Bố trí phân tán: áp dụng cho các XNCN có quy mô lớn. Việc bố trí các khu nghỉ của công nhân được phân tán thành nhiều khu trong khắp XNCN, thường được bố trí xung quanh XNCN hoặc trước khu hành chính hoặc kề các đường đi bộ. Giải pháp này thường chỉ áp dụng cho XNCN trong quá trình sản xuất ít phát sinh độc hại. Nó thuận lợi vì cho phép bố trí sinh động các khu cây xanh vào trong XNCN nhiều hơn. Tạo tiện nghi vi khí hậu hơn nhiều trong các khu nghỉ, đưa thiên nhiên áp sát khu sản xuất.
Bố trí hỗn hợp: áp dụng linh hoạt cho nhiều dạng XNCN, có thể bố trí khu nghỉ tĩnh tại các nơi tập trung nhiều công nhân ra vào như khu vực cửa ra vào phân xưởng, dọc theo các xưởng và khu nghỉ động tại phía trước khu vực hành chính. Giải pháp này tạo cho việc bố trí mặt bằng XNCN phong phú và linh động hơn các giải pháp trước. Việc bố trí các khu nghỉ như thế này cũng làm linh động việc giảm ô nhiễm vì nó tận dụng tối đa những không gian tốt nhất làm không gian nghỉ cho công nhân lao động. Khả năng chông ô nhiễm của các giải pháp bố trí các khu nghỉ còn dựa vào việc bố trí các tượng đài, các vòi phun. Những công trình này góp phần không nhỏ vào việc tạo điều kiện vi khí hậu tôt cho khu nghỉ, ngoài ra nó còn là một yếu tố bố cục quan trọng của khu nghỉ. Việc chọn lựa các loại cây xanh (yếu tố quan trọng trong việc tạo ra tiện nghi vi khí hậu cũng như hạn chế ô nhiễm trong XNCN ) góp phần không nhỏ vào việc hạn chế tối đa ô nhiễm của các XNCN. Không phải loại cây xanh nào cũng góp phần hạn chế ô nhiễm, chúng cần được chọn lựa cho từng khu vực, từng loại cây xanh khác nhau. Một yếu tố không thể không nói đến trong các giải pháp tổ chức không gian cảnh quan XNCN là việc lựa chọn các thiết bị trong XNCN, việc này căn cứ vào đặc điểm lao động của công nhân trong từng XNCN khác nhau, nó cũng góp phần trong việc hạn chế khả năng ô nhiễm của XNCN.
10 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1056 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích khả năng hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường thông qua các giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan (KTCQ) - Xí nghiệp công nghiệp (XNCN) (cho ví dụ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề: Phân tích khả năng hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường thông qua các giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan (KTCQ)- xí nghiệp công nghiệp(XNCN) ( cho ví dụ ).
$ $
$
Khi bắt đầu thiết kế kiến trúc công nghiệp, một công việc không thể không được quan tâm là thiết kế kiến trúc cảnh quan cho XNCN. Thiết kế KTCQ cho XNCN không chỉ đơn thuần là tạo cho khu công nghiệp một cái nhìn phong phú hơn, làm cho các công trình kiến trúc đỡ khô cứng hơn mà nó còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng nữa, đó chính là hạn chế khả năng ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Tổ chức KTCQ không chỉ khi làm kiến trúc công nghiệp chúng ta mới quan tâm, trong tất cả các lĩnh vực thiết kế kiến trúc KTCQ luôn là một yếu tố không thể thiếu. Người kiến trúc sư thiết kế KTCQ phải làm sao cho các công trình mình thiết kế có cảnh quan hợp lý và quan trọng là nó phải đóng vai trò hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường thông qua các giải pháp cụ thể.
Việt Nam là một nước đang phát triển, các khu công nghiệp được đầu tư thiết kế ngày càng nhiều, do đó khả năng hạn chế ô nhiễm và bảo vệ môi trường thông qua các giải pháp tổ chức KTCQ được đặt lên hàng đầu, đảm bảo cho XNCN không chỉ là những công trình kiến trúc đẹp mà còn giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm trong không gian xung quanh.
Có thể nói KTCQ là một bộ phận quan trọng của thiết kế tổng mặt bằng XNCN làm nhiệm vụ hỗ trợ và hoàn chỉnh hơn nữa chất lượng thẩm mỹ và tiện nghi lao động, nghỉ ngơi cho người lao động của XNCN. Vai trò thẩm mỹ của các khu vực cảnh quan cần tương ứng với các khu vực chức năng trong xí nghiệp công nghiệp, gắn bó với nhau, với cảnh quan bên ngoài, trong một bố cục chung thống nhất. Việc nghiên cứu các giải pháp thiết kế định hướng KTCQ các XNCN làm cơ sở chắc chắn cho việc thiết kế tốt KTCQ. Khi nghiên cứu xong chúng ta có thể biết được nên thiết kế như thế nào cho các khu vực khác nhau trong XNCN. Hầu hết các XNCN trong nước và thậm chí cả những khu công nghiệp ở nước ngoài hiện nay, khả năng ô nhiễm môi trường là rất nhiều. Vậy cần thiết kế làm sao để các khu công nghiệp hạn chế được tối đa ô nhiễm cho môi trường xung quanh.
Kiến trúc cảnh quan trong XNCN được hình thành bởi hai yếu tố: 1) hệ thống không gian mở (open space – thường được giới hạn bởi các công trình) và 2) hệ thống các yếu tố cảnh quan tự nhiên (cây xanh, mặt nước) và cảnh quan nhân tạo ( các kiến trúc nhỏ, tượng đài, quảng cáo, chiếu sáng) được tổ chức theo các quy luật thẩm mỹ trong các không gian mở. Để tổ chức KTCQ trong XNCN trước tiên phải xác định được trục tổ hợp của XNCN. Trong XNCN thường lấy các không gian mở làm trục tổ hợp. Trong lãnh thổ XNCN, trục quy hoạch chính thường là đường giao thông có luồng người lớn nhất, quan trọng nhất, nối giữa giao thông bên ngoài và giao thông bên trong XNCN. Xung quang trục quy hoạch chính là các trục phụ, kết hợp với trục giao thông chính trong XNCN phân chia thành các không gian phù hợp với dây chuyền sản xuất. Dọc theo trục chính nên bố trí các công trình có yêu cầu thẩm mỹ cao, liên kết với không gian bên ngoài. Không gian quanh đó gọi là không gian trước XNCN. Tiếp theo là hệ thống giao thông liên xưởng, các công trình tập trung tại đó có yêu cầu thẩm mỹ kém hơn, nên cảnh quan nơi đây chủ yếu tập trung tổ chức không gian an toàn lao động, hạn chế ô nhiễm, tạo ra cảnh quan kỹ thuật hài hoà với cảnh quan thiên nhiên và con người.
Việc đầu tiên cần nói đến ở đây là cây xanh là yếu tố không thể thiếu trong việc tổ chức kiến trúc cảnh quan. Nó không chỉ tạo ra cảnh quan thiên nhiên đẹp đẽ mà còn là yếu tố quan trọng trong việc tổ chức KTCQ giúp hạn chế ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Chúng ta cần xét đến các khu vực cảnh quan trong XNCN. Trước tiên là cảnh quan khu trước XNCN. Đây là khu vực quan trọng trong XNCN, việc đầu tiên cần tổ chức tại đây là các công trình có yếu tố liên quan với cảnh quan bên ngoài khu công nghiệp. Các giải pháp tổ chức cảnh quan ở khu vực này thường được mở ra bên ngoài, tạo sự liên kết cảnh quan XNCN với cảnh quan chung. Trong tất cả các giải pháp tổ chức không gian cảnh quan cho khu vực trước XNCN, với các loại hình XNCN khác nhau đều phải làm sao cho không gian khu vực này được thông thoáng và mở ra bên ngoài. Ngoài các công trình có yêu cầu thẩm mỹ cao, việc bố trí các cụm cây cảnh cũng làm tăng khả năng thoáng đãng cho khu này. Các cây xanh được bố trí thành từng dải có khả năng hạn chế ô nhiễm cao cho khu này. hệ thống cây xanh không chỉ được tổ chức tại các trục đường chính, khi tổ chức trồng cây xanh tại nơi liên kết với khu vực sản xuất hoặc với những nơi có khả năng ô nhiễm cao cũng là một biện pháp tốt.
Với không gian kề cận XNCN, đây là một khu vực không gian rất quan trọng. Khu vực kề cận thường là các giải cách ly XNCN với khu vực dân cư đô thị. Tuỳ theo các đặc điểm sản xuất, loại sản xuất mà chiều rộng của dải cách ly cũng khác nhau. Việc quy định kích thước là một điều kiện quan trọng trong việc tạo yếu tố cảnh quan cũng như hạn chế ô nhiễm môi trường. Một lần nữa cần nói rằng cảnh quan góp một phần quan trọng vào việc hạn chế ô nhiễm. Hầu hết các yếu tố cảnh quan một phần nó có chức năng hạn chế ô nhiễm cao. Không chỉ cây xanh mà các yếu tố khác cũng có chức năng tương tự, các quảng trường, không gian mở thậm chí việc tạo một con đường trong XNCN cũng là việc hạn chế ô nhiễm môi trường.
Nếu không gian trống trong khu vực không lớn, các công trình của khu trước XNCN cần phải tạo một khoảng trống cách ly từ hàng rào XNCN tới mép ngoài của đường giao thông ngoài XNCN ít nhất 3m để tổ chức cây xanh theo hàng đơn như của đô thị, song khoảng cách giữa các tán nên thưa để không che chắn và hạn chế tầm nhìn. Dưới chân gốc cây nên trồng cỏ. Phần bề mặt còn lạitại các vị trí gần cổng và quảng trường trước nhà máy, chỉ nên tổ chức các loại cây cảnh, cây hoa có kích thước nhỏ, hình dáng đẹp, không che chắn tầm nhìn để nhấn mạnh trục tổ hợp của xí nghiệp và đảm bảo an toàn giao thông. Tại khu vực không gian này, việc tổ chức cây xanh rất quan trọng vì, hầu hết các khu công nghiệp đều có yếu tố gây ô nhiễm môi trường, kể cả các khu công nghiệp ít độc hại được nằm trong thành phố. Ngoài ra đường trong khu công nghiệp cũng là một yếu tố giúp cho việc hạn chế ô nhiễm môi trường của khu công nghiệp đến các khu vực xung quanh. Không những các yếu tố trên hạn chế ô nhiễm cho khu vực dân cư xung quan khu công nghiệp, nó còn làm cho không gian ngay tại khu công nghiệp bớt ô nhiễm hơn.
Khu vực vườn hoa, khu nghỉ ngắn trước XNCN là không gian thoáng thường bố trí tại khu vực giữa hoặc hai bên của trục quy hoạch chính XNCN, có chức năng tôn tạo, liên kết quần thể công trình và kết hợp nghỉ ngơi của công nhân trong các thời điểm trước và sau giờ làm việc. Để đáp ứng yêu cầu trên, cây xanh khu trước XNCN nên thoáng, không che khuất công trình. Phía trước các công trình trọng yếu nên tổ chức các thảm cỏ, cây cảnh, cây độc lập và hoa mang tính bố cụa cao, nhấn mạnh công trìnhđây là không gian nghỉ ngơi của công nhân sau giờ làm việc. Khi bố trí không gian thoáng, có yếu tố cây xanh và các kiến trúc nhỏ làm dịu đi nét khô cứng của công trình công nghiệp. Mặt khác không gian thoáng kết hợp cây xanh làm cho không khí trở nên thoáng và hạn chế tối đa sự ô nhiễm của nhà máy.
Một không gian quan trọng cần được tổ chức kiến trúc cảnh quan tốt để đảm bảo hạn chế ô nhiễm chính là không gian sản xuất bên trong XNCN. Không gian này bao gồm các khu vực không gian giao thông luồng hàng, luồng người: không gian kề cận công trình (vỉa hè, sân bãi quanh chu vi công trình); các khu nghỉ tích cực và khu nghỉ yên tĩnh ngoài trời. Cảnh quan khu vực giao thông: trên quan điểm cảnh quan, không gian giao thông không chỉ có chức năng liên lạc, mà còn là kênh thông gió và kênh thị giác, liên kết các không gian khác nhau, phân chia khu đất XNCN thành những không gian phù hợp với chức năng, thẩm mỹ đề ra, đồng thời dẫn gió đến các khu vực trong XNCN. Nguyên tắc chủ yếu cho việc tổ chức cảnh quan giao thông là: phù hợp yêu cầu chức năng, an toàn, đáp ứng điều kiện thụ cảm cảnh quan, tạo tiện nghi vi khí hậu. Không gian giao thông gồm có giao thông cơ giới và giao thông đi bộ.
Giao thông cơ giới chính là giao thông luồng hàng, tại không gian giao thông này, mật độ người đi lại thấp (là giao thông dành riêng cho việc vận chuyển hàng), là nơi liên hệ trực tiếp với các khu vực sản xuất hoặc kho tàng, tiếp xúc với giao thông bên ngoài, cùng với mật độ người đi lại ít là việc thường xuyên qua lại của các loại xe vận chuyển hàng hoá, do đó việc ô nhiễm cao hơn tại các nơi khác. Các giải pháp bố trí cảnh quan XNCN tại không gian này cần chú ý đến việc hạn chế ô nhiễm, hạn chế sự lan truyền bụi và các khí độc hại khác. Việc bố trí cây xanh tại vị trí này là một điều thiết yếu. Cây xanh bóng mát nên bố trí theo tuyến và không hạn chế tầm nhìn tại các đoạn chuyển hướng của tuyến. Việc tổ chức cây xanh không chỉ hạn chế bức xạ, chống nóng, mà còn hạn chế sự lan truyền các ô nhiễm bụi và ồn do giao thông gây nên. Rõ ràng giải pháp thiết kế cảnh quan cho khu vực này gắn chặt với việc tạo cây xanh hạn chế ô nhiễm, lan truyền tiếng ồn do giao thông cơ giới gây nên. Việc bố trí cây xanh theo tuyến có khả năng hạn chế bụi bặm ô nhiễm rất cao, các cây bố trí dọc theo tuyến đường tăng khả năng hạn chế bụi và ô nhiễm do giao thông. Cây xanh bóng mát trồng cùng với cây bụi ở mọi hướng tạo nên bức màn xanh, cản trở lan truyền ô nhiễm, việc tổ chức đường giao thông hoàn thiện hư hỏng sẽ tạo điều kiện tốt hơn hạn chế không chỉ tai nạn, nó còn giúp phần hạn chế ô nhiễm.
Giao thông đi bộ thường là các khu vực giao thông gần các công trình sản xuất, các khu vực hành chínhnơi tập trung đông công nhân lao động. Việc tổ chức cảnh quan tại khu vực này cần được chú ý cao. đây là khu vực yêu cầu thẩm mỹ cao cũng như yêu cầu về vệ sinh và không gian thoáng tốt. Ngoài những yêu cầu cho khu vực giao thông, việc tổ chức không gian cây xanh cần chú ý những điều sau: các cây xanh nên bố trí để liên kết các công trình, hệ thống cây xanh không chỉ tham gia tạo bóng mát, giảm bức xạ, chống ô nhiễm, mà còn tạo nên thẩm mỹ cho khu vực này. Là khu vực có đông người qua lại, các giải pháp tổ chức không gian cảnh quan của không gian giao thông đi bộ đều ưu tiên sao cho có điều kiện tốt nhất cho con người ở nơi đây. Tuyến cây xanh nên bố trí song song với hướng gió chủ đạo, chỉ bố trí vuông góc với hướng gió chủ đạo trong trường hợp cần giảm tốc độ gió, chống gió lạnh và làm màn chắn âm, chắn bụi. Giải pháp này cải thiện đáng kể điều kiện vi khí hậu cho không gian đi bộ trong xí nghiệp công nghiệp, việc bố trí tuyến cây xanh song song với hướng gió chủ đạo tăng khả năng thị giác và là luồng dẫn hướng gió mát vào khu vực tập trung đông người. Với giải pháp trên chúng ta phần nào giải quyết được khả năng thông thoáng gió cho nhà công nghiệp. Và tất nhiên khi có gió lạnh cần giảm tốc độ gió, làm màn chắn âm chắn bụi thì việc trồng tuyến cây xanh vuông góc với hướng gió chủ đạo là điều cần thiết, lúc này việc trồng tuyến cây xanh song song với hướng gió chủ đạo là điều tránh không nên sử dụng trong các giải pháp tổ chức cảnh quan. Nếu bụi bẩn theo hướng gió lan truyền đến không gian đi bộ thì việc bố trí tuyến cây xanh vuông góc sẽ hạn chế tối đa việc lan truyền ô nhiễm. Ngoài ra việc bố trí các loại cây xanh khác nhau sẽ tạo ra một số ưu điểm nhất định. Cây xanh cho bóng mát (thân cao) bố trí dọc theo tuyến, có khả năng liên kết các công trình và không gian các khu vực khác nhau. Các cây xanh trang trí (có hình dáng đặc biệt), bố trí tại các điểm đặc biệc của tuyến (điểm gãy của tuyến, giữa tuyến, khu vực mở rộng, đoạn cuối của tuyến)
Không gian kề cận công trình, các công trình nhà sản xuất nên nhấn mạnh bố cục lối ra vào nhà sản xuất. Sử dụng màu sắc để nhấn mạnh nhịp điệu các yếu tố bố cục công trình. Nhấn mạnh chân công trình bằng các thảm cỏ dưới chân công trình ( cách một khoảng 0,9 – 1,5m), làm nền cho công trình. Khu vực thảm cỏ dưới chân công trình nên tổ chức trồng các loại cây trang trí có chiều cao thấp, không ảnh hưởng tới thông gió của xưởngnếu chiều rộng dải <= 3m, chỉ nên bố trí các loại cây trang trí thấpkhông gian kề cận công trình bao gồm không gian vỉa hè, sân bãi dọc nhà. Đối với nước ta là nước có khí hậu nóng ẩm, không gian này được tổ chức trên cơ sở hạn chế bức xạ, việc tổ chức không gian đi lại cùng với sân bãi để xe kết hợp với cây xanh, thảm cỏ trong giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ở trên có thể hạn chế bức xạ, lan truyền bụi và nâng cao chất lượng thẩm mỹ. Mặt khác việc bố trí các khu vực cây xanh thấp, trồng cỏ không những tạo không gian thoáng, nó còn không cản trở thông gió, chiếu sáng. Các giải pháp tổ chức cảnh quan ở đây phụ thuộc yếu tố chiều rộng của dải không gian và hướng nhà. Hướng nhà sản xuất ảnh hưởng đến việc thiết kế kiến trúc cảnh quan cho khu này. Hoàn toàn nên bố trí linh động sao cho khả năng hạn chê ô nhiễm là cao nhất. Đối với các hướng bị nắng (đông, tây) cần bố trí thêm các loại cây dây leo theo dàn để che nắng biện pháp này hạn chế tối đa ảnh hưởng của môi trường đến không gian, các loại cây dây leo sẽ che chắn bức xạ mặt trời, làm mát môi trường xung quanh. Ta có thể thấy được sự linh động trong việc bố trí cây xanh, việc tổ chức kiến trúc cảnh quan nên dựa vào chiều hướng các công trình và yếu tố kỹ thuật của khu vực cần tổ chức.
Khu vực sân bãi lộ thiên thường nằm sâu bên trong của không gian sản xuất, gần giao thông cơ giới, có hình thức rất đa dạng, đôi khi xa lạ với cảm nhận thẩm mỹ của con người. Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức cảnh quan khu vực này là tạo các điều kiện tiện nghi vi khí hậu và hạn chế tối đa những ảnh hưởng thiếu thẩm mỹ của chúng. Bãi đỗ xa cần an toàn và hạn chế ô nhiễm, các công trình gần khu vực bãi lộ thiên cần được cách ly bằng màn chắn (tường, cây xanh) để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực. Tổ chức hàng rào cây xanh bằng cây bụi có chiều cao từ 0,5-1m, kết hợp cây cao bóng mát, chủ yếu nhằm mục đích ngăn các bụi nặng, cách ly khu vực chức năng, nhưng không phá vỡ sự đồng nhất của không gian cũng như thông gió lãnh thổ XNCN. Biện pháp tổ chức màn chắn cho các công trình gần bãi lộ thiên giúp cho chúng có thể hạn chế sự lan truyền ô nhiễm từ khu vực này. Khu vực sân bãi lộ thiên luôn tiếp xúc với giao thông cơ giới, bụi và ô nhiễm gần như rất nhiều, cần tổ chức cây xanh tốt để tránh ô nhiễm đến khu vực xung quanh, nhưng cần phải làm sao để không che chắn sự thông thoáng gió cho các khu vực này. Đây là khu vực có nhiều bụi nặng trong giải pháp cảnh quan trên việc tổ chức các cây bụi có chiều cao từ 0,5-1m kết hợp với cây cao bóng mát giải quyết được cùng lúc hai yêu cầu không cản trở thông gió và hạn chế bụi nặng.
Các khu vực sân có ảnh hưởng của độc hại, giải pháp tổ chức cảnh quan không thể trồng các loại cây bình thường, cũng không thể trồng cỏ trong đó được. Giải pháp lúc này là tổ chức mặt lát có khả năng hấp thụ bức xạ cao, tạo dòng đối lưu đưa hơi độc hại phân tán lên cao, khỏi tầm ảnh hưởng của con người. Việc tổ chức cây xanh, cây cỏ tại khu vực này là không cần thiết. Mà cần thiết hơn là tổ chức mặt lát giống biện pháp trên.
Ngoài các không gian trên, không gian nghỉ cho công nhân là nơi quan trọng cần được thiết kế, các giải pháp tổ chức không gian phải được chú ý không chỉ tạo ra tiện nghi vi khí hậu mà còn chống ô nhiễm cho công nhân trong giờ nghỉ. Việc bố trí không gian nghỉ của công nhân dựa vào tính chất lao động của từng khu công nghiệp. Các giải pháp được đưa ra là :
Bố trí tập trung: áp dụng cho các XNCN có quy mô diện tích và số lượng các công trình không lớn, trên cùng một khu vực có thể bố trí nhiều khu nghỉ khác nhau, được bố trí một cách tổng hợp tạo thành một khu nghỉ tổng hợp. Giải pháp này được áp dụng với các XNCN có quy mô không lớn và trong quá trình sản xuất phát sinh nhiều độc hại. Bố trí khu nghỉ trước hướng gió hoặc trước các công trình hành chính sinh hoạt của công nhân ( là những nơi ít chịu độc hại của quá trình sản xuất). Trong trường hợp XNCN lớn có thể tổ chức một số khu nghỉ chung như vậy, việc tổ chức này cải thiện đáng kể tiện nghi vi khí hậu và giảm ảnh hưởng của ô nhiễm. Việc bố trí tập trung các khu nghỉ thường áp dụng cho các XNCN có quy mô nhỏ.
Bố trí phân tán: áp dụng cho các XNCN có quy mô lớn. Việc bố trí các khu nghỉ của công nhân được phân tán thành nhiều khu trong khắp XNCN, thường được bố trí xung quanh XNCN hoặc trước khu hành chính hoặc kề các đường đi bộ. Giải pháp này thường chỉ áp dụng cho XNCN trong quá trình sản xuất ít phát sinh độc hại. Nó thuận lợi vì cho phép bố trí sinh động các khu cây xanh vào trong XNCN nhiều hơn. Tạo tiện nghi vi khí hậu hơn nhiều trong các khu nghỉ, đưa thiên nhiên áp sát khu sản xuất.
Bố trí hỗn hợp: áp dụng linh hoạt cho nhiều dạng XNCN, có thể bố trí khu nghỉ tĩnh tại các nơi tập trung nhiều công nhân ra vào như khu vực cửa ra vào phân xưởng, dọc theo các xưởngvà khu nghỉ động tại phía trước khu vực hành chính. Giải pháp này tạo cho việc bố trí mặt bằng XNCN phong phú và linh động hơn các giải pháp trước. Việc bố trí các khu nghỉ như thế này cũng làm linh động việc giảm ô nhiễm vì nó tận dụng tối đa những không gian tốt nhất làm không gian nghỉ cho công nhân lao động. Khả năng chông ô nhiễm của các giải pháp bố trí các khu nghỉ còn dựa vào việc bố trí các tượng đài, các vòi phun. Những công trình này góp phần không nhỏ vào việc tạo điều kiện vi khí hậu tôt cho khu nghỉ, ngoài ra nó còn là một yếu tố bố cục quan trọng của khu nghỉ. Việc chọn lựa các loại cây xanh (yếu tố quan trọng trong việc tạo ra tiện nghi vi khí hậu cũng như hạn chế ô nhiễm trong XNCN ) góp phần không nhỏ vào việc hạn chế tối đa ô nhiễm của các XNCN. Không phải loại cây xanh nào cũng góp phần hạn chế ô nhiễm, chúng cần được chọn lựa cho từng khu vực, từng loại cây xanh khác nhau. Một yếu tố không thể không nói đến trong các giải pháp tổ chức không gian cảnh quan XNCN là việc lựa chọn các thiết bị trong XNCN, việc này căn cứ vào đặc điểm lao động của công nhân trong từng XNCN khác nhau, nó cũng góp phần trong việc hạn chế khả năng ô nhiễm của XNCN.
Tổ chức cây xanh trong khu nghỉ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo tiện nghi vi khí hậu, hạn chế ô nhiễm và nâng cao chất lượng thẩm mỹ của khu vực nghỉ cũng như cảnh quan kiến trúc chung. Tổ chức cây xanh, có thể bố trí theo kiểu tạo thành các không gian đóng, nửa đóng, và mở. Việc lựa chọn kiểu hình thái không gian nghỉ nào phụ thuộc vào các điều kiện vi khí hậu khu vực và đặc điểm công nghệ sản xuất.
Việc tổ chức không gian cảnh quan kiến trúc XNCN là một trong những việc làm không thể thiếu trong quá trình thiết kế XNCN. Và các giải pháp tổ chức KTCQ trong XNCN là một trong những điều kiện bắt buộc cần phải có để giảm thiểu khả năng lan truyền ô nhiễm của các chất thải từ nhà máy ra môi trường xung quanh cũng như hạn chế khả năng lan truyền ô nhiễm và bảo vệ môi trường trong XNCN. Nó còn góp phần cải thiện điều kiện vi khí hậu trong XNCN, tạo ra điều kiện lao động trong lành cho các công nhân trong một XNCN.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0252.doc