Pháp luật về góp vốn điều lệ và xử lý việc góp vốn điều lệ không đúng theo cam kết

Một là, thay đổi cụm từ: “tổng giá trị phần vốn góp” trong khoản 1 Điều 48 LDN năm 2014 bằng cụm từ: “tổng giá trị tài sản” để tương thích với khoản 29 Điều 4 LDN năm 2014. Sau khi thay đổi, nội dung của khoản 1 Điều 48 sẽ là: “Điều 48. Thực hiện góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp 1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do các thành viên cam kết góp vào công ty”. Hai là, việc không góp đúng hạn số vốn đã đăng ký, không góp đủ số vốn như đã đăng ký sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp lợi dụng việc được phép cam kết góp vốn để tạo niềm tin cho bên đối tác khi tạo ra một nguồn vốn rất lớn nhưng thực chất là “ảo”, có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp tham gia giao dịch khi có tranh chấp xảy ra8.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp luật về góp vốn điều lệ và xử lý việc góp vốn điều lệ không đúng theo cam kết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá 4/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 41 1. Tổng quan về vốn điều lệ Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật doanh nghiệp (LDN) năm 2005 quy định: Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Khoản 4 Điều 4 LDN năm 2005 đã làm rõ khái niệm, góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty. Khoản 29 Điều 4 LDN năm 2014 giải thích lại vốn điều lệ như sau: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần. Khoản 13 Điều 4 LDN năm 2014 quy định, góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập. Như vậy, pháp luật đã giải thích rõ thêm các trường hợp góp vốn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, LDN năm 2014 đã làm rõ khái niệm về vốn điều lệ khi giải thích, đó là tổng giá trị tài sản chứ không bó hẹp ở thuật ngữ: số vốn. Điều đó có nghĩa là, những loại mà pháp luật thừa nhận là tài sản thì có thể góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh như: (i) Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản: tức là quyền trị giá được bằng tiền, PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN ĐIỀU LỆ VÀ XỬ LÝ VIỆC GÓP VỐN ĐIỀU LỆ KHÔNG ĐÚNG THEO CAM KẾT Lê Ngọc Thạnh1 Tóm tắt: Vốn là một yếu tố không thể thiếu trong kinh doanh, thương mại. Vốn có thể được dùng để duy trì việc sản xuất, kinh doanh, hoặc mở rộng quy mô, cải tiến công cụ lao động, tư liệu sản xuất, và đầu tư phát triển khoa học, công nghệ để áp dụng trong thực tiễn. Hiện nay, chúng ta có 2 loại vốn để thành lập doanh nghiệp, đó là vốn điều lệ và vốn pháp định. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung phân tích một số nội dung có liên quan đến góp vốn điều lệ về việc xử lý góp vốn không đúng theo cam kết của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, tác giả luận giải và đề nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật có liên quan. Từ khóa: Vốn điều lệ, góp vốn không đúng theo cam kết, doanh nghiệp. Ngày nhận bài: 02/04/2018; Hoàn thành biên tập: 13/06/2018; Duyệt đăng: 24/07/2018 Abstract: Capital is an indispensable element in business and commerce. Capital can be used to sustain the production, business, or to scale-up, to improve labor tools, production materials, and to invest in the development of science and technology for practical application. Nowadays, we have two types of capital to establish an enterprise, namely charter capital and legal capital. This article analyses some contents related to the charter capital contribution of the enterprise. On that basis, the author has given some comments and proposed amendments and supplements to some relevant provisions of the field. Key words: Charter capital, capital contribution not in accordance with commitments, enterprises. Date of receipt: 02/04/2018; Date of revision: 13/06/2018; Date of approval: 24/07/2018 1 Tiến sỹ Luật học, Trường Đại học Lao động Xã hội (Cơ sở II TP. Hồ Chí Minh). HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 42 bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác; (ii) Hình thức biểu hiện của tài sản có thể là bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai2. Còn đối với công ty cổ phần thì vốn điều lệ là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp. Từ những quy định của Luật doanh nghiệp nói trên, chúng ta thấy rằng thuật ngữ vốn điều lệ trong LDN năm 2014 “dường như” mở rộng hơn so với LDN năm 2005. Tuy nhiên, nội dung: “các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty” không được kế thừa trong quá trình lập pháp nên ranh giới ấy trong một số trường hợp cụ thể sẽ không còn nữa. Và các khái niệm trên gần như tương đồng với nhau. Bên cạnh đó, cho dù hoạt động bằng loại hình doanh nghiệp nào: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hay công ty cổ phần, xét về thời gian góp vốn (từ vốn trong trường hợp này được hiểu là, tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần) sẽ có hai loại vốn điều lệ: Loại thứ nhất, góp vốn khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, hoặc giá trị mệnh giá cổ phần đã bán được khi thành lập doanh nghiệp hoạt động bằng hình thức công ty cổ phần; Loại thứ hai, mới cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, hoặc, giá trị mệnh giá cổ phần đã đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp hoạt động bằng hình thức công ty cổ phần. Bên cạnh vốn điều lệ còn có vốn pháp định được quy định trong LDN năm 2005. Đó là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp3. Nội dung này đã không được đề cập trong LDN năm 2014. Tuy nhiên, đối với một số doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện (theo Phụ lục 4 Luật Đầu tư năm 2014) như kinh doanh bảo hiểm chẳng hạn thì vốn pháp định được xem là một trong những điều kiện bắt buộc để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, thay vì được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, các điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm: (i) Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ; (ii) Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 64 của Luật kinh doanh bảo hiểm; (iii) Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật; (iv) Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm4. 2. Góp vốn và xử lý việc góp vốn điều lệ không đúng như cam kết 2.1. Đối với công ty trách nhiệm một thành viên Liên quan đến việc góp vốn và xử lý việc góp vốn không đúng như cam kết, pháp luật hiện hành đã quy định đối với loại hình công ty trách nhiệm một thành viên như sau: Thứ nhất, vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Thứ hai, chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thứ ba, trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ 2 Quốc hội (2015), Bộ Luật dân sự, Điều 105, Điều 115. 3 Quốc hội (2005), Luật doanh nghiệp, khoản 7 Điều 4. 4 Quốc hội (2000, 2010), Luật kinh doanh bảo hiểm, Điều 63. Soá 4/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 43 sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Thứ tư, chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ5. 2.2. Đối với công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên Liên quan đến việc góp vốn và xử lý việc góp vốn không đúng như cam kết, pháp luật hiện hành đã quy định đối với loại hình công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên như sau: Thứ nhất, vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Thứ hai, thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp. Thứ ba, tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây: (i) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty; (ii) Vốn điều lệ của công ty; (iii) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, số quyết định thành lập hoặc mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức; (iv) Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên; (v) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp; (vi) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty. Trong trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty. Thứ tư, sau thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà vẫn có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì được xử lý như sau: (i) Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty; (ii) Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp; (iii) Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên. Thứ năm, trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp nói trên. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên6. 2.3. Đối với công ty cổ phần Liên quan đến việc thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký doanh nghiệp như cam kết, pháp luật hiện hành đã quy định đối với loại hình công ty cổ phần như sau: Thứ nhất, vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ 5 Quốc hội (2014), Luật doanh nghiệp, Điều 74. 6 Quốc hội (2014), Luật doanh nghiệp, Điều 48. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 44 phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Thứ hai, các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua. Thứ ba, trong thời hạn từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến ngày cuối cùng phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua quy định nói trên, số phiếu biểu quyết của các cổ đông được tính theo số cổ phần phổ thông đã được đăng ký mua, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Thứ tư, nếu sau thời hạn quy định nói trên (quá thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) có cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua, thì thực hiện theo quy định sau đây: (i) Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác; (ii) Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác; (iii) Số cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán; (iv) Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Thứ năm, cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này. Thành viên Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới về các thiệt hại phát sinh do không thực hiện hoặc không thực hiện đúng: (i) việc thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn quy định và (ii) đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn quy định7. 3. Một số đề xuất, kiến nghị Qua việc phân tích một số quy định có liên quan đến việc góp vốn điều lệ và xử lý việc thực hiện không đúng như cam kết, tác giả có một số nhận định như sau: Thứ nhất, LDN năm 2014 không quy định về việc công ty được điều chỉnh giảm vốn điều lệ trong thời hạn thành viên, cổ đông công ty thực hiện góp vốn điều lệ theo cam kết. Thứ hai, xung quanh khái niệm vốn điều lệ được cụ thể hóa trong từng điều luật cụ thể quy định loại hình doanh nghiệp, chúng ta có thể thấy sự thiếu nhất quán trong việc sử dụng thuật ngữ như sau: (i) Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. (ii) Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Về nội dung vốn điều lệ đã được giải thích tại khoản 29 Điều 4 LDN năm 2014. Việc giải thích lại thuật ngữ này đã không thống nhất giữa “tổng 7 Quốc hội (2014), Luật doanh nghiệp, khoản 1 Điều 111, Điều 112. Soá 4/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 45 giá trị tài sản” và “tổng giá trị phần vốn góp”, và như vậy sẽ không tương thích với phần giải thích thuật ngữ pháp lý như đã nêu trên. Thứ ba, “kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị” là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 5 Điều 17 LDN năm 2014. Quy định này được kế thừa từ nội dung của quy định tại khoản 4 Điều 11 LDN năm 2005. Đã là hành vi nghiêm cấm mà các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật doanh nghiệp vi phạm, cần thiết phải có chế tài xử lý tương xứng với hành vi vi phạm. Bởi lẽ đó, Điều 23 Nghị định số 155/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư đã xác định các hành vi: Không góp đúng hạn số vốn đã đăng ký, không góp đủ số vốn như đã đăng ký; Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế là hành vi vi phạm hành chính và bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng tùy từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, tại Điều 28 (Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp) Nghị định số 50/2016/NĐ-CP thay thế Nghị định 155/2013/NĐ- CP nói trên chỉ quy định: Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế là hành vi vi phạm hành chính; còn các hành vi khác như: Không góp đúng hạn số vốn đã đăng ký, không góp đủ số vốn như đã đăng ký thì không thấy đề cập đến. Theo chúng tôi, nội dung này cần thiết phải được bổ sung để cơ quan nhà nước có thẩm quyền có cơ sở pháp lý xử lý hành vi vi phạm hành chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích và luận giải nêu trên, tác giả có một số kiến nghị như sau: Một là, thay đổi cụm từ: “tổng giá trị phần vốn góp” trong khoản 1 Điều 48 LDN năm 2014 bằng cụm từ: “tổng giá trị tài sản” để tương thích với khoản 29 Điều 4 LDN năm 2014. Sau khi thay đổi, nội dung của khoản 1 Điều 48 sẽ là: “Điều 48. Thực hiện góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp 1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do các thành viên cam kết góp vào công ty”. Hai là, việc không góp đúng hạn số vốn đã đăng ký, không góp đủ số vốn như đã đăng ký sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp lợi dụng việc được phép cam kết góp vốn để tạo niềm tin cho bên đối tác khi tạo ra một nguồn vốn rất lớn nhưng thực chất là “ảo”, có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp tham gia giao dịch khi có tranh chấp xảy ra8. Suy cho cùng, các hành vi đã liệt kê nêu trên chính là nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm hành chính tiếp theo: không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký. Do vậy, tác giả đề nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/2016/ NĐ-CP: (i) Bổ sung: “Không góp đúng hạn số vốn đã đăng ký; Không góp đủ số vốn như đã đăng ký” là hành vi vi phạm hành chính vào khoản 2, khoản 3 Điều 28 (Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp); (ii) Bãi bỏ nội dung: “Không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký” tại khoản 3 Điều 28; (iii) Bổ sung nội dung buộc doanh nghiệp phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả bằng quy định: “Buộc góp đủ số vốn như đã đăng ký” hoặc “Buộc đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký” tại khoản 5 Điều 28 . Còn đối với hành vi: “Không góp đúng hạn số vốn đã đăng ký” là không thể khắc phục hậu quả được, để nội dung của khoản 5 Điều 17 LDN năm 2014 về các hành vi bị nghiêm cấm có tính khả thi trong hoạt động áp dụng pháp luật./. 8 Minh Tâm (2011), Quy định vốn góp nhiều kẽ hở, truy cập tại địa chỉ: dinh-ve-von-gop-nhieu-ke-ho.html, ngày 15/10/2017.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphap_luat_ve_gop_von_dieu_le_va_xu_ly_viec_gop_von_dieu_le_k.pdf
Tài liệu liên quan