The intensive farming fertilizer plays the most important role in increasing the rice productivity.
The analysis investition shows that organic - phosphate and nitrogenuos fertilizer influence significantly to rice productivity in two regions of Tien phuoc district.
The investition of fertilizer here is still low. When the quantity of three types of fertilizer to soil are increased, the rice productivity will be high. The level of fertilizer investition in each region is different, the productivity in the highland is lower than that in the middle land. The reasons are low investition, soil property and cultivated technique of the farmer.
The analysis of results of investigation and the reality confirm that investition of fertilizer and intensive farming increase the crops productivity in the Tien Phuoc district.
Therefore, the investition must be implemented in production. The farmers have to know: how good to use the fertilizer, expecially organic fertilizer produced by themselves
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích những ảnh hưởng kinh tế của các loại phân: đạm, lân và phân chuồng đến năng suất lúa trên hai vùng: vùng trung bình và vùng cao ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 13, 2002
PHÂN TÍCH NHỮNG ẢNH HƯỞNG KINH TẾ
CỦA CÁC LOẠI PHÂN: ĐẠM, LÂN VÀ PHÂN CHUỒNG
ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA TRÊN HAI VÙNG: VÙNG TRUNG BÌNH
VÀ VÙNG CAO Ở HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM
Trịnh Văn Sơn
Khoa Kinh tế, Đại học Huế
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Con đường chủ yếu để nâng cao sản lượng lương thực, có thể được thực hiện trên hai phương cách: mở rộng diện tích gieo trồng (khai hoang, tăng vụ) và đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, trong tương lai việc mở rộng diện tích là một điều khó, do diện tích bị giới hạn bởi không gian của nó. Do đo,ï biện pháp chủ yếu phụ thuộc vào vấn đề đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng. Một trong những giải pháp chủ yếu, có tính chất then chốt để đầu tư thâm canh là vấn đề sử dụng phân bón. Phân bón trở thành vị trí rất quan trọng và không thể thiếu được trong sản xuất nông nghiệp.
Tiên phước là một huyện của tỉnh Quảng nam, Huyện có một địa hình khá phức tạp về điều kiện tự nhiên, kinh tế và trình độ thâm canh khác nhau giữa các vùng sinh thái trong Huyện. Trong điều kiện hiện nay, thực hiện cơ chế khoán đến từng hộ gia đình, việc đầu tư thâm canh được tiến hành trên cơ sở mỗi hộ gia đình xã viên trong Huyện. Do đo,ï để nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất, mỗi hộ gia đình đều phải đầu tư cho sản xuất nhất là phân bón theo điều kiện và khả năng của mỗi hộ trên diện tích được giao khoán.
Vì vậy, việc phân tích ảnh hưởng của phân bón theo hướng nghiên cứu: “ Đánh giá những ảnh hưởng kinh tế của các loại phân: đạm, lân và phân chuồng đến năng suất lúa trên hai vùng: vùng trung bình và vùng cao ở huyện Tiên phước, tỉnh Quảng nam“ là một vấn đề hết sức cần thiết.
Mục đích và nội dung nghiên cứu là đánh giá và phân tích ảnh hưởng của một số loại phân bón đến năng suất lúa ở huyện Tiên Phước - Quảng nam, trên hai tiểu vùng khác nhau của Huyện . Trên cơ sở đó để có giải pháp và đề nghị trong quản lý và chỉ đạo sản xuất.
Để nghiên cứu theo mục đích và nội dung của đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra chọn mẫu; các phương pháp trong phân tích kinh tế.
- Đặc biệt sử dụng phương pháp toán như: phương pháp tương quan hồi quy
Vì thời gian và kinh phí hạn hẹp nên đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn trong phạm vi số liệu điều tra về sử dụng phân bón của 150 hộ sản xuất nông nghiệp trên toàn Huyện. Phương pháp chọn mẫu điều tra ở đây được thực hiện thông qua lựa chonü ngẫu nhiên của 80 hộ thuộc các xã vùng trung bình và 70 hộ vùng cao - dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình được lựa chọn.
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Toàn huyện Tiên phước bao gồm 15 xã, được chia làm 2 vùng: Vùng trung bình (vùng 1) và vùng cao (vùng 2). Vùng 1 với diện tích chiếm 89,95 %, có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai có độ phì nhiêu khá tốt, ít bị nhiễm phèn và có hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh.
Vùng 2 (vùng cao) với diện tích chiếm 10,05 %, có địa hình khá phức tạp, đất bị nhiễm chua phèn, đất có độ phì nhiêu thấp. Tiểu vùng này phần lớn gồm các xã vùng gò đồi, không chủ động trong việc tưới tiêu.
1. Tình hình sản xuất lúa của huyện Tiên Phước.
Kết qủa sản xuất về diện tích gieo trồng, năng suất thu hoạch và sản lượng lúa của Huyện qua 3 năm được phản ánh qua bảng 1.
Bảng 1: Tình hình sản xuất lúa của huyên Tiên Phước
Vụ sản xuất
Diện tích gieo trồng (ha)
Năng suất (tạ/ ha)
Sản lượng thu hoạch (tạ)
1998
1999
2000
1998
1999
2000
1998
1999
2000
Đông xuân
3.427
3.473
3.502
31,73
31,98
32,34
10.873
11.106
11.325
Hè thu
3.044
3.116,5
3.112,2
32,05
32,35
32,78
9.756
10.080
10.262
Tổng
6.471
6.589,5
6.624,2
31,87
32,15
32,58
20.629
21.186
21.587
Từ số liệu bảng, đã chỉ ra rằng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Huyện đã tăng lên qua các năm. Kết quả đó cũng đã phần nào cho thấy Huyện đã có nhiều cố gắng trong chỉ đạo sản xuất, khai hoang, đầu tư thâm canh để nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2. Ảnh hưởng kinh tế của việc đầu tư phân bón đến năng suất lúa
2.1 Ảnh hưởng kinh tế của 3 loại phân bón đến năng suất lúa
Trên cơ sở số liệu điều tra và qua kết quả tính toán cho chúng ta thấy tổng hợp mức ảnh hưởng của 3 loại phân bón đến năng suất lúa của Huyện như sau:
Bảng 2: Mức đầu tư các loại phân bón và năng suất lúa (tính cho 1 ha)
Vùng
Số hộ điều tra (hộ)
Mức phân bón bình quân
Năng suất lúa BQ
(tạ)
Phân chuồng
(tấn)
Phân đạm
(kg)
Phân lân
(kg )
1. Vùng trung bình
80
8,08
82,66
66,21
34,03
2. Vùng cao
70
5,60
70,28
66,43
30,88
Mức đầu tư các loại phân bón càng tăng thì cho thấy năng suất lúa cũng tăng lên. Kết quả trên đã khẳng định mức đầu tư phân bón đã ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa trên địa bàn của Huyện. Tuy nhiên, năng suất lúa ngoài ảnh hưởng từ đầu tư, thâm canh còn chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế.
Phân bón ngoài ảnh hưởng tích cực, nếu bón phân quá nhiều sẽ ảnh hưởng tiêu cực và có thể làm cho năng suất lúa giảm. Kết quả trên chưa cho chúng ta thấy thấy điều đó. Điều đó có nghĩa là lượng phân bón đầu tư từ số liệu điều tra của các hộ gia đình vẫn còn ở mức thấp, chưa vượt quá định mức.
2.2 Ảnh hưởng của phân chuồng đến năng suất lúa theo nhóm hộ điều tra.
Phân chuồng là loại phân được các hộ gia đình tự sản xuất, vì vậy phần lớn các hộ đã đầu tư khá cao và nó đã ảnh hưởng tốt đến năng suất lúa của mỗi hộ. Qua điều tra 150 hộ thuộc 2 vùng trong huyện Tiên phước, cho chúng ta kết quả sau:
Bảng 3: Mức đầu tư phân chuồng và năng suất lúa của các nhóm hộ cho 1 ha
Phân tổ theo lượng phân chuồng đầu tư (tấn/ha)
Vùng trung bình
Vùng cao
Số hộ đ. tra
(hộ)
Mức phân bón BQ
(tấn)
Năng suất lúa BQ
(tạ)
Số hộ
đ. tra
(hộ)
Mức phân bón BQ
(tấn)
Năng suất lúa BQ
(tạ)
Trên 10 tấn
8
12,15
40,22
2
11,45
38,80
Từ 9 đến 10 tấn
14
9,78
38,37
5
9,24
36,91
Từ 7 đến dưới 9 tấn
25
8,88
35,37
10
8,24
34,75
Từ 5 đến dưới 7 tấn
20
6,79
32,19
18
6,12
31,34
Từ 3 đến dưới 5 tấn
11
4,48
27,50
27
4,20
28,93
Dưới 3 tấn
2
2,56
27,35
8
2,11
25,84
Kết quả trên cho thấy rằng lượng phân chuồng bón tăng kéo theo năng suất lúa bình quân cũng tăng theo. Lượng phân bón của 2 vùng cũng có sự khác nhau. Những hộ thuộc vùng cao khả năng đầu tư phân chuồng thường thấp hơn so với hộ vùng trung bình, do vậy năng suất lúa của vùng này thấp hơn.
2.3 Quan hệ giữa mức đầu tư phân đạm và lân với năng suất lúa
Phân đạm, lân nói riêng và các loại phân nói chung có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của cây trồng. Lượng phân đạm, lân được các hộ gia đình sử dụng chủ yếu mua từ các đại lý hoặc do Hợp tác xã cung ứng. Mức bón cao hay thấp đều có ảnh hưởng đến năng suất lúa. Số liệu điều tra từ các hộ xã viên về mức phân đạm và lân đã đầu tư với năng suất lúa được phản ánh trên bảng 4 và5.
Bảng 4: Ảnh hưởng của mức đầu tư đạm đến năng suất lúa
Phân tổ theo mức đầu tư phân đạm trên 1ha (kg)
Vùng trung bình
Vùng cao
Số hộ điều tra (hộ)
Năng suất lúa BQ (tạ/ha)
Số hộ điều tra (hộ)
Năng suất lúa BQ (tạ /ha)
> 100
4
40,25
2
40,57
80 - 100
19
37,10
5
37,60
70 - 80
38
35,03
12
34,62
60 - 70
14
32,07
24
31,39
50 - 60
3
28,46
15
27,30
< 50
2
28,20
12
26,52
Bảng 5: Ảnh hưởng của mức đầu tư phân lân đến năng suất lúa
Phân tổ theo mức đầu tư phân lân trên 1ha (kg)
Vùng trung bình
Vùng cao
Số hộ điều tra (hộ)
Năng suất lúa BQ (tạ/ha)
Số hộ điều tra (hộ)
Năng suất lúa BQ (tạ /ha)
> 100
7
39,32
3
36,13
80 - 100
14
36,27
13
33,03
70 - 80
22
35,65
20
31.94
60 - 70
19
32,57
20
29,08
50 - 60
12
30,07
12
28,70
< 50
6
28,13
2
26,20
Lượng phân bón tăng thì năng suất lúa tăng, nhưng nếu bón đạm hoặc lân quá mức yêu cầu sẽ có tác động xấu. Tuy nhiên theo số liệu điều tra và tổng hợp trên vẫn cho thấy lượng phân mà các hộ gia đình đầu tư còn thấp so với định mức được qui định. Vì vậy, lượng phân bón tăng đều tác động tốt tới năng suất lúa.
Từ số liệu trên và qua thực tế điều tra cho thấy rằng: đa số hộ gia đình nghèo thường đầu tư rất thấp và do đó năng suất lúa thu hoạch rất thấp. Đồng thời giữa các vùng sinh thái khác nhau thì lượng đầu tư phân bón ảnh hưởng đến năng suất cũng khác nhau.
Trong khuôn khổ nghiên cứu, chúng tôi chỉ mới phân tích mức ảnh hưởng của phân bón trên phương diện nhỏ, chưa nghiên cứu mức đầu tư hợp lý, ảnh hưởng tổng hợp và mối quan hệ giữa các loại phân bón (phối kết hợp các loại phân như thế nào) để mang lại năng suất cây trông cao nhất. Đồng thời, việc nghiên cứu chưa thể xác định mức đầu tư bao nhiêu thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất lúa. Đó là hạn chế và sẽ được nghiên cứu trong thời gian tới.
3. Aính hưởng của phân bón đến năng suất theo mô hình tương quan tuyến tính
Để xem xét mối quan hệ giữa phân bón và năng suất lúa theo nội dung và phương pháp phân tích, chúng ta có thể sử dụng phương pháp phân tích tương quan hồi qui dưới dạng:
Y= a0 + a1 X1 + a2 X2 + a3 X3‚
Trong đó: Y: Năng suất lúa
a0: Năng suất lúa khi chưa đầu tư các loại phân bón
a1,2,3: Tham số cho biết năng suất lúa tăng khi tăng 1 đơn vị đầu tư phân đạm (1) và lân (2) và phân chuồng (3)
X1,2,3: Lượng phân đạm, lân và phân chuồng đầu tư trên 1 ha
Kết quả tính toán cho thấy lượng phân bón đầu tư tăng lên trên 2 vùng của Huyện đều có ảnh hưởng tích cực đến tăng năng suất lúa. Khi tăng đầu tư phân đạm, lân hoặc phân chuồng thì năng suất lúa tăng lên và sản lượng thóc thu được do1 kg đạm, lân hoặc 1 tấn phân chuồng trên Tiểu vùng 1 tương ứng là:10.88 ; 9,30 và 38,47 kg thóc và Tiểu vùng 2 tương ứng là: 12,54; 5,92 và 23,65 kg. Như vậy, ở Tiểu vùng 1 lượng phân chuồng đầu tư mang lại hiệu quả hơn so với đầu tư phân đạm, nhưng trái lại Tiểu vùng 2 thì phân đạm đầu tư mang lại kết quả hơn so với vùng1.
III. KẾT LUẬN
Trong phương hướng sản xuất, huyện Tiên phước đã tập trung hướng phát triển mạnh về sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở đó đâíy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, không ngừng tăng nhanh sản lượng lương thực và thực phẩm, nâng cao mức sống người dân, thực hiện xoá đói giảm nghèo trên địa bàn Huyện.
Đối với sản xuất ngành trồng trọt mà đặc biệt là cây lúa, Huyện đã chỉ đạo trực tiếp với phương châm tăng diện tích gieo trồng, diện tích lúa qua 3 năm tăng từ 6.471 ha năm 1999 lên 6.624 ha năm 2000. Huyện cũng rất quan tâm đến đầu tư thâm canh tăng năng suất, trong đó đầu tư theo chiều sâu là hướng trọng yếu; vì vậy, năng suất lúa bình quân toàn huyện tăng qua 3 năm (năm 1999: 31,87 tạ/ha, năm 1999: 32,15 và năm 2000 32,58 tạ /ha)
Kết quả phân tích đã cho thấy sự tác ảnh hưởng tích cực của phân chuồng, lân và phân đạm đến năng suất lúa trên cả 2 vùng của Huyện. Ởí vùng I nếu lượng phân chuồng trên 10 tấn/ ha thì năng suất lúa đạt cao nhất 40,22 tạ/ha, nếu đầu tư dưới 3 tấn thì năng suất chỉ đạt khoảng 25 tạ và cũng tương tư cho các loại phân còn lại.
Qua phân tích hồi qui tương quan, cho thấy sản lượng thóc thu được do tăng 1 đơn vị đầu tư phân đạm, lân và phân chuồng tương ứng là 10,88; 9,30 và 38,47 kg. Điều đó phản ánh nhu cầu cần thiết trong đầu tư thâm canh nâng cao năng suất và hiệu quả.
Trong điều kiện sinh thái của huyện Tiên Phước, cho thấy mức đầu tư phân bón thực tại vẫn còn thấp. Mức đầu tư phân bón trên mỗi vùng của Huyện không giống nhau, phần lớn vùng cao năng suất lúa thấp hơn so với vùng trung bình, nguyên nhân là do khả năng đầu tư thấp và cũng có thể do điều kiện đất đai, khả năng canh tác của các nông hộ.
Huyện cần tập trung chỉ đạo theo hướng đầu tư sâu và tạo điều kiện cho các HTX và các hộ gia đình có những giải pháp tốt trong việc sử dụng phân bón, đặc biệt là sử dụng phân chuồng vì đây là nguồn lực mà các hộ gia đình có thể sản xuất ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Trường ĐH Nông nghiệp, Hà nội, 1998
Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Trường ĐH Tài chính Kế toán và ĐH kinh tế quốc dân Hà nội, 1998 và 2000.
PGS.TS Phan Chí Thanh,.Hệ thống nông nghiệp, Hà nội 1998
Nguyễn Đình Nam, Kinh tế phát triển nông thôn, Ha nội, 1995
Phân tích chính sách nông nghiệp nông thôn, NXB Thống kê,Hà nội, 1996
Lê Đình Danh, Tác đông của xã hội, của cải cách kinh tế đối với sự phát triển vùng, Hà nội, 1998
PGS.TS Nguyễn Cúc. Tác động của Nhà nước nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, ï hiện đại hoá ở Nước ta hiện nay
Food and agriculture in a market economy; TRACY,M - Praha,1993
Indebtedness of developing coutries. Agriculture tropica and subtropica- JENICEK, V. Praha, 1997.
SUMMARY
The intensive farming fertilizer plays the most important role in increasing the rice productivity.
The analysis investition shows that organic - phosphate and nitrogenuos fertilizer influence significantly to rice productivity in two regions of Tien phuoc district.
The investition of fertilizer here is still low. When the quantity of three types of fertilizer to soil are increased, the rice productivity will be high. The level of fertilizer investition in each region is different, the productivity in the highland is lower than that in the middle land. The reasons are low investition, soil property and cultivated technique of the farmer.
The analysis of results of investigation and the reality confirm that investition of fertilizer and intensive farming increase the crops productivity in the Tien Phuoc district.
Therefore, the investition must be implemented in production. The farmers have to know: how good to use the fertilizer, expecially organic fertilizer produced by themselves
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 13_bai11_9593_2103410.doc