Điều 77 Khoản 1: Bỏ đoạn “trừ trường
hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của
Bộ luật này” và giữ nguyên nội dung “Mọi
trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào
chữa đều phải có sự đồng ý của người bị
buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ
sơ vụ án.”
Điều 77 Khoản 3: thay từ “hoặc”
bằng từ “và”
“Trường hợp từ chối người bào chữa thì
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lập
biên bản về việc từ chối người bào chữa của
người bị buộc tội và người đại diện, người
thân thích của người bị buộc tội quy định tại
điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này và
chấm dứt việc chỉ định người bào chữa.”
Điều 291 Khoản 2: thay từ “hoặc”
bằng từ “và”
“Trường hợp chỉ định người bào chữa
quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật
này mà người bào chữa vắng mặt thì Hội
đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường
hợp bị cáo và người đại diện của bị cáo đồng
ý xét xử vắng mặt người bào chữa”
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp luật tố tụng hình sự với việc bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội dưới 18 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỚI VIỆC BẢO ĐẢM
QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI DƯỚI 18 TUỔI
Tóm tắt:
Hoạt động tố tụng được tiến hành nhằm bảo vệ quyền con người
nhưng cũng chính trong hoạt động tố tụng này mà quyền con người
dễ bị vi phạm nhất 1. Vì vậy, bảo đảm quyền con người, quyền công
dân là tư tưởng xuyên suốt trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 20152.
Trên cơ sở quán triệt nguyên tắc “bảo đảm lợi ích tốt nhất cho
người chưa thành niên”, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã
quy định các thủ tục chuyên biệt, thể hiện mức độ ưu tiên cho
nhóm đối tượng này. Bài viết hướng tới việc làm rõ một số thay
đổi trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về thủ tục tố tụng đối
với người bị buộc tội dưới 18 tuổi đặt trong mục tiêu bảo đảm
quyền con người, chỉ ra các hạn chế, từ đó đề xuất giải pháp hoàn
thiện pháp luật bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội
dưới 18 tuổi.
1 Nguyễn Văn Tuân (2010), Các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là quốc gia thành viên và vấn đề nội
luật hoá, Tạp chí Luật học, (5), tr.44.
2 Nguyễn Hoà Bình (chủ biên), (2016), Bảo đảm quyền con người, quyền công dân - tư tưởng xuyên suốt trong Bộ luật
Tố tụng hình sự năm 2015 trong: “Những nội dung mới trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015”, Nxb Chính trị Quốc
gia, tr.40.
Nguyễn Hải Ninh*
* TS. Khoa Pháp luật Hình sự, Đại học Luật Hà Nội
Abstract
Legal proceedings are conducted to protect human rights, however
these activities normally cause the human rights most likely to
be violated. Thus, the guarancy of the human rights and rights of
citizenship is recognized to be the throughout conception of the
Criminal Procedure Code of 2015. On the basis of "guaranteeing
the best interests for juveniles", the Criminal Procedure Code
of 2015 provides specific procedures, granting priorities for this
group. This article is aimed at clarifying some changes in the
Criminal Procedure Code of 2015 on some particular proceedings
which are designated to ensure the human rights for defendants
who are under 18 years old (juveniles). Furthermore, the author
will indicate and discuss the limitations of those regulations and
thence, proposing solutions to complete the current regulations to
protect and ensure the rights of the under 18 years old defendants.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: tố tụng hình sự; quyền con
người; người bị buộc tội dưới 18 tuổi
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 06/04/2019
Biên tập : 09/04/2019
Duyệt bài : 16/04/2019
Article Infomation:
Keywords: Criminal Procedure;
human rights; accused person under
18 years old
Article History:
Received : 06 Apr. 2019
Edited : 09 Apr. 2019
Approved : 16 Apr. 2019
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
10 Số 8(384) T4/2019
1. Về nguyên tắc tiến hành tố tụng bảo
đảm quyền con người của người dưới 18
tuổi trong đó có người bị buộc tội
Người bị buộc tội dưới 18 tuổi thuộc
nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và sự bảo
vệ đặc biệt nhóm đối tượng này được quy
định trong luật quốc tế và luật pháp của tất
cả quốc gia, chỉ khác nhau về cách thức và
mức độ3. Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS)
năm 2015 kế thừa những điểm tiến bộ trong
các Bộ luật trước đây, phù hợp với luật pháp
quốc tế, xây dựng thủ tục tố tụng riêng đối
với người dưới 18 tuổi là người bị buộc tội,
người bị hại, người làm chứng tại Chương
XXVIII. Quy định thủ tục riêng này bảo
đảm tuân thủ quy định tại Khoản 3 Điều
40 Công ước quốc tế về Quyền trẻ em năm
1989: “Các quốc gia thành viên phải tìm
cách thúc đẩy việc thiết lập những đạo luật,
thủ tục, các cơ quan và thể chế áp dụng riêng
cho những trẻ em bị tình nghi, bị cáo buộc
hay bị xác nhận là vi phạm pháp luật hình
sự”, cũng như các Công ước khác về quyền
con người mà Việt Nam tham gia.
Khi tiến hành tố tụng, các quy định
khác của Bộ luật TTHS không trái với quy
định tại Chương XXVIII vẫn được áp dụng.
Người dưới 18 tuổi trong đó có người bị
buộc tội có quyền bình đẳng về quyền năng
pháp lý với người đủ 18 tuổi khi tham gia
tố tụng với cùng một tư cách. Việc quy định
các chủ thể tham gia tố tụng khác như người
bào chữa, người đại diện của người dưới 18
tuổi không làm mất đi quyền năng pháp lý
của người bị buộc tội, người bị hại, người
làm chứng là người dưới 18 tuổi. Đây là vấn
đề có tính nguyên tắc, trên cơ sở đó định
hướng xây dựng các quy định về thủ tục tố
tụng đối với người dưới 18 tuổi cũng như
3 Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, tr. 20.
định hướng cho quá trình thực hiện pháp
luật, cần được ghi nhận vào như một nguyên
tắc tiến hành tố tụng.
Bộ luật TTHS năm 2015 xây dựng
điều luật riêng về nguyên tắc tiến hành tố
tụng (Điều 414) trong đó quy định: khi tiến
hành giải quyết vụ án hình sự có người bị
buộc tội, người làm chứng, người bị hại dưới
18 tuổi phải tuân theo các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện,
phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng
thành, khả năng nhận thức của người dưới
18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp
của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt
nhất của người dưới 18 tuổi.
- Bảo đảm giữ bí mật cá nhân của
người dưới 18 tuổi.
- Bảo đảm quyền tham gia tố tụng
của người đại diện của người dưới 18 tuổi,
nhà trường, Ðoàn thanh niên, người có kinh
nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức
khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao
động và sinh hoạt.
- Tôn trọng quyền được tham gia, trình
bày ý kiến của người dưới 18 tuổi.
- Bảo đảm quyền bào chữa, quyền được
trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi.
- Bảo đảm các nguyên tắc xử lý của
Bộ luật Hình sự (BLHS) đối với người dưới
18 tuổi phạm tội.
- Bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp
thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi.
Việc ghi nhận các nguyên tắc này được
đánh giá là điểm đổi mới rất cơ bản về thủ
tục tố tụng, tạo điều kiện tối đa bảo vệ quyền
và lợi ích của người chưa thành niên trong
hoạt động tố tụng giải quyết án hình sự, vốn
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
11Số 8(384) T4/2019
là các hoạt động mang tính quyền lực nhà
nước, có tính cưỡng chế và nghiêm khắc4.
Các nguyên tắc này có ý nghĩa bổ sung, là
những nguyên tắc cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng phải tuân theo bên cạnh
các nguyên tắc được quy định tại Chương II
Bộ luật TTHS. Tuy nhiên, như đã phân tích,
vấn đề định hướng đầu tiên cần được ghi
nhận là sự bình đẳng về quyền năng pháp
lý của người bị buộc tội, người bị hại, người
làm chứng lại chưa được ghi nhận. Việc ghi
nhận nội dung này sẽ quyết định đến việc
xây dựng các quy định khác đặc biệt có ảnh
hưởng đến quyền lợi của người dưới 18 tuổi.
Vì vậy, chúng tôi đề xuất bổ sung vào quy
định tại Điều 414.
Ngoài ra, với những nguyên tắc chưa
được cụ thể hoá tại các điều luật khác của
Bộ luật TTHS thì nội dung của nguyên tắc
phải đầy đủ để tránh vi phạm trong áp dụng.
Nguyên tắc “Bảo đảm giữ bí mật cá nhân
của người dưới 18 tuổi” chính là nguyên
tắc cần được xem xét, bổ sung để bảo đảm
quyền của người dưới 18 tuổi đặc biệt là
người bị buộc tội. Mặc dù tại Điều 25 Bộ
luật TTHS năm 2015 quy định “Tòa án xét
xử công khai, mọi người đều có quyền tham
dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này
quy định. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí
mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân
tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ
bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của
đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng
phải tuyên án công khai” thì nguyên tắc này
4 Nguyễn Xuân Hà (2016), Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên, trong: “Những nội dung mới trong Bộ luật
TTHS năm 2015”, (Nguyễn Hoà Bình chủ biên), Nxb. Chính trị Quốc gia, tr.352.
5 Nguyễn Văn Huyên, Lê Lan Chi (chủ biên) (2016), Bình luận khoa học Bộ luật TTHS năm 2015, Nxb. Lao động, tr. 240.
6 Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu quyền con người và quyền công dân (2011), Giới thiệu
các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb Lao động - Xã hội, tr. 768.
7 https://baotintuc.vn/phap-luat/bao-dong-xu-huong-toi-pham-tuoi-teen-20170929062754896.htm; https://baotintuc.
vn/an-ninh-trat-tu/tom-gon-hai-ten-trom-xe-may-tuoi-teen-dung-xe-an-trom-de-di-trom-20170809140647978.htm;
https://thanhnien.vn/thoi-su/bat-bang-trom-tuoi-teen-nghien-game-111203.html;
mới bảo đảm được giữ bí mật cá nhân cho
người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử.
Trong giai đoạn điều tra, việc giữ bí mật
điều tra quy định tại Điều 177 thường được
hiểu là những thông tin “nếu tiết lộ ra sẽ gây
bất lợi cho quá trình điều tra, thu thập chứng
cứ, bảo đảm an toàn cho người tham gia tố
tụng”5 mà không được hiểu là giữ bí mật
đời tư của người dưới 18 tuổi. Diễn giải về
quy tắc “Bảo vệ sự riêng tư” của người chưa
thành niên, các Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu
của Liên hiệp quốc về hoạt động tư pháp đối
với người vị thành niên, 1985 (Các quy tắc
Bắc Kinh) ghi nhận tầm quan trọng của việc
bảo vệ người chưa thành niên khỏi những
tác động bất lợi có thể có do các phương tiện
thông tin đại chúng đưa tin về vụ việc6. Tuy
nhiên tại Việt Nam, trên thực tế đã có không
ít trường hợp báo chí đăng các bài viết kèm
hình ảnh về người bị buộc tội dưới 18 tuổi.
Thậm chí, nội dung bài viết, hình ảnh đăng
kèm lại được cung cấp bởi chính các cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng7. Việc này
đã vi phạm quyền riêng tư - quyền con người
được ghi nhận và bảo đảm trong tố tụng, đặc
biệt với người dưới 18 tuổi là đối tượng dễ
bị tổn thương. Vì vậy, bảo đảm giữ bí mật cá
nhân cho người dưới 18 tuổi cần được nhấn
mạnh là một nguyên tắc áp dụng trong suốt
quá trình tố tụng và các thông tin dẫn đến
nhận dạng người dưới 18 tuổi là không được
phép công bố. Bổ sung này đồng thời thể
hiện pháp luật Việt Nam tôn trọng các chuẩn
mực quốc tế trong việc bảo đảm quyền riêng
tư của người chưa thành niên trong tất cả các
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
12 Số 8(384) T4/2019
giai đoạn tố tụng, tránh những tổn hại gây
ra do sự công khai hoá quá mức về người bị
buộc tội, người bị hại dưới 18 tuổi.
Như vậy, chúng tôi đề xuất bổ sung
vào Điều 414 Bộ luật TTHS năm 2015
khoản 1a và bổ sung nội dung vào khoản 2
như sau:
Điều 414. Nguyên tắc tiến hành tố tụng
1a. Bảo đảm người dưới 18 tuổi có
quyền bình đẳng với người đủ 18 tuổi về mọi
quyền tố tụng
1.
2. Bảo đảm giữ bí mật cá nhân của
người dưới 18 tuổi trong mọi giai đoạn
của quá trình tố tụng. Không được công bố
những thông tin có thể dẫn đến việc nhận
dạng người bị buộc tội, người bị hại dưới
18 tuổi.
3.
2. Quy định về việc áp dụng biện pháp
ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế bảo đảm
quyền được bảo vệ khỏi bị bắt, giam giữ
tuỳ tiện
Bộ luật TTHS năm 2003 khi quy định
về việc bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người
dưới 18 tuổi đã đưa ra các điều kiện đặc biệt,
khác với các đối tượng đủ 18 tuổi về loại
tội và hình thức lỗi. Ngoài ra còn quy định
về việc phải thông báo ngay cho gia đình,
người đại diện hợp pháp khi bắt, tạm giữ,
tạm giam đối với người dưới 18 tuổi. Quy
định này phần nào thể hiện thái độ của Nhà
nước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế tố
tụng đối với người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên,
các quy định này đặt trong điều kiện kinh tế,
chính trị, xã hội hiện nay đã không còn phù
hợp do chưa thể hiện được sự tương thích
cần thiết với nội dung các Điều ước quốc tế
về quyền con người mà Việt Nam đã tham
gia. Vì vậy, Bộ luật TTHS năm 2015 đã có
nhiều thay đổi trong quy định về việc áp
dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng
chế đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi.
Thứ nhất, nguyên tắc chung xuyên
suốt khi quyết định áp dụng biện pháp cưỡng
chế, biện pháp ngăn chặn thể hiện tại Khoản
1 Điều 419 Bộ luật TTHS năm 2015 là: “Chỉ
áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp áp
giải đối với người bị buộc tội là người dưới
18 tuổi trong trường hợp thật cần thiết. Chỉ
áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với
người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi khi
có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp
giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác
không hiệu quả”.
Nội dung này lần đầu tiên được luật
hoá trong Bộ luật TTHS, phù hợp với
khuyến nghị trong các văn bản pháp lý quốc
tế về quyền con người ghi nhận tại Điều 37
Công ước về Quyền trẻ em năm 1989 như
sau: “Việc bắt, giam giữ hoặc bỏ tù trẻ em
phải được tiến hành phù hợp với pháp luật
và chỉ coi là biện pháp cuối cùng và áp dụng
trong thời hạn thích hợp ngắn nhất”.
Thứ hai, rút ngắn thời hạn tạm giam
và kịp thời huỷ bỏ biện pháp tạm giữ, tạm
giam khi không còn cần thiết, cụ thể: thời
hạn tạm giam đối với người bị buộc tội là
người dưới 18 tuổi bằng hai phần ba thời
hạn tạm giam đối với người đủ 18 tuổi trở
lên quy định tại Bộ luật TTHS. Quy định
này nhằm đẩy nhanh quá trình giải quyết vụ
án, tránh những hậu quả tiêu cực do người bị
buộc tội dưới 18 tuổi bị tách khỏi môi trường
gia đình, gián đoạn việc học hành cũng như
nguy cơ tái phạm do ảnh hưởng xấu bởi phải
tiếp xúc với những người bị giam, giữ khác.
Thứ ba, xác định rõ điều kiện áp dụng
biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn
cấp, tạm giữ, tạm giam. Cụ thể: căn cứ áp
dụng biện pháp giữ người trong trường hợp
khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam vẫn quy
định trên nguyên tắc phù hợp với BLHS
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
13Số 8(384) T4/2019
về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Đó là
trường hợp: người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp,
bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội phạm quy
định tại khoản 2 Điều 12 của BLHS nếu có
căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112,
các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của
Bộ luật TTHS.
Việc áp dụng biện pháp giữ người
trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ,
tạm giam đối với người từ đủ 16 tuổi đến
dưới 18 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp
khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội
nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng,
tội đặc biệt nghiêm trọng nếu có căn cứ quy
định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm
a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật
TTHS (không thay đổi so với Bộ luật TTHS
năm 2003).
Mặc dù, Bộ luật TTHS năm 2015 đưa
ra nguyên tắc hạn chế tạm giữ, tạm giam đối
với người bị buộc tội dưới 18 tuổi nhằm bảo
vệ tối đa nhóm đối tượng này, nhưng để bảo
đảm giải quyết được vụ án hình sự, khoản
4 Điều 419 Bộ luật TTHS quy định: Đối
với bị can, bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18
tuổi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội
nghiêm trọng do vô ý, tội ít nghiêm trọng mà
BLHS quy định hình phạt tù đến 02 năm thì
có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu họ tiếp
tục phạm tội, bỏ trốn và bị bắt theo quyết
định truy nã. Như vậy, nếu so với Bộ luật
TTHS năm 2003 thì quy định này mở rộng
phạm vi được áp dụng biện pháp bắt, tạm
giữ, tạm giam. Việc mở rộng này không trái
với nguyên tắc đã định ra tại khoản 2 Điều
419 và dưới góc độ phòng chống tội phạm,
quy định này bảo đảm giải quyết được vụ
án, từ đó áp dụng các biện pháp chế tài phù
8 Xem các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hiệp quốc về hoạt động tư pháp đối với người vị thành niên, 1985 (Các
quy tắc Bắc Kinh) được thông qua theo Nghị quyết 40/33 ngày 29/11/1985 của Đại hội đồng Liên hiệp quốc.
hợp, giáo dục người phạm tội dưới 18 tuổi
thành người có ích cho xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những thay đổi
tích cực nêu trên, trong quy định của Bộ
luật TTHS năm 2015 vẫn có những thay đổi
chưa phù hợp, chưa thật sự bảo đảm quyền
lợi cho người bị buộc tội dưới 18 tuổi. Đó
là quy định về việc thông báo cho người đại
diện của người bị buộc tội khi áp dụng biện
pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp,
bắt, tạm giữ, tạm giam.
Trong Bộ luật TTHS năm 2003, việc
thông báo được tiến hành “ngay sau khi bắt,
tạm giữ, tạm giam” đối với người dưới 18
tuổi (Điều 303). Quy định này phù hợp với
các quy định tại phần chung của Bộ luật
TTHS năm 2003 (Điều 85, 88) đồng thời
phù hợp với các khuyến nghị quốc tế. Cụ
thể, mục 10.1 Các quy tắc Bắc Kinh quy
định: “Trong những trường hợp bắt giam
người chưa thành niên, cha mẹ hay người
giám hộ người chưa thành niên đó phải
được thông báo ngay về sự bắt giữ đó. Trong
những trường hợp không thể thông báo ngay
thì cha mẹ hay người giám hộ người chưa
thành niên đó phải được thông báo trong
thời gian sớm nhất có thể sau khi bắt giữ”8.
Tuy nhiên, khoản 5 Điều 419 Bộ luật
TTHS năm 2015 lại quy định việc thông báo
cho người đại diện của người bị giữ người
trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm
giam là người dưới 18 tuổi thực hiện “trong
thời hạn 24 giờ” thay vì “thông báo ngay”
như quy định trong Bộ luật TTHS năm 2003.
Trong khi nếu các biện pháp ngăn chặn này
được áp dụng đối với người đủ 18 tuổi thì
theo quy định tại Điều 116, Điều 119 Bộ luật
TTHS năm 2015, cơ quan áp dụng vẫn phải
“thông báo ngay”.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
14 Số 8(384) T4/2019
Như vậy, việc tiến hành thông báo cho
gia đình, người đại diện hợp pháp của người
bị buộc tội dưới 18 tuổi bị áp dụng biện
pháp bắt, tạm giữ, tạm giam theo quy định
tại khoản 5 Điều 419 được tiến hành không
sớm hơn so với thủ tục chung. Quy định này
chưa được bảo đảm với chính các nguyên
tắc tố tụng đã đặt ra trong Điều 414 Bộ luật
TTHS năm 2015.
Vì vậy, chúng tôi đề xuất sửa khoản 5
Điều 420: “Ngay sau khi giữ người trong
trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam,
người ra lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt,
tạm giữ, tạm giam người dưới 18 tuổi phải
thông báo cho người đại diện của họ biết”.
3. Quy định về thủ tục tiến hành một số
hoạt động điều tra, xét xử, bào chữa bảo
đảm quyền về xét xử công bằng trong tố
tụng hình sự của người bị buộc tội dưới
18 tuổi
Trong Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu
của Liên hiệp quốc về hoạt động tư pháp đối
với người vị thành niên (Các quy tắc Bắc
Kinh) quy định: “Các thủ tục tố tụng phải
nhằm bảo đảm những lợi ích cao nhất của
người chưa thành niên và được tiến hành
trong bầu không khí hiểu biết, cho phép
người chưa thành niên được tham gia và tự
do bày tỏ ý kiến9. Đáp ứng các chuẩn mực
quốc tế, Bộ luật TTHS năm 2015 có những
thay đổi cơ bản về thủ tục tố tụng bảo đảm
quyền của người bị buộc tội dưới 18 tuổi.
* Về sự có mặt của đại diện gia đình
Thay đổi lớn trong Bộ luật TTHS năm
2015 là sự có mặt bắt buộc của người bào
chữa hoặc người đại diện khi tiến hành lấy
lời khai, hỏi cung người bị buộc tội dưới 18
9 Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu quyền con người và quyền công dân (2011), Giới thiệu
các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb. Lao động - Xã hội, tr. 774.
tuổi. Bộ luật TTHS năm 2003 chỉ bắt buộc
phải có mặt đại diện gia đình khi lấy lời khai,
hỏi cung người bị tạm giữ, bị can đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành
niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể
chất hoặc trong trường hợp cần thiết khác.
Khoản 1, 2 Điều 421 Bộ luật TTHS năm
2015 quy định: Khi lấy lời khai người bị
giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt,
người bị tạm giữ, hỏi cung bị can là người
dưới 18 tuổi, cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng phải thông báo trước thời gian,
địa điểm lấy lời khai, hỏi cung cho người
bào chữa, người đại diện, người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Việc lấy
lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn
cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, hỏi cung bị can
phải có mặt người bào chữa hoặc người đại
diện của họ.
Thay đổi lớn tiếp theo là sau mỗi lần
lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm
quyền kết thúc thì người bào chữa, người
đại diện có thể hỏi người bị giữ trong trường
hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm
giữ, bị can là người dưới 18 tuổi. Ngoài giữ
nguyên quyền được hỏi người bị bắt, người
bị tạm giữ, bị can khi được Điều tra viên,
Kiểm sát viên đồng ý, việc bổ sung quyền
này cho người bào chữa, người đại diện bảo
đảm sự tiếp xúc và trao đổi trực tiếp để hỗ
trợ về tâm lý cũng như nắm bắt được đúng ý
kiến hoặc nhu cầu hợp pháp của đối tượng,
từ đó đưa ra yêu cầu, kiến nghị với các cơ
quan có thẩm quyền. Bởi lẽ cùng một nội
dung cần phải lấy thông tin nhưng khi trình
bày, người dưới 18 tuổi có thể khai nội dung
với cán bộ đang lấy lời khai khác với nội
dung họ trình bày với người bào chữa hay
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
15Số 8(384) T4/2019
đại diện của họ. Quy định mới bổ sung này
sẽ góp phần hạn chế oan, sai trong giải quyết
các vụ án có người bị buộc tội dưới 18.
Đặc biệt, Bộ luật TTHS năm 2015 giới
hạn thời gian hỏi cung bị can là người dưới
18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và
mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp:
Phạm tội có tổ chức; Để truy bắt người phạm
tội khác đang bỏ trốn; Ngăn chặn người khác
phạm tội; Để truy tìm công cụ, phương tiện
phạm tội hoặc vật chứng khác của vụ án; Vụ
án có nhiều tình tiết phức tạp. Quy định này
nhằm bảo đảm sức khoẻ, phù hợp với thể
trạng và tâm lý lứa tuổi của người bị buộc
tội dưới 18 tuổi.
* Về bảo đảm thực hiện quyền bào
chữa cho người bị buộc tội dưới 18 tuổi
Bộ luật TTHS năm 2015 giữ nguyên
quy định cơ quan có thẩm quyền tiến hành
tố tụng phải chỉ định người bào chữa trong
trường hợp nếu người bị buộc tội dưới 18
tuổi, người đại diện hoặc người thân thích
của họ không mời người bào chữa cho họ
(Điều 76 và Điều 421). Đồng thời quy định
bắt buộc phải có người bào chữa, người đại
diện, người bảo vệ quyền lợi khi tham gia tố
tụng để bảo đảm tính minh bạch, tạo tâm lý
an tâm cho người bị buộc tội dưới 18 tuổi.
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, các quy
định hiện nay liên quan đến bảo đảm quyền
bào chữa của người bị buộc tội dưới 18 tuổi
có những nội dung chưa thật sự phù hợp với
nguyên tắc mà Bộ luật TTHS đã ghi nhận tại
khoản 4 Điều 414. Có thể diễn giải sự thiếu
phù hợp này như sau:
Thứ nhất, khoản 1 Điều 77 Bộ luật
TTHS quy định: “Những người sau đây có
10 Nguyễn Hải Ninh (2009), Hoàn thiện quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo chưa
thành niên, Tạp chí Luật học (11), tr 42.
quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người
bào chữa: Người bị buộc tội; Người đại diện
của người bị buộc tội; Người thân thích của
người bị buộc tội. Mọi trường hợp thay đổi
hoặc từ chối người bào chữa đều phải có sự
đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên
bản đưa vào hồ sơ vụ án, trừ trường hợp quy
định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật
TTHS”. Như vậy có thể hiểu, khi người đại
diện của người bị buộc tội dưới 18 tuổi, người
thân thích của người bị buộc tội dưới 18 tuổi
từ chối hoặc thay đổi người bào chữa không
cần có sự đồng ý của người bị buộc tội.
Thứ hai, khoản 3 Điều 77 Bộ luật
TTHS năm 2015 quy định: Trường hợp từ
chối người bào chữa thì cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng lập biên bản về việc
từ chối người bào chữa của người bị buộc
tội hoặc người đại diện, người thân thích của
người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản
1 Điều 76 Bộ luật TTHS và chấm dứt việc
chỉ định người bào chữa.
Với hai nội dung trên, có thể hiểu việc
bào chữa chỉ định chấm dứt khi chỉ cần có
việc từ chối của một trong hai chủ thể: người
bị buộc tội dưới 18 tuổi hoặc người đại diện,
người thân thích của họ. Trong khi có nghiên
cứu chỉ ra rằng, không phải mọi trường hợp
người đại diện, người thân thích của người
bị buộc tội dưới 18 tuổi đều bảo vệ lợi ích
cho người bị buộc tội10. Vì vậy, việc chấm
dứt bào chữa chỉ định trong trường hợp chỉ
cần người đại diện, người thân thích của
người bị buộc tội dưới 18 tuổi yêu cầu chấm
dứt là không thực sự bảo vệ quyền bào chữa
của người bị buộc tội dưới 18 tuổi.
Thứ ba, khoản 2 Điều 291 quy định:
Trường hợp chỉ định người bào chữa quy
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
16 Số 8(384) T4/2019
định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật TTHS
mà người bào chữa vắng mặt thì Hội đồng
xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp
bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng
ý xét xử vắng mặt người bào chữa. Như vậy
việc xét xử vắng mặt người bào chữa có thể
sẽ không cần sự đồng ý của bị cáo dưới 18
tuổi mà chỉ cần sự đồng ý của người đại diện
của bị cáo. Cũng như hai quy định trên, quy
định này không bảo đảm quyền được có
luật sư bào chữa - một trong những quyền
con người cơ bản của người bị buộc tội nói
chung, người bị buộc tội dưới 18 tuổi nói
riêng ghi nhận trong các văn kiện quốc tế về
quyền con người.
Như đã phân tích ở trên, quyền của
người bào chữa, người đại diện không làm
mất đi quyền năng pháp lý của người bị
buộc tội dưới 18 tuổi, việc quy định các chủ
thể này tham gia tố tụng chỉ có tính chất “bổ
sung, hỗ trợ”, chứ không phải “thay thế”
quyền của người bị buộc tội. Vì vậy, theo
chúng tôi, để bảo đảm quyền của người bị
buộc tội dưới 18 tuổi, pháp luật cần tôn trọng
ý kiến cá nhân (có tính độc lập) của họ và vì
vậy, trong các trường hợp từ chối, thay đổi
người bào chữa hoặc quyết định đồng ý xét
xử vắng mặt người bào chữa đều phải có sự
đồng ý của người bị buộc tội dưới 18 tuổi.
Nếu chỉ có sự đồng ý của người đại diện
của người bị buộc tội dưới 18 tuổi thì việc
thay đổi, từ chối hay đồng ý xét xử vắng mặt
người bào chữa sẽ không được chấp nhận.
Vấn đề này đã từng được hướng dẫn và thực
thi trong thời gian Bộ luật TTHS năm 2003
có hiệu lực pháp luật do có cách hiểu không
thống nhất về việc từ chối người bào chữa
cần có ý kiến đồng ý của cả người bị buộc
11 Xem Mục II. Về việc bào chữa của bị can, bị cáo, Nghị quyết số 03/2004/NQ- HĐTP TANDTC ngày 02/10/2004 hướng
dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật TTHS năm 2003.
tội dưới 18 tuổi và người đại diện của họ hay
chỉ cần một trong hai11.
“Bảo đảm lợi ích tốt nhất” và “Tôn
trọng quyền được tham gia, trình bày ý
kiến” của người dưới 18 tuổi là các nguyên
tắc được ghi nhận trong Điều 414 Bộ luật
TTHS năm 2015. Các quy định khác trong
Bộ luật TTHS đều được xây dựng trên cơ sở
tôn trọng các nguyên tắc này. Vì vậy, chúng
tôi đề xuất sửa đổi các quy định tại Điều 77
và Điều 291 như sau:
Điều 77 Khoản 1: Bỏ đoạn “trừ trường
hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của
Bộ luật này” và giữ nguyên nội dung “Mọi
trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào
chữa đều phải có sự đồng ý của người bị
buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ
sơ vụ án.”
Điều 77 Khoản 3: thay từ “hoặc”
bằng từ “và”
“Trường hợp từ chối người bào chữa thì
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lập
biên bản về việc từ chối người bào chữa của
người bị buộc tội và người đại diện, người
thân thích của người bị buộc tội quy định tại
điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này và
chấm dứt việc chỉ định người bào chữa.”
Điều 291 Khoản 2: thay từ “hoặc”
bằng từ “và”
“Trường hợp chỉ định người bào chữa
quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật
này mà người bào chữa vắng mặt thì Hội
đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường
hợp bị cáo và người đại diện của bị cáo đồng
ý xét xử vắng mặt người bào chữa”
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
17Số 8(384) T4/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phap_luat_to_tung_hinh_su_voi_viec_bao_dam_quyen_con_nguoi_c.pdf