MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.2.1. Mục tiêu chung:
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1.4.1. Không gian nghiên cứu:
1.4.2. Thời gian nghiên cứu:
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu:
1.4.4. Nội dung nghiên cứu:
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN:
2.1.1. Một số thuật ngữ kinh tế:
2.1.2. Một số chỉ tiêu kinh tếđểđánh giá hiệu quả kinh tế:
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.2.1. Chọn địa bàn nghiên cứu:
2.2.2. Số liệu thu thập:
2.2.3. Phân tích dữ liệu:
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN – THÀNH PHỐ
CẦN THƠ
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
3.1.1. Vị trí địa lý:
3.1.2. Đất đai:
3.1.4. Khí hậu:
3.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI:
3.2.1. Đơn vị hành chính:
3.2.2. Dân số:
3.2.3. Văn hóa - xã hội:
3.2.4. Cơ cấu ngành nghề:
3.2.5. Điều kiện cơ sở hạ tầng:
3.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG HUYỆN:
3.3.1. Trồng trọt:
3.3.2. Chăn nuôi:
3.3.3. Thủy sản:
3.3.4. Công tác khuyến nông và bảo vệ thực vật:
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
DÂU HẠ CHÂU Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN – THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.1. GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY DÂU HẠ CHÂU:
4.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRỒNG DÂU HẠ CHÂU CỦA NÔNG HỘ
Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN – THÀNH PHỐ CẦN THƠ:
4.2.1. Nguồn lực sản xuất của nông hộ
4.2.2. Khái quát thực trạng trồng dâu Hạ Châu của nông hộ:
4.2.3. Phân tích các khoản mục chi phí bình quân tính trên 1 công đất ở 3
xã của huyện Phong Điền – Thành Phố Cần Thơ
4.2.4. Phân tích các tỷ số tài chính nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế
4.2.5. Phân tích các nhân tốảnh hưởng đến quá trình sản xuất của người
dân trồng dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ:
4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ DÂU HẠ CHÂU TẠI HUYỆN
PHOG ĐIỀN – THÀNH PHỐ CẦN THƠ:
4.3.1. Phân tích kênh tiêu thụ dâu Hạ Châu:
4.3.2. Các thành viên tham gia vào kênh:
4.3.3. Phân tích SWOT đối với quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm
dâu Hạ Châu tại huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ:
CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU
THỤ DÂU HẠ CHÂU Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN – THÀNH PHÔ CẦN
THƠ
5.1. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CỦA
NÔNG DÂN TRỒNG DÂU HẠ CHÂU:
5.2. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG
THU MUA DÂU HẠ CHÂU:
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN:
6.2. KIẾN NGHỊ:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
86 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2133 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nông sản là không thể
bảo quản lâu, trong khi đó dâu Hạ Châu là loại nông sản mới, chưa có một công
nghệ bảo quản sau thu hoạch nào từ các nhà khoa học chuyển giao đến người
nông dân. Đây là một thiệt thòi cho người dâu trồng dâu Hạ Châu. Tuy nhiên,
nếu bán dưới hình thức này thì phẩm chất trái không quan trọng lắm. Bởi vì
thương lái thu mua nhiều chủng loại, nông dân có thể bán với chất lượng trái
khác nhau, vì sau khi thu mua, thương lái phân loại rồi mới đem đi tiêu thụ.
4.3.2.2. Thương lái thu mua dâu Hạ Châu:
- Thông tin về thương lái: Tác nhân thương lái tham gia vào kênh tiêu thụ
dâu Hạ Châu ở dạng kênh thứ hai. Thương lái là tác nhân trung gian giữa người
nông dân và chủ vựa trái cây trong khâu tiêu thụ sản phẩm dâu Hạ Châu. Thương
lái có thu nhập từ sự chênh lệch giữa giá mua dâu Hạ Châu từ người nông dân và
giá bán ra cho các chủ vựa thu mua trái cây. Cùng một cách thức như người nông
dân, trước khi gia nhập chính thức vào kênh tiêu thụ thì hoạt động tham gia thị
www.kinhtehoc.net
40
trường bắt đầu từ việc thu thập, tham khảo thông tin về giá cả từ những thương
lái quen biết, có cùng chung hoạt động thu mua dâu Hạ Châu như họ. Đồng thời
họ cũng thu thập thông tin từ các chủ vựa khác nhau, cuối cùng cũng chọn người
mua với giá cao, chọn là đối tác để cung cấp lâu dài. Nếu trong khâu thu mua dâu
Hạ Châu từ nhà vườn, thương lái thường hay ép giá nông dân nhằm mua với giá
thấp thì ngược lại trong khâu bán ra thương lái cũng bị thụ động trong khâu
thương lượng giá cả với các chủ vựa trái cây.
Theo phỏng vấn bán cấu trúc từ 02 thương lái gặp tại địa bàn nghiên cứu thì
bình quân độ tuổi của thương lái khoảng 50-60 tuổi. Khi hỏi về tuổi nghề thì họ
cho biết rằng họ kinh doanh ngành nghề này khoảng từ 15 năm trở lên. Và lý do
họ tham gia ngành nghề này là vì được gia đình truyền lại, dễ dàng kiếm lời. Do
có kinh nghiệm tương đối lâu năm và được gia đình truyền nghề, cho nên họ tạo
được mối quan hệ giữa người cung cấp và người thu mua của họ khá tốt, thông
thường họ thường thu mua và cung cấp cho các mối làm ăn đã quen biết từ lâu.
- Phương thức thu mua: Thông thường thương lái xác định thời điểm mùa
vụ của dâu Hạ Châu. Sau đó chủ động liên lạc với nhà vườn, chủ động đưa ra giá
cả để đôi bên thương lượng. Thương lái chỉ đồng ý mua thu mua khi nông dân
chấp nhận theo giá mà thương lái đưa ra, và thương lái sẽ chọn mua tại hộ sản
xuất nào mua với giá thấp. Đây là điểm thuận lợi của thương lái trong khâu thu
mua nhưng lại là bất lợi cho nông dân nếu thương lái đưa ra giá quá thấp nhằm
tìm kiếm sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán cao. Tiếp theo, nếu nông hộ
đồng ý theo giá thỏa thuận thì sẽ thương lượng đến số lượng và hẹn ngày đến thu
mua. Cuối cùng, khi đến ngày giao hẹn, thương lái sẽ đến thu hoạch. Đa số
thương lái khi thu mua dâu Hạ Châu thường không quá chú trọng đến chất lượng,
mẫu mã nhiều. Họ sẽ thu mua với nhiều loại kích thước trái, sau khi thu mua, họ
mới phân loại.
Hầu hết người cung cấp chính cho thương lái thường là mối quen biết đã
quan hệ mua bán nhiều năm. Cho nên đây cũng là một thuận lợi cho việc thu mua
của thương lái. Bởi vì mua bán qua khách hàng quen biết thì thương lái vừa có
nguồn cung cấp ổn định, vừa yên tâm về số lượng, chất lượng.
Khi phỏng vấn 44 hộ nông dân sản xuất dâu Hạ Châu và phỏng vấn bán cấu
trúc 2 thương lái tại địa bàn nghiên cứu, cho thấy quan hệ mua bán được thanh
www.kinhtehoc.net
41
toán ngay bằng tiền mặt. Nhà vườn cho biết họ chỉ chấp nhận thanh toán bằng
tiền mặt vì lý do dù là mối quen nhưng thương lái luôn không cố định tại một nơi
mà luôn di chuyển từ địa phương này sang địa phương khác, cho nên thanh toán
bằng tiền mặt ngay để tránh tình trạng thương lái không còn ở địa phương thì
không tìm được thương lái để thanh toán tiền nhằm tái đầu tư sản xuất và tiêu
dùng. Vì thực tế này cho nên cũng gây một khó khăn lớn cho thương lái vì cần
phải có một lượng vốn lớn để chi trả cho việc thu mua dâu Hạ Châu.
Khó khăn khi thu mua: Tuy có những thuận lợi như hoạt động kinh doanh
tương đối dễ dàng, không tốn nhiều công đầu tư, tìm kiếm được lợi nhuận cao từ
sự chênh lệch giá cả giữa đầu vào và đầu ra. Nhưng hoạt động kinh doanh này
cũng gặp không ít khó khăn. Trong quá trình phỏng vấn bán cấu trúc, thương lái
cho biết một số khó khăn nổi bật mà họ thường gặp như sau: thứ nhất, một số
thương lái mới tham gia kinh doanh thường thiếu vốn đầu tư vì một mặt thu mua
với một số lượng lớn lại phải chi trả ngay bằng tiền mặt cho nông dân. Thứ hai,
giá nhiên liệu xăng dầu ngày càng tăng khiến cho chi phí vận chuyển càng lúc
càng cao. Mà vận chuyển là một hoạt động mang tính chất đặc thù của thương
lái. Do đó rất khó để giảm thiểu chi phí vận chuyển. Thứ ba, do hoạt động kinh
doanh này có lợi nhuận tương đối cao, cho nên càng lúc càng có nhiều thành viên
tham gia vào kênh, gây ra sự cạnh tranh giữa các thương lái… Thứ tư là công
nghệ bảo quản sau thu hoạch của dâu Hạ Châu chưa được nghiên cứu. Cho nên
tỷ lệ thất thoát do dâu hư, phẩm chất không còn tốt như lúc mới thu hoạch trong
quá trình vận chuyển là một trong những khó khăn lớn trong hoạt động kinh
doanh của thương lái.
- Cách thức bán ra: Trước khi tìm kiếm đối tác thu mua thì thương lái
thường tìm kiếm đối tác để cung cấp sau khi thu mua. Công việc này thực hiện
trước bởi vì theo kinh nghiệm của thương lái nhằm để đảm bảo chắc chắn rằng
hàng thu mua xong có nơi tiêu thụ ngay. Nghĩa là thương lái cũng chủ động liên
lạc với chủ vựa để thương lượng về giá cả, số lượng… Sau khi thu mua số lượng
lớn từ nông dân, thương lái phân loại mặt hàng theo phẩm chất, kích thước trái
rồi định giá theo giá đã thỏa thuận từ trước với các chủ vựa. Thương lái thường
tiêu thụ dâu Hạ Châu đến một trong hai hoặc cả hai đối tượng là chủ vựa trái cây
trong nước (phổ biến nhất là các chủ vựa ở TP.HCM, các chủ vựa tại các tỉnh,
www.kinhtehoc.net
42
thành miền Tây Nam Bộ như Cà Mau, Bạc Liêu, các tỉnh, thành miền Đông Nam
Bộ như Đồng Nai, Bình Dương…) và chủ vựa trái cây ngoài nước qua đường
xuất khẩu tiểu ngạch (phổ biến là Campuchia, Thái Lan…). Các chủ vựa mà
thương lái giao dịch cũng đa số là mối quen, đồng ý mua với giá không quá thấp.
Do bán cho mối quen nên việc mua bán trao đổi với chủ vựa cũng dễ dàng thuận
lợi như với nông dân và không có thương lái nào ký hợp đồng trong việc bán sản
phẩm và mọi chi phí vận chuyển đều do thương lái chịu.
4.3.2.3. Chủ vựa, tiểu thương thu mua dâu Hạ Châu:
- Đối với chủ vựa trái cây: hoạt động kinh doanh cũng tương tự như hoạt
động kinh doanh của thương lái. Tuy nhiên, phương tiện vận chuyển của chủ vựa
thường là xe tải lớn, và chủ vựa thì cần nhiều vốn hơn thương lái. Hạn chế của đề
tài là không phân tích sâu vào đối tượng này.
- Đối với tiểu thương tại các chợ: thông thường, thương lái, chủ vựa thu
mua dâu Hạ Châu mang sản phẩm đi tiêu thụ ở địa phương xa địa bàn nghiên cứu
(thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, Campuchia…), cho nên không thu thập
được thông tin chính xác từ đối tượng này. Đây là một hạn chế của đề tài.
4.3.3. Phân tích SWOT đối với quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm
dâu Hạ Châu tại huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ:
4.3.3.1. Phân tích SWOT đối với quá trình sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm dâu Hạ Châu của nông dân:
Những điểm mạnh
- S1: Cây dâu Hạ Châu dễ trồng, sống cộng sinh, không cùng mùa vụ với
một số loại trái cây khác, cho năng suất cao, chất lượng tốt… đã tạo điều kiện
thuận lợi cho người dân tham gia sản xuất dâu Hạ Châu.
- S2: Hiểu rõ đặc điểm sinh học cây dâu Hạ Châu. Qua phỏng vấn nông dân
tại địa bàn nghiên cứu thì dâu Hạ Châu có nguồn gốc từ Lái Thiêu và được nhân
giống tại địa bàn nghiên cứu từ năm 1960. Mặc dù đến thời điểm này chưa có
một nghiên cứu khoa học chính thức nào về cây dâu Hạ Châu, nhưng với thời
gian trồng lâu năm, kinh nghiệm làm vườn, nông dân hiểu rất rõ đặc điểm sinh
học của nó. Từ đó, họ biết cách chăm sóc tốt dâu Hạ Châu nhằm cho năng suất
cao, chất lượng tốt.
www.kinhtehoc.net
43
- S3: Có khả năng tự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm. Nguyên nhân trên được
giải thích như sau: do trình độ văn hóa của nông dân tại địa bàn nghiên cứu
không quá thấp, cho nên việc tiếp thu kiến thức, thông tin mới thuận lợi hơn. Mặt
khác, do chưa có nghiên cứu khoa học nào chính thức được phổ biến đến người
nông dân về cây dâu Hạ Châu, cho nên, để làm kinh tế vườn tốt, người dân luôn
chủ động tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ bà con, hàng xóm, kinh nghiệm tự đúc
kết qua quá trình sản xuất, từ các phương tiện truyền thông…
- S4: Linh hoạt trong việc tiêu thụ dâu Hạ Châu. Qua các phân tích các
phương thức tiêu thụ dâu Hạ Châu của nông dân ở trên đã cho thấy rõ điều này.
Nghĩa là, đa số họ luôn biết cách linh hoạt trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm
theo từng trường hợp cụ thể của mỗi nông hộ. Có hộ chỉ chuyên bán lẻ với giá
cao, có hộ chỉ chuyên bán cho thương lái vì thương lái thường không yêu cầu cao
về chất lượng, chủng loại, có hộ kết hợp cả hai phương thức tiêu thụ trên.
Những điểm yếu
- W1: Không quan tâm đến việc tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ
thuật, chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm. Bởi vì một mặt, họ không có điều kiện
tham gia, mặt khác, tâm lý người dân nghĩ đây chỉ là lý thuyết, thực tiễn mới là
quan trọng.
- W2: Sản xuất mang tính tự phát, theo phong trào. Điều này sẽ làm cho sản
xuất manh mún, nhỏ lẻ, khó kiểm soát.
- W3: Còn bảo thủ trong việc truyền đạt kinh nghiệm cho người khác. Theo
tâm lý người dân, nếu chia sẻ kinh nghiệm cho người khác thì yếu tố độc quyền
trong việc trồng dâu sẽ không còn nữa, khi đó, sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh
của họ.
Những cơ hội
- O1: Chính vì có những giá trị kinh tế điển hình cho nên dâu Hạ Châu được
cơ quan chính quyền tại địa phương quan tâm, hỗ trợ hơn so với một số cây ăn
quả khác như sau: đã thành lập được Hợp tác xã dâu Hạ Châu Phong Điền từ
năm 2004. Thương hiệu dâu Hạ Châu Phong Điền cũng đã được xây dựng từ
năm 2006 và giữ vững đến nay. Việc xây dựng thương hiệu dâu Hạ Châu Phong
Điền là một lợi thế tăng giá trị kinh tế của cây dâu Hạ Châu so với một số loại
dâu khác.
www.kinhtehoc.net
44
- O2: Một số đề tài khoa học về cây dâu Hạ Châu đang được nghiên cứu. Cụ
thể, khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ đang
nghiên cứu lai tạo cho ra sản phẩm dâu Hạ Châu không hạt, chống rụng trái;
chuyển đổi giới tính một vài hoa cái thành hoa đực trên cây cái để hoa tự thụ
phấn và nghiên cứu về công nghệ bảo quản sau thu hoạch dâu Hạ Châu.
- O3: Được người tiêu dùng biết đến và ưa chuộng. Qua điều tra tình hình
phân phối sản phẩm của thương lái, chủ vựa thì hiện dâu Hạ Châu đang được thị
trường Thành phố Hồ Chí Minh, Campuchia cùng một vài thị trường khác rất ưa
chuộng.
Những thách thức, đe dọa
- T1: Bị thương lái ép giá. Do giá cả thường do thương lái chủ động đưa ra,
sau khi thỏa thuận, nông dân không thể không bán cho thương lái vì đặc tính sinh
học của sản phẩm cây ăn quả là phải thu hoạch đúng thời điểm, vì bảo quản
không được lâu. Cho nên, nông dân luôn bị động trước vấn đề giá cả.
- T2: Chi phí đầu vào tăng cao như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhiên
liệu xăng dầu.
- T3: Tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ, chưa có sự hỗ trợ hiệu quả từ chính
quyền địa phương.
- T4: Những thay đổi bất thường của thời tiết khiến quá trình chăm sóc dâu
Hạ Châu gặp nhiều khó khăn (như quá trình siết nước, tưới tiêu…).
www.kinhtehoc.net
45
Sơ đồ 4.1. PHÂN TÍCH SWOT ĐỐI VỚI KHÂU SẢN XUẤT, TIÊU THỤ
CỦA NÔNG DÂN
CƠ HỘI (O) ĐE DỌA (T)
SWOT
- O1: Có Hợp tác xã,
có thương hiệu.
- O2: Đề tài khoa học
về dâu Hạ Châu đang
được nghiên cứu.
- O3: Người tiêu dùng
biết đến và ưa chuộng.
- T1: Bị thương lái ép
giá.
- T2: Chi phí đầu vào
tăng cao.
- T3: Tự tìm kiếm thị
trường tiêu thụ.
- T4: Thay đổi của
thời tiết.
ĐIỂM MẠNH (S) KẾT HỢP S + O KẾT HỢP S + T
- S1: Cây dâu Hạ
Châu dễ trồng.
- S2: Hiểu rõ đặc
điểm sinh học cây dâu
Hạ Châu.
- S3: Có khả năng tự
tìm tòi, học hỏi kinh
nghiệm.
- S4: Linh hoạt trong
việc tiêu thụ dâu Hạ
Châu.
S1, S2, S3 + O2: Phối
hợp với các nhà khoa học
để sớm có đề tài khoa
học nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất.
S3, S4 + O1: Tham gia
hợp tác xã để đẩy mạnh
tiêu thụ, trao đổi kinh
nghiệm.
S4 + O3: Kết hợp khả
năng tự tiêu với nhu cầu
thị trường tốt để đầu ra
cho sản phẩm tốt nhất.
S1, S2, S3 + T2, T4:
Tăng cường tìm tòi, học
hỏi nhằm giảm rủi ro thời
tiết, giảm chi phí.
S4 + T1: Liên kết với các
nông dân khác để thương
lái không có cơ hội ép
giá.
S4 + T3: Giữ mối quen,
tìm kiếm thêm mối mới.
ĐIỂM YẾU (W) KẾT HỢP W+O KẾT HỢP W+T
- W1: Không quan
tâm đến việc tham gia
các lớp tập huấn.
- W2: Sản xuất mang
tính tự phát.
- W3: Bảo thủ khi
trao đổi kinh nghiệm.
W1, W2, W3 + O3: Tích
cực học hỏi từ cán bộ,
lớp tập huấn (nếu có) để
nâng cao hiệu quả sản
xuất, tiêu thụ; tích cực
trao đổi kinh nghiệm để
mở rộng thị trường.
W3 + T1: Rộng rãi trao
đổi kinh nghiệm, tích cực
tham khảo thông tin trên
thị trường để tránh bị
thương lái ép giá, tìm đầu
ra, các rủi ro khi sản
xuất.
www.kinhtehoc.net
46
4.3.3.2. Phân tích SWOT đối với các đối tượng thu mua dâu Hạ Châu
(thương lái):
Những điểm mạnh
- S1: Khả năng am hiểu địa bàn, mùa vụ tốt. Do đặc thù nghề nghiệp của
thương lái là luôn di chuyển từ địa phương này đến địa phương khác, cho nên họ
hiểu khá rõ từng địa bàn, từng mùa vụ, đối tượng, sản phẩm… thu mua.
- S2: Khả năng thương lượng khi mua bán tốt. Do có nhiều kinh nghiệm, họ
chủ động trong việc thương lượng giá với đối tác. Thường, thương lái chủ động
đưa ra giá cho nông dân và sau quá trình thương thảo thì nông dân luôn chấp
nhận bán với giá mà thương lái đưa ra.
- S3: Vai trò quan trọng trong khâu phân phối. Bởi vì khi bán với số lượng
lớn, nông dân chỉ tiêu thụ sản phẩm qua thương lái, ngoài ra không có nguồn tiêu
thụ khác. Và thương lái tham gia phân phối sản phẩm dâu Hạ Châu là rất ít, chưa
phổ biến, ít có sự cạnh tranh trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Những điểm yếu:
- W1: Quá trình thu mua tự phát, chưa có sự hỗ trợ, định hướng từ nhà nước.
- W2: Chưa áp dụng kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch vì trình độ khoa học
kỹ thuật còn hạn chế.
Những cơ hội:
- O1: Số lượng bạn hàng tham gia vào kênh tương đối ít vì dâu Hạ Châu là
sản phẩm mới, chỉ những thương lái có kinh nghiệm lâu năm, có thị trường ổn
định mới tham gia vào quá trình phân phối sản phẩm.
- O2: Có đầu vào và đầu ra tương đối ổn định do mối quen.
Những thách thức:
- T1: Chi phí đầu vào tăng cao, chủ yếu là nhiên liệu (xăng dầu) dùng cho
quá trình vận chuyển.
- T2: Tỷ lệ hao hụt lớn khi vận chuyển do chưa có công nghệ bảo quản sau
thu hoạch hiệu quả.
- T3: Giá cả bấp bênh do tính không ổn định của thị trường.
- T4: Khó khăn khi vay vốn.
www.kinhtehoc.net
47
- T5: Chưa có chủ trương, chính sách hỗ trợ, phát triển nghề từ các cơ quan
chức năng.
Sơ đồ 4.2. PHÂN TÍCH SWOT ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ
CỦA THƯƠNG LÁI:
CƠ HỘI (O) ĐE DỌA (T)
SWOT
- O1: Số lượng bạn
hàng tham gia vào kênh
tương đối ít.
- O2: Có đầu vào và
đầu ra tương đối ổn định
do mối quen.
- T1: Chi phí đầu vào
tăng cao.
- T2: Tỷ lệ hao hụt
lớn khi vận chuyển.
- T3: Giá cả bấp
bênh.
- T4: Khó khăn khi
vay vốn.
- T5: Chưa có chủ
trương, chính sách hỗ trợ,
phát triển nghề từ các cơ
quan chức năng.
ĐIỂM MẠNH (S) KẾT HỢP S + O KẾT HỢP S + T
- S1: Khả năng am
hiểu địa bàn, mùa vụ khá
tốt.
- S2: Khả năng
thương lượng khi mua
bán là rất tốt.
- S3: Có vai trò quan
trọng trong khâu phân
phối.
S1 + O1: Kết hợp sự am
hiểu địa bàn với sự có ít
đối tượng cùng hoạt động
trong lĩnh vực để phát
huy tiềm năng, kinh
nghiệm kinh doanh sẵn
có.
S2, S3 + O2: Tăng cường
thêm nhiều mối làm ăn
mua bán quen biết khác
nữa.
S1, S2, + T1, T2, T3: Tận
dụng sự am hiểu địa bàn,
mùa vụ, thương lượng
giá mà giảm chi phí, tìm
cách tiêu thụ hiệu quả
nhất.
S3 + T4, T5: Hoạt động
hiệu quả để khẳng định
uy tín trên thị trường,
chứng minh năng lực với
ngân hàng, nhà nước.
ĐIỂM YẾU (W) KẾT HỢP W+O KẾT HỢP W+T
- W1: Quá trình thu
mua là tự phát.
- W2: Chưa áp dụng
kỹ thuật bảo quản sau thu
hoạch.
W1 + O1, O2: Tích cực
đầu tư cơ sở vật chất,
trình độ, năng lực để hoạt
động kinh doanh càng
chuyên nghiệp hơn.
W2 + T2, T4: Tự học hỏi
để có kinh nghiệm trong
bảo quản.
W1 + T5: Chuyên nghiệp
hơn để chính thức được
xem là tác nhân quan
trọng trong tiêu thụ.
www.kinhtehoc.net
48
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
DÂU HẠ CHÂU Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN – TP.CẦN THƠ
5.1. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CỦA
NÔNG DÂN TRỒNG DÂU HẠ CHÂU:
- Đối với quá trình sản xuất:
+ Thời điểm hiện nay, khi chưa có nghiên cứu khoa học chính thức nào về
cây dâu Hạ Châu thì cùng với kinh nghiệm tự có, cần tăng cường trao đổi kinh
nghiệm với bà con, hàng xóm về quá trình sản xuất lẫn tiêu thụ.
+ Trong quá trình chăm sóc, cần sử dụng các nguồn lực về lao động, phân
bón, thuốc, nhiên liệu… một cách tiết kiệm, hợp lý nhằm giảm thiểu tối đa chi
phí đầu vào.
+ Tham gia các lớp tập huấn trên cây có múi: Nên tham gia các lớp dạy về
cách trồng các loại cây có múi sao cho đạt được năng suất cao nhất, tiếp cận các
thông tin về dịch bệnh thường gặp ở các loại cây có múi, đồng thời trang bị cho
mình các kiến thức về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...
+ Phối hợp với các nhà khoa học, nhanh chóng có các đề tài nghiên cứu
khoa học chính thức về dâu Hạ Châu để có cơ sở dựa vào trong quá trình sản
xuất (mà không chỉ dựa vào kinh nghiệm bản thân như hiện nay). Từ đó, nâng
cao hiệu quả sản xuất.
- Đối với quá trình tiêu thụ:
+ Tranh thủ tìm nguồn bao tiêu cho sản phẩm: đây là công việc rất cần thiết
và có ích nhằm giải quyết đầu ra cho sản phẩm, tránh được tình trạng không bán
được cho ai hay giá bán quá thấp. Tuy nhiên từng cá nhân người nông dân khó
làm được việc này mà phải thông qua chính quyền địa phương trong việc tìm
được tổ chức bao tiêu. Ngoài ra những người trồng dâu Hạ Châu có thể hợp tác
với nhau để tránh bị thương lái ép giá.
+ Đẩy mạnh loại hình tiêu thụ dâu Hạ Châu theo hình thức kết hợp với du
lịch sinh thái vườn. Vì loại hình này vừa bán được giá cao, vừa là đặc trưng của
huyện Phong Điền.
www.kinhtehoc.net
49
+ Kết hợp khả năng tự tiêu với nhu cầu thị trường tốt để đầu ra cho sản
phẩm tốt nhất. Bên cạnh đó, cần tham gia hợp tác xã để đẩy mạnh tiêu thụ, trao
đổi kinh nghiệm.
5.2. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ CỦA CÁC ĐỐI
TƯỢNG THU MUA DÂU HẠ CHÂU (THƯƠNG LÁI):
- Giảm thiểu tỷ lệ hao hụt của sản phẩm khi mua bán: Tự nghiên cứu về
cách bảo quản sau thu hoạch trên cây có múi rồi áp dụng vào thực tế cho dâu Hạ
Châu.
- Tận dụng sự am hiểu địa bàn, mùa vụ, thương lượng giá mà giảm chi phí,
tìm cách tiêu thụ hiệu quả nhất.
- Tận dụng sự am hiểu địa bàn, kinh nghiệm sẵn có, sự cạnh tranh trên thị
trường chưa gay gắt để tìm kiếm thêm nhiều nguồn đầu vào và đầu ra khác nhằm
giảm thiểu rủi ro, có nguồn hàng phong phú, mở rộng thị trường, tăng thu nhập.
- Đầu tư phương tiện, cơ sở vật chất, trình độ, tăng tính chuyên nghiệp trong
làm ăn mua bán (uy tín, thỏa thuận giá cả sao cho đôi bên cùng có lợi…) nhằm
nâng cao uy tín, tăng thu nhập, là một khâu không thể thiếu trong quá trình phân
phối. Nếu có điều kiện về vốn, kinh nghiệm, các nguồn lực khác, có thể đăng ký
thành lập doanh nghiệp, công ty chuyên thu mua, phân phối không chỉ sản phẩm
dâu Hạ Châu mà các loại đặc sản tại địa phương.
www.kinhtehoc.net
50
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN:
Qua quá trình khảo sát và kết quả phân tích được trình bày ở những chương
trước, ta thấy quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dâu Hạ Châu tại huyện
Phong Điền – TP.Cần Thơ thể hiện một số điểm nổi bật sau:
- Đối với quá trình sản xuất:
+ Tình hình sản xuất chung của nông hộ có một số điểm như sau: diện tích
đất sản xuất bình quân của mỗi hộ còn tương đối ít, nên nguồn vốn tự có của gia
đình đủ để đầu tư tái sản xuất, hộ không có nhu cầu vay vốn. Nguyên nhân chính
và phổ biến khi chọn trồng dâu Hạ Châu trong nông hộ là do cây cam, quýt hư,
bệnh, trồng không được, trong những năm gần đây, họ tự chuyển dần sang trồng
dâu Hạ Châu cho giá trị kinh tế cao hơn. Chính vì lý do số năm tham gia sản xuất
chưa lâu (đa số nông hộ có số năm kinh nghiệm khoảng từ 05 năm đến 10 năm
gần đây) cho nên kinh nghiệm chưa nhiều, chủ yếu học hỏi kinh nghiệm từ bà
con, hàng xóm và kinh nghiệm tự đúc kết trong quá trình sản xuất; hiện chưa có
một nghiên cứu khoa học chính thức nào về cây dâu Hạ Châu chuyển giao đến
người nông dân.
+ Qua những phân tích ở chương 4, cho thấy, về mặt chi phí vật chất thì do
một số nguyên nhân chủ quan và khách quan nên chi phí phân bón chiếm tỷ
trọng nhiều nhất trong cơ cấu các chi phí của nông hộ. Về mặt chi phí lao động
thì do chi phí thuê lao động ngoài cũng tương đối cao, nên để giảm thiểu chi phí,
đa số nông hộ sử dụng nguồn lao động nhà là chủ yếu. Về mặt doanh thu thì tuy
năng suất trung bình mỗi hộ chưa cao so với một vài loại cây ăn quả khác tại địa
phương, nhưng có chất lượng tốt, giá bán cao… làm cho doanh thu cao. Đồng
thời, qua một số tỷ số tài chính, cho thấy quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
dâu Hạ Châu năm 2007 của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu có hiệu quả về mặt
kinh tế. Bên cạnh đó, kết quả phân tích cho thấy một số nhân tố ảnh hưởng đến
năng suất như số lượng phân bón, thuốc, trình độ văn hóa, số năm kinh nghiệm
(có mối tương quan thuận), mật độ số cây trồng (có mối tương quan nghịch); và
một số nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh tế là một số chi phí (có mối tương
quan nghịch), doanh thu (có mối tương quan thuận).
www.kinhtehoc.net
51
+ Trong sản xuất, nông dân có một số thuận lợi là cây dâu Hạ Châu là cây
dễ trồng, đã được xây dựng thương hiệu, đang được một số thị trường lớn trong
và ngoài nước ưa chuộng… Đồng thời, cũng gặp không ít khó khăn là chi phí
đầu vào tăng cao, gặp rủi ro về sự bất thường của thời tiết, thường bị thương lái
ép giá khi mua bán, kinh nghiệm tự có của bản thân là chính…
- Đối với quá trình tiêu thụ:
+ Quá trình tiêu thụ sản phẩm dâu Hạ Châu của nông dân theo ba phương
thức là bán cho thương lái, bán trực tiếp cho người tiêu dùng, bán cả hai đối
tượng trên. Trong đó, hình thức bán cho thương lái chiếm đa số, vì tuy giá bán
thấp, thường bị thương lái ép giá nhưng thương lái không yêu cầu cao về chất
lượng, mẫu mã; hình thức bán trực tiếp cho người tiêu dùng kết hợp du lịch vườn
cho thu nhập tương đối cao, tuy nhiên chưa phổ biến, còn nhỏ lẻ.
+ Tác nhân thương lái trong kênh tiêu thụ sản phẩm dâu Hạ Châu có một số
đặc trưng như sau: đa số là thương lái đường dài, ở các địa phương khác đến. Số
lượng thương lái tham gia vào kênh tiêu thụ còn khá ít, thương lái còn mang tính
độc quyền về thị trường, chỉ những thương lái có kinh nghiệm, có quan hệ mua
bán tốt, có đầu vào, đầu ra ổn định… thì mới gia nhập kênh. Vì tính độc quyền
cho nên thương lái có một số thuận lợi trong kinh doanh như: chủ động trong
việc ra giá đối với nông dân, chưa có sự cạnh tranh gay gắt của bạn hàng… Tuy
nhiên, cũng gặp không ít những khó khăn như: cũng thường bị chủ vựa ép giá,
chi phí đầu vào tăng, trong quá trình thu mua do thanh toán bằng tiền mặt ngay
cho nên cần số vốn lớn nhưng tình hình vay vốn gặp rất nhiều trở ngại, tỷ lệ hao
hụt sản phẩm trong khâu vận chuyển là khó tránh khỏi nhưng kỹ thuật bảo quản
sau thu hoạch chưa tốt, trong khi đó chưa có một nghiên cứu khoa học chính thức
nào về bảo quản sau thu hoạch cho dâu Hạ Châu, chưa được sự hỗ trợ, định
hướng nào của Nhà nước để có hướng đi hiệu quả hơn.
+ Thị trường tiêu thụ dâu Hạ Châu còn khá đơn giản, chưa rộng lớn. Thị
trường trong nước có các chợ tại địa phương, các chợ TP.HCM; xuất khẩu theo
dạng tiểu ngạch qua Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan.
www.kinhtehoc.net
52
6.2. KIẾN NGHỊ:
- Đối với nông dân trồng dâu Hạ Châu:
+ Cần tích cực tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, Câu lạc bộ
khuyến nông, Hội nông dân, Hợp tác xã… để dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin,
kiến thức mới, khoa học nhằm ứng dụng vào quá trình sản xuất cụ thể của từng
nông hộ lại có thị trường cho đầu ra. Không nên quá cứng nhắc chỉ với kinh
nghiệm bản thân mà cần tiếp thu ý kiến của cán bộ khuyến nông, các nhà khoa
học.
+ Giảm thiểu tối đa chi phí đầu tư như: về phân bón, thay vì bón phân vô
cơ, chú trọng việc bón phân hữu cơ, bón phân đúng lúc, đúng cách, đúng liều
lượng; về nhiên liệu, thuốc bảo vệ thực vật, nguồn lao động cũng cần sử dụng
hợp lý.
+ Đẩy mạnh phương thức tiêu thụ sản phẩm theo hướng kết hợp du lịch sinh
thái vườn, vừa cho lợi nhuận cao, vừa mang tính đặc trưng của huyện Phong
Điền.
+ Tạo gắn kết với các nông dân khác để trao đổi kinh nghiệm nhằm giảm rủi
ro trong sản xuất, không bị thương lái ép giá trong mua bán.
- Đối với Hợp tác xã dâu Hạ Châu:
+ Cần tìm các nhà cung cấp nguồn lực đầu vào với chi phí thấp nhất, tìm các
nhà thu mua ở đầu ra có uy tín, ổn định, mua với giá cao, không ép giá, có ký
hợp đồng… (ví dụ như các thương lái có uy tín, siêu thị, các doanh nghiệp có
hoạt động kinh doanh thu mua trái cây trong nước, xuất khẩu…).
+ Hợp tác xã hoạt động có hiệu quả thì mới có khả năng khuyến khích nông
dân tích cực tham gia vào tổ chức.
+ Để hoạt động hiệu quả hơn, Hợp tác xã cần phối hợp hiệu quả với Phòng
Kinh tế cùng các cơ quan chính quyền có liên quan tại địa phương để đề ra
phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong từng thời kỳ nhằm phát triển
thương hiệu dâu Hạ Châu đã được đăng ký; đồng thời mở rộng thị trường.
- Đối với các đối tượng thu mua (thương lái):
+ Nên bao tiêu sản phẩm cho nông dân, mua bán theo giá thỏa thuận hợp lý,
đôi bên cùng có lợi, tránh tình trạng ép giá nông dân.
www.kinhtehoc.net
53
+ Chủ động tìm tòi, học hỏi để có phương thức bảo quản sau thu hoạch hiệu
quả, giảm tỷ lệ hao hụt trong khâu vận chuyển.
+ Đẩy mạnh phát triển ở thị trường cũ, tìm kiếm thị trường mới.
+ Cần thường xuyên tìm hiểu thông tin khoa học kỹ thuật, thông tin thị
trường qua các phương tiện truyền thông; nếu có thể, tìm kiếm cơ hội tham gia
các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, hội thảo kinh doanh…
+ Nếu có điều kiện về vốn, kinh nghiệm, các điều kiện về cơ sở pháp lý, có
thể đăng ký thành lập doanh nghiệp, công ty chuyên thu mua, phân phối không
chỉ sản phẩm dâu Hạ Châu mà các loại đặc sản tại địa phương.
- Đối với Viện Cây ăn quả miền Nam, khoa Nông nghiệp trường Đại học
Cần Thơ:
+ Cần có các nghiên cứu khoa học về việc kích thích ra hoa, chống rụng
bông, rụng trái, phòng và trừ bệnh bảo quản sau thu hoạch… về cây dâu Hạ Châu
để nhanh chóng triển khai đến nông dân, thương lái nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất, tiêu thụ dâu Hạ Châu.
+ Cần tiếp xúc, trao đổi thường xuyên với nông dân, thương lái để tiếp thu
những kinh nghiệm thực tiễn, kết hợp với các lý thuyết khoa học để có các kết
luận khoa học đầy đủ, hoàn chỉnh.
+ Cần phối hợp với các cơ quan chính quyền tại địa phương, cụ thể là Phòng
Kinh tế huyện để tăng cường mở các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho người
dân.
- Đối với Ban khuyến nông các xã Nhơn Ái, Mỹ Khánh, thị trấn Phong
Điền, cần phối hợp với các cơ quan chức năng, điển hình là Phòng Kinh tế
huyện:
+ Phối hợp với các nhà khoa học, thường xuyên mở các lớp tập huấn khoa
học kỹ thuật trên cây có múi đến nông dân, đến thương lái thường xuyên hoạt
động tại địa phương; tích cực kêu gọi, tạo mọi điều kiện để tất cả mọi nông dân,
thương lái được tham gia để nâng cao kiến thức.
+ Phối hợp với Hợp tác xã dâu Hạ Châu đề ra phương hướng, mục tiêu,
nhiệm vụ cụ thể trong từng thời kỳ nhằm phát triển thương hiệu dâu Hạ Châu đã
được đăng ký; mở rộng thị trường; đồng thời tìm nguồn cung cấp đầu vào với chi
phí thấp.
www.kinhtehoc.net
54
+ Định hướng xây dựng, phát triển 03 địa bàn đã được nghiên cứu trong đề
tài thành vùng sản xuất chuyên canh cây dâu Hạ Châu; tránh tình trạng sản xuất
manh mún, nhỏ lẻ, tự phát. Đồng thời, xây dựng địa bàn này thành một khối tập
thể sản xuất kinh doanh theo hình thức du lịch sinh thái vườn mang tính đặc
trưng của huyện Phong Điền.
www.kinhtehoc.net
55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Thị Thanh Nhanh (2007). Luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình
sản xuất và tiêu thụ dừa ở huyện Mỏ Cày – tỉnh Bến Tre, Khoa Kinh tế và Quản
trị Kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ .
2. Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ (2006). Niên giám Thống kê Thành
phố Cần Thơ, NXB Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ, Thành phố Cần Thơ.
3. Đàm Thị Phong Ba (2007). Giáo trình Kế toán Doanh nghiệp Nông
nghiệp, Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ.
4. Hoàng Ngọc Nhậm (2002). Phân tích dữ liệu và dự báo thống kê, Khoa
Toán – Thống kê, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
5. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Phân tích dữ liệu với
SPSS, NXB Thống kê, TP.HCM.
6. Huỳnh Trường Huy (2006). Đề tài nghiên cứu khoa học “Phân tích tác
động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại 2 địa bàn: Cần Thơ và
Sóc Trăng”, Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ .
7. Huỳnh Trường Huy (2007). Giáo trình Kinh tế Sản xuất, Khoa Kinh tế
và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ .
8. Mai Văn Nam, Phạm Lê Thông, Lê Tấn Nghiêm, Nguyễn Văn Ngân
(2004). Giáo trình Kinh tế lượng, NXB Thống kê, TP.HCM.
9. Phòng Kinh tế huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ (2005, 2006,
2007). Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ của phòng kinh tế năm 2005, 2006,
2007 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2006, 2007, 2008, Phòng Kinh tế huyện
Phong Điền – TP.Cần Thơ, Ủy ban Nhân dân huyện Phong Điền – Thành phố
Cần Thơ.
10. Phòng Thống kê huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ (2006).
Niên giám Thống kê huyện Phong Điền, Phòng Thống kê huyện Phong Điền –
Thành phố Cần Thơ, Ủy ban Nhân dân huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ.
11. Võ Thành Danh (2007). Giáo trình Marketing Nông nghiệp, NXB Đại
học Cần Thơ, Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ.
12. Võ Thị Thanh Lộc (2001). Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh
doanh và kinh tế, NXB Thống kê, TP.HCM.
www.kinhtehoc.net
56
13. Thông tấn xã Việt Nam, 2005. Vĩnh Long: “4 nhà” liên kết xây dựng
thương hiệu trái cây đặc sản.
www.kinhtehoc.net
1
PHỤ LỤC 1
Phân tích các nguồn lực sản xuất của nông hộ
Statistics
dt trong dhc
N Valid 44
Missing 0
Mean 7.52
Std. Error of Mean .973
Std. Deviation 6.457
Minimum 2
Maximum 30
Sum 331
dien tich trong dau HC duoc ma hoa lai
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid dien tich duoi 5 cong 22 50.0 50.0 50.0
dien tich tu 6-10 cong 14 31.8 31.8 81.8
dien tich tu 11-15 cong 4 9.1 9.1 90.9
dien tich tu 16-20 cong 2 4.5 4.5 95.5
dien tich tu 26-30 cong 2 4.5 4.5 100.0
Total 44 100.0 100.0
Statistics
ld gd sx
N Valid 44
Missing 0
Mean 2.02
Std. Error of Mean .161
Std. Deviation 1.067
Minimum 1
Maximum 5
Statistics
thanh vien gia dinh
www.kinhtehoc.net
2
N Valid 44
Missing 0
Mean 5.59
Std. Error of Mean .185
Std. Deviation 1.226
Minimum 4
Maximum 8
td vh
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid cap 1 10 22.7 22.7 22.7
cap 2 18 40.9 40.9 63.6
cap 3 14 31.8 31.8 95.5
tren cap 3 2 4.5 4.5 100.0
Total 44 100.0 100.0
so nam sx duoc ma hoa lai
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid kinh nghiem sx tu
5-10 nam
36 81.8 81.8 81.8
knsx tu 11-15 nam 2 4.5 4.5 86.4
knsx tu 16-20 nam 2 4.5 4.5 90.9
knsx tu 26-30 nam 3 6.8 6.8 97.7
knsx tren 30 nam 1 2.3 2.3 100.0
Total 44 100.0 100.0
tn them
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid di lam them 13 29.5 29.5 29.5
buon ban nho 8 18.2 18.2 47.7
chan nuoi 7 15.9 15.9 63.6
ghep cay giong
dau HC ban
16 36.4 36.4 100.0
Total 44 100.0 100.0
tc xh
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid hop tac xa dau Ha Chau 10 22.7 22.7 22.7
www.kinhtehoc.net
3
hoi nong dan 3 6.8 6.8 29.5
co quan chinh quyen 1 2.3 2.3 31.8
hoi nguoi cao tuoi 3 6.8 6.8 38.6
khong tham gia to chuc
xa hoi
27 61.4 61.4 100.0
Total 44 100.0 100.0
PHỤ LỤC 2
Phân tích thực trạng trồng dâu Hạ Châu của nông hộ
ly do trong
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid de trong 7 15.9 15.9 15.9
chat luong cao 5 11.4 11.4 27.3
loi nhuan cao 10 22.7 22.7 50.0
phu hop dat 1 2.3 2.3 52.3
theo phong ttrao 6 13.6 13.6 65.9
cam quyt hu, benh nen
chuyen sang trong dau
15 34.1 34.1 100.0
Total 44 100.0 100.0
noi mua giong
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid tu hang xom 23 52.3 52.3 52.3
tu co 15 34.1 34.1 86.4
tu ba con 6 13.6 13.6 100.0
Total 44 100.0 100.0
trong xen
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid coc 22 50.0 50.0 50.0
mang cuc 4 9.1 9.1 59.1
cam, chanh 4 9.1 9.1 68.2
xoai 6 13.6 13.6 81.8
ray 3 6.8 6.8 88.6
chuoi 5 11.4 11.4 100.0
www.kinhtehoc.net
4
Total 44 100.0 100.0
ly do xen
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid che mat cho dau HC 12 27.3 27.3 27.3
lay ngan nuoi dai 9 20.5 20.5 47.7
bu chi phi trong dau HC 2 4.5 4.5 52.3
tang them thu nhap 21 47.7 47.7 100.0
Total 44 100.0 100.0
PHỤ LỤC 3
Phân tích các khoản mục chi phí bình quân
Statistics
N
Std. Error
of Mean
Std.
Deviation Minimum Maximum Sum
Valid Missing Mean
so ngay
cong
ldgd/cong
44 0
so ngay
cong ld
thue/cong
44 0 .4250 .08983 .59588 .00 2.50 18.70
cpkhv/cong 44 0 69.7554 5.28525 19.09 199.75 3069.24
cppb/cong 44 0 398.2903 52.09734 66.67 1750.00 17524.77
cpt/cong 44 0 52.8936 11.57900 35.05841 4.00 400.00 2327.32
cpnl/cong 44 0 127.0662 18.47409 345.57463 .00 500.00 5590.91
cpldthue/co
ng
44 0 83.7562 17.37137 115.22861 .00 486.00 3685.27
PHỤ LỤC 4
Phân tích các tỷ số tài chính
Statistics
N Mean
Std. Error
of Mean
Std.
Deviation Minimum Maximum
Valid Missing
dt trong dhc 44 0 7.52 .973 6.457 2 30
nang suat 44 0 742.5126 64.71461 429.26819 200.00 2000.00
dg v2 44 0 7.02 .249 1.649 4 12
tcpkldgd/cong 44 0 731.7617 70.06162 464.73619 167.17 2589.75
www.kinhtehoc.net
5
tcpcoldgd/cong
44 0 1898.9982 141.08536 935.85442 586.19 5439.75
dthu/cong 44 0 4941.24 388.557 2577.393 1200 12000
LN k ldgd/cong
44 0 4209.4739 370.80758 2459.65926 818.02 11162.20
LN co ldgd/cong
44 0 3042.2374 359.88598 2387.21355 173.00 10187.20
PHỤ LỤC 5
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất
Model Summary
Model R R Square
Adjusted R
Square
Std. Error of the
Estimate
1 .609(a) .359 .262 393.03397
a Predictors: (Constant), so nam sx, so bao phan / cong, td vh, so cay/cong, so chai thuoc/cong
ANOVA(b)
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 2053584.099 5 410716.820 2.659 .037(a)
Residual 5870076.659 38 154475.702
Total 7923660.758 43
a Predictors: (Constant), so nam sx, so bao phan / cong, td vh, so cay/cong, so chai thuoc/cong
b Dependent Variable: nang suat
Coefficients(a)
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients t Sig.
B Std. Error Beta
1 (Constant) 374.137 333.618 1.121 .049
so bao phan / cong 101.882 56.257 .273 1.811 .078
so chai thuoc/cong 118.178 60.772 .311 1.945 .046
so cay/cong -2.397 5.181 -.071 -.463 .646
td vh 59.459 73.182 .117 .812 .422
so nam sx 10.536 7.369 .208 1.430 .095
a Dependent Variable: nang suat
www.kinhtehoc.net
6
PHỤ LỤC 6
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Model Summary
Model R R Square
Adjusted R
Square
Std. Error of the
Estimate
1 .817(a) .816 .816 108.26853
a Predictors: (Constant), cpnl/cong, cpt/cong, dthu/cong, cpldcogd/cong, cppb/cong
ANOVA(b)
Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig.
1 Regression
244602468.832 5
48920493.76
6
4173.365 .000(a)
Residual 445438.828 38 11722.074
Total 245047907.660 43
a Predictors: (Constant), cpnl/cong, cpt/cong, dthu/cong, cpldcogd/cong, cppb/cong
b Dependent Variable: LN co ldgd/cong
Coefficients(a)
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients
B Std. Error Beta t Sig.
1 (Constant) -119.284 42.292 -2.821 .008
cppb/cong -.950 .057 -.137 -16.762 .000
cpldcogd/cong -.957 .025 -.287 -37.648 .000
dthu/cong .987 .007 1.065 143.681 .000
cpt/cong -1.311 .252 -.042 -5.197 .000
cpnl/cong -1.169 .146 -.060 -8.003 .000
a Dependent Variable: LN co ldgd/cong
PHỤ LỤC 7
Phân tích phương sai một yếu tố
Descriptives
dg v2
thuong lai nguoi tieu dung
ban ca 2 doi
tuong Total
N 21 14 9 44
Mean 5.90 8.64 7.11 7.02
Std. Deviation .700 1.823 .333 1.649
Std. Error .153 .487 .111 .249
95% Confidence
Interval for Mean
Lower Bound
5.59 7.59 6.85 6.52
Upper Bound 6.22 9.70 7.37 7.52
Minimum 4 5 7 4
Maximum 7 12 8 12
www.kinhtehoc.net
7
Test of mogeneity of Variances
dg v2
Levene Statistic df1 df2 Sig.
11.768 2 41 .000
ANOVA
dg v2
Sum of
Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 63.065 2 31.532 23.980 .000
Within Groups 53.913 41 1.315
Total 116.977 43
PHỤ LỤC 8
Phân tích kênh tiêu thụ
doi tuong ban
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid thuong lai 21 47.7 47.7 47.7
ban le 14 31.8 31.8 79.5
ban ca 2 doi tuong 9 20.5 20.5 100.0
Total 44 100.0 100.0
www.kinhtehoc.net
8
PHỤ LỤC 9
BẢN PHỎNG VẤN NÔNG DÂN TRỒNG DÂU HẠ CHÂU
Mẫu số:………Ngày……tháng……năm 2008
Tên người được phỏng vấn:………………………………………
Ấp:……………………Xã:…………………….Huyện: Phong Điền. TP.Cần Thơ
A. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA HỘ SẢN XUẤT DÂU HẠ CHÂU
1. Thông tin về người được phỏng vấn
1.1. Tuổi:…………
1.2. Giới tính:……….
1.3. Trình độ văn hóa:………..
1.4. Hiện nay, Ông/Bà có tham gia tổ chức xã hội, đoàn thể ở địa phương không?
(1) có; (2) không
1.4.1. Nếu có, tên tổ chức:…………………1.4.2.chức vụ:………1.4.3.thời
gian:...năm
1.5. Ông/Bà bắt đầu trồng dâu Hạ Châu từ năm nào?...................
1.6. Lý do chọn trồng cây dâu Hạ Châu?
(1) Dễ trồng (2) Chất lượng cao (3) Lợi nhuận cao (4) Phù hợp
đất
(5) Dễ tiêu thụ (6) Theo phong trào (7) Cam quýt hư chuyển sang
trồng dâu
2. Lao động
2.1. Tổng số người trong gia đình?.................
2.2. Lao động gia đình tham gia sản xuất?.................
2.3. Lao động thuê:…………………..đồng/người/ngày?
2.4. Ngoài trồng dâu Hạ Châu, hộ tham gia hoạt động gì để tạo thu
nhập?......................
3. Đất sản xuất
3.1. Diện tích đất sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi) của Ông/Bà hiện
nay:.................công
3.1.1. Trong đó, diện tích trồng dâu Hạ Châu:……………công
3.2. Trong 05 năm gần đây, diện tích đất sản xuất của Ông/Bà có thay đổi không?
1.Tăng (tiếp câu 3.3) 2. Giảm 3. Không đổi
www.kinhtehoc.net
9
3.3. Nếu tăng, Ông/Bà vui lòng cho biết nguyên nhân (nhiều lựa chọn)
( ) Mở rộng quy mô sản xuất
( ) Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất
( ) Mua để tích lũy
( ) Khác (ghi cụ
thể):……………………………………………………………………
4. Kỹ thuật sản xuất:
4.1. Trước khi trồng dâu Hạ Châu, ông/bà trồng cây gì? Lý do?
4.2. Trồng xen cây gì? Lý do?
4.3. Bình quân trồng bao nhiêu cây dâu Hạ Châu/công?
4.4. Kinh nghiệm trồng dâu Hạ Châu có từ đâu? (nhiều lựa chọn)
(1) Gia đình truyền lại (2) Học từ sách báo (3) Từ lớp tập huấn
(4) Từ hàng xóm (5) Từ cán bộ khuyến nông (6) Tự có
4.5. Hiện nay, Ông/Bà có áp dụng KHKT trong việc trồng dâu Hạ Châu không?
(1)có;(2)không
4.5.1. Nếu có, hộ áp dụng mô hình KHKT nào trong trồng dâu Hạ Châu?
……………………………………………………………………………………
4.5.2. Lý do áp dụng mô hình đó?
................................................................................................................................
4.6. Ông/Bà biết đến thông tin về KHKT từ các nguồn nào? (nhiều lựa chọn)
(1) Cán bộ khuyến nông (2) Cán bộ các trường, viện (3) Cty thuốc
BVTV
(4) Cán bộ Hội nông dân (5) Phương tiện thông tin đại chúng (6) Người quen
(7) Hội chợ, tham quan (8) Khác:……………………….
4.7. Ông/Bà có tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật sản xuất không?
(1) có; (2) không
4.7.1. Nếu có thì ai tập huấn? (nhiều lựa chọn)
(1) Cán bộ khuyến nông (2) Cán bộ các trường, viện (3) Cty thuốc
BVTV
(4) Cán bộ Hội nông dân (5) Khác:…………………………………………..
www.kinhtehoc.net
10
4.8. Ông/Bà cho biết nguyên nhân nào tác động làm cho Ông/Bà áp dụng kỹ
thuật mới? (nhiều lựa chọn)
(1) Diện tích sản xuất lớn (2) Thiếu lao động (3) Địa phương khuyến khích
(4) Yêu cầu của thị trường (5) Theo phong trào (6) Khác:…………………..
4.9. Ông/Bà có áp dụng kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch không?
(1) có; (2) không
4.9.1. Nếu có, Ông/Bà áp dụng kỹ thuật đó từ đâu?
(1) Tự học qua sách báo (2) Từ hàng xóm (3) Từ cán bộ khuyến nông
(4) Từ các buổi tập huấn (5) Khác:……………….
4.9.2. Tại sao Ông/Bà áp dụng bảo quản sau thu hoạch?
……………………………………………………………………………………
………
5. Vốn sản xuất:
5.1. Nguồn vốn cho việc trồng dâu Hạ Châu chủ yếu là?
(1) Vốn tự có (2) Do Nhà nước hỗ trợ (3) Vay ngân hàng
(4) Khác:……………………..
5.2. Hộ có vay để sản xuất không? (1) có; (2) không
5.2.1. Nếu có, điền các thông tin vào bảng sau:
Nguồn vay
Số lượng
(đồng)
Lãi suất
(%/tháng)
Thời hạn
(tháng)
Điều kiện vay
1-tín chấp; 2-thế
chấp
1.
2.
3.
5.3. Ông/Bà sử dụng vốn vay đó như thế nào? (nhiều lựa chọn)
(1) Mua cây giống (2)Mua phân bón (3) Mua thuốc
(4) Khác:…………………
5.4. Ông/Bà có gặp khó khăn gì trong vay vốn không?
(1) có; (2) không
5.4.1. Nếu có, thì lý do tại sao?
……………………………………………………………………………………
………
www.kinhtehoc.net
11
5.3. Chi tiêu bình quân của hộ hàng tháng là bao nhiêu?................................đồng
B. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
1. Chi phí
1.1. Ông/Bà mua giống dâu Hạ Châu ở đâu?
(1) Từ hàng xóm (2) Tự có (3) Bà con
1.2. Chi phí mua 1 cây giống là bao nhiêu?......................đồng/cây
1.3. Từ lúc trồng đến khi có trái, hao hụt là bao nhiêu cây?.........................cây
1.4. Các khoản chi phí cơ bản trước khi trồng dâu Hạ Châu?
Khoản mục ĐVT Đơn giá Số lượng Thành tiền Ghi chú
1. Chi phí mua
giống
- Chi phí giống
- Chi phí vận
chuyển
2. Chi phí chăm sóc
- Lao động gia đình
- Lao động thuê
3. Chi phí khác
1.5. Các khoản chi phí hằng năm cho việc trồng dâu Hạ Châu?
Khoản mục ĐVT Đơn giá Số lượng Thành tiền Ghi chú
1. Chi phí KH vườn
2. Chi phí phân bón
3. Chi phí thuốc
4. Chi phí nhiên liệu
5. Chi phí chăm sóc
- Chi phí thuê mướn
- Chi phí lao động
nhà
6. Chi phí thu hoạch
- Chi phí thuê mướn
- Chi phí lao động
nhà
www.kinhtehoc.net
12
7. Chi phí khác
2. Thu nhập
2.1. Từ khi trồng dâu Hạ Châu đến khi có trái là bao nhiêu năm?....................năm
2.2. Từ khi thu hoạch đến khi bán hết số dâu Hạ Châu là bao nhiêu
ngày?..................ngày
2.3. Tỷ lệ hao hụt lúc thu hoạch là bao nhiêu?.........................kg/công
2.4. Tỷ lệ hao hụt trong khi chờ bán là bao nhiêu?...........................kg
2.5. Ông/Bà bán dâu Hạ Châu bao nhiêu lần/năm?.........................lần/năm
2.8. Ông/Bà thường bán dâu Hạ Châu cho ai?
(1) Thương lái (2) Bán lẻ (3) Cả hai đối tượng
2.9. Tại sao Ông/Bà bán cho các đối tượng đó?
(1) Do mối quen (2) Do mua với giá cao (3) Do uy tín
(4) Do dễ liên lạc (5) Do trả tiền mặt ngay (6) Khác:…………..
2.10. Ông/Bà liên lạc với người mua bằng cách nào?
(1) Người mua tự tìm đến (2) Chủ động liên lạc bằng điện thoại
(3) Người mua đến mua theo định kỳ (3) Khác:…………………
2.11. Người mua trả tiền như thế nào?
(1) Trả ngay (2) Sau vài ngày mới trả
(3) Ứng trước (4) Khác:…………………..
2.12. Trong mua bán thì giá cả thường do ai quyết định?
(1) Do người mua (2) Do người bán (3) Theo thỏa thuận
(4) Dựa vào giá thị trường (5) Khác:……………………………
2.13. Thông tin về năng suất, diện tích, sản lượng, giá bán dâu Hạ Châu các vụ
trong năm
Vụ
Năng suất
(kg/công)
Diện tích
(công)
Sản lượng
(kg)
Đơn giá
(đồng/kg)
Thành tiền
(đồng)
Ghi chú
Nghịch-th5ÂL
Chính-th6-8 ÂL
Muộn-th11 ÂL
2.14. Nếu so sánh giá bán dâu Hạ Châu với cây ăn quả chủ lực (cây cam) tại
huyện thì thế
nào?...........................................................................................................................
.......
www.kinhtehoc.net
13
2.14. Trồng dâu Hạ Châu, Ông/Bà thường gặp khó khăn gì?
(1) Giá cả không ổn định (2) Bị ép giá (3) Chi phí đầu vào tăng
(4) Đầu ra không ổn định (5) Thời tiết thất thường
C. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI
1. Theo Ông/Bà, tình hình sản xuất 5 năm gần đây như thế nào?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………...2. Ông/Bà có đề xuất gì để việc trồng dâu Hạ Châu có hiệu quả
hơn trong tương lai?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………..
Chân thành cảm ơn Ông/Bà!
www.kinhtehoc.net
14
PHỤ LỤC 10
BẢN PHỎNG VẤN THƯƠNG LÁI
Mẫu số:………Ngày……tháng……năm 2008
I. Thông tin về người mua:
1. Họ tên người được phỏng vấn:………………………………………………..
2. Tuổi:……………………………………………………………………………
3. Giới tính:………………………………………………………………………..
4. Địa chỉ:…………………………………………………………………………
5. Trình độ văn hóa:……………………………………………………………….
II. Tình hình đầu vào:
1. Tại sao Ông/Bà chọn ngành nghề kinh doanh này?
(1) Dễ kiếm lời (2) Theo truyền thống gia đình (3) Khác:………………..
2. Ông/Bà đã kinh doanh ngành nghề này trong bao nhiêu
năm?............................năm
3. Ông/Bà vận chuyển bằng phương tiện gì?
(1) Ghe, xuồng (2) Xe (3) Cả 2 (4)
Khác:……………………
4. Ông/Bà thuê hay mua phương tiện vận chuyển?
(1) Thuê (2) Mua (3) Cả 2
5. Ông/Bà có chịu chi phí vận chuyển hay không?
(1) có; (2) không
5.1. Nếu có, Ông/Bà vui lòng cho biết thông tin sau
Số lượng Phương tiện vận chuyển Chi phí vận chuyển Ghi chú
6. Thời gian mua cho đến khi bán thường là bao
lâu?.......................................................
Vì
sao?...........................................................................................................................
....
7. Ông/Bà có áp dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch không?
(1) có; (2) không
www.kinhtehoc.net
15
7.1. Nếu có, Ông/Bà áp dụng công nghệ đó từ đâu?
(1) Tự học qua sách báo (2) Từ hàng xóm (3) Từ cán bộ khuyến nông
(4) Từ các buổi tập huấn (5) Khác:……………….
7.2. Tại sao Ông/Bà áp dụng bảo quản sau thu hoạch?
……………………………………………………………………………………
…
8. Khoảng cách Ông/Bà vận chuyển xa nhất là bao nhiêu và gần nhất là bao
nhiêu?
Xa nhất:………………………….Chi phí:……………………………..
Xa nhất:………………………….Chi phí:……………………………..
9. Chi phí nhân công:
Chỉ tiêu Nhân công thuê mướn Nhân công gia đình
1. Số lượng
2. Đơn giá
3. Thành tiền
10. Ông/Bà thường mua dâu Hạ Châu từ người cung cấp nào?
(1) Từ mối quen (2) Từ bạn hàng thường xuyên (3)
Khác:…………………
11. Cách thức Ông/Bà tìm mua hàng?
(1) Người bán nhắn gọi (2) Định kỳ (3) Thu gom nhỏ chở đến
(4) Tự tìm đến người bán (5) Khác:………………….
12. Ai quyết định giá cả đầu vào?
(1) Người mua (2) Người bán (3) Thỏa thuận
(4) Theo giá thị trường (5) Khác:…………………..
13. Tình hình thu mua 2 năm gần đây?(thuận lợi, khó khăn)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…….
14. Phương thức thanh toán tiền cho người bán?
(1) Trả tiền mặt (2) Trả sau vài ngày (3) Ứng trước (4)
Khác:……….
15. Tại sao Ông/Bà chọn phương thức trả tiền trên?
www.kinhtehoc.net
16
……………………………………………………………………………………
III. Tình hình đầu ra:
1. Ông/Bà thường bán hàng cho đối tượng nào?
(1) Người bán lẻ (2) Siêu thị (3) Nhà xuất khẩu (4) Khác:………….
2. Tại sao Ông/Bà bán hàng cho các đối tượng đó?
(1) Khách hàng thường xuyên (2) Mối quen (3) Trả giá cao
(4) Khách hàng ứng tiền trước (5) Khác:……………
3. Ông/Bà liên hệ với người mua như thế nào?
(1) Người mua gọi điện đến (2) Tự tìm kiếm khách hàng
(3) Giao hàng theo định kỳ (4) Khác:…………………….
4. Khoảng cách vận chuyển đến các đối tượng trên?
Xa nhất………………………………Chi phí:………………………………
Xa nhất………………………………Chi phí:………………………………
5. Tình hình bán 2 năm gần đây?(thuận lợi, khó khăn)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………
6. Phương thức thanh toán tiền của người mua?
(1) Trả tiền mặt (2) Trả sau vài ngày (3) Ứng trước (4)
Khác:……….
7. Ông/Bà có chịu chi phí vận chuyển không?
(1) có; (2) không
8. Ai là người quyết định giá cả?
(1) Người mua (2) Người bán (3) Thỏa thuận
(4) Theo giá thị trường (5) Khác:…………………..
9. Theo Ồng/Bà, giá bán phụ thuộc vào yếu tố nào?
(1) Mùa vụ (2) Chất lượng (3) Thị trường
(4) Khoảng cách vận chuyển (5) Khác:…………………
10. Ông/Bà thường gặp khó khăn gì trong việc thu mua dâu Hạ Châu?
(1) Thiếu thông tin thị trường (2) Mua giá cao (3) Bán giá thấp
(4) Chi phí vận chuyển cao (5) Thiếu vốn (6) Khác:……….
11. Ông/Bà có vay vốn kinh doanh không?
www.kinhtehoc.net
17
(1) có; (2) không
11.1. Nếu có, điền các thông tin vào bảng sau:
Nguồn vay
Số lượng
(đồng)
Lãi suất
(%/tháng)
Thời hạn
(tháng)
Điều kiện vay
1-tín chấp; 2-thế
chấp
1.
2.
3.
12. Ông/Bà đạt lợi nhuận bình quân bao nhiêu/vụ?...........................
13. Trong tương lai, để đạt lợi nhuận cao hơn, Ông/Bà có đề nghị gì?
………………………………………………………………………......................
..................................................................................................................................
..................
Chân thành cảm ơn Ông/Bà
www.kinhtehoc.net
18
www.kinhtehoc.net
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KTH[2008] 4043662 Nguyen Bao Anh (www.kinhtehoc.net).pdf