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và giảm giá thành. Vì
vậy, mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đo lường hiệu
quả sử dụng nguồn lực sản xuất (gọi là hiệu quả kỹ
thuật), hiệu quả quy mô và đánh giá năng suất sản
xuất của các DNCB và xuất khẩu cá tra Việt Nam, từ
đóđánh giá năng lực cạnh tranh của các doanhnghiệp
trong ngành này.
Nghiên cứu tập trung vào phân tích hiệu quả và năng
suất sử dụng nguồn lực gồm tài sản và vốn nợ. Nghiên
cứu sử dụng phương pháp phân tích đường bao dữ
liệu (data envelopment analysis – DEA) của Charnes
và cộng sự (1978)9 trên nền tảng lý thuyết của Farrell
(1957)10 cho 20 doanh nghiệp trong giai đoạn 2009–
2014. Kết quả nghiên cứu giúp cho các doanh nghiệp
thấy rằng chỉ số hiệu quả và năng suất của họ ở mức
nào trong ngành và thay đổi như thế nào qua thời
gian; có hay không các doanh nghiệp trong ngành này
đang sử dụng lãng phí nguồn lực. Từ đó gợi ý các hàm
ý chính sách giúp các doanh nghiệp cũng như ngành
sản xuất và chế biến cá tra Việt Nam nâng cao năng
lực cạnh tranh của mình.
Hiện tại, có khá ít công trình sử dụng phương pháp
DEA để nghiên cứu về hiệu quả và năng suất cho các
DNCB thủy sản nói riêng và các DNCB sản phẩm
nông nghiệp nói chung ở Việt Nam. Nguyễn Văn
Ngọc và Nguyễn Thành Cường (2010) đã phân tích
hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào trong ngành chế biến
thủy sản Khánh Hòa11. Quang Minh Nhựt (2009) đã
ước lượng hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào, hiệu quả
phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của
các DNCB thủy sản và xay xát lúa gạo ở Đồng bằng
sông Cửu Long12. Cả hai nghiên cứu này đều sử dụng
phương pháp DEA cho dữ liệu chéo hoặc ước lượng
rời rạc cho dữ liệu thời gian và không đề cập đến
sự thay đổi năng suất theo thời gian của các doanh
nghiệp.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết
Hiệu quả kỹ thuật theo định hướng đầu vào
Hiệu quả sử dụng nguồn lực sản xuất đầu vào hay hiệu
quả kỹ thuật (technical efficiency – TE) là khả năng
của một doanh nghiệp đạt được đầu ra tối đa từ một
tập hợp các yếu tố đầu vào cho trước (định hướng đầu
ra) hoặc sự kết hợp tối ưu của đầu vào để đạt được
mộtmức sản lượng đầu ra nhất định (định hướng đầu
vào), với công nghệ sản xuất cụ thể biết trước 13,14.
Hiệu quả kỹ thuật là một thành phần của hiệu quả
kinh tế tổng thể.
Theo Farrell (1957) 10, hiệu quả theo định hướng đầu
vào với một đầu ra (q) và hai yếu tố đầu vào (x1 và
x2) dưới giả định hiệu suất không đổi theo quy mô
(constant return to scale – CRS) có thể được minh
họa trong hình 1. Đường đẳng lượng hiệu quả SS’
trình bày tập hợp hiệu quả của việc phối hợp 2 yếu tố
đầu vào, vì vậy doanh nghiệp nào hoạt động nằm trên
đường SS’ được xem là hiệu quả hoàn toàn. Nếu một
doanh nghiệp hoạt động phối hợp đầu vào tại điểm P,
sự bất hiệu quả kỹ thuật được thể hiện bằng khoảng
cáchQP – làmức sản lượng tất cả đầu vào có thể được
cắt giảmmà không làm giảm sản lượng. Tỷ số QP/OP
là tỷ lệ phần trămđầu vào cần được giảm xuống để đạt
được sản xuất hiệu quả. Vì vậy, OQ/OP = 1 – QP/OP
là chỉ số hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp đó. Chỉ
số TE có giá trị từ 0 đến 1. TE =1 có nghĩa rằng doanh
nghiệp hoạt động hiệu quả hoàn toàn trong việc sử
dụng các nguồn lực sản xuất. Điểm Q là hiệu quả về
mặt kỹ thuật bởi vì nó nằm trên đường đẳng lượng
hiệu quả. Nếu một doanh nghiệp sản xuất ở điểm Q
là đạt hiệu quả hoàn toàn về sử dụng yếu tố đầu vào.
Hình 1: Hiệu quả kỹ thuật theo định hướng đầu vào
(Nguồn: Coelli và cộng sự (2005) 14)
Hiệu quả quymô
Để minh họa dễ hiểu, hiệu quả quy mô (scale effi-
ciency – SE) được trình bày trong trường hợp một
đầu vào, một đầu ra trong hình 2. Với công nghệ sản
xuất thay đổi theo quy mô (variable return to scale –
VRS), tập hợp sản xuất khả thi nằm dưới đường biên
giới hạn khả năng sản xuất (VRS frontier). Nếu doanh
nghiệp xem xét hoạt động tại điểmD sẽ là không hiệu
quả về mặt kỹ thuật. Năng suất tối ưu của doanh
860
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(3):859-871
nghiệp D được phản ánh bằng giá trị hệ số gốc của
đường thẳng đi qua tọa độ O và tiếp xúc với đường
biên VRS14. Đường thẳng này cũng chính là đường
biên giới hạn dưới giả định hiệu suất không đổi theo
quy mô (CRS frontier). Doanh nghiệp D có thể cải
thiện năng suất bằng cách dịch chuyển từ điểmD đến
điểm E trên đường biên VRS (tức là đã loại bỏ sự bất
hiệu quả kỹ thuật bằng cách cắt giảm đầu vào trong
khi đầu ra không đổi). Năng suất có thể cải thiện cao
hơn nữa bằng cách di chuyển từ điểm E đến điểm B
(nghĩa là loại bỏ sự không hiệu quả về quymô). Điểm
B là điểm sản xuất đạt hiệu quả quy mô tối ưu về mặt
kỹ thuật.
Tỷ lệ độ dốc của tiaOD so với tiaOEbằng tỉ sốGE/GD
và tỷ lệ độ dốc của tia OE so với tia OF bằng tỷ lệ
GF/GE. Cho nên, đo lường khoảng cách có thể được
sử dụng để tính toán sự khác nhau về hiệu quả kỹ
thuật giữa giả định công nghệ sản xuất CRS và VRS.
Hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp D với hiệu suất
thay đổi theo quymô TEVRS =GE/GD, và hiệu quả kỹ
thuật với hiệu suất không thay đổi theo quymôTECRS
= GF/GD. Vì vậy, hiệu quả quy mô có thể được viết
như sau:
SE =
TECRS
TEVRS
=
(GF=GD)
(GE=GD)
=
GF
GE
(1)
Sự thay đổi năng suất
Chỉ số Malmquist (Malmquist Index – MI) được sử
dụng để đo lường sự thay đổi năng suất các nhân tố
tổng hợp (total factor productivity – TFP) của một
doanh nghiệp theo thời gian, gọi làMalmquist TFP 14.
Nếu chỉ số MI=1 có nghĩa không có sự thay đổi về
năng suất; MI >1 cho thấy TFP tăng lên; và MI <1
nghĩa là TFP giảm. MI hay TFP được xác định thông
qua các hàm số khoảng cách. Hàm số khoảng cách
theo định hướng đầu vào được xác định trên tập hợp
đầu vào L(q) như sau:
di(x;q) = max
r :
x
r
2 L(q)
(2)
Trong đó tập hợp đầu vào L(q) bao gồm tập hợp các
vector các yếu tố đầu vào (x)để tạo ra vector đầu ra
(q). Trong hình 1, giá trị hàm khoảng cách tại điểm P
là tỷ số r = OP/OQ. Vì vậy, hiệu quả kỹ thuật theo
định hướng đầu vào với giả định CRS có thể biểu
diễn thông qua hàm khoảng cách di(x;q) là TE =
1=di(x;q).
Đo lường năng suất theo định hướng đầu vào sẽ trọng
tâm xem xét mức độ thay đổi các yếu tố đầu vào cần
thiết để sản xuất ra tập hợp vector đầu ra qt tại điểm
thời gian t và vector đầu ra qt+1 tại t+1 dưới một công
nghệ sản xuất tham chiếu. Vì thế, chỉ số MI hay TFP
theo định hướng đầu vào được viết:
Mi(qt;qt+1;xt;xt+1)
=
h
Mti (qt;qt+1;xt;xt+1)M
t+1
i (qt;qt+1;xt;xt+1)
i1=2
=
"
dti (qt+1;xt+1)
dti (qt;xt)
d
t+1
i (qt+1;xt+1)
dt+1i (qt;xt)
#1=2 (3)
Chỉ số MI trong phương trình (3) bao gồm 4 hàm
khoảng cách đầu vào, và mỗi chỉ số MI riêng sẽ được
tính cho mỗi doanh nghiệp (gọi là đơn vị ra quyết
định (decision-making units –DMU)). Công thứcMI
trong (3) có thể được biến đổi như sau:
Mi(qt;qt+1;xt;xt+1) =
dt+1i (qt+1;xt+1)
dti (qt;xt)
"
dti (qt+1;xt+1)
dt+1i (qt+1;xt+1)
d
t
i (qt;xt)
dt+1i (qt;xt)
#1=2 (4)
HayMI = ECTC, với
EC =
dt+1i (qt+1;xt+1)
dti (qt;xt)
(5)
TC =
"
dti (qt+1;xt+1)
dt+1i (qt+1;xt+1)
d
t
i (qt;xt)
dt+1i (qt;xt)
#1=2
(6)
Trong đó, EC là sự thay đổi về hiệu quả kỹ thuật (tech-
nical efficiency change – EC) và TC là sự thay đổi về
mặt công nghệ (technology change – TC). Cho nên
sự thay đổi năng suất được tạo ra bởi sự thay đổi 2
nhân tố trên. Ngoài ra, sự thay đổi hiệu quả kỹ thuật
(EC) được phân chia gồm sự thay đổi hiệu quả quymô
(scale efficiency change – SEC) và sự thay đổi hiệu quả
kỹ thuật thuần túy (pure technical efficiency change –
PEC)15.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích đường bao dữ liệu
Phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (DEA)
được sử dụng để ước lượng hiệu quả kỹ thuật9, được
xử lý bởi chương trình toán DEAP 2.1 của Coelli. Mô
hình DEA theo định hướng đầu vào dưới giả định
VRS có dạng:
TE =Minq ;l q
Sub ject to qxi j ånj=1l jxi j 0; i= 1; :::;M;
yr j+ånj=1l j xr j0; r=1;:::;N;
ånj=1 l j=1;
l j0; j=1;:::;n;
(7)
Trong đó, xi j là mức yếu tố đầu i được sử dụng bởi
doạnh nghiệp j, yr j là mức đầu ra r của doanh nghiệp
j, n là số doanh nghiệp trongmẫu. Giá trị q (q1) thu
861
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(3):859-871
Hình 2: Hiệu quả quy mô của một doanh nghiệp (Nguồn: Coelli và cộng sự (2005) 14)
được là điểm hiệu quả của doanh nghiệp thứ j. Mô
hình (7) sẽ ước lượng mỗi đường biên giới hạn cũng
như cho từng doanh nghiệp trong mỗi năm. Các kết
quả chính được báo cáo gồm chỉ số TE dưới cả 2 giả
định CRS và VRS, và hiệu quả quy mô (SE).
Để tính toán chỉ số thay đổi năng suất (MI hay TFP),
4 mô hình DEA khác nhau được ước lượng cho mỗi
doanh nghiệp, với chương trình toán bắt đầu với giả
định CRS. Các chương trình tính toán sự thay đổi
năng suất theo định hướng đầu vào có dạng sau:
dti (qt;xt)
1
=Minq ;l q (8)
Sub ject to qxi j;t ånj=1l jxi j;t 0; i= 1; :::;M;
yr j; t+ånj=1l j xr j;t0; r=1;:::;N;
l j0; j=1;:::;n;
h
dt+1i (qt+1;xt+1)
i 1
=Minq ;l q (9)
Sub ject to qxi j;t+1 ånj=1l jxi j;t+1 0; i= 1; ::;M
yr j;t+1+ånj=1l j xr j;t+10; r=1;::;N;
l j0; j=1;:::;n;
h
dt+1i (qt;xt)
i 1
=Minq ;l q (10)
Sub ject to qxi j;t ånj=1l jxi j;t+1 0; i= 1; :::;M;
yr j;t +ånj=1l j xr j;t+10; r=1;:::;N;
l j0; j=1;:::;n;
dti (qt+1;xt+1)
1
=Minq ;l q (11)
Sub ject to qxi j;t+1 ånj=1l jxi j;t 0; i= 1; :::;M;
yr j;t+1+ånj=1l j xr j;t0; r=1;:::;N;
l j0; j=1;:::;n;
Mô hình (8) tính toán sử dụng số liệu quan sát trong
thời kỳ t tương ứng với công nghệ sản xuất thời kỳ t, và
mô hình (9) tính toán sử dụng số liệu quan sát trong
thời kỳ t+1 tương ứng với công nghệ sản xuất thời kỳ
t+1. Mô hình (10) sử dụng số liệu quan sát trong thời
kỳ t với công nghệ thời kỳ t+1, trong khi đó mô hình
(11) sử dụng công nghệ thời kỳ t với số liệu quan sát
thời kỳ t+1.
Mô tả dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp của dự án
PrimeFish16.a Số liệu là những thông tin trong các
báo cáo tài chính theo chuỗi thời gian giai đoạn 2009-
2014 của 20 DNCB cá tra xuất khẩu Việt Nam được
cung cấp trên hệ thống nguồn dữ liệuOrbis toàn cầu.b
Vì mục tiêu nghiên cứu là xem xét sự biến động của
aTác giả cảmơndự ánPrimeFish đã hỗ trợ dữ liệu. Kết quả nghiên
cứu của bài báo là một phần của báo cáo dự án này.
bDataOrbis là một công ty cung cấp dữ liệu quốc tế có trụ sở ở
Cape Town, Nam Phi (https://www.dataorbis.com/).
862
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(3):859-871
hiệu quả và năng suất doanh nghiệp qua thời gian nên
có 20 doanh nghiệp được lựa chọn đảm bảo có sẵn dữ
liệu bảng cân bằng trong thời gian trên.c
Biến đầu ra của các mô hình là doanh số hoạt động
(operating revenue) của các doanh nghiệp. Doanh
thu được đo lường trong đơn vị đồng tiền châu Âu
(EUR). Biến đầu ra là doanh thu đã được sử dụng
trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Ngọc và Nguyễn
Thành Cường (2010) 11 và Sarkis (2000)17. Biến đầu
vào gồm tài sản lưu động (current assets), tài sản cố
định (fixed assets), nợ ngắn hạn (current liabilities)
và nợ dài hạn (non-current liabilities: longterm bebt
and other noncurrent liabilities). Nguyễn Văn Ngọc
và Nguyễn Thành Cường (2010) đã sử dụng biến số
tổng tài sản và vốn chủ sở hữu trong nghiên cứu của
họ11. Tuy nhiên, tổng tài sản trong doanh nghiệp bao
gồm cả tài sản lưu động và tài sản cố định. Tài sản lưu
động là những đối tượng lao động, tham gia toàn bộ
và luân chuyển giá trị một lần vào giá trị sản phẩm
trong một chu kì sản xuất kinh doanh. Trong khi đó,
tài sản cố định là tư liệu lao động tham gia một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo ra sản phẩm sản
xuất và luân chuyển giá trị trong nhiều chu kỳ sản xuất
kinh doanh. Do sự khác biệt này nên hai biến số tài
sản lưu động và tài sản cố định được đưa vàomô hình
một cách độc lập. Các DNCB trong mẫu nghiên cứu
đều có vốn nợ cao, chiếm hơn 50% trong tổng nguồn
vốn. Vì vậy vốn nợ được lựa chọn thay vì vốn chủ sở
hữu và được chia thành hai biến số là nợ ngắn hạn
và nợ dài hạn. de Llano Monelos và cộng sự (2014)
đã xem xét những biến này trong các mô hình DEA
ứng dụng của họ nhưng dưới dạng các tỷ số vì mục
tiêu để dự báo sự thất bại (sự phá sản) của các doanh
nghiệp 18. Tuy nhiên, de Llano Monelos và cộng sự
(2014) đã lập luận rằng việc giải thích kết quả khi sử
dụng biến số dưới dạng tỷ số gặp khó khăn hơn so với
biến số dưới dạng số tuyệt đối trong phân tíchDEA18.
Nguyên lý phân tích hiệu quả của phương pháp DEA
là xem xét mối quan hệ giữa đầu ra tạo được trên 1
đơn vị các yếu tố đầu vào hoặc hao phí các yếu tố đầu
vào trên 1 đơn vị đầu ra. Trong phân tích tài chính của
một doanh nghiệp, chỉ số doanh thu trên tài sản lưu
động được gọi là vòng quay tài sản lưu động và chỉ số
doanh thu trên tài sản cố định được gọi là vòng quay
tài sản cố định. Hai chỉ số này cho thấy 1 đồng tài sản
lưu động hoặc 1 đồng tài sản cố định tham gia vào
quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu. Hai chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả
sử dụng tài sản lưu động và cố định của doanh nghiệp
càng cao và ngược lại. Khi sử dụngmôhìnhDEA theo
định hướng đầu vào thì hai chỉ số trên được đánh giá
cTác giả sẽ cung cấp tên công ty khi người đọc yêu cầu với mục
đích phi thương mại.
ngược lại (tức là tài sản lưu động/doanh thu và tài sản
cố định/doanh thu), nhưng ý nghĩa ứng dụng là giống
nhau. Tương tự, nợ ngắn hạn và nợ dài hạn được xem
là những nguồn vốn của doanh nghiệp để đầu tư vào
hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra doanh
thu. Hai nguồn vốn nợ này tạo ra doanh thu càng lớn
được xem là hiệu quả càng cao, và ngược lại nếu xét
trên 1 đồng doanh thu thì sử dụng càng ít càng tốt.
Trong nghiên cứu này, các ý nghĩa tài chính khác về
mối quan hệ giữa doanh thu và hai nguồn vốn nợ này
được giả định là không có hoặc không quan trọng. Sử
dụng phương pháp DEA sẽ ước lượng được các chỉ
số tài sản lưu động/doanh thu, tài sản cố định/doanh
thu, nợ ngắn hạn/doanh thu và nợ dài dạn/doanh thu
của các doanh nghiệp trong mẫu, và vì vậy chúng ta
có tiêu chuẩn để so sánh giữa các doanh nghiệp. Để
đảmbảo thốngnhất giá trị đồng tiền, số liệu được điều
chỉnh theo giá trị của năm 2015 dựa vào tỷ lệ lạm phát
và tỷ giá đồng tiền.
Bảng 1 cho thấy các doanh nghiệp có sự khác nhau
về quy mô. Trung bình các doanh nghiệp trong mẫu
có doanh thu gần 37 triệu euro. Trong khi các doanh
nghiệp lớn nhất có doanh thu hơn 224 triệu Euro thì
các doanh nghiệp nhỏ nhất chỉ có doanh thu là 0,1
triệu Euro. Trung vị doanh số của doanh nghiệp là 28
triệu Euro. Hầu hết các 20 doanh nghiệp trong mẫu
đều có quy mô vừa và lớn về vốn và doanh thu. Hình
3 cho thấy các doanh nghiệp đều tăng trưởng trong
giai đoạn 2009–2014. Doanh nghiệp lớn nhất có sự
tăng trưởng nhanh với doanh số chỉ đạt 94 triệu Euro
trong năm 2009 nhưng đã tăng lên 224 triệu Euro vào
năm 2014 (Hình 3). Ngoài ra, biểu diễn các biến đầu
vào trên biểu đồ phân tán qua các năm không thấy
xuất hiện những quan sát bất thường. Phần lớn doanh
nghiệp có giá trị nhân tố đầu vào lớn cũng tương ứng
có giá trị biến đầu ra lớn.
Hình 3: Phân bố quy mô doanh số của các doanh
nghiệp (triệu euro)
863
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(3):859-871
Bảng 1: Thống kêmô tả 20 DNCB cá tra xuất khẩu
Trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất
Doanh thu 36,8 28,1 33,7 224,3 0,1
Tài sản lưu động 26,5 22,8 18,2 111,2 1,3
Tài sản cố định 11,9 9,4 8,8 48,9 0,2
Nợ dài hạn 2,3 1,2 2,7 13,9 0,0
Nợ ngắn hạn 24,1 20,9 155 90,3 0,8
ĐVT: triệu euro, quy đổi theo giá trị năm 2015. Nguồn: PrimeFish (2017).
KẾT QUẢNGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
Kết quả nghiên cứu
Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả quymô
Bảng 2 cho thấy các DNCB và xuất khẩu cá tra có hiệu
quả sử dụng nguồn lực sản xuất (đầu vào) không cao.
Dưới điều kiện CRS, chỉ số TE trung bình trong giai
đoạn 2009–2014 chỉ đạt 0,677, có nghĩa là các doanh
nghiệp trong mẫu có thể cắt giảm đầu tư trung bình
32,3% nguồn lực sản xuất đầu vào trong khi vẫn duy
trì mức doanh số đầu ra và các yếu tố khác không
đổi. Chỉ số TE dưới giả định VRS là 0,794 cao hơn
điểm TE trung bình với giả định CRS, có nghĩa là các
doanh nghiệp có thể cắt giảmđầu tư trung bình 20,6%
nguồn lực đầu vào trong khi vẫn duy trì mức doanh
số đầu ra và các yếu tố khác không đổi. Nhìn chung,
cácDNCB cá tra đã hoạt động ởmức dưới đường biên
sản xuất hiệu quả. Chỉ số hiệu quả quymô SE = 0,855.
Kết quả này chỉ rằng trung bình các doanh nghiệp đã
hoạt động ởmức độ hơi thấp so với mức hiệu quả quy
mô tối ưu trong thời kỳ 2009–2014. Điều đó có nghĩa
rằng các doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả của họ
lên trung bình khoảng 14,5%mới tận dụng hết lợi thế
quy mô đang có.
Chỉ số TE dưới cả 2 điều kiện CRS và VRS là cao
nhất trong năm 2011 (Bảng 2). Nhưng điểm hiệu quả
TECRS và TEVRS có sự khác biệt đáng kể. Tuy nhiên,
chỉ số hiệu quả trung bình hàng năm của các doanh
nghiệp dưới giả định CRS và VRS nói chung có xu
hướng gia tăng trong các năm 2009-2011, giảm trong
các năm 2011-2013 và tăng nhẹ trong năm 2014. Chỉ
số SE biến động không lớn giữa các năm. Hiệu quả
quy mô có sự gia tăng nhỏ từ năm 2009 đến 2011,
nhưng sau đó có xu hướng giảm.
Bảng 3 trình bày điểm hiệu quả kỹ thuật của từng
doanh nghiệp dưới điều kiện VRS được sắp xếp theo
thứ tự chỉ số hiệu quả trung bình cao nhất đến thấp
nhất. Có 3 doanh nghiệp xếp vị trí cao nhất (mã số 1,
8 và 20) đạt hiệu quả hoàn toàn (TEVRS =1) trong suốt
giai đoạn 2009-2014. Đây đều là những doanh nghiệp
Bảng 2: Kết quả chỉ số hiệu quả của các doanh nghiệp
Năm TECRS TEVRS SE
2009 0,515 0,646 0,836
2010 0,660 0,775 0,838
2011 0,823 0,883 0,928
2012 0,723 0,863 0,844
2013 0,662 0,782 0,864
2014 0,676 0,814 0,820
Trung bình 0,677 0,794 0,855
TECRS là hiệu quả kỹ thuật với giả định hiệu suất không đổi theo quy
mô;
TEVRS là hiệu quả kỹ thuật với giả định hiệu suất thay đổi theo quy
mô;
SE là hiệu quả quy mô, SE = TECRS/ TEVRS .
có quy mô lớn về doanh số và tài sản vốn. Ba doanh
nghiệp tiếp theo (mã số 9, 13, 19) cũng đạt hiệu quả kỹ
thuật tối đa trong các năm 2011-2014. Hơn một nửa
số doanh nghiệp (12 doanh nghiệp xếp cuối) có chỉ số
TEVRS thấp hơn trung bình trong mẫu là 0,794, trong
đó doanh nghiệp số 14 có chỉ số hiệu quả trung bình
thấp nhất trong giai đoạn 2009-2014 với điểm TEVRS
= 0,544.
Bảng 4 trình bày giá trị nguồn lực đầu vào thực tế và
giá trị nguồn lực dự báo trên đường bao sản xuất để
đạt hiệu quả kỹ thuật hoàn toàn dưới điều kiện VRS.
Nhìn chung, kết quả cho thấy các DNCB cá tra xuất
khẩu có tiềm năng tiết kiệm lớn trong việc sử dụng
đầu vào của họ. Nếu tất cả các công ty hoạt động hiệu
quả trên đường biên giới khả năng sản xuất trong khi
đầu ra vẫn không đổi và các yếu tố khác không đổi,
trung bình một công ty nên cắt giảm 25,2% giá trị tài
sản hiện tại, 26,3% tài sản cố định, 45% nợ dài hạn
và 30,4% nợ ngắn hạn. Hình 4 so sánh mức sử dụng
nguồn lực đầu vào thực tế và dự báo qua từng năm.
Nguồn lực lãng phí lớn nhất theo các năm là nguồn
vốn nợ dài hạn. Năm 2011 là năm sử dụng nguồn lực
tốt nhất so với các năm còn lại.
864
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(3):859-871
Bảng 3: Phân phối điểm hiệu quả (TEVRS) của từng doanh nghiệp qua các năm
Mã số doanh
nghiệp
2009 2010 2011 2012 2013 2014 Trung
bình
1 1 1 1 1 1 1 1
8 1 1 1 1 1 1 1
20 1 1 1 1 1 1 1
9 1 0,634 1 1 1 1 0,939
13 0,603 1 1 1 1 1 0,934
19 0,549 1 1 1 1 1 0,925
11 1 1 1 1 0,663 0,706 0,895
10 1 0,474 0,663 1 0,777 1 0,819
2 0,226 0,731 0,858 0,904 1 1 0,787
7 0,523 1 1 0,721 0,826 0,611 0,780
6 0,462 0,579 1 0,502 1 1 0,757
5 1 0,574 1 1 0,417 0,466 0,743
18 0,301 0,631 0,765 0,908 0,707 1 0,719
15 0,404 0,678 0,645 0,498 1 1 0,704
4 0,515 0,984 1 0,858 0,373 0,393 0,687
16 0,642 0,77 0,765 0,679 0,646 0,606 0,685
12 0,422 0,695 0,67 1 0,542 0,71 0,673
3 0,451 0,674 1 1 0,45 0,292 0,645
17 0,437 0,698 0,788 0,582 0,626 0,727 0,643
14 0,386 0,384 0,504 0,611 0,609 0,771 0,544
Bảng 4 cũng trình bày kết quả giá trị nguồn lực đầu
vào thực tế và giá trị nguồn lực dự báo cho từng doanh
nghiệp (sắp xếp theo thứ tự tăng dần). Kết quả bảng 4
cũng tương ứng với bảng 3 cho thấy các doanh nghiệp
mã số 1, 8 và 20 là những đơn vị hoạt động nằm trên
đường biên giới hạn khả năng sản xuất của ngành và
sử dụng hiệu quả nguồn lực tài sản và vốn nợ. Trong
khi đó, 9 doanh nghiệp (mã số 3, 4, 5, 6, 12, 14, 15, 16
và 17) có sự lãng phí lớn nhất đối với 4 nguồn lực đầu
vào đang xem xét (đều lớn 30%).
Sự thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp
Năng suất nhân tố tổng hợp TFP của các DNCB cá
tra trong mẫu nghiên cứu tăng bình quân 14,1%/năm
trong giai đoạn 2009 – 2014 (Bảng 5). Sự gia tăng này
là do sự tăng lên của hiệu quả kỹ thuật (EC) bình quân
với 8,1%/năm và cải tiến công nghệ (TC) bình quân
với 5,5%/năm. Năng suất tăng cao nhất là 41,7% và
39,6% trong năm 2011 và 2012, nhưng giảm 10,2%
trong năm 2010 và 1,1% vào năm 2014.
Hình 5 sẽ chỉ rõ hơn những sự biến động về chỉ số
năng suất (TFP). Ngoài ra, hình 5 cho thấy xu hướng
biến động khác nhau của chỉ số thay đổi về hiệu quả
kỹ thuật (EC) và sự thay đổi về công nghệ (TC) trong
giai đoạn nghiên cứu. Hầu hết tăng trưởng năng suất
trong những năm cuối là nhờ cải tiến công nghệ, tức
là các DNCB cá tra đã có sự cải tiến vềmặt công nghệ.
Sự khác nhau về thay đổi chỉ số năng suất (TFP), hiệu
quả kỹ thuật (EC) và công nghệ (TC) trung bình trong
gian đoạn 2009-2014 cho từng doanh nghiệp được thể
hiện trên hình 6. Kết quả cho thấy 12 trên tổng số 20
doanh nghiệp có năng suất trung bình trong thời kỳ
xem xét tăng lên, nhưng 8 doanh nghiệp còn lại có
năng suất giảm. Hầu hết các doanh nghiệp có cải tiến
năng suất lớn nhất đều có quy mô vừa và nhỏ. Các
doanh nghiệp này vượt trội hơn so với đối thủ lớn của
họ trong việc cải thiện năng suất sử dụng nguồn lực.
Chi tiết các chỉ số của từng doanh nghiệp được trình
bày trong bảng 6.
865
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(3):859-871
Hình 4: Thay đổi giá trị đầu vào thực tế và giá trị dự báo hiệu quả qua các năma
a(ĐVT: triệu euro)
Hình 5: Sự biến động trung bình hàng năm của năng suất
866
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(3):859-871
Bảng 4: Giá trị đầu vào thực tế và giá trị dự báo hiệu quả trên đường bao
Tài sản lưu động Tài sản cố định Nợ dài hạn Nợ ngắn hạn
Giá trị thực tế trung bình 26.513,1 11.946,3 2.304,5 24.141,6
Giá trị dự báo trung bình 19.821,3 8.801,9 1.267,4 16.791,3
Chênh lệch trung bình (%) 25,2% 26,3% 45,0% 30,4%
Chênh lệch giữa thực tế và dự báo của từng doanh nghiệp:
Mã số doanh nghiệp
8 0,00% 0,00% 0,00% 0,00%
20 0,00% 0,00% 0,00% 0,00%
1 0,00% 0,00% 0,00% 0,00%
9 6,00% 8,70% 15,70% 9,30%
19 9,00% 10,80% 45,00% 12,70%
13 10,70% 8,90% 66,80% 10,50%
11 19,50% 16,00% 34,20% 21,10%
10 21,10% 22,00% 34,10% 17,90%
7 21,80% 24,20% 40,70% 22,00%
18 22,40% 29,00% 68,00% 25,70%
2 23,50% 25,60% 57,60% 28,60%
3 32,00% 36,80% 46,10% 42,40%
16 32,70% 42,90% 64,10% 36,00%
5 35,50% 42,40% 72,60% 37,10%
17 40,30% 35,30% 78,40% 45,00%
6 41,90% 41,50% 58,90% 46,30%
12 43,80% 42,60% 50,60% 51,60%
14 44,60% 59,60% 69,20% 53,20%
15 47,20% 45,60% 69,00% 47,30%
4 47,40% 47,00% 73,00% 52,10%
ĐVT: triệu euro
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Nhìn chung, trung bình các DNCB cá tra đã hoạt
động ở mức dưới đường biên sản xuất hiệu quả. Chỉ
số TE trung bình trong giai đoạn 2009–2014 chỉ đạt
0,677 dưới điều kiện CRS và 0,794 dưới giả định VRS.
Với hiệu suất không thay đổi theo quy mô (CRS), các
doanh nghiệp trong mẫu có thể cắt giảm đầu tư trung
bình 32,3% nguồn lực sản xuất đầu vào trong khi vẫn
duy trì mức doanh số đầu ra và các yếu tố khác không
đổi. Dưới điều kiện hiệu suất thay đổi theo quy mô
(VRS), các doanh nghiệp có thể cắt giảm đầu tư trung
bình 20,6% nguồn lực đầu vào trong khi vẫn duy trì
mức doanh số đầu ra và các yếu tố khác không đổi.
Vì vậy, hiệu quả quy mô đạt 85,5%. Điều này ngụ ý
rằng để đạt hiệu quả quymô tối ưu, các doanh nghiệp
nên cải thiện hiệu quả của họ lên trung bình khoảng
14,5%.
Những doanh nghiệp có quy mô lớn về doanh số và
tài sản vốn (doanh nghiệp số 1, 8 và 20) đạt được hiệu
quả hoàn toàn (TEVRS =1) trong giai đoạn 2009-2014.
Hơn một nửa số doanh nghiệp (12 doanh nghiệp) có
chỉ số TEVRS thấp hơnmức hiệu quả trung bình trong
mẫu nghiên cứu. Kết quả cho thấy các DNCB cá tra
xuất khẩu đang lãng phí cao trong việc sử dụng đầu
vào của họ. Nguồn lực lãng phí lớn nhất là nguồn vốn
nợ dài hạn với 45%/năm. Các doanh nghiệp quy mô
lớn (mã số 1, 8 và 20) vẫn là những đơn vị sử dụng
867
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(3):859-871
Bảng 5: Sự thay đổi về năng suất và các thành phần của năng suất
Năm PEC SEC EC TC TFP (MI)
(1) (2) (3)=(1)*(2) (4) (5)=(3)*(4)
2010 1,274 1,181 1,504 0,597 0,898
2011 1,159 1,147 1,329 1,066 1,417
2012 0,969 0,898 0,870 1,603 1,396
2013 0,887 0,988 0,877 1,255 1,101
2014 1,035 0,935 0,968 1,022 0,989
Trung bình 1,056 1,024 1,081 1,055 1,141
Ghi chú: thay đổi về năng suất nhân tố tổng hợp (TFP hay MI); thay đổi về hiệu quả kỹ thuật thuần túy (PEC), thay đổi hiệu quả quy mô (SEC),
thay đổi hiệu quả kỹ thuật (EC) và thay đổi công nghệ (TC).
Hình 6: Sự khác nhau về chỉ số thay đổi năng suất giữa các doanh nghiệp
hiệu quả nguồn lực tài sản và vốn nợ. Có 9 doanh
nghiệp (mã số 3, 4, 5, 6, 12, 14, 15, 16 và 17) sử dụng
lãng phí hơn 30% đối với 4 nguồn lực đầu vào đang
xem xét. Vì vậy, các doanh nghiệp này nên có những
biện pháp quản trị tốt nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng tài sản và vốn, trong đó đặc biệt chú trọng vốn
nợ dài hạn.
Sự thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của các
doanh nghiệp trong mẫu tăng lên khoảng 14,1%/năm
là do sự tăng lên của hiệu quả kỹ thuật (EC) với
8,1%/năm và cải tiến công nghệ (TC) với 5,5%/năm.
Nhìn chung, tăng trưởng năng suất trong những năm
cuối là nhờ sự cải tiến về mặt công nghệ. Kết quả cho
thấy có 12 doanh nghiệp (chiếm 60%) có năng suất
bình quân tăng và có 8 doanh nghiệp (chiếm 40%) có
năng suất giảm trong giai đoạn 2009–2014. Đa số các
doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đã có cải tiến
năng suất lớn. Tuy vậy, các doanh nghiệp cần có sự
đầu tư cải tiến công nghệ, tiết kiệm nguồn lực để nâng
cao hiệu quả và năng suất hơnnữa nhằmnâng cao khả
năng cạnh tranh.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu này đo lường hiệu quả và năng suất sử
dụng nguồn lực tài sản và vốn nợ của các DNCB
và xuất khẩu cá tra Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng
phương pháp phân tích đường bao dữ liệu cho 20
doanh nghiệp trong thời kỳ 2009–2014. Kết quả
nghiên cứu cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn lực
bình quân của các doanh nghiệp giai đoạn 2009–2014
khoảng 67,7% dưới điều kiện CRS và 79,4% dưới giả
định VRS, và hiệu quả quy mô đạt 85,5%. Trung bình
các doanh nghiệp đã lãng phí nguồn lực 32,3% dưới
điều kiện quy mô không đổi và 20,6% với điều kiện
quy mô thay đổi. Vì vậy, các doanh nghiệp nên cải
thiện hiệu quả của họ trung bình khoảng 14,5% để
868
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(3):859-871
Bảng 6: Chỉ số thay đổi năng suất của từng doanh nghiệp
Mã doanh nghiệp PEC SEC EC TC TFP (MI)
1 1,000 0,938 0,938 0,833 0,782
2 1,347 1,009 1,358 1,021 1,387
3 0,916 0,786 0,720 1,245 0,897
4 0,947 0,983 0,931 1,059 0,986
5 0,858 0,992 0,851 1,127 0,960
6 1,167 0,933 1,089 0,983 1,070
7 1,032 0,983 1,014 1,147 1,163
8 1,000 1,000 1,000 1,272 1,272
9 1,000 1,743 1,743 1,005 1,751
10 1,000 1,965 1,965 0,982 1,929
11 0,933 0,981 0,915 0,721 0,659
12 1,110 0,901 1,000 1,190 1,191
13 1,106 1,026 1,135 1,677 1,904
14 1,148 0,989 1,136 1,008 1,145
15 1,198 0,740 0,887 1,038 0,920
16 0,989 0,997 0,986 0,991 0,977
17 1,107 1,017 1,126 1,061 1,194
18 1,272 1,011 1,286 1,001 1,287
19 1,127 1,005 1,133 1,069 1,211
20 1,000 1,022 1,022 0,969 0,991
Trung bình 1,056 1,023 1,081 1,055 1,141
đạt hiệu quả quy mô tối ưu. Một số doanh nghiệp có
quy mô lớn đạt được hiệu quả cao. Hơn một nửa số
doanh nghiệp có chỉ số hiệu quảthấp hơn mức hiệu
quả trung bình của ngành và những doanh nghiệp
này đang lãng phí cao trong việc sử dụng nguồn lực
tài sản và vốn nợ của họ. Nguồn lực lãng phí lớn nhất
là vốn nợ dài hạn. Mặc dù vậy, sự tăng lên của hiệu
quả kỹ thuật và cải tiến công nghệ trong giai đoạn
nghiên cứu đã làm cho năng suất nhân tố tổng hợp
của các doanh nghiệp trong mẫu tăng lên bình quân
14,1%/năm. Đóng góp của cải tiến công nghệ cho
năng suất trong những năm cuối là đáng kể. Khoảng
40% doanh nghiệp có năng suất bình quân giảm và
60% doanh nghiệp có năng suất bình quân tăng trong
giai đoạn 2009–2014. Tuy nhiên các doanh nghiệp
cần tiết kiệmnguồn lực hơnnữa để nâng cao hiệu quả,
đồng thời có sự đầu tư cải tiến công nghệ để nâng cao
năng suất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.
Mặc dù đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra nhưng
bài báo vẫn có những hạn chế. Thứ nhất, yếu tố giá
đầu ra khác nhau giữa các DNCB và xuất khẩu cá tra
có thể làm thiên lệch hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu
vào khi so sánh chúng với nhau. Cho dù vào cùng
một thời điểm giá xuất khẩu không chênh lệch lớn
giữa các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu, nhưng
tồn tại giá xuất khẩu khác nhau vẫn có khả năng xảy
ra. Vì vậy, kết quả nghiên cứu trên cần dựa trên giả
định rằng giá không khác nhau giữa các doanh nghiệp
trong cùngmột thời điểm. Thứhai, các yếu tố đầu vào
quan trọng khác như lao động và công nghệ không
được đưa vào mô hình vì hạn chế về dữ liệu nghiên
cứu. Mục tiêu bài báo trọng tâm vào phân tích hiệu
quả và năng suất sử dụngnguồn lực gồm tài sản và vốn
nợ, nhưng nếu có các dữ liệu yếu tố sản xuất đầu vào
quan trọng khác sẽ đánh giá được một cách toàn diện
hơn. Thứ ba, phân tích DEA khá nhạy với số lượng
quan sát nhỏ, trong khi chỉ có 20 DNCB được xem xét
trong nghiên cứunày. Tuy vậy, kết quả cho thấy không
tồn tại sự bất thường nào trong các quan sát nên các
chỉ số hiệu quả và năng suất được tính toán vẫn đảm
869
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(3):859-871
bảo sự tin cậy. Nghiên cứu của Kirkley và cộng sự
(2001) đã sử dụng 10 quan sát và 7 biến số trong mô
ban DEA và chứng minh rằng DEA có thể được sử
dụng để ước lượng hiệu quả kỹ thuật trong trường hợp
dữ liệu bị giới hạn (số quan sát ít)19. Hướng nghiên
cứu trong tương lai sẽ khắc phục những hạn chế trên.
DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT
CRS: constant return to scale
DEA: data envelopment analysis
DMU: decision-making units
DNCB: doanh nghiệp chế biến
EC: technical efficiency change
MI: Malmquist Index
PEC: pure technical efficiency change
SE: scale efficiency
SEC: scale efficiency change
TC: technology change
TE: technical efficiency
TFP: total factor productivity
VRS: variable return to scale
XUNGĐỘT LỢI ÍCH
Tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột
lợi ích nào trong công bố bài báo.
ĐÓNGGÓP CỦA TÁC GIẢ
Tác giả chịu trách nhiệmđối với nội dung toàn bài báo
này.
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. TPA. Export Potential Assessment for Vietnam. Trade Promo-
tion Agency Ministry of Industry and Trade of Vietnam. 2018;.
2. VASEP. Báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2019. Hiệp
hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vietnam Asso-
ciation of Seafood Export and Producers - VASEP). 2019;.
3. Tung NT, Ba PV, Tam TV, Le NT, Liem LD. Survey on the or-
ganization and practices of aquaculture sector of Vietnam.
Vietnam Instituteof Fisheries andAquaculture Economics and
Planning. Agriculture & Rural DevelopmentMinistry, Vietnam.
2014;.
4. CBI. The Vietnamese Seafood Sector - A Value Chain Analy-
sis. The Centre for the Promotion of Imports from Developing
Countries. Ministry of Foreign Affairs of the Netherlands. Pre-
pared byArie Pieter vanDuijn, Rik Beukers andWillemvan der
Pijl. 2012;.
5. Belton B, Haque MM, Little DC, Sinh LX. Certifying catfish in
Vietnam and Bangladesh: Who will make the grade and will
it matter? Food Policy. 2011;36(2):289–299. Available from:
https://doi.org/10.1016/j.foodpol.2010.11.027.
6. CBI. CBI Product Factsheet: Pangasius in Europe. The Centre
for thePromotionof Imports fromDevelopingCountries.Min-
istry of Foreign Affairs of the Netherlands. [Online]. 2015[truy
cập 12/9/2019];Available from: https://www.cbi.eu/sites/
default/files/product-factsheet-europe-pangasius-2015.pdf.
7. Thong NT, Nielsen M, Roth E, Nguyen GV, Solgaard HS. The
estimate of world demand for Pangasius catfish (Pangasiu-
sianodonhypopthalmus). Aquaculture Economics &Manage-
ment. 2017;21(3):400–417. Available from: https://doi.org/10.
1080/13657305.2016.1261961.
8. Bộ NN&PTNT. Phê duyệt ”Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh
ngành thủy sản trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế
quốc tế”. Quyết định 1371/QĐ-BNN-TCTS. Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn. 2017;.
9. Charnes A, Cooper WW, Rhodes E. Measuring the Efficiency
of Decision Making Units. European Journal of Operational
Research. 1978;2(6):429–444. Available from: https://doi.org/
10.1016/0377-2217(78)90138-8.
10. Farrell MJ. The measurement of productive efficiency.
Journal of the Royal Statistical Society: Series A (General).
1957;120(3):253–281. Available from: https://doi.org/10.2307/
2343100.
11. Ngọc NV, Cường NT. Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong ngành
chế biến thủy sản Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học Công nghệ
Thủy sản. 2010;3:84–91.
12. Nhựt QM. Phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối
nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của các doanh nghiệp
chế biến thủy sản và xay xát lúa gạo ở đồng bằng sông cửu
long năm 2007. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.
2009;12:270–278.
13. Kumbhakar SC, Lovell CAK. SC, CAK. Stochastic frontier anal-
ysis. New York: Cambridge University Press. 2000;Available
from: https://doi.org/10.1017/CBO9781139174411.
14. Coelli T, Rao D, O’Donnell C, Battese G. An introduction to effi-
ciency and productivity analysis. 2nd ed. New York: Springer.
2005;.
15. Fare R, Grosskopf S, Norris M, Zhang Z. Productivity Growth,
Technical Progress, and Efficiency Changes in Industrialised
Countries. American Economic Review. 1994;84(1):66–83.
16. PrimeFish. Developing Innovative Market Orientated Predic-
tion Toolbox to Strengthen the Economic Sustainability and
Competitiveness of European Seafood on Local and Global
markets. EU: PrimeFish Project. 2017;.
17. Sarkis J. An analysis of the operational efficiency of major air-
ports in the United States. Journal of Operations manage-
ment. 2000;18(3):335–351. Available from: https://doi.org/10.
1016/S0272-6963(99)00032-7.
18. Llano MP, Sánchez CP, López MR. DEA as a business failure
prediction tool Application to the case of galician SMEs. Con-
taduría y Administración. 2014;59(2):65–96. Available from:
https://doi.org/10.1016/S0186-1042(14)71255-0.
19. Kirkley JE, Färe R, Grosskopf S,McConnell K, Squires DE, Strand
I. Assessing capacity and capacity utilization in fisheries when
data are limited. NorthAmerican Journal of FisheriesManage-
ment. 2001;21(3):482–497. Available from: https://doi.org/10.
1577/1548-8675(2001)0212.0.CO;2.
870
Science & Technology Development Journal – Economics - Law and Management, 4(3):859-871
Open Access Full Text Article Research Article
Nha Trang University
Correspondence
Nguyen Ngoc Duy, Nha Trang University
Email: nguyenngocduy@ntu.edu.vn
History
Received: 01/04/2020
Accepted: 23/04/2020
Published: 01/08/2020
DOI : 10.32508/stdjelm.v4i3.672
Copyright
© VNU-HCM Press. This is an open-
access article distributed under the
terms of the Creative Commons
Attribution 4.0 International license.
Efficiency and productivity of Vietnamese pangasius processing
and exporting firms
Nguyen Ngoc Duy*
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
ABSTRACT
This study aims to measure the efficiency and productivity of Vietnamese pangasius processing
and exporting firms, using variables of assets and liabilities in 2009-2014. The results show that the
average resource use efficiency of the firms in this period is about 67.7% with a constant returns-
to-scale, 79.4% with a variable returns-to-scale, and a scale efficiency (SE) of 85.5%. Firms need to
increase their efficiency by 14.5% to achieve the optimal SE. More than half of the firms have effi-
ciency lower than the industry average, suggesting that they were wasting their asset and liability
resources, especially the long-term debt. The improvement of technical efficiency and techno-
logical advancement on average help increase total factor productivity by 14.1%. About 40% of
firms experienced a decline in average productivity and 60% experienced an increase. This re-
search, therefore, recommends firms to use there resources economically or efficiently, especially
the long-term debt. In addition, firms also need to improve their technology to boost productivity,
thereby enhancing their competitiveness.
Key words: DEA, pangasius processing firms, technical efficiency, productivity, competitiveness
Cite this article : Duy N N. Efficiency and productivity of Vietnamese pangasius processing and
ex-porting firms. Sci. Tech. Dev. J. - Eco. Law Manag.; 4(3):859-871.
871
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_hieu_qua_va_nang_suat_cua_cac_doanh_nghiep_che_bie.pdf