Đề xuất kiến nghị
Phát triển doanh nghiệp KH&CN là một xu
hướng tất yếu để chuyển giao tri thức. Việc đẩy
mạnh mô hình doanh nghiệp này tạo cầu nối
làm gia tăng giá trị của các trường đại học, kết
nối và rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo với
nhu cầu xã hội. Xuất phát từ thực tiễn đó, để
thúc đẩy doanh nghiệp KH&CN phát triển thì
cần ban hành các chính sách khuyến khích và
quy định hỗ trợ các doanh nghiệp KH&CN phát
triển, ban hành các thủ tục và thông tư hướng
dẫn về thực hiện các chính sách khuyến khích
áp dụng đối với doanh nghiệp KH&CN. Đặc
biệt cần thay đổi tư duy nhận thức của lãnh đạo
các trường đại học công lập, chuyển đổi thói
quen và tư duy hàm lâm sang tư duy tiếp cận thị
trường. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp
KH&CN cần nghiên cứu thị trường và mở rộng
thị trường cung ứng sản phẩm, lựa chọn và đầu
tư sản phẩm đáp ứng yêu cầu trong nước và
quốc tế. Mặt khác, cần xây dựng chiến lược lâu
dài cho doanh nghiệp, chú trọng công tác đầu
tư, đãi ngộ và thu hút các chuyên gia về làm
việc tại doanh nghiệp.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong trường Đại học công lập Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 106-115
106
Original Article
Developing Science and Technology Company
in Vietnamese Public Universities
Mai Hoang Anh*
Vietnam National University, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
Received 03 November 2020
Revised 10 December 2020; Accepted 12 December 2020
Abstract: This paper studies the current situation of university spin-off companies hosted by a
number of public universities in Vietnam. Thanks to secondary data and an in-depth interview with
experts who are the leaders of those universities, the paper indicates what objective and subjective
problems that agencies managing science and technology companies are facing and therefore
proposes policy recommendations and development strategies so as to facilitate the development
of university spin-off companies in the public universities in Vietnam.
Keywords: Science and Technology company, university, Vietnam.
D*
_______
* Corresponding author.
E-mail address: anhmh.vnu@gmail.com
https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4417
M.H. Anh / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 106-115
107
Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ
trong trường đại học công lập Việt Nam
Mai Hoàng Anh*
Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 03 tháng 11 năm 2020
Chỉnh sửa ngày 10 tháng 12 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 12 tháng 12 năm 2020
Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu thực trạng doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong các trường
công lập Việt Nam, với phạm vi tập trung vào các trường đại học công lập có truyền thống tại Hà
Nội. Thông qua dữ liệu thứ cấp và kết quả phỏng vấn sâu với các chuyên gia, bài viết chỉ ra các
nguyên nhân khách quan và chủ quan của cơ quan quản lý doanh nghiệp khoa học và công nghệ để
làm căn cứ đề xuất kiến nghị về chính sách và chiến lược phát triển doanh nghiệp khoa học và
công nghệ trong trường đại học công lập Việt Nam.
Từ khóa: Doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đại học, Việt Nam.
1. Giới thiệu *
Kể từ thập niên đầu của thế kỷ XXI, khi nền
kinh tế thế giới bước vào “kỷ nguyên số” với sự
phát triển của cuộc cách mạng 4.0, các đại học
đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng đổi
mới sáng tạo gắn với khởi nghiệp. Mô hình đại
học doanh nghiệp được phát triển mạnh mẽ ở
nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Đức, Hà
Lan, Mỹ, Canada, Brazil, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Singapore và Việt Nam.
Một số hình thái của doanh nghiệp trong
trường đại học là mô hình doanh nghiệp Spin-
off, viện nghiên cứu hoạt động theo mô hình
doanh nghiệp hoặc mô hình hợp tác đại học -
doanh nghiệp (TAMA), mô hình doanh nghiệp
do trường đại học điều hành (University-run
Enterprise - URE). Trong đó, mô hình doanh
nghiệp Spin-offs là mô hình được nhiều nước
áp dụng và phát triển.
Bên cạnh đó, trong thời đại tri thức hiện
nay, khoa học và công nghệ (KH&CN) đã và
đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và là
nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của
_______
* Tác giả liên hệ.
Địa chỉ email: anhmh.vnu@gmail.com
https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4417
từng quốc gia, mối quan hệ giữa doanh nghiệp
công nghệ và giáo dục đại học ngày càng gắn
bó. Mối liên kết giữa doanh nghiệp công nghệ
và giáo dục là mối quan hệ biện chứng tồn tại
khi cả hai bên đều có lợi. Hợp tác đại học -
doanh nghiệp thể hiện dưới nhiều hình thức,
mức độ và được hiểu như là sự tương tác, giao
dịch giữa cơ sở giáo dục đại học với các doanh
nghiệp để mang lại lợi ích cho các bên. Bên
cạnh đó, chính phủ luôn đóng vai trò quan trọng
trong việc tạo dựng môi trường pháp luật và các
chính sách, hình thành liên kết 3 bên: chính phủ
- trường đại học - doanh nghiệp [1, 2], góp phần
quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo, đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội
nhập quốc tế. Nghiên cứu của Quân (2006) cho
rằng doanh nghiệp KH&CN hiện được xem như
một lực lượng sản xuất mới, là nơi tiếp nhận và
thích nghi công nghệ tiên tiến ở nước ngoài,
một kênh chuyển giao công nghệ, đồng thời
doanh nghiệp KH&CN còn tạo ra nhiều cơ hội
việc làm cũng như tăng trưởng kinh tế [3].
Doanh nghiệp KH&CN không chỉ là cầu nối
đưa nhanh các nghiên cứu, ứng dụng KH&CN
chuyển giao vào sản xuất mà còn đóng vai trò
như một lực lượng sản xuất chủ lực, tạo ra
những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đóng
M.H. Anh / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 106-115
108
góp cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế
- xã hội và GDP của đất nước.
Tại Việt Nam, phát triển doanh nghiệp
KH&CN là một trong những nhiệm vụ quan
trọng được Đảng và Nhà nước đặt ra và quyết
tâm triển khai thực hiện. Mặc dù trong thời gian
qua, Nhà nước đã ban hành các văn bản, chính
sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
KH&CN phát triển, như: các ưu đãi liên quan
đến thuế, phí, lệ phí, tín dụng, sử dụng các dịch
vụ KH&CN, Tuy nhiên đến nay, số lượng
doanh nghiệp KH&CN, vườn ươm doanh
nghiệp KH&CN còn quá ít so với tiềm năng
phát triển. Bên cạnh đó, ngoài việc tập trung
phát triển doanh nghiệp KH&CN thì vai trò của
trường đại học trong việc phát triển các doanh
nghiệp cũng được nhấn mạnh. Trong đó, các
trường đại học đóng vai trò quan trọng trong
việc xây dựng các vườn ươm - một trong những
mô hình quan trọng trong việc phát triển doanh
nghiệp KH&CN. Thực tế kinh nghiệm phát
triển của mô hình vườn ươm doanh nghiệp công
nghệ tại các quốc gia trong khu vực như Trung
Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore đã
chứng minh vai trò tích cực của mô hình vườn
ươm. Nhìn chung, vai trò của vườn ươm doanh
nghiệp công nghệ đã giải quyết những vấn đề
sau: i) Tạo điều kiện, là chất xúc tác giúp các
doanh nghiệp khởi sự thành công, phát triển
tinh thần kinh doanh; ii) Là công cụ thúc đẩy
sáng tạo, đổi mới, chuyển giao công nghệ và
thương mại hóa thành công các ý tưởng công
nghệ nhờ gắn kết chắt chẽ hơn mối quan hệ
trường đại học - viện nghiên cứu - doanh
nghiệp; iii) Có ý nghĩa to lớn đối với sự phát
triển kinh tế địa phương; iv) Tác động tích cực
tới mối quan hệ doanh nghiệp - chính phủ, là
nơi kiểm nghiệm sự phù hợp, hiệu quả của các
chính sách của chính phủ; v) Cung cấp quỹ hạt
giống (sead funding) cho các doanh nghiệp khởi
nghiệp hoặc giúp đỡ các doanh nghiệp tìm kiếm,
gia tăng nguồn vốn hạt giống; và vi) Kết nối các
doanh nghiệp khởi nghiệp với mạng lưới nguồn
lực để gia tăng cơ hội sống sót và tăng trưởng.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả phân tích
thực trạng doanh nghiệp KH&CN trong trường
đại học công lập tại Hà Nội, từ đó đề xuất các
kiến nghị phát triển doanh nghiệp KH&CN
trong trường đại học Việt Nam.
2. Cơ sở lý luận về doanh nghiệp khoa học và
công nghệ trong trường đại học
2.1. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Theo Pisano (2010), trước thế kỷ XX, khái
niệm doanh nghiệp KH&CN không hề tồn tại
bởi lẽ “khoa học công nghệ” và “doanh nghiệp”
được phân biệt rất rạch ròi, thuộc về hai lĩnh
vực nghiên cứu và thực tiễn [4]. Cụ thể, khoa
học công nghệ là đối tượng nghiên cứu của các
trường đại học và viện nghiên cứu, trong khi đó
các lợi ích từ ứng dụng thành tựu khoa học
công nghệ vào sản xuất mới là mối quan tâm
của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vào giữa thế
kỷ XX, ranh giới giữa hai bên trở nên mờ nhạt
hơn khi các trường đại học cố gắng gia tăng
doanh thu từ các nghiên cứu khoa học công
nghệ của họ (nguồn thu có thể đến từ bằng sáng
chế, cấp phép sử dụng hoặc thông qua việc
thành lập các doanh nghiệp khởi nguồn Spin-
off để chuyển giao công nghệ). Doanh nghiệp
khởi nguồn là các doanh nghiệp tách ra hoạt
động độc lập khỏi các trường đại học, các
doanh nghiệp này hoạt động bằng cách thương
mại hóa KH&CN được phát triển bởi các viện
hoặc trường. Cũng trong thời gian này, các
doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) được hình
thành dựa trên nền tảng kết quả phát triển khoa
học công nghệ cũng ra đời. Doanh nghiệp khởi
nguồn và khởi nghiệp chính là tiền thân của các
doanh nghiệp KH&CN hiện nay [5].
Tại Việt Nam, theo Nguyễn và cộng sự
(2014), thuật ngữ doanh nghiệp KH&CN được
đề cập lần đầu trong kết luận Hội nghị lần VI
Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX,
trong đó nêu rõ: “Từng bước chuyển các tổ
chức KH&CN thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu
ứng dụng và phát triển công nghệ sang cơ chế
tự trang trải kinh phí, hoạt động theo cơ chế
doanh nghiệp” [5]. Hiện nay, các nghiên cứu về
doanh nghiệp KH&CN ở Việt Nam đều thống
nhất sử dụng định nghĩa trong Khoản 1 Điều
58, Luật Khoa học và Công nghệ, theo đó:
M.H. Anh / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 106-115
109
“doanh nghiệp KH&CN là doanh nghiệp thực
hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khoa học và
công nghệ để tạo ra sản phẩm, hàng hóa từ kết
quả nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ”. Cũng theo Khoản 2 Điều 58 Luật
KH&CN, doanh nghiệp KH&CN phải đáp ứng
được ba điều kiện bao gồm: doanh nghiệp được
thành lập, đăng ký kinh doanh, tổ chức quản lý
và hoạt động theo quy định của Luật Doanh
nghiệp; có năng lực thực hiện nhiệm vụ
KH&CN; doanh thu từ việc sản xuất, kinh
doanh sản phẩm, hàng hóa hình thành từ kết
quả nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ đạt tỷ lệ theo quy định. Điều kiện thứ ba
được đánh giá sẽ gây khó khăn cho các doanh
nghiệp KH&CN, nhất là các doanh nghiệp mới
thành lập bởi các sản phẩm khoa học công nghệ
mới bao giờ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, cần thời
gian để được thị trường chấp nhận. Để tạo điều
kiện tối đa cho các doanh nghiệp KH&CN,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2019
NĐ-CP trong đó quy định điều kiện về doanh
thu không áp dụng cho các doanh nghiệp mới
thành lập dưới 5 năm.
Tóm lại, về bản chất, doanh nghiệp
KH&CN là doanh nghiệp được thành lập và
hoạt động hợp pháp, có khả năng sử dụng hoặc
khai thác kết quả nghiên cứu KH&CN (thuộc
danh mục được quy định tại Điều 3 Nghị định
số 13/2019 NĐ-CP) để tạo ra sản phẩm, dịch vụ
và kinh doanh [6]. Kết quả nghiên cứu KH&CN
có thể là thành quả của chính doanh nghiệp
hoặc được chuyển giao một cách hợp pháp và
được công nhận theo pháp luật.
2.2. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ
trong trường đại học
Doanh nghiệp KH&CN trong các trường
đại học là khái niệm không mới ở các nước phát
triển, xuất phát từ nhu cầu chính đáng về lợi ích
tài chính của các trường đại học trong việc
thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa
học kỹ thuật. Mô hình này xuất hiện và phát
triển ở Mỹ và Anh từ giữa thế kỷ XX, chính
thức được luật hóa với Đạo luật Bayh-Dole ở
Mỹ năm 1980, trong đó thừa nhận hoạt động
của các doanh nghiệp này [7].
Cho tới nay, mô hình doanh nghiệp này vẫn
tiếp tục phát triển mạnh ở các nước phương Tây
vì những lợi ích mà nó mang lại. Shane (2004)
đánh giá mô hình này có khả năng thúc đẩy sự
phát triển kinh tế, hỗ trợ các trường đại học
trong giảng dạy và nghiên cứu, đồng thời có
khả năng sản sinh ra các doanh nghiệp hoạt
động với hiệu quả cao [8]. Mặc dù có lịch sử
phát triển hàng chục năm, giới nghiên cứu vẫn
chưa có một định nghĩa thống nhất về doanh
nghiệp KH&CN trong các trường đại học.
Smilor và cộng sự (1990) cho rằng các doanh
nghiệp này cần thỏa mãn ít nhất một trong hai
tiêu chí sau: thứ nhất, nó được thành lập bởi
thành viên, nhân viên hoặc sinh viên của trường
(những người này rời khỏi trường đại học để
lập doanh nghiệp hoặc mở doanh nghiệp trong
khi vẫn cộng tác với trường); thứ hai, các ý
tưởng khoa học công nghệ của những doanh
nghiệp này phải được phát triển bởi chính
trường đại học đó [9]. Đây là một trong những
định nghĩa sớm nhất về khái niệm doanh nghiệp
KH&CN trong trường đại học, theo đó nhấn
mạnh việc các doanh nghiệp này khởi nguồn từ
cá nhân trong trường đại học hoặc kết quả khoa
học công nghệ của trường đó. Tuy nhiên, phạm
vi của khái niệm này quá rộng bởi nó bao hàm
cả những doanh nghiệp do thành viên hoặc sinh
viên của trường đại học thành lập, kể cả khi
những doanh nghiệp này không hoạt động trong
lĩnh vực khoa học công nghệ hay có bất kỳ mối
liên hệ gì với trường đại học. Các định nghĩa
sau đó của Steffensen và cộng sự (2000),
Rappert và cộng sự (1999) đã khắc phục được
hạn chế trên bằng cách nhấn mạnh tầm quan
trọng của việc thỏa mãn cả hai tiêu chí [10, 11].
Cụ thể, đó là các doanh nghiệp được thành lập
bởi nhân viên hoặc sinh viên của trường đại học
để khai thác những kết quả nghiên cứu khoa
học công nghệ của trường. Pirnay và Surlemont
(2003) định nghĩa doanh nghiệp KH&CN trong
trường đại học là doanh nghiệp mới được tạo ra
để khai thác thương mại một số kiến thức, công
nghệ hoặc kết quả nghiên cứu được phát triển
trong một trường đại học [12]. Các tác giả đã
làm rõ một số quan điểm: i) Doanh nghiệp
KH&CN trong trường đại học là doanh nghiệp
mới, có tính pháp lý riêng biệt, không phải là
M.H. Anh / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 106-115
110
một phần mở rộng, cũng không phải là công ty
con được kiểm soát của trường đại học, mà là
một cấu trúc tự trị theo đuổi các hoạt động tạo
ra lợi nhuận; ii) Được tạo ra từ các trường đại
học với mục đích khai thác kiến thức từ các
hoạt động học thuật, điều này không chỉ bao
gồm đổi mới công nghệ hoặc bằng sáng chế, mà
còn cả bí quyết khoa học và kỹ thuật được tích
lũy bởi một cá nhân trong các hoạt động học
thuật của mình [11]; và iii) Doanh nghiệp
KH&CN trong trường đại học cũng được thành
lập với mục địch tạo ra lợi nhuận (ngoại trừ các
tổ chức phi lợi nhuận). Shane (2004) cho rằng
doanh nghiệp KH&CN không đề cập tới vai trò
của người thành lập, mà chỉ nhấn mạnh tới mục
đích hoạt động. Tác giả cho rằng đây là những
công ty mới thành lập để khai thác một phần sở
hữu trí tuệ được tạo ra trong một tổ chức học
thuật. Nghiên cứu của Hogan và Zhou (2010)
đã nhận định về tiêu chí xác định doanh nghiệp
KH&CN như sau: Thứ nhất, các doanh nghiệp
KH&CN phải nhận được sự chuyển giao tri
thức từ các trường đại học, bao gồm chuyển
giao công nghệ kỹ thuật cũng như kinh nghiệm.
Thứ hai, mặc dù trên thực tế các cá nhân thành
lập doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học
thường là cán bộ, nhân viên hoặc sinh viên của
trường nhưng cũng không loại trừ khả năng các
trường đại học đề nghị doanh nhân bên ngoài
đứng ra thành lập doanh nghiệp, vì vậy tiêu chí
người thành lập doanh nghiệp không quá cần
thiết bởi đó có thể là bất kỳ ai. Thứ ba, các
doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học
cần có mối liên kết chặt chẽ với trường, điều
này thể hiện ở chỗ doanh nghiệp KH&CN được
các trường tạo điều kiện tiếp cận các nguồn lực
(tài chính, công nghệ, con người, thiết bị kĩ
thuật,...), đổi lại các trường có được nguồn thu
từ hoạt động của doanh nghiệp [13]. Tóm lại,
theo các tác giả, doanh nghiệp KH&CN trong
trường đại học được định nghĩa là doanh nghiệp
được thành lập để khai thác tri thức được phát
triển trong một trường đại học dựa trên thỏa
thuận tài chính giữa doanh nghiệp và trường đại
học, bất kể sinh viên và nhân viên của trường
có tham gia vào quá trình sáng tạo hay không.
Mặc dù còn bất đồng về vai trò của người thành
lập doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học
nhưng các học giả đều thống nhất rằng đây là
những doanh nghiệp được thành lập để khai
thác các kết quả nghiên cứu khoa học công
nghệ của các trường đại học.
3. Thực trạng doanh nghiệp khoa học và
công nghệ trong trường đại học công lập tại
khu vực Hà Nội
Thành lập doanh nghiệp và thúc đẩy sự
hình thành các doanh nghiệp Spin-off và các
mô hình Startup có nguồn gốc từ các kết quả
nghiên cứu là một trong những yếu tố đặc trưng
của các cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH)
trong thời kỳ giáo dục đại học 4.0. Thông qua
hoạt động của các doanh nghiệp và sự mở rộng
hợp tác, trường đại học có thể sử dụng các
nguồn lực đến từ các doanh nghiệp và sự hợp
tác để phát triển các năng lực chuyển giao tri
thức, chuyển giao kết quả nghiên cứu cho các tổ
chức, xã hội, từ đó thúc đẩy tốt hơn các hoạt
động đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ
cộng đồng. Điều này làm cho trường đại học
ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của các bên
liên quan. Tuy nhiên, thực tiễn tại các
CSGDĐH ở Việt Nam trong khoảng 20 năm
vừa qua cho thấy việc thành lập doanh nghiệp
chưa nhiều. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác
giả chỉ tập trung đi sâu vào phân tích thực trạng
mô hình doanh nghiệp KH&CN ở các trường
đại học công lập lớn có truyền thông tại khu
vực Hà Nội.
3.1. Giới thiệu các doanh nghiệp khoa học và
công nghệ trong trường đại học công lập
● Đại học Quốc gia Hà Nội và các đơn vị
thành viên
Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) và
các đơn vị thành viên đã thành lập và giải thể
một số doanh nghiệp trong giai đoạn 2000-
2019. Ba doanh nghiệp KH&CN trực thuộc
được các trường đại học thành viên thành lập
gồm: Công ty TNHH Khoa học Tự nhiên trực
thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên được
thành lập ngày 20/5/2004 căn cứ vào Nghị định
số 03/2000 NĐ-CP ngày 02/03/2000 của Thủ
tướng Chính phủ, Công ty Chuyển giao tri thức
(thuộc ĐHQGHN) và Công ty Công nghệ vi
M.H. Anh / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 106-115
111
sinh IMBT (trực thuộc Viện Vi sinh vật và
Công nghệ sinh học). Các công ty này đều được
hình thành theo mô hình cổ phần.
● Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Được thành lập vào năm 2008 theo mô hình
công ty cổ phần, đến nay Công ty Đầu tư và
Phát triển Công nghệ Bách khoa Hà Nội (BK-
Holdings) đã thay đổi mô hình để thích nghi với
điều kiện nằm trong trường đại học công lập.
Mô hình doanh nghiệp được chuyển đổi trở
thành Công ty TNHH Một thành viên. Theo đó,
BK-Holdings như một công ty mẹ (do nhà
trường góp vốn sáng lập, quyết định chủ tịch
hội đồng thành viên và cử người tham gia quản
lý) thực hiện đầu tư, góp vốn vào các công ty
con và các công ty liên kết (theo mô hình cổ
phần hoặc TNHH). Hiện nay, BK-Holdings
đóng vai trò cầu nối trong các hợp tác, kêu gọi
đầu tư từ các doanh nghiệp và cá nhân cho các
nhà khoa học và nhà trường khi có nhu cầu phát
triển sản phẩm, thương mại hóa hoặc đầu tư
nghiên cứu ban đầu về công nghệ. Đặc biệt,
BK-Holdings trực tiếp triển khai đầu tư hạ tầng,
cơ sở kỹ thuật và đào tạo để hình thành một hệ
sinh thái khởi nghiệp khá thành công ở Việt
Nam thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với mạng lưới các
nhà tư vấn, hướng dẫn, không gian khởi nghiệp và
ươm tạo. Điểm đặc biệt của BK-Holdings là
trường hoặc các đơn vị, cá nhân trong trường có
thể góp vốn vào doanh nghiệp này bằng chính
sáng kiến, quy trình công nghệ và sở hữu trí tuệ.
● Trường Đại học Thủy Lợi
Công ty TNHH Tư vấn Trường Đại học
Thủy lợi tiền thân là Công ty Tư vấn và Chuyển
giao Công nghệ được thành lập trên cơ sở
Quyết định số 68/1998/TTg ngày 7/3/1998 của
Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép thành
lập doanh nghiệp của Nhà nước trong các cơ sở
nghiên cứu và Quyết định số
87/2000/QĐ/BNN-TCCB ngày 11/08/2000 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Công
ty là nơi tập hợp một đội ngũ đông đảo các giáo
sư, tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư đã có nhiều đóng góp
vào việc giải quyết các vấn đề khoa học, kỹ
thuật và công nghệ trong lĩnh vực khai thác và
lợi dụng tài nguyên nước, đặc biệt là lĩnh vực
thủy lợi, thủy điện, cơ sở hạ tầng nông thôn,
đồng ruộng, đồng muối, nuôi trông thủy sản,...
Hiện nay công ty gồm hai thành viên, trong đó
vốn đóng góp chủ yếu (chiếm 75%) từ cán bộ
viên chức trong trường được chuyển đổi từ mô
hình doanh nghiệp nhà nước.
● Trường Đại học Xây dựng
Công ty TNHH Tư vấn Đại học Xây dựng
(CCU CO., LTD) tiền thân là Công ty Tư vấn
Đại học Xây dựng trực thuộc Trường Đại học
Xây dựng, được phát triển từ Trung tâm Tư vấn
Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật trực
thuộc nhà trường. Công ty được thành lập năm
2000 (theo Quyết định số 4652/QĐ-BGD&ĐT-
TCCB ngày 02/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo), hoạt động theo mô hình doanh
nghiệp nhà nước. Công ty đã có đóng góp lớn
vào việc giải quyết các vấn đề khoa học kỹ
thuật và công nghệ xảy ra trong thực tiễn ở các
lĩnh vực: Xây dựng cơ bản, xây dựng dân dụng
và công nghiệp, cầu đường, thủy lợi, thủy điện,
công trình biển, cơ khí xây dựng, thông gió cấp
nhiệt, cấp thoát nước, hạ tầng kỹ thuật, vật liệu
xây dựng,... Công ty hoạt động theo mô hình
TNHH nhiều thành viên do Trường Đại học
Xây dựng là sáng lập viên chính có vốn góp
chiếm 51%, số vốn góp còn lại do cá nhân các
cán bộ và giảng viên trong trường góp.
● Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Doanh nghiệp duy nhất trong Trường Đại
học Mỏ - Địa chất hiện nay là Công ty Tư vấn,
triển khai công nghệ và xây dựng mỏ - địa chất.
Đây là doanh nghiệp được chuyển đổi mô hình
doanh nghiệp nhà nước thành công ty TNHH
hai thành viên trở lên vào năm 2014. Sau khi
được chuyển đổi, Công ty CODECO đã phát huy
tốt hơn vai trò kết nối với thị trường và khai thác
nguồn lực chất xám, năng lực về KH&CN của các
khoa chuyên môn trong nhà trường.
3.2. Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp
khoa học và công nghệ trong các trường đại
học công lập
Kết quả nghiên cứu về mô hình doanh
nghiệp KH&CN trong trường đại học công lập
tính đến tháng 6/2020 cho thấy, BK-Holdings
được đánh giá là một trong những đơn vị hoạt
động hiệu quả nhất trong số các doanh nghiệp
trong trường đại học với doanh thu hợp nhất
M.H. Anh / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 106-115
112
khoảng 100 tỷ đồng, quy mô 400 nhân viên.
BK-Holdings đã chia trên 3 tỷ cổ tức, chuyển
về nhà trường gần 5 tỷ chi phí sử dụng cơ sở
vật chất và trên 8 tỷ đồng lợi nhuận [14].
BK-Holdings giống mô hình một công ty mẹ có
sứ mạng cầu nối, khuyến khích và hỗ trợ các
nhà khoa học tại Trường Đại học Bách khoa Hà
Nội thành lập, phát triển công ty hoặc các hoạt
động khởi nghiệp để chuyển giao tri thức và kết
quả nghiên cứu vào thực tiễn. Ngoài
BK-Holdings, còn có các công ty khác trong
trường đại học hoạt động tương đối hiệu quả,
chẳng hạn như trong 5 năm (2014-2018), tổng
doanh thu của Công ty CODECO đạt mức 125
tỷ đồng, trong đó năm 2018 đạt trên 28 tỷ đồng.
Bên cạnh việc mang lại nguồn thu và lợi nhuận
đáng kể, mô hình doanh nghiệp trong trường
đại học là cầu nối hiệu quả giữa đào tạo, nghiên
cứu khoa học và áp dụng vào kinh doanh, cung
cấp dịch vụ. Trong khi đó Công ty Chuyển giao
tri thức và Công ty Công nghệ vi sinh IMBT
thuộc ĐHQGHN giải thể trong năm 2017 đến
2019, do xung đột về cơ chế sử dụng tài sản và
vận hành công ty khi nguồn lực đóng góp xuất
phát từ Nhà nước nhưng chưa có các hướng dẫn
pháp lý phù hợp (mặc dù các lĩnh vực mà các
công ty hoạt động đều có tiềm năng cho sự phát
triển sản phẩm và thương mại hóa thành công).
Kết quả phỏng vấn sâu lãnh đạo của Công
ty IMBT và Công ty Chuyển giao tri thức thuộc
ĐHQGHN cho thấy nguyên nhân dẫn đến việc
đóng cửa các doanh nghiệp này không xuất phát
từ vấn đề tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ (trên thực
tế Công ty IMBT vẫn hoạt động hiệu quả do
nhu cầu thị trường lớn) mà về tư cách pháp
nhân người đại diện góp vốn, vấn đề đóng góp
đất đai, nhà xưởng được Nhà nước giao. Bên
cạnh đó, vấn đề phát sinh từ các xung đột lợi
ích giữa đại diện chủ sở hữu với đại diện quản
lý, điều hành trong các doanh nghiệp này trong
các quy định có tính pháp lý về công chức. Về
tài chính, còn có nguyên nhân chính là sự khó
rạch ròi giữa nguồn tiền và các hoạt động kinh
doanh thuần túy với hoạt động phục vụ nghiên
cứu và hỗ trợ đào tạo của ĐHQGHN và đơn vị.
Trong thực tiễn, Công ty IMBT sử dụng và khai
thác cùng lúc nhà xưởng, đất đai và nguồn lực
về con người trong cả hai loại hoạt động này.
Tuy nhiên, một thiết chế và các nguyên tắc
quản trị để quản lý và giám sát về các nguồn
lực dùng chung, vấn đề tài chính cũng như bảo
vệ lợi ích của các bên liên quan chưa được xây
dựng và thực hiện. Kết quả phỏng vấn sâu này
cũng đồng nhất với kết quả nghiên cứu trước
đây của Nguyễn Thị Thúy Hằng (2019), Đinh
Văn Toàn và cộng sự (2020) [14, 15]. Ngoài ra,
Nguyễn Thị Thúy Hằng (2019) cũng chỉ ra có
một nguyên nhân dẫn đến thực trạng các doanh
nghiệp KH&CN khó khăn trong hoạt động là
chưa xây dựng được hành lang pháp lý cho mô
hình doanh nghiệp này [15]. Kết quả phỏng vấn
sâu lãnh đạo của các doanh nghiệp KH&CN
trong các trường đại học công lập đều đồng
nhất ý kiến cho rằng một trong những khó khăn
mà các doanh nghiệp gặp phải trong quá trình
hoạt động là tư duy, sự nhận thức chưa đẩy đủ
về tầm quan trọng của các hoạt động đổi mới
sáng tạo của các đơn vị chủ quản, cụ thể là các
trường đại học, và chính các lãnh đạo vận hành
doanh nghiệp Spin-off. Các doanh nghiệp còn
gặp những khó khăn về chính sách của đơn vị
chủ quản, cơ chế hợp tác và các quy định đảm
bảo lợi ích của các bên có liên quan. Ngoài ra,
khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp này là
nguồn lực con người. Việc chưa có một cơ chế
rõ ràng và chưa phân rõ giữa quyền sở hữu và
hợp tác dẫn đến hạn chế trong việc khai thác và
sử dụng nguồn lực con người. Khảo sát các
doanh nghiệp KH&CN trong các trường đại học
thì nhân lực trong các doanh nghiệp thường
được các đơn vị chủ quản cử người tham gia,
hoặc bổ nhiệm quản lý và điều hành. Sự khác
biệt về tư duy học thuật nghiên cứu và tư duy
kinh doanh là một rào cản đối với những nhân
lực này. Hơn nữa, các cơ chế, chính sách không
rõ ràng cũng ràng buộc và gây khó khăn cho
những người làm quản lý. Một mặt phải tuân
thủ quy luật của thị trường, mặt khác bị ràng
buộc bởi các quy định pháp lý đổi với công
chức, viên chức và quy định của đơn vị chủ
quản. Các trở ngại về nguồn lực tài chính
(nguồn vốn đầu tư) cũng là một lý do quan
trọng không kém. Các trường đại học tại Việt
Nam vẫn đang tập trung cho nhiệm vụ chính là
các hoạt động đào tạo, do đó với nguồn tài
chính eo hẹp thì việc đầu tư cho Spin-off hầu
M.H. Anh / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 106-115
113
như chỉ có giá trị quy đổi từ giá trị thương hiệu
hoặc một số cơ sở vật chất như nhà xưởng, máy
móc đã qua sử dụng [16]. Khảo sát tại một số
doanh nghiệp cho thấy, nhiều doanh nghiệp có
quy chế hoạt động và sự thỏa thuận với đơn vị
chủ quản về việc sử dụng các phòng thí nghiệp
của nhà trường phục vụ nghiên cứu, ứng dụng
và chuyển giao khi cần thiết như Trường Đại
học Xây dựng, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp
chưa có một quy chế hoạt động riêng hay sự thỏa
thuận rõ ràng của các đơn vị chủ quản, dẫn đến
phía đối tác hợp tác lo ngại về căn cứ pháp lý và
không có cơ sở để bảo vệ lợi ích khi tham gia đầu
tư vào doanh nghiệp (trường hợp của MBIT).
3.3. Đánh giá chung
Bên cạnh các kết quả đã đạt được như thực
hiện được mục tiêu chuyển giao trí thức, là cầu
nối giữa trường đại học với doanh nghiệp và xã
hội, tạo ra doanh thu, tạo việc làm, lợi nhuận và
phân phối lợi nhuận đầu tư cho các đơn vị chủ
quản thì vẫn còn nhiều hạn chế khiến doanh
nghiệp KH&CN hoạt động không hiệu quả, mà
nguyên nhân xuất phát từ cả bối cảnh môi trường
chung và bản thân các đơn vị chủ quản của doanh
nghiệp. Một số nguyên nhân chính như:
i) Pháp luật liên quan đến doanh nghiệp
KH&CN tại Việt Nam chưa đồng bộ với các
luật trong một số lĩnh vực có liên quan (ví dụ
như Luật Đất đai), dẫn tới việc doanh nghiệp
KH&CN chưa được hưởng ưu đãi theo quy định;
ii) Thiếu các văn bản hướng dẫn triển khai
thực hiện các cơ chế, chính sách trong ngành,
khiến các nội dung ưu đãi chưa thể triển khai
trong thực tiễn. Ví dụ, quy định liên quan đến
kinh phí, hồ sơ để xác nhận đánh giá các kết
quả KH&CN do doanh nghiệp tự đầu tư cho
hoạt động R&D; việc xây dựng, áp dụng tiêu
chuẩn, quy chuẩn của các vật liệu mới, công
nghệ mới;
iii) Thị trường vốn ở nước ta chưa phát
triển, đặc biệt là việc hình thành và thu hút vốn
đầu tư mạo hiểm. Thị trường chứng khoán mới
chỉ xuất hiện giao dịch cổ phiếu của doanh
nghiệp mà chưa có cổ phiếu công nghệ như các
quốc gia phát triển, nên không huy động được
vốn để đầu tư cho ươm tạo công nghệ và ươm
tạo doanh nghiệp KH&CN;
iv) Chương trình hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp KH&CN được ban hành cách đây đã hai
năm, nhưng đến nay, chương trình mới bắt đầu
khởi động vì phải chờ văn bản hướng dẫn. Bên
cạnh đó, nội dung chương trình có một số điểm
không phù hợp với nhu cầu và thực tiễn của hầu
hết các địa phương, đặc biệt là các quy định liên
quan đến hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp
KH&CN;
v) Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng tự đổi
mới hạn chế, trong khi Nhà nước chưa có cơ
chế, chính sách hiệu quả, tạo sự gắn kết giữa
viện nghiên cứu, trường đại học và doanh
nghiệp, giúp các doanh nghiệp tiếp nhận các kết
quả KH&CN mới để hình thành các doanh
nghiệp KH&CN;
vi) Việc thực thi Luật Sở hữu trí tuệ tại
nhiều địa phương chưa nghiêm túc, tình trạng vi
phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn diễn ra tại nhiều
nơi. Điều này cũng làm hạn chế việc thu hút
đầu tư cho R&D tại Việt Nam. Hơn nữa, Luật
KH&CN đưa ra quy định mới về doanh nghiệp
KH&CN chưa phù hợp như đã phân tích, trong
khi chưa ban hành văn bản hướng dẫn thi hành,
vô tình hình thành nên một rào cản mới đối với
việc hình thành và phát triển doanh nghiệp
KH&CN trong thời điểm hiện nay;
vii) Hiện nay Bộ KH&CN có quá nhiều cơ
quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
doanh nghiệp KH&CN, nhưng lại chưa có các
biện pháp quyết liệt nhằm phát triển hệ thống
doanh nghiệp KH&CN. Theo Nghị định 115,
một trong những hướng phát triển cần thực hiện
là chuyển đổi các tổ chức KH&CN công lập
sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hoặc
chuyển sang thành lập các doanh nghiệp
KH&CN, song việc thực hiện chuyển đổi này
diễn ra rất chậm và không được kiểm soát [17].
Mặt khác, các vườn ươm doanh nghiệp
KH&CN đang trong tình trạng thiếu nguồn
chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp, nên chưa hỗ
trợ kịp thời cho các “hạt giống” nảy mầm và
phát triển;
viii) Thách thức của hội nhập quốc tế và
khu vực đòi hỏi các CSGDĐH ở Việt Nam và
doanh nghiệp trong các cơ sở này trước hết cần
có năng lực quản trị đại học, quản trị công ty đáp
M.H. Anh / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 106-115
114
ứng yêu cầu theo các thông lệ tốt trên thế giới;
tiếp đó là yêu cầu cao hơn về năng lực cạnh tranh
trong các lĩnh vực sản phẩm và dịch vụ.
Khó khăn do điều kiện về thị trường và sản
phẩm KH&CN. Khó khăn chung mà doanh
nghiệp trong các đại học gặp phải xoay quanh
việc chưa phát huy các thế mạnh về chuyển
giao, thương mại hóa kết quả nghiên cứu có
nguyên nhân cụ thể là: thị trường công nghệ
chưa phát triển; các doanh nghiệp bên ngoài
chưa có thói quen tìm đến các đơn vị nghiên
cứu khoa học và doanh nghiệp trong các
CSGDĐH. Bên cạnh đó, việc đổi thông tin giữa
bên chuyển giao (các đơn vị) và bên nhận
chuyển giao (doanh nghiệp, cá nhân trên thị
trường) chưa thuận lợi và thông suốt.
Các vướng mắc trong chính sách tài chính
từ cơ chế quản lý. Về huy động vốn và tài sản,
hầu hết các đơn vị hoạt động theo cơ chế doanh
nghiệp và các công ty trong trường đại học gặp
khó khăn về vốn hoạt động do không tiếp cận
được các nguồn vốn hỗ trợ ban đầu. Trong khi
vay thương mại từ các ngân hàng cho giai đoạn
đầu hoạt động của các doanh nghiệp là không
khả thi vì phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và
vừa. Bên cạnh đó, thực tiễn hoạt động cho thấy
có sự lúng túng về pháp lý dẫn đến rất khó khai
thác, sử dụng tài sản, đất đai và vốn (có nguồn
gốc ngân sách) trong các đơn vị thuộc trường
đại học công lập để góp vốn triển khai kinh
doanh, trong khi phần lớn các doanh nghiệp này
hoạt động theo mô hình TNHH từ hai thành
viên trở lên hoặc các công ty thành viên là cổ
phần [14]. Ngoài ra, còn có vướng mắc và lúng
túng đối với các trường công lập và doanh
nghiệp trong trường bởi các quy định chưa rõ
ràng trong thực tiễn về sử dụng vốn có nguồn
gốc ngân sách nhà nước và tài sản, đất đai của
Nhà nước giao để hình thành doanh nghiệp theo
mô hình góp vốn đối với công ty TNHH nhiều
thành viên và công ty cổ phần.
Rào cản giữa nhà trường, nhà khoa học với
thị trường. Các doanh nghiệp trong nhà trường
thường thiếu thông tin kết nối thị trường so với
các tập đoàn và các doanh nghiệp lớn vì tính
“đóng kín”, thể chế hành chính và ảnh hưởng
của tính “hàn lâm” của các CSGDĐH công lập.
Chính các đặc điểm này của các trường đại học
cũng làm giảm tính năng động của các công ty
trực thuộc so với các doanh nghiệp bên ngoài.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân và thách
thức còn xuất phát từ chính các trường đại học
và doanh nghiệp trực thuộc như:
i) Hoạt động của các doanh nghiệp trong
đại học công lập hiện nay được nhiều chuyên
gia đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng bởi
hoạt động thương mại hóa công nghệ giữa đại
học - doanh nghiệp vẫn chưa đồng bộ, vẫn tồn
tại nhiều hạn chế: Nhiều trường đại học không
quản lý, thống kê được số lượng các hoạt động
thương mại hóa công nghệ bởi nhiều nhà khoa
học giữ quyền tác giả tự chuyển giao kết quả
nghiên cứu mà không xin phép; Đa số các đề tài
được nghiên cứu thành công ở quy mô phòng
thí nghiệm nhưng để chuyển giao vào thực tiễn
cần phải được ươm tạo ở quy mô công nghiệp
và đòi hỏi một quá trình đầu tư lâu dài mới có
thể ứng dụng, khai thác thương mại; Khả năng
liên kết với doanh nghiệp của các trường đại
học chưa cao do thiếu động lực và thiếu cơ chế
gắn kết, năng lực và trang thiết bị còn hạn chế,
thời gian nghiên cứu dài trong khi nhu cầu
doanh nghiệp cần sớm có công nghệ, thiếu cơ
quan chuyên trách hiểu biết và gắn kết với
doanh nghiệp; Các doanh nghiệp trong các
CSGDĐH đều là doanh nghiệp quy mô nhỏ và
vừa, quy trình sản xuất đơn giản, tài chính hạn
chế, khó có điều kiện liên kết. Các doanh
nghiệp này vẫn chưa quan tâm đúng mức đến
cơ chế đầu tư tài chính cho việc nghiên cứu
khoa học và đổi mới công nghệ, thẩm định giá
công nghệ;
ii) Rào cản từ nhận thức và thói quen chủ
quan: Một số tác giả của các sáng chế trong các
trường đại học quá thận trọng trong việc hợp
tác và vẫn chưa sẵn sàng chuyển giao công
nghệ. Họ muốn nhanh chóng thu lợi ích từ việc
chuyển giao sáng chế công nghệ, không muốn
hợp tác chung tay phát triển công nghệ với nhà
đầu tư; Nhận thức và bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ còn yếu kém nên gây ảnh hưởng không nhỏ
đến thương mại hóa công nghệ đại học - doanh
nghiệp và hoạt động sáng tạo tại các trường đại
học. Rõ ràng là để chuyển giao tri thức vào
cuộc sống thì việc thành lập doanh nghiệp trong
trường đại học là hết sức cần thiết. Tuy nhiên,
M.H. Anh / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 106-115
115
để các doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả,
thực sự đóng vai trò là cầu nối giữa nghiên cứu
và cuộc sống thì các CSGDĐH cũng cần rạch
ròi cơ chế hoạt động của doanh nghiệp, đồng
thời cần có nhiều giải pháp thúc đẩy hơn nữa
hoạt động thương mại hóa công nghệ giữa đại
học - doanh nghiệp. Đi theo đó là yêu cầu của
sự đổi mới mạnh mẽ về cơ chế quản lý về tài
chính của Nhà nước đối với các trường đại học,
về quản trị trong nội bộ các trường đại học và
sự lớn mạnh của chính các doanh nghiệp này.
4. Đề xuất kiến nghị
Phát triển doanh nghiệp KH&CN là một xu
hướng tất yếu để chuyển giao tri thức. Việc đẩy
mạnh mô hình doanh nghiệp này tạo cầu nối
làm gia tăng giá trị của các trường đại học, kết
nối và rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo với
nhu cầu xã hội. Xuất phát từ thực tiễn đó, để
thúc đẩy doanh nghiệp KH&CN phát triển thì
cần ban hành các chính sách khuyến khích và
quy định hỗ trợ các doanh nghiệp KH&CN phát
triển, ban hành các thủ tục và thông tư hướng
dẫn về thực hiện các chính sách khuyến khích
áp dụng đối với doanh nghiệp KH&CN. Đặc
biệt cần thay đổi tư duy nhận thức của lãnh đạo
các trường đại học công lập, chuyển đổi thói
quen và tư duy hàm lâm sang tư duy tiếp cận thị
trường. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp
KH&CN cần nghiên cứu thị trường và mở rộng
thị trường cung ứng sản phẩm, lựa chọn và đầu
tư sản phẩm đáp ứng yêu cầu trong nước và
quốc tế. Mặt khác, cần xây dựng chiến lược lâu
dài cho doanh nghiệp, chú trọng công tác đầu
tư, đãi ngộ và thu hút các chuyên gia về làm
việc tại doanh nghiệp.
Tài liệu tham khảo
[1] V.T. Dinh, “University - Enterprise Cooperation
in the International Context and Implications for
Vietnam”, VNU Journal of Science: Economics
and Business 32(4) (2016) 69-80.
[2] D.L. Nguyen, Relationship University - Research -
Business in promoting and developing high
technology in Vietnam: The Management Board of
Hoa Lac High Tech Park, 2003 (in Vietnamese).
[3] Q. Nguyen, “Science and Technology Enterprise -
A new production force”, Journal of Scientific
Activity 10 (2006) 36-42 (in Vietnamese).
[4] G.P. Pisano, “The evolution of science-based
business: Innovating how we innovate”, Working
Paper 19(2) (2010) 465-482.
[5] V.A. Nguyen, H.H. Nguyen, V.T. Le, “Vietnam
S&T Enterprise: Current situation and development
solutions”, Policy and Management of Science and
Technology 3(3) (2014) 66-79 (in Vietnamese).
[6] Government, Decree 13/2019/ND-CP dated 1
February 2019 on science and technology
enterprises, 2019 (in Vietnamese).
[7] L.H.M. Nguyen, “The role of spin-offs in promoting
the application of scientific research results into
practice (Natural Science University case study)”,
University of Social Sciences and Humanities, Hanoi
National University, 2017 (in Vietnamese).
[8] S.A. Shane, Academic entrepreneurship:
University spinoffs and wealth creation, Edward
Elgar Publishing, 2004.
[9] R.W. Smilor, D.V. Gibson, G.B. Dietrich,
“University spin-out companies: technology start-
ups from UT-Austin”, Journal of Business
Venturing 5(1) (1990) 63-76.
[10] M. Steffensen, E.M. Rogers, K.J. Speakman,
“Spin-offs from research centers at a research
university”, Journal of Business Venturing 15(1)
(2000) 93-111.
[11] B. Rappert, A. Webster, D. Charles, “Making
sense of diversity and reluctance: Academic-
industrial relations and intellectual property”,
Research Policy 28(8) (1999) 873-890.
[12] F. Pirnay, B. Surlemont, “Toward a typology of
university spin-offs”, Small Business Economics,
Springer 21(4) (2003) 355-369.
[13] T. Hogan, Q. Zhou, “Chapter 2 defining
university spin-offs”, New Technology-Based
Firms in the New Millennium, NTBFNM, 2010,
pp. 7-23.
[14] V.T. Dinh et al., Business development in higher
education institutions: from international experience
to Vietnamese practice (Monograph book), Hanoi
National University, 2020 (in Vietnamese).
[15] Nguyen, T.T.H., Completing the legal framework
for Spin-off businesses in universities in Vietnam
today, Journal of Industry and Trade, 2019
(in Vietnamese).
[16] T.D. Nguyen, Spin-off in Vietnamese universities
- spin-off is still very tough, in Science and
Development online, 2018 (in Vietnamese).
[17] Government, Decree No. 115/2005 / ND-CP dated
5.9.2005 regulating the autonomy and self-
responsibility mechanism of S&T public
organizations, 2005 (in Vietnamese).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_doanh_nghiep_khoa_hoc_va_cong_nghe_trong_truong_d.pdf