Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Chư Sê

MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii DANH MỤC CÁC BẢNG x DANH MỤC CÁC HÌNH xi CHƯƠNG 1.Mở đầu 1 1.1. Sự cần thiết của đề tài 1 1.2.Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 2 1.2.1.Mục tiêu 2 1.2.2.Nội dung nghiên cứu 2 1.3.Phạm vi nghiên cứu 2 1.3.1.Phạm vi thời gian 2 1.3.2.Phạm vi không gian 2 1.4.Cấu trúc luận văn 2 CHƯƠNG 2. Tổng quan 4 2.1.Khái quát về cây cao su 4 2.2.Giới thiệu về công ty TNHH MTV cao su Chư Sê 5 2.2.1.Giới thiệu khái quát về mặt pháp lý 5 2.2.2.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 5 2.3.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH một thành viên cao su Chư Sê 7 2.3.1.Tổ chức bộ máy quản lý 7 2.3.2.Chức năng nhiệm vụ các phòng ban trong công ty 8 2.4.Tình hình cơ bản tại công ty 11 2.4.1.Tình hình lao động 11 2.4.2.Hiệu quả sản xuất của công ty 2009-2010 13 2.5. Mục tiêu kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2015 15 CHƯƠNG 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 17 3.1.Cơ sở lý luận 17 3.1.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 17 3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 19 3.1.3.Những nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động SXKD 19 3.2.Phương pháp nghiên cứu 22 3.2.1.Phương pháp thu thập số liệu 22 3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu. 22 CHƯƠNG 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 24 4.1.Phân tích thị trường 24 4.1.1.Nhu cầu tiêu thụ cao su thế giới 24 4.1.2.Tình hình cung ứng cao su thiên nhiên trên thế giới 26 4.1.3.Giá cao su 28 4.1.4.Tình hình sản xuất và xuất khẩu cao su của Việt Nam 29 4.2.Phân tích những tác động của môi trường 30 4.2.1. Môi trường tự nhiên 30 4.2.2. Môi trường chính trị 30 4.2.3. Môi trường văn hoá xã hội 31 4.2.4. Môi trường khoa học công nghệ 33 4.2.5. Môi trường kinh tế 33 4.3.Phân tích môi trường cạnh tranh 35 4.4.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ 38 4.4.1.Nguồn nhân lực 38 4.4.2.Tình hình nguyên liệu 40 4.4.3.Tình hình tài sản và nguồn vốn 41 4.4.4. Hoạt động Marketing 42 4.4.5.Tình hình tiêu thụ của công ty 47 4.4.6. Nghiên cứu và phát triển (R&D) 48 4.4.7.Tổ chức 49 4.4.8.Hệ thống thông tin 50 4.5.Phân tích các chỉ số tài chính 50 4.5.1.Phân tích khả năng thanh toán 50 4.5.2.Các chỉ tiêu về hiệu suất 51 4.6. Phân tích ma trận SWOT 52 4.7.Các biện pháp đề xuất thực hiện 55 4.7.1.Cơ sở đề xuất 55 4.7.2.Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 56 CHƯƠNG 5. Kết luận và kiến nghị 59 5.1 Kết luận 59 5.2 Kiến nghị 60 5.2.1.Đối với tập đoàn công nghiệp cao su 60 5.2.2.Về phía chính quyền địa phương 60 5.2.3.Về phía Công ty 60 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Sự cần thiết của đề tài Hiện nay, Việt Nam là một thành viên của WTO. Do đó, các doanh nghiệp trong nước càng có nhiều cơ hội cũng như thử thách hơn trong kinh doanh. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế ngày càng hội nhập thì cần phải năng động, đổi mới công nghệ, vững mạnh về tài chính đặc biệt là phải xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh sao cho có thể phát huy mọi điểm mạnh, tận dụng mọi cơ hội, hạn chế tối đa các điểm yếu, đẩy lùi mọi nguy cơ trong thị trường chung với các nước trên thế giới. Một doanh nghiệp để tồn tại và phát triển, đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế thị trường, muốn hoạt động có hiệu quả thì ngoài đặc điểm của ngành và uy tín của doanh nghiệp, đòi hỏi phải có sự quản lý đúng đắn và phù hợp. Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra công ty phải tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong những năm qua để từ đó có thể vạch ra những kế hoạch cho năm tiếp theo. Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong như: nguồn lao động, nguyên liệu, tài chính Công ty phải quan tâm các điều kiện tác động bên ngoài như thị trường tiêu thụ, đối thủ cạnh tranh trên cơ sở đó dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa. Công ty TNHH MTV cao su Chư Sê là một thành viên của tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam. Trong những năm qua công ty đã có những thành công nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời đóng góp nhiều lợi ích về mặt xã hội tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người dân tại địa bàn huyện Chư Sê, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, công ty cần nhìn nhận, đánh giá, phân tích lại tình hình sản xuất kinh doanh nhằm thấy được những thuận lợi cũng như khó khăn, từ đó đưa ra những giải pháp kinh doanh thích hợp giúp công ty đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Xuất phát từ thực tế đó, qua thời gian tìm hiểu hoạt động sản xuất tại công ty tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê”. 1.2.Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 1.2.1.Mục tiêu Mục tiêu chung Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê qua 2 năm 2009-2010. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu kết quả hoạt động sản xuất của công ty qua 2 năm 2009-2010. - Phân tích môi trường bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. - Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 1.2.2.Nội dung nghiên cứu Thông qua các phòng ban liên quan tìm hiểu hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty sau đó đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.3.Phạm vi nghiên cứu 1.3.1.Phạm vi thời gian Thời gian thực hiện đề tài từ 01/03/2011-01/05/2011 1.3.2.Phạm vi không gian Địa điểm: Công ty TNHH MTV cao su Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai 1.4.Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 5 chương Chương 1: Nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trức luận văn. Chương 2: Khái quát về cây cao su và những sản phẩm từ cây cao su. Giới thiệu về công ty TNHH một thành viên cao su Chư Sê, tổ chức bộ máy quản lý, tình hình cơ bản và mục tiêu kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2015. Chương 3: Khái quát các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài bao gồm: Bản chất, ý nghĩa của hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mục đích, nhiệm vụ của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất, những nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động SXKD và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn. Chương 4: Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài, môi trường cạnh tranh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ của công ty qua 2 năm 2009-2010. Đưa ra các công cụ và biện pháp nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Chương 5: Kết luận và kiến nghị **** KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Công ty TNHH MTV cao su Chư Sê là công ty thành viên thuộc tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, là đơn vị có quy mô ngày càng mở rộng. Với sự nổ lực của Ban lãnh đạo công ty và CBCNV hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây luôn đạt hiệu quả cao, doanh thu năm sau tăng so với năm trước. Công ty đã gặt hái được những thành công đáng khích lệ: sản lượng khai thác tăng lên, giữ vững được thị trường truyền thống, hoàn thành nghĩa vụ tài chính, đảm bảo được cuộc sống cho toàn thể công ty. Trong quá trình xây dựng và phát triển của mình, công ty luôn quan tâm xây dựng các mối quan hệ hợp tác tốt đẹp cùng có lợi với các đơn vị kinh tế trong ngành cũng như các ngành khác, tạo nên sự phát triển giữa kinh tế trung ương và kinh tế địa phương và khu vực. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển ngành cao su trong cả nước. Qua quá trình tìm hiểu, thu thập số liệu và phân tích đánh giá môi trường bên ngoài, môi trường bên trong, môi trường cạnh tranh tôi đã đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh cho công ty. Những biện pháp này giúp công ty gia tăng sức cạnh tranh, giữ vững thị phần, mở rộng thị trường. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, công ty cần mở rộng quy mô sản xuất, hoàn thiện bộ máy tổ chức và tăng cường công tác quản lý chất lượng hoạt động chế biến. 5.2 Kiến nghị 5.2.1.Đối với tập đoàn công nghiệp cao su Tập đoàn công nghiệp cao su cần hỗ trợ công ty trong vấn đề áp dụng dây chuyền sản xuất mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm. Đồng thời hỗ trợ các thông tin về thị trường như giá cao su trên thị trường, nguyên liệu đầu vào Tập đoàn cần tạo điều kiện để công ty được mở rộng kinh doanh vào các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ, tham gia góp vốn vào các dự án có hiệu quả kinh tế cao. 5.2.2.Đối với chính quyền địa phương Hiện nay công ty sử dụng khoảng 40,8% lao động là người đồng bào thiểu số địa phương do đó công ty gặp khó khăn trong công tác quản lý lao động: dân trí, tập tục . Do vậy, đề nghị chính quyền địa phương tạo điều kiện ưu đãi về thuế sử dụng đất hoặc giảm một phần nghĩa vụ ngân sách nhà nước để công ty có thể cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề khác trên địa bàn. Đề nghị Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Gia Lai tiếp tục hỗ trợ công ty thuê đất nhằm mở rộng diện tích SXKD đồng thời chuyển đổi từ rừng nghèo sang trồng rừng kinh tế tạo công ăn việc làm cho bà con vùng đồng bào thiểu số, góp phần xóa đói giảm nghèo. Chính quyền địa phương hỗ trợ trong công tác bảo vệ vườn cây, chống mất cắp mủ. 5.2.3.Đối với Công ty Trong thời gian tới, môi trường cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt vì vậy công ty TNHH MTV cao su Chư Sê phải phát huy hết sức mạnh nội lực, khắc phục hạn chế, nhằm ứng phó với những biến động từ bên ngoài tác động. Muốn vậy, công ty phải không ngừng cải tiến bộ máy tổ chức, xây dựng các kế hoạch SXKD và đề xuất các biện pháp thực hiện kế hoạch một cách linh hoạt, có những chính sách hợp lý và linh hoạt về giá cả, sản phẩm, phân phối, chiêu thị cổ động nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thương trường. Bên cạnh việc tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị, công ty phải chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và chăm lo đời sống của cán bộ công nhân viên, xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Dương Quốc Hiền, 2008. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần đường Biên Hòa. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Quản trị kinh doanh, Đại học Nông Lâm, TP.Hồ Chí Minh. Nguyễn Vinh Sơn, 2006. Nghiên cứu định hướng chiến lược kinh doanh tại công ty cao su Chư Sê tỉnh Gia Lai. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế Nông lâm, Đại học Nông Lâm, TP.Hồ Chí Minh. Đề án chuyển đổi, Công ty cao su Chư Sê, 2010. Báo cáo hoạt động tài chính, công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê, 2009 - 2010 Internet

doc71 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2552 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Chư Sê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành dịch vụ 8,3  8,5 7,2  6,83   7,52 Nguồn: Tổng cục thống kê Tốc độ tăng trưởng một số chỉ tiêu của Việt Nam có nhiều biến động do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thế giới năm 2008. Năm 2006 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,14%, năm 2007 đạt 8,44% tăng 0,3% so với năm 2006. Năm 2008 tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,23%. Do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh diễn ra phức tạp nên tốc độ tăng trưởng nông, lâm, ngư nghiệp không đều. Còn ngành công nghiệp và xây dựng tăng trưởng từ 10,37% năm 2006 tăng lên 10,4% năm 2007, sau đó lại giảm xuống còn 5,52% vào năm 2009. Giá cả nhiên liệu, vật tư, nhất là xăng dầu, phôi thép, thép, nguyên liệu sợi, vải, vật liệu phục vụ công nghiệp tăng cao ảnh hưởng làm bất lợi cho nghành công nghiệp Việt Nam. Năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên các chỉ tiêu tăng trưởng đều thấp hơn so với năm 2008. Trước tình hình đó Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, chính sách cùng các giải pháp và nhiệm vụ cụ thể, trong đó trọng tâm và trực tiếp là Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2010 và Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện tốt Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010. Đồng thời Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp, các địa phương thực hiện nghiêm và đồng bộ các giải pháp, nỗ lực vượt qua khó khăn, huy động hiệu quả các nguồn lực, tận dụng kịp thời và tối đa cơ hội, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển KTXH năm 2010. Do vậy năm 2010 tốc độ tăng trưởng tăng trở lại, GDP đạt 6,78%. Công nghiệp dịch vụ đạt 7,7%, tăng 2,18% so với năm 2009. Ngành dịch vụ đạt 7,52%. b) Cán cân thương mại Bảng 4.6.Cán Cân Thương Mại của Việt Nam qua Giai Đoạn 2006 - 2010 ĐVT: Tỷ USD Năm XK (1) NK (2) Cán cân thương mại (1) - (2) % nhập siêu so với xuất khẩu 2006 39,82 44,88 -5,06 12,71 2007 48,56 62,76 -14,2 29,2 2008 62,68 80,71 -18,03 28,77 2009 56,5 67,5 -11 19,5 2010 71,6 84 -12,4 17,32 Nguồn: Tổng cục thống kê Theo bảng 4.6 giá trị kim ngạch XK và NK đều tăng qua các năm từ 2006 đến 2008, nước ta là một nước nhập siêu. Năm 2009, tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam  gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến sản xuất trì trệ và hạn chế tiêu dùng ở những nước vốn xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU... Tổng kim nghạch xuất khẩu năm 2009 đạt khoảng 56,6 tỷ USD giảm 9,9% so với năm 2008. Trong năm 2009, mặc dù cả kim nghạch xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm sút nhưng do tốc độ giảm sút kim nghạch xuất khẩu chậm hơn nên nhập siêu giảm xuống chỉ còn 11 tỷ USD. Năm 2010 kinh tế thế giới đang phục hồi và có những chuyển biến tích cực. Tổng kim ngạch XK của nước ta tăng 15,1 tỷ USD (khoảng 26,7%) so với năm 2009, kim ngạch NK tăng 24,4%. 4.3.Phân tích môi trường cạnh tranh Nguồn cung ứng: Những nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào của công ty như thuốc trừ sâu, các dụng cụ phục vụ cho sản xuất... phần lớn là các nhà cung ứng truyền thống có uy tín của công ty. Để có sản phẩm đầu ra đạt chất lượng thì khâu kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào về chất lượng, giá cả phải chặt chẽ, bởi công ty là khách hàng mua với số lượng lớn, ổn định và có uy tín nên có rất nhiều nhà cung ứng muốn hợp tác lâu dài. Hiện nay, công ty bắt đầu áp dụng hình thức đấu thầu nhằm tăng sự cạnh tranh giữa các nhà cung ứng, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào tốt nhất. Riêng về nguồn cung ứng phân bón thì công ty có một nhà máy phân vi sinh với công suất 20.000 tấn/năm đảm nhiệm việc cung ứng phân vi sinh cho toàn công ty nên công ty chỉ mua thêm một số loại phân bón khác. Nguồn lao động quyết định rất lớn đến sự thành công của công ty, nguồn lao động của công ty đa phần là lao động thuộc huyện Chư Sê, thu nhập hiện nay trong ngành cao su là khá cao, do vậy công ty không gặp áp lực về nguồn lao động. Tuy nhiên nguồn lao động hiện nay của công ty thường là công nhân kỹ thuật, muốn có lao động tay nghề giỏi thì cần mở nhiều lớp đào tạo nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân và thường xuyên cử cán bộ đi bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Nguồn vốn hiện nay của công ty được đảm bảo bằng nguồn vốn ngân sách cấp, nguồn vốn công ty tự bổ sung và vốn vay tín dụng ngân hàng. Đối thủ cạnh tranh Năm 2010, nước ta có trên 740.000 ha cao su thuộc các thành phần doanh nghiệp nhà nước, trang trại tư nhân và cao su tiểu điền. Trong đó các thành viên của tập đoàn Công nghiệp cao su chiếm khoảng 168.018 ha với năng suất trung bình 1,78 tấn/ha. Tổng diện tích của các thành viên thuộc khu vực Tây nguyên là 38.591 ha, tăng 11,2% so với năm 2009 gồm công ty TNHH MTV Chưpah, Chưprông, Chư Sê, Eah’leo, Kom Tum, Krôngbuk, Mang Yang. Trong những năm tới quy mô diện tích ngành cao su ngày càng mở rộng. Bảng 4.7.Quy Mô Sản Xuất của Các Thành Viên Thuộc Khu Vực Tây Nguyên Năm 2009 - 2010 ĐVT : ha Đơn vị Năm So sánh 2009 2010 ± ∆ % 1. Chưpăh 5.693 6.211 518 9,10 2. Chưprông 5.623 5431,8 -191 -3,40 3. Chưsê 5.784 5.993,94 210 3,64 4. Eah’leo 4.517 3.197 -1.320 -29,22 5. Kom Tum 6.127 9.097,94 2.971 48,49 6. Krôngbuk 1.997 2079,73 83 4,14 7. MangYang 4.964 6.580 1.616 32,55 Tổng 34.704 38.591 3.887 11,20 Nguồn: Tổng hợp Trên địa bàn Tây nguyên, diện tích của công ty TNHH MTV cao su Chư Sê đứng sau Kom Tum, Mang Yang và Chưpah. Điều này cho thấy công ty sẽ có sản lượng tốt, có khả năng cạnh tranh với các công ty còn lại. Năm 2010 diện tích một số công ty giảm do vườn cây khai thác đã già và đến tuổi thanh lý. Sản phẩm thay thế Là những sản phẩm có cùng công năng như các sản phẩm của ngành. Khi giá sản phẩm chính tăng thì sẽ khuyến khích xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế và ngược lại. Cao su thiên nhiên (NR) phải đương đầu với hơn 170 loại cao su tổng hợp (SR), nhưng chủ yếu là loại cao su SR thông dụng, được sử dụng rộng rãi trong việc làm ra các loại sản phẩm cao su như cao su Stryren butadiene (SBR), cao su Polybutadienen (BR) và cao su Polychloroprene (CR), cao su Nitrile (NBR) và cao su Butyl (HR) được xếp cùng với 170 loại SR khác sản lượng không lớn, các loại cao su tổng hợp này được gọi là SR đặc biệt. Trong những loại cao su tổng hợp, thì cao su SBR là loại số lượng sản xuất và tiêu dùng lớn nhất, chiếm khoảng 38% tổng sản lượng cao su tiêu thụ hàng năm trên thế giới và chiếm khoảng 58% trong tổng số SR sản xuất hàng năm. Về tính năng sử dụng thì cao su SBR kém hơn cao su NR về độ co giãn, độ đàn hồi, chống nứt, chống lạnh, sơ luyện. Nhưng SBR trộn đều dễ dàng hơn nhờ đó mà chống mài mòn tốt và tính chất bám cao. Vì vậy SBR thường được làm mặt lốp để giảm tỷ lệ mài mòn và tăng khả năng bám đường, đặc biệt khi đi trên đường có nước. Ngoài ra SBR còn được làm giày dép, bọc dây cáp, ống nước, vỏ bình điện, keo dính… Khách hàng: Trong việc nghiên cứu định hướng phát triển của công ty TNHH MTV cao su Chư Sê việc xác định và tìm kiếm khách hàng tiêu thụ ổn định và lâu dài mang một ý nghĩa then chốt. Hiện nay, khách hàng của công ty là khách hàng truyền thống bao gồm các công ty trong nước và các công ty tại thị trường Trung Quốc, Đài Loan. Do khách hàng thu hẹp nên cũng gây rủi ro về giá cả, thị trường tiêu thụ của công ty. Bên cạnh Trung Quốc còn có nhiều thị trường có nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên rất lớn Hông Kông, Hàn Quốc, Đức, Tây Ban Nha, Ý... Vì vậy, công ty cần có những chiến lược phù hợp để khai thác khách hàng ở những thị trường này. Yếu tố đi đôi với giá cả là chất lượng và chủng loại SP, yếu tố này ngày càng mang tính chất quyết định đến sự cạnh tranh của công ty trên thị trường. Điều quan trọng hiện nay là công ty cần giữ được khách hàng hiện tại, tìm kiếm khách hàng mới trong và ngoài nước chính vì vậy công ty cần phải đề ra những kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp nhằm tạo lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm của công ty. Ngày 29/10/2010 tại Gia Lai, VRG đã tổ chức hội nghị tiêu thụ và đẩy mạnh xuất khẩu cao su, nhằm vạch ra hướng đi mới trong xuất khẩu cao su của các công ty cao su khu vực Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Công ty TNHH MTV cao su Chư Sê cần đảm bảo chất lượng và bao bì khi đóng gói theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế nhằm mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, luôn chú trọng giữ gìn uy tín thương mại và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm và doanh nghiệp của mình tới các đối tác nước ngoài, chú trọng tăng cường quản bá thương hiệu, giới thiệu hình ảnh tốt đẹp của công ty. Nhằm tìm kiếm khách hàng mới, công ty đã tham gia hoạt động quảng cáo trên báo, tạp chí, trên mạng và tham gia tham dự giải thưởng của tổ chức, đơn vị trong nước. 4.4.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ 4.4.1.Nguồn nhân lực Nguồn lao động của công ty tăng qua các năm, điều này chứng tỏ công ty không ngừng mở rộng và tuyển dụng đội ngũ lao động. Năm 2010 tổng số lao động trong công ty là 2.574 trong đó người dân tộc thiểu số chiếm gần 41%. Lao động của công ty chủ yếu là công nhân kỹ thuật, sản xuất trực tiếp chiếm gần 88,7%. Để nâng cao năng suất lao động phòng Kỹ thuật nông nghiệp tổ chức kiểm tra kỹ thuật cạo mủ của công nhân và trình độ của công nhân chế biến để đảm bảo sản lượng khai thác đạt kế hoạch đã đề ra và đảm bảo chất lượng thành phẩm mủ đầu ra. Công ty thường tổ chức các các lớp đào tạo trình độ chuyên môn ngắn ngày để khắc phục những yếu kém của công nhân kỹ thuật. Đồng thời, đối với cán bộ công ty cũng cử đi học nhằm nâng cao nghiệp vụ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh. Bảng 4.8.Thu Nhập của Cán Bộ Công Nhân Viên năm 2009 - 2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh 2009 2010 ± ∆ % 1.Tổng lao động Người 2.505 2.574 69 2,75 2.Tổng quỹ lương 1000 đ 164.722.320 237.298.458 72.576.138 44,06 3.Tiền thưởng 1000 đ 20.453.438 43.609.863 23.156.425 113,22 4.Tổng thu nhập 1000 đ 185.175.758 280.908.321 95.732.563 51,70 5.Lương BQ 1000 đ 65.757 92.191 26.433 40,20 6.Thu nhập BQ 1000 đ 73.922 109.133 35.211 47,63 Nguồn: Phòng Tổ Chức Lao Động - Tiền Lương Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong năm 2010 là 109.111 nghìn đồng, tăng 47,63% cho với năm 2009. Điều này do giá mủ cao su tăng, lợi nhuận của công ty tăng, do đó tiền thưởng tăng (tiền thưởng tăng 113,22%) làm cho tổng thu nhập tăng 51,7% so với năm trước. Vậy nên, đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được cải thiện, góp phần tích cực vào ổn định đời sống lao động, tăng khả năng cống hiến đối với công ty. Phân tích năng suất lao động tại công ty Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động để có thể tạo ra 1 lượng sản phẩm trong 1 thời gian nhất định. Không ngừng nâng cao năng suất lao động là biện pháp chủ yếu để tăng sản lượng, hạ giá thành sản phẩm. Qua việc phân tích năng suất lao động ta sẽ đánh giá được khả năng và trình độ của người lao động, cũng như tình hình biến động năng suất lao động của công ty qua 2 năm. Bảng 4.9. Năng Suất Lao Động tại Công Ty Qua 2 Năm 2009 - 2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 So sánh ±∆ % Giá trị TSL Trđ 386.221 569.335 183.114 47,41 Tổng LĐ Người 2.505 2.574 2,75 69 NSLĐ b/q 1 người Trđ/người 154,18 221,19 67.01 44,32 Nguồn: Tính Toán Tổng Hợp Ta thấy năng suất lao động bình quân năm 2010 tăng so với năm 2009 là 67,01 triệu đồng/người, điều này chứng tỏ chất lượng lao động đang có xu hướng tăng, thể hiện việc tổ chức lao động hợp lý, hiệu quả. Mức độ biến động tương đối về lao độngDoanh thu năm 2010 Doanh thu năm 2009 = LĐ năm 2010 – LĐ năm 2009 * = 2.574 – 2.505 * = -1.118,66 -1.119 lao động Năm 2009 để đạt được doanh thu là 386.221 triệu đồng công ty cần 2.505 lao động, với mức thực hiện này để doanh thu là 569.335 tỷ đồng vào năm 2010, công ty cần: = 3.693 lao động Như vậy công ty đã tiết kiệm được 3.693 – 2.574 = 1.119 lao động. Qua những chỉ tiêu trên ta thấy năm 2010 năng suất lao động tăng lên đáng kể. Vì vậy công ty cần phải phát huy, xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả và đặc biệt là trình độ của người quản lý, tay nghề của CBCNV cần phải được nâng cao hơn nữa. 4.4.2.Tình hình nguyên liệu Bảng 4.10.Cơ cấu Diện Tích Cao Su của Công Ty qua 2 Năm 2009 - 1010 ĐVT: Ha Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Diện tích % Diện tích % 1. DT khai thác 5.783,68 96,48 5.993,94 91,74 2. DT kiến thiết cơ bản 210,71 3,52 0 0 3. DT cao su trồng mới 0 0 539,5 8,26 Tổng diện tích 5.994,39 100 6.533,44 100 Nguồn: Phòng Kỹ Thuật - Nông Nghiệp Tổng diện tích năm 2010 của công ty là 8.026,94 ha trong đó diện tích khai thác là 5.993,94 chiếm gần 75%. Diện tích trồng mới là 539,5 ha, đây là diện tích mà công ty đã khai hoang làm đất và đưa vào trồng mới tại xã Ialâu thuộc huyện Chưprông. Tổng diện tích tăng cho thấy trong tương lai qui mô diện tích cao su khai thác của công ty sẽ mở rộng, tăng cường khả năng cạnh tranh hơn nữa. Bảng 4.11.Thống Kê Tuổi Vườn Cây Khai Thác Năm 2010 Tuổi vườn cây (năm) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1-2 210,71 3,52 3-5 994,08 16,58 6-10 1.783,01 29,75 11-20 3.006,14 50,15 Tổng 5.993,94 100 Nguồn: Phòng Kỹ Thuật - Nông Nghiệp Năm 2010 công ty có 210,71 ha bắt đầu vào giai đoạn khai thác. Theo phòng Kỹ thuật nông nghiệp, vườn cây đạt năng suất mủ cao nhất trong độ tuổi từ 9 đến 19 năm tuổi. Hiện nay diện tích này chiếm khoảng 57% diện tích toàn công ty. Diện tích vườn cây từ 11-20 năm tuổi là 3.006,14 ha chiếm khoảng 50,15%, những vườn cây này đạt sản lượng mủ tốt nhưng trong tương lai một số vườn cây già bắt đầu vào giai đoạn thanh lý tái canh trồng mới, điều này ảnh hưởng đến diện tích khai thác, sản lượng mủ trong vài năm tới. Bảng 4.12.Tình Hình Nguyên Liệu Cao Su của công ty Năm 2009 - 2010 ĐVT: Tấn Khoản mục Năm So sánh 2009 2010 ± ∆ % 1.Thu hoạch trong kỳ 9.175,63 9.183 7,37 0,08 Nguyên liệu cao su khai thác 9.017,87 9.073 55,13 0,61 Nguyên liệu cao su thu mua 157,77 110 - 47,77 - 30,28 2.Đưa vào chế biến trong kỳ 9.175,63 9.183 7,37 0,08 Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán Nguyên liệu cao su khai thác của công ty năm 2010 là 9.183 tấn tăng 7,37 tấn so với năm 2009, với DT khai thác 5.993,94 ha cho năng suất 1,51 ha. Diện tích cao su khai thác tăng nhưng nguyên liệu khai thác tăng không đáng kể do năng suất vườn cây không đồng đều giữa các nông trường thêm vào đó bị ảnh hưởng của cơn bão số 9, vườn cây gãy đổ rất nhiều. Đây là tình trạng chung, bão số 9 cũng đã gây thiệt hại đối với các hộ trồng cao su tiểu điền tại địa phương, giảm sản lượng khai thác. Năm 2010 công ty mua thêm 110 tấn mủ ngoài do năng lực chế biến của nhà máy là 15.000 tấn, nhưng lượng cao su khai thác không đủ chế biến nên thu mua thêm ở các nông hộ. 4.4.3.Tình hình tài sản và nguồn vốn Theo bảng 4.13, tổng tài sản của công ty năm 2010 là 850.250 triệu đồng tăng hơn 53% so với năm 2009. Trong đó TSCĐ và ĐTDH chiếm gần 64%, đã tăng hơn 36,02% so với năm 2009, chủ yếu đầu tư dài hạn cho việc mở rộng diện tích trồng mới ở xã Ialâu huyện Chưprông, xây dựng lại tòa nhà làm việc mới, xây dựng sân vườn, nhà thi đấu đa năng và các công trình phụ khác. TSLĐ và ĐTNH tăng gần 96% do công ty tăng cường tham gia góp vốn đầu tư vào các dự án của công ty CP du lịch và dịch vụ cao su, công ty CP cơ khí cao su, công ty CP VRG Bảo Lộc…Lợi nhuận thuần tăng công ty tăng các khoản tiền gửi ngắn hạn tại các ngân hàng địa phương. Bảng 4.13.Tình Hình Tài Sản và Nguồn Vốn của Công Ty 2 Năm 2009 - 2010 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh Số tiền % Số tiền % ± ∆ % 1.Tổng TS 555.912 100 850.250 100 294.338 52,95 a.TSLĐ và ĐTNH 157.520 28,34 308.360 36,27 150.840 95,76 b.TSCĐ và ĐTDH 398.392 71,66 541.890 63,73 143.498 36,02 2.Tổng NV 555.912 100 850.250 100 294.338 52,95 a.Nợ phải trả 209.461 37,68 395.802 46,55 186.341 88,96 b.NVCSH 346.450 62,32 454.448 53,45 107.997 31,17 Trong đó: NVKP 30.340 5,46 4.567 0,54 - 25.773 - 84,95 Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán Nguồn vốn chủ sở hữu là 454.448 triệu đồng chiếm hơn 53% tổng nguồn vốn của năm 2009 và tăng 31,17% so với năm 2009, nợ phải trả của công ty năm 2010 là 395.802 triệu đồng chiếm gần 47% tăng 88,96% so với năm 2009. Nợ phải trả tăng nguyên nhân là do công ty phải tăng các khoản tiền lương, tiền thưởng cho công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, khoản phải trả trước cho khách hàng, đây là dấu hiệu cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang có xu hướng thuận lợi. Nguồn vốn kinh phí của công ty đã giảm khoảng 85% so với năm trước. Trong khi nguồn vốn chủ sở hữu tăng, nguồn vốn kinh phí giảm, như vậy nguồn vốn quỹ đã tăng rất cao. Đây cũng là một chiều hướng tích cực trong việc chủ động kinh doanh của công ty 4.4.4.Hoạt động Marketing Sản phẩm: Sản phẩm của công ty thường được đánh giá qua hai khía cạnh đó là chủng loại SP và chất lượng SP. Chủng loại sản phẩm: hiện nay công ty sản xuất 3 chủng loại SP đó là SVR 3L. SVR 5 và SVR 10, trong đó chủng loại SVR 3L chiếm gần 87% tỷ trọng trong năm 2010. Đây là sản phẩm chủ lực của công ty, nhưng thị trường đang có xu hướng bão hòa loại sản phẩm này. Trong khi đó cao su SVR 10, SVR 20 đang rất cần thiết cho sản xuất vỏ ruột xe, nệm... nhưng hiện tại SP SVR 10 chỉ chiếm khoảng 11,65%. Năm 2009 có 8 tấn mủ SVR 20 do mủ SVR 10 để lâu không đảm bảo các tiêu chuẩn bị rớt loại. Bảng 4.14.Cơ Cấu Chủng Loại Sản Phẩm 2 Năm 2009-2010 ĐVT: Tấn Sản phẩm Năm 2009 Năm 2010 So sánh Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) ± ∆ % Cao su SVR 3L 7.728,23 84,23 7.984,06 86,94 255,83 3,31 Cao su SVR 5 123,26 1,34 129,53 1,41 6,27 5,08 Cao su SVR 10 1.316,16 14,34 1.069,37 11,65 - 246,79 - 18,75 Cao su SVR 20 8 0,09 0 0 - 8 - 100 Tổng 9.175,65 100 9.182,96 100 7,31 0,08 Nguồn: Phòng Kế Hoạch - Đầu Tư Chủng loại sản phẩm mới như sản phẩm CV, sản phẩm ly tâm (latex) hiện nay nhu cầu trong nước và thế giới là rất lớn, hai loại sản phẩm này rất cần cho các ngành sản xuất như: nệm, găng tay, dụng cụ y tế, những sản phẩm chỉ sử dụng một lần... Vì vậy công ty nên mạnh dạng lắp đặt dây chuyền chế biến những loại sản phẩm này nhằm đa dạng hóa sản phẩm và kịp thời đáp ứng nhu cầu thị trường. Chất lượng sản phẩm: Để tạo vị thế cạnh tranh, công ty luôn chú trọng vấn đề đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đặt nhân tố chất lượng lên hàng đầu. Công ty luôn áp dụng công nghệ mới, cải tiến dây chuyền công nghệ, mặt khác tăng cường công tác kiểm phẩm nhằm đảm bảo chất lượng sản xuất ra một cách tốt nhất, đồng thời tiến hành khảo sát vườn cây cao su đảm bảo nguồn nguyên liệu tốt nhằm sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng cao. Hiện công ty đang áp dụng quy trình kiểm nghiệm chất lượng thành phẩm mủ cao su theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005. Định hướng sản xuất chủng loại sản phẩm mới CV và chủng loại sản phẩm Latex nhằm giữ vững thị phần và mở rộng thị trường. Hiện công ty chưa có phòng marketing riêng, việc bán hàng do phòng Kế hoạch - Đầu tư đảm nhận. Hầu như các đối tác tự tìm đến với công ty và kí hợp đồng, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm trong tương lai. Hình 4.4.Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Chủng Loại Sản Phẩm Năm 2010 Nguồn: Phòng Kế Hoạch - Đầu Tư Trong bối cảnh diện tích, sản lượng cao su khai thác ngày càng mở rộng việc tạo mối quan hệ với khách hàng, thiết lập mối quan hệ mới, theo dõi thị trường, thu thập, xử lý thông tin phản hồi từ khách hàng... Do đó việc thành lập phòng marketing riêng là điều rất cần thiết, cần phải được tiến hành ngay từ bây giờ. Giá cả Bảng 4.15.Tình Hình Giá Thành và Giá Bán Qua 2 Năm 2009 - 2010 ĐVT: đồng/tấn Khoản mục Năm So sánh 2009 2010 ± ∆ % 1.Giá thành mủ khai thác 24.359.961 35.359.657 10.999.696 45,15 2.Giá thành mủ chế biến BQ 27.578.079 40.555.326 12.977.247 47,06 3.Giá bán BQ 35.427.775 64.135.233 28.707.458 81,03 Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán Trong quá trình SXKD của công ty, giá thành và giá bán là một trong những yếu tố có vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của công ty, giá thành thấp thì SP sản xuất với chi phí sản thấp và giá bán cao đem lại lợi nhuận cao, đó là mục đích của nhà sản xuất. Trong quá trình cạnh tranh việc định giá đúng sẽ giúp DN đạt hiệu quả SXKD một cách cao nhất và mang về lợi nhuận lớn nhất, hơn thế nữa doanh nghiệp sẽ có ưu thế trên thị trường. Năm 2010, giá thành mủ khai thác của công ty là 35.359.657 đồng/tấn tăng 45,15% và giá thành mủ chế biến bình quân là 40.555.326 đồng/tấn tăng 47,06% so với năm 2009. Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, nhu cầu tiêu dùng giảm nên cao su giảm về sản lượng lẫn giá bán vào năm 2009. Năm 2010 giá thành mủ khai thác và mủ chế biến đều tăng là do ảnh hưởng của giá nguyên liệu đầu vào tăng đồng thời tiền lương phụ cấp cho cán bộ công nhân viên chức tăng lên. Giá cao su tăng và dao động ở mức từ 2.000-2.300 USD/tấn trong 6 tháng đầu năm 2010. Trong quý III/2010, khi nền kinh tế thế giới khởi sắc, đã thúc đẩy giá cao su trên các thị trường giao dịch thế giới bắt đầu nhích lên, đạt mức 3.000 USD/tấn. Đặc biệt, kể từ cuối tháng 10, giá cao su luôn liên tục tăng chạm mức 4.000 USD/tấn. Trong năm 2010 giá cao su thế giới tăng nhờ đó giá bán BQ của công ty cũng tăng đáng kể. Nếu năm 2009 giá bán BQ là 35.427.775 đồng/tấn thì năm 2010 thì giá bán là 64.135.233 đồng/tấn, tăng 81,03%. Doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất cao su thiên nhiên đến cuối tháng 10 gần như đã hoàn thành kế hoạch cả năm. Nhìn chung giá của công ty không quá cao so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực và trên cả nước do bán phụ phuộc vào giá thế giới. Phân phối Phân phối là khâu quan trọng đưa hàng hóa từ người sản xuất đến khách hàng, hiện nay SP của công ty chủ yếu là sản phẩm SVR 3L, SVR 5, SVR 10, sản phẩm được sơ chế ở nhà máy chế biến rồi bán cho khách hàng trong và ngoài nước. Thường công ty bán thẳng cho các công ty không qua khâu trung gian, điều này góp phần giúp giá bán của công ty cạnh tranh hơn, SP đến tay khách hàng một cách linh hoạt hơn. Công ty luôn vận chuyển hàng đến nơi thỏa thuận đồng thời giao hàng đúng hẹn nhằm giữ chữ tín. Phương thức thanh toán của công ty bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trước khi giao hàng đây là một lợi thế lớn đối với Công ty trong việc mua bán thu hồi vốn nhanh, không có áp lực về những khoản nợ dây dưa, khó đòi. Hạn chế rủi ro thu hồi công nợ. Chiêu thị cổ động Chiêu thị cổ động là hoạt động quen thuộc và cần thiết trong quá trình KD của công ty, nhằm thuyết phục và thu hút khách hàng và quảng bá SP của công ty đến với những bạn hàng trong và ngoài nước. Chiêu thị cổ động bao gồm các hoạt động như quảng cáo, khuyến mãi, tham gia triễn lãm, hội chợ với mục đích giới thiệu SP của mình đến tay người tiêu dùng, gây sự chú ý của khách hàng đối với SP của công ty. Nhìn chung, hoạt động chiêu thị cổ động của công ty TNHH MTV cao su Chư Sê ngày càng được chú trọng hơn. Năm 2010 chi phí cho hoạt động này là 1.239.688 nghìn đồng tăng 17,63% so với năm trước. Trong đó chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm là 403.552 nghìn đồng chiếm 32,55% tăng 21,63%. Chi phí cho công tác triển lãm, hội chợ chiếm 34,26% tăng 15,44%, chi phí cho công tác tuyên truyền 441.462 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 33,19% tăng 57.239 nghìn đồng so với năm 2009. Bảng 4.16.Chi Phí Chiêu Thị Cổ Động 2 Năm 2009 - 2010 ĐVT: 1.000 đồng Khoản mục Năm 2009 Năm 2010 So sánh Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) ± ∆ % 1.Quảng cáo, giới thiệu SP 331.779 31,48 403.551 32,55 71.772 21,63 2.Triển lãm hội chợ 367.884 34,91 424.675 34,26 56.791 15,44 3.Tuyên truyền 354.223 33,61 411.462 33,19 57.239 16,16 Tổng chi phí 1.053.886 100 1.239.688 100 185.802 17,63 Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán Để có thể đứng vững trên thị trường công ty phải chú trọng đầu tư hình thức chiêu thị cổ động nhằm thuyết phục và thu hút khách hàng để giữ vững thị phần và ổn định thị trường tiêu thụ. Công ty nên đầu tư thiết kế, xây dựng trang quảng cáo riêng, cập nhật thường xuyên những sản phẩm mới của công ty lên web, triển khai hình thức chào hàng qua email để đưa sản phẩm của công ty đến gần hơn với khách hàng. Chú trọng giữ vững uy tín, thương hiệu công ty. Tỷ suất LN/1 đồng chi phí quảng cáo năm 2009 là 61,902. Năm 2010, tỷ suất LN/1 đồng chi phí là 131,423 tăng 112,32% so với năm 2009. Điều này cho thấy công ty đã phát huy được hiệu quả của chiêu thị cổ động, giảm được chi phí chiêu thị mà lợi nhuận vẫn tăng. 4.4.5.Tình hình tiêu thụ của công ty Bảng 4.17.Doanh Thu Tiêu Thụ Thành Phẩm 2 Năm 2009-2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh 2009 2010 ± ∆ % Sản lượng Tấn 10.122 8.503 -1.619 -15,99 Giá bán bình quân Đồng/tấn 35.427.775 64.135.233 28.707.458 81,03 Doanh thu tiêu thụ 1000 đồng 358.599.939 545.341.886 186.741.947 52,08 Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán Sản lượng mủ cao su tiêu thụ năm 2010 là 8.503 tấn giảm 1.619 tấn so với năm 2009. Giá bán bình quân sản phẩm của công ty tăng do giá cao su trên thị trường trong năm qua không ngừng tăng lên sau cuộc khủng hoảng giá năm 2008. Nếu năm 2009 giá bán bình quân chỉ ở khoảng 35,5 triệu đồng/tấn thì sang năm 2010 là 64,135 triệu đồng/tấn tăng hơn 81%. Năm 2010 giá bán bình quân tăng mạnh nên doanh thu tiêu thụ của công ty cũng tăng 52,08% so với năm 2009, hoàn thành chỉ tiêu doanh thu mà tập đoàn giao. Thị trường tiêu thụ Công ty TNHH MTV Chư Sê là một thành viên thuộc tập đoàn CN cao su Việt Nam, giá cao su liên tục biến động. Do vậy để tránh tình trạng khi giá tăng các công ty trong nước bán sản phẩm ồ ạt gây thiếu sản lượng cho năm sau, đầu mỗi năm tập đoàn căn cứ vào tình hình sản xuất những năm trước và bảng kế hoạch công ty đưa ra phê duyệt các chỉ tiêu cho các đơn vị. Theo bảng 4.18, tổng sản lượng tiêu thụ của công ty năm 2010 là 8.503 tấn, giảm 1.619 tấn so với năm 2009, sản phẩm ủy thác xuất khẩu chiếm tỷ trọng thấp. Năm 2010 diện tích khai thác tăng nhưng sản lượng tiêu thụ giảm do giá cao su tăng mạnh, chỉ tiêu doanh thu của công ty do tập đoàn giao được hoàn thành. Sản phẩm của công ty chủ yếu là xuất khẩu trực tiếp. Một số khách hàng lớn của công ty TNHH MTV cao su Chư Sê năm 2010 là Công ty TNHH Quế Phong Quảng Tây (2.640 tấn), Tập đoàn CN cao su Việt Nam (1.540 tấn), khách hàng Ngô Khánh Tiên (1.100 tấn), Công ty TNHH TMDV Toàn An (700 tấn), Công ty liên doanh cao su Triệu Nghiệp (683 tấn). Bảng 4.18.Thị Trường Tiêu Thụ của Công Ty Năm 2009 - 2010 ĐVT: Tấn Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh Số lượng % Số lượng % ± ∆ % Xuất khẩu 5.866 57,95 4.844 56,97 -1.022 -17,42 Trong đó: XK trực tiếp 5.761 56,92 3.739 43,97 -2.022 -35,10 Ủy thác XK 105 1,04 1.106 13,01 1.001 953,33 Nội tiêu 4.256 42,05 3.658 43,02 -598 -14,05 Tổng 10.122 100 8.503 100 -1.619 -15,99 Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán Thị trường nội tiêu gây áp lực rất lớn với công ty vì nhu cầu tiêu thụ cao su trong nước tăng rất ít trong khi đó sản lượng cao su trong nước tăng khá cao từ 15 - 20% tương đương với 26 - 27 nghìn tấn trong một năm. Chính vì vậy mà sự cạnh tranh của công ty để dành thị phần trong nước ngày càng trở nên gay gắt hơn. Mặt khác, nhu cầu tiêu thụ cao su thế giới sẽ tăng trung bình khoảng 3,25% mỗi năm. Để giảm rủi ro thị trường trong nước và mở rộng thị trường ngoài nước, trong tương lai công ty sẽ phải tiếp tục mở rộng thị trường XK ra nước ngoài. 4.4.6.Nghiên cứu và phát triển (R&D) Nghiên cứu và phát triển là hoạt động nâng cao hiệu quả của SXKD của công ty thông qua việc nghiên cứu các quy trình vận hành, các nhu cầu thực tiễn của khách hàng. Nghiên cứu và phát triển là chức năng cơ bản không thể thiếu của mọi DN, các DN cần cải tiến quy trình công nghệ mới, hiện đại để có thể sản xuất ra những SP mới đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ, không những thế đổi mới quy trình kỹ thuật sẽ giúp DN giảm bớt chi phí, đồng thời DN sẽ tạo ra những SP mới, những SP khác biệt điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ. Sản phẩm hiện nay của công ty là cao su SVR 3L, cao su SVR 5 và cao su SVR 10 trong đó sản phẩm SVR 3L gần như bão hòa, công ty cần xúc tiến quá trình nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới, sản phẩm mà thị trường đang cần. Công ty chưa có bộ phận nghiên cứu và phát triển, nhiệm vụ của bộ phận này công ty giao cho phòng Kỹ Thuật Nông Nghiệp và phòng Hành chính Quản trị đảm nhiệm. Việc thành lập phòng marketing riêng cũng có tác dụng hỗ trợ trong việc nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị trường và phát triển SP mới. Trong lĩnh vực trồng mới và chăm sóc công ty đã áp dụng một số biện pháp cạo mủ mới giúp công ty nâng cao sản lượng khai thác, tiến hành trồng một số loại giống mới cho năng suất sản lượng cao hơn những loại giống cũ. 4.4.7.Tổ chức Hiện nay công ty tổ chức quản lý theo quan hệ trực tuyến chức năng. Hội đồng thành viên cũng chính là ban giám đốc được sự giúp đỡ của các phòng ban chức năng trực thuộc công ty để ra quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quyết định. Các nông trường và các xí nghiệp chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc. Hiện tại, công ty có 9 phòng ban, 5 nông trường, 2 xí nghiệp, 1 Trung tâm y tế và 1 trường Mầm non bán công và 1 công ty cổ phần. Lãnh đạo nông trường, xí nghiệp, Trung tâm y tế và trường Mầm non có nhiệm vụ thực hiện và báo cáo kết quả các kế hoạch đề ra hàng tháng, hàng quý và hàng năm nhằm đề xuất những vấn đề gây ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến tình hình tại của đơn vị mình quản lý đồng thời xây dựng những kế hoạch hoạt động theo chủ trương chung của công ty. Cơ cấu tổ chức của công ty có ưu điểm tạo sự thống nhất, tập trung, tuân thủ nguyên tắc của 1 thủ trưởng, chế độ trách nhiệm rõ ràng. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức của công ty còn tồn tại những hạn chế như Ban giám đốc thường xuyên giải quyết những mối quan hệ chức năng với các đơn vị trực tuyến hạn chế tính linh hoạt trong hoạt động SXKD. Hiện nay công ty đang mở rộng diện tích kinh doanh khai thác và mở rộng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, thực hiện trồng mới khoảng 6.000 ha ở Chưprông và Campuchia. Do vậy, cần bổ sung và đào tạo nguồn cán bộ có năng lực phù hợp với tính chất công việc, phù hợp với ngành nghề mà công ty đang mở rộng. 4.4.8.Hệ thống thông tin Đất nước ta ngày càng phát triển, để có thể theo kịp được sự phát triển của nền kinh tế thế giới thì hệ thống thông tin hiện đại cần được đầu tư hoàn thiện. Sự tiến bộ của KHKT và đặc biệt là ngành công nghệ thông tin đòi hỏi các công ty phải biết thích ứng nhanh nhẹn với những biến đổi của bối cảnh kinh tế mà sự cạnh tranh đang diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt nhằm ra quyết định một cách nhanh chóng, đúng đắn để tận dụng cơ hội và có thể nhận biết để tránh rủi ro. Công ty thường xuyên thu thập thông tin từ trong nội bộ và những nguồn thông tin bên ngoài có liên quan và ảnh hưởng đến tình hình SXKD của công ty nhằm đề xuất, đưa ra những kế hoạch sản xuất kinh doanh thích hợp. Để thu thập thông tin, hiện nay toàn công ty có khoảng 50 máy vi tính văn phòng được bố trí từ công ty đến các phòng ban, các cơ sở phòng ban của nông trường, 2 máy fax nhằm đảm bảo các nguồn thông tin, văn bản được chuyển kịp thời. Hiện tại, công ty có 25 máy nối mạng Lan (mạng nội bộ) của phòng ban nhằm lưu thông tin tài liệu chứng từ, phản ánh tình hình SXKD như chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm, lao động… tiết kiệm thời gian và mang lại hiệu quả cao nhất trong SXKD. Phòng ban công ty có 8 máy nối mạng Internet, 1 wifi nhằm thu thập thông tin bên ngoài như thông tin về giá cả, sản phẩm, các đối thủ cạnh tranh trong ngành, tình hình sản xuất, thị trường tiêu thụ và nguồn thông tin chung cho các nhân viên… Phòng ban của nông trường, xí nghiệp trực thuộc đều được trang bị 1 máy tính nối mạng nhằm đảm bảo thông tin từ cơ sở lên cấp trên được lưu thông một cách nhanh chóng 4.5.Phân tích các chỉ số tài chính 4.5.1.Phân tích khả năng thanh toán Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Phân tích khả năng thanh toán nhằm đánh giá hợp lý tình hình quản lý các khoản thu, trả của công ty, từ đó tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong thanh toán, nhằm giúp cho công ty làm chủ tình hình tài chính của mình, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Khả năng thanh toán ngắn hạn: Rc = Bảng 4.19.Khả Năng Thanh Toán Ngắn Hạn của Công Ty Năm 2009 - 2010 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch ± ∆ % Tài sản lưu động 157.520 308.360 150.840 95,76 Nợ ngắn hạn 165.177 326.064 160.887 97,40 Rc 0.95 0.95 0 0 Nguồn: Phòng Kế Toán và TTTH. Rc thể hiện 1 đơn vị nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đơn vị tài sản cố định. Theo bảng 4.19, năm 2009 một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0.95 đồng tài sản cố định, năm 2010 chỉ số này không đổi. Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty tương đối ổn định. 4.5.2.Chỉ tiêu về hiệu suất Bảng 4.20.Chỉ Tiêu Về Hiệu Suất của Công Ty 2 Năm 2009-2010 Khoản mục Năm Chênh lệch 2009 2010 ± ∆ % Hiệu suất sử dụng toàn bộ TS 0,69 0,67 -0,02 2,9 Hiệu suất sử dụng vốn 1,11 1,25 0,14 12,61 Nguồn: Tính Toán Tổng Hợp. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Năm 2010 tỷ số nợ trên vốn chủ sở hửu là 0,67 cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì có 0,67 đồng nợ trong khi đó năm 2009 con số này là 0,69 giảm 0,02 lần. Sự thay đổi này không đáng kể, như vậy công ty đã không linh hoạt trong việc sử dụng vốn chủ sở hửu nhằm tạo ra lợi nhuận cho công ty. Tỷ số tổng tài sản trên vốn: Năm 2010 tỷ số tổng tài sản trên vốn tăng 12,61% cho thấy công ty đã tăng các khoản nợ, điều này giúp công ty có thêm vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. 4.6.Phân tích ma trận SWOT Ma trận SWOT là cơ sở xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn. Việc xây dựng kế hoạch SXKD nhằm: Đáp ứng nhu cầu mong muốn của khách hàng về mẫu mã, chủng loại sản phẩm, số lượng, chất lượng, giá cả, dịch vụ… Dựa vào môi trường năng lực cạnh tranh, các thông tin dữ liệu, công ty xây dựng các chiến lược phù hợp với xu thế phát triển chung nhằm củng cố vị thế và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Khả năng về nguồn lực, nhu cầu về nguồn lực cũng là vấn đề quan trọng tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Qui trình sản xuất, khả năng cung ứng, khả năng tài chính là những chỉ tiêu quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Qua quá trình tìm hiểu và phân tích môi trường bên trong lẫn bên ngoài, những cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu mà công ty đã và đang đối đầu được thể hiện như sau: a) Cơ hội Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới mang lại những ảnh hưởng tích cực và tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc XK các sản phẩm cao su của Việt Nam. Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế khi XK sang nhiều nước và có nhiều cơ hội tốt để thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển. Nhu cầu sử dụng cao su luôn tăng mà dầu mỏ ngày càng cạn kiệt làm cho giá dầu thô, nguyên liệu chính để sản xuất cao su tổng hợp trong vài năm gần đây liên tục tăng khiến cho các nhà sản xuất chuyển sang sử dụng cao su tự nhiên. Xu hướng này làm tăng nhu cầu và giá mủ cao su nguyên liệu trong tương lai. Bên cạnh đó sản xuất cao su tổng hợp gây ô nhiễm môi trường còn trồng cây cao su thiên nhiên lại có thể cải tạo môi trường. Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê là một thành viên thuộc tập đoàn Công Nghiệp cao su Việt Nam, công ty luôn được sự quan tâm theo dõi và chỉ đạo của tập đoàn, sự hổ trợ giúp đở của tỉnh Gia Lai. Những sự kiện kinh tế chính trị quan trọng trong những năm qua đã tạo ra cơ hội cho cả nước nói chung và công ty nói riêng. Cây cao su vừa có giá trị khai thác vừa có chức năng như cây rừng (điều hòa không khí, chống bão lũ, an ninh quốc gia…) do đó có thể mở rộng diện tích trồng trên những vùng lâm nghiệp nghèo. b) Nguy cơ Thời tiết trong những năm gần đây có những biến đối khó lường, ảnh hưởng tới năng suất và diện tích trồng cây cao su của Việt Nam cũng như các quốc gia xuất khẩu cao su lớn khác như Indonesia, Thái Lan… Môi trường kinh doanh ngày càng biến đổi phức tạp về CNTT, KHKT… làm thay đổi tập quán cũng như quan điểm kinh doanh. Yêu cầu của khách hàng ngày càng tăng. Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam còn thiếu sự đa dạng hóa. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính (chiếm 60%) nên rủi ro rất lớn. Chỉ cần có những thay đổi nhỏ về chính sách đối với ngành cao su cũng như sản xuất lốp xe, ôtô của chính phủ Trung Quốc cũng khiến cho giá cao su của Việt Nam biến động theo. Do mức độ hấp dẫn của ngành cao su nên nhiều công ty, quốc gia muốn gia tăng diện tích khai thác dẫn đến nguồn cung tăng, sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ. c) Điểm mạnh Quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày một tăng. Nguồn lao động dồi dào, đội ngũ cán bộ công nhân lâu năm có kinh nghiệm, thị trường truyền thống ổn định giữ được uy tín và có mối quan hệ tốt với khách hàng d) Điểm yếu Chưa chú trọng vào hoạt động Marketing, khả năng tìm kiếm, mở rộng thị trường còn hạn chế. Cây lâu năm gần thanh lý khá nhiều làm giảm sút sản lượng thu hoạch, chưa đa dạng hóa sản phẩm. Nằm trong vùng có nhiều tiểm ẩn bất ổn về chính trị. Ta có ma trận SWOT như sau: SWOT NHỮNG CƠ HỘI (O) 1.Hội nhập nền kinh tế thế giới. 2.Nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên tăng. 3.Tốc độ phát triển ngành khá cao. 4.Công nghệ luôn đổi mới. 5.Sự giúp đỡ của tập đoàn CN cao su Việt Nam. NHỮNG NGUY CƠ (T) 1.Môi trường cạnh tranh khốc liệt. 2.Môi trường KD ngày càng biến đổi phức tạp. 3.Thời tiết có những biến đối khó lường. 4.SP XK phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc CÁC ĐIỂM MẠNH (S) 1.Đội ngủ CBCNV có kinh nghiệm 2.Tạo được uy tín trên thị trường 3.Quy mô sản xuất ngày càng mở rộng 4.Hiệu quả SXKD tăng dần S-O - Đa dạng hoá sản phẩm. - Giảm chi phí sản xuất, cạnh tranh giá cả. - Mở rộng thị trường tiêu thụ. - Đáp ứng các nhu cầu của khách hàng nhằm củng cố thêm uy tín - Tìm hiểu nhu cầu thị trường S-T - Có những hoạt động nhằm duy trì và phát triển đối với khách hàng truyền thống. Mở rộng thị trường tiêu thụ. - Tạo áp lực giảm giá. - Phát huy lợi thế về quy mô, lao động để cạnh tranh CÁC ĐIỂM YẾU (W) 1.Chưa xâm nhập nhiều thị trường nước ngoài 2.Cây cao su gần thanh lý chiếm tỷ lệ cao 3.Chưa đa dạng hoá SP 4.Tình hình chính trị còn nhiều tiềm ẩn W-O - Mở rộng quy mô sản xuất, đưa vào trồng những giống có thời gian KTCB ngắn. - Nâng cấp dây chuyền cũ, áp dụng công nghệ mới. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ W-T - Thành lập phòng Marketing và chú trọng đầu tư phát triển - Tăng cường đầu tư máy móc thiết bị. - Đưa công nhân viên đi đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn. Nguồn: Đánh giá và Phân Tích Tổng Hợp. 4.7.Các biện pháp đề xuất thực hiện 4.7.1.Cơ sở đề xuất Để đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay cũng như trong tương lai của công ty một cách ổn định và lâu dài, công ty phải có những kế hoạch sản xuất kinh doanh một cách rõ ràng, đồng thời phải phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế xã hội. Với những gì thu thập và tìm hiểu tại công ty trong thời gian thực tập vừa qua, luận văn nhận thấy công ty hoạt động khá thuận lợi, đang ở vị trí tốt cho chiến lược phát triển. Tuy nhiên, trong tình hình thực tế thì thực trạng cạnh tranh, điều kiện thời tiết và thị trường xuất khẩu sẽ gây nhiều trở ngại cho công ty. Với tình hình như thế, luận văn xin đưa ra một số giải pháp nhằm tăng khả năng sản xuất, tiêu thụ cũng như khả năng cạnh tranh của công ty của công ty trong những năm tới. Theo những gì đã phân tích tại chương 4 ta thấy: Về nhân sự: số lượng lao động của công ty năm 2010 tăng so với năm 2009, năng suất lao động năm 2010 tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động là người đồng bào chiếm 40,83% điều này ảnh hưởng đến năng suất sản lượng mủ, do đó cần có những lớp kiểm tra, tập huấn nghiệp vụ nhằm nâng cao tay nghề. Về quy mô diện tích: diện tích cao su khai thác năm 2010 là 5.993,94 ha. Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp với xưởng phân vi sinh công suất 12.000 tấn/năm đáp ứng đủ lượng phân vi sinh cho việc chăm sóc, cải tạo đất thâm canh vườn cây Về sản xuất và tiêu thụ: Sản phẩm của công ty hiện nay là SVR 3L, SVR 5, SVR 10 trong đó sản phẩm chủ lực là SVR 3L chiếm khoảng 87% những sản phẩm này đang có xu hướng bão hòa. Trong khi đó xu hướng thị trường hiện nay đang có nhu cầu cao với mủ Latex, các dạng mủ kem. Thị trường nội tiêu gây áp lực rất lớn cho công ty vì nhu cầu tiêu thụ cao su trong nước tăng rất ít trong khi sản lượng cao su trong nước tăng khá cao. Về vấn đề Marketing: Bộ phận marketing thường xuyên thu thập và xử lý thông tin về tình hình thị trường trong và ngoài nước, tìm kiếm thị trường mới để giúp cho Ban lãnh đạo và các bộ phận chức năng có những quyết định kịp thời và đúng đắn. Qua phân tích môi trường bên trong cho thấy công tác Marketing của công ty còn chưa được chú trọng. 4.7.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh a) Mở rộng quy mô sản xuất Hiện nay công ty mở rộng diện tích cao su khoảng 2.500 ha ở huyện Chưprông, địa bàn mới này nằm trong khu vực dân tộc ít người. Vì vậy, công ty nên có những mối quan hệ tốt đẹp với bà con dân tộc bản địa, chính quyền địa phương như công tác kết nghĩa thôn làng đồng thời tham gia tặng quà vào dịp lễ, tết,... nhằm giúp công ty thuận lợi trong việc mở rộng diện tích canh tác trong những năm tới và trong khâu bảo vệ vườn cây. Công ty nên liên kết với viện Nghiên Cứu nông nghiệp, các Trường đại học Nông nghiệp để có những tư vấn về kỹ thuật cũng như được cung cấp về giống và những mô hình kinh doanh phù hợp nhất với quá trình SXKD của công ty hiện nay. Với lợi thế về quy mô diện tích cao su, công ty có thể triển khai dự án nuôi bò nhằm tăng nguồn thu hằng năm. Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp với xưởng phân vi sinh công suất 12.000 tấn/năm, để phát huy khả năng sẵn có của xí nghiệp, công ty cần tiến hành nghiên cứu nhu cầu tại địa phương tiến hành sản xuất nhằm cung cấp phân cho bà con chăm sóc cây công nghiệp như tiêu, cà phê… Hoàn thiện bộ máy tổ chức Tiếp tục thực hiện việc tuyển dụng nhân sự, những người có năng lực trong các lĩnh vực chuyên môn, nhân viên có năng lực, nhân viên kĩ thuật để phục vụ cho việc nghiên cứu và phát triển SP mới hiệu quả, nâng cao năng lực KD các SP của công ty. Tăng cường đào tạo cán bộ, nhân viên giỏi chuyên môn nghiệp vụ, nhất là nhân viên trẻ để phục vụ cho hoạt động SXKD của công ty. Tuyển dụng hoặc đào tạo cán bộ, nhân viên marketing vì công ty còn đang thiếu bộ phận này. Xây dựng chức danh công việc cho từng bộ phận, sắp xếp đúng người đúng việc, trả lương phù hợp, tiếp tục kiểm soát các định mức lao động nhằm bảo đảm tính khoa học hợp lý và công bằng và tiết kiệm được chi phí, giảm giá thành. Thực hiện chế độ thưởng phạt công bằng nhằm khuyến khích và động viên tinh thần làm việc của nhân viên, duy trì kỉ luật của công ty. Phân công đúng người, đúng việc, tạo điều kiện để nhân viên phát huy hết khả năng sáng tạo của mình và tránh sai sót khi làm việc. Tạo mối quan hệ gắn bó giữa nhân viên và công ty, giữa lãnh đạo và nhân viên. Quan tâm đến đời sống của nhân viên và có những biện pháp giúp đỡ kịp thời, tạo điều kiện để nhân viên trong công ty phát biểu những suy nghĩ, đóng góp ý kiến của mình. Có thể tổ chức những cuộc bỏ phiếu kín để nhân viên giải bày những ý kiến của mình về chế độ làm việc, nghỉ ngơi; Các nhu cầu về văn hóa, giải trí; Phong cách, thái độ làm việc của lãnh đạo và nhân viên trong công ty. Thành lập phòng Marketing Căn cứ vào tình hình thực trạng của công ty hiện nay thì việc thành lập phòng Marketing là rất cần thiết, công ty nên thành lập phòng marketing với 2 bộ phận chính : Bộ phận bán hàng và bộ phận chức năng. Hình 4.5.Sơ Đồ Thành Lập Các Bộ Phận của Phòng Marketing Bộ phận chức năng Khâu nghiên cứu thị trường mới Bộ phận bán hàng Trưởng phòng Marketing Khâu lập kế hoạch quảng cáo, cổ động Khâu chào hàng và thiết lập mối quan hệ Khâu bán sản phẩm Bộ phận bán hàng Bộ phận bán hàng Nguồn tin : Phân Tích Tổng Hợp Bộ phận bán hàng : có nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm, tạo mối quan hệ với khách hàng cũng như thiết lập mối quan hệ mới, nhằm giúp công ty có thêm nhiều khách hàng mới hơn nữa, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Bộ phận chức năng : Có nhiệm vụ theo dõi thị trường, thu thập và xử lý thông tin phản hồi từ thị trường, khách hàng, tổ chức và lập kế hoạch quảng cáo. Để bộ phận Marketing có hiệu quả công ty cần quan tâm những yếu tố sau: Công ty cần sắp xếp lại hay chuyển thêm một số nhân viên có năng lực chuyên môn giỏi, năng động đáp ứng được những nhiệm vụ công ty giao phó. Phải có nguồn cung cấp tài chính nhất định cho bộ phận Marketing trong mỗi thời kỳ chiến lược. Sau mỗi thời kỳ chiến lược cần phải kiểm tra đánh giá kết quả thu được. Tăng cường công tác quản lý chất lượng hoạt động chế biến Công tác quản lý chất lượng là công tác cần thiết trong quá trình tạo ra SP của công ty, cần nâng cao quản lý chất lượng SP bởi vì các hàm lượng tạp chất là những tiêu chí khách hàng quan tâm và là tiêu chí cho việc đánh giá chất lượng sản phẩm . Các biện pháp kỹ thuật ngoài vườn cây: ngoài lô thường xuyên củng cố trang bị vật tư, dụng cụ cạo mủ, thường xuyên nhắc nhở và đôn đốc công nhân trong việc vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ, xây dựng trạm giao mủ hoàn chỉnh. Hàng tháng công ty không những mở các buổi kiểm tra kỹ thuật tay nghề của công nhân mà còn kiểm tra vệ sinh vườn cây của công nhân, kiểm tra quy trình chế biến tại nhà máy. Công tác tổ chức tiếp nhận và kiểm tra nguyên liệu mủ tạp đối với từng xe từ nông trường chở về nhà máy, tiếp tục loại bỏ những chất nhiễm bẩn trong dây chuyền chế biến tức là loại bỏ tạp chất sau khi cán thô qua việc kiểm tra bằng tay tại băng tải nhựa, kiểm tra lần cuối trước khi đóng bao bì để phân loại tạm thời bằng mắt. Phân loại và sắp xếp sản phẩm hợp lý trong khu thành phẩm, sản phẩm sau khi chế biến được giữ trong Pallet sắt, khi chất hàng rời không quá 6 lớp nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm không bị đè nén, biến dạng, xuống mẫu.  Từng bước đầu tư máy móc thiết bị kỹ thuật mới nhằm chuyển đổi cơ cấu chủng loại đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm. CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Công ty TNHH MTV cao su Chư Sê là công ty thành viên thuộc tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, là đơn vị có quy mô ngày càng mở rộng. Với sự nổ lực của Ban lãnh đạo công ty và CBCNV hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây luôn đạt hiệu quả cao, doanh thu năm sau tăng so với năm trước. Công ty đã gặt hái được những thành công đáng khích lệ: sản lượng khai thác tăng lên, giữ vững được thị trường truyền thống, hoàn thành nghĩa vụ tài chính, đảm bảo được cuộc sống cho toàn thể công ty. Trong quá trình xây dựng và phát triển của mình, công ty luôn quan tâm xây dựng các mối quan hệ hợp tác tốt đẹp cùng có lợi với các đơn vị kinh tế trong ngành cũng như các ngành khác, tạo nên sự phát triển giữa kinh tế trung ương và kinh tế địa phương và khu vực. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển ngành cao su trong cả nước. Qua quá trình tìm hiểu, thu thập số liệu và phân tích đánh giá môi trường bên ngoài, môi trường bên trong, môi trường cạnh tranh tôi đã đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh cho công ty. Những biện pháp này giúp công ty gia tăng sức cạnh tranh, giữ vững thị phần, mở rộng thị trường. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, công ty cần mở rộng quy mô sản xuất, hoàn thiện bộ máy tổ chức và tăng cường công tác quản lý chất lượng hoạt động chế biến. 5.2 Kiến nghị 5.2.1.Đối với tập đoàn công nghiệp cao su Tập đoàn công nghiệp cao su cần hỗ trợ công ty trong vấn đề áp dụng dây chuyền sản xuất mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm. Đồng thời hỗ trợ các thông tin về thị trường như giá cao su trên thị trường, nguyên liệu đầu vào… Tập đoàn cần tạo điều kiện để công ty được mở rộng kinh doanh vào các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ, tham gia góp vốn vào các dự án có hiệu quả kinh tế cao. 5.2.2.Đối với chính quyền địa phương Hiện nay công ty sử dụng khoảng 40,8% lao động là người đồng bào thiểu số địa phương do đó công ty gặp khó khăn trong công tác quản lý lao động: dân trí, tập tục... Do vậy, đề nghị chính quyền địa phương tạo điều kiện ưu đãi về thuế sử dụng đất hoặc giảm một phần nghĩa vụ ngân sách nhà nước để công ty có thể cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề khác trên địa bàn. Đề nghị Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Gia Lai tiếp tục hỗ trợ công ty thuê đất nhằm mở rộng diện tích SXKD đồng thời chuyển đổi từ rừng nghèo sang trồng rừng kinh tế tạo công ăn việc làm cho bà con vùng đồng bào thiểu số, góp phần xóa đói giảm nghèo. Chính quyền địa phương hỗ trợ trong công tác bảo vệ vườn cây, chống mất cắp mủ. 5.2.3.Đối với Công ty Trong thời gian tới, môi trường cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt vì vậy công ty TNHH MTV cao su Chư Sê phải phát huy hết sức mạnh nội lực, khắc phục hạn chế, nhằm ứng phó với những biến động từ bên ngoài tác động. Muốn vậy, công ty phải không ngừng cải tiến bộ máy tổ chức, xây dựng các kế hoạch SXKD và đề xuất các biện pháp thực hiện kế hoạch một cách linh hoạt, có những chính sách hợp lý và linh hoạt về giá cả, sản phẩm, phân phối, chiêu thị cổ động nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thương trường. Bên cạnh việc tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị, công ty phải chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và chăm lo đời sống của cán bộ công nhân viên, xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Dương Quốc Hiền, 2008. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần đường Biên Hòa. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Quản trị kinh doanh, Đại học Nông Lâm, TP.Hồ Chí Minh. Nguyễn Vinh Sơn, 2006. Nghiên cứu định hướng chiến lược kinh doanh tại công ty cao su Chư Sê tỉnh Gia Lai. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế Nông lâm, Đại học Nông Lâm, TP.Hồ Chí Minh. Đề án chuyển đổi, Công ty cao su Chư Sê, 2010. Báo cáo hoạt động tài chính, công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê, 2009 - 2010 Internet

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVTN_cao_su_Chu_se_2009_2010_03082011.doc
Tài liệu liên quan