Phân tích tác động của tỉ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập tại Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang

Phân tích tác động của tỉ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập tại Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An giangMỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Với yêu cầu khách quan của nền kinh tế, đòi hỏi các nước phải giao thương buôn bán hàng hóa với nhau. Vì đặc điểm kinh tế mỗi nước rất khác nhau, nên khi trao đổi mua bán buộc phải có một sự thỏa thuận giữa hai quốc gia bằng việc so sánh giá cả hàng hóa trong nước và bên ngoài, hình thành nên một loại giá của tiền tệ nước này so với nước khác được gọi là tỉ giá hối đoái. Vì vậy, tỉ giá hối đoái là giá của một loại tiền tệ được biểu hiện qua một loại tiền tệ khác.Trong giai đoạn hiện nay, tất cả các quốc gia đều sống trong thời đại toàn cầu hóa mạnh mẽ chưa từng thấy. Trong lĩnh vực kinh tế, một trong những biên giới quan trọng để phân biệt từng nền kinh tế là tỉ giá hối đoái với tư cách là tương quan giữa nền kinh tế một quốc gia và thế giới. Về mặt chính trị, nó là chủ quyền của một quốc gia, là một công cụ chính sách của lãnh đạo chính trị của quốc gia. Cho nên, vấn đề tỉ giá là vấn đề mang tính phức tạp và rất quan trọng. Từ năm 1989 đến nay, Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế, tỉ giá hối đoái do Ngân hàng nhà nuớc Việt Nam (NHNN VN) quản lí đang ngày càng phát huy hiệu quả đáp ứng yêu cầu của ngoại thương. Tỉ giá hối đoái như là phương tiện trao đổi tiền tệ để buôn bán hàng hóa ra thế giới bên ngoài. Bởi vì quá trình bán hàng và thu tiền luôn có một thời hạn nhất định, mà tỉ giá thì luôn biến động theo từng thời điểm, làm cho số tiền bỏ ra và thu về trong từng thời điểm sẽ rất khác nhau, ảnh hưởng đến hiệu quả xuất nhập khẩu. Vì vậy, tỉ giá luôn quyết định hiệu quả của xuất nhập khẩu hàng hóa. Hơn nữa, khi tự do hóa thương mại đang mở rộng như ngày nay, tỉ giá đang dần được quản lí bởi thị trường thì những biến động của nó luôn diễn ra mỗi lúc phức tạp và nhạy cảm hơn, tác động của nó đến xuất nhập khẩu sẽ mạnh mẽ hơn nữa. Đứng dưới góc độ một doanh nghiệp xuất nhập khẩu (XNK) không có quyền điều chỉnh tỉ giá theo nhu cầu của mình nhưng lại chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi tỉ giá hối đoái. Tỉ giá và những biến động của nó luôn là nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh XNK.Bằng sự hiểu biết và mối quan tâm của mình em chọn đề tài “Phân tích tác động của tỉ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập tại Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An giang”.

pdf58 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2259 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tác động của tỉ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập tại Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng lên 3.919 ngàn USD từ 2.933,2 ngàn USD năm 2000 lên 6.852,2 ngàn USD và vẫn là nhập trực tiếp. Trong thời kì này SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 28 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm tỉ giá VND/USD vẫn tăng từ 14.287 đ lên 15.718 đ, nhưng nhập khẩu vẫn tăng lên. Doanh nghiệp nhập khẩu để thỏa mãn nhu cầu sản xuất trong nước như: Cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến thức ăn gia súc, đáp ứng nhu cầu bán sản phẩm kinh doanh của cửa hàng Bách hóa tổng hợp, điện, gia dụng… Như vậy, nếu theo lí thuyết khi tỉ giá giảm sẽ hạn chế nhập khẩu nhưng thực tế thì không như vậy, tỉ giá tăng lên điều tất yếu kéo theo là xuất khẩu sẽ tăng lên, thu càng nhiều ngoại tệ nhằm thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và bảo đảm nhập khẩu. Rõ ràng, là số liệu qua bảng sau đã chứng minh kim ngạch nhập khẩu luôn được đảm bảo bằng kim ngạch xuất khẩu: Bảng .6 Kim ngạch xuất khẩu so với kim ngạch nhập khẩu năm 1998, 2000 và 2004: Đvt: ngàn USD Chỉ tiêu 1998 2000 2004 1.Kim ngạch xuất khẩu 29.830,5 24.679,4 29.220,1 2.Kim ngạch nhập khẩu 4.577,9 2.933,2 6.852,2 1-2 25.252,6 21.746,2 22.367,9 Sau khi thu về ngoại tệ, doanh nghiệp sẽ chuyển đổi theo tỉ giá giao dịch để có được doanh thu xuất khẩu bằng Việt Nam đồng. Doanh thu xuất khẩu = Kim ngạch xuất khẩu x Tỉ giá giao dịch Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu có những lúc doanh nghiệp thu về rất ít ngoại tệ so với ban đầu nhưng khi chuyển đổi sang nội tệ thì lại nhiều hơn trong ban đầu, hoặc ngược lại cũng có khi số ngoại tệ thu về có nhiều nhưng khi chuyển đổi sang nội tệ thì lại lại thu được lượng nội tệ ít hơn ban đầu và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phần phân tích sau sẽ làm sáng tỏ nội dung tác động của tỉ giá chuyển đổi ảnh hưởng như thế nào đối với doanh thu xuất khẩu. .3.3.2Ảnh hưởng của giá cả, số lượng USD đến doanh thu xuất khẩu: Từ doanh thu xuất khẩu bằng VND và kim ngạch xuất khẩu USD qua các năm, ta sẽ tính được tỉ giá chuyển đổi VND/USD của doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 29 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm Bảng .7: Tỉ giá chuyển đổi qua các năm 1998, 2000 và 2004. Chỉ tiêu 1998 2000 2004 00/98 04/00 Doanh thu XK ( tỉ đồng ) 280,48 307,20 481,81 26,72 174,61 Kim ngạch hạch toán theo doanh thu XK(ngàn USD) 23.253,20 21.502,10 30.494,70 -1.751,10 8.992,60 Tỉ giá chuyển đổi VND/USD (đồng) 12.062 14.287 15.718 2.225 0.431 Nguồn: Phòng Kế toán- Tài vụ Cty Afiex Gọi: Qo: Số lượng USD thu về (kim ngạch xuất khẩu) năm 1998 Q1: Số lượng USD thu về (kim ngạch xuất khẩu) năm 2000 Q2: Số lượng USD thu về (kim ngạch xuất khẩu) năm 2004 Po: Giá USD ( tỉ giá chuyển đổi VND/USD) năm 1998 P1: Giá USD ( tỉ giá chuyển đổi VND/USD) năm 2000 P2: Giá USD ( tỉ giá chuyển đổi VND/USD) năm 2004 QoPo: Doanh thu xuất khẩu năm 1998 Q1Po: Doanh thu xuất khẩu năm 2000, chuyển đổi theo tỉ giá 1998 Q1P1: Doanh thu xuất khẩu năm 2000 Q2P1: Doanh thu xuất khẩu năm 2004, chuyển đổi theo tỉ giá 2000 Q2P2: Doanh thu xuất khẩu năm 2004. Phần phân tích này sẽ sử dụng phương pháp tách riêng biến động lượng và biến động giá tác động đến doanh thu và tổng hợp hai biến động để phân tích: + Biến động lượng: Giữ giá không đổi phân tích với sự thay đổi của chỉ tiêu lượng +Biến động giá: Giữ lượng thực hiện kết hợp với biến động giá. Tổng hợp hai hướng biến động này ta sẽ thu được biến động tổng hợp lượng và giá ảnh hưởng đến doanh thu. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 30 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm Sơ đồ: Phân tích biến động lựợng, giá USD đến Dthu XK 2000 so với Dthu XK 1998: Sơ đồ trên giải thích cho sự tăng lên của doanh thu xuất khẩu năm 2000 so với năm 1998: + Biến động lượng USD: Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu giảm 1.751,1 ngàn USD đã làm cho doanh thu xuất khẩu năm 2000 giảm 21,12 tỉ đồng. Sự giảm kim ngạch này được giải thích là do giá hàng nông sản trên thị trường thế giới sụt giảm mạnh đặc biệt là gạo từ 259,84 USD/ tấn năm 1998, giảm xuống còn 182,21 USD/ tấn năm 2000. Đồng thời do sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước, hàng nông sản bị quản lí và kiểm tra nghiêm ngặt của hàng rào chất lượng từ các nước. Sự chuẩn bị của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập còn hạn chế. Do đó, đã làm kim ngạch giảm so với năm 1998. + Biến động giá USD: Năm 2000 tỉ giá VND/USD chuyển đổi của doanh nghiệp tăng từ 12.062 năm 1998 lên 14.287, làm cho doanh thu xuất khẩu năm 2000 tăng đến 47,84 tỉ so với năm 1998. Trong giai đoạn này tỉ giá được thay đổi từ tỉ giá chính thức do NHNN VN thông báo sang tỉ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Đây là yếu tố bên ngoài doanh nghiệp hoàn toàn chịu tác động của nó. Như vậy, tổng hợp hai hướng biến động này: Biến động lượng làm giảm là 21,12 tỉ, biến động giá kéo tăng là 47,84 tỉ, đã làm cho doanh thu xuất khẩu năm 2000 tăng 26,72 tỉ đồng so với doanh thu xuất khẩu năm 1998. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 31 280,48 tỉ đồng =23.253,2*12.062 259,36 tỉ đồng =21.502,1*12.062 307,2 tỉ đồng =21.502,1*14.287 Biến động lượng (21,12 tỉ ) Biến động giá 47,84 tỉ QoPo Q1Po Tổng biến động 26,72 tỉ Q1P1 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm + Sơ đồ: Phân tích biến động lượng, giá USD tác động đến doanh thu XK 2004/2000: Sự tăng lên của doanh thu 2004 là 174,61 tỉ đồng so với năm 2000 được giải thích như sau: + Biến động lượng USD: Kim ngạch XK năm 2004 tăng 8.992,6 ngàn USD làm cho doanh thu xuất khẩu tăng lên 128,48 tỉ. Đây là do doanh nghiệp đã ứng phó kịp thời với những thay đổi trong nhu cầu của thị trường thế giới. Hiện doanh nghiệp đã đạt các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như: HACCP, ISO 9001-2000. Vì vây năng lực cạnh tranh được nâng cao, năng lực tìm kiếm khai thác thị trường mạnh mẽ hơn. +Biến động giá USD: Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đi vào hoạt động và ngày càng phát huy hiệu quả hoạt động, biên độ dao động của tỉ giá được nới rộng ra ±0,25% tỉ giá bình quân giao dịch ngày hôm trước. Tỉ giá VND/USD chuyển đổi năm 2004 tăng 0.431 đồng từ 14.287 lên 15.718 làm cho doanh thu xuất khẩu tăng lên 46,13 tỉ đồng. Như vậy, tổng hợp hai hướng biến động này: biến động lượng kéo tăng 128,48 tỉ, biến động giá kéo tăng 46,13 tỉ đã làm cho doanh thu xuất khẩu năm 2004 tăng lên 174,61 tỉ đồng so với doanh thu xuất khẩu năm 2000. Tóm lại, phân tích trên chứng tỏ rằng có hai yếu tố tác động đến doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp: +Thứ nhất: Yếu tố bên trong là năng lực cạnh tranh, năng lực thích ứng với những thay đổi, thử thách và cơ hội mới của thị trường, sẽ ảnh hưởng đến kết quả của kim ngạch xuất khẩu, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. +Thứ hai: Đó là yếu tố vĩ mô - tỉ giá hối đoái, tác động của nó là không lường trước được đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong những năm phân tích trên tỉ giá đã đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp làm doanh thu xuất khẩu tăng lên. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 32 307,20 tỉ đồng =21.502,1*14.287 435,68 tỉ đồng =30.494,7*14.287 481,81 tỉ đồng =30.494,7*15.718 Biến động lượng 128,48tỉ Biến động giá 46,13 tỉ Tổng biến động 174,61 tỉ Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 33 Q1P1 Q2P1 Tổng biến động 174,61 tỉ Q2P2 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm Trong phần phân tích trên ta nhận thấy: + Có một sự khác biệt giữa kim ngạch xuất khẩu tạm gọi là kim ngạch thống kê và kim ngạch thực tế tính theo doanh thu tạm gọi là kim ngạch thực tế Năm 1998 kim ngạch thống kê là 29.830,5 ngàn USD, trong khi đó kim ngạch thực tế là 23.253,2 ngàn USD. Năm 2000 kim ngạch thống kê là 24.679,4 ngàn USD, kim ngạch thực tế là 21.502,1 ngàn USD. Năm 2004, kim ngạch thống kê là 29.220,1 ngàn USD trong đó kim ngạch thực tế thu trong năm là 30.494,7 ngàn USD. Sự chênh lệch giữa kim ngạch thống kê của năm và kim ngạch thực tế là do: + Kim ngạch thống kê của năm được phản ánh theo số liệu thống kê, có nghĩa là khi thực hiện xong hợp đồng xuất khẩu, hoàn tất bộ chứng từ thì khi xuất bán hàng hóa, kim ngạch xuất khẩu sẽ được ghi nhận dồn vào tổng kim ngạch xuất bán của năm. + Số chênh lệch giữa kim ngạch thực tế và kim ngạch thống kê qua các năm được diễn giải như sau: Theo qui định kim ngạch xuất khẩu đựợc tính không bao gồm kim ngạch ủy thác cho doanh nghiệp khác xuất bán. Phần kim ngạch này sẽ do doanh nghiệp nhận ủy thác hạch toán, doanh nghiệp ủy thác chỉ nhận lại số tiền bằng VND, cho nên doanh thu xuất khẩu sẽ bao gồm phần tiền này, nhưng lại không được ghi nhận là kim ngạch thuộc về doanh nghiệp. Thêm nữa, có một phần kim ngạch không được thanh toán trong cùng một thời điểm. Theo từng phương thức thanh toán: L/C trả ngay, L/C chậm trả có thời hạn kéo dài khoảng 60 ngày hoặc hơn nhất là đối với các hợp đồng bán gạo cho Cuba, Iraq theo Nghị định thư của Chính phủ. Cho nên, sẽ có một phần sẽ được ghi nhận vào kim ngạch thống kê của năm, nhưng không được ghi nhận là kim ngạch thực tế. + Có một sự chênh lệch giữa tỉ giá chuyển đổi VND/USD của doanh nghiệp và tỉ giá thực tế trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm. Bởi vì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mang tính chất liên tục, tỉ giá giao dịch cũng sẽ khác nhau tùy từng thời điểm mà chuyển đổi, cho nên việc tính toán ở trên được dựa vào tỉ giá bình quân khi chuyển đổi. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho chênh lệch giữa kim ngạch thống kê và kim ngạch thực tế tính theo doanh thu. Như vậy, doanh thu được hạch toán là doanh thu thực tế thu tiền được hạch toán theo nguyên tắc thực thu thực chi, cho nên đối ứng với nó phải là kim ngạch thực tế tính theo doanh thu. Căn cứ vào tỉ giá chuyển đổi sẽ có được kim ngạch thực tế thu tiền. Tóm lại được diễn giải trong bảng sau: SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 34 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm Bảng .8 Kim ngạch thực tế và kim ngạch thống kê các năm 1998, 2000 và 2004 Đvt: ngàn USD Chỉ tiêu 1998 2000 2004 Kim ngạch thống kê 29.830,5 24.679,4 29.220,1 - Kim ngạch ủy thác 4.010,2 5.325,7 2.894,3 Kim ngạch xuất thực tế 25.820,3 19.353,7 26.325,8 -Kim ngach thực tế tính theo doanh thu thực tế 23.253,2 21.502,1 30.494,7 Chênh lệch do thanh toán 2.567,1 -2.148,4 -4.168,9 Nguồn: Phòng Kế toán- Tài vụ Cty Afiex .3.4.Kim ngạch xuất nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng: 3.4.1 Xuất nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng: Bảng .9 Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm 1998, 2000 và 2004 Đvt: ngàn USD Chỉ tiêu 1998 2000 2004 Giá trị % Giá trị % Giá trị % A.Xuất khẩu 29.830,5 100 24.679,4 100 29.220,1 100 1.Gạo 29.830,5 100 24.422,3 98,9 20.967,4 71,8 2.Thủy sản 0 0 0 0 7.732,4 26,5 3.Tinh bột 0 0 0 0 128,2 0,5 4.Nếp 0 0 257,1 1,1 392,1 1,2 B.Nhập khẩu 4.577,9 100 2.933,2 100 6.852,2 100 1.Bả đậu nành 2.440,1 53,3 1.631,8 55,6 4.280,4 62,5 2.Cám các loại 522,8 11,4 120,8 4,1 1.142,8 16,7 3.Bột xương, thuốc thú y 1.615,0 35,3 162,9 5,6 117,4 1,7 4.Khô dầu các loại 0 0 126,1 4,2 745,6 10,9 5.Máy thiết bị 0 0 891,6 30,5 566,0 8,2 Nguồn: Phòng Kế toán- tài vụ Cty Afiex Nhận xét: SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 35 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm + Cơ cấu hàng xuất khẩu bao gồm: gạo, thủy sản, tinh bột, nếp. Trong đó gạo là mặt hàng luôn chiếm tỉ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu. Năm 1998, kim ngạch gạo chiếm 100% trong tổng kim ngạch, năm 2000 là 98,9 % và năm 2004 là 71,8 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đồng thời, tỉ trọng gạo qua các năm có sự giảm dần từ 100% năm 1998 với giá trị 29.830,5 ngàn USD xuống chiếm 71,8 % với giá trị 20.967,4 ngàn USD. Cùng với sự giảm dần của tỉ trọng kim ngạch gạo xuất khẩu là sự tăng lên của các mặt hàng xuất khẩu khác, trong đó có thủy sản, năm 2004 là 7.732,4 ngàn USD chiếm tỉ trọng 26,5 %, nếp với kim ngạch là 392,1 ngàn USD chiếm 1,2 %, tinh bột với trị giá 128,2 ngàn USD chiếm 0,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Sự giảm dần của kim ngạch gạo xuất khẩu được giải thích là do: Cạnh tranh mạnh mẽ và gay gắt từ các đối thủ như: Thái lan...Yêu cầu của thị trường thế giới thay đổi và yêu cầu cao hơn. Chất lượng gạo của ta không cạnh tranh kịp với các đối thủ, mẫu mã, bao bì và sự ứng phó kịp thời với những thay đổi của thị trường xuất khẩu. Do đó, doanh nghiệp đã mở rộng các mặt hàng xuất khẩu ra nhiều loại hàng hóa khác đáp ứng yêu cầu của thị trường. + Cơ cấu hàng nhập khẩu gồm: Bả đậu nành, cám, bột xương, thuốc thú y, khô dầu và máy thíêt bị các loại.Trong đó, bả đậu nành luôn chiếm tỉ trọng cao và tăng dần qua các năm, năm 1998 với trị giá là 2.440,1 ngàn USD chiếm 53,3 %, năm 2000 với trị giá giảm còn 1.631,9 ngàn USD nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao 55,6%, năm 2004 kim ngạch nhập là 4.280,4 ngàn USD chiếm tỉ trọng 62,47 %. Đây là nguyên liệu phục vụ chủ yếu cho Nhà máy chế biến thức ăn gia súc của doanh nghiệp, hoạt đông này đang ngày càng phát triển nhằm sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước. Trong cơ cấu hàng nhập khẩu, những mặt hàng nhập nhằm mục đích kinh doanh như: Máy thiết bị, hàng cơ điện lạnh. Đây là sản phẩm kinh doanh của Cửa hàng kinh doanh Bách hóa tổng hợp. Với tiêu chí “Đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng”, doanh nghiệp luôn đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh từ thiết bị điện tử đến hàng tiêu dùng. 3.4.2 Mối quan hệ giữa tỉ giá gạo xuất khẩu và tỉ giá thực tế: Trong cơ cấu hàng xuất khẩu gạo là mặt hàng luôn chiếm tỉ trọng cao trên 50%, cho nên sự thay đổi trong kim ngạch gạo xuất khẩu sẽ tác động mạnh mẽ đến tổng kim ngạch xuất khẩu, doanh thu xuất khẩu. Phần phân tích này sẽ làm rõ mối quan hệ giữa giá vốn gạo xuất khẩu, kim ngạch gạo và tỉ giá thực tế chuyển đổi. Trước khi tiến hành xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp cần tiến hành nhiều bước phân tích, từ phân tích thị trường xuất khẩu như: nhu cầu của thị trường, lợi nhuận đã có từ các năm trong quá khứ. Trong đó có một phần phân tích rất quan trọng có liên SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 36 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm quan đến giá mua sản phẩm, giá bán sản phẩm đó bằng ngoại tệ nhằm ước đoán khá chính xác lợi nhuận thu về từ hoạt động xuất khẩu đó là tính tỉ giá xuất khẩu. Tương tự như vậy: Doanh nghiệp sẽ so sánh với tỉ giá hiện hành trên thị trường ngoại tệ, hay chính xác là tỉ giá mua USD của ngân hàng mà doanh nghiệp giao dịch. Nếu: + Tỉ giá gạo xuất khẩu > tỉ giá mua USD của ngân hàng giao dịch: Điều này có nghĩa là số tiền Việt Nam đồng (VND) bỏ ra để mua gạo nhiều hơn số tiền VND thu về từ chuyển đổi ngoại tệ. Như vậy, doanh nghiệp sẽ bị lỗ. + Ngược lại, khi tỉ giá gạo xuất khẩu < tỉ giá mua USD của Ngân hàng: Điều này có nghĩa là số VND bỏ ra ban đầu để mua gạo ít hơn số VND thu về từ chuyển đổi ngoại tệ. Như vậy, doanh nghiệp sẽ có lời. Cho nên, tỉ giá gạo xuất khẩu càng nhỏ hơn so với tỉ giá mua ngoại tệ thì càng đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong thực tế, thời gian từ lúc mua gạo đến khi xuất bán thường khoảng 30 ngày, trong thời gian này khi nào tỉ giá của Ngân hàng có chênh lệch tương đối hoặc khi có nhu cầu thì doanh nghiệp sẽ xuất bán mà không căn cứ vào tỉ giá hiện thời. Tỉ giá hiện thời chỉ là số liệu tham khảo nhằm ước đoán lợi nhuận mà thôi. Để đi vào hoạt động cụ thể, ta có bảng số liệu sau: Bảng .10 So sánh tỉ giá xuất khẩu gạo và tỉ giá VND/USD năm 1998, 2000 và 2004 Chỉ tiêu 1998 2000 2004 1.Giá mua gạo (1000 đ/ Tấn) 3.264,18 2.277,24 3.072,63 2.Giá xuất bình quân (USD/ Tấn) 259,84 182,21 206,35 3.Tỉ giá gạo xuất khẩu (1/2) (VND/USD) 12.562 12.498 14.890 4. Tỉ giá VND/USD hiện hành 13.380 14.044 15.672 Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Xuất Khẩu Lương Thực * Bảng số liệu trên được ghi nhận từ Công ty Xuất Khẩu Lương Thực trực thuộc Cty Afiex, trong quá trình thu thập số liệu có một số chênh lệch như sau: SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 37 Giá vốn mua hàng trong nước Tỉ giá xuất khẩu = Số ngoại tệ thu về do bán hàng qua thị trường khác Giá vốn mua gạo trong nước Tỉ giá gạo xuất khẩu = Số ngoại tệ thu về do bán gạo qua thị trường khác Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm + Do gạo thu mua và gạo xuất khẩu có rất nhiều loại khác nhau, đồng thời xuất bán qua nhiều thị trường khác nhau, nên sẽ có từng loại giá cả khác nhau với từng số lượng cũng khác nhau, cách tính giá thu mua và giá xuất bán ở trên chỉ mang tính bình quân. Cho nên số liệu sẽ không mang tính tuyệt đối, nhưng con số tổng giá thu mua và kim ngạch là được cung cấp từ công ty. + Tỉ giá VND/USD thực tế từng thời điểm cũng là những số liệu bình quân bởi tỉ giá luôn biến động theo từng giờ, từng tháng. Ta lấy số liệu bình quân để có cách nhìn một cách khái quát hơn. Vì phần phân tích này chỉ chú trọng vào mối quan hệ giữa tỉ giá xuất khẩu và tỉ giá thực tế, xem xét trong kinh doanh xuất khẩu thì tỉ giá thực tế ảnh hưởng như thế nào đến kế hoạch kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Nhận xét: + Qua các năm ta nhận thấy tỉ giá XK gạo < tỉ giá thực tế : Điều này chứng tỏ rằng trong việc hoạch định và kinh doanh xuất khẩu gạo luôn đem về hiệu quả cho doanh nghiệp. Cụ thể như sau: + Giá thu mua gạo và giá xuất khẩu gạo qua các năm điều có sự thay đổi: Năm 1998, giá thu mua bình quân là 3.264,18 ngàn đồng /tấn, với giá xuất khẩu là 259,84 USD/tấn, tỉ giá xuất khẩu là 12.562 VND/USD nhỏ hơn tỉ giá thực tế là 13.380 VND/USD. Cho nên, nếu đánh giá hiệu quả xuất khẩu trong năm này, doanh nghiệp thu lời. Sang năm 2000, giá thu mua gạo giảm mạnh xuống còn 2.277,24 ngàn đồng/tấn, với giá xuất khẩu cùng giảm xuống còn 182,21 USD/tấn. Cho nên, tỉ giá XK cũng giảm còn 12.498 VND/USD nhưng vẫn nhỏ hơn tỉ giá thực tế là 14.044 VND/USD, trong năm này kinh doanh xuất khẩu gạo vẫn đem về lợi nhụân cho doanh nghiệp. Đến năm 2004, giá thu mua gạo tăng lên là 3.072,63 ngàn đồng/tấn, với giá xuất khẩu cũng tăng lên là 206,35 USD/tấn, tỉ giá xuất khẩu tăng lên 14.890 VND/USD nhưng vẫn nhỏ hơn tỉ giá thực tế là 15.672 VND/USD, hoạt động xuất khẩu gạo vẫn đem lại lợi nhuận cho doanh nghiêp. Cũng bằng các tính toán này, trong quá trình xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp sẽ ước đoán khá chính xác lợi nhuận thu về từ hoạt động xuất khẩu. Lập kế hoạch kinh doanh trong những tháng kế tiếp dựa vào tỉ giá thực tế trên thị trường, để biết được khi nào thì xuất bán và có xuất bán hay không. Như vậy, một lần nữa ta nhận thấy có hai yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu: SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 38 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm + Thứ nhất: đó là tỉ giá xuất khẩu, sự thay đổi của yếu tố này phần lớn phụ thuộc vào tác động của doanh nghiệp, tỉ giá này càng nhỏ càng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Muốn vậy, doanh nghiệp phải đảm bảo thu mua nguyên liệu với giá tương đối và tìm kiếm nguồn nguyên liệu giá rẻ. Đồng thời, phải tìm kiếm thị trường xuất bán với giá cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, ổn định sản lượng xuất, nhằm bảo đảm tỉ giá này luôn nhỏ hơn tỉ giá thực tế giao dịch trên thị trường. +Thứ hai: Tỉ giá thực tế, không lệ thuộc vào tác động của doanh nghiệp, mà doanh nghiệp phải lệ thuộc vào nó, chịu ảnh hưởng trực tiếp của nó.Yếu tố này mang tính vĩ mô, những biến động của nó có thể sẽ gây ra những thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.Ví dụ, nếu khi xuất bán tỉ giá thực tế > tỉ giá xuất, nhưng do ảnh hưởng thị trường tiền tệ, khi thu tiền, tỉ giá thực tế < tỉ giá xuất, doanh nghiệp sẽ bị lỗ do khoản chênh lệch này. Từ những năm phân tích ở trên, có thể thấy rằng tác động của tỉ giá VND/USD đã tác động thuận lợi đến doanh thu xuất khẩu và kế hoạch xuất khẩu. Sự tăng lên của tỉ giá qua 3 thời điểm phân tích trên đã làm cho hoạt động xuất khẩu gạo luôn mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, hoạt động xuất khẩu mang lại hiệu quả tốt. Tỉ giá là yếu tố bên ngoài gây ra những tác động rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ khi nào có một đồng tiền chung cho Việt Nam và các quốc gia tham gia xuất nhập khẩu thì có lẽ tỉ giá sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhưng việc thống nhất đồng tiền chung là vấn đề phức tạp và mang tính khách quan, cho nên tỉ giá vẫn là mối quan tâm hàng đầu đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Ngoài những tác động trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận, tỉ giá còn tác động mạnh trong tình hình tài chính. Sự biến động của nó làm cho những lượng ngoại tệ trong doanh nghiệp như: Tiền gửi ngân hàng ngoại tệ, các khoản phải thu khách hàng, phải trả bằng ngoại tệ có sự biến động. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Đồng thời, có một phần chênh lệch do tỉ giá gây ra khi bán hàng và thời điểm thu tiền. Những phần này sẽ được nghiên cứu trong phần sau: .3.5.Tỉ giá hạch toán - Tỉ giá thực tế và Chênh lệch tỉ giá: Phần phân tích này sẽ đi sâu vào nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp, để biết được chi tiết những tác động của tỉ giá thực tế đến những khoản tiền bằng ngoại tệ của doanh nghiệp: SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 39 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm Bảng .11 Số dư có gốc ngoại tệ qua các năm 1998, 2000 và 2004: Đvt:USD Chỉ tiêu 12/1998 12/2000 12/2004 Nợ Có Nợ Có Nợ Có 1.T Gửi NH 2.499 22.945 39.900 2.Phải thu KH 2.148.519 46.930 1.278.577 24.024 3.Phải thu khác 16.014 16.000 4.Kí quĩ 173.623 42.354 5.Góp vốn 610.000 600.000 6.Vay ng hạn 453.748 930.684 2.436.850 7.Phải trả KH 144 634.968 86.703 3.145 269.403 587.532 8.Phải trả khác 916 916 9.Vay dài hạn 13.350 Tổng 786.266 1.089.632 2.916.535 997.675 1.587.880 3.061.756 C/l Nợ - Có: -303.366 1.998.860 -1.473.876 Nguồn: Phòng Kế toán- Tài vụ Cty Afiex .3.5.1Dư Nợ -Dư Có vốn bằng ngoại tệ: Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy: Các tài khoản có số dư USD bao gồm: Tiền gửi Ngân hàng, đầu tư kí quĩ, góp vốn liên doanh, phải trả khách hàng,vay ngắn hạn, vay dài hạn. Trong đó, tổng những khoản dư Nợ của các tài khoản này là số tiền là được đảm bảo cho những khoản dư Có. Nhằm bảo đảm khả năng thanh toán bằng ngoại tệ của doanh nghiệp. Qua 3 năm ta thấy: Chỉ có năm 2000, tổng dư Nợ là cao hơn tổng dư Có với giá trị là 1.998.860 USD, còn năm 1998 chênh lệch Nợ - Có là -303.365,8 USD, năm 2004, là -1.473.875 USD. Điều này chứng tỏ trong thời điểm tức thời khả năng bảo đảm của vốn ngoại tệ so với nợ phải trả theo ngoại tệ là không cao. Sự cân đối giữa tổng Nợ và tổng Có vốn ngoại tệ không có. Chênh lệch tổng Nợ và tổng Có vào thời điểm tháng 12 năm 1998 và 2004 luôn âm, chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng một phần vốn ngoại tệ qua đi vay và chiếm dụng nợ phải trả. Cho nên, nếu trong thời điếm này, có sự chênh lệch tỉ giá thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên doanh thu và chí phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp Trong thực tế, sự cân đối giữa tổng Nợ và tổng Có không xảy ra, do doanh nghiệp kinh doanh một các liên tục và vốn luôn luôn được luân chuyến, cân đối này không được xét đến. Nhưng một khi cân đối này được xét đến thì biến động tỉ giá xảy ra sẽ không ảnh hưởng đến vốn bằng ngoại tệ của doanh nghiệp, những chênh lệch do tỉ SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 40 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm giá mang lại sẽ không tác động đến chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp, gánh nặng tăng giá trị chi trả sẽ không xảy ra. .3.5.2Hạch toán vốn ngoại tệ: Đây là những số dư ngoại tệ (USD) của những tài khoản kế toán doanh nghiệp. Là số liệu thuộc sở hữu doanh nghiệp nhưng khi hạch toán, doanh nghiệp sẽ chuyển đổi số USD sang VND theo tỉ giá hạch toán để phù hợp với nguyên tắc thống nhất trong kế toán và để dễ dàng kiểm tra, theo dõi. Tuy nhiên, chính vì các hạch toán này, sẽ có một sự chênh lệch giữa tỉ giá hạch toán và tỉ giá thực tế. Khoản chênh lệch này được đưa vào khoản chênh lệch tỉ giá với tài khoản kế toán sử dụng là TK 413 - Chênh lệch tỉ giá. * Lúc ban đầu khi hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng các khoản: Tài khoản tiền gửi Ngân hàng ( TK 1122), tài khoản phải thu khách hàng (TK 131), tài khoản kí quĩ ngắn hạn, góp vốn liên doanh, sẽ được ghi Nợ với tỉ giá hạch toán. Đồng thời, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng các khoản phải trả, vay sẽ được hạch toán là ghi Có vào tài khoản này với tỉ giá hạch toán. * Khi thực tế phát sinh, làm giảm các khoản: Tiền gửi ngân hàng ngoại tệ, phải thu khách hàng, kí quĩ, góp vốn, sẽ được ghi Có vào tài khoản nhưng với tỉ giá thực tế. Đồng thời, thực tế phát sinh làm giảm các khoản: phải trả, vay, sẽ được ghi Nợ nhưng với tỉ giá thực tế: + Sự chênh lệch này sẽ được ghi vào TK Chênh lệch tỉ giá - 413: + Khi tỉ giá hạch toán < tỉ giá thực tế: Làm tăng các khoản tiền gửi, phải thu khách hàng, đầu tư kí quĩ, liên doanh so với tỉ giá hạch toán ban đầu. Khoản chênh lệch này sẽ làm tăng nguồn vốn của doanh nghiệp, được ghi Có vào TK- 413, đến cuối kì sẽ được ghi vào thu nhập hoạt động tài chính. Đồng thời, các khoản phải trả, vay cũng tăng gánh nặng do tăng giá trị chi trả, khoản chênh lệch này sẽ làm giảm nguồn vốn của doanh nghiệp, được ghi Nợ vào TK- 413, đến cuối kì sẽ được ghi vào chi phí hoạt động tài chính. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 41 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm + Khi tỉ giá hạch toán > tỉ giá thực tế: Làm giảm giá trị các khoản tiền gửi, phải thu khách hàng, đầu tư kí quĩ, liên doanh so với tỉ giá hạch toán ban đầu. Khoản chênh lệch này sẽ làm giảm nguồn vốn của doanh nghiệp, được ghi Nợ vào TK- 413, đến cuối kì sẽ được ghi vào chi phí hoạt động tài chính. Đồng thời, các khoản phải trả, vay cũng giảm gánh nặng do giảm giá trị chi trả, khoản chênh lệch này sẽ làm tăng nguồn vốn của doanh nghiệp, được ghi Có vào TK- 413, đến cuối kì sẽ được ghi vào thu nhập hoạt động tài chính. Bảng .12 Chênh lệch giữa tỉ giá hạch toán VND/USD và tỉ giá thực tế VND/USD năm 1998, 2000 và 2004: Đvt: đồng Chỉ tiêu 1998 2000 2004 Tỉ giá hạch toán 12.062 14.287 15.718 Tỉ giá thực tế 13.380 14.044 15.672 Chênh lệch -1.318 0.243 0.046 (Nguồn phòng Kế toán- tài vụ Cty Afiex) Từ trước năm 2000, tỉ giá hạch toán của doanh nghiệp có phần chênh lệch lớn so với tỉ giá thực hiện, ảnh hưởng lớn đến thu nhập và chi phí hoạt động tài chính. Chênh lệch tỉ giá được doanh nghiệp hạch toán chi tiết để kiểm tra theo dõi. Nhưng từ năm 2000 trở lại đây, tỉ giá hạch toán trong một tháng được ghi nhận bằng tỉ giá bình quân giao dịch trên thị trường liên Ngân hàng trung bình của tháng trước, do đó sẽ có một sự chênh lệch không đáng kể gây ảnh hưởng trọng yếu lên Báo cáo tài chính doanh nghiệp, tài khoản chênh lệch tỉ giá – 413 không được hạch toán chi tiết. Bảng .13: Chênh lệch tỉ giá năm 1998, 2000 và 2004: Đây là số liệu được ghi nhận vào ngày 31/12/ 1998, 2000 và 2004, chỉ có vào thời điểm này năm 2000 chênh lệch tỉ giá có số dư là 1.329 triệu làm tăng nguồn vốn doanh nghiệp lên 1.329 triệu. Đây là ảnh hưởng có lợi cho doanh nghiệp. Năm 1998 và 2004 chênh lệnh tỉ giá cuối năm không có số dư. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 42 Đvt:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 2000 Năm 2004 Chênh lệch tỉ giá 0 1.329 0 Nguồn: Phòng Kế toán- Tài Vụ Công ty Afiex Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm Như vậy, rõ ràng là tỉ giá thực tế luôn bám sát theo từng hoạt động của doanh nghiệp, cho dù doanh nghiệp có giảm bớt đi phần tác động này bằng cách hạch toán bằng tỉ giá hạch toán, nhưng đến cuối kì thì mọi khoản chênh lệnh giữa tỉ giá hạch toán và tỉ giá thực tế sẽ được đưa vào thu nhập hay chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trên đây là những phân tích số dư có gốc ngoại tệ của từng tài khoản, thực tế trong từng tài khoản thì số ngoại tệ được chuyển thành VND chiếm tỉ trọng khoảng 10% tổng số dư VND của từng tài khoản. Về tình hình tài chính và qui mô hoạt động của doanh nghiệp thì số liệu này cũng mang tính chất trọng yếu gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán trong ngắn hạn, thu nhập và doanh thu của doanh nghiêp. Muốn đánh giá những mục tiêu này, công cụ được sử dụng phổ biến và khá chính xác, đó là phân tích các tỉ số tài chính. .3.6.Phân tích các tỉ số tài chính: Tỉ giá làm ảnh hưởng đến những tài khoản có số dư ngoại tệ, làm ảnh hưởng đến số tiền hạch toán trên bảng Tổng kết tài sản, ảnh hưởng đến doanh thu, thu nhập trong Báo cáo kết quả kinh doanh. Cho nên, sẽ làm ảnh hưởng đến kết cấu tài chính và khả năng thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Phần phân tích này sẽ sử dụng các tỉ số sau: .3.6.1Khả năng thanh toán: .3.6.1.1.Khả năng thanh toán hiện thời: Chỉ tiêu này chỉ ra phạm vi và mức độ trả nợ được trang trãi bằng tài sản lưu động có thể được chuyển đổi trong thời kì phù hợp với thời hạn trả nợ. Bảng .14 Chỉ số thanh toán hiện thời các năm 1998, 2000 và 2004 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 1998 2000 2004 00/98 04/00 Giá trị % Giá trị % TSLĐ + Đtư ngắn hạn 125.919 149.418 235.866 23.499 18,66 86.448 57,86 Nợ ngắn hạn 161.569 177.645 198.531 16.076 9,95 20.886 11,76 Tỉ số thanh toán hiện thời 0,78 0,84 1,19 0,06 7,69 0,35 41,67 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 43 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm Nhận xét: Nhìn chung, tỉ số thanh toán hiện thời tăng lên qua các năm. Chứng tỏ một xu hướng tốt trong thanh toán. Năm 1998, là 0,78 đến năm 2000 là 0,84 tăng lên 0,06 tương đương 7,69 %. Năm 2004 tăng đáng kế 1,19 tăng lên 0,35 tương đương 41,67%. Tỉ số năm 2004 là 1,19 >1, điều này thể hiện doanh nghiêp đủ khả năng thanh toán hiện thời nhưng cũng chứng tỏ doanh nghiệp đã dùng nợ dài hạn để tài trợ cho một phần tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, bảo đảm khả năng thanh toán trong ngắn hạn. Sự tăng lên của tỉ số này qua các năm là nhờ tốc độ tăng lên của tài sản lưu động (TSLĐ) và đầu tư ngắn hạn ( ĐTNH ), luôn lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Năm 2000, TSLĐ và ĐTNH tăng 23.449 triệu so với năm 1998 tương đương 18,66% và nợ ngắn hạn chỉ tăng 16.076 triệu tương đương 9,95 %. Năm 2004, TSLĐ và ĐTNH tăng 86.448 triệu so với năm 2000 tương đương 57,86 %, nhưng nợ ngắn hạn chỉ tăng 20.886 triệu tương đương 11,76%. Những chỉ tiêu này chứng tỏ khả năng thanh toán trong ngắn hạn luôn tốt, tạo bộ mặt thanh toán tốt cho doanh nghiệp. .3.6.1.2.Khả năng thanh toán nhanh: Trong ngắn hạn, theo phân tích trên thì doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán. Nhưng trong phần đảm bảo nợ ngắn hạn có chỉ tiêu hàng tồn kho, đối với một số doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa kinh doanh xuất nhập khẩu, hàng tồn kho sẽ không được đánh giá cao do tính chuyển nhanh sang tiền chậm, khả năng thanh toán trong tức thời bị hạn chế. Tỉ số này sẽ đánh giá khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp, nhằm đánh giá chính xác khả năng trả nợ tức thời của doanh nghiệp. Bảng .15 Chỉ số thanh toán nhanh các năm 1998, 2000 và 2004 Đvt:Triệu đồng Chỉ tiêu 1998 2000 2004 00/98 04/00 Giá trị % Giá trị % TSLĐ – Tồn kho 56.227 93.336 116.910 37.109 66,0 23.574 25,2 Nợ ngắn hạn 161.569 177.645 198.531 16.076 9,9 20.886 11,7 Tỉ số thanh toán nhanh 0,35 0,53 0,59 0,18 51,4 0,06 11,3 Qua các năm ta nhận thấy, hàng tồn kho chiếm tỉ trọng lớn trong khả năng đảm bảo nợ của doanh nghiệp, bởi vì khi TSLĐ không tính hàng tồn kho thì khả năng thanh toán tức thời rất hạn chế. Tiền bảo đảm chi trả nợ bị vướng mắc vào tồn kho. Khả năng SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 44 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm thanh toán tức thời qua các năm luôn nhỏ hơn 1. Tuy nhiên, xu hướng này đang ngày càng được cải thiện, tỉ số này có chiều hướng tăng lên, năm 1998 là 0,35, đến năm 2000 là 0,53 tăng lên 0,18 tương đương 51,42 %. Năm 2004, là 0,59 tăng 0,06 tương đương 11,32%. Chứng tỏ, doanh nghiệp đã có sự điều chỉnh giảm lượng hàng tồn kho qua các năm, nhằm tăng vòng quay tiền, đáp ứng nhu cầu thanh toán tức thời khi phát sinh. .3.6.2Tỉ số về cơ cấu tài chính: .3.6.2.1.Tỉ số nợ: Bảng .16 Chỉ số nợ các năm 1998, 2000 và 2004: Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 1998 2000 2004 00/98 04/00 Giá trị % Giá trị % Tổng nợ 191.774 238.644 271.925 46.870 24,44 33.281 13,95 Tổng tài sản 228.517 289.537 360.558 61.020 26,70 71.021 24,53 Tỉ số nợ 84 % 83% 75% -1 -1,19 -8 -9,64 Chỉ tiêu này phản ánh tỉ lệ nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp. Tổng nợ bao gồm: nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, nợ khác. Tỉ số này giảm dần qua các năm, 1998 là 84 %, đến năm 2000 là 83%, giảm 1%, sang năm 2004 là 75% giảm 8%. Tỉ số này giảm dần chứng tỏ, tỉ lệ nợ so với tổng tài sản giảm. Đây là xu hướng tốt, khi nhìn vào công ty đối với người bên ngoài. Sự giảm dần này được giải thích: do tốc độ tăng lên của nợ luôn nhỏ hơn tốc độ tăng lên của tổng tài sản. Năm 2000, tổng nợ tăng 46.870 triệu với tốc độ 24,44%, nhưng tổng tài sản tăng 61.020 triệu tương đương 26,7 %. Năm 2004, tổng nợ tăng 33.281 triệu với 13,95 % ít hơn so với tổng tài sản tăng lên là 71.021 triệu với tốc độ 24,53%. Trong các năm qua, tỉ số nợ giảm dần, chứng tỏ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng lên, tài sản của doanh nghiệp dần được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu. Tùy vào mục tiêu quản trị tài chính của doanh nghiệp, chỉ số này sẽ là tốt hay không. Nếu mục tiêu là tối đa hóa lợn nhuận bằng vốn vay, chỉ tiêu này sẽ lớn, ngược lại nếu mục tiêu là tối ưu hóa lợi nhuận bằng vốn chủ sở hữu chỉ số này sẽ nhỏ. Riêng đối với, doanh nghiêp kinh doanh xuất nhập khẩu, một phần nợ sẽ là ngoại tệ, cho nên để hạn chế rủi ro tỉ giá tăng thì chỉ tiêu này nhỏ sẽ là tốt. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 45 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm .3.6.3Chỉ số hoạt động: .3.6.3.1.Kì thu tiền bình quân: Trong phần phân tích ở mục 2 ta nhận thấy, có một phần chênh lệch giữa kim ngạch thực tế thu tiền và kim ngạch thống kê được gây ra bởi tình hình thanh toán, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn. Phần này sẽ phân tích, trong thực tế thì thời gian thu tiền bao gồm cả ngoại tệ sẽ kéo dài trong bao nhiêu ngày, để có thể chứng tỏ cho phần phân tích trên và cũng giúp doanh nghiệp nhận biết khả năng bị chiếm dụng vốn. Bảng .17 Chỉ số kì thu tiền bình quân năm 1998, 2000 và 2004 Đvt:Triệu đồng Chỉ tiêu 1998 2000 2004 00/98 04/00 Phải thu 36.902 84.429 102.017 47.527 17.588 Doanh thu thuần 521.781 535.570 1.010.826 14.789 475.256 Kì thu tiền bình quân 25 ngày 56 ngày 36 ngày 31 ngày -20 ngày Ghi chú: Kì thu tiền bình quân = Phải thu x 360 ngày / Doanh thu thuần Nhận xét: Qua 3 năm 1998, 2000 và 2004 ta nhận thấy: kì thu tiền bình quân dao động từ 25-56 ngày, trong đó năm 2000 kì thu tiền bình quân là cao nhất 56 ngày, năm 1998 là thấp nhất 25 ngày. Chứng tỏ cho phần phân tích ở trên: khoản nợ phải thu khách hàng có thời hạn thanh toán kéo dài, làm cho kim ngạch xuất khẩu thống kê trong năm không tương ứng với doanh thu thực hiện trong năm. Chỉ tiêu này phản ánh trong năm 2000 doanh nghiệp đã để cho các khoản phải thu kéo dài, gây thiệt hại cho vòng luân chuyển của vốn. Nhưng trong thực tế, doanh nghiệp kinh doanh không chỉ là xuất nhập khẩu mà trong đó bao gồm nhiều ngành sản xuất như: thức ăn gia súc, chăn nuôi …Cho nên với mục tiêu là đa dạng hóa sản phẩm phục vụ khách hàng sẽ có một lượng lớn phải thu bị tồn động, đồng thời do phục vụ phần lớn là sản xuất nông nghiệp, có tính thời vụ, nên phải thu luôn chiếm tỉ trọng lớn và thời hạn kéo dài. Trong những năm gần đây, do doanh nghiệp đã tăng doanh thu thực hiện lên, quản lí tốt các khoản phải thu, vì vậy năm 2004, chỉ tiêu này giảm xuống còn 36 ngày giảm 20 ngày so với năm 2000 là 20 ngày. Đây là một cố gắng của doanh nghiệp nhằm bảo đảm hoạt động có hiệu quả hơn. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 46 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm .3.6.4Tỉ số doanh lợi: Các tỉ số này bao gồm: Doanh lợi tiêu thụ, Doanh lợi tổng tài sản, Doanh lợi vốn tự có, phản ánh mức sinh lời của khả năng tiêu thụ hàng hóa, của tổng tài sản, của tổng vốn tự có so với doanh thu thuần đạt được của doanh nghiệp. Qua bảng các tỉ số doanh lợi ta nhận thấy: + Chỉ số ROS: Năm 1998 là 0,02 %, năm 2000 là 0,53 %, năm 2004 là 0,56%, chỉ số này thấp chứng tỏ khả năng sinh lời từ lợi nhuận so với doanh thu không cao, doanh nghiệp chưa tối ưu hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, xu hướng này tăng lên qua các năm chứng tỏ lợi nhuận thu về các năm đều tăng lên, năm 1998 lợi nhuận là 82,53 tr, đến năm 2000 tăng lên 2.764,47 tr đạt 2.847 tr, sang năm 2004 tăng lên 2.841 tr đạt 5.688 tr. Doanh nghiệp ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn. Bảng .18 Các tỉ số doanh lợi các năm 1998, 2000 và 2004 Đvt:Triệu đồng Chỉ tiêu 1998 2000 2004 00/98 04/00 1.Lợi nhuận sau thuế 83 2.847 5.688 2.764 2.841 2.Tổng tài sản 228.517 289.537 360.558 61.020 71.021 3.Vốn tự có 36.743 50.893 88.633 14.150 37.740 4.Dthu thuần 521.781 535.570 1.010.826 13.789 475.256 5.ROS (%) 0,02 0,53 0,56 0,51 0,03 6.ROA (%) 0,04 0,98 1,58 0,94 0,60 7.ROE (%) 0,23 5,6 6,42 5,37 0,82 + Chỉ số ROA: Năm 1998 là 0,04 %, năm 2000 là 0,98 %, năm 2004 là 1,58 %, chỉ số này qua các năm tăng lên. Chứng tỏ khả năng sinh lời của tổng tài sản đối với doanh thu thuần tăng lên. Năm 2000, chỉ số này tăng so với năm 1998 là 0,94%, năm 2004 chỉ số này tăng 0,6 so với năm 2000. Đây là biểu hiện chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản ngày càng có hiệu quả hơn. + Chỉ số ROE: Năm 1998 là 0,23 %, năm 2000 là 5,6 %, năm 2004 là 6,42%. Năm 2000 chỉ số này tăng 5,37 % so với năm 1998, năm 2004 chỉ số này tăng 0,82 % so với năm 2000. Chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn tự có càng đạt hiệu quả tốt. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 47 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm Như vậy, qua phần tích trên ta nhận thấy, khả năng sinh lời của lợi nhuận so với doanh thu chưa cao. Tuy nhiên tình hình tài chính của doanh nghiệp có chuyển biến tốt qua các năm, hiệu quả sử dụng tài sản và vốn bỏ ra có tốt hơn. Doanh nghiệp hoạt động vững vàng và thích ứng hơn với những thay đổi của thị trường hơn biểu hiện là doanh thu bán hàng luôn tăng lên và lợi nhuận cũng tăng lên qua các năm 1998, 2000 và 2004. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 48 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm NỘI DUNG CHƯƠNG :4NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT NHẬP KHẨU .4.1.Những công cụ phòng ngừa rủi ro tỉ giá: Như phần phân tích trên, tỉ giá tăng qua các năm 1998, 2000 và 2004 đã tác động thuận lợi đến kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, đến doanh thu xuất khẩu và lợi nhuận xuất khẩu. Tuy nhiên, yếu tố tỉ giá vẫn là yếu tố không thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp, cho nên cũng lắm khi biến động của nó gây ra những thiệt hại cho doanh nghiệp gọi là rủi ro tỉ giá. Vì vậy, khi tham gia kí hợp đồng ngoại thương muốn chủ động nắm được tỉ giá giao dịch và hạn chế biến động gây thiệt hại thông thường các bên thực hiện các biện pháp sau: .4.1.1Nghiệp vụ hối đoái kì hạn: Việc mua bán ngoại hối mà tỉ giá được xác định ngay lúc kí hợp đồng, nhưng việc giao ngoại tệ sẽ được thực hiện sau đó một thời gian xác định chẳng hạn như: 1 tháng, 2 tháng hay 3 tháng. Để tránh những rủi ro có biến động tỉ giá gây nên, các nhà xuất nhập khẩu qui định với Ngân hàng phục vụ mình 1 tỉ giá ở thời điểm cố định để mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ cố định. Ở Việt Nam, nghiệp vụ này Ngân hàng nhà nước khống chế thời hạn và tỉ giá mua bán trong các hợp đồng kì hạn. Từ năm 2002 đến nay, NHNN VN qui định: giao ngay với biên độ ±0,25% tỉ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng, kì hạn 30 ngày với biện độ ±0,5 %, kì hạn 90 ngày với biện độ ±2,5%. Trong thực tế các giao dịch kì hạn chỉ chiếm 5-10% tổng doanh số mua bán giữa Ngân hàng và khách hàng và trong nhiều trường hợp các ngân hàng thương mại (NHTM) không thể thực hiện giao dịch kì hạn với khách hàng do bị lỗ về tỉ giá. .4.1.2Các giao dịch hoán đổi: Cho phép khách hàng, hoán đổi ngoại tệ đi vay và ngoại tệ trả nợ trong thời hạn nhất định.Trên thế giới, giao dịch này rất phổ biến, nhưng ở Việt Nam hầu như không được thực hiện do các văn bản pháp luật yêu cầu về chứng từ cho giao dịch phức tạp. Chính vì những hạn chế này đã gây khó khăn cho các NHTM trong việc tận dụng những nguồn ngoại tệ nhàn rỗi của doanh nghiệp để tạm thời giảm căng thẳng cung cầu ngoại tệ trong giai đoạn nhất định. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 49 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm .4.1.3Các công cụ phái sinh: Trên thị trường ngoại hối quốc tế ngày nay đã tồn tại rất nhiều những công cụ giao dịch phái sinh như: Option (quyền chọn)… nhằm giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro tỉ giá cho những khoản ngoại tệ đang nắm giữ hoặc để thanh toán. Trên thị trường ngoại hối Việt Nam đây là những giao dịch mang tính mới mẽ, ngay cả khi NHNN đã cho thí điểm ở một số NHTM thí điểm nghiệp vụ Option, nhưng cả NH ngoại thương (một NH có nhiều kinh ngiệm trong lĩnh vực này ) vẫn chưa tham gia. .4.2.Thưc trạng của việc phòng ngừa rủi ro tỉ giá tại công ty Afiex: Chính vì những tác động thuận lợi của tỉ giá trong những năm qua. Cho nên, trong thực tế kinh doanh xuất nhập khẩu, doanh nghiệp chỉ hoạt động theo kinh nghiệm và truyền thống từ trước đến nay. Có nghĩa là sau khi xuất bán hàng hóa, doanh nghiệp sẽ nhận được L/C do người nhập khẩu mở tại ngân hàng phục vụ mình. Sau đó, tùy vào thời hạn thanh toán của L/C, doanh nghiệp đem bộ chứng từ của mình đến ngân hàng phục vụ mình, chiết khấu lại, nhận lại VND tiếp tục vòng chu chuyển mới, đưa vào sản xuất kinh doanh, đến khi nào L/C hết hiệu lực thanh toán, doanh nghiệp sẽ kết thúc thời hạn nhận tiền . Ngược lại, khi nhập khẩu, doanh nghiệp cũng vay ở NH phục vụ mình số tiền ngoại tệ để mở L/C thanh toán trả cho nhà xuất khẩu. Ngân hàng phục vụ chủ yếu của doanh nghiệp là ngân hàng Ngoại thương An Giang. Những công cụ để chủ động trong tỉ giá và ngăn chặn rủi ro tỉ giá hầu như không được thực hiện, doanh nghiệp chỉ thực hiện những biện pháp nâng cao năng lực và hiệu quả xuất nhập khẩu. + Nâng cao khả năng tìm hiểu sự thay đổi nhu cầu thị trường xuất khẩu + Kiểm soát nghiêm ngặt sản phẩm trước khi xuất bán + Quản lí và nâng cao chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế + Mở rộng thị trường xuất khẩu ra nhiều nước đặc biệt là chú trọng hơn vào thị trường nội địa. + Xây dựng uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp với tiêu chí “luôn đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng” SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 50 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm .4.3.Những biện pháp hạn chế rủi ro tỉ giá: Do những hạn chế của tình hình thực tế, cho nên các biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thực hiện. Nhưng, như những phân tích ở trên chứng tỏ rằng tỉ giá luôn tác động vào doanh thu xuất khẩu, vào lợi nhuận và kế hoạch xuất khẩu thì nếu không thể thực hiện bằng những cộng cụ trên thị trường, doanh nghiệp cũng nên xem xét một số đề xuất sau : + Trong những năm qua tỉ giá luôn biến động tăng nên đảm bảo các khoản thu>chi ngoại tệ. Khi đó doanh nghiệp sẽ hạn chế được những rủi ro do biến động tỉ giá tăng. + Giao dịch kinh doanh xuất nhập khẩu nên thương lượng và kí kết các hợp đồng có đồng tiền thanh toán khác nhau, nhằm hạn chế rủi ro biến động đồng USD và lợi dụng ảnh hưởng tỉ giá chéo. Hiện nay, trong điều kiện hòa nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, doanh nghiệp nên xem xét và chú trọng đến yếu tố tỉ giá, những biến động tỉ giá ảnh hưởng thuận lợi và những biện pháp phòng ngừa rủi ro của nó, bởi khi có chuẩn bị và nhận biết đúng thực tế thì hoạt động mới có hiệu quả và năng động hơn, đừng phải chờ đến khi có kinh nghiệm thực tế. .4.4.Vấn đề tiếp tục: Trong tương lai để nền kinh tế Việt Nam có thể hòa nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực thì tỉ giá cần thiết phải được điều chỉnh theo thị trường. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đã được thành lập từ 1994 và đi vào hoạt động, tỉ giá cũng được xác định dựa trên tỉ giá bình quân giao dịch trên thị trường này. Tuy nhiên, thị trường này đang hoạt động được đánh giá là không linh hoạt. Tỉ giá trong những năm qua đã đem lại hiệu quả tốt cho xuất khẩu và do những đặc điểm riêng của doanh nghiệp sử dụng phân tích nên nhập khẩu không chịu tác động mạnh mẽ từ tỉ giá. Các công cụ phòng ngừa rủi ro tỉ giá không được sử dụng mạnh mẽ từ doanh nghiệp không có nhu cầu đến Ngân hàng không thiết tha sử dụng. Liệu trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam, những đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam thì doanh nghiệp sẽ còn được những tác động thuận lợi này và hoạt động theo truyền thống kinh doanh hay không? Các công cụ phòng ngừa có được sử dụng phổ biến như trên thế giới hay không? Đây là vấn đề cần nghiên cứu và quan tâm mở rộng . SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 51 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm KẾT LUẬN 1.Kết luận : Như vậy, hoạt động kinh doanh của Cty xuất nhập khẩu chịu tác động bởi hai yếu tố: một là năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, yếu tố này quyết định sự trưởng thành và phát triển bền vững của doanh nghiệp, yếu tố thứ hai là tỉ giá hối đoái. Nó là yếu tố không chịu sự quản lí và chi phối bởi chính doanh nghiệp, thế nhưng nó là yếu tố quyết định cho sự ổn định hay bất ổn của kinh doanh. Trong những năm 1998, 2000 và 2004 tỉ giá VND/USD biến động theo hướng tăng từ13.380 đồng lên 15.740 đồng đã làm cho doanh thu xuất khẩu của Công ty Xuất Nhập khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang tăng lên, rõ ràng nhất là năm 2000, kim ngạch xuất khẩu giảm 1.751 ngàn USD so với năm 1998 nhưng tỉ giá tăng từ 12.062 đ lên 14.287 đ đã làm cho doanh thu xuất khẩu năm 2000 tăng lên 26,72 tỉ đồng so với năm 1998. Hoạt động xuất khẩu gạo luôn thu về lợi nhuận qua mỗi năm nhờ vào tỉ giá xuất khẩu luôn nhỏ hơn tỉ giá thực tế giao dịch. Nhờ vậy, tình hình tài chính của công ty có những chuyển biến tốt. Hoạt động nhập khẩu của Công ty cũng có những biến động, năm 2000 cùng với sự tăng lên của tỉ giá, kim ngạch nhập khẩu giảm 1.644 ngàn USD, nhưng năm 2004 tỉ giá tăng lên nhưng kim ngạch nhập không giảm đi mà tăng lên 3.918 ngàn USD. Chứng tỏ, tỉ giá không phải là yếu tố duy nhất quyết định nhập khẩu. Nhập khẩu là để thỏa mãn nhu cầu sản xuất và sự tăng lên của nhập khẩu được bù đắp bằng sự tăng lên của xuất khẩu, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp. Để hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp ngày càng đạt hiệu quả tốt cần thiết có những kiến nghị sau: 2.Kiến Nghị: 2.1.Đối với UBND tỉnh An Giang: Nhờ những tác động thuận lợi của tỉ giá trong xuất khẩu những năm qua, hoạt động xuất khẩu mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó để xuất khẩu có hiệu quả hơn cần thiết những kiến nghị sau: + Ra sức ngăn chặn và có biện pháp xử lí buôn lậu qua biên giới, đây là hoạt động ảnh hưởng đến thị trường trong nước và tỉ giá hối đoái. + Phát triển các loại hình du lịch của tỉnh nhằm thu về ngoại tệ góp phần đáp ứng nhu cầu ngoại tệ, tác động vào tỉ giá. + Tạo điều kiện khuyến khích hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu: tăng thưởng xuất khẩu đối với những sản phẩm mới… SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 52 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm + Phối hợp cùng các cơ quan nghiên cứu cung cấp những giống lúa có chất lượng cao, phục vụ cho xuất khẩu, bảo đảm cạnh tranh. + Thu hút đầu tư nước ngoài, nhằm tạo nguồn khuyến khích sản xuất và xuất khẩu của tỉnh. + Phát triển làng nghề cá bè, tổ chức các hội thảo nâng cao chất lượng cá. Tạo điều kiện cho hiệp hội cá da trơn của tỉnh phát triển góp phần ổn định xuất khẩu thủy sản, nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu. 2.2.Đối với Ngân hàng Ngoại thương An Giang: Đây là ngân hàng phục vụ chủ yếu cho Cty Afiex trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. + Mở rộng nhiều hình thức thanh toán xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp, tạo sự thân tín và ưu tiên về lãi suất tiền gửi và cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp. + Đáp ứng kịp thời hơn nữa nhu cầu về đồng Euro cho doanh nghiệp khi có yêu cầu. + Cần khẩn trương tiếp cận và triển khai các nghiệp vụ mới trong giao dịch ngoại hối theo thông lệ quốc tế như: Hoán đổi ngoại tệ, Option. + Tiếp tục mở rộng mạng lưới chi nhánh thực hiện thanh toán qua biên giới, bố trí cán bộ làm việc đáp ứng thời gian giao dịch 24/24 tại các cửa khẩu với Campuchia như: Cửa khẩu Tịnh Biên, Xuân Tô. Đây là biện pháp góp phần tác động vào cung cầu ngoại tệ, tạo sự ổn định tỉ giá. 2.3.Đối với Công ty Afiex: + Nâng cao năng lực quản lí ngoại hối, phân tích biến động tỉ giá VND/USD và có dự báo biến động tỉ giá để có thể ứng phó kịp thời và tận dụng những biến động đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. + Ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ xuất khẩu bằng cách kí kết nhiều hợp đồng dài hạn với chủ sản xuất. + Cần xem trọng và giảm bớt thời hạn thanh toán bằng L/C chậm trả để hoạt động của doanh nghiệp thuận lợi hơn. + Trong kinh doanh xuất nhập khẩu cần có kế hoạch và chú trọng vào biến động tỉ giá để có thể ứng phó kịp thời với những biến động mới. + Tìm hiểu nhu cầu thị trường, mở rộng thị trường, cung cấp sản phẩm mới phục vụ xuất khẩu. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu như: cải tiến bao bì, nâng cao chất lượng, tạo uy tín tốt. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 53 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm + Vì doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ có những lĩnh vực không mang lại hiệu quả cao, cần xúc tiến tổng kết hiệu quả của từng lĩnh vực kinh doanh để có những thế mạnh riêng. Tóm lại, doanh nghiệp đã và đang nổ lực hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả, nhưng thiết nghĩ với những yếu cầu khách quan của thị trường ngày nay thì thế mạnh trong kinh doanh là quan trọng và khi nền kinh tế đất nước hòa nhập vào kinh tế thế giới, doanh nghiệp sẽ có một chổ đứng và ổn định vì tương lai lâu dài, cho nên hãy tạo thế mạnh chủ lực là quan trọng nhất. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 54

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan tich tac dong cua ti gia hoi doai den hoat dong xuat nhap tai cty xuat nhap khau nong san t.PDF
Tài liệu liên quan