Pháp luật và thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tế của Liên Bang Nga và những nội dung Việt Nam có thể tham khảo

Luật ĐƯQT 2016 của Việt Nam quy định về việc phản đối bảo lưu cũng như các thẩm quyền, trình tự thủ tục đưa ra phản đối bảo lưu từ Điều 48 đến Điều 51. Tuy nhiên, trên thực tế, khi đưa ra một tuyên bố phản đối bảo lưu với một bảo lưu của quốc gia khác, cần cân nhắc/lưu ý một số khía cạnh sau: - Khía cạnh pháp lý: (1) sự phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước; (2) các trường hợp mà ĐƯQT cấm hoặc hạn chế bảo lưu; (3) các quy định có liên quan khác của điều ước về bảo lưu (quy trình, thủ tục ) - Khía cạnh chính trị: (1) quan điểm lập trường của các quốc gia thành viên (thể hiện qua các tuyên bố bảo lưu, chấp thuận hay phản đối bảo lưu đã được các quốc gia đưa ra); (2) mức độ tác động của tuyên bố bảo lưu trong mối quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên - Các khía cạnh khác: (1) tính hợp hiến, hợp pháp với pháp luật Việt Nam; (2) mức độ đảm bảo lợi ích của Việt Nam; (3) tính khả thi trong thực tiễn thực hiện Các phản đối bảo lưu (nếu có) của Việt Nam cũng không nên ở mức độ quá gay gắt (phản đối bảo lưu đồng thời phản đối quan hệ điều ước với quốc gia đưa ra bảo lưu) mà chỉ nên dừng ở mức không chấp nhận điều khoản bảo lưu trong mối quan hệ giữa hai bên, còn các điều khoản khác thì hai bên thực hiện bình thường. Đây cũng là mức độ phản đối mà đa số các quốc gia đưa ra trong thực tiễn. Đồng thời, các cơ quan có chức năng của Việt Nam cần theo dõi sát sao các tuyên bố bảo lưu của các quốc gia thành viên để có các chấp thuận hay phản đối bảo lưu kịp thời và phù hợp, vì nếu sau 12 tháng kể từ khi các quốc gia đó đưa ra bảo lưu mà chúng ta không có ý kiến gì thì coi như là chấp thuận tuyên bố bảo lưu đó

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp luật và thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tế của Liên Bang Nga và những nội dung Việt Nam có thể tham khảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt: Bảo lưu điều ước quốc tế là một thực tiễn pháp lý được các nước, trong đó có Liên bang Nga, sử dụng trong hoạt động phê chuẩn điều ước quốc tế. Thông qua việc phân tích các quy định của pháp luật Liên bang Nga và thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật về bảo lưu điều ước quốc tế, Việt Nam có thể tham khảo một số nội dung từ các quy định của pháp luật Liên bang Nga. Trần Thị Thu Thủy* * ThS. Khoa Pháp luật Quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội Abstract Reservations of the international treaties are a legal practice applied by several countries, including the Russian Federation, in the ratification of the international treaties. By analyzing the provisions of the law of the Russian Federation and the practical implementation of the provisions of the law on the reservation of the international treaties, Vietnam may refer to a number of contents from the provisions of the legal regulations of the Russian Federation. Thông tin bài viết: Từ khóa: bảo lưu điều ước quốc tế, Liên bang Nga, Việt Nam, Hiến pháp, luật điều ước quốc tế Lịch sử bài viết: Nhận bài : 07/04/2018 Biên tập : 18/04/2018 Duyệt bài : 25/04/2018 Article Infomation: Keywords: reservation of the international treaties; Russian Federation; Vietnam; Constitution; international treaties Article History: Received : 07 Apr. 2018 Edited : 18 Apr. 2018 Approved : 25 Apr. 2018 PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN BẢO LƯU ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CỦA LIÊN BANG NGA VÀ NHỮNG NỘI DUNG VIỆT NAM CÓ THỂ THAM KHẢO Bảo lưu là một chế định gắn liền với luật điều ước quốc tế (ĐƯQT), theo đó, đây là một tuyên bố đơn phương của một quốc gia, bất kể cách viết hay tên gọi như thế nào, đưa ra khi ký, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập ĐƯQT, qua đó nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực của một hoặc một số điều khoản của điều ước trong việc 1 Điều 2, khoản 1, mục a Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước Quốc tế ký kết giữa các quốc gia áp dụng đối với quốc gia đó1. Mục đích chính của bảo lưu là “giải thoát” cho bên ký kết khỏi những nghĩa vụ thực thi một số điều khoản mà điều ước đặt ra, từ đó tạo điều kiện tối đa để các quốc gia tham gia vào các ĐƯQT. Các quốc gia thường có những quy định khác nhau về bảo lưu ĐƯQT, tuy nhiên, về cơ bản đều phù hợp với quy định KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 57Số 9(361) T5/2018 của pháp luật quốc tế về vấn đề này. Thực tiễn thực hiện vấn đề này của các quốc gia cũng rất đa dạng, phù hợp với mục đích của từng quốc gia khi tham gia vào các ĐƯQT. 1. Pháp luật và thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tế của Liên bang Nga a. Thẩm quyền ký kết ĐƯQT trong pháp luật Liên bang Nga Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993 (thay thế cho Hiến pháp Liên bang Xô viết năm 1978) được thông qua bởi một cuộc trưng cầu ý dân ngày 12/12/1993, có hiệu lực ngày 25/12/1993. Hiến pháp năm 1993 thiết lập thể chế Tổng thống/Nghị viện với quyền lực mạnh mẽ được trao cho Tổng thống. Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước, do nhân dân trực tiếp bầu ra, nhiệm kỳ bốn năm. Tổng thống bổ nhiệm hoặc cách chức Thủ tướng Chính phủ (với sự đồng ý của Viện Duma2). Theo đề nghị của Thủ tướng, Tổng thống bổ nhiệm và miễn nhiệm các Phó Thủ tướng và Bộ trưởng liên bang. Nghị viện liên bang ở Nga bao gồm hai viện là: Thượng viện gọi là Hội đồng liên bang (the Soviet of the Federation), Hạ viện gọi là Viện Duma (the State Duma). Cơ quan hành pháp - Chính phủ Nga bao gồm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng liên bang. Hệ thống tư pháp của Nga bao gồm các tòa án: Tòa án Hiến pháp Liên bang Nga; các tòa án thẩm quyền chung liên bang, đứng đầu là Tòa án tối cao Liên bang Nga; các tòa án thương mại liên bang, đứng đầu là Tòa án thương mại tối cao Liên bang Nga. Những vấn đề liên quan đến các thủ tục ký kết, chấm dứt các ĐƯQT của Liên bang Nga được điều chỉnh bởi Hiến pháp năm 1993; Luật liên bang về ĐƯQT ngày 16/6/1995 (sau đây gọi là Luật năm 1995); Công ước Viên 1969 về Luật ĐƯQT 2 Viện Duma là Hạ viện của Nga, bao gồm 450 đại biểu được bầu với thời hạn 5 năm trên cơ sở các đảng phái chính trị và chỉ các đảng nào trong cuộc đua vào Viện Duma giành trên 7% số phiếu cử tri tham gia bỏ phiếu thì mới có đại diện của đảng mình trong Viện Duma. Viện Duma có thẩm quyền: giám sát và quyết định các vấn đề của Chính phủ; đồng ý hoặc không đồng ý cơ cấu tổ chức của Chính phủ; bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm Thống đốc ngân hàng Trung ương; công bố Lệnh ân xá; Luận tội Tổng thống 3 Điều 3 Luật liên bang về ĐƯQT của Liên bang Nga năm 1995 4 Điều 7, Điều 17, Điều 18 Luật liên bang về ĐƯQT của Liên bang Nga năm 1995. Việc ký kết các ĐƯQT ở Nga thuộc về cơ quan hành pháp (Chính phủ), tuy nhiên cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp được Hiến pháp trao quyền tham gia vào một số hoạt động liên quan đến ĐƯQT với những điều kiện nhất định. Luật năm 1995 đã thiết lập một hệ thống cấp bậc các ĐƯQT do Liên bang Nga ký kết. Các ĐƯQT với danh nghĩa liên bang (interstate treaties), điều ước với danh nghĩa chính phủ (intergovernmental treaties) và điều ước với danh nghĩa cấp bộ liên ngành (interdepartmental treaties). Dù có những khác biệt, nhưng tất cả những văn kiện này đều là các ĐƯQT và Liên bang Nga chịu trách nhiệm về việc thực hiện nó3. Bất kể là cấp nào đại diện cho quốc gia ký kết ĐƯQT thì các ĐƯQT này đều bình đẳng và có hiệu lực pháp luật. Việc phân cấp ĐƯQT này có tầm quan trọng pháp lý nhất định. Các ĐƯQT song phương được ký kết ở mức cao nhất với Liên bang Nga sẽ được ưu tiên hơn các ĐƯQT do cùng một quốc gia ký với Liên bang Nga ở cấp thấp hơn. Tuy nhiên, nguyên tắc phân cấp này không mở rộng với các ĐƯQT đa phương. Luật năm 1995 quy định rõ sự phân cấp thẩm quyền giữa các cơ quan. Theo đó, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo cho Nghị viện liên bang về việc tham gia các ĐƯQT với danh nghĩa liên bang và danh nghĩa chính phủ. Theo yêu cầu của Nghị viện liên bang, Chính phủ sẽ đảm bảo việc cung cấp thông tin về các ĐƯQT đang được chuẩn bị ký kết. Thẩm quyền quyết định đàm phán, ký ĐƯQT thuộc về Tổng thống hoặc Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng liên bang, tùy tầm quan trọng và danh nghĩa ký ĐƯQT. Thẩm quyền quyết định phê chuẩn ĐƯQT thuộc về Viện Duma và Tổng thống Liên bang Nga4 KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 58 Số 9(361) T5/2018 b. Những quy định về bảo lưu ĐƯQT trong pháp luật Liên bang Nga Điều 19 Công ước Viên 1969 về Luật ĐƯQT và Điều 25 Luật năm 1995 quy định về bảo lưu như sau: 1. Khi ký, phê chuẩn, phê duyệt, thông qua hoặc gia nhập các ĐƯQT, Liên bang Nga có thể đưa ra bảo lưu một số điều khoản của ĐƯQT với điều kiện là tuân thủ các điều kiện của ĐƯQT và các quy tắc có liên quan của luật quốc tế; 2. Bảo lưu có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào (trừ trường hợp ĐƯQT của Liên bang Nga có quy định khác) theo thủ tục tương tự mà bảo lưu được đưa ra; 3. Việc các quốc gia khác chấp thuận hoặc phản đối bảo lưu ĐƯQT của Liên bang Nga phải được tiến hành phù hợp với các điều kiện của ĐƯQT đó và các quy tắc của luật quốc tế về chấp thuận hoặc phản đối bảo lưu. Các đề xuất cho việc chấp thuận hoặc phản đối bảo lưu sẽ được thực hiện dưới hình thức luật liên bang, thủ tục tuân thủ theo quy định tại Điều 16 của Luật liên bang hiện hành, và trong các trường hợp khác thì theo Điều 9 của Luật liên bang hiện hành. Như vậy, theo quy định của pháp luật Liên bang Nga, việc bảo lưu khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập ĐƯQT có thể được thực hiện với hai điều kiện: tuân thủ các quy định của ĐƯQT đó và tuân thủ các quy định tương ứng của pháp luật quốc tế. Việc tuân thủ các quy định của ĐƯQT đó có nghĩa là không thể thực hiện việc bảo lưu nếu ĐƯQT đó cấm bảo lưu hoặc hạn chế bảo lưu với những vấn đề nhất định. Đối với các quy định của pháp luật quốc tế, tối thiểu, bảo lưu không được trái với các nguyên tắc, mục đích của ĐƯQT hoặc với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Các văn bản điều tra của Nga đã khuyến cáo rằng một bảo lưu không thể được đưa ra bởi một cơ quan của Nhà nước một cách độc lập mà không có sự 5 Ducan B.Hollis, Merritt R.Blakeslee, L.Benjamin Ederington, National treaty law and practice, Chapter fifteen: “Russia”, W.E.Butler; Martinus Nijhoff Publishers, Leiden, Boston, 2005 6 https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=III-3&chapter=3&clang=_en#EndDec truy cập ngày 3/3/2018 phối hợp với các cơ quan khác5. Dựa trên cách tiếp cận này, một ĐƯQT cần phải phê chuẩn, thì một bảo lưu sẽ được đưa ra theo quy định của Luật liên bang liên quan đến việc phê chuẩn ĐƯQT đó, sau đó phải được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền khác của Nhà nước. Việc bảo lưu theo nghĩa rộng đã được Liên bang Nga xây dựng đối với các ĐƯQT song phương, đặc biệt là trong quan hệ với Ukraine. Chính sách bảo lưu của các quốc gia trong khối Thịnh vượng chung các quốc gia độc lập (the Commonwealth of Independent States - CIS), bao gồm cả Nga, đã được Tòa kinh tế của CIS xem xét một cách đặc biệt, và tuyên bố rằng một số bảo lưu là bất hợp pháp. Luật năm 1995, trên cơ sở tuân thủ theo Công ước Viên 1969 về luật ĐƯQT, quy định những bảo lưu đó có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào theo đúng thủ tục mà nó được đưa ra. Cơ quan thay mặt cho Liên bang Nga thông qua quyết định ràng buộc với ĐƯQT có quyền chấp nhận hoặc phản đối một bảo lưu của một quốc gia khác tham gia ký kết ĐƯQT đó theo những điều kiện của ĐƯQT hoặc các quy định của luật quốc tế. Các đề xuất liên quan đến việc chấp thuận hay phản đối bảo lưu được thực hiện theo quy định của Điều 16 hoặc Điều 9 Luật năm 1995. c. Thực tiễn bảo lưu ĐƯQT của Liên bang Nga trong một số lĩnh vực Khi tham gia Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao, liên quan đến Khoản 1 Điều 11 của Công ước, Liên bang Nga (thời điểm đó là Liên bang Xô viết) đã đưa ra bảo lưu như sau: “Theo nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết cho rằng, bất kỳ sự khác biệt nào về quan điểm quy mô của sứ mệnh ngoại giao phải được giải quyết trên cơ sở sự thỏa thuận giữa Nước cử và Nước tiếp nhận”6. Khoản 1 Điều 11 Công ước Viên 1961 đề cập đến việc, khi không KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 59Số 9(361) T5/2018 có sự thỏa thuận giữa Nước cử và nước tiếp nhận về số lượng thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao thì Nước tiếp nhận có thể căn cứ vào các yếu tố khác nhau để đưa ra con số hợp lý. Tuy nhiên, Nga đã đưa ra yêu cầu bảo lưu theo hướng sửa đổi điều khoản này và cho rằng việc này phải theo sự thỏa thuận của hai bên. Bảo lưu này của Nga là hoàn toàn hợp pháp, vì Nga dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật quốc tế (nhất là một trong các nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia), đồng thời bảo lưu này cũng không làm ảnh hưởng đến mục đích, đối tượng của Công ước Viên 1961. Bảo lưu này của Liên bang Nga cũng không nhận phải bất kỳ sự phản đối nào từ các quốc gia thành viên khác của Công ước. Giống với một số quốc gia khác, đối với các ĐƯQT đưa ra thủ tục giải quyết tranh chấp cụ thể, Liên bang Nga cũng thường đưa ra bảo lưu đối với những điều khoản này để bảo đảm tối đa lợi ích của mình khi tham gia vào các vụ tranh chấp. Khi trở thành thành viên của Công ước về quyền ưu đãi và miễn trừ cho Liên hiệp quốc năm 1946, Liên bang Nga (thời điểm đó là Liên bang Xô viết) đã đưa ra tuyên bố bảo lưu như sau: “Liên bang Xô viết không xem như mình bị ràng buộc bởi Điều 30 của Công ước nhằm xem xét thẩm quyền bắt buộc của Tòa án quốc tế, và liên quan đến thẩm quyền của Tòa án quốc tế trong những khác biệt phát sinh từ việc giải thích, áp dụng Công ước; Liên bang Xô viết sẽ tuân thủ lập trường rằng, đối với một tranh chấp cụ thể để đưa ra giải quyết tại Tòa án quốc tế, trong mỗi trường hợp cụ thể phải có sự đồng ý của tất cả các bên trong tranh chấp. Việc bảo lưu này cũng tương tự như quy định trong phần liên quan đến ý kiến tư vấn của Tòa án quốc tế”7. Liên bang Nga cũng đưa ra bảo lưu tương tự như vậy khi 7 https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=III-1&chapter=3&clang=_en#EndDec truy cập ngày 3/3/2018 8 https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=III-2&chapter=3&clang=_en#EndDec truy cập ngày 3/3/2018 9 https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=X-10&chapter=10&clang=_en truy cập ngày 3/3/2018 tham gia vào Công ước về các quyền ưu đãi và miễn trừ của các cơ quan chuyên môn năm 1947, Liên bang Nga sẽ không chấp nhận thẩm quyền đương nhiên của Tòa án công lý quốc tế với những tranh chấp phát sinh giữa Nga với các quốc gia thành viên của Công ước, mà chỉ chấp nhận đệ trình vụ việc này ra Tòa khi tất cả các bên chấp nhận đưa vụ việc ra Tòa8. Thông thường các bảo lưu về thủ tục giải quyết tranh chấp hiếm khi gặp phải sự phản đối từ các quốc gia thành viên khác của Công ước. Khi tham gia Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế, dựa trên quy định của Điều 12 và Điều 96 Công ước, Liên bang Nga đưa ra tuyên bố bảo lưu đối với Điều 11, Điều 29 và Phần II Công ước. Công ước Viên năm 1980 cho phép các quốc gia thực hiện một số bảo lưu và tuyên bố bảo lưu của Nga trong phạm vi được Công ước cho phép. Nội dung tuyên bố bảo lưu của Nga như sau: “Bất kỳ quy định nào của Điều 11, Điều 29, hoặc Phần II của Công ước cho phép một hợp đồng mua bán hoặc sự sửa đổi hoặc huỷ bỏ trên cơ sở thoả thuận hoặc bất kỳ một sự chào hàng, chấp nhận chào hàng, hoặc ý định khác được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào khác ngoài bằng văn bản, không được áp dụng nếu một bên có địa điểm kinh doanh tại Liên bang Nga”9. Bảo lưu của Nga liên quan đến hình thức của hợp đồng. Theo đó, hợp đồng cũng như những vấn đề liên quan đến hợp đồng (sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, chào hàng, chấp nhận chào hàng) phải được lập thành văn bản nếu như bất kỳ bên nào trong hợp đồng có địa điểm kinh doanh tại Liên bang Nga. d. Phản ứng của Liên bang Nga với bảo lưu ĐƯQT của các quốc gia khác Là một thành viên của Công ước Viên 1961 về quan hệ lãnh sự, Liên bang Nga (thời điểm đó là Liên bang Xô viết) đã đưa KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 60 Số 9(361) T5/2018 ra hàng loạt các tuyên bố phản đối với các tuyên bố bảo lưu của các quốc gia khác, trong đó lý do Liên bang Xô viết phản đối là do việc bảo lưu của các quốc gia đó trái với các quy định của Công ước, hoặc bảo lưu không phù hợp với đối tượng, mục đích của Công ước. Cụ thể, với tuyên bố bảo lưu của Chính phủ các nước Bahrain, Chủ nghĩa xã hội nhân dân Libyan Ả rập Jamahiriya, Vương quốc Ả rập Xê-út về Điều 27 khoản 310, Liên bang Xô viết phản đối rằng “Việc bảo lưu này là trái với nguyên tắc về khả năng bất khả xâm phạm của túi ngoại giao được ghi nhận trong thực tiễn quốc tế và do đó không thể chấp thuận được”. Ngoài ra, Chính phủ Liên bang Xô viết cũng không thừa nhận bảo lưu của Chính phủ Qatar đối với khoản 3 Điều 27 và khoản 2 Điều 37 của Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao, Liên bang Xô viết cho rằng bảo lưu này là bất hợp pháp vì nó mâu thuẫn với mục đích của Công ước. Tương tự, Liên bang Xô viết không thừa nhận tính hợp pháp của tuyên bố bảo lưu của Chính phủ Yemen với các Điều 27, 36, 37 của Công ước Viên 1961 vì những bảo lưu này mâu thuẫn với mục đích của Công ước11. Như vậy, có thể thấy rằng, khi đưa ra tuyên bố phản đối bảo lưu, Liên bang Nga đã chỉ ra rất rõ lý do vì sao phản đối, và thường Liên bang Nga sẽ phản đối khi bảo lưu của các quốc gia không phù hợp với mục đích, đối tượng của ĐƯQT đó. 2. Một số nội dung Việt Nam có thể tham khảo a. Thẩm quyền bảo lưu ĐƯQT Thẩm quyền bảo lưu ĐƯQT được quy định gắn với thẩm quyền ký kết ĐƯQT, đặc biệt là thẩm quyền tiến hành các hành vi ràng buộc của quốc gia đối với ĐƯQT. Do vậy, 10 Nội dung của khoản 3 Điều 27 Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao: “Túi ngoại giao không thể bị mở hoặc giữ lại”. 11 https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=III-3&chapter=3&clang=_en truy cập ngày 2/3/2018 12 Điều 15 Luật ĐƯQT 2016 về Thẩm quyền, nội dung quyết định ký ĐƯQT. 13 Điều 29 Luật ĐƯQT 2016 về Thẩm quyền phê chuẩn, nội dung văn bản phê chuẩn ĐƯQT. 14 Điều 38 Luật ĐƯQT 2016 về Thẩm quyền phê duyệt, nội dung văn bản phê duyệt ĐƯQT. việc quy định cơ quan có thẩm quyền bảo lưu ĐƯQT chính là cơ quan có thẩm quyền đại diện quốc gia tiến hành các hành vi ký, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước là hoàn toàn phù hợp. Thẩm quyền bảo lưu ĐƯQT được trao cho hoặc nguyên thủ quốc gia (Tổng thống, Thủ tướng...) hoặc cơ quan lập pháp (Nghị viện, Quốc hội...), hoặc cơ quan hành pháp (Chính phủ). Tuy nhiên, thẩm quyền chủ yếu thuộc về cơ quan nào lại tuỳ thuộc vào cách thức tổ chức bộ máy nhà nước và việc phân chia quyền lực giữa các cơ quan. Đối với Việt Nam, thẩm quyền này được quy định tại Điều 47 Luật ĐƯQT năm 2016, theo đó “Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập ĐƯQT có quyền quyết định việc bảo lưu của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đối với ĐƯQT đó”. Theo quy định tại Điều 1512, Điều 2913, Điều 3814 của Luật này, cơ quan có thẩm quyền đưa ra tuyên bố bảo lưu gồm Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ; đồng thời những cơ quan này sẽ có thẩm quyền tuyên bố rút bảo lưu hoặc rút tuyên bố phản đối bảo lưu. Việt Nam quy định như vậy là phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế và cũng khá rõ ràng, tránh sự chồng chéo về thẩm quyền khi thực hiện trên thực tế. b. Nội dung bảo lưu ĐƯQT Trong bối cảnh kinh tế hội nhập như hiện nay, nhu cầu tham gia các ĐƯQT của các quốc gia ngày càng tăng, và quan điểm của mỗi quốc gia cũng có sự khác nhau, vì vậy, vấn đề bảo lưu cũng theo đó mà khẳng định tầm quan trọng. Nhiều điều ước đã có những quy định rất cụ thể và chi tiết về vấn đề bảo lưu, có thể là "cấm" (như Công ước Luật biển 1982), có thể là cho phép bảo lưu (như Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 61Số 9(361) T5/2018 giao, Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế...). Từ thực tiễn quan hệ quốc tế, một số điều khoản mà các quốc gia thường đưa ra tuyên bố bảo lưu về các nội dung như: - Bảo lưu quy định về việc hạn chế sự tham gia của một số quốc gia vào ĐƯQT. Có thể thấy ngay như Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965, Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao... quy định các quốc gia không phải là thành viên của Liên hiệp quốc hoặc không thỏa mãn các điều kiện của điều ước thì không được tham gia điều ước. Nhiều quốc gia đã đưa ra bảo lưu điều khoản này vì nó mang tính chất phân biệt, thiếu bình đẳng. Việt Nam cũng thường đưa ra tuyên bố bảo lưu những điều khoản liên quan đến nội dung này khi tham gia vào các ĐƯQT, ví dụ như: các ĐƯQT trong lĩnh vực ngoại giao, lãnh sự; các ĐƯQT về quyền con người Việt Nam đưa ra quan điểm rằng, việc quy định hạn chế một số quốc gia tham gia vào ĐƯQT là không phù hợp với nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia. - Bảo lưu quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp: Trên thực tế, đây là điều khoản mà các quốc gia thường hay bảo lưu nhất. Điều này xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, nguyên tắc hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế. Thực tiễn bảo lưu ĐƯQT của Liên bang Nga và rất nhiều quốc gia khác liên quan đến các quy định của Công ước Viên 1969 về luật ĐƯQT, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc 1965, Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng 1948... Việt Nam cũng thường đưa ra các tuyên bố bảo lưu liên quan đến các điều khoản quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp. Với việc đưa ra bảo lưu này, Việt Nam nhằm đảm bảo tính chủ động để lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp với từng tranh chấp mà Việt Nam là một bên trong tranh chấp. - Bảo lưu quy định chưa phù hợp với các nguyên tắc của pháp luật quốc gia. Với Việt Nam, trước khi trở thành thành viên của ĐƯQT, Việt Nam luôn thực hiện các hoạt động thẩm tra, rà soát các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam có tương thích với nhau không; nếu chưa tương thích thì có thể sửa đổi pháp luật quốc gia theo hướng phù hợp với luật quốc tế được hay không. Hiện nay, Việt Nam chưa có những bảo lưu mà lý do là các quy định của ĐƯQT chưa phù hợp với pháp luật quốc gia, tuy nhiên, trong tương lai chúng ta cũng cần lưu ý tới tình huống này, vì khi đưa ra bảo lưu loại này thường sẽ gặp phải sự phản đối từ các quốc gia khác do không tuân thủ nguyên tắc Pacta Sunt Servanda. Ngoài những nội dung trên, Việt Nam cũng cần lưu ý khi đưa ra tuyên bố bảo lưu phải cân nhắc đến tính phù hợp của bảo lưu với đối tượng và mục đích của ĐƯQT. Qua thực tiễn của các quốc gia cũng có thể thấy rằng, bảo lưu là quyền của quốc gia, tuy nhiên nó phải được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế. Nội dung của tuyên bố bảo lưu, về nguyên tắc, chỉ được coi là hợp pháp nếu nó không thuộc các trường hợp ĐƯQT không cho phép bảo lưu (ĐƯQT cấm hoàn toàn bảo lưu, hay chỉ cho phép bảo lưu một phần) và bảo lưu phải phù hợp với đối tượng, mục đích của ĐƯQT. Những bảo lưu đi ngược lại với đối tượng, mục đích của ĐƯQT có thể sẽ bị phản đối từ các quốc gia thành viên hoặc sẽ gặp vướng mắc khi giải quyết tranh chấp tại các cơ quan tài phán quốc tế. Liên quan đến quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về nội dung bảo lưu, Luật ĐƯQT năm 2016 mới chỉ có quy định mang tính thủ tục mà chưa đề cập đến việc kiểm soát nội dung bảo lưu. Các thủ tục kiểm tra của Bộ Ngoại giao, thẩm định của Bộ Tư pháp, thẩm tra của các Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội chỉ tập trung vào nội dung ĐƯQT có đảm bảo tính hợp hiến, sự phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam mà chưa đặt vấn đề kiểm tra, thẩm định, thẩm tra nội dung bảo lưu. Nội dung bảo lưu phải là một trong những vấn đề cần xem xét kỹ trước khi Việt Nam quyết định trở thành thành viên của một ĐƯQT mà Việt Nam có bảo lưu. Do đó, cần nghiên cứu, bổ KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 62 Số 9(361) T5/2018 sung các vấn đề này trong quy định của Luật ĐƯQT năm 2016. c. Phản đối bảo lưu ĐƯQT Các phản đối bảo lưu một phần dựa trên các quy định của Công ước Viên năm 1969 về luật ĐƯQT, một phần cũng trên quan điểm, cách nhìn nhận của quốc gia đối với các vấn đề mà quốc gia thành viên bảo lưu. Có những tuyên bố bảo lưu với nội dung tương tự nhưng nếu đưa ra ở ĐƯQT này không vấp phải sự phản đối nhưng với ĐƯQT khác lại bị phản đối khá quyết liệt. Ví dụ, tuyên bố bảo lưu Điều 9 Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp về giải thích và áp dụng ĐƯQT của Ấn Độ, Hoa Kỳ đã gặp phải sự phản đối của Hà Lan và Liên hiệp Vương quốc Anh & Bắc Ai-len. Nhưng cũng nội dung tương tự bảo lưu đó của Hoa Kỳ đối với Điều 30 khoản 1 Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm năm 1984 lại không bị các quốc gia này phản đối. Khi tiến hành phản đối bảo lưu của quốc gia thành viên khác, quốc gia đưa ra phản đối, dựa trên các quy định của Công ước Viên năm 1969, cũng nêu lên hệ quả pháp lý của hành vi phản đối. Trong đa số trường hợp, phản đối bảo lưu không làm chấm dứt quan hệ với tư cách thành viên điều ước giữa quốc gia bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu. Giữa các quốc gia vẫn có quan hệ điều ước nhưng sẽ không bị ràng buộc bởi điều khoản đã bị bảo lưu. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, quốc gia phản đối bảo lưu nêu rõ là sẽ không duy trì quan hệ điều ước với quốc gia đã đưa ra bảo lưu, ví dụ phản đối bảo lưu của Hà Lan và Liên hiệp Vương quốc Anh & Bắc Ai-len đối với tuyên bố bảo lưu của Ấn Độ, Hoa Kỳ đối với Điều 9 Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng. Những vấn đề nêu trên cho thấy, việc phản đối bảo lưu không chỉ thuần tuý là hành vi mang tính pháp lý, dựa trên 15 Điều 20 Công ước Viên 1969 về Luật ĐƯQT ký kết giữa các quốc gia. quy định của luật quốc tế mà còn chịu tác động bởi các yếu tố chính trị, dựa trên quan điểm của quốc gia phản đối bảo lưu. Luật ĐƯQT 2016 của Việt Nam quy định về việc phản đối bảo lưu cũng như các thẩm quyền, trình tự thủ tục đưa ra phản đối bảo lưu từ Điều 48 đến Điều 51. Tuy nhiên, trên thực tế, khi đưa ra một tuyên bố phản đối bảo lưu với một bảo lưu của quốc gia khác, cần cân nhắc/lưu ý một số khía cạnh sau: - Khía cạnh pháp lý: (1) sự phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước; (2) các trường hợp mà ĐƯQT cấm hoặc hạn chế bảo lưu; (3) các quy định có liên quan khác của điều ước về bảo lưu (quy trình, thủ tục) - Khía cạnh chính trị: (1) quan điểm lập trường của các quốc gia thành viên (thể hiện qua các tuyên bố bảo lưu, chấp thuận hay phản đối bảo lưu đã được các quốc gia đưa ra); (2) mức độ tác động của tuyên bố bảo lưu trong mối quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên - Các khía cạnh khác: (1) tính hợp hiến, hợp pháp với pháp luật Việt Nam; (2) mức độ đảm bảo lợi ích của Việt Nam; (3) tính khả thi trong thực tiễn thực hiện Các phản đối bảo lưu (nếu có) của Việt Nam cũng không nên ở mức độ quá gay gắt (phản đối bảo lưu đồng thời phản đối quan hệ điều ước với quốc gia đưa ra bảo lưu) mà chỉ nên dừng ở mức không chấp nhận điều khoản bảo lưu trong mối quan hệ giữa hai bên, còn các điều khoản khác thì hai bên thực hiện bình thường. Đây cũng là mức độ phản đối mà đa số các quốc gia đưa ra trong thực tiễn. Đồng thời, các cơ quan có chức năng của Việt Nam cần theo dõi sát sao các tuyên bố bảo lưu của các quốc gia thành viên để có các chấp thuận hay phản đối bảo lưu kịp thời và phù hợp, vì nếu sau 12 tháng kể từ khi các quốc gia đó đưa ra bảo lưu mà chúng ta không có ý kiến gì thì coi như là chấp thuận tuyên bố bảo lưu đó15. Xét cho cùng thì bảo lưu luôn là một THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 63Số 9(361) T5/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphap_luat_va_thuc_tien_bao_luu_dieu_uoc_quoc_te_cua_lien_ban.pdf
Tài liệu liên quan