Phân tích, thử nghiệm chức năng dao động điện của rơle khoảng cách kỹ thuật số
Tại Việt Nam, tất cả các RLBV kỹ thuật số có
tích hợp chức năng khóa PWS sử dụng phổ biến trên
đường dây truyền tải điện. Tuy nhiên, chức năng này
chưa được phân tích đầy đủ trong thực tế vận hành.
Bên cạnh đó, với tính chất phức tạp của sự cố, chế độ
làm việc của hệ thống điện diện rộng nên việc phân
tích và đánh giá tính năng làm việc của chức năng
khóa PWS cho từng chủng loại rơle là rất cần thiết.
Kết quả đã trình bày trong bài báo sẽ giúp cho
các cán bộ quản lý vận hành, nhà nghiên cứu, và thiết
kế hệ thống điện Việt Nam có thể:
- Nắm bắt được những vấn đề chính nhằm chỉnh
định đúng đắn thông số cho RLBV.
- Sử dụng hợp bộ thí nghiệm CMC 256 nhằm
kiểm tra, thử nghiệm chức năng này trên rơle số
để phân biệt hiện tượng dao động công suất và
sự cố, đồng thời so sánh kết quả đầu ra RLBV
với tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà chế tạo được
chính xác.
- Tìm hiểu, xác định đúng các nguyên nhân gây
ra mất điện trên diện rộng trong các trường hợp
dao động điện ổn định và khôn
5 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích, thử nghiệm chức năng dao động điện của rơle khoảng cách kỹ thuật số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 125 (2018) 012-016
12
Phân tích, thử nghiệm chức năng dao động điện
của rơle khoảng cách kỹ thuật số
Analysis and Testing of Power Swing Function of Numerical Distance Relay
Lê Kim Hùng1*, Vũ Phan Huấn2
1 Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng, Số 54, Nguyễn Lương Bằng, Đà Nẵng, Việt Nam
2 Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện Miền Trung, Đà Nẵng, Việt Nam
Đến Tòa soạn: 30-01-2018; chấp nhận đăng: 28-03-2018
Tóm tắt
Để tránh tác động nhầm do dao động điện của rơle bảo vệ (RLBV) khoảng cách cơ trước đây, chức năng
phát hiện dao động điện (PSW) tích hợp trong RLBV khoảng cách kỹ thuật số ngày nay đã được sử dụng.
Rơle có khả năng phân biệt được trường hợp sự cố và PSW bằng cách sử dụng hai đặc tính tứ giác để tạo ra
vùng dò đối với quỹ đạo tổng trở đo lường di chuyển qua. Mục đích chính của chức năng là khóa chức năng
khoảng cách tác động khi PSW ổn định và cắt khi PSW không ổn định. Bài báo phân tích giải thuật chức
năng PWS, thông số chỉnh định của hãng SEL, tiến hành thử nghiệm chức năng khóa PSW của rơle kỹ thuật
số SEL 421 bằng công cụ Distance trong phần mềm TU 3.0 dùng để điều khiển hợp bộ thí nghiệm Omicron
CMC 256. Ngoài ra, bài báo xây dựng mô hình đường dây 220kV bằng phần mềm Matlab/Simulink để phân
tích dao động. Kết quả thử nghiệm chỉ ra rằng, chức năng này có độ tin cậy cao và thời gian đáp ứng làm
việc của rơle nhanh chóng.
Từ khóa: Đường dây truyền tải điện, Rơle bảo vệ khoảng cách, Dao động điện, Khóa khi có dao động điện,
Cắt khi dao động điện.
Abstract
Avoiding mistake trip of the mechanical distance relay during power swing, the power swing function
implementation in numerical distance relays are used to overcome this drawback. Now, the relay has to
discriminate between the fault and the power swing conditions. It uses dual-quadrilateral characteristics that
are based on the measurement of the time it takes the positive-sequence impedance to cross the two
blinders. The main purpose of the function is block the power swing or trip on the out-of-step. This paper
presents power swing function theory and explains setting values of SEL vendors. Also, the paper performs
to test effectively power swing function on the relay protection SEL421 by Distance function in TU3.0
software of Omicron CMC256 device. In addition, we describe a 220kV power system model, explain how to
analyze swing with Matlab/Simulink software. Thereby results show that benefits this function can yield of
high reliability, fast time response.
Keywords: Transmission line, Distance relay, Power swing, Power swing blocking, Power swing tripping
1. Đặt vấn đề
Dao*động điện (PWS) là chế độ làm việc không
bình thường của hệ thông điện. PWS sẽ xuất hiện khi
hệ thống xảy ra các sự cố, truyền tải công suất quá
cao, hoặc trong quá trình hệ thống chuyển trạng thái
làm việc (đóng cắt phụ tải, các đường dây truyền tải).
Khi đó, dòng điện và điện áp đo lường trên rơle bảo
vệ (RLBV) có biên độ và góc pha biến đổi liên tục
theo chu kỳ dao động (I tăng, U giảm) và RLBV cảm
nhận như có ngắn mạch trên đường dây. Do đó,
RLBV dễ bị tác động nhầm, dẫn đến cắt thêm các
máy phát điện và đường dây, làm trầm trọng hơn chế
độ vận hành của hệ thống điện (HTĐ) và có thể dẫn
đến rã lưới. Tuy nhiên, với đặc điểm cơ bản của PSW
* Địa chỉ liên hệ: (+84) 914112526
Email: lekimhung@dut.udn.vn
là các dao động đối xứng ba pha sẽ tắt dần. Vì vậy,
các RLBV kỹ thuật số được thiết kế để tránh tác động
nhầm khi có PWS xảy ra. Để thực hiện điều này, các
RLBV được trang bị giải thuật cho phép phát hiện
PWS ổn định và khóa chức năng bảo vệ khoảng cách
(F21) [1-4]. Tại Việt Nam, một số sự cố điển hình
gây ra PSW trên lưới 500kV gồm có [5]: Sự cố vào
lúc 14h43’ ngày 27/12/2006 tại TBA 500 kV Pleiku;
Dao động điện trên đường dây 500 kV Pleiku - Đà
Nẵng vào lúc 11h30’ ngày 24/4/2008; Sự cố ngày
04/10/2012 gây nhảy đường dây Di Linh – Tân Định;
Sự cố ngày 26/4/2013 trong điều kiện vận hành phải
nối tắt (bypass) 2 tụ bù dọc tại Nho Quan trên đường
dây Nho Quan - Hà Tĩnh và 4 tụ bù dọc tại Hà Tĩnh
trên đường dây Hà Tĩnh - Nho Quan và Hà Tĩnh - Đà
Nẵng; Sự cố ngày 22/05/2013 gây nhảy đường dây Di
Linh - Tân Định.....
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 125 (2018) 012-016
13
Nội dung chính của bài báo đi sâu vào phân tích
giải thuật phát hiện PWS, giá trị chỉnh định cho
RLBV của hãng SEL. Sau đó, sử dụng hợp bộ thí
nghiệm CMC 256 để kiểm tra thực tế ứng dụng chức
năng này trên SEL 421 và mô phỏng kiểm chứng mô
hình đường dây song song 220kV có chiều dài 80km
bằng phần mềm Matlab/Simulink.
2. Giải thuật phát hiện dao động điện
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp dùng để
phát hiện PWS. Vấn đề đặt ra là chúng phải phân biệt
rõ hai trường hợp là ngắn mạch và PWS. Nói chung,
RLBV cần đáp ứng được các tiêu chí sau đây [6]:
- Xác định rõ vùng dò PWS: Các hãng sản xuất
RLBV thường sử dụng hai phần tử có đặc tính tứ giác
để tạo ra vùng dò PSW (nằm giữa vùng trong và vùng
ngoài) như hình 3. Lưu ý, vùng này phải bao trùm
được vùng làm việc (khởi động) ngoài cùng (thường
là vùng Z3) của RLBV. Giá trị điện trở, điện kháng
của vùng ngoài nằm trong khoảng từ (135 ÷ 150)%
giá trị của vùng trong.
Hình 1. Logic dò PWS
Nguyên lý làm việc của chức năng PSW được
trình bày trên hình 1. Trong đó, Zps, Zn và EF lần
lượt là tín hiệu đầu ra của vùng dò dao động, vùng
làm việc của RLBV khoảng cách và ngưỡng dò sự cố
chạm đất.
Nếu tổng trở đo nằm trong vùng dò PWS (Zps =
1, Zn = 0, EF = 0), tín hiệu khóa dao động điện sẽ
xuất hiện sau thời gian dò dao động điện (nằm trong
khoảng từ 30 ÷ 50ms). Tại thời điểm này, ta có hai
lựa chọn: Khóa tất cả các vùng bảo vệ Z2, Z3, và Z4
ngoại trừ Z1 (cho phép cắt MC khi tổng trở đo đi vào
vùng Z1) hoặc Khóa tất cả các vùng bảo vệ và cắt
MC khi xảy ra PWS không ổn định [6].
Nếu tổng trở đo di chuyển ra ngoài của vùng dò
PWS, thì tín hiệu khóa sẽ giải trừ sau thời gian khóa
dao động điện (≥ 2s đối với đường dây trong cùng
một HTĐ, ≥ 5s đối với đường dây liên kết giữa hai
HTĐ). Trong trường hợp xuất hiện sự cố chạm đất
(EF = 1), thì tín hiệu khóa dao động điện ngay lập tức
bị giải trừ.
- Hướng di chuyển phù hợp: hướng di chuyển của
quỹ đạo tổng trở đo trong vùng dò theo một hướng
nhất định. Đối với PSW ổn định, tổng trở đo di
chuyển chậm từ vùng tải vào vùng làm viêc của
BVRL rồi quay trở ra ngoài cùng một phía, nên
RLBV cần phải khóa chức năng F21. Còn đối với
PSW không ổn định, tổng trở đo cũng di chuyển
chậm đến vùng làm việc của BVRL, nhưng sau đó
tiếp tục đi qua trục X và sang phía đối diện (trục điện
trở âm) nên RLBV cần phải chủ động xuất lệnh cắt
MC. Trong trường hợp này, RLBV 7SA522 kiểm tra
thêm thành phần điện trở đo có bị đổi dấu hay không,
còn SEL321 thì giám sát dòng TTN vượt quá giá trị
đặt.
- Tính liên tục: giá trị tổng trở đo lường giữa hai điểm
(ví dụ điểm 4, 5) trên hình 2 có quỹ đạo di chuyển phải
thay đổi ít nhất một giá trị tối thiểu là dR(k), dX(k) và
|dR(k) - dR(k+1)| < ngưỡng đặt (50mΩ) [7].
Hình 2. Véc tơ tổng trở khi dao động
- Tính đều đặn: Để phát hiện PWS, RLBV Schneider
P442 căn cứ vào tốc độ biến thiên của tổng trở đo 3
pha của hai điểm theo thời gian (dZ/dt) đi qua vùng
dò ∆R và ∆X (hình 3) với thời gian lớn hơn 5ms
(hoặc tốc độ thay đổi chậm < 5Ω/s) khi dao động và
có giá trị rất lớn (hoặc tốc độ thay đổi nhanh) đi trực
tiếp vào vùng bảo vệ khi ngắn mạch [8], [9].
Hình 3. Đặc tính phát hiện dao động điện P442
3. Kiểm định chức năng khóa dao động điện
(OSB) của hãng SEL
Dựa trên cơ sở tài liệu [9] hướng dẫn tính toán
thông số chỉnh định vùng trong Z6, vùng ngoài Z7 và
thời gian khóa dao động điện (Out of Step Block
Time Delay - OSBD) của rơle SEL421, chúng tôi tiến
hành thực hiện cho đường dây D12 tại TBA 220kV
Thạnh Mỹ ở hình 4, có vùng Z4P = 31.58Ω, với giả
định (EOOS = Y, EOOST = N). Sau đó, thực hiện các
bước thử nghiệm cụ thể như sau:
Hình 4. Đường dây D12 tại TBA 220kV Thạnh Mỹ
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 125 (2018) 012-016
14
Bước 1: Cài đặt thông số chỉnh định đã tính toán
cho RLBV SEL421 (S/N: 2007134228) bằng phần
mềm AcSELerator QuickSet Editor như hình 5.
Hình 5a. Thông số chỉnh định chức năng OSB
Hình 5b. Đặc tính OSB
Bước 2: Kiểm tra tín hiệu dò PWS dựa trên quỹ
đạo tổng trở đo được mô tả bằng công cụ Distance
của phần mềm TU 3.0 điều khiển hợp bộ CMC256
(hình 6) để thử nghiệm chức năng khóa PSW của
ngăn lộ D12 ở TBA 220kV Thạnh Mỹ.
- Phát sự cố pha - pha tại điểm (1) nằm ngoài vùng 7.
Sau đó, mô phỏng sự cố pha - pha (AB, BC, AC) nằm
trong vùng dò tại điểm (2) với thời gian lớn hơn OSBD
= 30ms. Tín hiệu dao động sẽ xuất hiện.
- Cắt phát sự cố hoặc tạo sự cố nằm ngoài vùng Z7 và
kiểm tra tín hiệu dao động sẽ tự giải trừ sau thời gian
UBOSBD = UBOSBF x OSBD = 4 x 0.03 = 0.12s.
- Tạo sự cố chạm đất nằm trong vùng dò, kiểm tra tín
hiệu dò dao động công suất không làm việc.
Hình 6. Modun Distance test
Bước 3: Kiểm tra tính năng khóa bảo vệ
- Sau khi có tín hiệu PWS từ bước trên, tiến hành tạo sự
cố pha – pha tại vùng Z4 tại điểm (3). Kiểm tra Z4 sẽ cắt
nếu chọn chức năng khóa vùng 4 (Out-of-Step Block
Zone 4) OOSB4 = N và không cắt nếu là Y.
- Thực hiện tương tự cho các vùng Z1, Z2.
Bước 4: Kiểm tra bản ghi sự cố
Trường hợp 1: OOSB4 chọn là N, chức năng
F21 làm việc bình thường.
Hình 7. Kết quả thử nghiệm RLBV với chức năng M4PT
tác động khi không có tín hiệu khóa dao động điện
Trường hợp 2: OOSB4 là Y, RLBV khóa khi
PWS ổn định và PWS không ổn định đến hết 0.1s.
Hình 8. Kết quả thử nghiệm RLBV không tác động
khi xuất hiện tín hiệu khóa dao động điện vùng 4
(Block Zone 4 during out-of-step condition - OSB4)
Tín hiệu khóa F21 khi PWS sẽ bị giải trừ nếu:
- Khi tổng trở đo nằm ngoài Z7.
- Dòng điện TTN 50QUB của phần tử hướng TTN
67QUBF hoặc 67QUBR (67Q1T của vùng 1) khởi tạo.
- Nếu tổng trở đo nằm giữa hai đường thẳng vùng dò
sự cố ba pha với thời gian UBOSBD = 4.
4. Mô phỏng hệ thống điện bằng Matlab/Simulink
Bài báo sử dụng phần mềm Matlab/Simulink để
mô phỏng hệ thống đường dây truyền tải song song
220kV, có chiều dài 80km (r1 = 0.0345Ω/km, r0 =
0.1796Ω/km, x1 = 0.001H/km, x0 = 0.0036H/km),
MFĐ 200MW, phụ tải 400MW cho trên hình
9.
Hình 9a. Modun rơle dao động công suất
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 125 (2018) 012-016
15
Hình 9b. Mô hình đường dây song song 220kV
Trường hợp 1: mô phỏng dao động ổn định khi
có sự cố ở thời điểm t = 6s trên đường dây 2 tại 60km
(tính từ thanh cái B1), RF = 10Ω. MC cắt cô lập
đường dây 2 tại t = 6.12s và làm công suất P, Q
truyền tải trên đường dây 1 bị dao động mạnh. Sau đó
MC đường dây 2 đóng lặp lại tại t = 7s và dao động
giảm dần theo thời gian. Kết quả là quỹ đạo tổng trở
đi vào và đi ra vùng dò bên phía tay phải nên RLBV
trên đường dây 1 nhận thấy PSW ổn định xuất tín
hiệu PSW tại t = 6.5s (xem hình 10, 12).
Hình 10. Quỹ đạo tổng trở Z1 khi dao động ổn định
Trường hợp 2: mô phỏng dao động không ổn
định khi có sự cố ở thời điểm t = 6s trên đường dây 2
tại 20km (tính từ thanh cái B1), RF = 1Ω. MC cắt cô
lập đường dây 2 tại t = 6.2s và làm công suất P, Q
truyền tải trên đường dây 1 bị dao động mạnh. Mặc
dù MC đường dây 2 đóng lặp lại tại t = 7s nhưng quỹ
đạo tổng trở đi từ bên phải vào vùng trong, sang bên
trái và đi ra vùng ngoài. Cho nên, RLBV trên đường
dây 1 nhận thấy PSW không ổn định nên xuất tín hiệu
OST tại t = 7.2s (xem hình 11, 13).
Hình 11. Quỹ đạo tổng trở Z1 khi dao động không ổn định
Hình 12. Dạng sóng dòng điện, điện áp, P, Q và tín hiệu PSW, OST trên RLBV khi dao động ổn định
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 125 (2018) 012-016
16
Hình 13. Dạng sóng dòng điện, điện áp, P, Q và tín hiệu PSW, OST trên RLBV khi dao động không ổn định
5. Kết luận
Tại Việt Nam, tất cả các RLBV kỹ thuật số có
tích hợp chức năng khóa PWS sử dụng phổ biến trên
đường dây truyền tải điện. Tuy nhiên, chức năng này
chưa được phân tích đầy đủ trong thực tế vận hành.
Bên cạnh đó, với tính chất phức tạp của sự cố, chế độ
làm việc của hệ thống điện diện rộng nên việc phân
tích và đánh giá tính năng làm việc của chức năng
khóa PWS cho từng chủng loại rơle là rất cần thiết.
Kết quả đã trình bày trong bài báo sẽ giúp cho
các cán bộ quản lý vận hành, nhà nghiên cứu, và thiết
kế hệ thống điện Việt Nam có thể:
- Nắm bắt được những vấn đề chính nhằm chỉnh
định đúng đắn thông số cho RLBV.
- Sử dụng hợp bộ thí nghiệm CMC 256 nhằm
kiểm tra, thử nghiệm chức năng này trên rơle số
để phân biệt hiện tượng dao động công suất và
sự cố, đồng thời so sánh kết quả đầu ra RLBV
với tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà chế tạo được
chính xác.
- Tìm hiểu, xác định đúng các nguyên nhân gây
ra mất điện trên diện rộng trong các trường hợp
dao động điện ổn định và không ổn định dựa
trên phần mềm Matlab/Simulink.
Tài liệu tham khảo
[1] Gustav Steynberg, Distance protection power swing,
Siemens, TLQ2, February 2003.
[2] Nguyễn Đức Huy, Lã Minh Khánh, Nguyễn Xuân
Tùng, Nguyễn Xuân Hoàng Việt, Dao động công suất
trong hệ thống điện, Tạp chí Điện & Đời sống, ISSN:
0686 – 3883, số 162 – 10/2012.
[3] Nguyễn Hồng Thái, Vũ Văn Tẩm, Rơle số lý thuyết
và ứng dụng, NXB Giáo dục (2003).
[4] PGS. TS Lê Kim Hùng, Bảo vệ các phần tử chính
trong hệ thống điện, NXB Đà Nẵng (2004).
[5] Nguyễn Đức Ninh, Tăng cường độ ổn định, tin cậy
của lưới điện 500 kV sau các sự cố mất điện diện
rộng và sự cần thiết phải trang bị hệ thống bảo vệ
chống mất điện diện rộng, Hội nghị Khoa học công
nghệ điện lực toàn quốc 2014.
[6] Anucha Semjan, Testing a Relay's Power Swing
Impedance Characteristic with Advance Distance
Module, Omicron, ANS_1001 0_ENU, Nov 24, 2010.
[7] Michael Claus, Siprotec 4 Distance Protection 7SA522
and 7SA6, Siemens EV S V13 Nürnberg H, 2013.
[8] MiCOM, Technical Manual. Numerical Distance
Protection Relays P442, 2011.
[9] SEL, SEL421 Relay Protection and Automation System
Instruction Manual, Applications Handbook, 2013.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_thu_nghiem_chuc_nang_dao_dong_dien_cua_role_khoang.pdf