Dò tìm vật liệu di truyền của HSV trong sản phẩm PCR bằng cảm biến sinh học
Để xác định độ nhạy và khả năng phát hiện vật liệu di truyền của vi rút gây bệnh từ trên mẫu thực
bằng cảm biến sinh học, chúng tôi tiến hành đo đạc thử nghiệm với sản phẩm PCR của HSV. Mẫu
bệnh phẩm từ dịch não tủy bệnh nhân dương tính với HSV ký hiệu VN055 được khẳng định bằng kỹ
thuật PCR tại phòng thí nghiệm các vi rút Herpes, khoa Vi rút, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Sau
phi pha mẫu trong phản ứng 25µl và chạy bằng kỹ thuật PCR cổ điển. Từ sản phẩm thu được, lấy
10µl nhỏ trên hai giếng (số 8 và 9) để chạy điện di trên thạch l%, sử dụng 15µl còn lại để làm mẫu
phân tích cho cảm biến sinh học. Hình 6 là kết quả PCR dương tính của mẫu bệnh phẩm ký hiệu
VN055, được minh chứng bằng hai dải sáng với trọng lượng khoảng 92bp ở giếng số 8 và số 9, giếng
số 2 đến số 7 là chứng dương theo số lượng tương ứng 105 – 100 bản sao DNA của HSV chuẩn từ
phòng thí nghiệm. Giếng số 1 là chứng âm, sử dụng nước khử ion thay cho khuôn mẫu DNA, M là dải
DNA chuẩn.
Pha loãng sản phẩm PCR của HSV theo nồng độ tới 0,5nM. Trước khi tiến hành các phép đo,
chúng tôi nâng nhiệt độ dung dịch chứa mẫu lên 95°C trong 5 phút để DNA sợi đôi đặc hiệu của HSV
biến tính hoàn toàn thành các sợi DNA đơn, sau đó làm nguội nhanh xuống 50 – 55°C, quá trình đo
đạc được thực hiện ngay sau đó để giảm thiểu khả năng tái bắt cặp giữa các DNA sợi đơn.
Hình 7 là đồ thị mô tả kết quả dò tìm DNA đặc hiệu của vi rút HSV của cảm biến, tín hiệu dò tìm
xuất hiện và ổn định ngay sau khoảng 5 phút đối với nồng độ mẫu 0,5nM, nhưng các giá trị tín hiệu
đầu ra đo được nhỏ và tăng tuyến tính khi tăng nồng độ mẫu từ 0,5nM đến 7nM. Với nồng độ mẫu lớn
hơn 7nM tín hiệu lai hóa ở trạng thái bão hòa. Kết quả này được giải thích rằng, khi cho vi cảm biến
tiếp xúc với nồng độ mẫu đủ nhỏ, trên bề mặt vi cảm biến xuất hiện sự lai hóa của DNA dò và DNA
đích, nhưng đồng thời trong dung dịch cũng xảy ra hiện tượng tái bắt cặp giữa các DNA sợi đơn, dẫn
đến tín hiệu lai hóa thấp, còn giá trị bão hòa có thể là do số lượng DNA đầu dò trên bề mặt vi cảm
biến đã lai hóa hết với DNA trong mẫu phân tích.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 96 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát hiện nhanh vật liệu di truyền vi rút Hepers (HSV) bằng cảm biến sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 228
PHÁT HIỆN NHANH VẬT LIỆU DI TRUYỀN VI RÚT HEPERS (HSV) BẰNG
CẢM BIẾN SINH HỌC
Trần Quang Huy*, Nguyễn Thị Hồng Hạnh*, Phan Thi Ngà*, Nguyễn Thị Thường*, Phạm Văn Chung*, Mai
Anh Tuấn**
TÓM TẮT
Đặt vấn ñề: Kết quả nghiên cứu trong những năm gần ñây ñược công bố trên các tạp chí quốc tế chuyên
ngành ñã cho thấy tiềm năng ứng dụng to lớn của cảm biến sinh học trong chẩn ñoán một số tác nhân gây bệnh
nhờ khả năng phát hiện nhanh một hay ña tác nhân gây bệnh, tiện ích, dễ sử dụng và chi phí sinh phẩm và thiết bị
kèm theo thấp hơn các thiết bị chẩn ñoán truyền thống.
Mục tiêu nghiên cứu: Bước ñầu nghiên cứu ứng dụng bộ cảm biến sinh học ñiện hóa ñể phát hiện nhanh vật
liệu di truyền của vi rút gây bệnh.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng bộ cảm biến sinh học ñiện hóa trên cơ sở cố ñịnh DNA làm phần tử dò
ñể phát hiện vật liệu di truyền của vi rút Herpes (HSV) trên mẫu chuẩn và thử nghiệm trên mẫu thực ñã khuyếch
ñại bằng PCR.
Kết quả: Cảm biến sinh học ñiện hóa trên cơ sở DNA có ñộ nhạy cao, có khả năng dò tìm mẫu với nồng ñộ
rất thấp cỡ 0,5nM, tín hiệu ñầu ra xuất hiện và ổn ñịnh khoảng 5 phút sau khi tiếp xúc với mẫu.
Kết luận: Có khả năng phát triển và ứng dụng cảm biến sinh học trên cơ sở DNA ñể phát hiện nhanh một
hoặc ñồng thời vật liệu di truyền của một hay nhiều vi rút ở Việt Nam.
Từ khóa: cảm biến sinh học, vật liệu di truyền, vi rút Herpes.
ABSTRACT
RAPID DETECTION OF HSV GENOME USING BIOSENSOR
Tran Quang Huy, Nguyen Thi Hong Hanh, Phan Thi Nga, Nguyen Thi Thuong, Pham Van Chung, Mai Anh
Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 – 2010: 228 - 233
Background: Recent research results of biosensors published in the international specialized scientific
journals have shown their potential application in rapid detection of one or simultaneous multi-pathogens, easy
use and low cost in comparison with traditional diagnostic methods.
Objectives: Initial study on the application of electrochemical biosensor for the rapid detection of viral
genome.
Method: Using electrochemical biosensor based on DNA immobilization as probe for the rapid detection of
Herpes Simplex Virus (HSV) genome from standard samples and its PCR product
Results: Our DNA based electrochemical biosensor shown a high sensitivity, the detection limit is 0.5nM of
sample and the stable response time of the biosensor is approximately 5 min.
Conclusion: Our DNA based electrochemical biosensor can be developed and applied for rapid detection of
one or simultaneous multi-virus genomes in Vietnam.
Keywords: biosensor, viral genome, Herpes Simplex Virus (HSV)
*
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương ** Viện ITIMS, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Địa chỉ Liên lạc: ThS Trần Quang Huy ĐT: 0978960658 Email:huytq@nihe.org.vn/ huytq@itims.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 229
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, rất nhiều các bệnh truyền nhiễm ñang
ñe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe cộng ñồng. Khống
chế và ngăn chặn kịp thời các tác nhân gây bệnh
truyền nhiễm luôn là yêu cầu cấp thiết không chỉ ñối
ngành y tế mà với tất cả các ngành nghề khác nhằm
giảm thiểu nguy cơ liên quan tới sức khỏe và những
thiệt hại về mặt kinh tế xã hội. Hiện có rất nhiều
phương pháp và thiết bị chẩn ñoán phòng thí nghiệm
ñể xác ñịnh tác nhân gây bệnh như: phân lập; nuôi
cấy; huyết thanh học; ELISA; PCR... Tuy nhiên, các
phương pháp chẩn ñoán truyền thống này thường mất
hàng giờ tới hàng tuần ñể biết ñược kết quả(5). Trong
những năm gần ñây, cảm biến sinh học ñã ñược
nghiên cứu và chứng minh có tiềm năng lớn trong
lĩnh vực chẩn ñoán, kiểm soát bệnh, môi trường, an
toàn thực phẩm và khủng bố sinh học, hiện ñang ñược
rất nhiều các nhà khoa học trong và ngoài nước tập
trung nghiên cứu và phát triển(6,4). Những ưu ñiểm nổi
bật của cảm biến sinh học như: ñộ nhạy cao, ñộ chọn
lọc cao, kích thước nhỏ gọn, tiện dụng, lượng mẫu cần
phân tích với nồng ñộ thấp, khả năng phát hiện nhanh
tác nhân gây bệnh tại chỗ, giá thành thấp,(4,1). Nhờ
sự phát triển vượt bậc của công nghệ, các nhà công
nghệ có khả năng tích hợp nhiều cảm biến sinh học
trên một diện tích cỡ mm2, nên có khả năng phát hiện
ñồng thời hay ñộc lập từ một ñến hàng trăm tác nhân
gây bệnh trong thời gian trả lời chỉ tính bằng
phút(7,8,9,10). Tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu của
chúng tôi ñã tiến hành nghiên cứu và chế tạo thành
công bộ cảm biến sinh học ñiện hóa trên cơ sở gắn
DNA làm phần tử dò ứng dụng trong lĩnh vực y sinh
học. Những kết quả thử nghiệm bước ñầu ñối với loại
cảm biến này ñã ñược chấp nhận và công bố trên một
số tạp chí trong nước và quốc tế(3,8). Nhằm mục ñích
tiếp tục phát triển và phát huy tối ña hiệu quả ứng
dụng bộ cảm biến sinh học này ñể phát hiện nhanh vật
liệu di truyền của một số loại vi rút gây bệnh, chúng
tôi ñã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm ñể phát hiện
nhanh vật liệu di truyền của vi rút Herpes (HSV) trên
mẫu chuẩn và mẫu thực tế.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bộ cảm biến sinh học ñiện hóa ñã ñược tác giả và
nhóm nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công tại Viện
ITIMS, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội(4).
Nucleotit làm phần tử dò có trình tự 5’–AT CAC
CGA CCC GGA GAG GGA C–3’ (Invitrogen) ñặc
hiệu với vi rút HSV, nucleotit bổ sung làm phần tử
ñích (mẫu chuẩn) có trình tự 5’-G TCC CTC TCC
GGG TCG GTG AT-3’ (Invitrogen), sản phẩm PCR
dương tính từ mẫu bệnh phẩm dịch não tủy bệnh nhân
nghi mắc HSV ký hiệu VN055 ñược thực hiện và
cung cấp bởi Phòng thí nghiệm các vi rút Herpes,
khoa Vi rút, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Phương pháp nghiên cứu
Gắn nucleotit có trình tự ñặc hiệu với vi rút HSV
lên bề mặt cảm biến ñiện hóa làm ñầu dò bằng
phương pháp cộng hóa trị thông qua lớp polyme
APTS (3-aminopropyl–triethoxy-silane).
Đo tín hiệu dò tìm (tín hiệu ñầu ra) của cảm biến
sinh học bằng bộ khuyếch ñại xung Lock in SR830
theo nồng ñộ nồng ñộ mẫu phân tích và nhiệt ñộ. Sơ
ñồ ño như mô tả trên hình 1.
Phân tích, ñánh giá khả năng phát hiện vật liệu di
truyền của vi rút HSV bằng cảm biến ñiện hoá, so
sánh các kết quả dò tìm trên mẫu chuẩn và trên sản
phẩm PCR HSV dương tính sau khi ñã biến tính.
Hình 1. Sơ ñồ ño ñạc tín hiệu dò tìm của cảm biến sinh học ñiện hóa. Phần tử dò ñược gắn trên phần ñiện cực
hoạt ñộng, ñiện cực so sánh (không gắn phần tử dò) sử dụng ñể ñối chứng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 230
KẾT QUẢ VÀ BÀI LUẬN
Dò tìm nucleotit có trình tự bổ sung với phần
tử nucleotit dò trên cảm biến sinh học
Để xác ñịnh ñộ nhạy của cảm biến sinh học ñiện
hóa, trước tiên chúng tôi thử nghiệm khả năng phát
hiện nucleotit có trình tự bổ sung với ñầu dò gắn trên
cảm biến. Ở nhiệt ñộ phòng, với các cảm biến ñã gắn
sẵn nucleotit dò ñược ño theo thứ tự nồng ñộ mẫu
thay ñổi từ 0,03nM ñến 0,5nM. Với mỗi phép ño
tương ứng ở những nồng ñộ nhất ñịnh, tín hiệu ñầu ra
ñược quan sát từ khi cảm biến tiếp xúc với mẫu ñến
khoảng 10 phút hầu như không thay ñổi hoặc thay ñổi
rất ít. Khi tăng nồng ñộ mẫu ñến 0,5nM, tín hiệu ñầu
ra ngay sau 1 phút ñã có sự thay ñổi rõ rệt hơn và ñạt
giá trị tương ñối ổn ñịnh sau khoảng 5 phút (hình 2).
Thí nghiệm ñược lặp lại 03 lần với các nồng ñộ mẫu
thay ñổi từ 0,5nM tới 3nM, kết quả ñã chứng minh
khi nồng ñộ mẫu tăng thì tìn hiệu ñầu ra cũng tăng
dần và giới hạn dò tìm mẫu ñể tạo sự bắt cặp ñặc hiệu
giữa phần tử dò và phần tử ñích ñược xác ñịnh là
0,5nM. Kết quả này cũng phù hợp với công bố của
Phuong Dinh Tam và ñồng nghiệp sử dụng loại cảm
biến tương tự ñể dò tìm vật liệu di truyền của vi rút
H5N1(8). Ngoài ra, ñể kiểm chứng sự ổn ñịnh của cảm
biến, chúng tôi ñã thực hiện phép ño chứng âm với
mẫu chỉ chứa nước khử ion. Khi thể tích mẫu chứng
âm tăng thì tín hiệu ñầu ra của cảm biến không xuất
hiện hoặc xuất hiện với giá trị không ñáng kể (hình 3).
Hình 2. Tín hiệu dò tìm theo thời gian tương ứng với
nồng ñộ mẫu phân tích bằng 0,5nM
Hình 3. Tín hiệu dò tìm theo sự thay ñổi nồng ñộ mẫu
phân tích ở nhiệt ñộ phòng.
Để khảo sát ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến ñộ nhạy
và tính ổn ñịnh của cảm biến, chúng tôi tiến hành ño
ñạc khả năng phát hiện nucleotit bổ sung trong ống
mẫu ñược gia nhiệt. Với nồng ñộ mẫu thay ñổi là
0,5nM, 1nM và 3nM, ñồng thời tăng từ nhiệt ñộ
phòng (27°C) lên các mức 30°C, 35°C, 45°C, 50°C,
55°C, 60°C, 65°C, 70°C, 75°C, 80°C, 85°C (hình 4,
hình 5). Lựa chọn thời gian trung bình 5 phút ñể ghi
nhận tín hiệu kể sau khi cho cảm biến tiếp xúc với
mẫu. Khi tăng nhiệt ñộ từ 30°C lên ñến 70°C, tín hiệu
ñầu ra tăng tuyến tính. Trong ñó, khoảng nhiệt ñộ từ
30°C ñến khoảng 50°C (vùng I), tín hiệu ra tăng
chậm, nhưng từ 50°C ñến giá trị 70°C (vùng II) tín
hiệu ra tăng rất nhanh rồi giảm ñột ngột khi tiếp tục
tăng lên nhiệt ñộ 75°C, khi tiếp tục tăng ñến 80°C -
85°C (vùng III) tín hiệu ra giảm nhẹ và sau ñó ổn
ñịnh. Để giải thích hiện tượng này, chúng tôi cho rằng
tín hiệu ra tăng tương ứng với tốc ñộ phản ứng lai hóa
giữa nucleotit dò và nucleotit ñích tăng khi nhiệt ñộ
tăng. Tuy nhiên, với nồng ñộ mẫu thấp, tốc ñộ phản
ứng lai ít bị tác ñộng bởi dải nhiệt ñộ từ nhiệt ñộ
phòng ñến khoảng 50°C, nhưng lại tăng rất nhanh ở
dải nhiệt ñộ từ 50°C ñến hơn 70°C. Theo thực
nghiệm, tốc ñộ phản ứng lai ñạt giá trị cực ñại trong
khoảng 70° ñến 75°C rồi ñột ngột giảm mạnh, do ñó
trong khoảng nhiệt ñộ này bao gồm giá trị nhiệt ñộ
biến tính Tm mà tại ñó xảy ra sự tách cặp giữa hai
mạch nucleotit dò và nucleotit ñích. Theo lý thuyết,
tốc ñộ phản ứng lai hóa ñạt cực ñại ở nhiệt ñộ thấp
hơn Tm của chính axit nucleic ñó khoảng 25%(2). Mặt
khác, từ công thức: Tm = 69,3 + 0,41(G + C), trong
khi trình tự nucleotit ñầu dò ñược thiết kế gồm 21
nucleotit: 5’–AT CAC CGA CCC GGA GAG GGA
C–3’, với số A = 6, T = 1, C = 7, G= 7, do ñó Tm =
69,3 + 0,41(7 + 7) = 75,04°C, giá trị này cũng gần
ñúng với kết quả thực nghiệm. Tuy nhiên, ñể thuận lợi
cho quá trình phân tích, dải nhiệt ñộ từ 500C ñến 600C
ñược cho là thích hợp ñể tiến hành phản ứng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 231
Hình 4. Sự ảnh hưởng của nhiệt ñộ lên khả năng
phát hiện nucleotit bổ sung của cảm biến sinh học
theo nồng ñộ mẫu phân tích
Hình 5. Tín hiệu dò tìm theo nhiệt ñộ của cảm
biến sinh học với nồng ñộ mẫu phân tích 1nM
Dò tìm vật liệu di truyền của HSV trong sản phẩm PCR bằng cảm biến sinh học
Để xác ñịnh ñộ nhạy và khả năng phát hiện vật liệu di truyền của vi rút gây bệnh từ trên mẫu thực
bằng cảm biến sinh học, chúng tôi tiến hành ño ñạc thử nghiệm với sản phẩm PCR của HSV. Mẫu
bệnh phẩm từ dịch não tủy bệnh nhân dương tính với HSV ký hiệu VN055 ñược khẳng ñịnh bằng kỹ
thuật PCR tại phòng thí nghiệm các vi rút Herpes, khoa Vi rút, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Sau
phi pha mẫu trong phản ứng 25µl và chạy bằng kỹ thuật PCR cổ ñiển. Từ sản phẩm thu ñược, lấy
10µl nhỏ trên hai giếng (số 8 và 9) ñể chạy ñiện di trên thạch l%, sử dụng 15µl còn lại ñể làm mẫu
phân tích cho cảm biến sinh học. Hình 6 là kết quả PCR dương tính của mẫu bệnh phẩm ký hiệu
VN055, ñược minh chứng bằng hai dải sáng với trọng lượng khoảng 92bp ở giếng số 8 và số 9, giếng
số 2 ñến số 7 là chứng dương theo số lượng tương ứng 105 – 100 bản sao DNA của HSV chuẩn từ
phòng thí nghiệm. Giếng số 1 là chứng âm, sử dụng nước khử ion thay cho khuôn mẫu DNA, M là dải
DNA chuẩn.
Pha loãng sản phẩm PCR của HSV theo nồng ñộ tới 0,5nM. Trước khi tiến hành các phép ño,
chúng tôi nâng nhiệt ñộ dung dịch chứa mẫu lên 95°C trong 5 phút ñể DNA sợi ñôi ñặc hiệu của HSV
biến tính hoàn toàn thành các sợi DNA ñơn, sau ñó làm nguội nhanh xuống 50 – 55°C, quá trình ño
ñạc ñược thực hiện ngay sau ñó ñể giảm thiểu khả năng tái bắt cặp giữa các DNA sợi ñơn.
Hình 7 là ñồ thị mô tả kết quả dò tìm DNA ñặc hiệu của vi rút HSV của cảm biến, tín hiệu dò tìm
xuất hiện và ổn ñịnh ngay sau khoảng 5 phút ñối với nồng ñộ mẫu 0,5nM, nhưng các giá trị tín hiệu
ñầu ra ño ñược nhỏ và tăng tuyến tính khi tăng nồng ñộ mẫu từ 0,5nM ñến 7nM. Với nồng ñộ mẫu lớn
hơn 7nM tín hiệu lai hóa ở trạng thái bão hòa. Kết quả này ñược giải thích rằng, khi cho vi cảm biến
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 232
tiếp xúc với nồng ñộ mẫu ñủ nhỏ, trên bề mặt vi cảm biến xuất hiện sự lai hóa của DNA dò và DNA
ñích, nhưng ñồng thời trong dung dịch cũng xảy ra hiện tượng tái bắt cặp giữa các DNA sợi ñơn, dẫn
ñến tín hiệu lai hóa thấp, còn giá trị bão hòa có thể là do số lượng DNA ñầu dò trên bề mặt vi cảm
biến ñã lai hóa hết với DNA trong mẫu phân tích.
Từ kết quả thực nghiệm phát hiện DNA ñặc hiệu của HSV trong sản phẩm PCR, số lượng DNA
thực tế lai hóa với DNA ñầu dò ñược xác ñịnh bởi:
NDNA lai hóa = NDNA trong sản phẩm PCR của HSV – (NDNA tái bắt cặp + NDNA dư thừa)
Trong ñó N là số lượng DNA sợi ñơn.
Hình 6. Kết quả PCR dương tính với HSV của
bệnh nhân ký hiệu VN055
Hình 7. Khả năng phát hiện DNA ñặc hiệu của
HSV từ sản phẩm PCR.
KẾT LUẬN
Với nghiên cứu bước ñầu, chúng tôi ñã tạo ra một loại cảm biến sinh học ñiện hóa trên cơ sở gắn
DNA làm phần tử dò có ñộ nhạy cao, có khả năng phát hiện vật liệu di truyền của vi rút Herpes ở
nồng ñộ thấp cỡ 0,5nM ngay 5 phút sau khi cho tiếp xúc với mẫu phân tích, dải nhiệt ñộ tối ưu ñể phát
hiện từ 500C – 650C, quá trình ño ñạc ñơn giản, không yêu cầu các thao tác thí nghiệm phức tạP.
Những kết quả này là tiền ñề cho quá trình nghiên cứu phát triển bộ chíp sinh học dạng mảng
(microarray) ñể có khả năng phát hiện nhanh một hay ñồng thời nhiều vật liệu di truyền của vi rút gây
bệnh ở Việt Nam.
Lời cảm ơn: Công trình này ñược sự hỗ trợ của Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ñề tài mã số
106.16.181.09.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Drummond TG et al (2003). Electrochemical DNA sensors, Nature Biotechnology, 1192-1199.
2. Hồ Huỳnh Thùy Dương (2003). Sinh học phân tử. Nxb Giáo Dục.
3. Huy.T.Q., Thuy N.T.T., Tam P. D, Tuan M. A., and Chien N.D (2007). Investigation of electrochemical DNA sensor for biomedical
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 233
application. Proceedings of the 2sd International Conference on Biomedical Engineering, 273 – 278.
4. Lazcka O et al (2007). Pathogen detection: A perspective of traditional methods and biosensors. Biosensors and Bioelectronics 22,
1205–1217.
5. Mahy BWJ and Kangro HO (1995). Virology Methods Manual. Academic Press.
6. Malhotra BD et al. Recent trends in biosensors (2005). Current applied physics 5, 92-97.
7. Patolsky, F., Zheng, G., Hayden, O., Lakadamyali, M., Zhuang, X., Lieber, C.M., (2004). Electrical detection of single viruses, Proc.
Natl. Acad. Sci. USA, 101, 14017-14022.
8. Phuong Dinh Tam, Nguyen Van Hieu, Nguyen Duc Chien, Mai Anh Tuan, (2009). DNA Sensor Development Based on Multi Wall
Carbon nanotubes for label- free Influenza Virus (Type A) Detection. Volume 350, Issues 1-2, 118-124.
9. Pinar KA, Burcu M et al (2004). Electrochemical DNA biosensor for the detection and discrimination of herpes simplex Type I and
Type II viruses from PCR amplified real samples. Analytica Chimica Acta 518, 69–76.
10. Ye Y.K.., Zhao J.H (2003). Electrochemical behavior and detection of hepatitis B virus DNA PCR production at gold electrode.
Biosensors and Bioelectronics 18, 1501-1508.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_hien_nhanh_vat_lieu_di_truyen_vi_rut_hepers_hsv_bang_ca.pdf