Phân tích và chứng minh luận điểm sau đây: Sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận đối lập của nó đó là thực chất của phép biện chứng

Đề tài số 1:Phân tích và chứng minh luận điểm sau đây:”Sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận đối lập của nó đó là thực chất của phép biện chứng”.A. Đặt vấn đề “Bút kí triết học” của Lênin là tác phẩm được viết trong thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm phát triển hơn nữa phép biên chứng duy vật. Trong đó, Lênin có đưa ra luận điểm : “Sự phân đôi cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận đối lập của nó đó là thực chất của phép biện chứng”. Luận điểm trên của Lênin đã cho ta biết ý nghĩa về mặt phương pháp luận trong hệ thống triết học của Mác- Lênin: đó là phép biện chứng với sự nhận thức về sự vật. B. Giải quyết vấn đề I.Giải thích khái niệm 1. Phép biên chứng là gì? Phép biện chứng ra đời ngay từ khi triết học ra đời. Ph.Ănghen đã định nghĩa: “phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của vận động và sự phát triển của tự nhiên, xã hội loài người và của tư duy”. Có 3 hình thức cơ bản của phép biện chứng: Phép biện chứng chất phác, biện chứng siêu hình, biện chứng duy vật. Các sự vật hiện tượng, quá trình của thế giới có quan hệ qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau hay tồn tại biệt lập, tách rời? Những người theo quan điểm siêu hình cho rằng: các sự vật hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia, không có sự phụ thuộc, quy định lẫn nhau

doc19 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2613 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích và chứng minh luận điểm sau đây: Sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận đối lập của nó đó là thực chất của phép biện chứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài số 1:Phân tích và chứng minh luận điểm sau đây:”Sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận đối lập của nó…đó là thực chất…của phép biện chứng”. (Lênin, Bút ký triết học, NXB, Sự thật Hà Nội, tr381) Bài làm A. Đặt vấn đề “Bút kí triết học” của Lênin là tác phẩm được viết trong thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm phát triển hơn nữa phép biên chứng duy vật. Trong đó, Lênin có đưa ra luận điểm : “Sự phân đôi cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận đối lập của nó…đó là thực chất…của phép biện chứng”. Luận điểm trên của Lênin đã cho ta biết ý nghĩa về mặt phương pháp luận trong hệ thống triết học của Mác- Lênin: đó là phép biện chứng với sự nhận thức về sự vật. B. Giải quyết vấn đề I.Giải thích khái niệm 1. Phép biên chứng là gì? Phép biện chứng ra đời ngay từ khi triết học ra đời. Ph.Ănghen đã định nghĩa: “phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của vận động và sự phát triển của tự nhiên, xã hội loài người và của tư duy”. Có 3 hình thức cơ bản của phép biện chứng: Phép biện chứng chất phác, biện chứng siêu hình, biện chứng duy vật. Các sự vật hiện tượng, quá trình của thế giới có quan hệ qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau hay tồn tại biệt lập, tách rời? Những người theo quan điểm siêu hình cho rằng: các sự vật hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia, không có sự phụ thuộc, quy định lẫn nhau. VD: Giới vô cơ và hữu cơ không có liên hệ gì với nhau, tồn tại độc lập không thâm nhập lẫn nhau. Những người theo quan điểm biện chứng cho rằng: các sự vật, hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau. VD: Sự gia tăng về dân số sẽ tác động trực tiếp đến kinh tế, xã hội… 2. Cái thống nhất là gì? Cái thống nhất là một chỉnh thể toàn bộ, là cái mà ta được gọi là một sự vật, một hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất. VD: con người. con vật hay hiện tượng bóc lột của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị… được gọi là cái thống nhất. 3. Sự phân đôi của cái thống nhất là gì? Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất là những chỉnh thể thống nhất trong chúng đều chứa những mặt đối lập. VD: trong con người có sự đối lập giữa quá trình đồng hoá và dị hoá, giữa hiện tượng biến dị và di truyền. Trong nền kinh tế thị trường có sự đối lập giữa cung và cầu… 4. Phải nhận thức các bộ phận đối lập của cái thống nhất Muốn nhận thức được sự vật, ta phải phân đôi sự vật đó ra để tìm những mặt đối lập chúa trong nó. Việc nhận thức những bộ phận này phải theo phương pháp biện chứng tức là phải nhìn chúng trong các mối quan hệ biện chứng với nhau. 4.1 Tính thống nhất 4.1.2. Tiền đề sự thống nhất của thế giới *Quan điểm duy tâm: Các nhà triết học duy tâm tìm nguồn gốc và bản chất của tồn tại ở cái tinh thần và cho rằng chỉ có thế giới tinh thần mới tồn tại. VD: Hêghen: Coi bản chất của tồn tại là cái tinh thần vì giới tự nhiên chỉ là dạng tồn tại khác của “ý niệm tuyệt đối” *Quan điểm của CNDVBC: + Tồn tại của thế giới tự nhiên là tiền đề cho sự thống nhất của nó. Song sự thống nhất của thế giới không phải ở sự tồn tại của nó. Anghen viết: “Tính thống nhất của thế giới không phải ở sự tồn tại của nó, mặc dù tồn tại la tiền đề của tính thống nhất của nó, vì trước khi thế giới có thể là 1 thể thống nhất thì trước hết thế giới phải tồn tại đã” (C.Mac, Ph.Anghen.Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, HN. 1994,T.20) + Cơ sở của sự thống nhất của thế giới là tính vật chất của nó, và tính vật chất này được chứng minh không phải bằng vài ba lời lẽ khéo léo của kẻ làm trò ảo thuật, mà bằng 1 sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học, khoa học tự nhiên. Sđđ.tr 67 4.1.3 Tính thống nhất vật chất của thế giới CNDVBC khẳng định: bản chất của thế giới là vật chất. Thế giới thống nhất ở tính vật chất. Điều này được thể hiện ở những nội dung sau: Chỉ có 1 thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan, có trước và độc lập với ý thức con người. Mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau, biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật chất hoặc có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những quy luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất. Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận, không sinh ra và cũng không mất đi. Trong thế giới không có gì khác ngoài quá trình vật chất đang biến đổi và chuyển hóa lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau. Triết học duy vật và khoa học tự nhiên đã chứng minh rằng: Thế giới xung quanh ta từ vô sinh→hữu sinh, thực vật→động vật, tự nhiên→xã hội, đều có cùng bản chất là vật chất và thống nhất ở bản chất vật chất. Tính thống nhất vật chất của thế giới bao hàm tính đa dạng, nhiều vẻ về chất của các sự vật hiện tượng. Khoa học hiện đại tiếp tục chứng minh nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới ở cả giới tự nhiên vô sinh, giới tự nhiên hữu sinh và trong xã hội loài người. →Thế giới về bản chất là vật chất, thống nhất ở tính vật chất của nó. Thế giới vật chất có nguyên nhân tự nó vĩnh hằng và vô tận với vô số những biểu hiện muôn hình, muôn vẻ. 4.2 Sự phân đôi của cái thống nhất. Sự phân đôi của cái thống nhất được thể hiện ở trong những mối mâu thuẫn bên trong của sự vật, hiện tượng. a. Khái niệm mâu thuẫn biện chứng : Là các mặt đối lập liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau trong sự thống nhất, là nguồn gốc, động lực của sự phát triển. + Mâu thuẫn biện chứng quy định sự tồn tại của sự vật chứ không phải tiêu diệt sự vật, nó là sự hệ thống nhất của các mặt đối lập, sự chuyển hóa các mặt đối lập tạo nên sự ra đời hay kết thúc sự tồn tại của sự vật. + Mâu thuẫn biện chứng có tính khách quan, phổ biến. VD: cơ học (hút-đẩy); vật lý (hạt- sóng); hóa học (liên kết- phân rã); sinh học (đồng hóa- dị hóa, hưng phấn- ức chế); xã hội (xã hội- tự nhiên, tồn tại xã hội- ý thức xã hội, giai cấp); tư duy (chưa biết- biết, đúng- sai). Theo Anghen: “Bản thân sự vận động đã là một mâu thuẫn; ngay như sự di động một cách máy móc và đơn giản sở dĩ có thể thực hiện được, cũng chỉ là vì một vật trong cùng một lúc vừa ở nơi này lại vừa ở nơi khác, vừa cùng ở một chỗ duy nhất lại vừa không ở chỗ đó” Ph.Anghen:Chống Đuyrinh, NXB Sự thật, Hà Nội, 1984, tr.201 + Các mặt đối lập nhưng không trong một thể thống nhất, một chỉnh thể chỉ có thể tạo nên mâu thuẫn hình thức, không biện chứng. b. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển Qúa trình diễn biến của mâu thuẫn được mô hình hóa như sau: Hai mặt đối lập ___________________________________________________________ Khác nhau→đối lập→xung đột→mâu thuẫn→đấu tranh→chuyển hóa. Nội dung: Bất cứ sự vật nào cũng có 2 mặt đối lập trong bản thân nó tạo thành một mâu thuẫn biện chứng. Qúa trình phát triển của một mâu thuẫn là quá trình các mặt đối lập tương tác lẫn nhau và trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau: Khi mới hình thành mâu thuẫn thể hiện chỉ là sự khác nhau của 2 mặt, sau đó chúng đối lập, xung đột, mâu thuẫn và đấu tranh với nhau, nếu có điều kiện 2 mặt đối lập sẽ chuyển hóa lẫn nhau. Mâu thuẫn được giải quyết, sự thống nhất của các mặt đối lập cũ bị phá vỡ, để hình thành sự thống nhất của các mặt đối lập mới. Mâu thuẫn lại được hình thành và phát triển làm cho sự vận động và phát triển không ngừng. 4.3 Phân loại mâu thuẫn 4.3.1 Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài a. Mâu thuẫn bên trong:là mâu thuẫn thể hiện sự tác động qua lại các mặt đối lập trong lòng sự vật, là sự quy định sự tồn tại của sự vật. VD: sự sống = đồng hóa- dị hóa; xã hội tư bản = vô sản- tư bản. b. Mâu thuẫn bên ngoài:là mâu thuẫn giữa các sự vật, biểu hiện quan hệ, liên hệ giữa các sự vật. →Quan hệ giữa 2 loại mâu thuẫn: Cơ sở để phân loại mâu thuẫn này là theo phạm vi, cho nên các loại mâu thuẫn này chỉ là tương đối. 4.3.2 Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản a. Mâu thuẫn cơ bản:là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển tất cả các giai đoạn của sự vật, tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật. Mâu thuẫn này thay đổi thì sự vật thì sự vật cũng chuyển hóa. Trong một sự vật có thể tìm tại nhiều mâu thuẫn không cơ bản. b. Mâu thuẫn không cơ bản:là mâu thuẫn đặc trưng cho sự vật về một phương diện nào đó không quy định bản chất của sự vật. Trong đó một sự vật có thể tồn tại nhiều mâu thuẫn. →Quan hệ giữa 2 loại mâu thuẫn: Muốn nhận thức đúng bản chất sự vật thì phải căn cứ vào mâu thuẫn cơ bản. 4.3.3 Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu a. Mâu thuẫn chủ yếu:là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu trong 1 giai đoạn phát triển của sự vật, nó chi phối các mâu thuẫn khác trong cùng giai đoạn. Trong cùng một giai đoạn có thể có nhiều mâu thuẫn chủ yếu, những mâu thuẫn này có thể là một trong những mâu thuẫn trên. b. Mâu thuẫn thứ yếu:là mâu thuẫn ra đời cùng mâu thuẫn chủ yếu, nhưng không có vai trò quyết định những mâu thuẫn khác, chỉ góp phần giải quyết mâu thuẫn chủ yếu. →Quan hệ giữa 2 mâu thuẫn: Hai mâu thuẫn này có thể chuyên hóa, cho nên không tuyệt đối hóa một mâu thuẫn nào. 4.3.4 Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng a. Mâu thuẫn đối kháng;là mâu thuẫn mà lợi ích cơ bản của các giai cấp, các tầng lớp đối lập với nhau. VD: nông dân với địa chủ, vô sản với tư sản. b. Mâu thuẫn không đối kháng:là mâu thuẫn mà lợi ích cơ bản của các giai cấp, các tầng lớp thống nhất với nhau. VD: nông dân với công nhân, tiểu tư sản với tư sản. →Quan hệ giữa 2 mâu thuẫn: Mâu thuẫn này chỉ có trong xã hội, giải quyết mâu thuẫn đối kháng phải bằng đấu tranh giai cấp, còn mâu thuẫn không đối kháng giải quyết bằng tương trợ cùng phát triển. 4.4. Ý nghĩa phương pháp luận Muốn nhận thức được bản chất của sự vật phải phát hiện ra mâu thuẫn, vì mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật. Phải thừa nhận mâu thuẫn tồn tại một cách khách quan, để nhận thức đầy đủ sự vật, phải nhận thức được ít nhất 2 mặt đối lập. Phân tích cụ thể trong tình hình cụ thể, sự vật khác nhau, quá trình khác nhau, bản chất khác nhau, thì mâu thuẫn cũng khác nhau, cho nên cách giải quyết mâu thuẫn cũng khác nhau, tránh rập khuôn, máy móc. Muốn thay đổi bản chất sự vật thì phải giải quyết mâu thuẫn, tránh cải lương điều hòa. II.Chứng minh các luận điểm trên của Lênin qua phép biện chứng duy vật Luận điểm trên của Lênin thưc chất của phếp biện chứng là được thể hiện rõ rằng qua 2 nguyên lí, 3 quy luật và 6 cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật. 1. Chứng minh qua 2 nguyên lí 1.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 1.1.1 Khái niệm * Quan điểm siêu hình về mối liên hệ: cho rằng sự vật, hiện tượng tồn tại độc lập tách biệt với nhau, giữa chúng không có sự liên hệ hoặc nếu thừa nhận có liên hệ thì đó chỉ là liên hệ bề ngoài, thụ động, một chiều, giữa các hình thức liên hệ không có sự chuyển hóa lẫn nhau. * Quan điểm DVBC về mối liên hệ: là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của 1 hiện tượng trong thế giới. 1.1.2 Tính chất của mối liên hệ - Mang tính khách quan, nó là vốn có của mọi sự vật hiện tượng. - Mang tính phổ biến, thể hiện: + Bất cứ sự vật hiên tượng nào cũng liên hệ với sự vật hiện tượng khác, không có sự vật hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ. + Mối liên hệ biểu hiện dưới nhiều hình thức riêng biệt, cụ thể tùy theo điều kiện nhất định. Song dù dưới hình thức nào, chúng cũng chỉ là biểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất. - Mang tính đa dạng và nhiều vẻ: Sự vật hiện tượng trong thế giới là phong phú, đa dạng, vì vậy hình thức liên hệ giữa chúng cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào vị trí, phạm vi, vai trò, tính chất mà phân chia ra thành những mối liên hê khác nhau như:bên trong- bên ngoài, bản chất- không bản chất… Nhưng sự phân chia này cũng chỉ mang tính tương đối. 1.1.3 Ý nghĩa phương pháp luận - Khi xem xét sự vật hiện tượng phải có quan điểm toàn diện(xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ của sự vật, các khâu trung gian của nó; phải nắm được và đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mặt, từng mối liên hệ trong quá trình cấu thành sự vật.) - Phải đặt sự vật hiện tượng vào đúng không gian, thời gian mà sự vật hiện tượng tồn tại. 1.2. Nguyên lý về sự phát triển 1.2.1 Những quan điểm khác nhau về sự phát triển 1.2.2 Quan điểm siêu hình Quan điểm này cho rằng phát triển chỉ là sựu tăng, giảm đơn thuần về mặt số lượng hay khối lượng mà không có sự thay dổi về chất.Phát triển chỉ như quá trình tiến lên liên tục, không có bước quanh co, thăng trầm phức tạp. Nguồn gốc phát triển do bên ngoài quy định. 1.2.3 Quan điểm DVBC - Định nghĩa: phát triển là phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. - Phát triển là hướng phát triển chung của thế giới a. Tính chất của sự phát triển - Mang tính khách quan, nó là cái vốn có của bản thân sự vật, hiện tượng - Không chỉ là sự thay đổi về mặt số lượng hay khối lượng mà nó còn thay đổi cả về chất. - Mang tính kế thừa nhưng trên cơ sở có sự phê phán, lọc bỏ, cải tạo và phát triển, không kế thừa nguyên xi hay lắp ghép từ cái cũ sang cái mới một cách máy móc. - Tùy vào từng sự vật, hiện tượng, quá trình cụ thể, phát triển còn bao gồm cả sự thụt lùi đi xuống nhưng khuynh hướng chung là đi lên, tiến bộ. Khuynh hướng phát triển diễn biến theo hình xoáy ốc. - Nguồn gốc của sự phát triển là trong bản thân sự vật hiên tượng, do mâu thuẫn quy định. b. Ý nghĩa phương pháp luận - Phải nghiên cứu đối tượng trong sự vận động, quan tâm đến quá khứ, hiện tại và cả tương lai - Quan tâm đến sựu phát triển về lượng và cả sự phát triển về chất - Phải đi tìm nguyên nhân của sự vật:từ chính sự vật - Dạy người ta hướng tới phía trước. →Sự thống thất giữa 2 nguyên lí: + Nội dung: đều phản ánh quyy luật chung nhất của sự tồn tại, sự vận động và biến đổi của thế giới. + Ý nghĩa: Khi xem xét 1 đối tượng nào đó, phải có quan điểm:toàn diện, phát triển va lịch sử. 2. Sự nhận thức các bộ phận đối lập Được thể hiên qua các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật 2.1 Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại (Đây là 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật này chỉ ra cách thức của sự vận động và phát triển) * Nội dung quy luật: - Mỗi sự vật, hiện tượng đều là một thể thống nhất của 2 mặt chất và lượng và chúng có quan hệ hữu cơ với nhau. Phép biện chứng duy vật đã đưa ra và sử dụng các khái niệm: chất, lượng, thuộc tính, độ, điểm nút, bước nhảy để diễn đạt mối quan hệ giữa chất và lượng trong sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng – cách thức vận động, phát triển. - Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng + Từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất. Sự thống nhất giữa chất và lượng tồn tại trong một độ nhất định khi sự vật còn là nó chưa trở thành cái khác. Trong mối quan hệ giữa chất và lượng thì chất là mặt tương đối ổn đinh, còn lượng là mặt biến đổi hơn. Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Song không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng dẫn đến sự thay đổi về chất ngay tức khắc, mặc dù bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ảnh hưởng đến trạng thái tồn tại của sự vật.Chỉ khi nào lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định (điểm nút) thì mới dẫn đến sự thay đổi về chất. Sự thay đổi căn bản về chất được gọi là bước nhảy. Như vậy, khi lựợng biến đổi đến điểm nút thì diễn ra bước nhảy, chất mới ra đời thay thế cho chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ, nhưng rồi những lượng mới này lại tiếp tục biến đổi đến điểm nút mới lại xảy ra bước nhảy mới. Cứ như vậy, quá trình vận động, phát triển của sự vật diễn ra theo cách thức từ những thay đổi về lựợng dẫn đến những thay đổi về chất một cách vô tận. Đó là quá trình thống nhất giữa tính tuần tự, tiệm tiến, liên tục với tính gián đoạn, nhảy vọt trong sự vận động, phát triển. + Sự tác động trở lại của chất đối với lượng. Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại một cách thụ động, mà có sự tác động trở lại đối với lượng, được biểu hiện ở chỗ, chất mới sẽ tạo ra một lượng mới cho phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất là lượng. Sự quy định này có thể được biểu hiện ở quy mô, nhịp độ và mức độ phát triển mới của lượng. * Ý nghĩa phương pháp luận - Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải chú ý tích lũy dẫn những thay đổi về lượng, đồng thời phải biết thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi. - Chống lại quan điểm tả khuynh: chủ quan, nóng vội, duy ý chí, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy. - Chống lại quan điểm hữu khuynh: bảo thủ, trì trệ, khi lượng đã biến đổi đến điểm nút nhưng không thực hiện bước nhảy. - Phải thấy được tính đa dạng của các bước nhảy, nhận thức được từng hình thức bước nhảy, có thái độ ủng hộ bước nhảy, tạo mọi điều kiện cho bước nhảy được thực hiện một cách kịp thời. - Phải có thái độ khách quan và quyết tâm thực hiện bước nhảy khi hội đủ các điều kiện chin muồi. 2.2 Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập * Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật cơ bản và quan trọng nhất – hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển. * Nội dung quy luật - Tất cả các sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau, tức những mặt đối lập trong sự tồn tại của nó. Các mặt đối lập của sự vật vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau tạo thành nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật. Phép biện chứng duy vật đã đưa ra và sử dụng các khái niệm: mặt đối lập, mâu thuẫn biện chứng, sự thống nhất của các mặt đối lập, đấu tranh của các mặt đối lập để diễn đạt mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong bản thân sự vật – tạo thành nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của sự vật. - Mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập + Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy mâu thuẫn biện chứng bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập. Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển. + Sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn. Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế. * Ý nghĩa phương pháp luận - Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật và là khách quan trong bản thân sự vật nên cần phải phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật bằng cách phân tích sự vật tìm ra những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau và mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa chúng. - Phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể, biết phân loại mâu thuẫn và tìm cách giải quyết cụ thể đối với từng mâu thuẫn. - Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn – phù hợp với từng loại mâu thuẫn, trình độ phát triển của mâu thuẫn. Không được điều hòa mâu thuẫn. Phải tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn khi điều kiện đã chín muồi. 2.3 Quy luật phủ định của phủ định *Vai trò của quy luật trong biện chứng; Chỉ ra khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng. a. Khái niệm phủ định biện chứng Theo triết học Mác cho rằng Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân, phát triể tự thân, là một khâu tất yếu trong quá trình phát triển dẫn tới sự phủ định đến” sự thống nhất’ với cái khẳng định. Không có cái đó phép biện chứng trở thành một sự phủ định sạch trơn, một trò chơi hay chủ nghĩa hoài nghi. Phủ định biện chứng là sự chuyển hóa từ lượng dẫn đến thay đổi về chất của sự vật. b. Đặc trưng của phủ định biện chứng - Phủ định biện chứng gắn liền với sự phát triển, nghĩa là nó tạo điều kiện cho sự phát triển. - Phủ định biện chứng là sự tự phủ định của sự vật, do mâu thuẫn bên trong của sự vật tạo ra(mâu thuẫn của 2 mặt đối lập trong sự vật) - Phủ định biện chứng có tịnh chất vô tận, nhưng cái mới nào phủ định lại có cái mới khác phủ định lại nó. Phủ định không có lần cuối cùng - Phủ định biện chứng mang tính khách quan. Là tự thân của sự vật, là giải quyết mâu thuẫn bên trong sự vật, chứ không phải do tác động bên ngoài. - Phủ định biện chứng mang tính kế thừa. Sự vật mới ra đời trên cơ sở kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật cũ. VD: văn hóa truyền thống c. Nội dung quy luật phủ định của phủ định *Tính chu kì Sự vật và hiện tượng phát triển có tính chu kì, từ một điểm xuất phát, trải qua 1 số lần phủ định, sự vật dường như quay trở lại điểm xuất phát nhưng cao hơn về chất. Số lần phủ định của 1 chu kì không giống nhau ở các sự vật, hiện tượng cụ thể. VD: Hạt thóc chu kì vận động, phát triển qua 2 lần phủ định Hạt thóc→cây lúa→những hạt thóc → có 2 lần phủ định: + phủ định lần 1: sự vật biến thành cái đối lập với chính nó (A→B) + phủ định lần 2(phủ định của phủ định) : sự vật mới ra đời dường như trở lại cái ban đầu, nhưng phát triển cao hơn (B→A’) Sự phủ định của phủ định là giai đoạn kết thúc của 1 chu kì phát triển, đồng thời là điểm xuất phát của chu kì phát triển tiếp theo. Mỗi lần phủ định là 1 lần giải quyết mâu thuẫn, thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng. Sự nối tiếp nhau của các chu kì thể hiện tính vô tận của sự phát triển. Nguyên lý chu kì đã chỉ ra khuynh hướng vận động và phát triển đi lên của thế giới. Nhưng sự phát triển ấy không phải theoo 1 đường thẳng tắp mà theo đường “xoáy ốc”. Vì trong quá trình phát triển nó đã tự tích lũy những yếu tố đẻ phủ định lại nó→cái mới ra đời từ cái cũ→tạo ra 1 dòng chaỷ liên tục, giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước →Cái phủ định ra đời là do phủ định cái trước đó, nhưng không phải là phủ định xóa bỏ mà là bổ sung, hoàn thiện, kiến giải, vận dụng trên cơ sở cái cũ. * Thể hiện sự lặp lại cao hơn vè chất của sự phát triển của sự vật, và phổ biến trong tự nhiên, xã hội, tư duy - Trong tự nhiên vô cơ: Li là kim loại kiềm đứng đầu chu kì II, Na là kim loại kiềm ở chu kì III lặp lại về hình thức Li, nhưng tính chất hóa học mạnh hơn. - Trong xã hội : từ xã hội không cố bóc lột(cộng sản nguyên thủy) →xã hội có bóc lột(nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa) →xã hội không bóc lột(xã hội chủ nghĩa) - Trong tư duy : Từ cụ thể cảm tính→tư duy trừu tượng→cụ thể trong lí tính * Khái quát sự tiến lên của sự vận động(theo đường “xoắn ốc”) từ đơn giản→phức tạp,chưa hoàn thiện→hoàn thiện,có sự ddi lên và có sự đi xuống; trong đố đi lên là chủ yếu, cái mới chiếm ưu thế d. Ý nghĩa phương pháp luận - Cho phép chúng ta nhận thức được khuynh hướng phát triển của sựu vật, hiện tượng. - Sự phát triển của sự vật là tất yếu, khách quan, phải nhận thức đúng chu kì phát triển của sự vật, con người có thể góp phần thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của sự vật. - Cái mới, cái tiến bộ có khả năng chiến thắng cái cũ là tất yếu. 2.4 Chứng minh luận điểm qua 6 cặp phạm trù ☻ Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất a. Quan điểm của phái duy danh và duy thực về mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung - Phái duy danh: cho ranừg chỉ có cái riêng mới tồn tại, còn cái chung(khái niệm, phạm trù) chỉ là những tên gọi trống rỗng do tư tưởng của con người tạo ra. - Phái duy thực: cho rằng chỉ có cái chung mới tồn tại khách quan, độc lập với y thức của con người, không phụ thuộc vào cái riêng, sinh ra cái riêng. b. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng cả cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan, giữa chúng có quan hệ hữu cơ với nhau, mối quan hệ đó được thể hiện qua các điểm sau: - Thứ nhất: cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà để biểu hiện sự tồn tại của mình. Không có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng. - Thứ hai: cái riêng cỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung, không có cái riêng nào tồn tại độc lập, tách rời tuyệt đối với cái chung. - Thứ ba: cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung. Vì ngoài những điểm chung, cái riêng còn có cái đơn nhất. - Thứ tư: cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì cái chung phản ánh thuộc tính, những mối liên hệ ổn định tất nhiên lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại. Do vậy cái chung là cái gắn liền với bản chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triển của cái riêng. - Thứ năm: cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa được cho nhau trong quá trình phát triển của sự vật. + Sự chuyển hóa đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái mới ra đời thay thế cái cũ. + Sự chuyển hóa cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định. c. Ý nghĩa phương pháp luận - Muốn biết được cái chung, cái bản chất thì phải xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật hiện tượng riêng lẻ. - Nhiệm vụ của nhận thức là phải tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng. - Trong hoạt động thực tiễn, thấy sự chuyển hóa nào có lợi ta cần chủ động tác động vào đó để nó nhanh chóng trở thành hiện thực. ☻ Nguyên nhân và kết quả a. Sự tồn tại mâu thuẫn bên trong phạm trù Nguyên nhân và phạm trù là 2 mặt tồn tại: Thống nhất: nhân nào- quả nấy; nguyên nhân thay đổi kết quả cũng thay đổi. Mâu thuẫn: nguyên nhân có trước, kết quả có sau. b. Sự nhận thức về 2 mặt đối lập: nguyên nhân và kết quả - Nguyên nhân sinh ra kết quả. kết quả chỉ xuất hiện khi nguyên nhân gây ra tác động - Kết quả tác động lại nguyên nhân - Nguyên nhân và kết quả chuyển hoá cho nhau: nguyên nhân của việc này có thể là kết quả của việc kia và ngược lại - Liên hệ nhân quả là một chuỗi vô tận - Nguyên nhân và kết quả luôn thay đổi vị trí cho nhau c. Ví dụ Trong câu chuyện “Tái ông mất ngựa” : mất ngựa (NN1)→thêm một con khác (KQ1→NN2) →con trai bị ngã gẫy chân(KQ2→NN3) →con không phải đi lính(KQ3) d. Ý ngiã rút ra từ cặp phạm trù - Muốn xem xét sự vật phải tìm hiểu nguyên nhân - Muốn huỷ kết quả, phải huỷ nguyên nhân - Muốn xét đó là nguyên nhân hay kết quả phải đặt nó vào từng mối quan hệ,hoàn cảnh cụ thể ☻ Tất nhiên và ngẫu nhiên a. Sự tồn tại của mâu thuẫn trong phạm trù Tất nhiên và ngẫu nhiên là 2 mặt tồn tại: Thống nhất với nhau, không tách rời nhau: cái tất nhiên chỉ được thể hiện dưới hình thức ngẫu nhiên Mâu thuẫn: + Tất nhiên xuất phát từ bên trong, mang tính phổ biến ổn định theo quy luật, có thể dự đoán được + Ngẫu nhiên xuất phát từ bên ngoài, có tính đơn nhất, không ổn định, không thể dự đoán được b. Nhận thức về 2 mặt đối lập:tất nhiên và ngẫu nhiên - Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau. Xé trong các mối quan hệ khác nhau, tất nhiên và ngẫu nhiên có tính chất khác nhau→cái tất nhiên có thể đồng thời là cái ngẫu nhiên c. Ví dụ Ở nước ngoài người ta dùng thuốc DDT để diệt ruồi, Họ đã nghiên cứu rts kĩ cho nên những lần đầu tất nhiên là ruồi sẽ chết. Nhưng sau nhiều lần ngẫu nhiên có những con ruồi dính thuốc nhưng không bị chết. Cứ như thế sau nhiều lần ngẫu nhiên ấy, tất nhiên ruồi sẽ không chết. d. Ý nghĩa phương pháp luận - Khi nhận thức sự vật phải tìm đến cái tất nhiên bởi đó là bản chất của sự vật. Do vậy hoạt động thực tiễn phải dựa trên cái tất nhien - Nhưng không được tuyệt đối hoá cái tất nhên mà quên đi cái ngẫu nhiên( trong mọi trướng hợp đều có phương án dự phòng) ☻ Nội dung và hình thức a. Sự tồn tại trong phạm trù: đây là 2 mặt tồn tại - Thống nhất với nhau: nội dung nào hình thức đấy, nội dung thay đổi thì hình thức thay đổi theo - Mâu thuẫn nhau +Nội dung ở bên trong, hình thức ở bên ngoài + Nội dung sâu sắc ổn định, hình thức thì đa dạng phong phú, hay thay đổi b. Sự nhận thức 2 mặt đối lập: Nội dung và hình thức - Cùng một nội dung có thể có nhiều hình thức biểu hiện. Một hình thức có thể biểu hiện bằng nhiều nội dung - Nội dung quy định hình thức và hình thức có tác động trở lại nội dung. Hình thức thể hiện phù hợp thúc đẩy sự phát triển của nội dung và ngược lại c. Ví dụ Trong thơ văn Hồ Chí Minh tuỳ đối tượng tiếp nhận với những nội dung khác nhau. Người luôn tìm các hình thức biểu hiện khác nhau: viết để tuyên truyền cổ động kháng chiến cho nông dân, Người viết bằng hình thức các bài nôm na, dễ đọc , dễ hiểu. Viết để kêu gọi toàn quốc kháng chiến, để tranh luận với kẻ thù. Người viết bằng thể văn chính luận sắc sảo hùng hồn như:Bản án chế độ thực dân Pháp, Lời kêu gọi toàn Quốc kháng chiến… Cùng một đề tài nói về chất độc màu da cam, ta có nhiều hình thức để thể hiện: viết bài hát, viết thơ, dựng kịch… d. Ý nghĩa phương pháp luận - Khi xem xét cái thống nhất phải chú ý cả nội dung và hình thức, tránh tuyệt đối hoá vai trò của 1 trong 2 mặt - Cần sử dụng nhiều hình thức thể hiện nội dung cũ để làm mới thêm cho nội dung, đáp ứng cho nhu cầu của thực tiễn - Trong thực tiễn nên sử dụng linh hoạt một loại hình thức, để thúc đẩy sự vật trong hoàn cảnh cụ thể - Trong học tập viếc sử dụng những hình thức mới phù hợp thể hiện nội dung học tập là một điều quan trọng. - Trong sản xuất, sản phẩm cũng cần được thể hiện dưới nhiều hình thức ☻ Bản chất và hiện tượng a. Sự tồn tại mâu thuẫn trong pham trù Bản chất và hiện tượng cùng tồn tại - Bản chất trong 1 sự vật, hiện tượng: bản chất nào hiện tượng ấy,bản chất thay đổi hiện tượng cũng thay đổi, bản chất khác nhau thì hiện tượng khác nhau. bản chất mất đi hiện tượng cũng mất đi. - Mâu thuẫn với nhau: +Bản chất là mặt ẩn dấu bên trong,hiện tượng bộc lộ ở ngoài +Bản chất là mặt tương đối ổn định,hiện tượng thay đổi +Bản chất sâu sắc,hiện tượng phong phú đa dạng b.Sự nhận thức về 2 mặt đối lập:bản chất và hiện tượng Hiện tượng thể hiện bên ngoài có thể không đúng với bản chất,bản chất không được bộc lộ hoàn toàn ở mọi hiện tượng. c.Ví dụ Có thể khi tiếp xúc với một người đang trong lúc mệt mỏi hay có chuyện buồn→ta cảm thấy họ thật quá nóng tính hay coi thường không nói chuyện.Nhưng có thể thực chất là bản chất của họ ngược lại hoàn toàn. d. Ý nghĩa phương pháp luận -Muốn tìm hiểu cái thống nhất không chỉ dừng lại hiện tượng mà phải đi sâu tìm hiểu bản chất. -Hoạt động thực tiễn phải dựa vào bản chất của sự vật,không được dựa vào hiện tượng bên ngoài ☻ Khả năng và hiện thực a.Sự tồn tại mâu thuẫn trong phạm trù Khả năng và hiện thực là 2 mặt tồn tại: -Thống nhất:trong cùng một thể thống nhất.Hiện thực được chuẩn bị bởi khả năng,khả năng hướng tới biến thành hiện thực khác. -Mâu thuẫn:hiện thực là cái đã ra đời và đang tồn tại,còn khả năng chỉ là hiện thực chưa có,là cái sẽ ra đời khi có những điều kiện tương ứng. b.Sự nhận thức 2 mặt đối lập:khả năng và hiện thực -Khả năng và hiện thực có thể chuyển hoá lẫn nhau -Khả năng trong những điều kiện nhất định có thể thành hiện thực -Hiện thực sinh ra khả năng mới tạo thành quá trình phát triển vô tận c.Ví dụ A hát rất hay và mơ ước trở thành ca sĩ.Trong một lần tham gia chương trình giọng hát hay trên truyền hình, A đạt giải nhấ và đã trở thành ca sĩ. Là một ca sĩ, A lại có nhiều cơ hội tiếp tục tiến xa trên con đường âm nhạc d. Ý nghĩa phương pháp luận - Qúa trình chuyển biến khả năng thành hiện thực chịu sự ảnh hưởng của nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Vậy trong hoật động cải tạo thế giới tự nhiên con người phải chú ý đến những yếu tố khách quan - Xem xé sự vật phải dựa vào hiện thực vì khả năng là cái chưa có - Phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát huy tính sáng tạo, năng động của sự vật, hiện tượng, để khả năng có thể trở thành hiện thực. III. Ý nghĩa Phép biện chứng duy vật về mặt hình thức là chủ quan, nhưng về mặt nội dung là mang tính khách quan. Nó là một hệ thống chỉnh thể của các hình thức tư tưởng, đồng thời nó luôn luôn được bổ sung bởi các thành tựu của khoa học và thực tiễn. Như vậy, phép biện chứng duy vật là một hệ thống đa diện, đa chiều, có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Vì thế, có thể định nghĩa phép biện chứng duy vật là khoa học về mối liên hệ phổ biến, là khoa học về sự vận động, phát triển, hoặc với tính cách là lôgíc học, cũng như với tính cách là lý luận nhận thức. Song các khía cạnh ấy không mang bản chất độc lập, không phải là các lý luận độc lập, mà là các yếu tố có mối liên hệ hữu cơ với nhau, làm cho phép biện chứng duy vật trở thành một lý luận thống nhất, một hệ thống lý luận. Cơ sở thống nhất tất cả các khía cạnh, các mặt, các đặc điểm, các nguyên lý, phạm trù của phép biện chứng duy vật- đó là thực tiễn. Chính trên cơ sở thực tiễn mà phép biện chứng duy vật mới xuất hiện và phát triển, Nhờ có cơ sở thực tiễn mà các nguyên lý, qui luật, phạm trù của phép biện chứng duy vật mới có tính chân lý, mới có sự phù hợp với hiện thực . Thực tiễn khẳng định sự thống nhất cái vật chất và cái tinh thần, cái lịch sử và cái lôgíc, cái khách quan và cái chủ quan, cái tự nhiên và cái xã hội loài người. Và chính nhờ thực tiễn mới có sự thống nhất giữa phép biện chứng với chủ nghĩa duy vật tạo thành một chỉnh thể. Trên cơ sở giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, phép biện chứng duy vật với tính cách là một hệ thống khoa học khám phá ra các quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy, cũng như vạch ra những con đường nhận thức và cải tạo nó. Các nguyên lý, quy luật và phạm trù của phép biện chứng duy vật mang tính chất chung nhất, tổng hợp nhất cả về mặt bản thể luận và mặt nhận thức luận. Điều đó làm cho phép biện chứng duy vật mang một ý nghĩa phương pháp luận phổ biến và là một trong những đặc trưng để phân biệt với các hệ thống khoa học khác. Các sự vật, hiện tượng trong thế giới biểu hiện với tính cách là hệ thống các quy luật, các nguyên tắc chung nhất, các mối liên hệ tác động qua lại chung nhất, tổng hợp nhất. Ăng-ghen nói: “Tất cả giới tự nhiên mà chúng ta có thể nghiên cứu được, là một hệ thống, một tập hợp gồm các vật thể khăng khít với nhau, nhưng ở đây , chúng ta hiểu vật thể là tất cả những thực tại vật chất, từ tinh tú đến nguyên tử, cho đến cả những hạt ê-te, nếu chúng ta thừa nhận sự tồn tại của hạt ê-te” (1). Vì vậy, phép biện chứng duy vật nghiên cứu thế giới như một chỉnh thể và nó không thể không là một hệ thống. Phép biện chứng duy vật thể hiện là phương pháp luận nhận thức khoa học nằm trong sự thống nhất không thể tách rời với các khoa học cụ thể. Không những thế, phép biện chứng duy vật còn trang bị cho con người những công cụ, phương tiện, phương pháp để nhận thức và hoạt động thực tiễn. Giữa chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chỉ có thể xuất phát từ một lập trường triết học đúng đắn, chúng ta mới có được những cách giải quyết phù hợp về các vấn đề mà cuộc sống đặt ra. Còn ngược lại, xuất phát từ một lập trường triết học sai lầm, chúng ta không thể tránh khỏi hành động sai lầm. Chính ở đây thể hiện giá trị định hướng- một trong những biểu hiện cụ thể thể hiện chức năng phương pháp luận của phép biện chứng duy vật. . Vận dụng phép biện chứng duy vật không phải chỉ đơn giản là vạch ra các nguyên lý, quy luật, phạm trù của nó, mà quan trọng là phải làm rõ bản chất, cốt lõi của nó, áp dụng nó trong thực tiễn, trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể mà cuộc sống đặt ra. Tóm lại, phép biện chứng duy vật là hệ thống các quan điểm của con người về thế giới, là hệ thống các phương pháp nhận thức và cải tạo thế giới, là hệ thống các giá trị để con người đánh giá và điều chỉnh các hành vi trong hoạt động của mình. Nó là khoa học về các quy luật chung nhất của sự vận động phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy về các quy luật hệ thống. Do vậy, việc nghiên cứu và áp dụng phép biện chứng duy vật không thể không mang tính hệ thống. ____________________THE END__________________

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2727873 ti s7889 1.doc
Tài liệu liên quan