Pháp luật về tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ thanh toán thủ tục phá sản - Nhìn từ thực tiễn

Một số khía cạnh khác Duy trì thời hạn của các hợp đồng đã ký trước thời điểm mở thủ tục phá sản Do khoản 3 Điều 41và điểm b khoản 1 Điều 48 Luật Phá sản quy định việc tạm hoãn thực hiện thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, nên có thể hiểu chủ nợ có khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước thời điểm tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hay có khoản nợ không có bảo đảm được xác lập trước khi tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản dù đã đến hạn về nguyên tắc vẫn không thể yêu cầu doanh nghiệp thanh toán. Nếu xuất phát từ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 53, theo đó “đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp [.] phá sản, tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm”, có thể suy luận rằng, từ khi tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hay từ khi có quyết định mở thủ tục phá sản đến khi tuyên bố doanh nghiệp phá sản thì thời hạn của hợp đồng vẫn được duy trì một cách bình thường theo quy định của các bên trong hợp đồng. Tuy nhiên, trong thực tế các hợp đồng thương mại và tín dụng thường có điều khoản quy định nghĩa vụ thanh toán một khoản nợ sẽ lập tức đến hạn trong trường hợp một bên mất khả năng thanh toán hay bị mở thủ tục phá sản. Điều 61 và Điều 62 Luật Phá sản chỉ đề cập trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán chủ động chấm dứt hợp đồng đang có hiệu lực, chứ không nêu rõ liệu điều khoản này có hiệu lực hay không. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 426, Bộ luật Dân sự “một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”, nên về nguyên tắc giá trị pháp lý của điều khoản này được pháp luật thừa nhận12. Lãi suất phát sinh từ quyền đòi nợ Một trong các điểm mới đáng ghi nhận của Luật Phá sản so với quy định cũ là đã dành riêng Điều 52 để xử lý vấn đề tiền lãi của các khoản nợ của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Theo đó, kể từ ngày tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, các khoản nợ được tiếp tục tính lãi theo thỏa thuận nhưng được tạm dừng việc trả lãi. Việc tạm dừng thanh toán tiền lãi phù hợp với quy định về việc tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp nêu ở trên. Đối với khoản nợ mới phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản đến thời điểm tuyên bố doanh nghiệp phá sản thì tiền lãi của khoản nợ đó được xác định theo thỏa thuận nhưng không trái với quy định của pháp luật13. Kết hợp quy định này với điểm c khoản 1 và khoản 3 Điều 49 Luật Phá sản có thể thấy, nếu quản tài viên hay doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chấp thuận việc thanh toán khoản nợ mới phát sinh thì có thể thanh toán cả nợ gốc và nợ lãi. Cuối cùng, cần lưu ý kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản thì khoản nợ không được tiếp tục tính lãi

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp luật về tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ thanh toán thủ tục phá sản - Nhìn từ thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHAÁP LUÊÅT VÏÌ TAÅM HOAÄN THÛÅC HIÏåN NGHÔA VUÅ THANH TOAÁN TRONG THUÃ TUÅC PHAÁ SAÃN - NHÒN TÛÂ THÛÅC TIÏÎN Bùi Đức giang* 1. cấm và đình chỉ việc thanh toán Nguyên tắc chung Thanh toán khoản nợ có bảo đảm và khoản nợ không có bảo đảm Luật Phá sản năm 2014 (Luật Phá sản) đề cập tới việc tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán trong hai quy định: Khoản 3 Điều 41 liên quan đến trường hợp khoản nợ có bảo đảm và điểm b khoản 1 Điều 48 xử lý trường hợp khoản nợ không có bảo đảm. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 48, sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm doanh nghiệp thực hiện việc thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp. Quy định này là một điều cấm của pháp luật mà nếu vi phạm thì giao dịch thanh toán sẽ vô hiệu (Điều 128 Bộ luật Dân sự). Khoản 3 Điều 41 Luật Phá sản quy định trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày tòa án thụ lý việc phá sản, “cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tạm đình chỉ việc xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp [] đối với chủ nợ 40 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 05(309) T3/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT * TS. Công ty TNHH tư vấn và đào tạo Bank Pro. 1 Đây là nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi trong pháp luật phá sản các nước trên thế giới. Theo đó, việc thanh toán cho các chủ nợ phải được thực hiện theo đúng tỷ lệ giữa tất cả các chủ nợ trong cùng một hàng ưu tiên thanh toán trên cơ sở áp dụng các quy định của pháp luật phá sản. Do đó, mọi chủ nợ sẽ phải được đối xử công bằng theo quy mô khoản nợ của họ, không quan trọng danh tính của từng chủ nợ hay thời điểm mà từng khoản nợ được xác lập (Edward Bailey and Hugo Groves, Corporate Insolvency - Law and Practice (4th edn LexisNexis 2014), para.22.4). 2 Françoise Pérochon, Entreprises en difficulté, L.G.D.J, 9è éd., 2012, no548. Luật Phá sản năm 2014 kế thừa cách tiếp cận của Luật Phá sản năm 2004 khi quy định về việc tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản và về việc tạm hoãn truy cứu trách nhiệm của doanh nghiệp – vốn là hệ quả của việc tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ. Điều này giúp giảm bớt, dù chỉ là tạm thời, áp lực trả nợ cho doanh nghiệp và qua đó giúp doanh nghiệp chuẩn bị lên phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, nó cũng phản ánh nguyên tắc chung của pháp luật phá sản là đảm bảo đối xử bình đẳng giữa các chủ nợ (pari passu principle1): do doanh nghiệp không có khả năng thanh toán cho tất cả các chủ nợ nên không phải thanh toán cho bất cứ chủ nợ nào ngay lập tức, tất cả các chủ nợ sẽ được thanh toán một cách công bằng khi thanh lý tài sản của doanh nghiệp2. có bảo đảm” trừ trong trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị3. Rất tiếc là Luật Phá sản không chỉ rõ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở đây là ai và điều này có thể dẫn tới khó khăn trong việc giải thích quy định của pháp luật về sau. Thời điểm bắt đầu việc tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ thanh toán Có thể thấy, thời hạn bắt đầu việc tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp không giống nhau. Đối với khoản nợ có bảo đảm, thời hạn bắt đầu việc tạm đình chỉ xử lý tài sản bảo đảm (tức là tạm đình chỉ việc thanh toán khoản vay có bảo đảm) là kể từ ngày Tòa án thụ lý việc phá sản4 trong khi thời điểm mà việc thanh toán đối với các chủ nợ không có bảo đảm bị cấm là ngày có quyết định mở thủ tục phá sản. Điều dễ nhận thấy là ở đây là có sự phân biệt đối xử theo hướng bất lợi cho chủ nợ có bảo đảm so với chủ nợ không có bảo đảm, khi mà theo nguyên lý thông thường thì quyền lợi của chủ nợ có bảo đảm phải được ưu tiên hơn quyền lợi của chủ nợ không có bảo đảm. Một vấn đề khác đặt ra là phải hiểu thời điểm có quyết định mở thủ tục phả sản là thời điểm nào. Thuật ngữ “có quyết định mở thủ tục phả sản” được nêu tại các Điều 47, 48, 49 và 63 của Luật Phá sản và có vẻ được hiểu là việc tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản. Tuy vậy, theo quy định tại Điều 43, thời hạn để tòa án gửi quyết định mở thủ tục phá sản cho doanh nghiệp và chủ nợ cũng như đăng trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cổng thông tin điện tử của tòa án và báo địa phương - nơi doanh nghiệp có trụ sở chính - là 03 ngày làm việc kể từ ngày tòa án ra quyết định. Rủi ro đặt ra ở đây là dù tòa án đã ra quyết định mở thủ tục phá sản nhưng do các bên chưa biết được quyết định này nên vẫn thực hiện việc thanh toán khoản nợ và do đó, giao dịch thanh toán này có khả năng bị tuyên vô hiệu. Xử lý tài sản bảo đảm Khoản 1 Điều 53 đưa ra hai hướng giải quyết việc tạm hoãn xử lý tài sản bảo đảm, theo đó, sau khi mở thủ tục phá sản, quản tài viên hay doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất thẩm phán về việc xử lý các khoản nợ có bảo đảm như sau: “a) Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ; b) Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn5 thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp [] phá sản, tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm”. Như vậy về nguyên tắc, việc tài sản bảo đảm có được xử lý hay không phụ thuộc vào việc có triển khai thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hay không. Về điểm này, theo quy định tại khoản 5 Điều 91 Luật Phá sản, “trường hợp phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có sử dụng tài sản bảo đảm thì phải quy định rõ thời gian sử dụng tài sản có bảo đảm, phương án xử lý tài 41 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 05(309) T3/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 3 Tương tự, sau khi mở thủ tục phá sản, nếu tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hay bị giảm giá trị thì quản tài viên hay doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có thể đề nghị thẩm phán cho xử lý ngay tài sản bảo đảm đó (khoản 2, Điều 53 Luật Phá sản). 4 Thời hạn 05 ngày cần được hiểu là khoảng thời gian để ra quyết định tạm đình chỉ xử lý bảo đảm. 5 Việc sử dụng cụm từ hợp đồng đã đến hạn hay hợp đồng chưa đến hạn ở đây thiếu chính xác và phải được hiểu là nghĩa vụ được bảo đảm đã đến hạn hay chưa đến hạn. sản bảo đảm và phải được chủ nợ có bảo đảm bằng tài sản đó đồng ý”. Nói cách khác, việc tài sản bảo đảm có được sử dụng trong việc thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hay không là do chủ nợ có bảo đảm quyết định. Sẽ rất hiếm khi chủ nợ có bảo đảm đồng ý để tài sản bảo đảm được sử dụng phục vụ việc thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, dễ nhận thấy sự mâu thuẫn trong chính quy định tại khoản 1 Điều 53 bởi vì theo điểm b của khoản này, nếu chủ nợ có bảo đảm không đồng ý với việc sử dụng tài sản bảo đảm trong quá trình thực hiện phương án phục hồi kinh doanh thì có thể xử lý tài sản bảo đảm khi nghĩa vụ bảo đảm đến hạn trong khi điểm a khoản này dường như không cho phép chủ nợ có bảo đảm xử lý tài sản bảo đảm nếu như tài sản này cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh. Thiết nghĩ, các văn bản hướng dẫn áp dụng Luật Phá sản phải làm sáng tỏ vấn đề này để tránh các vướng mắc đáng tiếc có thể phát sinh từ việc diễn giải khoản 1 Điều 53. Nếu chọn giải pháp tạm hoãn xử lý tài sản bảo đảm trong quá trình phục hồi kinh doanh thì cũng nên đưa ra các tiêu chí rõ ràng để đánh giá tính cần thiết được đề cập ở đây để cân bằng lợi ích giữa các bên6. Các khoản nợ được xác lập từ trước Từ điểm b khoản 1 Điều 48, khoản 3 Điều 41, điểm c khoản 1 Điều 49 với Điều 51 của Luật Phá sản có thể suy ra rằng, đây là các khoản nợ được xác lập trước khi tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hay ra quyết định mở thủ tục phá sản. Cần phải xác định thời điểm xác lập, phát sinh quyền đòi nợ (tức là nghĩa vụ thanh toán). Bộ luật Dân sự chỉ nêu các căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự (Điều 281) chứ không quy định thời điểm xác lập một nghĩa vụ dân sự. Thông thường, thời điểm phát sinh quyền đòi nợ là thời điểm của sự kiện pháp lý hay giao dịch là căn cứ, nguồn gốc xác lập, phát sinh quyền đòi nợ này. Thời điểm phát sinh quyền đòi nợ khác với thời điểm đến hạn thanh toán của quyền đòi nợ. Như vậy về nguyên tắc, nếu sự kiện hay giao dịch pháp lý diễn ra trước khi tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hay ra quyết định mở thủ tục phá sản thì quyền đòi nợ được xem là có từ trước cho dù thời điểm đến hạn thanh toán của quyền đòi nợ là khi nào đi chăng nữa. Các ngoại lệ Bù trừ nghĩa vụ Theo quy định của Bộ luật Dân sự, bù trừ nghĩa vụ là một trong các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự (Điều 374 và Điều 380). Về bản chất, bù trừ nghĩa vụ thực hiện hai giao dịch thanh toán các nghĩa vụ cùng loại đã đến hạn của các bên đối với nhau dưới hình thức rút gọn làm chấm dứt nghĩa vụ có giá trị thấp hơn trong số hai nghĩa vụ được bù trừ. Khoản 1 và khoản 2, Điều 63 Luật Phá sản quy định, sau khi Tòa án có quyết định mở thủ tục phá sản, chủ nợ và doanh nghiệp mất khả năng thanh toán được thực hiện việc bù trừ nghĩa vụ đối với hợp đồng được xác lập trước khi có quyết định mở thủ tục phá sản nếu được sự đồng ý của quản tài viên hay doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Chẳng hạn một ngân hàng là nơi doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán có thể bù trừ số dư trên tài khoản này với các khoản vay mà ngân hàng đã cấp cho doanh nghiệp trước đó. Thanh toán các khoản nợ mới phát sinh Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Phá sản, sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh, nhưng phải chịu sự giám sát của thẩm phán và quản tài viên hay doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Điều đó có nghĩa là 42 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 05(309) T3/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 6 Xem thêm Bùi Đức Giang, Chủ nợ có bảo đảm trong thủ tục phá sản theo Luật Phá sản năm 2014, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1 (321), tháng 1/2015. về nguyên tắc, doanh nghiệp có thể xác lập các giao dịch mới trong đó có thể sẽ phát sinh các khoản nợ mới của doanh nghiệp (chẳng hạn đối với các bên bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp). Tương tự trong quá trình triển khai phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể được cấp vốn mới (điểm e khoản 2 Điều 88 Luật Phá sản), chẳng hạn từ các tổ chức tín dụng (thường là các chủ nợ hiện có). Điểm c khoản 1 và khoản 3 Điều 49 quy định, sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, việc thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản phải được sự đồng ý bằng văn bản của quản tài viên hay doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi thực hiện. Tuy nhiên, không có quy định nào trong Luật Phá sản nêu rõ các căn cứ hay tiêu chí nào mà dựa vào đó quản tài viên hay doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có thể đưa ra quyết định cho phép thanh toán một khoản nợ mới mà chỉ đơn thuần quy định quản tài viên hay doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải báo cáo thẩm phán về nội dung trả lời của mình. Yêu cầu phải xin phép trước khi thanh toán khoản nợ mới là một điều đáng tiếc bởi nó không tạo động cơ cho chủ nợ cũ hay mới tham gia một cách “mặn mà” vào quá trình phục hồi doanh nghiệp. Cần lưu ý là chỉ có khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới được ưu tiên thanh toán khi thanh lý tài sản của doanh nghiệp sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản (điểm c khoản 1 Điều 54). Cuối cùng, Luật Phá sản vẫn thiếu vắng quy định về việc xử lý các khoản nợ mới được phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp. Nếu áp dụng tinh thần của Điều 53 Luật Phá sản có thể suy ra rằng, bên bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm khi nghĩa vụ bảo đảm đến hạn theo quy định của hợp đồng bảo đảm. Trả lương cho người lao động Điểm c khoản 1 Điều 49 cho phép doanh nghiệp thực hiện việc trả lương cho người lao động sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản nếu được sự đồng ý của quản tài viên hay doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Nếu kết hợp quy định này với điểm b khoản 1 Điều 54, điểm h khoản 1 Điều 70 và điểm b khoản 1 Điều 101, có thể thấy luật đã phân biệt tiền lương với các quyền lợi khác mà người lao động được hưởng theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động đã ký cũng như theo pháp luật lao động, như trợ cấp thôi việc, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động... Nói cách khác, doanh nghiệp không được phép thực hiện việc thanh toán các khoản tiền ngoài lương này7. Thanh toán nợ trong thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hội nghị chủ nợ có toàn quyền quyết định việc có triển khai thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay không (Điều 87 và các điều tiếp theo)8. Theo quy định tại khoản 1 Điều 92, kể từ ngày Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu lực, việc cấm thanh toán các khoản nợ không có bảo đảm và việc xin phép quản tài viên hay doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi thực hiện việc thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản hay trả lương cho người lao động áp dụng kể từ sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản sẽ tự động 43 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 05(309) T3/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 7 Xem thêm Bùi Đức Giang, Tác động của thủ tục phá sản tới người lao động theo quy định mới, Tạp chí Ngân hàng, số 22 tháng 11/2014. 8 Về thủ tục này, xem thêm Bùi Đức Giang, Một số điểm mới của Luật Phá sản 2014 nhìn từ góc độ thực tiễn, Tạp chí Ngân hàng, số 15, tháng 8/2014. chấm dứt. Nói cách khác, doanh nghiệp có thể thực hiện việc thanh toán các khoản nợ này một cách bình thường như trước khi mở thủ tục phá sản. 2. Tạm hoãn việc truy cứu trách nhiệm của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán 2.1. Tạm hoãn việc giải quyết một số vụ việc Tạm đình chỉ từ ngày tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Theo quy định tại khoản 2 Điều 41, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tòa án thụ lý vụ việc phá sản, tòa án, trọng tài phải “tạm đình chỉ việc giải quyết vụ việc dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động có liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp là một bên đương sự”. Biện pháp tạm đình chỉ cũng được áp dụng cho việc giải quyết phần dân sự trong vụ án hình sự, hành chính liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp là một bên đương sự. Vụ việc dân sự ở đây cần được hiểu là bao gồm cả vụ án dân sự và việc dân sự theo tinh thần của Điều 1 Bộ luật Tố tụng dân sự. Cần lưu ý là Luật Phá sản cũng như Bộ luật Dân sự không đưa ra định nghĩa về “nghĩa vụ về tài sản” nhưng nếu kết hợp các điều từ Điều 51 đến Điều 58 của Luật Phá sản về nghĩa vụ về tài sản, đặc biệt là khoản 3 Điều 51, có thể dễ nhận thấy nhà làm luật coi các nghĩa vụ về tài sản là các khoản nợ, quyền đòi nợ hay các nghĩa vụ có đối tượng là một khoản tiền. Cách hiểu này cũng phù hợp với tinh thần chung của Luật Phá sản. Như vậy, kể từ thời điểm tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các chủ nợ không được kiện yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ về tài sản và nếu như họ đã khởi kiện trước đó thì các vụ kiện này sẽ tạm thời bị đình chỉ. Đình chỉ kể từ ngày tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản Việc tạm đình chỉ giải quyết vụ việc có liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp là một bên đương sự được chuyển thành việc đình chỉ kể từ ngày tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản (khoản 2 Điều 71). Tòa án, trọng tài đã ra quyết định tạm đình phải ra quyết định đình chỉ và chuyển hồ sơ vụ việc cho tòa án đang tiến hành thủ tục phá sản để giải quyết. Theo quy định tại khoản 2 Điều 72, ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ việc do tòa án9 ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ việc chuyển đến, tòa án đang tiến hành thủ tục phá sản phải xem xét, quyết định nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải thực hiện hoặc nghĩa vụ tài sản mà đương sự khác phải thực hiện đối với doanh nghiệp như sau: - Trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản thì người được doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ về tài sản có quyền yêu cầu được thanh toán trong khối tài sản của doanh nghiệp như một chủ nợ; - Trường hợp bên đương sự phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì phải thanh toán cho doanh nghiệp giá trị tương ứng với nghĩa vụ tài sản đó. Như vậy, tuy quy định này chưa thực sự rõ ràng, song có thể hiểu nếu một bên được tòa án đang tiến hành thủ tục phá sản ra quyết định công nhận quyền được yêu cầu doanh nghiệp thanh toán thì bên này sẽ được ghi tên vào danh sách chủ nợ của doanh nghiệp và việc thanh toán cho chủ nợ này cũng sẽ chịu các ràng buộc liên quan đến việc tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ thanh toán như nêu ở trên. 44 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 05(309) T3/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 9 Quy định này vô tình bỏ quên trọng tài cũng là cơ quan có thẩm quyền tạm đình chỉ nêu tại khoản 2 Điều 41 Luật Phá sản. 2.2. Tạm hoãn việc thi hành án dân sự về tài sản Tạm đình chỉ từ ngày tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Khoản 1 Điều 41 đặt ra nguyên tắc trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tòa án thụ lý vụ việc phá sản, cơ quan thi hành án dân sự phải tạm đình chỉ thi hành án dân sự về tài sản mà doanh nghiệp là người phải thi hành án, trừ bản án, quyết định buộc doanh nghiệp mất khả năng thanh toán bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự hoặc trả lương cho người lao động. Có thể thấy, đây là một “đặc ân” nữa mà pháp luật dành cho doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, giúp doanh nghiệp tạm thời bớt gánh nặng về mặt tài chính, tăng hy vọng phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đình chỉ kể từ ngày tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản Trường hợp tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định tạm đình chỉ phải ra quyết định đình chỉ và chuyển hồ sơ vụ việc cho tòa án đang tiến hành thủ tục phá sản để giải quyết (khoản 2 Điều 71). Số phận của người được thi hành án phụ thuộc vào việc có hay không có “quyết định kê biên tài sản của doanh nghiệp [...] để bảo đảm thi hành án”. Thực vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 72, nếu đã có “bản án hay quyết định của tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật” và có quyết định kê biên tài sản của doanh nghiệp để bảo đảm thi hành án thì người được thi hành án “được thanh toán như một chủ nợ có bảo đảm”, nếu không thì người được thi hành án chỉ “được thanh toán như một chủ nợ không có bảo đảm”. Do khoản 3 Điều 71 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được bổ sung, sửa đổi năm 2014) coi việc kê biên tài sản của người phải thi hành án là một biện pháp cưỡng chế thi hành án, chứ không phải là một biện pháp bảo đảm thi hành án10 nên cần hiểu việc kê biên ở trong điều luật này theo tinh thần của Luật Thi hành án dân sự. Hơn nữa, do các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án (khoản 1 Điều 99, Bộ luật Tố tụng dân sự và khoản 3 Điều 49 Luật Trọng tài thương mại năm 2010), tức là khi bản án, quyết định của tòa án hay phán quyết của trọng tài chưa được tuyên nên chủ nợ hưởng việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời là kê biên tài sản đang tranh chấp sẽ không được thanh toán như một chủ nợ có bảo đảm. Thêm vào đó, khoản 1 Điều 72 chỉ nói đến bản án, quyết định của tòa án, chứ không đề cập đến phán quyết của trọng tài và đây thực sự là một điều đáng tiếc. Về điểm này, cần lưu ý Luật Phá sản chỉ đặt ra nguyên tắc chung về việc thanh toán cho người được thi hành án. Cho dù người được thi hành được thanh toán như chủ nợ có bảo đảm hay chủ nợ không có bảo đảm thì việc thanh toán này cũng sẽ chịu các ràng buộc chung liên quan đến việc tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ có bảo đảm hay không có bảo đảm như trình bày ở trên. Nói cách khác, về nguyên tắc, người được thi hành án sẽ chỉ được thanh toán sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản. Triết lý đằng sau việc hoãn thi hành án chính là việc mọi chủ nợ cần được đối xử như nhau và quyền lợi của họ sẽ được giải quyết khi thanh lý tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản11. Một vấn đề khác đặt ra là liệu sẽ có xung đột về mặt lợi ích giữa người được thi hành án được thanh toán như một chủ nợ có bảo 45 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 05(309) T3/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 10 Theo quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật Thi hành án dân sự, các biện pháp bảo đảm thi hành án bao gồm phong toả tài khoản, tạm giữ tài sản, giấy tờ và tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản. 11 Edward Bailey and Hugo Groves, Corporate Insolvency - Law and Practice, sđd, para.36.144. đảm với các bên nhận bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp hay không? Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm được bổ sung, sửa đổi năm 2012, trong trường hợp giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp và có giá trị pháp lý với người thứ ba thì tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác không được kê biên tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ khác của bên bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Pháp luật về thi hành cho phép thực hiện việc kê biên trong trường hợp bên cầm cố, thế chấp là người phải thi hành án không còn tài sản nào khác ngoài tài sản cầm cố hay thế chấp hay có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, và giá trị của tài sản cầm cố hay thế chấp lớn hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án. Tuy vậy, khi xử lý tài sản kê biên, bên nhận cầm cố hay thế chấp được ưu tiên thanh toán sau khi trừ các chi phí về thi hành án (khoản 3 Điều 47 và Điều 90 Luật Thi hành dân sự). Có thể suy ra rằng, trong trường hợp này người được thi hành án chỉ có quyền ưu tiên thanh toán như một chủ nợ có bảo đảm đối với giá trị phần tài sản còn lại sau khi thanh toán nghĩa vụ được bảo đảm. Nói cách khác, vị thế như chủ nợ có bảo đảm của người được thi hành án chỉ thực sự có ý nghĩa trong trường hợp tài sản của doanh nghiệp chưa được sử dụng để bảo đảm nghĩa vụ của doanh nghiệp với các chủ nợ khác. 3. Một số khía cạnh khác Duy trì thời hạn của các hợp đồng đã ký trước thời điểm mở thủ tục phá sản Do khoản 3 Điều 41và điểm b khoản 1 Điều 48 Luật Phá sản quy định việc tạm hoãn thực hiện thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, nên có thể hiểu chủ nợ có khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước thời điểm tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hay có khoản nợ không có bảo đảm được xác lập trước khi tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản dù đã đến hạn về nguyên tắc vẫn không thể yêu cầu doanh nghiệp thanh toán. Nếu xuất phát từ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 53, theo đó “đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp [...] phá sản, tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm”, có thể suy luận rằng, từ khi tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hay từ khi có quyết định mở thủ tục phá sản đến khi tuyên bố doanh nghiệp phá sản thì thời hạn của hợp đồng vẫn được duy trì một cách bình thường theo quy định của các bên trong hợp đồng. Tuy nhiên, trong thực tế các hợp đồng thương mại và tín dụng thường có điều khoản quy định nghĩa vụ thanh toán một khoản nợ sẽ lập tức đến hạn trong trường hợp một bên mất khả năng thanh toán hay bị mở thủ tục phá sản. Điều 61 và Điều 62 Luật Phá sản chỉ đề cập trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán chủ động chấm dứt hợp đồng đang có hiệu lực, chứ không nêu rõ liệu điều khoản này có hiệu lực hay không. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 426, Bộ luật Dân sự “một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”, nên về nguyên tắc giá trị pháp lý của điều khoản này được pháp luật thừa nhận12. Lãi suất phát sinh từ quyền đòi nợ Một trong các điểm mới đáng ghi nhận của Luật Phá sản so với quy định cũ là đã dành riêng Điều 52 để xử lý vấn đề tiền lãi của các khoản nợ của doanh nghiệp mất khả 46 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 05(309) T3/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 12 Xem thêm, Bùi Đức Giang, Pháp luật về thực hiện các hợp đồng đang có hiệu lực trong thủ tục phá sản, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8(292), tháng 8/2012. Luật Phá sản 2014 vẫn giữ cách tiếp cận như Luật Phá sản 2004. năng thanh toán. Theo đó, kể từ ngày tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, các khoản nợ được tiếp tục tính lãi theo thỏa thuận nhưng được tạm dừng việc trả lãi. Việc tạm dừng thanh toán tiền lãi phù hợp với quy định về việc tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp nêu ở trên. Đối với khoản nợ mới phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản đến thời điểm tuyên bố doanh nghiệp phá sản thì tiền lãi của khoản nợ đó được xác định theo thỏa thuận nhưng không trái với quy định của pháp luật13. Kết hợp quy định này với điểm c khoản 1 và khoản 3 Điều 49 Luật Phá sản có thể thấy, nếu quản tài viên hay doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chấp thuận việc thanh toán khoản nợ mới phát sinh thì có thể thanh toán cả nợ gốc và nợ lãi. Cuối cùng, cần lưu ý kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản thì khoản nợ không được tiếp tục tính lãi. Thay đổi tính chất, phạm vi quyền đòi nợ Doanh nghiệp không được phép chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành khoản nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp. Điều cấm này được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 48 Luật Phá sản và được áp dụng kể từ ngày có quyết định mở thủ tục phá sản. Mục đích của quy định này là nhằm bảo đảm quyền của các chủ nợ không có bảo đảm khác của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Ngoài ra, Luật Phá sản cũng cấm doanh nghiệp mất khả năng thanh toán từ bỏ quyền đòi nợ sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, nếu không việc từ bỏ này sẽ bị vô hiệu (điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 48). Tuy điều này không quy định rõ nhưng có thể hiểu là doanh nghiệp và bên kia của hợp đồng phát sinh quyền đòi nợ của doanh nghiệp không được thỏa thuận việc doanh nghiệp từ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ. Quy định này hướng tới việc bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, vì lợi ích của các chủ nợ còn lại. Có thể thấy, đối với việc tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, Luật Phá sản năm 2014 đã đề cập cụ thể hơn và có tính khả thi cao hơn nhiều so với quy định cũ. Tuy vậy, có thể thấy ở một số khía cạnh, Luật Phá sản còn khá dè dặt hay chưa đưa ra được giải pháp thực sự rõ ràng. Hy vọng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phá sản năm 2014 sẽ giúp khắc phục phần nào các hạn chế này n 47 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 05(309) T3/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 13 Chẳng hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 31/12/2001, như được bổ sung, sửa đổi, mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng ấn định và thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphap_luat_ve_tam_hoan_thuc_hien_nghia_vu_thanh_toan_thu_tuc.pdf
Tài liệu liên quan