Pháp điển hóa luật tư: Mô hình và thực tiễn quốc tế

Dựa trên những phân tích ở hai phần trên, có thể thấy rằng quá trình pháp điển hóa ở Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với các quốc gia thuộc truyền thống châu Âu lục địa, thứ nhất bởi sự ảnh hưởng của truyền thống này tới nước ta qua quá trình thuộc địa trước đây, và thứ hai là bởi sự gần gũi giữa truyền thống Dân luật và truyền thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Từ sau Đổi Mới, với nhu cầu cấp thiết cần những đạo luật điều chỉnh các quan hệ từ mới phát sinh, quá trình pháp điển hóa phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam với hàng loạt các đạo luật lớn nhỏ, trong đó đáng chú ý phải nhắc tới Bộ luật Dân sự đầu tiên năm 1995. Sau hơn 20 năm, sự ra đời của Bộ luật Dân sự hiện hành vào năm 2015 đã phần nào khắc phục được thiếu sót của những bộ luật trước nó. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bộ luật hiện hành đã thực sự hoàn hảo. Từ những phân tích ở trên, tác giả đưa ra hai điểm quan trọng mà thiết nghĩ, chúng ta có thể cân nhắc để có những thay đổi trong lần sửa đổi tiếp theo của bộ luật này, cũng như trong quá trình pháp điển hóa các đạo luật thuộc lĩnh vực luật tư. Thứ nhất, lựa chọn một mô hình pháp điển hóa thống nhất. Bộ luật Dân sự Việt Nam hiện nay là sự kết hợp giữa mô hình Đức và mô hình Pháp, với cấu trúc bao gồm phần chung chứa đựng các quy định mang tính khái quát, nhưng các phần riêng lại có nội dung khá tương tự với Bộ luật Dân sự Pháp69. Việc sao chép một cách hoàn toàn chưa bao giờ được xem là đúng đắn, đặc biệt là trong quá trình pháp điển hóa, nhưng những thay đổi và kết hợp cần phải đi cùng với sự cân nhắc về tính hệ thống và sự phù hợp của chúng. Kỹ thuật pháp điển hóa theo trường phái Pandectists của người Đức tỏ rõ sự vượt trội về tính khoa học và rõ ràng của nó, nhưng lại đòi hỏi trình độ và kỹ thuật pháp lý cao, điều mà Việt Nam chưa thể đáp ứng trong một thời gian tương đối dài trong tương lai. Do đó, lựa chọn mô hình của Pháp như một hình mẫu để chúng ta có thể thiết kế nên một bộ luật là phương án xứng đáng được cân nhắc cẩn trọng.

pdf13 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp điển hóa luật tư: Mô hình và thực tiễn quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 7(407) - T4/202052 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ Trần Kiên* Phạm Hồ Nam** *TS. Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội; Giảng viên Bộ môn Luật Dân sự, Khoa Luật - ĐHQGHN **Nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội; Université de Paris, Cộng hòa Pháp Thông tin bài viết: Từ khóa: Pháp điển hóa, luật tư, các truyền thống pháp lý, luật so sánh. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 07/01/2020 Biên tập : 15/01/2020 Duyệt bài : 03/02/2020 Article Infomation: Key words: codification, private law, legal traditions, comparative law. Article History: Received : 07 Jan. 2020 Edited : 15 Jan. 2020 Approved : 03 Feb. 2020 Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích pháp điển hóa dưới góc độ so sánh giữa hai truyền thống Dân luật và Thông luật, làm rõ những trường phái lý thuyết liên quan, cấu trúc của các bộ pháp điển cũng như kỹ thuật pháp điển của từng quốc gia, từ đó rút ra những kết luận và kinh nghiệm có giá trị tham khảo đối với hoạt động pháp điển hóa ở Việt Nam, góp phần vào quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Abstract: This article is focused on analysis of codification by comparison between the traditional laws - Civil Law and Common Law, clarifying the relevant theories, the structure of the codifications as well as the codification techniques of each country. It is then to provide conclusions and experiences as reference for codification activities in Vietnam, to facilitate the law developments and improvements. 1. Dẫn nhập Trong thuở sơ khai của nền văn minh nhân loại, các quy tắc ứng xử trong xã hội không tồn tại dưới các dạng thành văn như chúng ta biết đến phổ biến ngày nay, mà chỉ nằm trong những tập quán được duy trì và tiếp nối đến các thế hệ sau chủ yếu dựa trên khả năng ghi nhớ và truyền miệng của cộng đồng2. Những quy tắc tập quán này là nguồn duy nhất điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các thành viên trong cộng đồng đó. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng dẫn đến yêu cầu xã hội cần phải được tổ chức một cách có hệ thống hơn mà trong khi đó, những quy tắc tập quán dần bộc lộ rõ yếu điểm của mình - thiếu rõ ràng, thiếu ổn định, hạn chế trong phạm vi áp dụng - và không cung cấp đủ những giải pháp cần thiết điều chỉnh các quan hệ pháp lý mới phát sinh3. Vì lẽ đó, những bộ luật thành văn đầu tiên ra đời với mục đích tạo lập nên một hệ thống các quy định minh thị, cụ thể và rõ ràng, chứa đựng những quy tắc mang tính khái quát áp dụng với các thành viên trong cộng đồng. Những bộ luật đầu tiên được ghi nhận 1 Bài viết này được phát triển từ nghiên cứu đã công bố: Trần Kiên, Phạm Hồ Nam, “Pháp điển hóa luật tư” trong Nguyễn Mạnh Thắng, Đồng bộ hóa luật tư ở Việt Nam hiện nay (Nxb. Công an Nhân dân, 2018). 2 Csaba Varga, Codification as a Socio-Historical Phenomenon (Second, Szent István Társulat 2011), p.28. 3 George Mousourakis, The Historical and Institutional Context of Roman Law (Routledge 2003), p.115. PHÁP ĐIểN HóA LUẬT TƯ: Mô HÌNH VÀ THỰC TIỄN QUỐC TẾ1 53Số 7(407) - T4/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ xuất hiện trong thời kỳ cổ đại: Bộ luật Urnammu được ban hành vào khoảng năm 2100 TCN dưới thời trị vì của vua Urnammu, xứ Ur, ở Lưỡng Hà cổ đại4; Bộ luật Hammurabi ở Babylon được ban hành vào khoảng năm 1700 TCN, lấy cảm hứng từ tập hợp những phán quyết và tập quán của người Sumeri và Akkad5; Luật 12 Bảng được ban hành ở La Mã cổ đại năm 450 TCN và nổi bật nhất là Bộ luật của hoàng đế Justinian La Mã vào năm 534 SCN với những quy định ở nhiều vấn đề và lĩnh vực khác nhau6. Kỹ thuật pháp lý để tạo nên những bộ luật này được gọi là pháp điển hóa. Pháp điển hóa (codification), theo định nghĩa của Black’s Law Dictionary, là “quá trình tập hợp, sắp xếp và hệ thống hóa các quy định của hệ thống pháp luật, hoặc của một ngành luật nhất định, vào trong một bộ luật có trật tự”7. Theo truyền thống khoa học pháp lý Việt Nam, pháp điển hóa“là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật trong các văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực theo một trình tự nhất định, loại bỏ những quy phạm lỗi thời, mâu thuẫn, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, xây dựng những quy phạm mới thay thế cho các quy phạm đã bị loại bỏ để xây dựng các bộ pháp điển”, và kết quả của quá trình này là việc “tạo lập nên những văn bản quy phạm pháp luật mới theo đúng trình tự, thủ tục pháp lý nhất định và có giá trị pháp lý bắt buộc thực hiện”8. Từ hai định nghĩa trên, có thể hiểu rằng, pháp điển hóa là quá trình không chỉ tập hợp các quy tắc pháp lý có sẵn vào một đạo luật hay bộ luật, mà còn làm cho tập hợp những quy tắc ấy có sự liên kết và có tính hệ thống. Trên thế giới ngày nay, hoạt động pháp điển hóa thường diễn ra trong lĩnh vực luật tư nói chung, hay cụ thể hơn là các ngành luật như dân sự, thương mại, sở hữu trí tuệ, hình sự, đối với những quốc gia không có sự phân loại công - tư trong hệ thống pháp luật. Một trong những điểm khác biệt giữa hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa và các hệ thống pháp luật khác là việc đặt luật hình sự vào ngành luật công. Về bản chất, phần lớn quan hệ hình sự trong các hệ thống pháp luật Dân luật hay Thông luật gắn bó chặt chẽ với các quyền lợi của các chủ thể tư, gồm các quyền liên quan đến nhân thân như quyền được sống, quyền được bảo đảm về thân thể, và các quyền liên quan đến tài sản như quyền sở hữu. Vì vậy, khi nhắc đến pháp điển hóa, các bộ pháp điển hóa luật tư vẫn được xem là phổ biến và mang tính đại diện hơn cả. Trong hệ thống khoa học pháp lý ngày nay, đặc biệt là trong lĩnh vực luật so sánh, các luật gia thường phân loại các hệ thống pháp luật chính yếu trên thế giới thành hệ thống Dân luật (Civil Law) và hệ thống Thông luật (Common Law). Một trong những đặc điểm quan trọng nhất dùng để phân biệt hai truyền thống pháp luật phổ biến này nằm ở tính pháp điển hóa: nếu như truyền thống Dân luật, chịu nhiều ảnh hưởng của luật La Mã, xây dựng các bộ luật chứa đựng những quy định mang tính khái quát, luật thành văn trong truyền thống Thông luật, dù là nguồn được ưu tiên nhất, nhưng không phổ biến bởi ảnh hưởng của các phán quyết tư pháp. Tuy nhiên, nhu cầu hài hòa và thống nhất hóa pháp luật đã kéo gần khoảng cách giữa hai truyền thống pháp luật để tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm 4 Nguyễn Minh Tuấn, “Bộ luật Urnammu - Nội dung và giá trị”; bo-luat-urnammu-noi-dung-va-gia-tri.html, accessed 13 September 2018. 5 Jean Louis Bergel, ‘Principal Features and Methods of Codification’ (1988) 48 Louisiana Law Review. 6 George Mousourakis (n 3) p.119. 7 Codification: The process of compiling, arranging, and systematizing the laws of a given jurisdiction, or of a discrete branch of the law, into an ordered code, Bryan A. Gagner (ed), Black’s Law Dictionary (9th edn, West Publishing Co 2009) p.294. 8 Hoàng Thị Kim Quế (ed), Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015, tr.388-389. Số 7(407) - T4/202054 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ của nhau, nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình với cứu cánh là đạt đến sự công bằng và hợp lý của các quy tắc pháp lý. Vì vậy, án lệ ngày nay không còn là kỹ thuật pháp lý xa lạ với các luật gia Dân luật, và quá trình pháp điển hóa cũng trở nên phổ biến hơn tại các quốc gia thuộc truyền thống Thông luật. Do đó, nghiên cứu về pháp điển hóa không thể chỉ dừng lại ở những quan điểm và tri thức truyền thống của hệ thống Dân luật, mà cần thiết phải đánh giá và xem xét xu hướng phát triển của quá trình pháp điển diễn ra ở những quốc gia thuộc truyền thống Thông luật. 2. Pháp điển hóa trong truyền thống Dân luật (Substantive Codification) 2.1. Khái quát chung Truyền thống Dân luật thường được gắn với sự hình thành và phát triển của luật La Mã cổ đại, đánh dấu bởi sự ra đời của luật Mười Hai Bảng9. Nhưng sau nhiều thế kỷ bị lãng quên kể từ sự sụp đổ của Đế chếByzantine, luật La Mã được tái sinh trong thời kỳ Phục Hưng, giai đoạn mà xã hội châu Âu tái nhận thức được tầm quan trọng của các quy tắc pháp lý trong việc duy trì ổn định và trật tự xã hội, thay thế cho những giáo điều tôn giáo trong thời kỳ Trung cổ. Pháp luật trở lại với vị thế độc lập của nó, và từ đó, trở thành đặc trưng cho lối tư duy cũng như nền văn minh châu Âu10. Sự tái sinh của pháp luật trong xã hội cũng đánh dấu sự phát triển của các trường phái pháp lý mới: (1) trường phái Luật học sư (Glassators), (2) trường phái Chú giải (Commentators) hay Hậu Luật học sư (post- Glossators), (3) trường phái Nhân văn (Humanists), (4) trường phái Luật Tự nhiên (Natural Law) và (5) trường phái Hiện đại kiểu Đức (Pandectists). Pháp điển hóa được xem là một trong những phương diện thành công của phong trào Luật Tự nhiên từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII. Khác với tên gọi của mình, trường phái Luật Tự nhiên chối bỏ sự phụ thuộc của con người vào một đấng toàn năng, đặt con người vào trung tâm của mọi chế độ xã hội. Theo xu hướng chung của phong trào Phục hưng, các luật gia của trường phái này khẳng định rằng luật pháp là sản phẩm của lý trí con người chứ không phải là một hiện tượng tự nhiên, thay thế các phương pháp kinh viện bằng việc mượn các phương pháp từ các ngành khoa học để xây dựng nên một hệ thống có tính logic11. Sự ủng hộ cho chủ nghĩa duy lý đã hướng mối quan tâm của các luật gia tới pháp điển hóa, cách thức được xem là hiệu quả nhất để lưu giữ và duy trì những nguyên tắc và quy tắc pháp lý được gìn giữ, phát triển, và giảng dạy tại các trường đại học, nơi tập hợp những trí tuệ đạt đến đỉnh cao, và để mang những tinh hoa đó áp dụng vào đời sống xã hội trong thực tiễn12. Pháp điển hóa được coi là kỹ thuật cần thiết để hiện thực hóa những ý đồ của trường phái Luật Tự nhiên, củng cố tiến trình phát triển của Luật La Mã qua nhiều thế kỷ, giải thích một cách có hệ thống pháp luật sao cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội thế kỷ XVIII, do đó được tiếp nhận và áp dụng ở cả phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn13. Kỹ thuật pháp điển hóa ở các quốc gia thuộc truyền thống dân luật được gọi là kỹ thuật pháp điển hóa nội dung (substantive codification). Pháp điển hóa nội dung, hay pháp điển hóa thực chất, là quá trình bao gồm việc tạo ra và định hình “một tập hợp chặt chẽ của các quy tắc mới và tân tiến” với mục đích nhằm “tạo lập hoặc đánh giá một trật tự pháp lý”14. Cụ thể hơn, kỹ thuật 9 John Henry Merryman and Rogelio Pérez-Perdomo, The Civil Law Tradition: An Introduction to the Legal Systems of Europe and Latin America (3rd edn, Stanford University Press 2007) p.2. 10 René David and John E. C. Brierley, Major Legal Systems in the World Today: An Introduction to the Comparative Study of Law (Third, Stevens & Sons 1985) p.39. 11 René David and John E. C. Brierley (n 10) p.47. 12 Peter de Cruz, Comparative Law in a Changing World (Cavendish Publishing 1999) p.58. 13 René David and John E. C. Brierley (n 10) p.64. 55Số 7(407) - T4/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ pháp điển hóa này tập trung vào việc xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật mới trên cơ sở tập hợp, rà soát và hệ thống hóa các quy định của pháp luật ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, cùng với sự sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Nói cách khác, kỹ thuật pháp điển hóa nội dung có bản chất là một hoạt động lập pháp của Nghị viện/Quốc hội, xây dựng một đạo luật thành văn mới để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn15. Pháp điển hóa nội dung, không chỉ bó hẹp như tên gọi của mình, có những yêu cầu về cả phương diện nội dung và phương diện hình thức. Về mặt nội dung, mỗi bộ luật đều chịu ảnh hưởng của những tư tưởng nhất định, thể hiện tính hệ thống hóa và hoàn thiện của nó trong mối tương quan với toàn bộ hệ thống pháp luật hay một ngành luật cụ thể với mục đích duy trì sự ổn định16. Hơn nữa, bởi mỗi đạo luật là sự thể hiện ra bên ngoài các quy tắc pháp lý, hình thức của kỹ thuật pháp điển không chỉ thể hiện tính đặc thù mà còn phản ánh nội dung và tính hệ thống của đạo luật ấy. Về phương diện hình thức này, các luật gia thường đề cập tới hai khía cạnh, đó là (1) cấu trúc của bộ pháp điển và (2) cách thức diễn đạt ngôn từ trong bộ pháp điển đó. Phụ thuộc vào tư tưởng, trường phái, cũng như quan điểm của những nhà lập pháp, mỗi đạo luật, bộ luật lại mang một dấu ấn riêng về hình thức, qua đó thể hiện mong muốn đạt được mục đích của họ? thông qua quá trình xây dựng pháp luật, đồng thời tạo nên sự hài hòa và thống nhất cho cả hệ thống17. Khi nhắc tới pháp điển hóa luật tư, ý tưởng đầu tiên xuất hiện thường sẽ tập trung vào các bộ dân luật, đặc biệt là hai bộ dân luật điển hình của Pháp và Đức. Hai quốc gia kể trên có chung đường biên giới, cùng thuộc lục địa châu Âu, chia sẻ một nền tảng lịch sử pháp lý chung của Tây Âu, nhưng hai bộ pháp điển của hai quốc gia này lại đi theo những trường phái hoàn toàn khác biệt, thể hiện những cách tiếp cận khác nhau về quá trình pháp điển hóa, qua đó cung cấp cho chúng ta những chất liệu quan trọng để phân tích, đánh giá và xem xét sự đa dạng trong quá trình pháp điển hóa trong cùng một truyền thống pháp luật. 2.2. Pháp điển hóa luật tư ở Pháp Cho tới trước Cách mạng Pháp năm 1789, nước Pháp không có hệ thống luật tư thống nhất trên toàn lãnh thổ, mà chia thành hai vùng với hệ thống pháp luật khác nhau: nửa phía Bắc áp dụng pháp luật thành văn dựa trên nền tảng luật La Mã, trong khi nửa phía Nam lại áp dụng các tập quán pháp có nguồn gốc chủ yếu từ Đức và từ những ghi chép của các cá nhân. Chính sự thiếu nhất quán này là một trong những trở lực lớn kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội18. Và khi tình hình nước Pháp đã ổn định trở lại sau Cách mạng nhờ sự kiểm soát của Napoléon, công cuộc pháp điển hóa được tiến hành như một trong những biện pháp cải tổ và chấn chỉnh xã hội sau những biến cố mới xảy ra. Nước Pháp được xem như quê hương của pháp điển hóa19; điều này được đánh dấu bởi sự ra đời của Bộ luật Dân sự Pháp, hay Bộ luật Napoléon vào năm 1804, với sự nỗ lực của ông cùng bốn luật gia hàng đầu của Pháp lúc bấy giờ. Tuy nhiên, tiến trình pháp điển hóa cần được xem xét trước tiên từ những ảnh hưởng về mặt tư tưởng và lý thuyết. Ý niệm về lý trí tự nhiên ảnh hưởng mạnh mẽ tởi tư duy pháp lý của Pháp vào thế kỷ XVII và XVIII. Một mặt, các luật gia sử dụng Luật La Mã như một dạng lý trí thành 14 Jean Louis Bergel (n 5). 15 HoàngThị Kim Quế (ed), Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật,Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015, tr.389. 16 Sigmund Samuel, ‘The Codification of Law’ (1943) 5 The University of Toronto Law Journal p.148; Jean Louis Bergel (n 5). 17 Jean Louis Bergel (n 5). 18 Michael Bogdan, Luật so sánh (Lê Hồng Hạnh and Dương Thị Hiền trs, Swiss: KLuwer Law and Taxation 2004) 131, 132. 19 Rémy Cabrillac, ‘Les Enjeux de La Codification En France’ (2005) 46 Les Cahiers de droit p.533. Số 7(407) - T4/202056 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ văn để giải thích và bình luận các tập quán, coi Luật La Mã như những giải pháp cần thiết khi tập quán có thiếu sót, từ đó cố gắng xây dựng một hệ thống pháp luật dựa trên luật La Mã cổ đại20. Mặt khác, những quan niệm về pháp luật của trường phái Luật Tự nhiên là nền tảng quan trọng của những học giả soạn thảo nên Bộ dân luật. Chính điều này đã dẫn đến sự xem xét lại một cách toàn diện các quy tắc của Luật La Mã dưới ánh sáng của lý trí: các quy tắc đang tồn tại được sắp xếp theo một lối logic hợp lý hơn; các nguyên tắc chung của pháp luật được phát triển, tạo tiền đề cho lối tư duy diễn dịch có hệ thống. Chủ nghĩa duy lý, vì vậy, đã tạo nên cơ sở lý thuyết vững chắc cho quá trình thống nhất pháp luật của Pháp trong giai đoạn này21. Về phương diện nội dung, trường phái luật tự nhiên cung cấp cho những nhà lập pháp ý niệm rằng pháp luật phải bình đẳng với tất cả mọi người. Bên cạnh đó, Bộ luật Napoléon cũng được đặt trên những ý niệm cơ bản khá mới mẻ trong thời kỳ này: sự thống nhất của pháp luật trên toàn bộ lãnh thổ, sự ghi nhận lập pháp như là cơ quan duy nhất được quyền làm luật, sự bao hàm của luật pháp tới mọi quan hệ xã hội khác nhau, và sự tách biệt của luật pháp khỏi đạo đức, tín ngưỡng và chính trị22. Một điểm đáng chú ý khác, Bộ luật Dân sự Pháp là kết quả của nhưng sự thỏa hiệp: thỏa hiệp về mặt tư tưởng giữa chủ nghĩa cá nhân của thế kỷ XVIII với nền đạo đức Cơ đốc giáo, thỏa hiệp về mặt chính trị giữa các nguyên tắc hình thành nhờ cuộc Cách mạng và những di sản của chế độ cũ, thỏa hiệp về mặt kỹ thuật pháp lý giữa áp dụng các quy tắc từ tập quán truyền thống và các quy tắc của Luật La Mã23. Theo quan niệm truyền thống của Pháp, một bộ luật cùng lúc phải thỏa mãn hai đặc tính là khái quát và thực tế; cùng với đó, phải tránh được hai nhược điểm là quá chung chung và ngụy biện. Một bộ luật phải đưa ra những quy tắc có tính khái quát phù hợp để có thể điều chỉnh mọi quan hệ trong xã hội và không được đặt ra những quy tắc cho những trường hợp cụ thể hay cá biệt, bởi lẽ nhà làm luật không thể dự đoán trước mọi quan hệ xã hội có thể phát sinh24. Vì vậy, một trong những đặc trưng quan trọng và cũng được nhiều quốc gia khác học hỏi, đó là việc Bộ luật Dân sự Pháp thiết lập nên những quy tắc mang đủ tính khái quát để thẩm phán dựa trên phương thức diễn dịch có thể tìm thấy những giải pháp cho các quan hệ khác nhau. Về phương diện hình thức, trước tiên, Bộ luật Dân sự Pháp sử dụng hệ thống ngôn ngữ rõ ràng, khúc chiết và dễ hiểu, với mục đích rằng ngay cả những người có dân trí ở mức trung bình cũng có thể nắm được các quy định của pháp luật, nhưng vẫn giữ được sự tinh tế trong ngôn từ25. Bên cạnh một số ít điều khoản được quy định trong Thiên Mở đầu (Titre préliminaire), hơn 2300 điều khoản tiếp theo được chia vào ba phần chính, được gọi là các quyển: (1) Quyển đầu tiên đề cập đến vấn đề cá nhân, bao gồm các vấn đề về cá nhân và gia đình; (2) Quyển thứ hai đề cập đến vấn đề tài sản và quyền tài sản; (3) Quyển thứ ba giải quyết các vấn đề về thủ đắc tài sản26. Cho đến ngày nay, các quy định trong Bộ luật này đã được sửa đổi, bổ sung khá nhiều; trong đó, về cấu trúc, Nghị viện Pháp đã bổ sung thêm hai quyển mới: Quyển thứ tư giải quyết các vấn đề liên quan đến các biện pháp bảo đảm, và Quyển thứ năm chứa đựng những quy định áp dụng đối với Đảo Mayotte thuộc lãnh thổ Pháp. Sau hơn 200 năm tồn tại, dù đã trải qua nhiều lần sửa đổi và nhận không ít phê bình từ những học giả về vai trò và vị trí của nó trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của xã hội, Bộ luật Dân sự Pháp vẫn được xem như 20 René David and John E. C. Brierley (n 10) p.54-55. 21 J.G. Sauveplane, Codified and Judge Made Law, The Role of Courts and Legislators in Civil and Common Law Systems (North- Holland 1982). 22 Jean Louis Bergel (n 5). 23 Jean Louis Bergel (n 5). 57Số 7(407) - T4/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ nền tảng và là nguyên mẫu pháp điển hóa của truyền thống Dân luật trên khắp thế giới ngày nay. Sau khi Bộ luật Dân sự ra đời, nước Pháp tiếp tục cho ra đời những bộ luật, đạo luật khác ví dụ như Bộ luật Tố tụng dân sự năm 1806, Bộ luật Thương mại năm 1807, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1808 và Bộ luật Hình sự năm 1810. Một điểm đáng chú ý là quan niệm về sự phân biệt giữa luật dân sự và luật thương mại ngay từ thế kỷ XIX. Mặc dù có thể xếp luật thương mại vào ngành luật tư, và chịu sự điều chỉnh của các quan hệ tư được quy định trong Bộ luật Dân sự, nhưng trên thực tế, Bộ luật Thương mại không có những quy định liên quan đến các quan hệ tư khái quát, mà chỉ tập trung vào các vấn đề đặc trưng của luật thương mại, hay các vấn đề liên quan đến thương nhân và các hành vi pháp lý của họ. 2.3. Pháp điển hóa luật tư ở Đức Nếu như Pháp là quốc gia tiến hành quá trình pháp điển hóa khá sớm, vào khoảng đầu thế kỷ XIX, thì ở Đức, công việc này chỉ được bắt đầu vào khoảng cuối thế kỷ này. Một trong những nguyên nhân chính của sự chậm trễ kể trên nằm ở vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước của quốc gia Tây Âu này. Cho đến tận năm 1871, Đức mới trở thành một quốc gia hoàn toàn thống nhất, còn trước đó, nước Đức dù có hoàng đế nhưng vẫn là một quốc gia bao gồm hàng trăm vương quốc lãnh địa độc lập khác nhau, và thậm chí đôi khi còn gây chiến với nhau27. Điều này khiến nước Đức khó có thể có cho mình một hệ thống pháp luật thống nhất. Tuy vậy, bởi yếu tố tâm lý và hệ tư tưởng rằng Đức là quốc gia kế thừa của đế chế La Mã, luật La Mã nhận được sự chấp nhận rộng rãi trên toàn lãnh thổ của đất nước này, được nghiên cứu, giảng dạy và được coi là nguồn luật bổ sung khi các tập quán không đưa ra được giải pháp28. Cũng như ở Pháp, những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho hệ thống pháp luật thành văn và quá trình pháp điển hóa mạnh mẽ ở Đức sau này đã khởi nguồn từ trong suốt hai thế kỷ, từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII. Trong khoảng thời gian này, các luật gia La Mã ở Đức tiến hành phát triển những tổng hợp về luật La Mã hiện đại bằng việc dung hòa nó với luật tự nhiên và luật của lý trí. Trường phái và đặc trưng về mặt triết lý của phong trào này nhằm mục đích phù hợp hóa luật La Mã với xã hội Đức bằng những sự phát triển có tính khoa học và trật tự của những ý niệm29. Trường phái khoa học pháp lý mang đậm chất Đức này được gọi là trường phái Hiện đại, hay Pandectists. Những luật gia theo trường phái này nghiên cứu mọi nguồn gốc lịch sử hình thanh nên luật La Mã, nhìn nhận pháp luật như một hệ thống đóng gồm các ý niệm, nguyên tắc và thiết chế của luật La Mã, đặt pháp luật ngoài mọi quan niệm về đạo đức, tôn giáo, và tiếp cận bằng một phương pháp khoa học và cách tiếp cận logic để tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề pháp lý30. Ra đời vào cuối thế kỷ XIX, Bộ luật Dân sự Đức được đánh giá là hiện đại và vượt trội hơn nhiều so với Bộ luật Dân sự Pháp, nhưng điều này không phải do sự chênh lệch về trình độ của những người soạn thảo mà chỉ đơn giản rằng bộ luật ở Đức ra đời sau đến gần 100 năm31. Mục đích chính của các nhà làm luật khi soạn thảo Bộ luật này đó là sự rõ ràng và ổn định của pháp luật, cùng với nỗ lực hài hòa các quy tắc pháp lý ở khắp các vùng miền trên toàn lãnh thổ32. Cũng như Bộ luật Dân sự Pháp, giá trị về mặt chính trị của Bộ Dân luật Đức là sự phản ánh một cách 24 René David and John E. C. Brierley (n 10) p.96-97. 25 Peter de Cruz (n 12) p.63. 26 Michael Bogdan (n 18) p.133. 27 Michael Bogdan (n 18) p.145. 28 Michael Bogdan (n 18) p.147. 29 Peter de Cruz (n 12) p.81. 30 Peter de Cruz (n 12) p.81. 31 Michael Bogdan (n 18) p.147. 32 Peter de Cruz (n 12) p.86. Số 7(407) - T4/202058 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ hoàn hảo của nó về những quan niệm về tự do của thời đại này: chủ nghĩa tự do, bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, tự do ý chí và tự do giao kết hợp đồng33. Bộ luật này trao cho các bên sự tự do rộng rãi trong quá trình giao kết các quan hệ tư cũng như trong địa hạt về tài sản, thể hiện quan niệm về sự bình đẳng của tự do dành cho mọi cá nhân, qua đó đảm bảo cho sự vận hành ổn định của công lý xã hội34. Về phương diện cấu trúc, Bộ luật Dân sự Đức cũng được đánh giá là có cấu trúc khoa học, khi đặt riêng Quyển đầu tiên chứa đựng những quy định chung của hệ thống luật tư, đúng như những kết quả nghiên cứu về pháp luật La Mã của Đức được giảng dạy ở trường đại học35. Các quy định riêng còn lại được xếp vào bốn quyển, bao quát các vấn đề về trái quyền, quyền đối với tài sản, hôn nhân gia đình và thừa kế. Tuy nhiên, trong khi Bộ luật Napoléon là công trình của những nhà hoạt động thực tiễn đầy kinh nghiệm, Bộ luật Dân sự Đức chịu ảnh hưởng của trường phái Hiện đại và lối tư duy truyền thống của người Đức và được xem như không dành cho đại chúng, mà là sản phẩm của những trí tuệ bác học dành cho những luật gia và những người hành nghề luật.36 Vì vậy, các thuật ngữ trong bộ luật này thường rất chặt chẽ và hoàn toàn thống nhất, nhưng mang tính trừu tượng cao. Hơn nữa, những câu văn mặc dù có tính chính xác nhưng thường dài, phức tạp, viết theo lối văn phong học thuật dễ gây khó hiểu cho những người không có chuyên môn trong khoa học pháp lý37. Một ví dụ điển hình là bộ luật này liên tục sử dụng viện dẫn chéo trong văn bản, một công việc giúp cho nó trở nên rõ ràng hơn, khiến cho người đọc không có nền tảng về luật cảm thấy khó khăn trong việc cố gắng hiểu nội dung khái quát của nó38. Bộ luật Dân sự, tương tự như tại Pháp, không phải là sản phẩm pháp điển hóa đáng chú ý duy nhất ở Đức. Bên cạnh bộ luật này, Nghị viện Đức cũng đã cho ra đời những đạo luật có nhiều ảnh hưởng trong lĩnh vực luật tư như Bộ luật Thương mại, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự. Đức cũng lựa chọn việc pháp điển hóa riêng biệt các vấn đề chung của luật tư và các vấn đề mang tính chuyên ngành và cụ thể của luật thương mại, nhằm đáp ứng nhu cầu được đối xử một cách đặc thù của lĩnh vực này. Một điểm đáng chú ý trong hoạt động pháp điển hóa ở Đức, đó là việc quốc gia này cũng tiến hành pháp điển hóa trong lĩnh vực luật công, một lĩnh vực vốn được xem là khó khăn để ban hành một đạo luật chung bởi sự đa dạng mà vẫn đòi hỏi sự điều chỉnh chi tiết của nó, bao gồm Bộ luật Hành chính và Bộ luật Tố tụng hành chính39. 3. Pháp điển hóa trong hệ thống Thông luật (Common Law) 3.1. Đặc điểm chung của pháp điển hóa ở các nước theo hệ thống Thông luật Như đã nhắc đến trong phần trước, pháp điển hóa thường được giới thiệu như một trong những sản phẩm quan trọng và phổ biến nhất của truyền thống pháp luật Dân luật, trong khi đó án lệ luôn được coi là đặc trưng riêng biệt của thuyền thống Thông luật. Quan niệm này dẫn đến những hiểu nhầm phổ biến khi nghiên cứu và giảng dạy về hai hệ thống pháp luật chính trên thế giới này, khi cho rằng án lệ không được sử dụng 33 Jacky Hummel, ‘La Codification En Allemagne (XIXe - XXe Siècles): Une Cristallisation Du Droit National Entre Romanité et Germanité’ (2007) 85 Revue historique de droit français et étranger p.105. 34 Peter de Cruz (n 12) p.86. 35 Michel Fromont, Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, Nxb. Tư Pháp 2006, tr. 56. 36 Michael Bogdan (n 18) 146, 147; Peter de Cruz (n 12) p.86. 37 Michel Fromont (n 35) p.57. 38 Michael Bogdan (n 18) p.148. 39 Michael Bogdan (n 18) p.146. 40 Eva Steiner, ‘Codification in England: The Need to Move from an Ideological to a Functional Approach - A Bridge Too Far?’ (2004) 25 Statute Law Review p.209, p.215. 41 Eva Steiner (n 40) p.215. 42 Eva Steiner (n 40) p.215. 59Số 7(407) - T4/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ ở các nước theo truyền thống Dân luật, cũng như ở các nước theo hệ thốngThông luật, đặc biệt là ở Anh, không tồn tại luật thành văn. Ngược lại, đã tồn tại một lịch sử pháp điển hóa ở Anh, bắt nguồn từ dự án pháp điển hóa các luật lệ dưới thời James I của Sir Francis Bacon vào năm 161440. Vào cuối thế kỷ XVIII, Jeremy Bentham, một trong những luật gia người Anh, trong các tác phẩm của mình, đã đề cao pháp điển hóa như một phương tiện thống nhất pháp luật. Nhiều luật gia Anh nổi tiếng khác, như J. Austin, F. W. Maitland, H. Maine, S. Amos và Mackenzie Chalmers, cũng là những người ủng hộ mạnh mẽ cho pháp điển hóa41. Đặc biệt, vào thế kỷ XIX, những luật sư lỗi lạc người Anh đương thời đã soạn cho Ấn Độ, lúc này là thuộc địa của Anh, một tập hợp các bộ luật, với tên tên gọi Indian Codes, bao gồm các lĩnh vực hợp đồng, hình sự, ủy thác (trust), sở hữu, bằng chứng và các chủ đề khác nhằm quản lý hiệu quả hơn thông qua con đường tư pháp42. Đây được xem là công trình pháp điển hóa thành công nhất của Anh ở thế kỷ XIX43. Sang thế kỷ XX, ở Anh, việc soạn thảo và ban hành các đạo luật trở nên phổ biến, nhưng mỗi đạo luật chỉ có phạm vi điều chỉnh hạn chế hơn nên không được soạn thành các bộ, như Đạo luật Mua bán hàng hóa 1893 (Sale of Goods Act) hay Đạo luật về Trẻ em 1989 (Children Act),44. Ở Hoa Kỳ, bộ luật đầu tiên được pháp điển hóa cũng đã xuất hiện từ thế kỷ XIX với công lao của David Dudley Field45. Như vậy, không thể nói rằng pháp điển hóa không hề được coi trọng ở các quốc gia theo hệ thống Thông luật mà trái lại, còn có một lịch sử phát triển từ lâu đời. Tuy nhiên, pháp điển hóa ở các nước theo hệ thống Thông luật có những đặc điểm khác biệt so với pháp điển hóa ở truyền thống Dân luật. Đặc điểm đầu tiên của pháp điển hóa ở các nước thuộc hệ thống Thông luật là kỹ thuật pháp điển hóa hình thức (formal codification). Khác với pháp điển hóa nội dung, kỹ thuật pháp điển hóa hình thức không nhằm xây dựng một tập hợp các quy tắc có tính liên kết và hệ thống, mà đơn thuần là sự tập hợp các quy tắc riêng lẻ mà không có sự thay đổi gì về nội dung46. Mục đích của kỹ thuật pháp điển hóa này là đảm bảo sự hài hòa giữa các quy định của pháp luật, đồng thời giúp tập trung các điều luật, tạo điều kiện cho sự tìm kiếm dễ dàng các giải pháp pháp lý. Chính vì vậy, các đạo luật thông thường không được trình bày dưới dạng các nguyên tắc chung, mà ngược lại chứa đựng những quy tắc riêng nhằm điều chỉnh một số tình huống đặc biệt một cách khá chi tiết47. Khi nhận định vị trí và đặc điểm của luật thành văn trong hệ thống pháp luật Thông luật, không thể bỏ qua yếu tố lịch sử rằng sự phát triển của Nghị viện là nhằm cân bằng quyền lực với Nhà vua. Về phần mình, nhà vua và các bộ phận thuộc Tòa án Hoàng gia giữ một thái độ căm ghét và đôi khi thù địch đối với quyền lực đang ngày càng lên cao của Nghị viện. Một trong những biểu hiện của sự chống đối này là việc các thẩm phán cố tình né tránh hiệu lực của các đạo luật bằng cách diễn giải luật cứng nhắc trên câu chữ, và hoàn toàn không quan tâm đến lịch sử lập pháp hay quá trình soạn thảo, điều mà các thẩm phán trong truyền thống Dân luật thường làm48. Trước tình trạng này, các nhà lập pháp đã chuyển từ những nguyên tắc khái quát chung sang soạn thảo những quy định chi tiết nhằm buộc thẩm phán phải áp dụng luật của mình. Họ cố gắng giải thích ý định của mình một cách rõ ràng và chi tiết nhất có thể, và đưa vào các trường hợp cụ thể mà luật 43 Gunther A. Weiss, ‘The Enchantment of Codification in the Common-Law World’ (2000) 25 Yale Journal of International Law 484. 44 Eva Steiner (n 40) 215, 216. 45 Eva Steiner (n 40) 218. 46 Jean Louis Bergel (n 5). 47 HoàngThị Kim Quế (n 15) 389. 48 Joseph Dainow, ‘The Civil Law and the Common Law: Some Points of Comparison’ (1966) 15 The American Journal of Comparative Law 419, 425. Số 7(407) - T4/202060 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ bắt buộc phải áp dụng. Họ hạn chế khái quát thành những nguyên tắc chung bởi thẩm phán có thể dễ dàng cho rằng chúng quá mơ hồ để họ nắm được ý nghĩa của điều luật49. Mặc dù một trong những người ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng luật thành văn là luật gia người Anh Jeremy Bentham, các thẩm phán và luật sư ở Anh giữ thái độ khá bảo thủ đối với vai trò của luật thành văn. Đối với hệ thống pháp luật này, sự thống nhất của pháp luật hoàn toàn có thể đạt được thông qua hoạt động xét xử của tòa án. Tuy nhiên, ý tưởng của Bentham lại được đón nhận rộng rãi ở Hoa Kỳ50. Từ thế kỷ XIX, dưới sự ảnh hưởng của Dudley Field, người ủng hộ mạnh mẽ ý tưởng của Bentham về pháp điển hóa, nhiều bang bắt đầu ban hành các bộ luật. Tuy nhiên, những bộ luật này không giống với những bộ luật được ban hành ở châu Âu. Chúng được coi như kết quả của công việc thuần “tổng hợp” thành văn bản những quy tắc rút ra từ án lệ và được giải thích dựa trên cơ sở án lệ. Chúng không cố gắng bao trùm tất cả những quan hệ pháp luật liên quan đến một lĩnh vực và điều chỉnh mọi khả năng xảy ra của các vấn đề pháp lý liên quan đến các quan hệ pháp luật đó, ngoài ra bất cứ khiếm khuyết nào đều có thể được giải quyết bằng án lệ. Do đó, mặc dù pháp điển hóa mạnh mẽ hơn so với Anh, hệ thống pháp luật Hoa Kỳ vẫn được xem là một hệ thống pháp luật dựa trên án lệ51. Dù vậy, trong các bộ luật Hoa Kỳ, ví dụ như Bộ luật Thương mại Thống nhất Hoa Kỳ (U.C.C), vẫn có thể chứa đựng những điều luật mang nguyên tắc chung tương tự như các điều luật trong các Bộ luật lớn của các nước châu Âu lục địa. Khác biệt về nội dung dẫn đến khác biệt về hình thức. Một điểm khác biệt nền tảng giữa các bộ luật tổng hợp Hoa Kỳ và các bộ luật ở châu Âu lục địa được thể hiện bởi cấu trúc trình bày. Phần lớn các bộ luật Hoa Kỳ sắp xếp các vấn đề theo mục và theo thứ tự alphabet, thay vì một cấu trúc chặt chẽ như ở các bộ luật châu Âu, ví dụ như “quản trị nhà nước”, “chiến tranh và quốc phòng”, “ngân hàng và tài chính”, “mua bán và thương mại”,52. Ngoài ra, chỉ có các bộ luật chịu ảnh hưởng của truyền thống pháp luật La Mã-Đức hay phong cách lập pháp Châu Âu, như Bộ luật Dân sự và Tố tụng dân sự Lousiana hay Bộ luật Thương mại Thống nhất Hoa Kỳ, mới được trình bày theo một cấu trúc có trình tự53. Mục đích của điều này, theo các luật gia Hoa Kỳ, là để khiến cho các văn bản luật dễ tiếp cận và dễ cập nhật hơn54. 3.2. Pháp điển hóa luật tư ở các quốc gia theo hệ thống Thông luật Một đặc điểm của hệ thống pháp luật Common Law bắt nguồn từ tính cách của các luật gia Anh, đó là không chấp nhận sự phân biệt giữa luật công (jus publicum) và luật tư (jus privatum) như cách phân chia của các luật gia châu Âu lục địa55. Sự ác cảm với cách phân chia này, một mặt, có liên quan tới các cuộc đấu tranh về quyền lực chính trị vào thế kỷ XVII, khi việc phân chia này được xem là ý muốn của những người bảo hoàng áp đặt chế độ quân chủ trên pháp luật. Bởi vậy, học thuyết phân quyền không được áp dụng ở Anh. Trong suốt nhiều thế kỷ trong lịch sử, nhiều cơ quan nhà nước cùng thực hiện cả ba quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Không hề có một sự ranh giới rõ ràng về mặt chức năng giữa tòa án, Hội đồng cơ mật Hoàng gia và Nghị viện, mặc dù ba cơ quan này tách biệt nhau. Nghị viện hoạt động như một tòa án công lý, và tòa án hầu như là những nhà làm luật chủ yếu. Ngay cả ngày nay, Thượng viện vẫn là cơ quan tài phán tối cao ở Anh56. 49 Joseph Dainow (n 48) 426. 50 J.G. Sauveplane (n 21) 12. 51 J.G. Sauveplane (n 21) 12. 52 Jean Louis Bergel (n 5) 1902. 53 Jean Louis Bergel (n 5) 1092. 54 Jean Louis Bergel (n 5) 1093. 55 Michael Bogdan (n 18) 83. 56 Wencelas J. Wagner, ‘Codification of Law in Europe and the Codification Movement in the Middle of the Nineteenth Century in the United States’ [1953] Articles by Maurer Faculty: Indiana University 339. 61Số 7(407) - T4/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ Mặt khác, các luật gia Anh từ chối cách phân chia này, là do đã quen thuộc với cách phân chia truyền thống các loại trát khác nhau, mỗi loại trát đại diện cho một quan hệ pháp luật khác nhau57. Mặc dù trát đã bị xóa bỏ, cách phân chia truyền thống này vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến các quan niệm của các luật gia Anh về pháp luật, và sau này là cả hệ thống Thông luật mà hiện nay vẫn còn thể hiện rõ. Theo cách phân chia này, hệ thống pháp luật được tách thành rất nhiều các nhánh nhỏ, như quan hệ hợp đồng, quan hệ giao phó tài sản, quan hệ tặng cho, (trong khi đó, đối với truyền thống Dân luật, các quan hệ này đều được coi là quan hệ hợp đồng). Vì tính chất này, khó có thể tìm được một khái niệm về luật tư trong khoa học pháp lý thuộc truyền thống Thông luật, cũng như không thể tìm được một bộ luật chung nền tảng cho lĩnh vực luật tư ở các nước theo truyền thống này. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng ở các nước này không tồn tại các quan hệ pháp luật mang tính chất dân sự, ngược lại, chúng được điều chỉnh bởi các nhánh pháp luật nhỏ như luật hợp đồng, luật trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng, luật ủy thác, luật đại diện, luật tài sản, luật gia đình, Cũng không thể cho rằng không có pháp điển hóa luật tư, bởi thay vì một bộ luật dân sự chung như các nước châu Âu lục địa, các quan hệ pháp luật dân sự ở các nước theo hệ thống Thông luật được điều chỉnh bởi các đạo luật riêng tương ứng với từng nhánh luật riêng biệt. Tuy nhiên, vì luật thành văn, theo quan điểm của các quốc gia này như đã nêu ở phần trước, không được xây dựng với tham vọng bao quát toàn bộ lĩnh vực pháp luật, nên chỉ một số quan hệ pháp luật quan trọng và chứa nhiều nội dung cần điều chỉnh, mới pháp điển hóa thành các đạo luật. Ở Anh, có thể kể đến Đạo luật Mua bán hàng hóa (Sale of Good Act 1893, đã bị thay thế bởi Sale of Good Act 1979), Đạo luật về Tài sản (Law of Property Act 1925), Đạo luật về Cho thuê tài sản (Rent Act 1977), Đạo luật về Thủ tục và tài sản hôn nhân (Matrimonial Proceedings and Property Act 1970), Ở Hoa Kỳ, ngoài các đạo luật ban hành riêng bởi các bang, không thể không nhắc đến Bộ luật Thương mại Thống nhất (Uniform Commerical Code). 3.3. Đạo luật Mua bán hàng hóa (Sale of Good Act 1893, đã được thay thế bởi Sale of Good Act 1979) Đạo luật về Mua bán hàng hóa năm 1893 là một đạo luật được bàn hành bởi Quốc hội Vương quốc Anh và Ireland nhằm điều chỉnh các hợp đồng mà trong đó hàng hóa được bán và mua. Mục đích của đạo luật này là xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên (mà không được xác định rõ ràng trong thỏa thuận), trong khi đặc biệt không ảnh hưởng đến hiệu lực điều chỉnh của các nguyên tắc hợp đồng thông thường có liên quan. Đạo luật này hiện nay đã bị bãi bỏ và thay thế tại Anh, nhưng vẫn còn hiệu lực tại Cộng hòa Ireland58. Đạo luật Mua bán hàng hóa 1893 được coi là ví dụ điển hình của pháp điển hóa kiểu Anh; nó dựa trên các nguyên tắc pháp lý phổ biến do thẩm phán thiết lập và được chuyển đổi thành một hình thức thành văn dễ tiếp cận hơn. Cấu trúc của Đạo luật này bao gồm 6 phần: Sự hình thành hợp đồng (Phần I), Hiệu lực của hợp đồng (Phần II), Thực hiện hợp đồng (Phần III), Quyền của người bán chưa được thanh toán đối với hàng hóa (Phần IV), Hành vi vi phạm hợp đồng (Phần V), và Cac quy định bổ sung (Phần VI). Đạo luật này đã được soạn thảo tốt đến mức, khi nó được bãi bỏ và tái ban hành, Đạo luật Mua bán hàng hóa 1979 kế nhiệm đã được soạn thảo với cùng một cấu trúc, cách sử dụng thuật ngữ và thậm chí là cách đánh số giống như Đạo luật năm 189359. Mặc dù Đạo luật ra đời không nhằm mục đích xóa bỏ án lệ, nhưng sự toàn diện 57 Michael Bogdan (n 18) 83. 58 ‘Electronic Irish Statute Book’ (electronic Irish Statute Book) accessed 25 September 2018. 59 ‘Sale of Goods Act 1893’ (Wikipedia) accessed 25 September 2018. Số 7(407) - T4/202062 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ của đạo luật này được xem là đã khiến các thẩm phán tập trung vào ngôn ngữ và ý nghĩa của nó để áp dụng khi xét xử thay vì áp dụng các án lệ ra đời trước đạo luật này. Đạo luật này được xem là một trong những đạo luật đã có đóng góp đáng kể trong việc tăng tính ổn định và logic của một lĩnh vực pháp luật60. 3.4. Bộ luật Thương mại Thống nhất (Uniform Commercial Code) Tại Hoa Kỳ, từ những năm 40, trước nhu cầu về một khung pháp luật ổn định và có tính dự đoán trước cho các hoạt động thương mại, ý tưởng về một bộ luật thương mại thống nhất đã ra đời. Chịu trách nhiệm soạn thảo Bộ luật Thương mại Thống nhất (Uniform Commercial Code – U.C.C), thay vì sử dụng từ ngữ một cách chi tiết và cụ thể nhất có thể, Karl Llewellyn (1893-1962), một người theo chủ nghĩa hiện thực pháp luật (legal realism), nhận biết rõ sự hạn chế của quan điểm lập pháp cứng nhắc kiểu Anh, đã chủ trương đưa vào U.C.C những quy định khái quát chung và dành phần việc còn lại cho thẩm phán61. U.C.C được thông qua năm 1951, và đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung. Hiện nay, U.C.C bao gồm 9 nội dung sau đây: mua bán hàng hóa (Điều 2), cho thuê hàng hóa (Điều 2A), các công cụ chuyển nhượng (Điều 3), tiền gửi và các khoản thu ngân hàng (Điều 4), chuyển tiền (Điều 4A), thư tín dụng (Điều 5), mua bán hàng hóa số lượng lớn (Điều 6), biên lai/vận đơn kho bãi và các chứng từ khác (Điều 7), chứng khoán đầu tư (Điều 8), và giao dịch/mua bán có bảo đảm và giấy tờ cầm cố (Điều 9)62. Về hiệu lực, cả 50 bang của Hoa Kỳ đều đã thông qua U.C.C, trong đó chỉ có bang Louisiana – bang duy nhất của Hoa Kỳ theo dòng họ pháp luật châu Âu lục địa không thông qua toàn văn mà có bảo lưu một số điều khoản liên quan đến hệ thống pháp luật của mình. Mặc dù được đặt tên là một bộ luật, vẫn còn nhiều tranh cãi giữa các học giả xung quanh tính chất pháp điển hóa của nó. Nhiều học giả không cho rằng U.C.C là một thành quả pháp điển hóa hoàn chỉnh, bởi nó không thể thay thế hoàn toàn cho những tập quán, án lệ đã tồn tại trước khi bộ luật ra đời63. Một số học giả khác cũng cho rằng U.C.C chỉ là sự tổng hợp các giải pháp điều chỉnh đã có mà không có ý định bao hàm và dự liệu cho tương lai64. Về mặt cấu trúc, có ý kiến cho rằng không thể tìm thấy trong U.C.C một kết cấu có hệ thống, và mức độ khái quát hóa cao như ở các bộ luật điển hình của hệ thống Dân luật65. Tuy nhiên, đây là những đánh giá cực đoan và quá đề cao các bộ luật ở châu Âu, bởi bản thân các bộ luật này cũng không hề hoàn chỉnh về nội dung, và cũng không thể bao quát toàn bộ các vấn đề pháp lý mà không cần đến sự bổ sung của tập quán và án lệ. Nỗ lực của các nhà lập pháp và sự thành công của U.C.C là không thể phủ nhận. Hiện nay, U.C.C được biết đến như một bộ luật thành công trong việc đáp ứng tính rõ ràng và đồng thời duy trì tính linh hoạt của luật, và dẫn đến thẩm phán có thể giải thích luật dựa trên mục đích, ý nghĩa của bộ luật và dựa trên những nguyên tắc nền tảng của nó, thay vì giải thích luật đơn thuần dựa vào các án lệ như trước đây66. Sự thành công này được cho là bởi: sự toàn diện về nội dung của một bộ luật, hướng dẫn tại Điều 1-103, theo đó bộ luật phải được hiểu một cách thống nhất với mục đích của nó, tuy nhiên không loại bỏ việc duy trì áp dụng án lệ và các quy tắc công bình không trái với các quy định của bộ luật67, và số lượng lớn những bình luận và 60 Mary Keyes and Therese Wilson, Codifying Contract Law: International and Consumer Law Perspectives (Ashgate 2014) 5. 61 Gunther A. Weiss (n 43) 520. 62 ‘Uniform Commercial Code’ (Legal Information Institute) accessed 25 September 2018. 63 Gunther A. Weiss (n 43) 518. 64 Gunther A. Weiss (n 43) 519. 65 Gunther A. Weiss (n 43) 521,522. 66 Mary Keyes and Therese Wilson (n 60) 6. 67 § 1-103. Xây dựng [Bộ luật thương mại thống nhất] nhằm thúc đẩy các mục đích và chính sách của nó: 63Số 7(407) - T4/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ hướng dẫn kèm theo các điều luật. U.C.C được xem là một bộ luật “mẫu” đáng tham khảo đối với mỗi nỗ lực pháp điển hóa nào trong truyền thống Thông luật68. 4. Kết luận Dựa trên những phân tích ở hai phần trên, có thể thấy rằng quá trình pháp điển hóa ở Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với các quốc gia thuộc truyền thống châu Âu lục địa, thứ nhất bởi sự ảnh hưởng của truyền thống này tới nước ta qua quá trình thuộc địa trước đây, và thứ hai là bởi sự gần gũi giữa truyền thống Dân luật và truyền thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Từ sau Đổi Mới, với nhu cầu cấp thiết cần những đạo luật điều chỉnh các quan hệ từ mới phát sinh, quá trình pháp điển hóa phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam với hàng loạt các đạo luật lớn nhỏ, trong đó đáng chú ý phải nhắc tới Bộ luật Dân sự đầu tiên năm 1995. Sau hơn 20 năm, sự ra đời của Bộ luật Dân sự hiện hành vào năm 2015 đã phần nào khắc phục được thiếu sót của những bộ luật trước nó. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bộ luật hiện hành đã thực sự hoàn hảo. Từ những phân tích ở trên, tác giả đưa ra hai điểm quan trọng mà thiết nghĩ, chúng ta có thể cân nhắc để có những thay đổi trong lần sửa đổi tiếp theo của bộ luật này, cũng như trong quá trình pháp điển hóa các đạo luật thuộc lĩnh vực luật tư. Thứ nhất, lựa chọn một mô hình pháp điển hóa thống nhất. Bộ luật Dân sự Việt Nam hiện nay là sự kết hợp giữa mô hình Đức và mô hình Pháp, với cấu trúc bao gồm phần chung chứa đựng các quy định mang tính khái quát, nhưng các phần riêng lại có nội dung khá tương tự với Bộ luật Dân sự Pháp69. Việc sao chép một cách hoàn toàn chưa bao giờ được xem là đúng đắn, đặc biệt là trong quá trình pháp điển hóa, nhưng những thay đổi và kết hợp cần phải đi cùng với sự cân nhắc về tính hệ thống và sự phù hợp của chúng. Kỹ thuật pháp điển hóa theo trường phái Pandectists của người Đức tỏ rõ sự vượt trội về tính khoa học và rõ ràng của nó, nhưng lại đòi hỏi trình độ và kỹ thuật pháp lý cao, điều mà Việt Nam chưa thể đáp ứng trong một thời gian tương đối dài trong tương lai. Do đó, lựa chọn mô hình của Pháp như một hình mẫu để chúng ta có thể thiết kế nên một bộ luật là phương án xứng đáng được cân nhắc cẩn trọng. Thứ hai, bên cạnh Bộ luật Dân sự, Quốc hội Việt Nam đã ban hành đạo luật riêng biệt về thương mại. Tuy nhiên, một mặt, đạo luật này lại chưa bao quát hết được những vấn đề về thương mại. Mặt khác, đạo luật này cũng cho thấy sự tụt hậu của mình, thiếu các giải pháp pháp lý thỏa đáng để đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế trong thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. Do đó, trong quá trình xem xét và xây dựng dự thảo Luật Thương mại (mới), cần cân nhắc pháp điển một bộ luật mang tính tổng quan, chứa đựng các vấn đề chung và bao quát của các quan hệ có tính chất thương mại, làm cơ sở vững chắc cho việc xác định tư cách pháp lý, hoạt động cũng như hình thức hoạt động của thương nhân. Những đề xuất sơ khởi trên cùng với những phân tích, đánh giá về các hình mẫu pháp điển hóa khác nhau trên thế giới mong rằng sẽ là những ví dụ sinh động và thực tiễn, góp phần hoàn thiện quá trình pháp điển hóa của Việt Nam trong tương lai n Khả năng áp dụng các nguyên tắc bổ sung của Luật. (a) [Bộ luật thương mại thống nhất] phải được hiểu và áp dụng một cách tự do để thúc đẩy các mục đích và chính sách cơ bản của nó, đó là: (1) đơn giản hóa, làm rõ và hiện đại hoá luật điều chỉnh các giao dịch thương mại; (2) cho phép tiếp tục mở rộng các hoạt động thương mại thông qua thông lệ, tập quán và thỏa thuận của các bên; và (3) để thống nhất luật giữa các thẩm quyền pháp lý khác nhau. (b) Trừ khi bị thay thế bởi các quy định cụ thể của [Bộ luật thương mại thống nhất], các nguyên tắc của luật và công bình, bao gồm luật buôn bán và luật liên quan đến năng lực hợp đồng, trụ sở và đại lý, không phủ nhận (estoppel), gian lận, xuyên tạc, cưỡng ép, ép buộc, sai sót, phá sản, và các căn cứ công nhận hiệu lực hoặc vô hiệu khác bổ sung cho các quy định của bộ luật. 68 Mary Keyes and Therese Wilson (n 60) 6. 69 Ngô Huy Cương, “Tổng luận về chế định tài sản trong Dự thảo sửa đổi Bộ luật dân sự năm 2005”, Chế định tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng trong Dự thảoBộ luật Dân sự (sửa đổi) năm 2015. Số 7(407) - T4/202064 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ Danh mục tài liệu tham khảo 1. Hoàng Thị Kim Quế (ed), Giáo trình Lý luận Nhà Nước và Pháp luật, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015. 2. Michael Bogdan, Luật so sánh (Lê Hồng Hạnh and Dương Thị Hiền trs, Swiss : KLuwer Law and Taxation 2004). 3. Michel Fromont, Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, Nxb. Tư Pháp 2006. 4. Ngô Huy Cương, “Tổng luận về chế định tài sản trong Dự thảo sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005”, Chế định tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) năm 2015. 5. Nguyễn Minh Tuấn, “Bộ luật Urnammu - Nội dung và giá trị”, trên truy cập ngày 13/9/2018. Tài liệu tiếng Anh 1. Bryan A. Gagner (ed), Black’s Law Dictionary (9th edn, West Publishing Co 2009). 2. Csaba Varga, Codification as a Socio-Historical Phenomenon (Second, Szent István Társulat 2011). 3. “Electronic Irish Statute Book” (electronic Irish Statute Book), www.irishstatutebook.ie, accessed 25 September 2018. 4. Eva Steiner, ‘Codification in England: The Need to Move from an Ideological to a Functional Approach - A Bridge Too Far?’ (2004) 25 Statute Law Review 209. 5. George Mousourakis, The Historical and Institutional Context of Roman Law (Routledge 2003). 6. Gunther A. Weiss, ‘The Enchantment of Codification in the Common-Law World’ (2000) 25 Yale Journal of International Law. 7. Jean Louis Bergel, ‘Principal Features and Methods of Codification’ (1988) 48 Louisiana Law Review. 8. J.G. Sauveplane, Codified and Judge Made Law, The Role of Courts and Legislators in Civil and Common Law Systems (North- Holland 1982). 9. Joseph Dainow, ‘The Civil Law and the Common Law: Some Points of Comparison’ (1966). 15 The American Journal of Comparative Law 419. 10. Mary Keyes and Therese Wilson, Codifying Contract Law: International and Consumer Law Perspectives (Ashgate 2014). 11. Peter de Cruz, Comparative Law in a Changing World (Cavendish Publishing 1999). 12. René David and John E. C. Brierley, Major Legal Systems in the World Today: An Introduction to the Comparative Study of Law (Third, Stevens & Sons 1985) 13. Sigmund Samuel, ‘The Codification of Law’ (1943) 5 The University of Toronto Law Journal 148. 14. ‘Uniform Commercial Code’ (Legal Information Institute), https://www.law.cornell.edu/ ucc> accessed 25 September 2018. 15. Wencelas J. Wagner, ‘Codification of Law in Europe and the Codification Movement in the Middle of the Nineteenth Century in the United States’ [1953] Articles by Maurer Faculty: Indiana University. Tài liệu tiếng Pháp 1. Jacky Hummel, ‘La Codification En Allemagne (XIXe - XXe Siècles) : Une Cristallisation Du Droit National Entre Romanité et Germanité’ (2007) 85 Revue historique de droit français et étranger 105. 2. Rémy Cabrillac, ‘Les Enjeux de La Codification En France’ (2005) 46 Les Cahiers de droit 533.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphap_dien_hoa_luat_tu_mo_hinh_va_thuc_tien_quoc_te.pdf
Tài liệu liên quan