Phát triển bền vững các sản phẩm du lịch văn hoá Chăm ở tỉnh Ninh Thuận: Tiếp cận các bên liên quan

Tuy nhiên, cần hiểu rõ về các đặc điểm, khả năng, và những khó khăn của các bên liên quan để có những chính sách hỗ trợ và phát huy tối đa vai trò của các bên liên quan này. Bởi vì, để phát triển du lịch bền vững đòi hỏi có sự tham gia của nhiều bên liên quan dựa trên lợi ích chung về mặt kinh tế hay văn hóa xã hội. Việc xây dựng quy hoạch tổng thể cũng đòi hỏi cần có sự thảo luận và đồng thuận của các bên liên quan. Chính quyền địa phương phải thể hiện được vai trò kết nối của mình trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển du lịch. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định rằng, cộng đồng đóng vai trò quan trọng nhất trong phát triển du lịch bền vững bởi họ chính là người sở hữu, duy trì và phát triển tài nguyên của họ. Chính vì thế, họ phải có quyền lợi về kinh tế và văn hóa cũng như không bị ảnh hưởng tiêu cực mạnh đến đời sống và văn hóa của họ. Họ phải được đặt trọng tâm trong chiến lược và quản lý du lịch (Macbeth, Burns, Chandler, Revitt & Veitch, 2002). Đặt trong bối cảnh nghiên cứu này, Chính quyền địa phương cần xác định rõ ràng sản phẩm du lịch văn hóa Chăm và những chính sách phát triển cụ thể phù hợp. Khi sử dụng các di sản văn hóa Chăm như là sản phẩm du lịch thì cần chú ý tạo được lợi ích lâu dài về kinh tế cũng như bảo tồn văn hóa của họ. Phải đặt lợi ích của chủ thể văn hóa lên trên hết để đảm bảo về phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo được việc bảo tồn văn hóa của người Chăm. Cộng đồng chủ thể phải có được sự tham vấn và phối hợp từ khâu quy hoạch du lịch đến đào tạo nhân lực, để duy trì lâu dài cho hoạt động du lịch tại cộng đồng mình. Hạt nhân của sự phát triển bền vững chính là cộng đồng chủ thể của văn hóa Chăm trong phát triển du lịch bền vững khai thác văn hóa Chăm. Những trao đổi trên có thể thấy ở nhiều nơi khác nhau ở Việt Nam, chính vì vậy, những gợi ý trên có thể là một gợi ý hữu ích cho các nhà quản lý cân nhắc đến khi hoạch định chiến lược phát triển du lịch bền vững tại địa phương.

pdf13 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển bền vững các sản phẩm du lịch văn hoá Chăm ở tỉnh Ninh Thuận: Tiếp cận các bên liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
64 Quảng Đại Tuyên Phát triển bền vững các sản phẩm du lịch văn hoá Chăm ở tỉnh Ninh Thuận: Tiếp cận các bên liên quan Tóm tắt: Dựa trên lý thuyết về phát triển bền vững và tiếp cận các bên liên quan, bài viết tập trung đánh giá và phân tích các vấn đề đặt ra trong khai thác các sản phẩm du lịch văn hoá Chăm ở Ninh Thuận trên cơ sở phân tích các nhu cầu thật sự của chính cộng đồng Chăm cũng như các bên liên quan tham gia vào hoạt động du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự kết nối chưa tốt giữa các bên tham gia trong các hoạt động du lịch văn hoá Chăm ở Ninh Thuận. Đồng thời, bài viết cũng khẳng định rằng, việc chú ý đến nhu cầu thật sự của chính cộng đồng Chăm sẽ có thể giúp thu hút sự tham gia hữu hiệu của chủ thể này vào sự thành công của mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Từ khóa: Di sản văn hóa; Các bên liên quan; Người Chăm; Phát triển du lịch bền vững; Ninh Thuận Abstract: Basing on the theory of sustainable development and stakeholder outreach, this study examines several aspects of sustainable tourism development in Ninh Thuan province on the basis of analyzing the real need of the Cham community as well as stakeholders involved in tourism activities. The research results show that the provincal authorietis have not built appropriate strategies to connect, define and promote stakeholders in tourism development in Ninh Thuan. Furtheremore, this investigation reveals that paying attention to the real needs of the Cham community itself will be able to help attract effective participation of this community to the success of the goal for sustainable tourism development. Keywords: Cultural heritage; Cham community; Stakeholders; Sustainable tourism development; Ninh Thuan Ngày nhận bài: 30/8/2019 Ngày duyệt đăng: 2/12/2019 1. Đặt vấn đề Từ những thập niên 1990, phát triển du lịch bền vững đã thu hút nhiều quan tâm của các quốc gia trên thế giới trên phương diện tiếp cận chính sách (Pigram và Wahab, 1997). Ở Việt Nam, phát triển du lịch bền vững cũng đã được thảo luận trên nhiều góc độ khác nhau: kinh tế, môi trường, xã hội, cộng đồng, Tuy nhiên, tiếp cận các bên liên quan trong phát triển du lịch bền vững còn khá hạn chế. Thực tế cho thấy, các bên liên quan không có cùng mức độ quan tâm về hoạt động du lịch, nên sự tham gia chủ động hay thụ động vào hoạt động du lịch của các bên là khác nhau. Đặc biệt, các bên liên quan chính luôn đóng vai trò Quảng Đại Tuyên Trường Đại học Văn Lang Email liên hệ: quangdaituyen@gmail.com Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 06 (62) - 2019 65 quan trọng hơn các nhóm khác trong quyết định sự thành công của phát triển du lịch bền vững. Do vậy, tiếp cận “các bên liên quan chính” (key stakeholders) là hướng tiếp cận mang tính thực tiễn trong phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng. Người Chăm là tộc người tồn tại lâu đời ở miền Trung Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê vào năm 2009, dân số người Chăm ở Việt Nam là 145,235 người, trong đó ngưởi Chăm ở Ninh Thuận là 73,859 người, chiếm 11,66% tổng dân số toàn tỉnh. Di sản văn hóa của người Chăm rất phong phú và đa dạng từ văn hóa vật thể (di tích, đền tháp, nhà cửa, trang phục) cho đến văn hóa phi vật thể (phong tục tập quán, lễ hội, âm nhạc, múa, ẩm thực) (Phan Xuân Biên và cộng sự, 1989, 1991; Sakaya, 2003) . Hiện nay, phát triển du lịch được xác định là một trong những nội dung chủ yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Ninh Thuận, trong đó phát triển du lịch văn hóa Chăm đóng một vai trò hết sức quan trọng. Thời gian qua, chính quyền địa phương đã thực hiện các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di tích và làng nghề của người Chăm nhằm phát triển du lịch tỉnh. Những nỗ lực này đã mang lại những lợi ích kinh tế cho địa phương và một bộ phận người Chăm ở các làng nghề, di tích. Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch địa phương còn khá đơn điệu, sơ sài, tiềm năng du lịch văn hóa chưa được khai thác một cách hiệu quả. Mặc dù, tỉnh Ninh Thuận đã có chiến lược phát huy di sản văn hóa Chăm để phục vụ phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, chiến lược phát triển du lịch của tỉnh chưa đưa ra kế hoạch đánh giá các tác động của sự phát triển du lịch trong tương lai đối với cộng đồng Chăm và các bên liên quan khác nhau. Đặc biệt, sự tham gia của các bên liên quan (stakeholders) vào quá trình hoạch định chiến lược phát triển du lịch địa phương còn hạn chế. Điều này đã dẫn đến sự thiếu gắn kết, thiếu tính toàn diện trong tiếp cận phát triển bền vững du lịch tỉnh Ninh Thuận. Bài báo này tập trung làm rõ: (i) Các bên liên quan trong phát triển du lịch dựa trên tài nguyên di sản văn hoá Chăm; (ii) Nhận diện một số vấn đề bất cập đã và đang nảy sinh trong quá trình phát triển du lịch của tỉnh Ninh Thuận hiện nay; và (iv) Gợi ý một số giải pháp trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Chăm nhằm phát triển du lịch bền vững. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Du lịch bền vững dựa vào cộng đồng Khái niệm “Phát triển bền vững” đã xuất hiện vào năm 1987 trong bản báo cáo của Ủy ban thế giới về Môi trường và Phát triển (the World Commission on Environment and Development: WCED). Theo đó, “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai”. Trong phát triển bền vững, cộng đồng đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định lâu dài và sự thành công trong các chiến lược phát triển được triển khai. Trong phát triển cộng đồng, tiếp cận từ dưới lên (bottom-up) hiện là cách tiếp cận khá phổ biến trên thế giới bởi nó khuyến khích sự tham gia - quyết định (participatory decision-making) ở cấp cơ sở, thông qua sự tham gia của các bên liên quan ở địa phương (Brown, Mitchell, và Beresford, 2005; Greer, 2010; Woodward, 1999). Du lịch được xem như là một công cụ phát triển cộng đồng, đồng thời có thể trở thành một nhân tố chính thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Mối quan hệ giữa du lịch và cộng 66 Quảng Đại Tuyên đồng có thể được mô tả thông qua mô hình đặc trưng bởi 4 nhóm liên quan khác nhau: chính quyền (government authorities), cộng đồng doanh nghiệp địa phương (local business communities), cộng đồng địa phương (the local community), và du khách (visistors) (Brown và cộng sự, 2005; Bushell, 1999; Woodward, 1999). Ở đây, cộng đồng địa phương là chủ thể đóng vai trò rất quan trọng quyết định đến sự thành công của các chương trình du lịch dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên, Hinch và Prentice (2008) nhấn mạnh, sự thành công này rất khó thành hiện thực nếu thiếu sự hỗ trợ từ các tác nhân bên ngoài. Đặc biệt, phát triển du lịch cũng nên chú trọng đến sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và cộng đồng địa phương một cách bền vững thông qua sự tham gia của cộng đồng trong quy hoạch phát triển du lịch. Thực tế cho thấy, du lịch bền vững và các quy chuẩn của nó xuất hiện như là một công cụ để giảm thiểu các tác động tiêu cực của phát triển du lịch. Zeppel (2009) cho rằng, du lịch bền vững cho cộng đồng địa phương được xác định bởi văn hóa và kết nối nó với cảnh quan tự nhiên (physical landscape), và rằng việc duy trì tính toàn vẹn của các yếu tố này chính là chìa khóa đảm bảo sự hài lòng của cư dân địa phương từ lợi ích của du lịch. Tương tự như vậy, nhiều nhà nghiên cứu lập luận rằng, du lịch bền vững đòi hỏi việc quản lý du lịch phải phù hợp với truyền thống văn hóa của người bản địa (Butler & Hinch, 1996; Crawford, 2001; Johnston, 2006; Ryan, 1997; Strickland-Munro & Moore, 2012). Hơn nữa, du lịch dựa trên giá trị văn hóa có thể tạo ra môi trường và cơ hội để cho những người già kết nối với lớp trẻ (Butler and Hinch, 1996). Chính vì vậy, phát triển du lịch có thể tạo điều kiện cho sự bảo tồn/phục hồi văn hóa mà ở đó có sự kết nối chặt chẽ giữa sức sống văn hóa và phát triển cộng đồng địa phương. Hầu hết các tác giả cũng cho rằng, việc kiểm soát toàn bộ quá trình phát triển là rất cần thiết vì nó cho phép người bản địa/thiểu số quyết định đến quy mô, tốc độ và tính chất của sự phát triển du lịch để đáp ứng nhu cầu và ưu tiên của họ (Butler và Hinch, 1996; Hinch và Prentice, 2008). Bradford và Lee (2004) nhấn mạnh, du lịch bền vững là nền tảng cho sự phát triển du lịch lâu dài và đòi hỏi sự cam kết giữa chính quyền và cộng đồng địa phương với mục tiêu du lịch bền vững - toàn vẹn lâu dài. 2.2. Lý thuyết “Các bên liên quan” trong phát triển du lịch cộng đồng Định nghĩa đầu tiên về “các bên liên quan” được phát triển bởi Viện Nghiên cứu Standford năm 1963. Theo đó, các bên liên quan như là một tổ chức bao gồm các thành viên là những nhóm nhỏ, đóng vai trò sống còn cho tổ chức đó (Freeman, 1984). Định nghĩa này được mở rộng ra như sau: các bên liên quan được định nghĩa là bất cứ nhóm hay cá nhân có ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi việc đạt được từ mục tiêu của một tổ chức nào đó (Freeman, 2010) hoặc bất cứ ai có hoặc tin rằng họ có quyền lợi hoặc yêu cầu về sở hữu và quyền hợp pháp trong hoạt động của doanh nghiệp hay tổ chức cụ thể (Donaldson và Preston, 1995). Phát triển du lịch, từ góc độ hoạch định chiến lược, đã sử dụng thuật ngữ “các bên liên quan” bởi sự phát triển du lịch đòi hỏi cần có sự tham gia của nhiều nhóm khác nhau với những mối quan tâm khác nhau về chi phí và lợi ích. Chính vì vậy, tất cả các bên liên quan đến hay bị tác động bởi hoạt động du lịch nên được tham gia đồng quản lý trong hệ thống du lịch. Cooper và cộng sự (2009) cho rằng, các bên liên quan được phân thành 2 nhóm khác nhau bao gồm nhóm trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch (các nhà khai thác tour du lịch, Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 06 (62) - 2019 67 đại lý du lịch, khách sạn, nhà hàng,) và nhóm có ảnh hưởng bởi các hoạt động du lịch (Hội đồng địa phương, các cơ quan phát triển, các nhà cung cấp, thương mại, các hiệp hội, phòng thương mại,). Swarbrooke (1999) nhấn mạnh, các bên liên quan chính tham gia vào các hoạt động du lịch gồm: chính quyền (governments), khách du lịch (tourists), cộng đồng chủ thể (the host community), doanh nghiệp du lịch (tourism business) và một số nhóm khác như các phương tiện truyền thông, tình nguyện viên, Tương tự, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) cũng đã xác định các bên liên quan trong điểm đến du lịch bao gồm cộng đồng chủ thể, các nhà chuyên môn về du lịch, chính quyền nhà nước và hệ thống truyền thông. Trong các nhóm này, cộng đồng là chủ thể đóng vai trò quan trọng nhất trong phát triển du lịch bền vững bởi họ chính là người sở hữu, duy trì và phát triển tài nguyên của họ. Chính vì thế, họ phải có quyền lợi về kinh tế và văn hóa cũng như quyền không bị ảnh hưởng tiêu cực mạnh đến đời sống và văn hóa của họ (UNWTO, 2004). Họ phải được đặt ở vị trí trọng tâm trong chiến lược và quản lý du lịch (Macbeth và cộng sự, 2002). Dĩ nhiên, khi có được những điều trên, họ chính là người tạo ra sự hài lòng cho du khách khi đến tham quan. Timur và Getz (2002) cho rằng, việc quản lý du lịch cần phải cân nhắc đến các bên liên quan dựa trên các thuộc tính của mỗi nhóm. Do đó, các chuyên gia cần nghiên cứu các thuộc tính của các bên liên quan để hiểu và phát huy tốt hơn các khả năng của mỗi bên. Bên cạnh đó, Timur và Getz (2002) cũng nhấn mạnh rằng, sự hợp tác và quan hệ đối tác giữa các bên liên quan cực kỳ quan trọng. Việc phối hợp này cần cân nhắc đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng, sự hài lòng của du khách về trải nghiệm du lịch, lợi ích công bằng cho công nghiệp du lịch. Thực tế cho thấy, có nhiều thử thách cũng đặt ra cho các bên liên quan trong việc phối hợp với nhau để thực hiện hoạt động du lịch. Chẳng hạn luôn có sự xung đột/khác biệt giữa quan điểm bảo tồn và phát triển cũng như cách tiếp cận để phát triển du lịch bền vững từ các góc độ khác nhau. Một số thì đồng thuận rằng, du lịch mang đến những lợi ích rất lớn cho sự phát triển kinh tế, giải quyết vấn đề việc làm,... Tuy nhiên, một số lại chỉ ra rằng du lịch có thể mang đến nhiều tích cực nhưng không ít tiêu cực nếu không hài hòa với sự phát triển cộng đồng. Một thử thách đáng chú ý nữa là khả năng thu hút sự tham gia của các bên liên quan một cách công bằng dường như rất khó khăn bởi điểm xuất phát và tiềm lực khác nhau của các bên. Chính vì vậy, nếu chính quyền không xác định được các bên liên quan chính/trực tiếp, không hiểu được các đặc tính của mỗi bên, và không đóng vai trò chủ động để thu hút các bên liên quan thì mục tiêu phát triển du lịch bền vững rất khó đạt được (Hardy và Beeton, 2001). Hơn nữa, việc hiểu biết và phối hợp lẫn nhau giữa các bên liên quan có thể bổ sung các kiến thức, các kinh nghiệm để giảm thiểu sự xung đột trong kế hoạch lâu dài. Chính vì thế, xác định rõ các bên liên quan và sự tham gia của các bên liên quan chính là chìa khóa quan trọng để đạt được việc phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính trong nghiên cứu nhân học bao gồm quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, phỏng vấn chiến lược. Cụ thể, nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc quan sát và tham dự vào các hoạt động du lịch, bảo tồn văn hoá và 68 Quảng Đại Tuyên các chương trình du lịch phát triển bền vững của tỉnh Ninh Thuận. Phương pháp phỏng vấn sâu và phỏng vấn chiến lược được thực hiện với 12 người được phỏng vấn thuộc các bên liên quan khác nhau, gồm: các cán bộ chính quyền địa phương chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên văn hoá ở Sở Văn hoá, Thể thao, và Du lịch tỉnh, các phòng ban liên quan của huyện và xã; chuyên viên văn hoá ở Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Chăm; trí thức Chăm; các trưởng thôn và phụ nữ tham gia vào hoạt động du lịch dựa trên văn hoá Chăm hiện nay ở làng nghề. Người phỏng vấn được lựa chọn từ những người tham gia tích cực vào các hoạt động bảo tồn văn hoá, chương trình phát triển du lịch, những người đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch, Các cuộc phỏng vấn được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 10/04/2017 đến ngày 15/06/2017. 3. Thực trạng phát triển du lịch văn hoá Chăm ở Ninh Thuận Đầu tiên là vai trò quan trọng của chính quyền địa phương thông qua hoạch định và thực thi Chiến lược phát triển du lịch địa phương. Năm 2012, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Nghị quyết về Phát triển du lịch Ninh Thuận đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu của Quy hoạch này nhằm cụ thể hóa các chủ trương phát triển kinh tế xã hội và du lịch của tỉnh Ninh Thuận theo hướng bền vững, hiệu quả, tạo cơ sở thống nhất trong việc quản lý khai thác tiềm năng và kinh doanh du lịch của tỉnh Ninh Thuận. Trong đó, Quy hoạch khẳng định phát triển toàn diện du lịch biển, du lịch sinh thái, và du lịch văn hóa. Như vậy, văn hóa Chăm được ưu tiên bảo tồn và phát triển gắn với hoạt động du lịch, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như vùng đồng bào Chăm. Cụ thể hóa kế hoạch này, ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh đã xây dựng đề án phát triển tour du lịch sinh thái và văn hóa, đặc biệt là chú trọng đầu tư các điểm đến du lịch văn hóa Chăm (Phan Quốc Anh, 2004). Bên cạnh đó, địa phương cũng đã thực hiện công tác trùng tu di tích tháp Chăm, nâng cấp cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch dưới chân tháp Po Klaong Girai, phòng trưng bày của Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm, để phục vụ du khách tham quan. Các đội văn nghệ dân gian Chăm cũng được thành lập ở làng Bàu Trúc và Mỹ Nghiệp để phục vụ khách du lịch theo tour. Nhiều chuyển biến tích cực cũng đã được thể hiện rõ qua việc các khu du lịch đã thiết kế gần gũi với kiến trúc - văn hóa Chăm, Đoàn văn nghệ Dân gian và đội văn nghệ dân gian ở làng Mỹ Nghiệp và Bàu Trúc cũng được các công ty du lịch ký kết hợp đồng thường xuyên để phục vụ du khách (Phan Quốc Anh, 2004). Điểm cần lưu ý là đã có sự đồng thuận của các bên liên quan trong hoạt động du lịch như công ty du lịch lữ hành, hiệp hội du lịch trung ương và địa phương, khách sạn, cơ sở lưu trú và công tác truyền thông (Phan Quốc Anh, 2004). Tuy nhiên, vai trò và trách nhiệm cầm trịch cho tất cả sự hợp tác giữa các bên liên quan này vẫn chưa được lưu ý. Như vậy, một bên liên quan đã xuất hiện trong hoạt động phát triển du lịch văn hoá Chăm đó là các doanh nghiệp liên quan đến lữ hành và lưu trú. Bên liên quan này rất quan trọng để phát triển các dự án du lịch, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, mang đến lượng khách du lịch cho địa phương và kết nối với các điểm đến có sản phẩm văn hoá Chăm. Ngoài việc tu bổ di tích đã đề cập trên, tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng hồ sơ khoa học cho làng gốm Bàu Trúc, lễ hội Kate, và 3 tháp Chăm để đệ trình cho việc đề cử di sản đặc biệt Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 06 (62) - 2019 69 của quốc gia, và xa hơn là trình lên UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại. Năm 2016, tháp Hòa Lai và Po Klaong Girai được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận nghệ thuật làm gốm Bàu Trúc vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cũng trong năm này, lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Ninh Thuận chính thức được ghi tên trong danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Song song với điều này, tỉnh Ninh Thuận cũng đã gửi hồ sơ và tờ trình tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban UNESCO Việt Nam đề nghị UNESCO xét, công nhận quần thể tháp Chăm tại Ninh Thuận là di sản thế giới và lễ hội Katê của người Chăm tại Ninh Thuận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Rõ ràng, văn hoá Chăm ở tỉnh Ninh Thuận được xem là một nguồn tài nguyên quan trọng mà tỉnh Ninh Thuận hướng đến trong việc tạo thương hiệu để thu hút khách du lịch. Như vậy, tỉnh Ninh Thuận đã thực sự thể hiện sự chủ động và năng động của mình khi đã tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch. Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Ninh Thuận cũng đã có những hoạt động hữu hiệu để thu hút khách du lịch trên các phương tiện truyền thông, xây dựng các ấn phẩm, cẩm nang du lịch, để tuyên truyền, quảng cáo, xúc tiến du lịch, giới thiệu hình ảnh con người, văn hóa, danh lam thắng cảnh ở Ninh Thuận Đáng chú ý, văn hóa Chăm là một trong những thông tin chính luôn được Trung tâm chú trọng quảng bá. Trung tâm cũng đã phối hợp cùng Hiệp hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh để liên kết với các trường đào tạo về du lịch, doanh nghiệp du lịch, gồm các công ty lữ hành và du lịch trong nước. Nội dung hợp tác gồm 5 lĩnh vực: Hợp tác trao đổi thông tin về tình hình phát triển du lịch; xúc tiến, quảng bá du lịch; bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực du lịch; phát triển sản phẩm du lịch và quy hoạch, kêu gọi đầu tư. Tuy nhiên, chất lượng và tính hiệu quả trong hợp tác còn rất hạn chế. Đặc biệt, bản thân Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch cũng chưa thực sự xây dựng được một kênh thông tin hoàn chỉnh để khách du lịch hay các doanh nghiệp có thể tiếp cận. Website về du lịch tỉnh còn đơn điệu, sơ sài nội dung và chất lượng bài viết, bố cục website, hình ảnh về di sản văn hóa Chăm, 1. Điều này cho thấy, các bộ phận liên quan chưa đảm bảo tính chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch văn hóa Chăm ở địa phương (Phan An, 2015). Hơn nữa, tính chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch thể hiện trên nhiều bình diện từ quy hoạch tổng thể, thiết kế tour chuyên biệt, đào tạo nguồn nhân lực, quản bá, sự kết hợp với các địa phương (Phan An, 2015). Như vậy, tỉnh Ninh Thuận nên xây dựng một kế hoạch tổng thể và có tầm nhìn chiến lược để có thể phát huy thế mạnh văn hóa Chăm trong du lịch tỉnh Ninh Thuận. 4. Một số vấn đề đặt ra trong phát triển du lịch văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận: Tiếp cận các bên liên quan Thực tế hoạt động du lịch ở cộng đồng Chăm cho thấy, chỉ có các cơ sở kinh doanh sản phẩm lưu niệm làng nghề là hưởng lợi chính và tham gia trực tiếp vào hoạt động này. Còn đại bộ phận người Chăm tại các làng nghề nói riêng, cộng đồng Chăm nói chung, dường như chưa được nắm bắt các thông tin, chưa có cơ hội để được tham gia vào hoạt động du lịch để nâng cao đời sống kinh tế cho họ. Điều này cho thấy, cộng đồng cần phải được chủ động tham gia ngay từ khâu lập kế hoạch phát triển du lịch mà không phải chỉ với tư cách là đối tượng hưởng lợi thụ động. 70 Quảng Đại Tuyên Thứ nhất, về sản phẩm du lịch văn hóa Chăm, các bên liên quan dường như chỉ chú ý đến việc khai thác các giá trị di sản văn hóa Chăm sẵn có để phục vụ du khách hơn là chú trọng tạo ra sản phẩm chất lượng để du khách thực sự thích thú và quan tâm đến sản phẩm đó. Sản phẩm văn hóa phục vụ cho du lịch không đơn thuần là đến một di tích để nhìn và chụp ảnh hay cung cấp những thông tin sơ sài về điểm đến đó, hay đơn thuần chỉ là một đồ gốm hoặc túi thổ cẩm mà có cả giới thiệu về bản sắc văn hóa, giá trị lịch sử, của sản phẩm đó. Phan An (2015) đã chỉ ra điểm yếu trong khai thác du lịch tại Ninh Thuận là do chưa đánh giá đúng mức tiềm năng, giá trị văn hóa Chăm để phát huy trong hoạt động du lịch của tỉnh Ninh Thuận. Học giả nhấn mạnh, “trong nhiều năm qua, hoạt động du lịch văn hóa chỉ quanh quẩn ở hai làng nghề Bàu Trúc và Mỹ Nghiệp, tiếp đó là tham quan các tháp Chăm và dự lễ hội Kate hàng năm. Ngay việc du lịch tham quan hai làng nghề thủ công của người Chăm ở Ninh Thuận cũng khá đơn điệu, du khách chưa có cảm nhận về nét độc đáo làng nghề thủ công Chăm, chưa thấy thực sự khác biệt với các làng nghề của người Việt và dân tộc khác ở miền Trung và Tây Nguyên. Các tour du lịch ở Ninh Thuận có ghé tham quan tháp Po Klaong Girai, Po Rome du khách chiêm ngưỡng một số cơ sở thờ tự, kiến trúc của người Chăm, nhưng ít ai hiểu biết về văn hóa Chăm qua các đền tháp này. Đến thăm các đền tháp Chăm, nhiều du khách có cảm giác như đến thăm các đền chùa khác trong vùng có chăng là ở đây không có thờ Phật mà thôi”. Ngoài ra, hoạt động du lịch văn hóa Chăm còn mang tính tự phát, thiếu sự hỗ trợ định hướng của các ban ngành địa phương. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp, tổ hợp sản xuất tự định hướng hoạt động du lịch của mình mà thiếu sự tham vấn của các bên liên quan. Tuyen (2014) chỉ ra khả năng quản lý yếu kém của các cơ sở địa phương khi mà các ngành lại phó thác để họ khai thác du lịch một cách không phù hợp. Sự phó thác mà thiếu tư vấn định hướng được thể hiện qua thực trạng trưng bày và bán các sản phẩm của các dân tộc khác nhau thay vì chú trọng vào sản phẩm của chính làng nghề của mình. Một cộng tác viên phản ánh: “Em thấy lạ là tại sao làng mình có rất nhiều sản phẩm dệt truyền thống, có nhiều hoa văn rất đẹp luôn, nhưng mà mấy cô chú lại đi mua đồ của các dân tộc khác, mà chủ yếu là hàng của Thái Lan để bán? Tự dưng Nhà nước đầu tư để phát triển làng nghề dệt của mình mà mình lại không đầu tư vào nó. Mình đang muốn phát triển đồ làng mình mà lại làm như vậy. Em không thích dẫn bạn bè vào trong hợp tác xã làng nghề đâu anh. Mất mặt lắm chứ. Trong khi em làm du lịch thì luôn nói về vẻ đẹp của làng nghề này, nói về ý nghĩa từng hoa văn, về công đoạn truyền thống để tạo được một sản phẩm. Khi mà dẫn khách vào xem thì bản thân em thấy ngao ngán hơn là khách du lịch. Mấy hàng mà mấy cô chú mua về để bán ấy có khắp nơi ở các chỗ du lịch khác nhau. Cần gì phải dẫn khách đến đây mua đồ lưu niệm của người Chăm mình nữa chứ” (TTV, 2017). Mặc dù những sản phẩm văn hóa Chăm kể trên đã xuất hiện một phần trong các tour du lịch ở Ninh Thuận, nhưng dường như cho đến nay chưa có một chuyên đề chuyên sâu về du lịch văn hóa Chăm (Phan An, 2015). Chính vì thế, lợi ích mang lại từ du lịch cho cộng đồng Chăm và xa hơn nữa là cơ hội đóng góp vào việc bảo tồn và giới thiệu văn hóa Chăm ra bên ngoài vẫn còn hạn chế. Thứ hai, nhiều giá trị văn hóa truyền thống Chăm chưa được khai thác đúng mức. Mặc dù tỉnh Ninh Thuận đã xác định tiềm năng của các sản phẩm khác của văn hóa Chăm như ẩm Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 06 (62) - 2019 71 thực và ca múa nhạc truyền thống. Đồng thời, tỉnh cũng đã triển khai thành lập các đội văn nghệ dân gian dưới hình thức tự quản. Tuy nhiên, việc thành lập các đội văn nghệ này chỉ mang tính phong trào, các đoàn ở địa phương ít có sự hỗ trợ về tham vấn, kinh phí, hay kết nối với đoàn du lịch. Chính vì vậy, các đoàn nghệ thuật dân gian này dường như không còn duy trì hoạt động. Một nghệ nhân chia sẻ: “Lúc đầu, uỷ ban nhân dân xã cũng giúp lập đội văn nghệ dân gian với lời hứa hẹn sẽ giúp các bác có cơ hội trình diễn vừa để giữ nghề vừa có thu nhập. Tuy nhiên, lập xong rồi bỏ đó và cũng chẳng thấy có chương trình tour nào mời các bác cả. Mình muốn trình diễn để kiếm thu nhập cũng không biết tìm nơi đâu để trình diễn. Chính vì thế, mọi người không ai hào hứng gì cả. Rốt cuộc, đội văn nghệ tan rã nhanh chóng” (TCB, 2017) Riêng về ẩm thực, mặc dù người Chăm có rất nhiều món ăn độc đáo mà du khách ít có dịp thưởng thức. Tuy nhiên, du khách khó có thể tìm kiếm được địa điểm để thưởng thức những món ăn truyền thống này tại điểm đến du lịch. Cụ thể hơn, các sản phẩm ẩm thực luôn được quảng bá rộng rãi nhưng địa phương chưa xây dựng được các địa điểm cụ thể chuyên về ẩm thực Chăm. Tiếp đến, du lịch homestay gắn với văn hóa Chăm dù đã được nhiều doanh nghiệp đề xuất phát triển song còn vướng một số vấn đề “rào cản” nhất định. Mặc dù, tỉnh Ninh Thuận cũng đang bắt đầu khuyến khích phát triển loại hình du lịch homestay này song dường như chưa tạo được sự khuyến khích phát triển cho các doanh nghiệp và cộng đồng Chăm. Một cộng tác viên chia sẻ: “Anh từng đề xuất làm homestay để đón khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài rất thích thú với trải nghiệm cùng ăn ở và trải nghiệm văn hoá Chăm tại làng Chăm. Trong nhiều cuộc họp trước đây, anh từng đề nghị nên thoáng một xíu về việc khách du lịch được ở homestay trong làng Chăm. Lãnh đạo huyện đã trao đổi và cũng đồng ý nhưng chưa thấy triển khai bằng văn bản”. (PMT, 2017). Có thể thấy, dưới góc độ cộng đồng, họ cần có sự kết nối với các doanh nghiệp lữ hành để đảm bảo về kinh tế để cho những hoạt động trên được duy trì lâu dài. Để làm điều này, bản thân chính quyền phải thể hiện hơn nữa vai trò tham vấn và hỗ trợ cộng đồng cũng như tạo kết nối giữa doanh nghiệp và cộng đồng Chăm trong hoạt động du lịch. Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch cộng đồng tại điểm đến còn yếu và thiếu. Hầu như lực lượng lao động tại điểm đến du lịch không đủ trình độ chuyên môn, kỹ năng phục vụ khách du lịch do chưa có cơ hội tham gia học tập các khóa tập huấn ngắn hạn giúp cho họ phục vụ công việc của mình dưới góc độ du lịch cộng đồng. Trình độ chuyên môn không chỉ dừng lại ở trình độ ngoại ngữ mà còn là kỹ năng hướng dẫn, năng lực hiểu về văn hóa cộng đồng, Ở làng nghề Mỹ Nghiệp và Bàu Trúc, hiện có nhiều du khách tham quan nhưng bản thân người bán hàng hay hướng dẫn tại chỗ còn thiếu kiến thức, kỹ năng giới thiệu hay giao tiếp hiệu quả với du khách. Có thể thấy, yếu tố quan trọng để duy trì tính bền vững cho phát triển du lịch chính là việc các thành viên trong cộng đồng phải có năng lực tự mình duy trì hoạt động du lịch. Muốn như vậy, bản thân họ phải được tập huấn và học hỏi để có thể tự mình giao tiếp và giới thiệu về các sản phẩm văn hóa của cộng đồng. Có như thế, họ mới có thể phát huy được vốn văn hóa của cộng đồng để thu hút và giữ chân du khách. Nhiều chương trình phát triển cộng đồng triển khai tại Bangladesh, Ấn Độ đã tổ chức nhiều buổi tập huấn cho phụ nữ để giúp họ chủ động và duy trì các hoạt động du lịch tại cộng đồng của họ. 72 Quảng Đại Tuyên Phụ nữ sau khi được tập huấn đã trở thành những người bán hàng có khả năng giao tiếp tốt; trở thành hướng dẫn viên địa phương chuyên nghiệp có kiến thức văn hóa, có kỹ năng hướng dẫn và ngoại ngữ để giao tiếp với du khách. Như vậy, chú trọng đào tạo và nâng cao chất lượng nhân lực điểm đến du lịch cộng đồng Chăm sẽ có thể phát huy tốt thế mạnh của văn hóa cộng đồng trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Thuận. Những bất cập trên thực sự cần vai trò quan trọng của chính quyền địa phương. Bởi sản phẩm du lịch văn hóa Chăm được khai thác hiện nay còn quá đơn điệu và chưa thu hút được du khách. Thực tế cho thấy, sản phẩm văn hóa Chăm chỉ đơn giản là sản phẩm lưu niệm, chưa thể hiện được “du lịch văn hóa” với những giá trị văn hóa ẩn đằng sau các sản phẩm đó. Điều này cho thấy “địa phương cần phải thực sự đầu tư về nguồn vốn và nguồn nhân lực tương xứng” (Phan An, 2015) thì mới phát huy được thế mạnh “văn hóa Chăm” ở tỉnh Ninh Thuận trong phát triển du lịch. 5. Kết luận và hàm ý chính sách trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá Chăm nhằm phát triển bền vững du lịch Ninh Thuận Các nghiên cứu trước đây từng khẳng định rằng, việc quản lý và phát triển du lịch cần phải cân nhắc đến các bên liên quan dựa trên thuộc tính mỗi nhóm để giúp phát huy tốt hơn khả năng mỗi bên liên quan (Timur and Getz, 2002). Tiếp đến, cần xác định các bên liên quan chính và phụ để có những chính sách phù hợp nhằm tránh những xung đột trong quá trình phát triển du lịch liên quan đến lợi ích kinh tế và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế và văn hoá (Hardy và Beeton, 2001). Như vậy, điều đầu tiên là cần xác định và đánh giá rõ ràng từng đặc điểm của các bên liên quan để có thể phát huy tối đa khả năng của họ. Bảng 1 mô tả mô hình các bên liên quan trực tiếp đến bảo tồn và phát triển sản phẩm du lịch văn hoá Chăm ở Ninh Thuận. Trong mô hình này, trọng tâm đáng chú ý là tài nguyên di sản văn hoá Chăm để phục vụ cho việc tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo của tỉnh Ninh Thuận. Các bên liên quan trong khai thác và phát huy sản phẩm văn hoá Chăm cần có mối liên hệ chặt chẽ để tạo nên tính hiệu quả và lợi ích tốt nhất. Cụ thể, cộng đồng Chăm, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, các kênh truyền thông và các viện nghiên cứu đều đóng vai trò quan trọng để tạo nên tính bền vững trong việc phát huy giá trị di sản văn hoá Chăm phục vụ phát triển du lịch. - Cộng đồng Chăm chính là chủ thể lưu giữ, bảo tồn di sản Chăm và cần hưởng lợi trên chính di sản đó. - Chính quyền địa phương chính là cầu nối giữa các bên liên quan để thúc đẩy sự phát triển chung thông qua các chính sách và chương trình hành động cụ thể. - Doanh nghiệp mang đến những kết nối, nguồn khách du lịch và khai thác các sản phẩm du lịch dựa trên các tài nguyên văn hoá sẵn có. - Truyền thông giúp thực hiện hoá việc quảng bá thông tin về sản phẩm du lịch và quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh. - Các viện/trung tâm nghiên cứu là những nơi nghiên cứu để phát huy hiệu quả và đúng với truyền thống văn hoá Chăm. Hơn nữa, họ sẽ giúp tư vấn chính sách phù hợp để góp phần bảo tồn và phát huy văn hoá Chăm. Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 06 (62) - 2019 73 Hình 1: Mô hình các bên liên quan chính trong phát triển du văn hóa Chăm Tuy nhiên, cần hiểu rõ về các đặc điểm, khả năng, và những khó khăn của các bên liên quan để có những chính sách hỗ trợ và phát huy tối đa vai trò của các bên liên quan này. Bởi vì, để phát triển du lịch bền vững đòi hỏi có sự tham gia của nhiều bên liên quan dựa trên lợi ích chung về mặt kinh tế hay văn hóa xã hội. Việc xây dựng quy hoạch tổng thể cũng đòi hỏi cần có sự thảo luận và đồng thuận của các bên liên quan. Chính quyền địa phương phải thể hiện được vai trò kết nối của mình trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển du lịch. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định rằng, cộng đồng đóng vai trò quan trọng nhất trong phát triển du lịch bền vững bởi họ chính là người sở hữu, duy trì và phát triển tài nguyên của họ. Chính vì thế, họ phải có quyền lợi về kinh tế và văn hóa cũng như không bị ảnh hưởng tiêu cực mạnh đến đời sống và văn hóa của họ. Họ phải được đặt trọng tâm trong chiến lược và quản lý du lịch (Macbeth, Burns, Chandler, Revitt & Veitch, 2002). Đặt trong bối cảnh nghiên cứu này, Chính quyền địa phương cần xác định rõ ràng sản phẩm du lịch văn hóa Chăm và những chính sách phát triển cụ thể phù hợp. Khi sử dụng các di sản văn hóa Chăm như là sản phẩm du lịch thì cần chú ý tạo được lợi ích lâu dài về kinh tế cũng như bảo tồn văn hóa của họ. Phải đặt lợi ích của chủ thể văn hóa lên trên hết để đảm bảo về phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo được việc bảo tồn văn hóa của người Chăm. Cộng đồng chủ thể phải có được sự tham vấn và phối hợp từ khâu quy hoạch du lịch đến đào tạo nhân lực, để duy trì lâu dài cho hoạt động du lịch tại cộng đồng mình. Hạt nhân của sự phát triển bền vững chính là cộng đồng chủ thể của văn hóa Chăm trong phát triển du lịch bền vững khai thác văn hóa Chăm. Những trao đổi trên có thể thấy ở nhiều nơi khác nhau ở Việt Nam, chính vì vậy, những gợi ý trên có thể là một gợi ý hữu ích cho các nhà quản lý cân nhắc đến khi hoạch định chiến lược phát triển du lịch bền vững tại địa phương. 74 Quảng Đại Tuyên Như vậy, thông qua nghiên cứu các bên liên quan trong phát triển du lịch bền vững thông qua các hoạt động khai thác tài nguyên di sản văn hoá Chăm ở tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi chỉ ra rằng việc đánh giá và phân tích các đặc điểm của mỗi bên liên quan hiện chưa được chú trọng đúng mức. Tiếp đến, vai trò chủ thể của cộng đồng Chăm trong phát triển các sản phẩm du lịch vẫn còn khá bị động và chưa nổi bật khiến một bộ phận trong cộng đồng Chăm tham gia còn hạn chế vào các hoạt động du lịch cộng đồng. Phát triển du lịch bền vững là một quá trình lâu dài để mang những lợi ích bền vững về kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường cho địa phương. Chính vì thế, việc xác định lại một cách cụ thể vai trò của các bên liên quan cũng như có những chiến lược cụ thể để phát huy vai trò tốt nhất của cộng đồng là điều cần thiết để đạt được sự phát triển du lịch bền vững của tỉnh Ninh Thuận trong tương lai. Chú thích: 1. Xem bài giới thiệu về ẩm thực Chăm: am-thuc-dac-san/1347-sakaya-mon-banh-truyen-thong-cua-nguoi-cham.html Tài liệu tham khảo Anh, P. Q. (2004). The religious system of the Bramanism of the Cham people in Ninh Thuan Provvince [Hệ thống chủ lễ của người Chăm Balamon ở Ninh Thuận]. Nghiên Cứu Đông Nam A, 3(66). Retrieved from cac-dan-toc-thieu-so/525-phan-quoc-anh-he-thong-chu-le-cua-nguoi-cham-balamon-o- ninh-thuan.html Bien, P. X., An, P., & Dop, P. Van. (1989). The Cham people in Thuan Hai Province [Người Chăm ở Thuận Hải]. Phan Rang Thap Cham: Văn hoá Thông tin Thuận Hải. Bien, P. X., An, P., & Dop, P. Van. (1991). The Cham culture [Văn hoá Chăm]. Ho Chi Minh: KHXH. Bradford, M., & Lee, E. (2004). Introduction: Tourism and cultural heritage in Southeast Asia. In Tourism and cultural heritage in Southeast Asia. Bangkok: SEAMEO-SPAFA. Brown, J., Mitchell, N. J., & Beresford, M. (2005). The Protected Landscape Approach: Linking Nature, Culture and Community. IUCN. Bushell, R. (1999). Development of approaches and practice for sustainable use of biological resources: tourism. Fourth Meeting of the Subsidiary Body on Scientific, Technical and Technological Advice. The World Conservation Union. Montreal. Butler & Hinch. (1996). Tourism and Indigenous Peoples. Cooper, C. et al. (2009). The role of internal Marketing (IM) in sustainable destination management. International Journal of Environmental, Cultural, Economic and Social Sustainability, 5(3), 141–180. Crawford, A. (2001). Successful tourism at heritage places. Info, 50–53. https://doi.org/ AHC20 Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 06 (62) - 2019 75 Donaldson, T., & Preston, L. E. (1995). the Stakeholder Theory of the Corporation: Concepts, Evidence, and Implications. Academy of Management Review, 20(1), 65–91. https:// doi.org/10.5465/AMR.1995.9503271992 Freeman, R. E. (1984). Strategic Management: A Stakeholder Approach. In Analysis (Vol. 1). https://doi.org/10.2139/ssrn.263511 Freeman, R. E. (2010). Strategic management: A stakeholder approach. Cambridge university press. Greer, S. (2010). Heritage and Empowerment: community based Indigenous cultural heritage in northern Australia. International Journal of Heritage Studies, 16(1–2), 45–58. Hardy, A. L., & Beeton, R. J. S. (2001). Sustainable Tourism or Maintainable Tourism: Managing Resources for More Than Average Outcomes. Journal of Sustainable Tourism, 9(3), 168–192. https://doi.org/10.1080/09669580108667397 Hinch, T., & Prentice, R. (2008). Indigenous People and Tourism. In A Companion to Tourism (pp. 246–261). https://doi.org/10.1002/9780470752272.ch20 Johnston, A. M. (2006). Is the Sacred for Sale: Tourism and Indigenous Peoples. Routledge. Macbeth, J., Burns, G. L., Chandler, L., Revitt, M., & Veitch, S. (2002). Community as tourism object: associated disciplinary understandings. The CAUTHE Conference. Phan An. (2015). Phát huy giá trị văn hóa Chăm để phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận. Phát Triển Kinh Tế-Xã Hội, (62), 22–26. Ryan, C. (1997). Tourism and indigenous peoples. In Tourism Management (Vol. 18). https://doi.org/10.1016/S0261-5177(97)84400-7 Sakaya. (2003). The festivals of the Cham people [Lễ hội của người Chăm]. Ha Noi: NXB Van Hoa Dan Toc. Sautter, E. T., & Leisen, B. (1999). Managing stakeholders a Tourism Planning Model. Annals of Tourism Research, 26(2), 312–328. https://doi.org/10.1016/S0160-7383(98)00097-8 Strickland-Munro, J., & Moore, S. (2012). Indigenous involvement and benefits from tourism in protected areas: a study of Purnululu National Park and Warmun Community, Australia. Journal of Sustainable Tourism, (April 2015), 1–16. https://doi.org/10.1080/0966958 2.2012.680466 Swarbrooke, J. (1999). Sustainable Tourism Management. Retrieved from https://books.google.com.au/books/about/Sustainable_Tourism_Management. html?id=1WQtIOqVT3gC&pgis=1 Timur, S. and Getz, D. (2002). Applying stakeholder theory to the implementation of sustainable urban tourism. City Tourism 2002 ICTC Conference Proceedings, 194–210. Vienna, Austria. Tuyen, Q. D. (2014). Nhìn lại các chính sách phát triển tại một làng nghề truyền thống người Chăm, qua cái nhìn từ bên trong cộng đồng Chăm [Implementing Development 76 Nguyễn Văn Quang projects at a Cham handicraft village, Ninh Thuan Province: A view from the Cham indigenous community]. Nghiên Cứu Cùng Cộng Đồng: Ứng Dụng Nhân Học Trong Phát Triển ở Vùng Dân Tộc Thiểu Số Việt Nam, 163–177. Ha Noi: ISEE. UNWTO. (2004). Indicators of sustainable development for tourism destinations. A Guidebook. Retrieved from Woodward, K. M. & R. (1999). Community development in North Yorkshire: An assessment of the Objective 5b and leader 2 programmes. Retrieved from pdfs/rr99.6aa.pdf Zeppel, H. (2009). Managing cultural values in sustainable tourism: Conflicts in protected areas. Tourism and Hospitality Research, 10(2), 93–104. https://doi.org/10.1057/thr.2009.28

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_ben_vung_cac_san_pham_du_lich_van_hoa_cham_o_tinh.pdf
Tài liệu liên quan