Pháp luật về uỷ thác xuất nhập khẩu và thực tiễn pháp lý trong hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam

MỤC LỤC Lời mở đầu Phần I: Chế độ pháp lý về xuất nhập khẩu và uỷ thác xuất nhập khẩu 3 I. Hoạt động xuất nhập khẩu và pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu 3 1.Vị trí, vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu đối với vấn đề phát triển kinh tế đất nước 3 2. Pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu 8 II. Chế độ pháp lý về uỷ thác xuất nhập khẩu 11 1. Ý nghĩa của uỷ thác xuất nhập khẩu trong hoạt động xuất nhập khẩu nói chung 11 2 Pháp luật điều chỉnh hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu 12 III. Ký kết và thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu 14 1.Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu 14 2. Ký kết hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu 18 3. Thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu 21 4. Các hình thức giải quyết tranh chấp về hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu 31 Phần II: Thực tiễn áp dụng các chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam 34 I.Tổng công ty Cà phê Việt Nam và hoạt động xuất nhập nhẩu 34 1.Khái quát chung về Tổng công ty Cà phê Việt Nam 34 2.Công tác tổ chức xuất nhập khẩu và vai trò của uỷ thác xuất nhập khẩu trong hoạt động xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê ViệtNam 40 II. Thực tiễn pháp lý trong ký kết và thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam 44 1.Thực tiễn pháp lý trong ký kết hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam 44 2.Thực tiễn pháp lý trong vấn đề thực hiện các hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam 45 Phần III: Phương hướng hoàn thiện phát triển hoạt động xuất nhập khẩu và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam 49 I.Một số kiến nghị đối với Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan 49 1. Tăng cường hợp tác quốc tế về kinh tế 49 49 2. Hoàn thiện pháp luật về xuất nhập khẩu 50 50 3. Cần quan tâm hơn nữa đến việc phát triển ngành Cà phê51 51 II. Các kiến nghị đối với Tổng công ty Cà phê Việt Nam 51 1. Tăng cường công tác quản lý chất lượng Cà phê xuất khẩu 51 51 2. Kiến nghị trong việc tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu 51 51 3. Thường xuyên cập nhật thông tin về sự thay đổi của luật pháp trong hoạt động kinh tế 52 52 Kết luận 53

doc59 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Pháp luật về uỷ thác xuất nhập khẩu và thực tiễn pháp lý trong hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách, giá cả của hàng hoá sẽ xuất hoặc nhập. Nếu bên được uỷ thác mà vi phạm nghĩa vụ này dẫn đến hậu quả là ký kết, thực hiện hợp đồng với bên thứ ba gây thiệt hại cho bên uỷ thác thì họ sẽ phải bồi thường đối vơí thiệt hại đó. Nhưng nếu ngược lại, việc vi phạm nghĩa vụ của bên được uỷ thác lại mang lại lợi Ých cho bên uỷ thác nhiều hơn là yêu cầu đã đề ra thì luật lại không quy định khoản chênh lệch đó sẽ thuộc về ai. Do đó trên thực tế các bên có thể thoả thuận với nhau để phân chia phần lợi Ých này, nếu là uỷ thác nhập hàng thì hai bên có thể thoả thuận để bên uỷ thác nhận hàng và trả cho bên được uỷ thác một khoản tiền. Thực hiện việc xuất nhập khẩu hàng hoá theo hợp đồng uỷ thác, bên được uỷ thác còn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá với bên thứ ba. Nếu có tranh chấp về hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá đã ký thì bên được uỷ thác sẽ là người trực tiếp giải quyết với bên thứ ba còn bên uỷ thác chỉ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Bên được uỷ thác cũng không được uỷ thác lại cho người khác thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu đã ký trừ trường hợp có sự chấp thuận bằng văn bản của bên uỷ thác. Nghĩa vụ thông báo: Bên được uỷ thác có nghĩa vụ thông báo cho bên uỷ thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác như các biến động của thị trường, tiến trình làm việc với bên thứ ba, khả năng ký kết và thực hiện hợp đồng của bên thứ ba. Người được uỷ thác phải thông báo những thông tin đó để người uỷ thác kịp thời đưa ra những chỉ dẫn thích hợp .Khi có những chỉ dẫn của bên uỷ thác mà phù hợp với hợp đồng uỷ thác thì bên được uỷ thác phải tuân theo những chỉ dẫn đó. Nếu những chỉ dẫn đó mà trái với nội dung hợp đồng uỷ thác và các quy định của pháp luật thì người được uỷ thác có thể không chấp hành. Nghĩa vụ đối với tài sản, tài liệu được giao để thực hiện công việc uỷ thác: Người được uỷ thác có trách nhiệm phải bảo quản, giữ gìn những tài sản, tài liệu được giao trong quá trình thực hiện hợp đồng uỷ thác và phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu có hư háng, mất mát mà do lỗi của mình. Nghĩa vụ bảo mật: Bên được uỷ thác phải giữ bí mật đối với những thông tin có liên quan đến hợp đồng uỷ thác nhằm đảm bảo lợi Ých của người uỷ thác. Ví dụ như những thông tin về nhu cầu cấp thiết của bên uỷ thác đối với việc xuât khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá uỷ thác là nhập khẩu hàng để thực hiện nghĩa vụ giao hàng đối với một hợp đồng khác hoặc xuất khẩu hàng để thu tiền thanh toán cho nghĩa vụ trả nợ đã đến hạn, hàng hoá được uỷ thác bán là hàng tồn kho mà trước đó bên uỷ thác vẫn bán theo giá thị trường và thấp hơn giá bán cho bên thứ ba… Nghĩa vô giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác: Nếu là uỷ thác xuất khẩu hàng hóa thì phải giao hàng và nếu là uỷ thác nhập hàng thì phải giao tiền cho bên uỷ thác theo đúng thoả thuận về số lượng, chất lượng, thời hạn, phương thức giao. * Quyền của bên được uỷ thác: Quyền cơ bản, quan trọng nhất của bên được uỷ thác là nhận phí uỷ thác và không chịu trách nhiệm đối với hàng hoá đã giao cho bên uỷ thác nếu không có thoả thuận khác. Khi bên uỷ thác đã nhận hàng thì dù họ có kiểm tra hàng hay không cũng có thể mặc nhiên coi như họ chấp nhận hàng như khi nhận, tức là hàng đã đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra. Ngoài ra, bên được uỷ thác còn có quyền được cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác, yêu cầu bên uỷ thác bồi thường thiệt do họ gây ra. Đó có thể là những thiệt hại do bên uỷ thác không giao hoặc nhận hàng đúng thời hạn, đơn phương chấm dứt hợp đồng,… b. Quyền và nghĩa vụ của bên uỷ thác: Thông qua nội dung các quyền và nghĩa vụ của bên được uỷ thác ta đã có thể hình dung được nội dung quyền và nghĩa vụ của bên uỷ thác. Theo quy định tại Điều 109, bên uỷ thác có những nghĩa vụ sau: Nghĩa vụ cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;trả phí uỷ thác; giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác; chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng uỷ thác của bên thứ ba trong trường hợp chấp thuận việc uỷ thác lại của bên được uỷ thác. Có thể thấy việc luật quy định như vậy là không chính xác và rõ ràng bởi quan hệ giữa bên uỷ thác và bên được uỷ thác lại sẽ như một quan hệ uỷ thác mới, giữa họ lại xác lập những quyền và nghĩa vụ mới có thể là giống hoặc tương tự như đã xác lập với bên được uỷ thác trước; dụng ý của quy định bên uỷ thác phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng uỷ thác của bên thứ ba trong trường hợp chấp thuận việc uỷ thác lại của bên được uỷ thác là nhằm loại trừ nghĩa vụ cho bên được uỷ thác sau khi đã uỷ thác lại. Vì thế luật cần quy định là bên được uỷ thác sẽ không chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng uỷ thác của bên được uỷ thác lại nếu nh­ không có thoả thuận khác. Về quyền của bên uỷ thác, bên uỷ thác có quyền yêu cầu bên được uỷ thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng uỷ thác; khiếu nại đòi bên được uỷ thác bồi thường thiệt hại do bên được uỷ thác gây ra. 3.3 Trình tự, thủ tục thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu: Đối với hợp đòng uỷ thác xuất khẩu thì trình tự thực hiện gồm các bước sau: - Ký hợp đồng xuất khẩu - Mở L/C và kiểm tra L/C - Chuẩn bị hàng hóa - Thuê phương tiện vận tải - Kiểm tra hàng - Làm thủ tục hải quan - Giao hàng lên phương tiện vận chuyển - Mua bảo hiểm cho hàng - Làm thủ tục thanh toán - Giải quyết khiếu nại, tranh chấp ( nếu có) Đối với hợp đồng uỷ thác nhập khẩu thì các bước cần thực hiện bao gồm: - Ký hợp đồng nhập khẩu - Mở L/C - Thuê phương tiện vận chuyển - Mua bảo hiểm cho hàng - Làm thủ tục hải quan - Nhận hàng - Kiểm tra hàng - Giao hàng cho bên uỷ thác - Làm thủ tục thanh toán - Giải quyết khiếu nại, tranh chấp (nếu có) Cụ thể các bước nêu trên được thực hiện nh­ sau: a. Ký kết hợp đồng xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá. Đây là công việc mà bên nhận uỷ thác phải thực hiện để tực hiện hợp đồng uỷ thác. Trong trường hợp uỷ thác xuất nhập khẩu toàn bộ, có nghĩa là tù việc tìm bạn hàng cho tới các thủ tục xuất nhập khẩu. Ký hợp đồng xuất nhập khẩu có thể nhành chóng chỉ trong vài ngày cũng có thê phải mất rất nhiều thời gian. Khách hàng nước ngoài là những người sừng sỏ trong lĩnh vực kinh doanh thường tung ra nhiều mánh khoé, thủ đoạn. vì vậy đây là khâu mà người đại diện thương lượng, ký kết phải hết sức thận trọng. Hợp đồng xuất nhập khẩu đượcký kết phảI phù hợp với những điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu. Đã là những điều khoản về đối tượng của hợp đồng, phương thức thành toán, phương thức thời gian giao nhận hàng …. b. Mở L/C và kiểm tra L/C. Mở L/C và kiểm tra L/C là bước thứ hai mà bên nhận uỷ thác phảI thực hiện theo điều khoản thành toán quốc tế. Về thời hạn mở L/C, nếu các bên không quy định gì thêm sẽ phụ thuộc vào thời gian giao hàng. Điều này thì các bên thường thoả thuận tuân theo quy tắc thành toán quốc tế của UCP500. Căn cứ để mở L/C là các điều khoản được ghi nhận trong hợp đồng nhập khẩu. Đây là căn cứ để bên nhập khẩu điền vào đơn xin mở L/C. Sau khi kiểm tra mọi giấy tờ liên quan, nếu ngân hàng thấy hợp lệ thì sẽ chấp nhận mở L/C và thông báo cho các bên liên quan. c. Chuẩn bị hàng hoá. Thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất nhập khẩu và hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu, bên chủ hàng có trách nhiệm chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu. Căn cứ để chuẩn bị hàng hoá là hợp đồng đã ký với bên nước ngoài- hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu. Công việc chuẩn bị hàng hoá bao gồm ba khâu: Một là: thu gom hàng tập trung thành lô hàng xuất khẩu, trong trường hợp hàng hoá không có săn tập trung một chỗ mà cần tập trung từ nhiều nơI khác nhau. Hợp đồng được ký kết vè việc thugom hàng xuất khẩu có thể là hợp đồng mua hàng xuất khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng đổi hàng, hợp đồng uỷ thác thu mua hàng xuất khẩu, hợp đồng liên doanh, liên kết xuất khẩu,…. Hai là: Đóng gói hàng hoá xuất khẩu: Trong buôn bán quốc tế tuy không Ýt hàng hoá để trần hoặc đẻ rời nhưng đa số là hàng hoá phảI được đóng gói cẩn thận trong quá trình vận chuyển, bảo quản. Để làm tốt khẩu này đòi hỏi các bên phảI nắm vững các yêu cầu cụ thể về việc lùa chọn cách bao gói thích hợp. Ba là: Kẻ ký mã hiệu hàng hoá xuất nhập khẩu: ký mã hiệu là những ký hiệu bắng số, chữ, hình vẽ được ghi trên bao bì bên ngoài nhằm thông báo những chi tiết cần thiết cho việc giao nhận, bốc giỡ hoặc bảo quản hàng hoá. d. Thuê phương tiện vận tải: Đây là bước tiếp theo trong việc thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu. Bên có trách nhiệm phảI thực hiện việc thuê tàu hoặc phương tiện lưu thông khác để tiến hành vận chuyển hàng hoá. Các quy định về phương tiện và phương thức vận chuyển phảI tuân theo các thoả thuận về việc này trong hợp đồng xuất nhập khẩu, vì nó liên quan đến việc xác định giá cả của hàng hoá. Thông thường hiện nay các điều khoản này thường tuân theo các quy định trong INCOTERM, đây là nhưng tập quán thương mại quốc tế rất hay được sử dụng trong vận chuyển hàng hoá. Việc thuê phương tiện vận chuyển cũng thường xảy ra các trường hợp gây khó khăn cho bên có trách nhiệm thuê phương tiện do đó bên này thường uỷ thác việc này lại cho một công ty hàng hải( đối với phương tiện vận chuyển là tàu biển) hoặc các công ty vận chuyển khác thực hiện. e. Kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng hoá. Đây là bước thứ năm trong quá trình thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu. Trước khi giao hàng hay nhận hàng, các bên có trách nhiệm kiểm tra hàng hoá theo các yêu cầu đã đề ra về số lượng, chất lượng, phẩm chất, trọng lượng, bao bì…. Hoạt động này được tiến hành nhằm làm cho quá trình thực hiện hợp đồng được hoàn thiện, tránh xảy ra tranh chấp sau khi hàng hoá đã được giao vì trong kinh doanh quốc tế nếu xảy ra tranh chấp thì việc giảI quyết thường gặp rất nhiều khó khăn do xung đột luật, ngăn cách về địa lý…. Khâu này sẽ là căn cứ cho việc giảI quyết các tranh chấp sau này. f. Mua bảo hiểm cho hàng hoá: Hàng hoá trong quá trình vận chuyển thường gặp khá nhiều rủi ro tổn thất. Vì vậy mua bảo hiểm cho hàng hoá là một nghiệp vụ không thể thiếu trong kinh doanh quốc tế. Thông thường thì việc quy định bên nào sẽ mua bảo hiểm cho hàng hoá đã được quy định cùng với việc lùa chọn điều kiện vận chuyển hàng hóa. g. Làm thủ tục hải quan: Việc quy định bên nào có trách nhiệm làm thủ tục hảI quan cũng phụ thuộc vào việc các bên lùa chọn trong điều khoản về vận chuyển hàng hoá. Việc làm thủ tục hải quan gồm ba bước sau: Bước thứ nhất là khai báo hải quan: đó là việc bên chủ hàng khai các chi tiết về hàng hoá lên tờ khai hải quan để cơ quan hảI quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Nội dung tê khai bao gồm các mục như: loại hàng, tên hàng, khối lượng, giá trị hàng, tên công cụ vận tảI, xuất khẩu hay nhập khẩu với nước nào… tờ khai hảI quan phải được xuất trình với một số chứng từ khác mà chủ yếu là hoá đơn, phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết. Bước thứ hai là xuất trình hàng hoá: hàng hoá xuất nhập khẩu phảI được sắp xếp trật tự, thuận tiện cho việc kiểm soát, chủ hàng phảI chịu chi phí về việc mở và đóng các kiện hàng. Bước thứ ba là thực hiện các quyết định của cơ quan hảI quan: Sau khi kiểm soát các giấy tờ hàng hoá, hảI quan sẽ ra các quyết định như: cho hàng đi qua một cách có điều kiện, cho hàng đI qua sau khi nộp thuế, hàng không được xuất, nhập khẩu…. Nghĩa vụ của chủ hàng là phảI nghiêm chỉnh chấp hành các quyết định đó. h. Giao nhận hàng hoá: Công việc này thường được các bên thực hiện với bên vận tảI hàng hoá, hoặc khi có cán bộ của bên kia đI kèm theo hàng thì sẽ tiến hành các thủ tục cùng với người đó. Việc giao nhận hàng hoá sẽ liên quan đến L/C và bộ vận đơn. sau khi kiểm tra hàng thấy hàng hoá đúng theo nhưng điều khoản về hàng hoá trong vận đơn thì tiến hành nhận hàng. Thủ tôc nhận hàng khá phức tạp và thường phảI rất cẩn trọng vì phải qua nhiều khâu khác nhau. Trong khâu này thì các bên sẽ trao cho nhau các giấy tờ, tài liệu cần thiết vÒ hợp đồng để tiến hành việc thanh toán. i. Thủ tục thanh toán: Thủ tục thanh toán là bước cuối cùng trong việc thực hiện một hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu. Phương thức thanh toán còng nh­ nghĩa vụ của hai bên trong quá trình này sẽ được thực hiện theo nội dung đã được thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu. Thanh toán có thể là thanh toán trực tiếp, bằng cách mở L/C hoặc thanh toán thông qua nhờ thu. Đối với mỗi phương thức thanh toán khác nhau sẽ có các thủ tục khác nhau. Do phương thức thanh toán trực tiếp tỏ ra có nhiều hạn chế trong điều kiện thông tin và vận chuyển hiện nay do đó nó ngày càng Ýt được sử dông. Hiện nay phương pháp chủ yếu thường xuyên được dụng trong thanh toán quốc tế là thanh toán thông qua việc mở L/C, do hệ thống ngân hàng hiện nay trên thế giới rất hiện đại và việc ngân hàng làm nghiệp vụ thành toán trở nên rất dễ dàng trong các giao dịch có khoảng cách địa lý xa. Ngoài ra các bên còn có thể sử dụng phương thức thanh toán thông qua việc nhờ thu, phương thức này cũng gần giống nh­ phương thức mở L/C nhưng có một số khác biệt về nghiệp vụ và thủ tục. Đối với phương thức thanh toán thông qua nhờ thu và bằng L/C thì bộ hoá đơn chứng từ là rất quan trọng vì nó là cơ sở cho việc tiến hành thanh toán của ngân hàng. j. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp (nếu có) Trong quá trình thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu, một bên có thể tiến hành các thủ tục khiếu nại đối với bên kia trong thời hạn quy định về những sai sót và vi phạm nghĩa vụ của bên kia. Nêu nh­ bên bị khiếu nại đồng ý giải quyết theo yêu cầu của bên khiếu nại thì coi nh­ không phát sinh tranh chấp. Tuy nhiên, khi hết thời hạn để trả lời khiếu nại mà bên bị khiếu nại không trả lời hoặc không chấp thuận với nội dung khiếu nại thì các bên có thể tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật Thương mại, Pháp lệnh trong tài Thương mại, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế. 4. Các hình thức giải quyết tranh chấp về hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu Do khi người được uỷ thác thực hiện công việc uỷ thác theo hợp đồng thì có thể làm phát sinh các mối quan hệ pháp lý sau: quan hệ giữa bên uỷ thác và bên được uỷ thác theo hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu, quan hệ giữa bên uỷ thác với bên thứ ba theo hợp đồng xuất nhập khẩu. Trong các mối quan hệ này đều có thể phát sinh tranh chấp nhưng tư cách của mối bên khi tham gia giải quyết tranh chấp như thế nào thì còn phụ thuộc vào việc đó là tranh chấp theo hợp đồng nào. Đối với hợp đồng xuất nhập khẩu thì bên thứ ba chỉ có thể khiếu nại, khởi kiện đối với bên được uỷ thác còn bên uỷ thác sẽ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Đối với hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu thì cũng tương tự như vậy, chỉ có bên uỷ thác và bên được uỷ thác tiến hành các hoạt động khiếu nại, khởi kiện với nhau còn bên thứ ba còn lại là một bên chủ thể của hợp đồng xuất nhập khẩu nếu có tham gia vào thì chỉ là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Nguyên nhân do hiện nay luật nước ta chưa có quy định về quyền và nghĩa vụ của bên thứ ba theo hợp đồng như pháp luật một số nước quy định. Ví dụ như pháp luật Cộng hoà Pháp cho phép bên thứ ba được khởi kiện theo thủ tục tố tụng chéo ( Điều 1166- BLDS Cộng hoà Pháp) Các tranh chấp về hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu và hợp đồng xuất nhập khẩu được giải quyết bằng các hình thức sau: Thương lượng, hoà giải qua trung gian , trọng tài và toàn án. Thương lưọng là hình thức giải quyết tranh chấp Thương lượng là hình thức giải quyết mà các bên sẽ trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện giao dịch để trao đổi giải quyết mâu thuẫn với nhau. Trong thực tế giải quyết tranh chấp thì đây là cách thức được các doanh nghiệp ưa chuộng nhất. Do khi giải quyết tranh chập bằng hình thức thương lượng không những không làm lé bí mật kinh doanh, tiết kiệm thời gian mà còn có thể giữ lại được những quan hệ kinh doanh với các đối tác. khi xảy ra tranh chấp nếu có thể giải quyết bằng hình thức này là tốt nhất. Hình thức hoà giải là hình thức giải bằng cách thông qua một người trung gian thứ ba, người này có vai trò giúp đỡ các bên phân tích, tìm hiểu pháp luật, hiểu rõ những lợi hại thông qua đó tự gải quyết với nhau để đi đến thống nhất. Giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài sẽ được tiến hành nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thoả thuận trọng tài. Xu hướng hiện nay là các doanh nghiệp thường thoả thuận trọng tài vì các ưu việt của biện pháp này. Khi áp dụng hình thức này thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại hội đồng trọng tài do trung tâm trọng tài tổ chức hoặc do hai bên thành lập theo quy định của Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt Nam năm 2003. Quyết định của trọng tài là quyết định chung thẩm, hai bên có nghĩa vụ phải thi hành quyết định trọng tài một cách tự nguyện và nghiêm tóc. Nếu các bên không thoa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hoặc thoả thuận trọng tài vô hiệu thì tranh chấp có thể được giải quyết bằng toà án. Toà án là cơ quan cuối cùng giải quyết tranh chấp trong mọi trường hợp. Tranh chấp trong hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu sẽ được thụ lý và giải quyết tại toà án theo trình tự thủ tục tố tụng vụ án kinh tế, vì bản chất của hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu là một hợp đồng kinh tế. Quyết định của toà án sẽ được cưỡng chế thi hành đối với các bên. PHẦN II THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC CHẾ ĐỘ UỶ THÁC XUẤT NHẬP KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT Nam TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT Nam VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU. Khái quát chung về Tổng công ty Cà phê Việt Nam Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty. Tổng công ty Cà phê Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là VINACAFE ( Viet Nam National Coffee Corrporation) được thành lập ngày 29 tháng 4 năm 1995theo Quyết định số 251/TTg ngày 29/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ nhằm thực hiện Quyết định số 91/TTg ngày 7/3/1994 của thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh và Nghị định số 44/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ phê chuẩn ‘Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Cà phê Việt Nam’. Tháng 9/1995, Liên hiệp các xí nghiệp Cà phê Việt Nam chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức tổng công ty. Tổng công ty Cà phê Việt Nam được thành lập với ba mục đích chính là: Xoá bỏ tình trạng phân tán, thiếu liên kết trong sản xuất kinh doanh của ngành Cà phê. Đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung tài chính, sản phẩm để xây dựng một ngành kinh tế thực sự mạnh mẽ mà Tổng công ty Cà phê Việt Nam là nòng cốt để tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tạo điều kiện, khả năng trong hợp tác, đầu tư, thu hót vốn, tranh thủ công nghệ tiên tiến của nước ngoài nhằm phát triển sản xuất, chế biến Cà phê cả về chiều rộng và chiều sâu, để ngày càng nâng cao khả năng khai thác tiềm năng của từng vùng trong cả nước. Tổng công ty Cà phê Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập trên cơ sở các thành viên là các doanh nghiệp hách toán độc lập, doanh nghiệp hách toán phụ thuộc và các đơn vị sự nghiệp có quan hệ mật thiết về lợi Ých kinh tế , tài chính, công nghệ, cung ứng tiêu thụ, dich vụ, thông tin đào tạo, nghiên cứu, tiếp thi hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu trong ngành Cà phê nhằm tăng cường tích tụ tập trung phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của các thàh viên của toàn Tổng công ty Cà phê, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Hiện nay Tổng công ty Cà phê Việt Nam có trên 70 đơn vị thành viên bao gồm các nông trường sản xuất Cà phê, các nhà máy chế biến và các công ty xuất nhập khẩu nằm rải rác trên toàn quốc với chức năng sản xuất kinh doanh Cà phê là chủ yếu ngoài ra còn có cả các mặt hàng khác. Các thành viên của Tổng công ty Cà phê Việt Nam có trách nhiệm thực hiện theo điều lệ của Tổng công ty Cà phê được Nhà nước phê duyệt, đựơc hưởng những lợi Ých về kinh tế, phân chia lợi nhuận tương ứng với phần đóng góp, hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua việc điều tiết giá cả, quỹ phóc lợi của Tổng công ty. Chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty Cà phê Việt Nam. Tổng công ty Cà phê Việt Nam được coi là đơn vị nòng cốt của ngành Cà phê Việt Nam, do đó nó có các chức năng nhiệm vụ sau: tiếp nhận và sử dụng hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn Nhà nước giao, tổ chức phân bổ vốn và giao vốn cho cá đơn vị thành viên. Tổ chức chỉ huy, phối hợp hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm nguồn hàng, xuất nhập khẩu nhằm đạt được mục đích chiến lược của Tổng công ty. Tìm kiếm thị trường xuất khẩu Cà phê, nông sản, nhập vật tư, thiết bị phục vụ cho ngành. Phân bố thị trường cung ứng hay tiêu thụ cho các đơn vị thành viên trên cơ sở có lợi nhất. Quản lý và phân bổ chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, các chỉ tiêu xuất nhập khẩu của Tổng công ty cho các đơn vị thành viên trên nguyên tắc bình đẳng và có ưu tiên thích đáng chonhững đơn vị gặp rủi ro, khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Tổ chức cung cầp chính xác và kịp thời về thông tin thị trường và giá cả trong nước và thế giới chi các đơn vị thành viên. Quản lý giá xuất, giá nhập khẩu của Tổng công ty và công bố giá xuất khẩu Cà phê, giá nhập khẩu vật tư thiết bị phục vị cho ngành trong từng thời điểm để các đơn vị thành viên phối hợp thức hiện, khắc phục tình trạng tranh mua tranh bán. Giúp đỡ các đơn vị thành viên tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện giúp đỡ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Cà phê Việt Nam. Về mặt hàng kinh doanh. Tổng công ty Cà phê Việt Nam chủ yếu kinh doanh các mặt hàng nông sản và hàng hoá phục vụ sản xuất nông nghiệp. Mặt hàng xuất khẩu chính của Tổng công ty Cà phê Việt Nam là Cà phê nhân loại Cà phê Robusta và các loại Cà phê chế biến như Cà phê hoà tan, Cà phê rang xay…. Bên cạnh đó, Tổng công ty Cà phê còng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản khác nh­ : ngô, hạt tiêu, đậu, hạt điều… Tổng công ty chủ yếu là nhập khẩu các mặt hàng nhằm phục vụ sản của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty và người dân trồng Cà phê như phân bón, các thiết bị sản xuất, chế biến Cà phê. Về thị trường và khách hàng. Thị trường hiện nay của ngành Cà phê nói chung và của Tổng công ty Cà phê Việt Nam nói riêng chủ yếu là các nước Tư bản chủ nghĩa. Sau sù tan rã của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu và quá trình đổi mới đường lối kinh tế, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế thì thị trường của ngành Cà phê Việt Nam ngày càng phong phú cả về xuất khẩu và nhập khẩu. Hiện nay Tổng công ty đã xuất khẩu Cà phê ra trên 50 nước trên thế giới trong tổng số hơn 60 nước nhập khẩu Cà phê của Việt Nam. Các thị trường quan trọng nhất của Tổng công ty Cà phê Việt Nam là Mỹ, Đức, Italia, Pháp và Nhật. Khách hàng làm ăn với Tổng công ty Cà phê Việt Nam phần lớn là các doanh nghiệp Châu Á. Họ mua Cà phê của Tổng công ty Cà phê Việt Nam sau đó đem bán lại tại các trung tâm giao dịch Cà phê lớn nh­ LonDon, NewYork. Tổng công ty Cà phê Việt Nam còng đã đặt quan hệ làm ăn với các hãng kinh doanh Cà phê có uy tín trên thế giới. Trong tổng số hơn 70 đơn vị thành viên thì có khoảng 60 đơn vị được phép xuất khẩu Cà phê bao gồm các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, các nông trường trồng Cà phê và cá nhà máy chế biến. để đảm bảo hiệu quả xuất khẩu Cà phê, Tổng công ty Cà phê Việt Nam đã tập trung đầu tư cho 12 đơn vị xuất khẩu Cà phê có hiệu quả nhất. Nhưng các công ty này vẫn còn hạn chế về thị trường do đó cò những trường hợp phải uỷ thác lại cho Tổng công ty tiến hành các hợp đồng xuất nhập khẩu. Tình hình xuất khẩu Cà phê ở Tổng công ty Cà phê Việt Nam trong thời gian qua. Sau nhiều năm cố gắng nỗ lực của các doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp xuất khẩu Cà phê cùng với sự ưu đãi của thiên nhiên đến nay ngành Cà phê đã đạt được nhiều tiến bộ có bước tiến bộ cả về năng suất, chất lương lẫn khối lượng. Sự tiến bộ này đã góp phần đưa Việt Nam thành một trong những quốc gia xuất khẩu Cà phê đứng hàng đầu trên thế giới, đưa Cà phê Việt Nam ngày càng chiếm vị trí quan trọng trên thị trường Cà phê thế giới, ngày càng có ảnh hưởng đến việc điều hoà cung cầu và giá cả Cà phê thế giới. Để có được kết quả này trong những năm qua ngành Cà phê Việt Nam và Tổng công ty Cà phê Việt Nam đã có nhiều cố gắng lớn và hoạt động có hiệu quả đặc biệt là trong công tác xuất nhập khẩu. Kết quả xuất khẩu Cà phê Việt Nam 9 niên vụ từ năm 1993/1994- 2002 Năm (Niên vô) Số lượng (tấn) Kim ngạch ( 1000 USD) Đơn giá ( USD/ tấn) 1993 158.520 550.000 3.469,6 1994 212.038 558.280 2.632,9 1995 232.756 422.436 1.814,9 1996 347.000 415.556 1.197,6 1997 395.419 599.869 1.517,0 1998 401.293 551.309 1.373,8 1999 653.946 539.074 824,3 2000 875.329 382.929 437,5 2001 750.000 247.000 329,3 2002 704.000 304.000 431,8 Có thể nói để đạt được kết quả khả quan của hoạt động xuất khẩu những năm qua thì ngoài các nhân tố quan trọng như quản lý, chất lượng hàng hoá xuất khẩu thì việc lùa chọn hình thức xuất nhập khẩu cũng là một yếu tố hết sức quan trọng, trong đó xuất nhập khẩu trực tiếp là một hình thức được Tổng công ty Cà phê Việt Nam áp dụng rất hiệu quả. Bên cạnh việc trực tiếp xuất nhập khẩu những hàng hoá của mình thì Tổng công ty còn nhận uỷ thác của các công ty khác để tiến hành xuất nhập khẩu, do lợi thể là có thị trường rộng lớn và chắc chắn, có đội ngò cán bộ thông thạo và nhiều kinh nghiệp trong kinh doanh quốc tế. Với tư cách là trung gian thương mại thì Tổng công ty tiến hành ký kết các hợp đồng uỷ thác với khách hàng sau đó thực hiện hợp đồng và nhận phí uỷ thác theo thoả thuận. Như vậy hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng công ty không chỉ dừng lại ở việc xuất nhập khẩu những hàng hoá của Tổng công ty mà còn mở rộng lĩnh vực kinh doanh ra thành một trung gian thương mại với vai trò là người nhận uỷ thác theo quy định của Luật thương mại Việt Nam . Công tác tổ chức xuất nhập khẩu và vai trò của uỷ thác xuất nhập khẩu trong hoạt động xuất nhập khÈu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam. 2.1 Công tác tổ chức xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam Trong cơ cấu tổ chức của Tổng công ty thì bộ phận quản lý xuất nhập khẩu nằm trong cơ cấu thành phần của Ban Kinh doanh tổng hợp. Với vai trò là bộ phận quản lý về xuất nhập khẩu thì Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu có các chức năng sau: Tiến hành lùa chọn mặt hàng xuất khẩu, đây là một trong những nội dung ban đầu, cơ bản nhưng rất quan trọng và cần thiết để tiến hành được hoạt động xuất nhập khẩu thì doanh nghiệp trước tiên phải xác định được mặt hàng nào mình sẽ đem vào kinh doanh trong từng thời kỳ cụ thể. Bởi vì để lùa chọn đúng các mặt hàng mà thị trường cần đòi hỏi, Công ty phải có quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tỉ mỉ, phân tích một cách có hệ thông và hiệu quả về nhu cầu của thị trường. Qua đó giúp Tổng công ty có thể xác định, dự đoán được sự biến động của thị trường còng nh­ những cơ hội mà mình có thể nắm bắt, những thách thức có thể phải vượt qua. Hoàn thành tốt chức năng này thì mới có thể tiếp tục các chức năng tiếp theo của mình một cách có hiệu quả nhất. Lùa chọn thị trường xuất khẩu là bước tiếp theo sau khi đã lùa chọn được mặt hàng xuất khẩu. Tuy nhiên không phải là cứ xác định được thị trường nào cần là doanh nghiệp có thể đáp ứng được ngay. Trên thực tế nó còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nữa. Có khi cả một thị trường rộng lớn nhưng doanh nghiệp lại chỉ cần chiếm lĩnh và hoạt động hiệu quả ở một mảng nào đó cũng đã có thể mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp. Do vậy, việc lựac chọn thị trường xuất khẩu hợp lý về cả chi phí, tính ổn định mà ở đó doanh nghiệp có thể phát huy được tối đa khả năng kinh doanh của mình đạt hiệu quả cao mà lại có khả năng mở rộng là một quá trình đòi hỏi nhiều công sức và phải có tư duy phân tích, nắm vững các đặc diểm và biến động của từng thị trường . Lùa chọn đối tác giao dịch: Sau khi lùa chọn được thị trường xuất khẩu thì doanh nghiệp lại phải tiến hành tìm kiếm và lùa chọn đối tác để giao dịch ở thị trường đó. Đối tác giao dịch chính là những bạn hàng sẽ trực tiếp mua những sản phẩm của doanh nghiệp và cũng chính là thị trường tiềm năng sau này của doanh nghiệp. Yêu cầu đối với việc lựac chọn đối tác là phải tìm được đối tác phù hợp sao cho trong quá trình hợp tác kinh doanh với họ, doanh nghiệp tránh được những phiền toái, rủi ro có thể gặp phải đồng thời lại đạt được những mục tiêu đã đế ra khi tham gia vào thương trường quốc tế. Vì lẽ trên, khi lùa chọn đối tác giao dịch thì cần: + Có thiện chí trong quan hệ làm ăn với doanh nghiệp, có độ tin cậy cao, không có những biểu hiện của hành vi lừa đảo. + Có thực lực về tài chính. + Có uy tín, có tiếng trong kinh doanh Hệ quả của việc lùa chọn đối tác giao dịch phụ thuộc rất lớn vào khả năng thâm nhập, tìm hiểu và đàm phán của doanh nghiệp. Nếu lùa chọn được đối tác giao dịch phù hợp sẽ tạo cho doanh nghiẹp độ tin cậy cao, yên tâm trong quá trình hợp tác làm ăn, uy tín của doanh nghiệp cũng sẽ được nawng cao nhờ việc hợp tác làm ăn có hiệu quả. - Lùa chọn phương thức giao dịch: Phương thức giao dịch là cách thức mà doanh nghiệp sử dụng để thực hiện các kế hoạch và mục tiêu kinh doanh của mình trên thị trường. Phương thức giao dịch sẽ quy định những thủ tục cần thiết để tiến hành các điều kiện giao dịch, các thao tác, giấy tờ cần thiết khi xác lập và thực hiện các quan hệ kinh doanh. Có rất nhiều phương thức giao dịch nh­ giao dịch thông thường(giao dịch trực tiếp), giao dịch qua trung gian, gia dịch tại sở giao dịch hàng hoá, gia công quốc tế. Tuy nhiên hiện nay phương thức giao dịch chủ yếu được áp dụng vẫn là phương thức giao dịch thông thường . Với phương thức giao dịch này, người mua và người bán sẽ trực tiếp trao đổi, thoả thuận thông qua gặp gỡ hoặc thư từ, điện tín về các vấn đề cần thiết nh­ hàng hoá, giá cả, phương thức giao hàng, phương thức thanh toán… Tuỳ thuộc mặt hàng, bạn hàng là ai, nh­ thế nào và thị trường cụ thể mà doanh nghiệp sẽ lùa chọn phương thức giao dịch phù hợp. Ngoài ra, việc lùa chọn phương thức giao dịch còn phải căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp trong từng thời điểm, từng lĩnh vực Đàm phán, ký kết hợp dồng: Đàm phán ký kết hợp đồng là mét trong những khâu quan trọng của hoạt động xuất khẩu. Nó có vai trò là yếu tố quyết định đến khả năng bán hàng, giao hàng còng nh­ các công đoạn trước và sau đó mà doanh nghiệp cố gắng tìm kiếm. Việc đàm phán, ký kết hợp đồng phải dùa trên những cơ sở, nguyên tắc cơ bản sau: căn cứ vào nhu cầu của thị trường, chất lượng của sản phẩm, đối tác và đối thủ cạnh tranh và vào khả năng của doanh nghiệp, cũng như vào mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp vào vị thế , mối quan hệ kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. - Kết hợp cùng Tổng công ty thực hiện hợp đồng theo nhưng điều khoản đã thoả thuận. Việc thực hiện hợp đồng giao hàng và thành toán là khấu cuối cùng của một hoạt động kinh doanh nói chung và của hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, giai đoạn này tuy đơn giản nhưng có rất nhiều công đoạn nhỏ. Việc thực hiện tốt hợp đồng sẽ là những điều kiện để doanh nghiệp tién hành các hoạt động xuất khẩu sau này. giai đoạn này không chỉ là giai đoạn mang lại lợi nhuận cho công ty mà còn quyết định đến uy tín, khả năng của công ty trong việc mở rộng mối quan hệ hợp tác mua bán sau này. 2.2 Vai trò của hoạt động nhận uỷ thác xuất nhập khẩu trong hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Cà phê Việt Nam. Tổng công ty Cà phê Việt Nam chủ yếu kinh doanh các mặt hàng nông sản và hàng hoá phục vụ sản xuất nông nghiệp. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty là Cà phê nhân và các loại Cà phê chế biến như Cà phê hoà tan, Cà phê rang xay và một số mặt hàng nông sản khác như: ngô, hạt tiêu, đậu, hạt điều…. Bên cạnh đó Tổng công ty còn tiến hành nhận uỷ thác xuất nhập khẩu cho các công ty khác theo quy định của Luật thương mại 1997, bên uỷ thác có thể là các công ty thành viên chưa có đủ năng lực xuất nhập khẩu, cũng có cả các công ty và doanh nghiệp khác ký hợp đồng với Tổng công ty để uỷ thác cho Tổng công ty xuất nhập khẩu hàng cho họ. Hoạt động nhận uỷ thác xuất nhập khẩu đã trở thành một lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả và quan trọng trong Tổng công ty do Tổng công ty có lợi thể về thị trường và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế. Do đã có đủ năng lực xuất nhập khẩu nên Tổng công ty thường không đóng vai trò là người uỷ thác mà chỉ thường là nguời nhận uỷ thác. Hàng năm khoản đóng góp vào doanh thu của Tổng công ty nhờ vào ký kết các hợp đồng uỷ thác là khá lớn chiếm khoảng 23,60% tổng doanh thu của Tổng công ty, thể hiện vai trò không nhỏ của nó trong hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. Hiện nay các hoạt động trung gian thương mại đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ hơn, trong đó hoạt động uỷ thác lại càng thể hiện vai trò không thể thiếu trong các hoạt động thương mại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam hoạt động này đang được thực hiện một cách hiệu quả và có chất lượng. Thể hiện sự năng động của Tổng công ty trong hoạt động kinh doanh. THỰC TIỄN PHÁP LÝ TRONG KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG UỶ THÁC XUẤT NHẬP KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT Nam Thực tiễn pháp lý trong ký kết hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam. Tổng công ty Cà phê Việt Nam thực hiện nghiệp vụ nhận uỷ thác của các công ty khác để tiến hành xuất nhập khẩu do đó trong thực tiễn ký kết hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu thì Tổng công ty thường có tư cách là bên nhận uỷ thác. Mặt hàng mà Tổng công ty có quyền kinh doanh đó là các mặt hàng nông sản và các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất và chế biến nông sản, do đó trong quá trình nhận uỷ thác xuất nhập khẩu Tổng công ty cũng chỉ có quyền nhận những hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu những mặt hàng này. Khách hàng của Tổng công ty là các doanh nghiệp khác có nhu cầu uỷ thác, chủ yếu là các công ty thành viên chỉ có một số Ýt các công ty ngoài ký kêt hợp đồng uỷ thác cho Tổng công ty (theo Khoản 2 Điều 9 NĐ 57/CP ngày 31/7/1998) Do Tổng công ty tự mình tiến hành nhận uỷ thác chứ không thông qua các đơn vị thành viên nên người đại diện theo pháp luật để tiến hành ký kết các hợp đồng của Tổng công ty là Tổng giám đốc, nhưng trong một số trường hợp do Tổng giám đốc bận các công tác khác nên Phó Tổng giám đốc tiến hành ký kết thay theo sự uỷ quyến của tổng giám đốc. Sự uỷ quyền này được lập thành văn bản và là sự uỷ quyền theo vụ việc. Căn cứ pháp lý để ký kết hợp đồng là pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, do bản chất của hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu là một hợp đồng kinh tế. Ngoài ra hai bên còn căn cứ vào nhu cầu và khả năng của các bên trong việc thực hiện hợp đồng để việc ký kết và thực hiện được thuận lợi. Hợp đồng uỷ thác được lập thành văn bản theo đúng quy định của pháp luật. Trong hợp đồng quy định các điều khoản thoả thuận của hai bên về các vấn đề như: tên hàng, số lượng, chất lượng, bao bì, ký mã hiệu, đơn giá, tổng trị giá hàng hoá, thời gian và địa điểm giao nhận hàng, thanh toán, thưởng phạt hợp đồng, phí uỷ thác, giải quyết tranh chấp… và các điều khoản thoả thuận khác. Sau khi đã thoả thuận xong về các điều khoản chủ yếu trong hợp đồng thì hai bên sẽ ký vào hợp đồng và hợp đồng sẽ có hiệu lực ngay sau ngày ký. Hợp đồng sẽ được lập thành 04 bản và giao cho mỗi bên 02 bản làm căn cứ thực hiện hợp đồng. Thực tiễn pháp lý trong vấn đề thực hiện các hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam Giai đoạn thực hiện hợp đồng chính là giai đoạn mà hai bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đã thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu. Tổng công ty Cà phê Việt Nam với vai trò là bên nhận uỷ thác nên có các quyền và nghĩa vụ của bên nhận uỷ thác. Tổng công ty có các nghĩa vụ sau: Thực hiện xuất, nhập khẩu hàng hoá nh­ đã thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu. Hàng hoá mà Tổng công ty tiến hành xuất nhập khẩu phải đúng chủng loại, số lượng, chất lượng nh­ đã thoả thuận. Trong quá trình thực hiện việc xuất, nhập hàng hoá khi hàng hoá còn trong sự quản lý của Tổng công ty thì Tổng công ty phải có trách nhiệm trông nom, bảo quản hàng hoá theo đúng yêu cầu đối với hàng hoá. Khi có các vấn đề phát sinh liên quan đến việc thực hiện hợp đồng thì Tổng công ty phải báo cho bên uỷ thác biết nhằm tìm cách giải quyết; trong trường hợp có chỉ dẫn của bên uỷ thác phù hợp với hợp đồng uỷ thác thì Tổng công ty phải tuân theo các chỉ dẫn đó. Nghĩa vụ này làm cho hai bên cùng có trách nhiệm thực hiện hợp đồng. Các vấn đề phát sinh thường liên quan đến hàng hoá và thủ tục hải quan. Nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng uỷ thác. Trong quá trình thức hiện hợp đồng uỷ thác thi Tổng công ty thường được bên uỷ thác giao cho các tài sản và tài liệu để tiến hành công việc được uỷ thác. Tài sản ở đây có thể là tiền hoặc các tài sản khác, các tài liệu liên quan đến hàng hoá như hoá đơn, chứng nhận chất lượng, xuất xứ,… Đây là các tài sản và tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng do đó Tổng công ty có nghĩa vụ bảo quản, gìn giữ để khi thực hiện xong hợp đồng thì có thể phải trả lại cho bên uỷ thác hoặc dùng trong quá trình thực hiện hợp đồng. Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác. Trong kinh doanh cần phải đảm bảo bí mật kinh doanh, tuy nhiên khi thực hiện hợp đồng uỷ thác thì Tổng công ty có khả năng sẽ nắm bắt được một số thông tin của bên uỷ thác do đó khi thực hiện hợp đồng uỷ thác Tổng công ty phải có trách nhiệm giữ bí mật thông tin cho bên uỷ thác. Giao hàng, nhận hàng đúng nh­ thoả thuận đã ký trong hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu. Trong hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu luôn có điều khoản về giao nhận hàng hoá, đó là thời gian giao, nhận hàng, phương thức giao, nhận hàng. Tổng công ty có trách nhiệm thức hiện nghiêm túc điều khoản này. Thông thường Tổng công ty sẽ là người nhận hàng hoá từ các công ty uỷ thác để tiến hành xuất khẩu, vì phần lớn các hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu mà Tổng công ty ký là uỷ thác xuất khẩu, khi đó Tổng công ty phải đến nhận hàng hoá đúng thời gian đã quy định trong hợp đồng. Sau khi hàng hoá đã được xuất khẩu thì Tổng công ty có nghĩa vụ phải thanh toán tiền hàng cho bên uỷ thác. Tiền hàng có thể thành toán trực tiếp hoặc chuyển khoản nhưng khi đã nhận được tiền thì Tổng công ty phải chyển cho bên uỷ thác theo thoả thuận một cách sớm nhất. Bên cạnh các nghĩa vô nh­ trên thì trong quá trình thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu Tổng công ty có các quyền sau: Quyền yêu cầu bên uỷ thác cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác. Trong quá trình thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu Tổng công ty cần có các thông tin và tài liệu cần thiết như thông tin về khác hàng( người thứ ba), thông tin về hàng hoá, các tài liệu liện quan đến hàng hoá, thủ tục hải quan…. Các thông tin và tài liệu này bên uỷ thác có nghĩa vụ phải cung cấp cho Tổng công ty để Tổng công ty có thể thực hiện hợp đồng một cách thuận lợi nhất. Sau khi thực hiện xong hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu Tổng công ty có quyền yêu cầu bên uỷ thác trả phí uỷ thác theo đúng thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu đã ký ( đối với các hợp đồng uỷ thác của Tổng công ty Cà phê Việt Nam thì mức phí này thường là 1,5% giá trị hợp đồng). Tổng công ty cũng có quyền không chịu trách nhiệm về hàng hoá đã giao cho bên uỷ thác, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Khi hàng hoá đã được giao cho bên uỷ thác thì Tổng công ty không còn có trách nhiệm với hàng hoá đó nữa trừ phi hai bên thoả thuận rằng Tổng công ty phải có trách nhiệm với hàng hoá tới một thời điểm cụ thể nào đó, thông thường trách nhiệm ở đây là trách nhiệm bảo quản, trông nom hàng hoá. Khi đó Tổng công ty phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ với hàng hoá cho đến hết thời hạn quy định trong hợp đồng. Quyền yêu cầu bên uỷ thác bồi thuờng thiệt hại do họ gây ra. Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà bên uỷ thác gây ra thiệt hại, tổn thất cho Tổng công ty thì Tổng công ty có quyền yêu cầu bên uỷ thác phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại đó. Nếu bên uỷ thác không thực hiện nghĩa vụ bồi thường thì Tổng công ty có thể đem ra giải quyết theo trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng PHẦN III PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ NHẬN UỶ THÁC XUẤT NHẬP KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT Nam I.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CÁC BỘ, NGÀNH LIÊN QUAN. 1.Tăng cường hợp tác quốc tế về kinh tế. Hiện nay ngành thương mại nước ta gặp không Ýt khó khăn khi ra thị trường nước ngoài vì nhiều lý do, trong đó có lý do là năng lức của các doang nghiệp nước ta còn non kém, thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế, do nền sản xuất nước ta còn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới. Đó cũng là khó khăn của Tổng công ty Cà phê Việt Nam khi tham gia thị trường quốc tế. Từ thực tế đó, Nhà nước cần có những chính sách thích đáng nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp có cơ hội tham gia thị trường cạnh tranh một cách lành mạnh trên phạm vi quốc tế. Để làm được điều này thì Nhà nước cần tăng cường mở rộng quan hệ quốc tế trên nhiều phương diện văn hoá, chính trị, kinh tế… Điều đó sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam khi ra thị trường quốc tế không bị chèn Ðp, đặc biệt là đối với các ngành kinh doanh các mặt hàng có vị trí quan trọng chiến lược. Ngoài viêc tăng cường hợp tác thì Nhà nước cũng cần phải thực hiện chính sách bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cho các ngành nhăm năng cao năng lức của các doanh nghiệp trong khi tham gia quá trình hội nhập. Thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp cho cả các đối tượng trong và ngoài nước, đăc biệt là các ngành trọng tâm mang tính chất chiến lược như ngành Cà phê. Các Bộ, Ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn cần có các chính sách cụ thể nhằm tăng cường năng lực cho Tổng công ty Cà phê Việt Nam, hỗ trợ Tổng công ty trong công tác tổ chức đào tạo cán bộ và thăm dò thị trường. Tạo vị thế cho Tổng công ty trong quan hệ với các hiệp hội Cà phê thế giới, có các chính sách ưu đãi hợp lý trong giai đoạn ngành Cà phê đang gặp khó khăn như hiện nay. 2.Hoàn thiện pháp luật về xuất nhập khẩu và uỷ thác nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu tiến hành các hoạt động của mình một cách thuận lợi. Hiện nay các quy định về hoạt động xuất nhập khẩu còn nằm rải rác trong các văn bản khác nhau, chưa có được tính hệ thống, chặt chẽ. đặc biệt là thủ tục xuất nhập khẩu còn rất rườm rà, phức tạp gây khó khăn và lãnh phí thời gian cho các doanh nghiệp. Nhà nước cần có sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ đối với các cơ quan hải quan và các cơ quan quản lý xuất nhập khẩu nhằm tránh tình trạng quan liêu, cửa quyền gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Tăng cường hơn nữa việc cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước. Hiện nay uỷ thác xuất nhập khẩu chưa có các quy phạm cụ thể điều chỉnh do đó còn gặp khá nhiều khó khăn. Việc ký kết và thực hiện hợp đồng uỷ thác còn chưa thuận lợi do các bên chưa thể phân định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Để có thể hoàn thiện pháp luật về uỷ thác thì Nhà nước cần hoàn thiện lại các chế định về trung gian thương mại trong Luật thương mại 1997. 3.Cần quan tâm hơn nữa đến việc phát triển ngành Cà phê Đây là việc làm rất cần thiết và cần phải có các chiến lược lâu dài và cụ thể. Trước hết Nhà nước cần quan tâm đến chính sách hỗ trợ cho các vùng trồng cây Cà phê vì đây là đầu vào không thể thiếu cho ngành Cà phê phát triển. ví dụ như có các chính sách cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ cho người nông dân, tạo cho họ sự yên tâm với công việc của mình. Bên cạnh đó cần có các chính sách khuyến khích đầu ra cho Cà phê như: bảo hộ cho ngành Cà phê trong nước băng các chính sách thuế đối với các mặt hàng Cà phê nhập khẩu, tạo điều kiện cho ngành Cà phê trong nước chiém lĩnh thị trường nội địa từ đó làm bệ phóng ra các thị trường nước ngoài. II. CÁC KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM. 1.Tăng cường công tác quản lý chất lượng Cà phê xuất khẩu. Mét trong những nguyên nhân dẫn đến Cà phê Việt Nam thường không chiếm được cảm tình của nhưng nhà nhập khẩu Cà phê trên thế giới là do chất lượng của Cà phê xuất khẩu nước ta còn chưa đạt tiêu chuẩn cần thiết. Điều này là do khâu thẩm định chất lượng Cà phê của các đơn vị kiểm định chưa mang lại hiệu quả cao, do năng lức còn hạn chế và các nguyên nhân khách quan khác. 2. Trong việc tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu Tổng công ty đã sử dụng các hình thức cần thiết song có nhiều khi còn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, cần tăng cường củng cố vị trí của mình trên lĩnh vực xuất nhập khẩu nhằm làm cho các doanh nghiệp khác có lòng tin vào Công ty, kết hợp các biện pháp xúc tiến kinh doanh để có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Cần phải coi hoạt động nhận uỷ thác xuất nhập khẩu như là một hoạt động chính của Tổng công ty, có các bộ phận chuyện trách trong lĩnh vực này nhằm nâng cao hiệu quả của việc ký kết cũng như thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu. 3.Thường xuyên cập nhật thông tin về sự thay đổi của luật pháp trong hoạt động kinh tế. Tiến hành ký kết và thực hiện các hợp đồng theo đúng pháp luật và tập quán kinh doanh. Nâng cao năng lực pháp luật cho các cán bộ của Tổng công ty, đặc biệt là các cán bộ trong ban kinh doanh tổng hợp. Đào tạo các cán bộ chuyên sâu về trung gian thương mại, đi sâu tìm hiểu nghiên cứu về khai thác thị trường, mở rộng quan hệ kinh doanh cả trong và ngoài nước, nâng cao uy tín của Tổng công ty nhằm thu hót khách hàng ngày một tăng. KẾT LUẬN Thông qua việc tìm hiểu pháp luật về hoạt động xuất nhập khẩu và uỷ thác xuất nhập khẩu dưới góc độ lý luận và thực tiễn thực hiện cho thấy hiện nay hành lang pháp lý cho hoạt động xuất nhập khẩu và đặc biệt là hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu của sù phát triển kinh tế. Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam cho chóng ta thấy rằng hiện nay hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu chưa thật sự phát triển; Điều này là do đây là một lĩnh vực còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam đồng thời pháp luật của chúng ta chưa có các chế định cụ thể điều chỉnh quan hệ này làm cho các doanh nghiệp vẫn còn e ngại khi sử dụng hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu. Hy vọng rằng tới đây chúng ta sẽ có các văn bản cụ thể hơn để điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu và Luật Thương mại được sửa đổi, bổ sung sẽ có những quy định hoàn thiện hơn, phù hợp nhằm điều chỉnh hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Luật doanh nghiệp Nhà nước 2003 Luật thương mại Việt Nam 1997 Luật Doanh nghiệp 1999 Luật của Quốc hội sè 29/2001/QH10 về Hải quan Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 01/03/1992 Thông tư số 108/2001/TT- BTC ngày 31/12/2001 hướng dẫn kế toán hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu uỷ thác Bộ luật dân sự 1995 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế Nghị định số 57/1998/NĐ_CP ngày 31/7/1998 quy định chi tiết thi hành luật thuơng mại về hoạt động xuất nhập khẩu, gia công và đại lý mua bàn hàng hoá với nước ngoài Thông tư số 18/1998/ TT_BTM ngày 28/8/1998 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 57/1998/NĐ_CP ngày 31/7/1998 Nghị định 44/2001/NĐ-CP ngày 02/8/2001 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 Dự thảo Luật Thương mại sửa đổi ngày 02 tháng 4 năm 2004 UCP 500 INCOTERM 1990, INCOTERM 2000 PGS_TS. Nguyễn Thị Quy_Thanh toán Quốc tế bằng L/C các tranh chấp thường phát sinh và cách giải quyết, NXB Chính trị quốc gia, năm 2003 Giáo trình Luật thương mại Việt Nam, NXB Công an nhân dân, năm 2000 Giáo trình quản trị doanh nghiệp kinh doanh thương mại, NXB Giáo Dục, năm 1997 Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, trường Đại học ngoại thương, NXB Giáo Dục, năm 1994 Giáo trình kỹ thuật thương mại quốc tế, trường Đại học Thương mại, NXB Thống kê, năm 2003 Báo cáo tổng kết hàng năm và các tài liệu khác của Tổng công ty Cà phê Việt Nam MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Phần I: Chế độ pháp lý về xuất nhập khẩu và uỷ thác xuất nhập khẩu 3 I. Hoạt động xuất nhập khẩu và pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu 3 1.Vị trí, vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu đối với vấn đề phát triển kinh tế đất nước 3 2. Pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu 8 II. Chế độ pháp lý về uỷ thác xuất nhập khẩu 11 1. Ý nghĩa của uỷ thác xuất nhập khẩu trong hoạt động xuất nhập khẩu nói chung 11 2 Pháp luật điều chỉnh hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu 12 III. Ký kết và thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu 14 1.Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu 14 2. Ký kết hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu 18 3. Thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu 21 4. Các hình thức giải quyết tranh chấp về hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu 31 Phần II: Thực tiễn áp dụng các chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam 34 I.Tổng công ty Cà phê Việt Nam và hoạt động xuất nhập nhẩu 34 1.Khái quát chung về Tổng công ty Cà phê Việt Nam 34 2.Công tác tổ chức xuất nhập khẩu và vai trò của uỷ thác xuất nhập khẩu trong hoạt động xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê ViệtNam 40 II. Thực tiễn pháp lý trong ký kết và thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam 44 1.Thực tiễn pháp lý trong ký kết hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam 44 2.Thực tiễn pháp lý trong vấn đề thực hiện các hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam 45 Phần III: Phương hướng hoàn thiện phát triển hoạt động xuất nhập khẩu và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam 49 I.Một số kiến nghị đối với Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan 49 1. Tăng cường hợp tác quốc tế về kinh tế 49 49 2. Hoàn thiện pháp luật về xuất nhập khẩu 50 50 3. Cần quan tâm hơn nữa đến việc phát triển ngành Cà phê51 51 II. Các kiến nghị đối với Tổng công ty Cà phê Việt Nam 51 1. Tăng cường công tác quản lý chất lượng Cà phê xuất khẩu 51 51 2. Kiến nghị trong việc tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu 51 51 3. Thường xuyên cập nhật thông tin về sự thay đổi của luật pháp trong hoạt động kinh tế 52 52 Kết luận 53

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc0 23.doc
Tài liệu liên quan