CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1
1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2
1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1. không gian . 2
1.3.2. Thời gian 2
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 3
2.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp . 3
2.1.2. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp 3
2.1.3. Khái niệm hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp 3
2.1.4. Ý nghĩa, mục đích và nội dung phân tích tình hình tài chính . 4
2.1.5. Phân tích chung tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp 5
2.1.6. Các tỷ suất chi phí . 7
2.1.6. Các chỉ số được sử dụng trong phân tích tình hình tài chính . 8
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 16
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu . 16
2.2.2. Phương pháp phân tích . 17
CHƯƠNG 3 : KHÁT QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẾN
TRE
18
3.1. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG
TY. 18
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển . 18
3.1.2. Giới thiệu về công ty 19
3.2. CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC . 20
3.3. CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ . 21
3.4. CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 24
3.5. KHÁT QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
QUA 3 NĂM 24
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN DƯỢC PHẨM BẾN TRE
. 28
4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC
PHẨM BẾN TRE . 28
4.1.1. Tình hình tài sản . 28
4.1.2. Tình hình nguồn vốn 30
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI
KẾ TOÁN . 30
4.2.1. Tình hình tài sản . 30
4.2.2. Tình hình nguồn vốn 38
4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BÁO CÁO KẾT
QUẢ KINH DOANH . 41
4.3.1. Tình hình doanh thu 42
4.3.2. Tình hình chi phí 44
4.3.3. Tình hình lợi nhuận trước thuế . 45
4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI
CHÍNH . 45
4.4.1. Nhóm chỉ tiêu thanh toán . 45
4.4.2. Nhóm chỉ tiêu hoạt động 49
4.4.3. Nhóm chỉ tiêu quản trị nợ . 52
4.4.4. Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận . 55
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẾN TRE .
63
5.1 THÀNH TỰU, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TỒN TẠI
ĐÓ 63
5.1.1. Thành tựu 63
5.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó . 63
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY. 64
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
66
6.1. KẾT LUẬN 66
6.2. KIẾN NGHỊ . 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việc Việt Nam gia nhập WTO cùng với sự dỡ bỏ các hàng rào thuế quan
sẽ thu hút sự tham gia các công ty hoạt động trong lĩnh vực dược từ nước ngoài
với tiềm lực tài chính mạnh và công nghệ hiện đại. Từ đó, sẽ tạo môi trường cạnh
tranh khốc liệt hơn đối với các doanh nghiệp sản xuất tân dược trong nước về
mặt giá cả, chất lượng và chủng loại sản phẩm. Việc tăng tốc đầu tư đổi mới công
nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm là hết sức cần
thiết cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nước.
Chính vì những thách thức to lớn đó đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung
và Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre phải ngày càng nâng cao hơn nữa khả
năng cạnh tranh của mình nhằm chuẩn bị một cách tốt nhất cho làn sóng đầu tư
của các nhà đầu tư từ nước ngoài vào thị trường nước ta. Để làm được điều này
trước hết các doanh nghiệp cần phải củng cố lại hoạt động của mình, không
ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý, nâng cao năng lực tài chính, hiểu rõ điểm
mạnh, điểm yếu của mình nhằm phát huy tối đa thế mạnh, khắc phục những mặt
còn hạn chế tồn tại. Trong đó, Việc nắm rõ tình hình tài chính là vấn đề cực kỳ
quan trọng đối với sự sống còn của doanh nghiệp, thông qua việc phân tích tình
hình tài chính giúp cho nhà quản lý thấy được tình hình hoạt động của doanh
nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn ra sao? Việc phân bổ nguồn vốn có hợp lý không?
Nhân tố nào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ
đó đề ra các giải pháp khắc phục những yếu kém cũng như phát huy các mặt tích
cực.
Trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh như vậy, Công ty Cổ phần Dược
phẩm Bến Tre không ngừng phát triển và ngày càng lớn mạnh. Hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty luôn đạt hiệu quả là nhờ vào sự lãnh đạo của Ban
Giám Đốc công ty đã có những chỉ đạo đúng đắn thông qua những ý kiến đóng
góp, tham mưu kịp thời của phòng tài chính kế toán từ việc phân tích tình hình tài
chính. Chính vì vai trò quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính như trên
tôi đã chọn đề tài: “ Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược
phẩm Bến Tre” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
Trong quá trình trình trình bày, luận văn không tránh khỏi sai sót rất mong
sự góp ý của quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
79 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2600 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc khả năng tài trợ về mặt tài chính,
mức độ tự chủ, chủ động trong hoạt động kinh doanh của công ty cũng như
những khó khăn mà công ty sẽ gặp phải để có những giải pháp điều chỉnh kịp
thời.
Sự biến động của phần tài sản qua 3 năm như đã phân tích trên cũng kéo
theo sự thay đổi bên phần nguồn vốn do tính chất cân đối của bảng cân đối kế
toán. Qua bảng 7 ta thấy nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn
vốn, để hiểu rõ hơn về sự biến động của nguồn vốn ta sẽ đi vào tìm hiểu chi tiết
cơ cấu nguồn vốn thông qua phân tích sự thay đổi của các chỉ tiêu:
4.2.2.1. Nợ phải trả
Nợ phải trả phản ánh khả năng tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài để phục
vụ cho việc sản xuất kinh doanh của công ty, bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
vì vậy sự tác động của hai chỉ tiêu này sẽ trực tiếp làm ảnh hưởng đến nguồn
vốn. Nợ phải trả có sự biến động tăng giảm qua 3 năm.
Năm 2007 giảm 15.745.831 ngàn đồng tương ứng 13,46 % so với năm
2006. Nguyên nhân là do các khoản phải trả ngắn hạn và phải trả dài hạn đều
giảm. Khoản phải trả ngắn hạn giảm 8.211.763 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 8,08
% so với năm 2007 nguyên nhân là do các khoản phải trả người bán giảm
27.044.872 tương ứng tỷ lệ 56,70 % là do trong năm 2007 công ty thu được các
khoản nợ từ các hợp đồng phải thu đến hạn nên đã thanh toán nợ cho khách mua
chịu trong năm 2006. Bên cạnh đó các khoản nợ dài hạn cũng giảm 7.534.068
ngàn đồng tương ứng 49,13 % là do trong năm 2007 là năm công ty hoạt động
kinh doanh có hiệu quả nhất doanh thu và lợi nhuận đều tăng cao nên công ty đã
thanh toán các khoản vay dài hạn trong năm 2006.
Đến năm 2008 khoản nợ phải trả của công ty tăng lên 36.096.495 ngàn
đồng tương ứng tỷ lệ 35,66 % so với năm 2007. Nguyên nhân là do các khoản
nợ ngắn hạn tăng mà đặc biệt là các khoản phải trả cho người bán tăng
www.kinhtehoc.net
39
Bảng 7: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN QUA 3 NĂM
ĐVT: 1000 đồng
CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
2007 so 2006 2008 so 2007
Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ%
A. NỢ PHẢI TRẢ 116.978.629 101.232.798 137.329.293 -15.745.831 -13,46 36.096.495 35,66
I. Nợ ngắn hạn 101.644.262 93.432.499 133.588.825 -8.211.763 -8,08 40.156.326 42,98
1.Vay và nợ vay ngắn hạn 47.465.464 65.193.388 70.154.446 17.727.924 37,35 4.961.058 7,61
2. Phải trả người bán 47.698.918 20.654.046 55.004.717 -27.044.872 -56,70 34.350.671 166,31
3. Người mua trả tiền trước 1.546.996 3.466.916 485.680 1.919.920 124,11 -2.981.236 -85,99
4. Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước 253.004 474.932 2.170.028 221.928 87,72 1.695.096 356,91
5. Phải trả người lao động 4.179.670 2.857.242 1.973.931 -1.322.428 -31,64 -883.311 -30,91
6. Phải trả phải nộp khác 500.210 785.975 3.800.023 285.765 57,13 3.014.048 383,48
II. Nợ dài hạn 15.334.367 7.800.299 3.740.468 -7.534.068 -49,13 -4.059.831 -52,05
1. Phải trả dài hạn khác 10.171.867 3.278.520 - -6.893.347 -67,77 -3.278.520 -100
2. Vay và nợ dài hạn 5.035.799 4.392.049 3.555.799 -643.750 -12,78 -836.250 -19,04
3. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 126.701 129.730 184.669 3.029 2,39 54.939 42,35
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 25.673.336 68.036.844 67.291.944 42.363.508 165,01 -744.900 -1,09
I. Vốn chủ sở hữu 25.623.336 67.986.844 67.241.944 42.363.508 165,33 -744.900 -1,10
1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 17.549.318 30.000.000 30.000.000 12.450.682 70,95 0 0,00
2. Thặng dư vốn cổ phần - 26.493.488 26.493.488 26.493.488 - 0 0,00
3.Quỹ đầu tư phát triển 2.388.974 - 2.284.499 - - 2.284.499 -
4.Quỹ dự phòng tài chính - - 782.000 - - 782.000 -
5. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 61.708 - 731.000 - - 731.000 -
6.Lợi nhuận chưa phân phối 5.623.336 11.493.356 6.950.957 5.870.020 104,39 -4.542.399 -39,52
7.Nguồn kinh phí và quỹ khác 50.000 50.000 50.000 0 0,00 0 0,00
Tổng nguồn vốn 142.651.965 169.269.642 204.621.237 26.617.677 18,66 35.351.595 20,88
(Nguồn: phòng kế toán)
www.kinhtehoc.net
40
34.350.671 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 42,98 %, các khoản phải trả người bán
này chủ yếu là phải trả công ty liên doanh Meyer- BPC là chiếm tỷ trọng cao vì
công ty đã đề ra chủ trương giảm bớt hàng nhập khẩu nên lượng hàng nhập từ
công ty Meyer – BPC càng tăng mà công ty Meyer –BPC là công ty liên doanh
của công ty nên có thể thanh toán trong thời gian chậm so với các khách hàng
khác. Bên cạnh đó các khoản phải trả phải nộp cho nhà nước cũng tăng
1.695.096 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 356,91 % so với năm 2007 cũng là nguyên
nhân chủ yếu làm tăng khoản nợ phải trả của công ty.
4.2.2.2. Nguồn vốn chủ sở hữu
Để đánh giá sự biến động của vốn chủ sở hữu trước hết chúng ta cần tính
đến chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ để đánh giá khả năng tự chủ về mặt tài chính của
công ty ngoài phần nợ vay của các đối tượng khác.
Bảng 8 : TỶ SUẤT TỰ TÀI TRỢ
ĐVT: 1000 đồng
CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
2007 so
2006
2008 so
2007
1.Nguồn vốn
CSH 25.673.336 68.036.844 67.291.944 42.363.508 -744.900
2.Tổng
nguồn vốn 142.651.965 169.269.642 204.621.237 26.617.677 35.351.595
Tỷ suất tự
tài trợ (%) 18,0 40,2 32,9 22 -7
(nguồn: phòng kế toán)
Nhìn vào bảng 8 ta thấy tỷ suất tự tài trợ của công ty có biến động tăng
giảm nhưng vẫn ở mức cao cho thấy công ty có khả năng độc lập về mặt tài
chính. Cụ thể, năm 2006 tỷ suất tự tài trợ là 40,2 % tăng 22 % so với năm 2006
nguyên nhân là do nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng 42.363.508 ngàn
đồng trong khi đó tổng nguồn vốn chỉ tăng 26.617.677 ngàn đồng. Năm 2008
tỷ suất tự tài trợ giảm còn 32,9 % giảm 7 % so với năm 2007 là do nguồn vốn
chủ sở hữu giảm 744.900 ngàn đồng so với năm 2007, cho thấy công ty luôn
quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc trang trải các khoản chi
phí bằng vốn riêng của mình thể hiện qua việc trích lập các quỹ. Theo quyết
định của hội đồng cổ đông từ năm 2008 công ty sẽ trích quỹ từ lợi nhuân chưa
phân phối để đầu từ vào các dự án phát triển của công ty. Từ năm 2006 quyết
www.kinhtehoc.net
41
định trích quỹ đã được thực hiện nhưng trong năm 2007 chưa được thực hiện
một cách triệt để do đó trong năm 2007 công ty đã không thực hiện trích quỹ.
Đến năm 2008 lợi nhuận chưa phân phối sẽ được trích để đầu tư phát triển vào
các dự án cụ thể: quỹ đầu tư phát triển là 2.284.499 ngàn đồng, quỹ dự phòng
tài chính là 782.000 ngàn đồng, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu là 731.000
ngàn đồng.
4.2.2.3. Lợi nhuận chưa phân phối
Lợi nhuận chưa phân phối của công ty cũng có nhiều biến động qua 3
năm. Năm 2007 tăng 5.870.020 ngàn đồng tương ứng 104,39 % so với năm 2006
là do trong năm 2007 công ty không thực hiện trích lập quỹ. Năm 2008 lại giảm
4.542.399 ngàn đồng tương ứng 39,52 % so với năm 2007 là vì từ năm 2008 theo
quyết định của hội đồng cổ đông công ty sẽ trích lợi nhuận chưa phân phối để
trích lập quỹ để thực hiện các dự án đầu tư phát triển cho công ty trong những
năm sắp tới. Qua đó cho thấy công ty ngày càng có xu hướng đầu tư vào hoạt
động sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn riêng của công ty.
Kết luận chung: Thông qua những phân tích sơ bộ về phần sử dụng vốn
và cơ cấu nguồn vốn ta có một số kết luận sau:
Về phân bổ vốn: Việc phân bổ vốn của công ty là tương đối hợp lý trong
đó tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản
và ngày càng tăng qua các năm cho thấy qui mô hoạt động của công ty không
ngừng được mở rộng, đặc biệt là đầu tư sản xuất hàng hóa trong nước.
Về cơ cấu nguồn vốn: cơ cấu nguồn vốn của công ty cũng tương đối tốt,
công ty có khả năng độc lập về tài chính. Mặc dù các khoản nợ luôn cao tuy
nhiên công ty vẫn duy trì trạng thái tương đối tốt trong mối quan hệ giữa nợ ngắn
hạn với tài sản lưu động và đầu tư dài hạn.
4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BÁO CÁO KẾT
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là việc làm có vai trò quan trọng
nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, kịp thời phát hiện những
hạn chế để điều chỉnh, góp phần giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn.
Dựa vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3
năm ta thấy rằng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty là khá tốt, thể hiện
www.kinhtehoc.net
42
qua lợi nhuận trước thuế của công ty đều tăng qua các năm. Tuy nhiên trong quá
trình hoạt động công ty không tránh khỏi những khó khăn tồn tại. Chúng ta có
thể tìm hiểu khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty thông qua
các chỉ tiêu trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như sau:
4.3.1. Tình hình doanh thu
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 tăng 41.309.217 ngàn
đồng, ứng với tỷ lệ tăng là 16,17 % so với năm 2006. Năm 2008 doanh thu vẫn
tăng nhưng với tốc độ chậm hơn là 33.801.340 ngàn đồng, ứng với tỷ lệ 11,39 %
so với năm 2007. Có thể nói năm 2007 là năm thành công nhất của công ty,
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ liên tục tăng trong năm 2007- 2008 là
do ảnh hưởng của nền kinh tế, đặc biệt là tình hình xăng dầu tăng cao nên đã đẩy
giá cả của các mặt hàng tăng cao trong đó có mặt hàng dược, ngoài ra do nền
kinh tế phát triển nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân càng tăng là nguyên
nhân dẫn đến doanh thu bán hàng của công ty tăng qua các năm.
Bên cạnh doanh thu bán hàng thì doanh thu tài chính cũng tăng. Năm
2007 doanh thu tài chính tăng 587.450 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ là 426,38 % so
với năm 2006, năm 2008 doanh thu tài chính tăng với tốc độ nhanh hơn là
1.438,62 % tương ứng 10.433.277 ngàn đồng so với năm 2007. Nguyên nhân
làm doanh thu tài chính tăng với tốc độ nhanh như vậy chủ yếu là do doanh thu
từ lãi của các khoản tiền gởi. Khoản tiền gởi ngân hàng của công ty năm 2007 là
2.685.763 ngàn đồng tăng 102,4% so với năm 2006. Năm 2008 tiền gởi ngân
hàng là 6.993.206 ngàn đồng tăng 160,38 % so với năm 2007. Tiền gởi ngân tăng
cùng với việc ngân hàng tăng lãi suất tiền gởi nên công ty đã thu được một khoản
tiền lãi khá cao, các khoản thu tài chính khác như: thu từ lãi kinh doanh chứng
khoán và lợi nhuận được chia từ công ty liên doanh Meyer- BPC cũng tăng là
nguyên nhân dẫn đến doanh thu tài chính tăng qua các năm.
www.kinhtehoc.net
43
Bảng 9: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM
ĐVT: 1000 đồng
CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
2007 so 2006 2008 so 2007
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
1. Doanh thu bán hàng và CCDV 255.516.940 296.826.157 330.627.497 41.309.217 16,17 33.801.340 11,39
2. Các khoản giảm trừ 776.991 1.049.623 1.513.790 272.632 35,09 464.167 44,22
3. Doanh thu thuần bán hàng và CCDV 254.739.949 295.776.534 329.113.707 41.036.585 16,11 33.337.173 11,27
4. Giá vốn hàng bán 222.003.330 243.335.996 260.399.562 21.332.666 9,61 17.063.566 7,01
5. Lợi nhuận gộp 32.736.619 52.440.538 68.714.145 19.703.919 60,19 16.273.607 31,03
6.Doanh thu hoạt động tài chính 137.777 725.227 11.158.504 587.450 426,38 10.433.277 1.438,62
7. Chi phí tài chính 7.038.772 9.021.456 21.889.609 1.982.684 28,17 12.868.153 142,64
Trong đó chi phí lài vay 6.125.340 8.869.575 12.155.203 2.744.235 44,80 3.285.628 37,04
8. Chi phí bán hàng 2.969.199 33.794.109 44.461.903 30.824.910 1.038,16 10.667.794 31,57
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 19.535.356 8.553.186 8.164.371 -10.982.170 -56,22 -388.815 -4,55
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 3.331.069 1.797.014 5.356.766 -1.534.055 -46,05 3.559.752 198,09
11. Thu nhập khác 13.090.064 12.551.607 28.634.498 -538.457 -4,11 16.082.891 128,13
12. Chi phí khác 10.667.080 3.913.835 23.249.435 -6.753.245 -63,31 19.335.600 494,03
13. Lợi nhuận khác 2.422.984 8.637.772 5.385.063 6.214.788 256,49 -3.252.709 -37,66
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 5.754.053 10.434.786 10.741.829 4.680.733 81,35 307.043 2,94
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành
-
1.467.558 1.367.617 1.467.558
-
-99.941 -6,81
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - -15.273 3.909 -15.273 - 19.182 -125,59
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 5.754.053 8.982.501 9.370.303 3.228.448 56,11 387.802 4,32
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 29 45 31 16 55,17 -14 -31,11
( Nguồn: phòng kế toán)
www.kinhtehoc.net
44
4.3.2. Tình hình chi phí
Để xem xét tình hình chi phí của công ty ta đi phân tích các chỉ tiêu sử dụng
chi phí như sau:
4.3.2.1. Tỷ suất giá bán trên doanh thu
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thu thu được trị giá vốn hàng bán
chiếm bao nhiêu phần trăm.
Dựa vào bảng 10 ta thấy tỷ suất giá bán trên doanh thu giảm qua các năm.
Năm 2006 tỷ suất này là 87,15 %. Năm 2007 là 82,27 % giảm 4,88 % so với
năm 2006. Năm 2008 tỷ suất này là 79,12 % giảm 3,15 % so với năm 2007 có
nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì có 79,12 đồng trị giá vốn hàng bán, tỷ suất
này giảm cho thấy mặc dù giá vốn hàng bán tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng
chậm hơn so với doanh thu đã làm lợi nhuận tăng qua các năm. Nguyên nhân
tăng giá vốn hàng bán là do trong những năm gần đây giá xăng dầu tăng kéo theo
chi phí nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển và vận hành máy móc tăng, theo vào
đó, công ty thường nhập khẩu hàng hóa nên việc tỷ giá đồng ngoại tệ so với đồng
nội tệ tăng dẫn đến tăng giá vốn hàng bán.
4.3.2.2. Tỷ suất chi phí tài chính trên doanh thu
Tỷ suất chi phí tài chính trên doanh thu tăng qua các năm. Năm 2007 tỷ
suất này là 3,05 % tăng 0,29 % so với năm 2006, năm 2008 là 6,65 % tăng 3,60
% so với năm 2007, nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải
bỏ ra 6,65 đồng chi phí tài chính. Nguyên nhân dẫn đến tỷ suất này tăng là do
lãi suất mà công ty phải trả cho các tổ chức tín dụng tăng do các khoản vay
tăng qua các năm, mặt khác có một số khoản vay công ty trả lãi theo hình thức
lãi suất thả nổi nên lãi suất thị trường tăng làm tăng tiền lãi phải trả và do
nguồn nguyên liệu công ty nhập từ nước ngoài nên việc tăng của tỷ giá ngoại tệ
trong những năm qua đã làm tăng chi phí tài chính của công ty.
4.3.2.3. Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu.
Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu giảm qua các năm. Năm 2007 tỷ suất
này là 2,89 % giảm 4,78 % so với năm 2006. Năm 2008 tỷ suất này là 2,48 %
giảm 0,41 % so với năm 2007, nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu công ty chỉ bỏ ra
2,48 đồng chi phí quản lý. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm qua các năm là do
www.kinhtehoc.net
45
công ty sử dụng chi phí kinh doanh ngày càng có hiệu quả, đặc biệt quan tâm đến
tình hình chi phí và đề ra các biệt pháp tiết kiệm chi phí.
4.3.3. Tình hình lợi nhuận trước thuế
Năm 2007 doanh thu thuần của công ty tăng 41.036.585 ngàn đồng tương
ứng tỷ lệ 16,11 % so với năm 2006, năm 2008 doanh thu thuần tăng 33.337.173
ngàn đồng tương ứng tỷ lệ là 11,27 %. Tuy giá vốn hàng bán và chi phí bán
hàng, chi phí tài chính có tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn vì vậy mà lợi nhuận
của công ty vẫn tăng. Cụ thể, năm 2007 lợi nhuận trước thuế của công ty tăng
4.680.733 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 81,35 %, năm 2008 lợi nhuận trước thuế
tăng 307.043 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 2,4 % so với năm 2007.
Tóm lại, công ty kinh doanh hiệu quả nhất là năm 2007, năm 2008 có phần
giảm hơn so với năm 2007 nhưng vẫn đảm bảo được lợi nhuận luôn tăng. Công
ty cần phát quy hơn nữa việc quản lý chi phí, giảm giá thành và tăng sản lượng
tiêu thụ để công ty ngày càng phát triển và bền vững.
4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI
CHÍNH
4.4.1. Nhóm chỉ tiêu thanh toán
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty luôn tồn tại những
khoản phải thu, phải trả, tình hình thanh toán các khoản này phụ thuộc vào
phương thức áp dụng, sự thỏa thuận giữa các đơn vị kinh tế… tình hình thanh
toán ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây cũng là thể hiện
trình độ nghệ thuật kinh doanh của đơn vị và tính chấp hành kỷ luật tài chính, tín
dụng của nhà nước. Vì vậy, cần phải phân tích tình hình thanh toán để thấy rõ
hơn về hoạt động của đơn vị. Đặc biệt cần chú ý xem xét mối quan hệ giữa các
khoản phải thu và khoản phải trả, nếu phải thu lớn hơn phải trả thì đơn vị đang bị
chiếm dụng vốn bởi các đối tượng khác và ngược lại. Bên cạnh đó cũng tìm ra
nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong thanh toán nhằm giúp công ty chủ động về
vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi.
www.kinhtehoc.net
46
Bảng 10: CÁC CHỈ TIÊU CHI PHÍ
ĐVT: 1000 đồng
CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
2007 so 2006 2008 so 2007
Số tiền
tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
1.Giá vốn hàng bán 222.003.330 243.335.996 260.399.562 21.332.666 9,61 17.063.566 7,01
2. Chi phí tài chính 7.038.772 9.021.456 21.889.609 1.982.684 28,17 12.868.153 142,64
Trong đó chi phí lãi vay 6.125.340 8.869.575 12.155.203 2.744.235 44,80 3.285.628 37,04
3. Chi phí quản lý doanh nghiệp 19.535.356 8.553.186 8.164.371 -10.982.170 -56,22 -388.815 -4,55
4. Doanh thu thuần 254.739.949 295.776.534 329.113.707 41.036.585 16,11 33.337.173 11,27
Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu (%) 87,15 82,27 79,12 - -4,88 - -3,15
Tỷ suất chi phí tài chính trên doanh thu (%) 2,76 3,05 6,65 - 0,29 - 3,60
Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu (%) 7,67 2,89 2,48 - -4,78 - -0,41
(Nguồn: phòng kế toán)
www.kinhtehoc.net
47
4.4.1.1 Hệ số khái quát
Để có thể hiểu rõ hơn tình hình thanh toán, cần phải so sánh giữa công nợ
phải thu và công nợ phải trả biến động qua các năm như thế nào thông qua hệ
số khái quát, từ đó đưa ra những nhận xét chính xác hơn về tình hình con nợ
phải thu, phải trả của công ty.
Bảng 11: HỆ SỐ KHÁI QUÁT QUA 3 NĂM
ĐVT: 1000 đồng
(Nguồn: phòng kế toán)
Giữa công nợ phải thu và công nợ phải trả của công ty luôn có sự chênh
lệch rất lớn. Hệ số khái quát ở mức tương đối tốt cho thấy công ty không bị
khách hàng chiếm dụng vốn quá lớn và ngược lại công ty cũng không chiếm
dụng vốn của khách hàng. Năm 2007 là năm kinh doanh có hiệu quả nhất của
công ty nên phần nợ phải trả của công ty giảm, đồng thời khoản phải thu cũng
tăng do khoản trả trước người bán tăng cao, do đó hệ số khát quát năm 2007 là
cao nhất trong 3 năm. Hệ số khái quát năm 2006 là 45,8%, năm 2007 là 61,6%
tăng 15,8% so với năm 2006. Đến năm 2008 hệ số khái quát của công ty là nhỏ
nhất trong 3 năm do khoản phải trả tăng trong khi khoản phải thu thì lại giảm
cho thấy công ty đang chiếm dụng vốn của khách hàng và các đối tượng khác là
rất cao.
4.4.1.2. Vốn luân chuyển
Vốn luân chuyển là phần chênh lệch giữa tài sản lưu động và đầu tư tài
chính ngắn hạn so với nợ phải trả. Vốn luân chuyển càng lớn thể hiện khả năng
chi trả của công ty càng cao đối với nợ ngắn hạn chưa đến hạn trả.
Thông qua phân tích số liệu bảng 12 ta thấy vốn luân chuyển của công ty
qua 3 năm có sự tăng giảm không ổn định cho thấy khả năng chi trả của công ty
cũng biến động qua các năm. Năm 2007 vốn luân chuyển tăng 34.020.237 ngàn
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
2007 so
2006 2008 so 2007
Tổng nợ
phải thu 53.553.304 62.315.360 46.281.166 8.762.056 -16.034.194
Tổng nợ
phải trả 116.978.629 101.232.798 137.329.293 -15.745.831 36.096.495
Hệ số khái
quát (%) 45,8 61,6 33,7 15,8 -27,9
www.kinhtehoc.net
48
đồng do tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn tăng cao hơn nợ phải trả
cho thấy khả năng chi trả của công ty trong năm này rất cao. Đến năm 2008 vốn
luân chuyển giảm 10.995.129 ngàn đồng so với năm 2007 vì trong năm 2008
khoản phải trả người bán của công ty tăng lên quá cao nên kéo theo nợ phải trả
của công ty cũng tăng cao, chứng tỏ trong năm 2008 khả năng chi trả của công ty
là chưa tốt.
4.4.1.3. Khả năng thanh toán vốn lưu động
Qua bảng 11 ta thấy khả năng thanh toán vốn lưu động của công ty là rất
thấp. Kinh nghiệm thực tế đã chứng minh nếu khả năng thanh toán của vốn lưu
động <0,1 khi đó doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc thanh toán nợ ngắn hạn.
Với tình hình thanh toán như trên đòi hỏi công ty phải thực sự sáng suốt và bản
lĩnh trong khâu xử lý nợ khi đến hạn thanh toán bởi vì hầu hết tài sản lưu động
và đầu tư ngắn hạn đều tồn tại dưới hàng hóa và các khoản phải thu nên khi
khách hàng đặc biệt là những khách hàng có công nợ lớn không kịp thời chi trả
các khoản nợ thì doanh nghiệp sẽ có nguy cơ vỡ nợ.
Tuy nhiên, nhìn lại bảng phân tích ta thấy khả năng thanh toán của công ty
đang có xu hướng tăng lên trong năm 2008. Năm 2006, 2007 khả năng thanh
toán vốn lưu động của công ty chỉ có 0,02 lần, nhưng đến năm 2008 khả năng
thanh toán vốn lưu động của công ty tăng lên 0,05 lần, tuy mức tăng này không
đáng kể nhưng đã cho thấy công ty đã quan tâm đến khả năng thanh toán của
mình và khả năng bị vỡ nợ của công ty đã bị đẩy lùi.
4.4.1.4. Khả năng thanh toán hiện hành
Nếu như hệ số thanh toán vốn lưu động cho chúng ta thấy được khả năng
chuyển đổi thành tiền nhanh hay chậm của tài sản lưu động thì hệ số thanh toán
hiện hành (hệ số thanh toán nợ ngắn hạn) cho biết mức đáp ứng nhu cầu chi trả
các khoản nợ ngắn hạn của tài sản lưu động. Thông qua bảng 11 ta thấy hệ số
thanh toán hiện hành của công ty qua 3 năm đều lớn hớn 1, chứng tỏ công ty
hoàn toàn đáp ứng tốt việc chi trả các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2006 hệ số hiện
hành là 1,10 lần, năm 2007 là 1,48 lần tăng 0,37 lần so với năm 2006, là do tài
sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty tăng lên 25.808.474 ngàn đồng và
nợ ngắn hạn giảm 8.211.763 ngàn đồng . Nhưng đến năm 2008 hệ số này chỉ
còn 1,25 lần giảm 0,23 lần so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2008
www.kinhtehoc.net
49
tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty 29.161.197 ngàn đồng so với
năm 2007, trong khi đó nợ ngắn hạn lại tăng một lượng lớn hơn 40.156.326 ngàn
đồng nên làm cho hệ số thanh toán hệ hành giảm. Mặc dù có sự tăng giảm không
ổn định nhưng nhìn chung hệ số thanh toán hiện hành của công ty vẫn ở mức lớn
hơn 1 chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
4.4.1.5. Khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh là một chỉ tiêu đo lường khả năng chi trả
nhanh các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động. Tình hình thanh toán
nhanh của công ty có nhiều biến động cụ thể. Năm 2006 hệ số thanh toán nhanh
là 0,58 lần, năm 2007 là 0,73 lần tăng 0,15 lần so với năm 2006 là do tiền &
ĐTCKNH tăng trong khi đó nợ phải trả lại giảm. Đến năm 2008 hệ số thanh
toán nhanh là 0,47 lần giảm 0,29 lần so với năm 2007 là so nợ ngắn hạn tăng
cao. Hệ số thanh toán nhanh của công ty vẫn còn rất thấp do lượng hàng tồn
kho quá lớn, do đó công ty xem xét chính sách tồn kho của công ty để tránh
trình trạng khó khăn về tài chính.
4.4.1.6. Khả năng thanh toán vốn bằng tiền
Khả năng thanh toán vốn bằng tiền là chỉ tiêu cho thấy mức độ đáp ứng
nhu cầu chi trả bằng tiền đối với các món nợ ngắn hạn của công ty. Hệ số thanh
toán vốn bằng tiền của công ty vẫn còn ở mức thấp nhưng có sự gia tăng qua các
năm. Năm 2006 hệ số thanh toán vốn bằng tiền là 0,02 lần, năm 2007 là 0,03 lần
tăng 0,01 lần so với năm 2006, năm 2008 là 0,06 lần tăng 0,03 lần so với 2007.
Mặc dù có sự cải thiệt nhưng hệ số thanh toán vốn bằng tiền của công ty vẫn còn
thấp cho thấy công ty đang gặp khó khăn trong việc thanh toán vốn bằng tiền.
Nhưng có lẽ đây là một chiến lược trong vấn đề tài chính của công ty, cho thấy
công ty biết điều chỉnh sao cho hợp lý để đưa những đồng tiền mặt đi vào hoạt
động nhằm tăng vòng quay của vốn.
4.4.2. Nhóm chỉ tiêu hoạt động ( hiệu quả sử dụng vốn)
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn là một trong những yêu cầu quan trọng
trong quản trị và điều hành hoạt động của công ty. Đây cũng là cơ sở đưa ra
những điều chỉnh nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty. Để thấy được
tình hình sử dụng vốn của công ty chúng ta sẽ đi vào phân tích một số chỉ tiêu
sau đây.
www.kinhtehoc.net
50
Bảng 12: TÌNH HÌNH VỐN LUÂN CHUYỂN VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
(Nguồn: Phòng kế toán)
CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
2007 so 2006 2008 so 2007
1. Tiền & ĐTCKNH 1000Đ 1.966.770 2.995.714 8.177.267 1.028.944 5.181.553
2. Nợ ngắn hạn 1000Đ 101.644.262 93.432.499 133.588.825 -8.211.763 40.156.326
3. Hàng tồn kho 1000Đ 53.461.264 69.409.958 103.765.778 15.948.694 34.355.820
4. TSLĐ & ĐTNH 1000Đ 112.004.519 137.812.993 166.974.190 25.808.474 29.161.197
Vốn luân chuyển 1000Đ 10.360.257 44.380.494 33.385.365 34.020.237 -10.995.129
Hệ số thanh toán VLĐ lần 0,02 0,02 0,05 0,00 0,03
Hệ số thanh toán hiện hành lần 1,10 1,48 1,25 0,37 -0,23
Hệ số thanh toán nhanh lần 0,58 0,73 0,47 0,16 -0,26
Hệ số thanh toán bằng tiền lần 0,02 0,03 0,06 0,01 0,03
www.kinhtehoc.net
51
4.4.2.1. Số vòng quay vốn chung (vòng quay tổng tài sản)
Vòng quay tổng tài sản của công ty liên tục giảm qua các năm. Năm 2006
cứ 1 đồng vốn mà công ty đưa vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 1,4 đồng
doanh thu. Năm 2007 cứ 1 đồng vốn đầu tư tạo ra 1,2 đồng doanh thu giảm 0,2
đồng so với năm 2006. Năm 2008 đầu tư một đồng vốn công ty sẽ bị lỗ 0,1
đồng. Nguyên nhân là vì tổng tài sản của công ty tăng mạnh qua các năm mà
chủ yếu là hàng tồn kho tăng rất mạnh trong khi đó doanh thu tăng với mức độ
không cao. Mặc khác doanh thu tăng là nhờ vào việc tăng giá. Vì vậy công ty
cần chú trọng nâng cao sản lượng tiêu thụ thông qua việc xây dựng chiến lược
kinh doanh tốt là điều quan trọng và bền vững nhất mà công ty cần nghiên cứu.
4.4.2.2 Số vòng quay vốn cố định
Vòng quay vốn cố định giảm qua các năm. Năm 2007 cứ 1 đồng
vốn cố định đầu tư vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được 5,9 đồng doanh thu
giảm 0,8 đồng so với năm 2006. Năm 2008 1 đồng vốn cố định đầu tư sẽ tạo ra
được 5 đồng doanh thu giảm 0,9 đồng so với năm 2007. Như vậy việc đầu tư
vốn cố định của công ty là không được khả quan cần phải đề ra chiến lược kinh
doanh hiệu quả hơn để đạt mức doanh thu cao hơn.
4.4.2.3. Số vòng quay vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Vòng quay vốn lưu động của công ty liên tục giảm qua 3 năm. Năm 2007 1 đồng
vốn lưu động đưa vào đầu tư sẽ tạo ra 1,5 đồng doanh thu giảm 0,3 đồng so với
năm 2006. Năm 2008 1 đồng vốn lưu động đưa vào đầu tư chỉ tạo ra được 1,1
đồng doanh thu giảm 0,4 đồng so với năm 2007. Qua đó cho thấy tình hình sử
dụng vốn của công chưa đạt hiệu quả.
4.4.2.4. Số vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho của công ty rất ngắn dẫn đến số ngày bình quân
hàng tồn kho rất cao. Vì vậy hàng hóa tồn kho rất nhiều kéo theo chi phí tồn kho
tăng cao. Năm 2007 số vòng quay hàng tồn kho là 4 vòng giảm 1 vòng so với
năm 2006, năm 2008 số vòng quay hàng tồn kho chỉ còn 3 vòng giảm 1 vòng so
với năm 2007. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân tăng
nhanh giá vốn hàng bán.
www.kinhtehoc.net
52
4.4.2.5. Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân của công ty biến động qua 3 năm. Năm 2007 kỳ thu
tiền bình quân là 114,7 ngày tăng 16,7 ngày so với năm 2006 là do công ty
muốn chiếm lĩnh thị trường thông qua việc bán hàng trả chậm, và có chính sách
tài trợ cho các đại lý nên thời gian thu tiền tăng. Năm 2008 kỳ thu tiền bình
quân của công ty là 112,5 ngày giảm 2,2 ngày so với năm 2007 chứng tỏ công
ty đã quản lý tốt tình hình thu nợ. Mức thu tiền bình quân của công ty quá cao
chứng tỏ khả năng thu hồi các các phải thu của công ty rất chậm. Công ty cần
có kế hoạch thu hồi vốn từ khách hàng có một cách có hiệu quả hơn để không
bị khách hàng chiếm dụng vốn của công ty quá cao
. 4.4.3. Nhóm chỉ tiêu quản trị nợ
Phân tích nhóm chỉ tiêu quản trị nợ là một trong những yêu cầu rất cần
thiết khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích chỉ
tiêu này chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa tình hình nợ của công ty so
tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu cũng như khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính
của doanh nghiệp đối với các khoản đi vay như thế nào để kịp thời điều chỉnh khi
doanh nghiệp có nguy cơ mất khả năng thanh toán.
4.4.3.1. Hệ số nợ so với tài sản
82,00
59,81
67,11
0,00
10,00
20,00
30,00
40,00
50,00
60,00
70,00
80,00
90,00
%
2006 2007 2008
Năm
Hình 5: HỆ SỐ NỢ SO VỚI TÀI SẢN
www.kinhtehoc.net
53
Hệ số nợ so với tài sản của công ty có sự biến động qua các năm. Năm
2007 hệ số nợ so với tài sản là 59,81 % giảm 22,19 % so với năm 2006 là do
trong năm 2007 tổng tài sản của công ty lên 26.617.677 ngàn đồng so với năm
2006, nhưng khoản nợ phải trả lại giảm 15.745.831 ngàn đồng. Năm 2008 hệ số
nợ so với tài sản là 67,11 % tăng 7,3 % so với năm 2007 là do tổng tài sản của
công ty trong năm 2008 tăng lên 35.351.595 ngàn đồng nhưng khoản nợ phải trả
của công lại tăng lên 36.096.495 ngàn đồng đã kéo theo hệ số nợ so với tài sản
tăng lên. Nhìn chung, hệ số này cũng tương đối cao, qua đó thể hiện sự chênh
lệch lớn giữa bên nợ với khả năng tài chính của công ty. Điều này một mặt cho
thấy uy tín của công ty đối với đối tác ngày càng khẳng định. Tuy nhiên, công ty
cũng cần hết sức thận trọng đối với những đồng vốn vay, phải phát huy tối đa lợi
ích mà những nguồn vốn này mang lại, nhằm tạo sức bậc cho sự phát triển của
công ty giúp công ty ngày càng phát triển, tránh tình trạng công nợ quá lớn có thể
gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hoạt động của công ty.
4.4.3.2. Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu xem xét đơn vị có lạm dụng các
khoản nợ để phục vụ mục đích thanh toán hay không? Tỷ số này cao được xem là
không tốt đối với các chủ nợ song đối với công ty đi vay là một thuận lợi bởi vì
nếu công ty làm ăn hiệu quả thì sẽ sinh lời cao, ngược lại cũng mang nhiều rủi ro.
Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu có sự biến động qua các năm. Năm 2007
hệ số này là 1,5 lần giảm 3,1 lần so với năm 2006 là do vốn chủ sở hữu năm 2007
tăng 42.363.508 ngàn đồng nhưng nợ phải trả giảm 15.745.831 ngàn đồng đã làm
hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu giảm. Năm 2008 hệ số vốn chủ sở hữu là 2 lần
tăng 0,5 lần so với năm 2007 là do vốn chủ sở hữu giảm 744.900 ngàn đồng,
đồng thời nợ phải trả tăng lên 36.096.495 ngàn đồng. Tuy hệ số nợ so với vốn
chủ sở hữu cao nhưng nằm trong điều kiện công ty hoạt động kinh doanh có lãi
đảm bảo được khả năng chi trả các khoản nợ nên hiệu quả mang lại cho vốn chủ
sở hữu vẫn chấp nhận được.
www.kinhtehoc.net
54
Bảng 13: CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG
(Nguồn : Phòng kế toán)
CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
2007 so 2006 2008 so 2007
1. Gía vốn hàng bán 1000Đ 222.003.330 243.335.996 260.399.562 21.332.666 17.063.566
2. Hàng tồn kho bình quân 1000Đ 44.041.553 61.435.611 86.587.868 17.394.059 25.152.257
3. Doanh thu thuần 1000Đ 177.961.778 181.900.385 173.811.694 3.938.608 -8.088.691
4. Vốn lưu động bình quân 1000Đ 99.878.199 124.908.756 152.393.592 25.030.557 27.484.836
5. Vốn cố định bình quân 1000Đ 26.758.460 31.052.048 34.551.848 4.293.588 3.499.801
6.Tổng tài sản bình quân 1000Đ 126.636.660 155.960.804 186.945.440 29.324.144 30.984.636
7. Khoản phải thu bình quân 1000Đ 48.317.216 57.934.332 54.298.263 9.617.117 -3.636.069
8.Vòng quay hàng tồn =(1)/(2) kho Vòng 5,0 4,0 3,0 -1,1 -1,0
9.Số ngày bình quân hàng tồn kho=(360/(8) Ngày 71,4 90,9 119,7 19,5 28,8
10.Vòng quay vốn lưu động=(3)/(4) Vòng 1,8 1,5 1,1 -0,3 -0,3
11. Vòng quay vốn cố định= (3)/(5) Vòng 6,7 5,9 5,0 -0,8 -0,8
12.Vòng quay tổng tài sản=(3)/(6) Vòng 1,4 1,2 0,9 -0,2 -0,2
13. Doanh thu bình quân ngày 1000Đ 494.338 505.279 482.810 10.941 -22.469
14.Kỳ thu tiền bình quân=(360/(13) Ngày 97,7 114,7 112,5 16,9 -2,2
www.kinhtehoc.net
55
4.4.3.3. Khả năng thanh toán lãi vay
Bảng 14 : KHẢ NĂNG THANH TOÁN LÃI VAY
ĐVT: 1000 đồng
CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
2007 so
2006
2008 so
2007
Lợi nhuận trước thuế 5.754.053 10.434.786 10.741.829 4.680.733 307.043
Lãi vay 6.125.340 8.869.575 12.155.203 2.744.235 3.285.628
Tổng lợi nhuận trước
thuế và lãi vay 11.879.393 19.304.361 22.897.032 7.424.968 3.592.671
Khả năng thanh toán
lãi ( lần) 1,9 2,2 1,9 0,3 -0,3
(Nguồn: phòng kế toán)
Khả năng thanh toán lãi vay của công ty vẫn còn ở mức thấp. Năm 2007
khả năng thanh toán lãi vay của công ty là 2,2 lần tăng 0,3 lần so với năm 2007.
Năm 2008 khả năng thanh toán lãi vay lại giảm xuống bằng với khả năng thanh
toán lãi vay năm 2006 là 1,9 lần. Qua đó cho thấy tình hình thanh toán lãi vay
của công ty chưa tốt, công ty đã sử dụng vốn chưa đạt hiệu quả cao. Mặc dù lợi
nhuận sau thuế tăng qua các năm nhưng mức độ tăng chưa cao vì số tiền lãi mà
công ty phải thanh toán ngày càng cao.
4.4.4. Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận
Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thì phân tích khả
năng sinh lời là một trong những yêu cầu không thể thiếu trong quá trình phân
tích tài chính của công ty. Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu như: tỷ lệ lãi
gộp, tỷ lệ lãi ròng, tỷ suất sinh lời của tài sản ( ROA), tỷ suất sinh lời của vốn
chủ sở hữu (ROE) sẽ cho chúng ta thấy được hiệu quả kinh doanh của công ty.
Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp có thể nhìn nhận lại quá trình hoạt động kinh
doanh của mình từ đó có những điều chỉnh hợp hơn cho những năm hoạt động
sắp tới.
4.4.4.1. Hệ số lãi gộp
Tỷ lệ lãi gộp của công ty có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2007 tỷ lệ
lãi gộp là 17,73 % tăng 4,88 % so với năm 2006. Năm 2008 tỷ lệ lãi gộp là 20,88
tăng 3,15 % so với năm 2007. Nguyên nhân là do tốc độ tăng giá vốn hàng bán
tăng chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần từ đó làm cho lãi gộp tăng cao.
www.kinhtehoc.net
56
Bảng 15: CÁC CHỈ TIÊU QUẢN TRỊ NỢ
CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
2007 so
2006
2008 so
2007
Nợ phải trả 1000Đ 116.978.629 101.232.798 137.329.293 -15.745.831 36.096.495
Tổng tài sản 1000Đ 142.651.965 169.269.642 204.621.237 26.617.677 35.351.595
vốn chủ sở hữu 1000Đ 25.673.336 68.036.844 67.291.944 42.363.508 -744.900
Hệ số nợ so với tài sản % 82,00 59,81 67,11 -22,20 7,31
hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu lần 4,6 1,5 2,0 -3,1 0,6
( Nguồn: phòng kế toán)
www.kinhtehoc.net
57
12,85
17,73
20,88
0,00
5,00
10,00
15,00
20,00
25,00
%
2006 2007 2008
Năm
Hình 6: HỆ SỐ LÃI GỘP
4.4.4.2. Hệ số lãi ròng
2,26
3,04
2,85
0,00
0,50
1,00
1,50
2,00
2,50
3,00
3,50
%
2006 2007 2008
Năm
Hình 7: HỆ SỐ LÃI RÒNG
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu nhìn chung qua 3 năm có nhiều biến
động. Năm 2007 hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều thuận lợi,
chênh lệch doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính tăng, bên
cạnh đó lợi nhuận khác cũng tăng. Chính những yếu tố này đã góp phần làm tăng
lợi nhuận ròng của công ty trong năm 2007. Năm 2008 công ty kinh doanh
không thuận lợi như năm 2007, doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt
động tài chính tăng trong khi đó lợi nhuận khác giảm. Điều đó đã làm lợi nhuận
ròng của công ty năm 2008 tăng với tốc độ chậm hơn năm 2007. Những nguyên
nhân trên đã tác động đến những biến đổi của tỷ lệ lãi ròng như sau:
www.kinhtehoc.net
58
Bảng 16: KHẢ NĂNG SINH LỜI
(Nguồn:phòng kế toán)
CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
2007 so
2006
2008 so
2007
1. Doanh thu thuần 1000Đ 254.739.949 295.776.534 329.113.707 41.036.585 33.337.173
2. Lãi gộp 1000Đ 32.736.619 52.440.538 68.714.145 19.703.919 16.273.607
3. Lợi nhuận ròng 1000Đ 5.754.053 8.982.501 9.370.303 3.228.448 387.802
4. Tổng tài sản bình quân 1000Đ 126.636.660 155.960.804 186.945.440 29.324.144 30.984.636
5. Vốn chủ sở hữu bình quân 1000Đ 24.530.771 46.855.090 67.664.394 22.324.320 20.809.304
6. Tỷ lệ lãi gộp % 12,85 17,73 20,88 4,88 3,15
7. Tỷ lệ lãi ròng % 2,26 3,04 2,85 0,78 -0,19
8.Tỷ suất sinh lời của tài sản % 4,54 5,76 5,01 1,22 -0,75
9.Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở
hữu
%
23,46 19,17 13,85 -4,29 -5,32
www.kinhtehoc.net
59
năm 2007 tỷ lệ lãi ròng là 3,04 % tăng 0,78 % so với năm 2006, năm 2008 tỷ lệ
lãi ròng chỉ còn 2,85% giảm 0,19 % so với năm 2007.
4.4.4.3. Suất sinh lời của tài sản
4,54
5,76
5,01
0,00
1,00
2,00
3,00
4,00
5,00
6,00
%
2006 2007 2008
Năm
Hình 8: SUẤT SINH LỜI CỦA TÀI SẢN
Tỷ suất sinh lời của tài sản của công ty biến động qua các năm. Tỷ suất
sinh lời của tài sản năm 2007 là 5,76 % tăng 1,22 % so với năm 2006, năm 2008
tỷ suất sinh lời của tài sản là 5,01 giảm 0,75 % so với năm 2007. Tỷ suất sinh lời
cao nhất trong 3 năm là 5,76 %. Điều này có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản đem
đầu tư thì công ty thu được 5,76 đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của
tài sản có nhiều biến động như vậy cho thấy mức sinh ra lợi nhuận của tài sản
đem đầu tư vẫn chưa ổn định, có năm tăng trưởng cao, có năm thì lại giảm.
4.4.4.4. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
23,46
19,17
13,85
0,00
5,00
10,00
15,00
20,00
25,00
%
2006 2007 2008
Năm
Hình 9: SUẤT SINH LỜI CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU
www.kinhtehoc.net
60
Chỉ tiêu ngày có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là đối với nhà đầu tư, những
người trực tiếp góp vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh, nó phản ánh mức
sinh lời mà các nhà đầu tư có thể nhận được từ đồng vốn của mình. Tỷ suất sinh
lời của vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng giảm qua 3 năm. Năm 2007 tỷ
suất sinh lời của vốn chủ sở hữu là 19,17 % giảm 4,29 % so với năm 2006, năm
2008 tỷ số này là 13,85 % giảm 5,32 % so với năm 2007. Tỷ suất sinh lời của
vốn chủ sở hữu cao nhất trong 3 năm là 23,46 % có nghĩa là cứ 100 đồng vốn mà
chủ sở hữu đầu tư thì họ được hưởng 23,46 đồng lợi nhuận ròng. Nguyên nhân tỷ
suất sinh lời của vốn chủ hữu giảm là do lợi nhuận ròng của công ty mặc dù tăng
qua các năm nhưng tốc độ tăng không cao so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu.
4.4.4.5. Phân tích sơ đồ Duphont
Qua hình 10 ta thấy suất sinh lời của vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng bởi
chỉ tiêu suất sinh lời lợi nhuận trên doanh thu, vòng quay tổng tài sản cũng như
tổng tài sản trên vốn tự có. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm dần qua 3 năm.
Cụ thể, năm 2007 tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu là 19,17 % giảm 4,29 % so
với năm 2006, năm 2008 tỷ số này là 13,85 % giảm 5,32 % so với năm 2007. Để
hiểu rõ hơn ta đi vào xem xét từng phần của sơ đồ để thấy được nguyên nhân làm
giảm của suất sinh lời vốn chủ sở hữu.
Bên trái của sơ đồ triển khai yếu tố lợi nhuận trên doanh thu. Qua sơ đồ ta
thấy Tỷ lệ này có sự biến động. Năm 2007 tỷ lệ này đạt 3,04 % tăng 0,78 %.
Nguyên nhân là do doanh thu năm 2007 tăng 41,036,585 ngàn đồng ứng tỷ lệ là
16,17 % , chậm hơn tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế với mức tăng là 3,228,448
ngàn đồng, ứng với tỷ lệ là 56,11% . Mặc dù hầu hết các chi phí trong năm 2007
đều tăng nhưng tốc độ tăng vẫn phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của
công ty.
Năm 2008 tỷ suất lãi ròng là 2,85 % giảm 0,19 % so với năm 2007. Là do
lợi nhuận sau thuế năm 2008 tăng 387,802 ngàn đồng, ứng với tỷ lệ 4,32 % .
Trong khi đó doanh thu tăng lên 33,801,340 ngàn đồng, ứng với tỷ lệ 11,39 % so
với năm 2007. Mặc dùng trong năm 2008 công ty kinh doanh có gặp khó khăn
hơn năm 2007 nhưng công ty vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi.
Bên phải của sơ đồ trình bày các thành phần của tài sản có, tổng tài sản có
và vòng quay tổng tài sản. căn cứ vào sơ đồ ta thấy vòng quay tổng tài sản liên
www.kinhtehoc.net
61
tục giảm qua 3 năm. Kết quả chủ yếu của việc vòng quay tổng tài sản giảm qua
các năm là do doanh thu của công ty mặc dù tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn
tốc độ tăng của tổng tài sản.
Tích giữa lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu với vòng quay tổng tài
sản bằng tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) được gọi là phương trình
Dupont.
Theo phương trình Dupont ta thấy rằng lợi nhuận trên tổng tài sản của
công ty đạt cao nhất trong năm 2007 nhưng năm 2008 lại giảm xuống. Cụ thể cứ
3,04 đồng lợi nhuận được tạo ra từ 100 đồng doanh thu kết hợp với số vòng quay
tài sản là 1,2 vòng thì lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty đạt 5,76 %. Năm
2008 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và vòng quay tài sản điều giảm nên tỷ suất
lợi nhuận trên tổng tài sản đạt 5.01 % giảm 0,75 % so với năm 2007.
Từ việc phân tích sơ đồ Dupont ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của
công ty năm 2007 là hiệu quả nhất tuy nhiên công ty vẫn chưa giữ được mức tăng
trưởng đó.
www.kinhtehoc.net
62
ROE (%)
23,46
19,17
13,85
ROA (%)
4,45
5,76
5,01
Nhân
Đòn bẩy tài chính (%)
516
333
276
Tổng tài sản
(1000đ)
126.636.660
155.690.804
186.945.440
Chia
Vốn CSH
(1000đ)
24.530.771
46.855.090
67.664.394
ROS (%)
2,26
3,04
2,85
Nhân
Số vòng quay tài sản
1,4
1,2
0,9
Lãi ròng
(1000đ)
5.754.053
8.982.301
9.370.303
Chia
Doanh thu
(1000đ)
254.739.949
295,776,534
329,113,707
Doanh thu
(1000đ)
177.961.778
181.900.385
173.811.694
Chia
Tổng tài sản
(1000đ)
126.636.660
155.690.804
186.945.440
Hình 10: SƠ ĐỒ DUPONT
www.kinhtehoc.net
63
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẾN TRE
Qua những phân tích và đánh giá ở chương 4 tôi có một vài ý kiến đóng
góp mang tính chất tham khảo và trao đổi nhằm hoàn thiện tình hình tài chính
cho công ty trong năm 2009 và những năm sắp tới.
5.1 THÀNH TỰU, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TỒN TẠI
ĐÓ
5.1.1. Thành tựu
Qua những phân tích trên ta thấy tình hình tài chính của công ty Cổ Phần
Dược Phẩm Bến Tre qua 3 năm tương đối ổn định, lợi nhuận năm sau luôn cao
hơn năm trước. Để đạt được những hiệu quả kinh doanh như vậy là do sự cố
gắng của toàn thể công nhân, viên chức của công ty đã không ngừng học hỏi kinh
nghiệm trao dòi kiến thức chuyên môn.
Doanh thu luôn tăng với tốc độ nhanh hơn giá vốn hàng bán thể hiện tỷ
suất giá bán trên doanh thu giảm qua các năm. Công ty đã quản lý tốt tình hình
chi phí, đặc biệt là chi phí quản lý liên tục giảm qua các năm.
Công ty không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư trang thiết bị hiện
đại để sản xuất ra các sản phẩm tân dược mới thay thế các loại thuốc nhập khẩu
được thể hiện qua việc tài sản của công ty liên tục tăng qua các năm. Bên cạnh đó
công ty còn có đội ngũ nhân viên được trang bị tốt về chuyên môn, giàu kinh
nghiệm trong sản xuất, có tinh thần đoàn kết cao, cùng phấn đấu để mang lại lợi
nhuận cho công ty và lợi ích cho khách hàng.
Công ty luôn đảm bảo chi trả tốt các khoản nợ vay và có khả năng độc lập
về mặt tài chính ngày càng được khẳng định thông qua hệ số thanh toán hiện
hành luôn ở mức cao và tỷ suất tự tài trợ có xu hướng tăng qua các năm.
Ngoài ra công ty còn được sự quan tâm đặc biệt của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bến Tre, tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư và hoạt động có hiệu quả.
5.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó
Việc phân tích tình hình tài chính qua 3 năm hoạt động là chưa đủ để có
thể đánh giá và kết luận một cách chính xác và toàn diện, song bên cạnh những
kết quả đạt được thì vẫn còn những hạn chế cần được khắc phụ như sau:
www.kinhtehoc.net
64
Lượng hàng tồn kho dữ trữ chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu sử
dụng vốn - một trong những nguyên nhân làm cho chi phí kinh doanh tăng, nó
cũng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh của công ty.
Các khoản nợ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn và chi
phí tài chính tăng qua các năm do các khoản lãi vay tăng, đây cũng là nguyên
nhân ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty.
Chính sách thu tiền còn hạn chế thể hiện qua kỳ thu tiền bình quân
khá cao đã làm các khoản thu luôn cao.
Việc đầu tư tài sản của công ty chưa đạt hiệu quả cao thông qua các
chỉ tiêu hoạt động như vòng quay tổng tài sản, vòng quay vốn lưu động và vốn cố
định còn thấp và có xu hướng giảm qua các năm.
Hình thức phân phối sản phẩm chưa đa dạng, sản phẩm đến tay
người tiêu dùng chủ yếu thông qua các đại lý là nguyên nhân làm tăng chi phí
bán hàng.
Tỷ giá ngoại tệ không ngừng biến động theo chiều hướng bất lợi
cho công ty, giá dầu liên tục tăng làm chi phí sản xuất cũng tăng đã ảnh hưởng
đến lợi nhuận của công ty.
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY.
Căn cứ vào những tồn tại trên em xin đưa ra một số giải pháp mang tính
chất trao đổi như sau:
Giảm lượng hàng tồn kho.
Sản phẩm chủ yếu của công ty là các loại thuốc trị bệnh cho người nên
dược phẩm tồn kho lâu sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc, hàng hóa dự
trữ nhiều sẽ phát sinh chi phí tồn kho ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty do đó
công ty cần có chính sách tồn kho hợp lý bằng cách nghiên cứu doanh số bán ra,
dự đoán tình hình tiêu thụ hàng hóa cho các kỳ kinh doanh sắp tới để có kế hoạch
sản xuất và nhập khẩu hàng hóa phù hợp.
Nâng cao khả năng thanh toán
Căn cứ vào những phân tích trên ta thấy các chỉ tiêu thanh toán của công
ty chưa tốt, do đó công ty cần xác định mức dự trữ vốn lưu động và lượng hàng
tồn kho sao cho hợp lý và cần chú ý đến khả năng phản ứng nhanh đối với các
www.kinhtehoc.net
65
khoản nợ ngắn hạn và để hạn chế rủi ro có khả năng xảy ra khi khách hàng nhất
thời không thanh toán được nợ đúng hạn. Công ty có thể thu hút vốn từ việc phát
hành cổ phiếu giảm thiểu việc vay nợ từ bên ngoài.
Nâng cao khả năng thu hồi nợ
Đối với các khoản phải trả cũng cần phân loại để kịp thời có những biện
pháp xử lý, hạn chế rủi ro và tổn thấp cho công ty. Công ty cần xây dựng cụ thể
quy chế quản lý các khoản phải thu, phân công và giao trách nhiệm cho kế toán
công nợ kịp thời đôn đốc thu hồi nợ. Ngoài ra công ty nên đưa ra các chính sách
thu hồi nợ hấp dẫn hơn như khen thưởng nhân viên nào thu hồi nợ trước hạn, cho
khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán khi thanh toán nợ trước hạn và được
hưởng chiết khấu thương mại nếu khách hàng mua hàng với số lượng lớn và trả
tiền ngay.
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, giảm rủi ro chênh lệch tỷ giá
và đa dạng hóa hình thức phân phối
Thanh lý các máy móc cũ, lỗi thời, mua sắm trang thiết bị mới hiện đạt
thay thế những trang thiết bị cũ kém chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
tài sản.
Nền kinh tế không ngừng biến động kéo theo sự biến động tăng giảm của
các tỷ giá ngoại tệ, để giảm bớt rủi ro về việc chênh lệch tỷ giá ngoại tệ công ty
cần nghiên cứu sử dụng các nguyên liệu trong nước thay thế những nguyên liệu
nhập khẩu mà chất lượng không thay đổi.
Đa dạng hóa việc cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng như đào tạo
một đội ngũ nhân viên marketing chuyên nghiệp xây dựng hệ thống bán lẻ đến
từng các địa phương, cho nhân viên tiếp thị đến các phòng mạch tư để giới thiệu
sản phẩm. Tăng cường quảng cáo trên các thông tin đại chung.
www.kinhtehoc.net
66
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Việc phân tích tình hình tài chính cho chúng ta thấy tình hình tài chính
của công ty trong thời gian qua cũng như thấy được khả năng phát triển của công
ty trong tương lai. Qua quá trình phân tích, đánh giá tình hình tài chính của công
ty như trên em đã rút ra được những mặt tích cực mà công ty đạt được trong 3
năm qua:
Tài sản của công ty luôn tăng vì vậy công ty có điều kiện phát triển
quy mô sản xuất kinh doanh hơn.
Doanh thu luôn tăng với tốc độ nhanh hơn giá vốn hàng bán nên tỷ
lệ lãi gộp tăng liên tục qua các năm.
Công ty luôn quản lý tốt tình hình chi phí, đặc biệt là chi phí quản
lý doanh nghiệp giảm qua các năm, khả năng độc lập về mặt tài chính ngày càng
được khẳng định và luôn đảm bảo được khả năng chi trả các khoản nợ.
Bên cạnh những thành tựu đạt được công ty còn những tồn tại cần được
khắc phục:
Lượng hàng tồn kho còn cao.
Tỷ trọng nợ phải trả vẫn còn cao trong tổng nguồn vốn.
Đầu tư vốn vào tài sản lưu động và cố định chưa đạt hiệu quả cao.
Kỳ thu tiền còn quá dài và chi phí tài chính tăng cao qua các năm.
6.2. KIẾN NGHỊ
Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre với
mục đích cuối cùng là giúp doanh nghiệp nhận ra thế mạnh, khắc phục những
hạn chế còn tồn tại để kinh doanh có hiệu quả hơn. Nhằm góp phần hoàn thiện
tình hình tài chính của công ty, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mang lại lợi
nhuận ngày càng cao cho công ty tôi xin phép có một số kiến nghị như sau:
Đối với nhà nước: Cung cấp những thông tin cần thiết cho các doanh
nghiệp cần hiểu rõ những phương hướng phát triển của nền kinh tế ở hiện nay
hay trong tương lai, để doanh nghiệp có thể nắm rõ những thay đổi của nền kinh
tế hội nhập hiện nay, từ đó có những chuẩn bị kịp thời để vừa tận dụng cơ hội
vừa hạn chế được những hạn chế. Tạo ra môi trường kinh doanh công bằng giữa
www.kinhtehoc.net
67
các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau. Mạnh dạn xóa bỏ những doanh
nghiệp làm ăn không hiệu quả, thua lỗ kéo dài nhằm tập trung vốn đầu tư cho các
doanh nghiệp còn lại.
Đối với công ty:
Linh hoạt trong chính sách tín dụng đối với từng đối tượng khách
hàng, theo dõi thường xuyên các khoản nợ phải thu, nợ phải trả.
Định kỳ kiểm tra hàng tồn kho, không ngừng nghiên cứu doanh số
bán ra để có chính sách tồn kho hợp lý nhằm giảm bớt chi phí nâng cao lợi
nhuận.
Đề ra các biện pháp thu hồi nợ tốt hơn để không bị khách hàng
chiếm dụng vốn trong thời gian dài.
Xây dựng hệ thống bán lẽ chuyên nghiệp, cung cấp dược phẩm
chất lượng cao, giá rẻ đến tay người tiêu dùng bằng con đường ngắn nhất.
www.kinhtehoc.net
68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tấn Bình ( 2004), phân tích hoạt động kinh doanh, nhà Xuất Bản
Thống Kê.
2. Võ Thành Danh, La Xuân Đào, Bùi Văn Trịnh (2000), Giáo trình kế toán
phân tích, nhà xuất bản thống kê.
3. Phan Đức Dũng, Nguyễn Thị Mỵ ( 2006) Phân tích hoạt động kinh doanh,
nhà Xuất Bản Thống Kê.
4. Trương Đông Lộc, Trần Bá Trí, Nguyễn Văn Ngân, Nguyễn Thị Lương,
Trương Thị Bích Liên (2008), Quản trị tài chính, Tủ sách Đại Học Cần
Thơ.
5. Nguyễn Thanh Nguyệt, Trần Ái Kết ( 1997),Quản trị tài chính, tủ sách
Đại Học Cần Thơ.
www.kinhtehoc.net
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KTH2009 4053535 Huynh Thi Hang et.pdf