Kết quả nghiên cứu cho thấy, Việt Nam sẽ là bên cung cấp chính các sản
phẩm nông nghiệp, thủy hải sản, gia công linh kiện điện tử và dệt may cho phía
Nhật Bản do có những lợi thế về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động dồi dào.
Nhật Bản có trình độ phát triển kinh tế cao, sẽ là quốc gia có khả năng cung cấp
máy móc, thiết bị điện tử, phương tiện vận tải, hỗ trợ Việt Nam trong giai đoạn
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Như vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu, việc
thực hiện chiến lược marketing xuất khẩu cho các ngành hàng nông nghiệp, thủy
hải sản và linh kiện điện tử tới thị trường Nhật Bản phải cân nhắc trước tiên và là
điều kiện tiên quyết để Việt Nam xuất khẩu bền vững sang thị trường này. Đặc
biệt, phía Nhật Bản đặt ra nhiều yêu cầu khắt khe đối với hàng nhập khẩu. Do vậy,
để các mặt hàng Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp cần lưu ý
tới những rào cản kỹ thuật như việc đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực
phẩm, thủ tục, hình thức xuất khẩu. Với hàng nông sản nhập khẩu, Nhật Bản
không chỉ đơn thuần tiến hành kiểm tra, xét nghiệm tồn dư về thuốc bảo vệ thực
vật hoặc dư lượng kháng sinh mà phía bạn còn phải nắm bắt được việc trồng trọt,
kỹ thuật nuôi trồng, các loại phân bón, xử lý sâu bệnh. Nói cách khác, sản phẩm
phải được truy xuất nguồn gốc thì mới đạt yêu cầu xuất khẩu sang thị trường Nhật
Bản. Ngoài ra, hệ thống phân phối hàng hóa tại Nhật Bản rất phức tạp với nhiều
cấp khác nhau, đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này phải có
quan hệ tốt với các nhà nhập khẩu trung gian thông qua các Hiệp hội ngành hàng.
Để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp và các ngành
hàng cần nghiên cứu, khảo sát cụ thể nhu cầu của thị trường, xây dựng chiến lược
marketing phù hợp. Các sản phẩm có mẫu mã, màu sắc, bao bì sản phẩm phải phù
hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đồng thời, tích cực tham gia các hội thảo, giao
thương chương trình xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu hàng hóa cũng như thế
mạnh của doanh nghiệp, tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường kinh
doanh. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu cho các công
ty thương mại và các doanh nghiệp bán buôn Nhật Bản mà chưa tiếp cận được với
các kênh khác như hệ thống bán lẻ (siêu thị), các nhà chế biến.
14 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích thương mại Việt Nam - Nhật bản trong CPTPP: Sử dụng chỉ số thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
24 | Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020)
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế
Trang chủ:
PHÂN TÍCH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN TRONG CPTPP:
SỬ DỤNG CHỈ SỐ THƯƠNG MẠI
Lê Thị Ánh Tuyết1
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Ngày nhận: 19/08/2020; Ngày hoàn thành biên tập: 17/09/2020; Ngày duyệt đăng: 22/09/2020
Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong khuôn khổ
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Dữ liệu
nghiên cứu được thực hiện từ năm 2001 đến năm 2018 trên trang web chính thức của
UNComtrade. Bài báo này sử dụng phương pháp chỉ số thương mại để xác định các lĩnh
vực có khả năng hưởng lợi và những lĩnh vực có khả năng bị ảnh hưởng tiêu cực giữa Việt
Nam và Nhật Bản khi thực thi CPTPP. Kết quả đã chứng minh Việt Nam và Nhật Bản sẽ
tiếp tục là những đối tác thương mại lớn và thậm chí sẽ phát triển hơn nữa trong bối cảnh
thực thi CPTPP. Hiệp định này sẽ là cơ hội lớn để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các sản
phẩm dệt may, giày da, đồ gỗ, rau quả, thủy sản và linh kiện điện tử sang Nhật Bản.
Ngược lại, Nhật Bản sẽ có nhiều cơ hội hơn trong xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng
công nghệ cao sang Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả cũng gợi ý một số
chính sách thúc đẩy quan hệ thương mại với Nhật Bản trong tương lai.
Từ khóa: CPTPP, Chỉ số thương mại, Việt Nam, Nhật Bản
VIETNAM - JAPAN TRADE ANALYSIS IN CPTPP:
USING TRADE INDICATOR
Abstract: The study focuses on analyzing Vietnam - Japan trade in CPTPP. Research data
are collected from 2001 to 2018 on the official website of UNComtrade. This article uses
the trade index method to identify areas that are likely to benefit and negatively affect
Vietnam and Japan when implementing the CPTPP. The results have proven that Vietnam
and Japan will continue to be major trading partners for each other when implementing the
CPTPP. The CPTPP will be a great opportunity for Vietnam to boost exports of textile
products, leather shoes and wooden products, vegetables, seafood and electronic
components to Japan. In the opposite direction, Japan will have more opportunities to
export high-tech products to Vietnam. On the basis of these findings, the author also
suggests a number of policies to promote trade relations with Japan in the future.
Keywords: CPTPP, Trade indicator, Vietnam, Japan
1 Tác giả liên hệ, Email: letuyetdhnt@gmail.com
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) | 25
1. Đặt vấn đề
Nhật Bản là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong CPTPP với
tổng giá trị xuất nhập khẩu đạt 37,8 tỉ USD năm 2018, chiếm hơn 50% tổng kim
ngạch thương mại với các thành viên trong nhóm hiệp định này. Việt Nam xuất
khẩu sang Nhật Bản hơn 18,8 tỉ USD và nhập khẩu hơn 19 tỉ USD. Nhật Bản là
đối tác đầu tư trực tiếp (FDI) lớn nhất trong khối CTPPP và cũng là nhà đầu tư lớn
thứ hai của Việt Nam (sau Hàn Quốc) với vốn lũy kế đến nay hơn 57 USD.
Singapore là nhà đầu tư xếp tiếp theo trong số các đối tác tham gia vào CPTPP
với 46,6 tỉ USD. Ngày 01/07/2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh
đã có buổi điện đàm với Bộ trưởng Bộ Chính sách Kinh tế và Tài khóa Nhật Bản
Nishimura Yasutoshi, thảo luận về việc thúc đẩy hợp tác trao đổi thương mại song
phương, tầm quan trọng của hệ thống thương mại đa biên, cũng như vai trò của
CPTPP trong quá trình phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19 trong
khu vực và trên thế giới. Trong bối cảnh hiện nay, CPTPP sẽ giúp phát triển chuỗi
cung ứng khu vực và toàn cầu, từ đó đẩy mạnh phát triển bền vững của nền kinh
tế các nước thành viên, đồng thời thúc đẩy quá trình ứng dụng thương mại điện tử
và công nghệ số vào các hoạt động sản xuất kinh doanh để phục hồi nhanh chóng
và mạnh mẽ hơn sau đại dịch Covid-19. Bên cạnh những thuận lợi, CPTPP cũng
đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam trong thương mại với Nhật Bản bởi vì nhiều
điều khoản có lợi cho các quốc gia công nghiệp phát triển hơn là cho các nước
đang phát triển như Việt Nam.
Thực tế cho thấy, cả trong và ngoài nước đều đã có rất nhiều nghiên cứu về
tác động của CPTPP tới thương mại của từng quốc gia. Tiêu biểu có thể kể tới các
nghiên cứu của Lu (2018), Maliszewska & cộng sự (2018), Cooper & Manyin
(2013), Armstrong (2011), Trung (2014), Nguyễn (2019), Nguyễn (2015), Hội
(2015), Hội (2014), Bùi (2017), Le (2015), Thịnh (2019), Phương (2016), Thúy
(2015), Thu (2016), Ngân (2014), Dung (2016). Tuy nhiên, các nghiên cứu này
chỉ mới tập trung phân tích những cơ hội, thách thức chung của CPTPP tới kinh tế
của các quốc gia thành viên, hay một ngành hàng cụ thể trong một quốc gia nào
đó, mà chưa có một nghiên cứu nào đánh giá được tác động tổng thể của CPTPP
tới quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản và tìm ra được những ngành
hàng có lợi thế và bất lợi cho Việt Nam trong thương mại với Nhật Bản khi thực
thi CPTPP. Do đó, việc phân tích thương mại Việt Nam - Nhật Bản để thấy được
xu hướng vận động của cơ cấu thương mại giữa các bên và đánh giá được tác
động theo ngành của CPTPP đối với Việt Nam. Nghiên cứu này góp phần làm rõ
bức tranh chung trong quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản, xác định những
ngành hàng Việt Nam có lợi thế so sánh, các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng
xuất nhập khẩu trên cơ sở đó dự báo xu hướng xuất nhập khẩu của Việt Nam với
Nhật Bản trong bối cảnh hội nhập CPTPP.
26 | Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020)
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Theo các nghiên cứu của Kehoe & Kehoe (1994), Mikic (2005), Karingi &
cộng sự (2005), Cassing & cộng sự (2010), Plummer & cộng sự (2011), Philip &
cộng sự (2011), có thể sử dụng các phương pháp sau để đánh giá dự kiến tác động
của một FTA: (i) Chỉ số thương mại; (ii) Cân bằng cục bộ (PE); (iii) Cân bằng
tổng thể (CGE); (iv) Mô hình kinh tế lượng thông qua mô hình trọng lực và (v)
Phương pháp doanh thu thuế. Mỗi phương pháp có thể được sử dụng để đánh giá
các khía cạnh tác động cụ thể khác nhau của các hiệp định thương mại tự do
(FTAs) và có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Để lựa chọn được phương pháp
nghiên cứu thích hợp, cần phải dựa vào mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu cũng
như nguồn số liệu hiện có. Mô hình cân bằng cục bộ là một công cụ để đo lường
tạo lập thương mại, chuyển hướng thương mại, mức thu thuế và tác động đến
phúc lợi trong trường hợp thuế suất của một sản phẩm thay đổi. Mô hình cân bằng
tổng thể được tính toán bằng hệ các phương trình nhiều ẩn được giải đồng thời
thông qua ma trận đầu vào và đầu ra của toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia với
tất cả các nước theo luồng thương mại. Mô hình cân bằng tổng thể chỉ phù hợp
đánh giá tác động lên toàn bộ nền kinh tế, trong khi phân tích theo từng ngành
hàng nhỏ sẽ không thể phản ánh được điều này. Mô hình lực hấp dẫn sử dụng số
liệu quá khứ để đánh giá tác động của FTAs đã được thực thi với cách tiếp cận
thông qua các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại, gồm cả việc thực thi FTAs. Mô
hình trọng lực là mô hình kinh tế lượng được dùng để giải thích khối lượng và
dòng chảy thương mại song phương giữa các quốc gia và thương mại quốc tế.
Phương pháp doanh thu thuế sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian về kim ngạch
xuất nhập khẩu, thuế suất, các biến định tính thể hiện đặc trưng của một FTA, số
thu thuế nhằm đánh giá tác động của một FTA tới sự thay đổi nguồn thu của một
quốc gia. Với mục tiêu là đánh giá tác động tiềm năng của CPTPP đến thương mại
Việt Nam - Nhật Bản thông qua việc xác định các ngành có tiềm năng được
hưởng lợi và các ngành có tiềm năng bị ảnh hưởng tiêu cực, chứ không phải định
lượng hóa tác động của CPTPP đến sự thay đổi luồng thương mại trong từng
ngành, nghiên cứu sử dụng phương pháp chỉ số thương mại.
Ưu điểm của phương pháp chỉ số thương mại là các số liệu xuất nhập khẩu
giữa hai bên chi tiết đến ngành hàng được sử dụng để tính toán các chỉ số thương
mại có thể thu thập khá dễ dàng, trong khi những nhận định về cơ hội và thách
thức tiềm năng từ các chỉ số này cũng khá hữu ích. Tuy nhiên, nhược điểm của
phương pháp này là không đưa ra được các con số chính xác về tác động của FTA
đến thương mại và phúc lợi xã hội với các nước thành viên mà chỉ đưa ra được
các nhận định về khả năng đem lại lợi ích của FTA. Các chỉ số thương mại được
sử dụng trong bài viết bao gồm: Kim ngạch, tỷ trọng xuất nhập khẩu, cơ cấu
thương mại, chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA), chỉ số chuyên môn hóa xuất
khẩu (ES) và chỉ số bổ sung thương mại (Cjk). Các chỉ số này được sử dụng không
chỉ để mô tả, so sánh mà còn giúp đánh giá thực trạng, xu hướng thương mại giữa
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) | 27
Việt Nam và Nhật Bản, từ đó giúp đưa ra những đánh giá bước đầu về tác động
tiềm năng của CPTPP đến thương mại hàng hóa của Việt Nam - Nhật Bản.
Hệ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) được Balassa (1965) đề xuất để xác
định các mặt hàng mà một quốc gia có lợi thế so sánh.
RCA = (Xij/Xi)/(Xwj/Xw)
Trong đó:
RCAij là chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu đối với hàng hóa j trong nước i;
Xij là xuất khẩu của hàng hóa j trong nước i;
Xi là tổng kim ngạch xuất khẩu của nước i;
Xwj là tổng giá trị xuất khẩu của hàng hóa j của thế giới;
Xw là tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới.
Nếu RCA lớn hơn 1, quốc gia có lợi thế so sánh trong hàng hóa đó và ngược
lại, RCA nhỏ hơn hoặc bằng 1 thể hiện quốc gia không có lợi thế so sánh. Bài viết
sử dụng RCA để xác định các ngành Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu
cũng như các ngành sẽ gặp phải sức ép cạnh tranh khi CPTPP được thực hiện.
Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu (ES) cũng tương tự như RCA nhưng tham
chiếu đến một thị trường cụ thể, cho biết thị trường đối tác đang xem xét liệu có
phải là thị trường tiềm năng hay không. Khi cơ cấu chuyên môn hóa xuất khẩu
của hai đối tác tương tự nhau, hai đối tác đó sẽ cạnh tranh trong thương mại quốc
tế. Ngược lại, hai đối tác đó sẽ có tính bổ sung thương mại lớn. Vì thế, chỉ số này
thường được sử dụng để đánh giá tiềm năng thu được khi FTA được ký kết giữa
hai đối tác:
ES = (xij/Xit)/(mkj/Mkt), trong đó xij và Xit là giá trị xuất khẩu mặt hàng j của
nước i và tổng giá trị xuất khẩu của nước i, mkj và Mkt là giá trị nhập khẩu của sản
phẩm j tại thị trường k và tổng nhập khẩu ở thị trường k. ES thể hiện tỷ trọng xuất
khẩu của một nước có tiềm năng để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của một nước
khác trong một mặt hàng hay không. ES lớn hơn 1 thể hiện cơ hội chuyên môn
hóa để xuất khẩu sang nước khác. Ngược lại, ES nhỏ hơn 1 thể hiện quốc gia
không có lợi thế so sánh ở thị trường nước đối tác với sản phẩm này.
Tiềm năng và triển vọng mở rộng thương mại giữa các nước phụ thuộc vào
mức độ bổ sung giữa các nước. Khi hai nước có cơ cấu kinh tế bổ sung cho nhau,
thì sẽ có tiềm năng lớn hơn để mở rộng thương mại và ngược lại. Tính bổ sung
trong cơ cấu thương mại giữa các nước thường được đánh giá thông qua chỉ số về
tính bổ sung thương mại (Trade Complementarity). Chỉ số này xác định mức độ
tương thích giữa cơ cấu xuất khẩu của một nước với cơ cấu nhập khẩu của nước
đối tác. Dựa trên phương pháp do Michealy (1999) đề xuất, chỉ số bổ sung thương
mại được tính như sau:
28 | Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020)
Trong đó:
Cjk là mức độ bổ sung về thương mại giữa hai nước j và k;
xij là tỷ trọng của hàng hóa i trong xuất khẩu của nước j;
mik là tỷ trọng của hàng hóa i trong nhập khẩu của nước k.
Chỉ số bổ sung thương mại dao động trong phạm vi từ 0 đến 100. Khi chỉ số
bổ sung thương mại bằng 0, một nước xuất khẩu những sản phẩm mà nước đối tác
không nhập khẩu, hay nói cách khác, cơ cấu thương mại giữa hai nước hoàn toàn
không có tính bổ sung cho nhau. Khi chỉ số này bằng 100, một nước có cơ cấu
xuất khẩu tương tự như nước đối tác. Chỉ số bổ sung thương mại càng cao thể
hiện mức độ tương thích càng lớn giữa cơ cấu thương mại của nước xuất khẩu và
nước nhập khẩu, do đó triển vọng mở rộng thương mại càng lớn.
Để tính toán được các chỉ số trên, trong bài viết này, tác giả sẽ sử dụng số
liệu theo các dòng hàng được phân loại theo Hệ thống điều hòa phân loại và mã
hóa hàng hóa (HS) của Tổ chức Hải quan Thế giới được công bố chính thức trên
UNComtrade. Hệ thống HS này bao gồm khoảng 5.300 mã HS có 6 chữ số kèm
mô tả sản phẩm được sắp xếp thành 99 chương, được nhóm thành 21 phần. Trong
đó, 6 chữ số có thể được chia thành 3 phần. Hai chữ số đầu tiên (HS-2) xác định
chương hàng hóa được phân loại, ví dụ: 09 = Cà phê, Trà, Maté và Gia vị. Hai
chữ số tiếp theo (HS-4) xác định các nhóm trong chương đó, ví dụ: 09.02 = Trà,
đã hoặc chưa pha hương liệu. Hai chữ số tiếp theo (HS-6) thậm chí còn cụ thể
hơn, ví dụ: 09.02.10 Trà xanh (không lên men). Tính đến cấp HS-6, hầu hết các
nước đều phân loại sản phẩm theo cùng một cách. Bài viết này sẽ sử dụng số liệu
theo chương trong hệ thống HS tức là cách phân loại hàng hóa theo HS-2.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu
Đơn vị: Nghìn USD
Biểu đồ 1. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Nhật Bản
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên dữ liệu của UNcomtrade
0
5000000
10000000
15000000
20000000
Kim ngạch Xuất khẩu Kim ngạch Nhập khẩu
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) | 29
Biểu đồ 1 cho thấy cả kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu giữa
Việt Nam và Nhật Bản đều tăng liên tục trong giai đoạn 2001-2018. Tổng kim
ngạch XNK giữa Việt Nam - Nhật Bản tăng từ khoảng 4 tỉ USD năm 2001 đến
gần 40 tỉ USD năm 2018 (tăng gần 10 lần). Đặc biệt, giá trị kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam sang Nhật Bản cũng luôn tương đương với giá trị kim ngạch nhập
khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản. Cán cân thương mại Việt Nam - Nhật Bản thâm
hụt lớn nhất năm 2010 là 1,28 tỉ USD và thặng dư lớn nhất là 1,98 tỉ USD. Kết
quả này cho thấy một triển vọng thương mại rất lớn giữa Việt Nam - Nhật Bản
trong thời gian tới.
Biểu đồ 2. Tỉ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam - Nhật Bản
so với thế giới
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên dữ liệu của UNComtrade
Tuy nhiên, Biểu đồ 2 lại cho thấy tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch
nhập khẩu giữa Việt Nam - Nhật Bản so với kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch
nhập khẩu giữa Việt Nam với thế giới lại có xu hướng giảm từ 17% năm 2001
xuống 8% năm 2018. Do đó, Việt Nam lưu ý cần có những chính sách hợp lý hơn
nữa để khai thác tốt hơn những tiềm năng trong quan hệ hợp tác thương mại với
Nhật Bản.
3.2 Cơ cấu thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản
Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam với Nhật Bản phản ánh rõ nét lợi thế so sánh
của Việt Nam về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ. Nhóm
ngành hàng xuất khẩu lớn nhất và có tốc độ tăng rất nhanh từ 0,3 tỉ USD (năm
2001) lên 4,4 tỉ USD (năm 2018) của Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2001-
2018 là linh kiện, thiết bị điện tử (mã sản phẩm 85). Tiếp đến là ngành hàng dệt
may (mã sản phẩm 61, 62), ngành hàng thủy hải sản (mã 03), thiết bị cơ khí (mã
sản phẩm 84), giầy dép (mã sản phẩm 64), các sản phẩm nhựa (mã sản phẩm 39),
đồ nội thất (mã sản phẩm 94), đồ gỗ (mã sản phẩm 44) và thiết bị phương tiện vận
tải. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này cũng đều có xu hướng tăng trong giai
đoạn 2001-2018.
0%
5%
10%
15%
20%
Xuất khẩu Nhập khẩu
30 | Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020)
Đơn vị: Nghìn USD
Biểu đồ 3. Kim ngạch xuất khẩu của 10 sản phẩm hàng đầu
của Việt Nam sang Nhật Bản theo HS-2
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên dữ liệu của UNComtrade
Về cơ cấu nhập khẩu, nhóm ngành nhập khẩu lớn nhất cũng là ngành hàng đồ
điện tử (mã 85). Thực tế cũng cho thấy Việt Nam thường xuất khẩu các linh kiện
điện tử là sản phẩm của loại hình gia công quốc tế và nhập về các sản phẩm điện
tử nguyên chiếc phục vụ tiêu dùng trong nước. Đồ điện tử của Nhật Bản cũng
được người tiêu dùng Việt Nam rất ưu chuộng. Tiếp theo là nhóm các sản phẩm
thiết bị cơ khí (mã 84), nhóm các sản phẩm kim loại (mã 72, 73, 74), các sản
phẩm nhựa (mã 39), dụng cụ và thiết bị quang học (mã 90), phương tiện vận tải
(mã 87), sản phẩm cao su (mã 40), sản phẩm giấy (mã 48).
Đơn vị: Nghìn USD
Biểu đồ 4. Kim ngạch nhập khẩu của 10 sản phẩm hàng đầu
của Việt Nam từ Nhật Bản theo HS-2
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên dữ liệu của UNComtrade
0
1000000
2000000
3000000
4000000
5000000
2001 2005 2010 2015 2016 2017 2018
'85 '62 '61 '03 '84 '64 '39 '94 '44 '87
0
1000000
2000000
3000000
4000000
5000000
6000000
7000000
200120022003200420052006200720082009201020112012201320142015201620172018
'85 '84 '72 '39 '90 '87 '73 '74 '40 '48
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) | 31
So sánh cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Nhật Bản có sự trùng lặp về
các nhóm mặt hàng đồ điện tử (mã 85), thiết bị cơ khí (mã 84), các sản phẩm nhựa
(mã 39) và phương tiện vận tải (mã 87). Trong các ngành hàng trùng lặp, Việt
Nam luôn thâm hụt thương mại với Nhật Bản. Điều này được lý giải bởi trong các
ngành này Việt Nam luôn là quốc gia xuất khẩu linh kiện, nguyên liệu đầu vào và
nhập khẩu các sản phẩm hoàn thiện nên giá trị hàng xuất khẩu luôn thấp hơn hàng
nhập khẩu rất nhiều. Tuy nhiên, cơ cấu xuất khẩu đã cho thấy nền kinh tế xuất
siêu sang Nhật Bản ở các nhóm ngành hàng dệt may, giày dép, thủy hải sản và đồ
nội thất. Đây là những mặt hàng mà Việt Nam đang có thế mạnh do lợi thế trong
giá nhân công rẻ, điều kiện thiên nhiên thuận lợi.
3.3 Hệ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) và chỉ số chuyên môn hóa xuất
khẩu (ES)
Đơn vị: Nghìn USD
Biểu đồ 5. Các mã hàng Việt Nam có lợi thế so sánh
theo HS-2 tính tới năm 2019
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên dữ liệu của UNComtrade
Biểu đồ 5 cho thấy Việt Nam có lợi thế so sánh đối với 19 sản phẩm dựa theo
HS-2. Các sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế so sánh gồm nông sản, nhiên liệu,
khoáng sản, các mặt hàng chế tạo sử dụng nhiều lao động như dệt may và da giày,
đồ gỗ, đồ nội thất và linh kiện điện tử. Biểu đồ 5 cũng cho thấy, chỉ số RCA của
các mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh cũng khá biến động và có xu hướng
giảm theo thời gian. Điều này đặt ra vấn đề về hiệu quả trong khai thác lợi thế so
sánh của nước ta.
0
2
4
6
8
10
12
14
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
8 11 14 16 25 40 42 44 50 52
54 59 61 62 63 65 85 94 95
32 | Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020)
Đơn vị: Nghìn USD
Biểu đồ 6. Các mã hàng có ES lớn hơn 1 của Việt Nam trong CPTPP
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên dữ liệu của UNComtrade
Kết quả ES về những sản phẩm Việt Nam có thể chuyên môn hóa đẩy mạnh
xuất khẩu trong CPTPP vẫn chỉ là những mặt hàng nông sản rau củ quả, cao su, đồ
gỗ, linh kiện điện tử và dệt may. Giống với RCA, chỉ số ES của Việt Nam trong
CPTPP cũng khá biến động và có xu hướng giảm trong nhiều ngành hàng cho thấy
khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trong CPTPP ngày càng khó khăn.
Đơn vị: Nghìn USD
Biểu đồ 7. Các mã hàng Nhật Bản có lợi thế so sánh theo HS-2 tính tới năm 2019
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên dữ liệu của UNComtrade
Trong khi đó, Nhật Bản chủ yếu có lợi thế so sánh và khả năng chuyên môn
hóa xuất khẩu trong CPTPP về các mặt hàng là sản phẩm cộng nghiệp có hàm
lượng công nghệ cao như hóa chất, nguyên liệu dệt, kim loại cơ bản, sản phẩm cơ
khí, thiết bị điện tử, xe cộ phương tiện, thiết bị y tế. Các chỉ số RCA và ES của
0
2
4
6
8
10
12
14
16
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
8 11 14 20 25 40 44 85 89 95
0
2
4
6
8
10
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
32 33 34 37 38 39 40 54 56 70 72
74 81 82 84 85 87 89 90 92 96
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) | 33
Nhật Bản trong CPTPP khá ổn định và có xu hướng tăng, cho thấy khả năng cạnh
tranh của hàng hóa xuất xứ Nhật Bản vẫn luôn cao trên thị trường thế giới nói
chung và trong CPTPP nói riêng.
Đơn vị: Nghìn USD
Biểu đồ 8. Các mã hàng có ES lớn hơn 1 của Nhật Bản
trong CPTPP tính tới năm 2019
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên dữ liệu của UNComtrade
Kết quả RCA, ES của Việt Nam và Nhật Bản trong CPTPP cho thấy cơ cấu
sản phẩm có lợi thế so sánh và chuyên môn hóa xuất khẩu của Việt Nam và Nhật
Bản hầu như không có sự trùng lặp. Do vậy, khi Việt Nam và Nhật Bản cùng
tham gia vào CPTPP thì tính cạnh tranh nội khối cũng rất thấp, Việt Nam và Nhật
Bản cũng sẽ có nhiều cơ hội tận dụng những lợi thế mà CPTPP mang lại để đẩy
mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia.
3.4 Chỉ số bổ sung thương mại
Biểu đồ 9. Chỉ số bổ sung thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên dữ liệu của UNComtrade
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
32 33 34 38 39 40 54 56 70 72
74 81 82 84 85 87 89 90 92 96
8.3
11.6 9.7
0.6
8.6
11.8 12.1
16.8
13.4
17.4
23.6
25.6 27.5
29.5
32.8 33.2 34.5
34.9 34.6
34 | Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020)
Chỉ số bổ sung thương mại của Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn 2001 - 2019
cũng được tính toán dựa trên bảng phân ngành HS-2. Tác giả tính cả chỉ số bổ
sung xuất khẩu và nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản. Chỉ số bổ sung xuất
khẩu cho thấy mức độ phù hợp giữa xuất khẩu của Việt Nam với nhập khẩu của
Nhật Bản. Trong khi đó, chỉ số bổ sung nhập khẩu cho thấy mức độ phù hợp giữa
nhập khẩu của Việt Nam và xuất khẩu của Nhật Bản. Biểu đồ cho thấy mức độ bổ
sung thương mại giữa Việt Nam và tăng rất nhanh từ 2001 - 2019 từ mức trung
bình dưới 10 lên cao hơn 30. Điều đó cho thấy triển vọng hợp tác thương mại rất
lớn của Việt Nam và Nhật Bản. Việt Nam và Nhật Bản sẽ không phải là những
đối thủ cạnh tranh với nhau mà là các đối tác bổ sung thương mại cho nhau. Trong
đó, Việt Nam có thuận lợi về điều kiện tự nhiên, nhân công dồi dào nên sẽ là bên
cung cấp chính các sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản, gia công linh kiện điện tử
và dệt may cho phía Nhật Bản. Nhật Bản là quốc gia có trình độ phát triển kinh tế
cao, có khả năng cung cấp máy móc, thiết bị điện tử, phương tiện vận tải, hỗ trợ
Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nhận thức được
lợi thế này, Việt Nam - Nhật Bản đã cùng nhau ký kết nhiều Hiệp định như Hiệp
định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn
diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP). Do vậy, việc cùng ký kết tham gia thêm Hiệp
định CPTPP - một hiệp định thương mại thế hệ mới với rất nhiều cam kết sâu và
toàn diện sẽ ngày càng củng cố quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản.
4. Kết luận và gợi ý chính sách
Với CPTPP, lần đầu tiên Nhật Bản cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu
cho đa số nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, theo điều khoản trong
CPTPP, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế ngay đối với 86% số dòng thuế, tương
đương 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản và gần 90% số
dòng thuế sau 5 năm. Bên cạnh đó, quy tắc tự chứng nhận xuất xứ trong CPTPP
cũng mang lại cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản có nhiều
thuận lợi hơn, ví dụ như với mặt hàng vải, khâu hoàn thiện vải trong sản xuất của
Việt Nam gặp vấn đề lớn về công nghệ và môi trường. Vì thế, nhiều doanh nghiệp
phía Bắc sau khi dệt vải mộc sẽ chuyển sang Trung Quốc để thực hiện khâu định
hình vải và nhuộm. Tiếp theo, vải thành phẩm được Việt Nam nhập lại để đưa vào
may mặc. Những sản phẩm này nếu được xuất khẩu sang Nhật Bản theo Hiệp
định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) sẽ không được ưu đãi
thuế quan do bị coi là "mất xuất xứ". Tuy nhiên với CPTPP, quy tắc tự chứng
nhận xuất xứ cho phép doanh nghiệp tự chuẩn bị hồ sơ, chứng từ để chứng minh
khâu sản xuất sợi đầu tiên là từ Việt Nam, từ đó doanh nghiệp sẽ được hưởng ưu
đãi khi xuất khẩu sang Nhật Bản. Hơn nữa, CPTPP sẽ cho phép các công ty Nhật
Bản được quyền tham gia vào thị trường mua sắm Chính phủ đang phát triển rất
nhanh của Việt Nam, vốn trước đây đóng cửa với các doanh nghiệp nước ngoài.
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) | 35
CPTPP cũng đặt ra các cam kết bảo hộ mạnh nhất từ trước tới nay về quyền sở
hữu trí tuệ, bảo hộ đầu tư; trong đó có quyền rút vốn, chuyển tiền, bồi thường
công bằng khi bị quốc hữu hóa tài sản và trợ giúp pháp lý. Những điểm này cũng
sẽ khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường xuất khẩu công nghệ
sang Việt Nam. Do vậy, CPTPP được coi là cơ hội rất tốt cho Việt Nam mở rộng
quan hệ thương mại với Nhật Bản. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, Hiệp định
CPTPP sẽ giúp phát triển chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, từ đó gia tăng sự
phát triển bền vững của nền kinh tế các nước thành viên, đồng thời thúc đẩy việc
ứng dụng thương mại điện tử và công nghệ số vào các hoạt động sản xuất kinh
doanh để phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ hơn sau đại dịch Covid-19.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, Việt Nam sẽ là bên cung cấp chính các sản
phẩm nông nghiệp, thủy hải sản, gia công linh kiện điện tử và dệt may cho phía
Nhật Bản do có những lợi thế về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động dồi dào.
Nhật Bản có trình độ phát triển kinh tế cao, sẽ là quốc gia có khả năng cung cấp
máy móc, thiết bị điện tử, phương tiện vận tải, hỗ trợ Việt Nam trong giai đoạn
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Như vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu, việc
thực hiện chiến lược marketing xuất khẩu cho các ngành hàng nông nghiệp, thủy
hải sản và linh kiện điện tử tới thị trường Nhật Bản phải cân nhắc trước tiên và là
điều kiện tiên quyết để Việt Nam xuất khẩu bền vững sang thị trường này. Đặc
biệt, phía Nhật Bản đặt ra nhiều yêu cầu khắt khe đối với hàng nhập khẩu. Do vậy,
để các mặt hàng Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp cần lưu ý
tới những rào cản kỹ thuật như việc đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực
phẩm, thủ tục, hình thức xuất khẩu. Với hàng nông sản nhập khẩu, Nhật Bản
không chỉ đơn thuần tiến hành kiểm tra, xét nghiệm tồn dư về thuốc bảo vệ thực
vật hoặc dư lượng kháng sinh mà phía bạn còn phải nắm bắt được việc trồng trọt,
kỹ thuật nuôi trồng, các loại phân bón, xử lý sâu bệnh. Nói cách khác, sản phẩm
phải được truy xuất nguồn gốc thì mới đạt yêu cầu xuất khẩu sang thị trường Nhật
Bản. Ngoài ra, hệ thống phân phối hàng hóa tại Nhật Bản rất phức tạp với nhiều
cấp khác nhau, đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này phải có
quan hệ tốt với các nhà nhập khẩu trung gian thông qua các Hiệp hội ngành hàng.
Để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp và các ngành
hàng cần nghiên cứu, khảo sát cụ thể nhu cầu của thị trường, xây dựng chiến lược
marketing phù hợp. Các sản phẩm có mẫu mã, màu sắc, bao bì sản phẩm phải phù
hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đồng thời, tích cực tham gia các hội thảo, giao
thương chương trình xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu hàng hóa cũng như thế
mạnh của doanh nghiệp, tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường kinh
doanh. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu cho các công
ty thương mại và các doanh nghiệp bán buôn Nhật Bản mà chưa tiếp cận được với
các kênh khác như hệ thống bán lẻ (siêu thị), các nhà chế biến. Ngoài ra, Chính
36 | Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020)
phủ Việt Nam và Nhật Bản cần triển khai kế hoạch hành động của 06 ngành công
nghiệp đã được lựa chọn trong chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong
khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 để
kim ngạch thương mại giữa hai nước ngày càng tăng trưởng trong thời gian tới.
Tóm lại, CPTPP giúp Việt Nam gia tăng cơ hội xuất khẩu. Tuy nhiên, Việt
Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là tăng sức ép cạnh tranh với
nhóm hàng nông lâm thủy sản và nguy cơ thu hẹp sản xuất. Việt Nam cần chủ động
tìm hiểu thông tin về các ưu đãi thuế quan của Hiệp định CPTPP đối với những mặt
hàng Việt Nam đang có thế mạnh hoặc có nhiều tiềm năng xuất khẩu. Mặt khác,
doanh nghiệp phải chủ động hơn trong việc tìm hướng hợp tác với thị trường Nhật
Bản để thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhằm tận dụng hiệu quả
nguồn vốn và chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn lớn để thâm nhập sâu vào thị
trường Nhật Bản cũng như vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.
Tài liệu tham khảo
Armstrong, S.P. (2011), “Australia and the future of the trans-pacific partnership
agreement”, East Asian Bureau of Economic Research, EABER Working Papers No.
23135.
Balassa, B. (1965), “Trade liberalisation and “revealed” comparative advantage 1”, The
Manchester School, Vol. 33 No. 2, pp. 99 - 123.
Bùi, T.K.P. (2017), Giải pháp pháp lý thực thi cam kết về thương mại hàng hóa của Việt
Nam khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Luận văn Thạc
sĩ, Đại học Trà Vinh.
Cassing, J., Trewin, R., Vanzetti, D., Truong, D.T., Nguyen, A.D., Le, Q.L. & Le, T.D.
(2010), Impact Assessment of Free Trade Agreement on Vietnam’s Economy,
MUTRAP III, Hanoi, Vietnam.
Cooper, W.H. & Manyin, M.E. (2013), “Japan joins the trans-pacific partnership: what
are the implications”, Congressional Research Service, Report, Washington D.C.
Dung, T.V. (2016), “Đánh giá tác động của Hiệp định TPP đến ngành sản xuất và chế
biến thực phẩm ở Việt Nam”, Hội thảo Quốc tế về Việt Nam học lần 5, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Hội, H.V. (2014), “Nghiên cứu, so sánh ảnh hưởng của việc tham gia Cộng đồng kinh tế
ASEAN-AEC và Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương - TPP đối
với thương mại quốc tế của Việt Nam”, Hội thảo quốc tế AEC - lần thứ 3, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Hội, H.V. (2015), “Tham gia TPP Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu gạo của Việt
Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31 Số 1, tr. 1 - 10.
Karingi, S., Lang, R., Oulmane, N., Perez, R., Jallab, M.S. & Hammouda, H.B. (2005),
“Economic and welfare impacts of the EU-Africa economic partnership agreements”,
African Trade Policy Centre Work, Progress Paper No. 10,
integration/atpc/euepas_final.pf truy cập ngày 10/03/2020.
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) | 37
Kehoe, P.J. & Kehoe, T.J. (1994), “A primer on static applied general equilibrium
models”, Federal Reserve Bank of Minneapolis Quarterly Review, Vol. 18 No. 1, pp.
2 - 16.
Le, H.H. (2015), The TPP's impact on vietnam: a preliminary assessment, Institute of
Southeast Asian Studies, ISEAS Perspective No. 63,
www.iseas.edu.sg/images/pdf/ISEAS_Perspective_ 2015_63.pdf, truy cập ngày
13/04/2020.
Lu, S. (2018), “Evaluation of the potential impact of CPTPP and EVFTA on Vietnam's
apparel exports: are we over-optimistic about Vietnam's export potential?”,
International Textile and Apparel Association Annual Conference Proceedings, Vol.
75 No. 1, pp. 1 - 3, Iowa State University Digital Press.
Maliszewska, M., Olekseyuk, Z. & Osorio-Rodarte, I. (2018), “Economic and
distributional impacts of comprehensive and progressive agreement for trans-pacific
partnership: the case of Vietnam”, The World Bank, No. 124022, pp. 1 - 92.
Mikic, M. (2005), “Commonly used trade indicators: a note”, ARTNeT Capacity Building
Workshop on Trade Research, UNESCAP, pp. 1 - 22.
Ngân, N.T.K. (2014), Các nhân tố tác động đến dòng thương mại Việt Nam và các nước
tham gia đàm phán hiệp định TPP, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế
TPHCM.
Nguyễn, A.T. (2015), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tác động tới
Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
Nguyễn, T.O. (2019), “Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP: Cơ hội và thách thức đối
với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội:
Kinh tế và Kinh doanh, Tập 35, Số. 1, tr 1 - 9.
Philip, M.J., Laurenza, E., Pasini, F.L., Dinh, V.A., Nguyen, H.S., Pham, A.T. & Minh,
N.L. (2011), The free trade agreement between Vietnam and the European Union:
quantitative and qualitative impact analysis, Hanoi: MUTRAP III.
Phương, B.T.H. (2016), “So sánh thị trường các nước đối tác trong Hiệp định TPP và
Hiệp định RCEP - cơ hội xuất khẩu hàng hóa cho Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế đối
ngoại, Số 88, tr. 3 -14.
Plummer, M.G., Cheong, D. & Hamanaka, S. (2011), Methodology for impact assessment
of free trade agreements, Asian Development Bank.
Thịnh, Đ.Q. (2019), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và những ảnh
hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh
tế TPHCM.
Thu, P.T. (2016), Ảnh hưởng của hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương đối với ngành
công nghiệp ôtô Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Thúy, N.T.T. (2015), Rào cản kỹ thuật trong các nước tham gia Hiệp định đối tác kinh tế
xuyên Thái Bình Dương (TPP) và những ảnh hưởng đến hàng hoá xuất khẩu của
Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trung, N.X. (2014), “Vietnam joins Trans-Pacific Partnership Agreement (TPP):
Opportunities and challenges”, Area Studies, Vol. 8 No. 2, pp. 40 - 55.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_thuong_mai_viet_nam_nhat_ban_trong_cptpp_su_dung_c.pdf