Kết luận
Trên phạm vi cả nước, Ninh Bình là
một trong những địa phương tiên phong
trong việc xây dựng bộ quy chế trên tất cả
các lĩnh vực để quản lý di sản QTDT Tràng
An. Bên cạnh những kết quả khác trong
công tác bảo tồn và phát huy di sản, đây là
một dấu hiệu đáng mừng thể hiện sự quyết
tâm của chính quyền, của các đơn vị quản
lý trong nỗ lực giải quyết hài hoà mối quan
hệ giữa bảo tồn và phát triển. Cùng với sự
đồng thuận của tất cả các thành phần tham
gia vào hoạt động du lịch ở Tràng An trong
quá trình giải quyết những hạn chế còn tồn
tại, du lịch sẽ có đủ điều kiện để phát triển
một cách bền vững để QTDT Tràng An mãi
là tài sản vô giá của nhân loại§.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển du lịch bền vững tại điểm đến du lịch di sản thế giới - quần thể danh thắng Tràng An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TẠI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH DI SẢN THẾ GIỚI - QUẦN THỂ
DANH THẮNG TRÀNG AN
Nguyễn Thị Thu Mai, Nguyễn Anh Quân*
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 2/4/2020
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 2/10/2020
Ngày bài báo được duyệt đăng: 26/10/2020
Tóm tắt: Quần thể danh thắng Tràng An là di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và
Đông Nam Á được UNESCO ghi danh là di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới. Du lịch phát
triển đã mang lại lợi ích kinh tế thiết thực cho cộng đồng địa phương, góp phần củng cố mối
liên kết giữa bên tham gia cũng như tạo ra cơ hội giao lưu văn hoá, quảng bá hình ảnh địa
phương và đất nước. Tuy nhiên, du lịch phát triển cũng kéo theo những hệ luỵ nhất định về
mặt kinh tế, văn hoá-xã hội và môi trường tại điểm đến di sản này. Để đảm bảo sự phát triển
bền vững tại Quần thể danh thắng Tràng An, mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển phải
được giải quyết hài hoà sao cho đáp ứng được những nhu cầu hiện tại của du khách và cộng
đồng địa phương mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tương lai.
Từ khóa: Phát triển bền vững, du lịch, di sản, Tràng An
* Khoa Du lịch - Trường Đại học Mở Hà Nội
1. Đặt vấn đề
Là di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt
Nam và Đông Nam Á được UNESCO
ghi danh là di sản văn hoá và thiên nhiên
thế giới, Quần thể danh thắng (QTDT)
Tràng An trải rộng trên 12.000 ha thuộc
địa giới hành chính của 5 huyện, thành
phố thuộc tỉnh Ninh Bình. Đây là điểm
đến du lịch độc đáo có sự kết hợp hài hòa
của cảnh quan thiên nhiên tuyệt mỹ và
các di sản văn hóa giàu giá trị. Thông qua
hoạt động du lịch, giá trị lịch sử, văn hóa,
tự nhiên và thẩm mỹ của QTDT Tràng
An đã được chuyển tải rộng rãi đến công
chúng trong nước và quốc tế, mang lại
nguồn thu không nhỏ góp phần vào sự
phát triển kinh tế của địa phương. Trong
những năm qua, cùng với số lượng khách
du lịch đến QTDT Tràng An ngày càng
tăng, mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát
triển cũng ngày càng trở nên rõ rệt hơn.
Để đảm bảo sự phát triển bền vững cho
QTDT Tràng An, vấn đề đặt ra là phải
giải quyết được hài hoà mối quan hệ giữa
bảo tồn và phát triển sao cho “đáp ứng
được những nhu cầu hiện tại mà không
ảnh hưởng, tổn hại đến khả năng đáp
ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”
(WCED, 1987) theo đúng nguyên tắc
phát triển bền vững.
Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Mở Hà Nội 72 (10/2020) 7-12
8 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
2. Phát triển du lịch bền vững -
Hoạt động du lịch tại QTDT Tràng An
và các tác động
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới -
UN-WTO, phát triển du lịch bền vững phải
tính đến những tác động về các mặt kinh
tế, văn hoá-xã hội và môi trường trong
hiện tại và tương lai, cân bằng lợi ích của
các bên liên quan gồm khách du lịch, cộng
đồng dân cư địa phương và doanh nghiệp
(UN-WTO, 2010). Phát triển du lịch bền
vững đòi hỏi sự hài hoà giữa các hệ tương
tác bao gồm: Kinh tế - Tạo nên sự thịnh
vượng cho cộng đồng và hiệu quả kinh tế
cho tất cả các bên liên quan; Văn hoá-xã
hội - Tôn trọng sự bình đẳng, góp phần tạo
ra hoà bình và phát triển con người; Thừa
nhận và tôn trọng các nền văn hoá, bảo
tồn các giá trị văn hoá; Môi trường - Bảo
vệ, quản lý các nguồn tài nguyên; hạn chế
đến mức tối thiểu sự ô nhiễm môi trường,
bảo tồn sự đa dạng sinh học và các di sản
thiên nhiên.
3. Tác động về mặt kinh tế của
hoạt động du lịch
Thực tiễn quá trình phát triển du lịch
ở các điểm đến đã chứng minh kinh tế là
một khía cạnh quan trọng, được quan tâm
hàng đầu bởi du lịch tạo ra các cơ hội đầu
tư, cơ hội việc làm, tăng thu nhập và giảm
nghèo ở cộng đồng điểm đến du lịch. Với
các giá trị nổi bật toàn cầu về văn hóa, vẻ
đẹp thẩm mỹ và địa chất địa mạo, trong
những năm qua, QTDT Tràng An đã trở
thành một điểm đến du lịch có sức thu hút
khách du lịch vào bậc nhất ở Việt Nam.
Giai đoạn 2010 - 2019, khách du lịch
† Số liệu thống kê của Sở Du lịch Ninh Bình
‡ Tính toán theo số liệu thống kê của Sở Du lịch Ninh Bình
đến Ninh Bình tăng nhanh với mức tăng
trưởng bình quân về lượt khách là 11%/
năm, doanh thu bình quân tăng 23,6%/
năm. Năm 2018, QTDT Tràng An đã đón
trên 6,25 triệu lượt khách, tăng 2% so với
năm 2017, trong đó khách nội địa đạt trên
5,52 triệu lượt, khách quốc tế đạt trên 731
nghìn lượt, tăng lần lượt là 2% và 2,8%
so với năm 2017. Năm 2019, lượng khách
khách nội địa đạt trên 5,56 triệu lượt,
khách quốc tế đạt xấp xỉ 760 nghìn lượt,
doanh thu từ du lịch đạt 867.5 tỷ đồng†.
Du lịch cũng làm thay đổi cơ cấu
kinh tế, đa dạng hoá công ăn việc làm của
cộng đồng dân cư địa phương. Tại nhiều
điểm du lịch như cố đô Hoa Lư, khu
danh thắng Tràng An - Tam Cốc - Bích
Động, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch từ
nông nghiệp và tiểu thủ công sang dịch
vụ. Nhiều hộ gia đình thời kỳ trước chỉ
sống bằng việc trồng trọt và chăn nuôi đã
chuyển sang cung cấp các dịch vụ gắn với
du lịch với nhiều nghề như: chèo thuyền,
bán hàng lưu niệm, chụp ảnh, hướng dẫn
viên, nhân viên nhà hàng, khách sạn,
kinh doanh lưu trú tại gia,... Tốc độ tăng
trưởng lao động trung bình tham gia trực
tiếp và gián tiếp vào lĩnh vực du lịch tại
Ninh Bình trong vòng 10 năm qua - từ
năm 2010 đến năm 2019 ước tăng khoảng
gần 26%/năm‡. Nhiều lĩnh vực được hình
thành hoặc phát triển theo sự phát triển
của du lịch, đồng thời bổ trợ cho sản
phẩm du lịch như xây dựng, vận chuyển,
lưu trú, bán lẻ, tài chính..., đặc biệt hoạt
động sản xuất của các làng nghề truyền
thống như thêu ren Văn Lâm, chiếu cói
9Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Kim Sơn, mộc Phúc Lộc, đá Ninh Vân...
phát triển mạnh mẽ thông qua việc giới
thiệu và bán các sản phẩm cho khách du
lịch, tham quan. Thu nhập của dân cư địa
phương tại các khu, điểm du lịch tăng
lên - bình quân đầu người khoảng 5 triệu
đồng/tháng, góp phần cải thiện đời sống
kinh tế. Có thể thấy, du lịch đã có những
đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương mặc dù cũng
có những dấu hiệu về chênh lệch giàu
nghèo khi khoảng cách thu nhập bắt đầu
có xu hướng bị nới rộng.
4. Tác động về mặt văn hoá - xã
hội của hoạt động du lịch
Bên cạnh yếu tố kinh tế, hoạt động
du lịch cũng có nhiều tác động tích cực
về mặt văn hoá - xã hội. Thông qua các
hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội gắn
với du lịch, cộng đồng dân cư ở khu vực
QTDT Tràng An kết nối với nhau hơn.
Hoạt động du lịch cũng đồng thời tạo ra
các cơ hội giao lưu văn hóa với khách du
lịch trong nước và quốc tế, quảng bá hình
ảnh du lịch Tràng An, tăng cường lòng tự
hào của cộng đồng địa phương, củng cố
truyền thống yêu quê hương, đất nước.
Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà
nước về văn hoá và du lịch ở các cấp, các
doanh nghiệp và dân cư địa phương trong
vùng di sản trong hoạt động quản lý, nắm
bắt tình hình đảm bảo an ninh trật tự xã hội
cũng như việc thực hiện Quy tắc ứng xử
văn minh du lịch tại các khu, điểm du lịch
trong QTDT Tràng An được thực hiện khá
tốt. Kiến thức về bảo vệ di sản, kỹ năng
giao tiếp ứng xử, nếp sống văn hóa, văn
minh trong hoạt động du lịch của một bộ
phận cộng đồng địa phương trên địa bàn
vùng lõi của di sản được nâng cao thông
qua việc tham gia một số lớp bồi dưỡng
do Sở Du lịch, Uỷ ban nhân dân Huyện,
Ban quản lý QTDT Tràng An tổ chức. Một
số cuộc đối thoại giữa Ban Quản lý với
người bán hàng rong, thợ chụp ảnh, lái
xe ôm được thực hiện để chấn chỉnh, đưa
các hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ
khách du lịch đi vào nề nếp. Theo khảo
cứu ở 04 xã thuộc vùng lõi di sản (Ninh
Hải, Trường Yên, Ninh Vân, Ninh Xuân),
trong những năm vừa qua, du lịch không
làm gia tăng tỷ lệ tội phạm và tệ nạn xã
hội ở địa phương. Đặc biệt, tệ nạn nghiện
hút trước đây vốn tồn tại ở một số khu vực
thuộc xã Trường Yên đã giảm đáng kể sau
khi du lịch phát triển, tạo ra công ăn việc
làm cho người dân. Không còn tình trạng
ăn mày, ăn xin, móc túi diễn ra tại các
điểm du lịch.
Tuy nhiên tình trạng vi phạm trật tự
trong xây dựng và trong kinh doanh du
lịch vẫn diễn ra và chưa khắc phục được
triệt để. Hàng chục trường hợp xây dựng
không có giấy phép hoặc không đúng giấy
phép được cấp, tự ý chuyển đổi mục đích
sử dụng đất, kinh doanh du lịch không có
giấy phép hoặc không đảm bảo đủ các điều
kiện kinh doanh du lịch ngay trong vùng
lõi của QTDT mà nguyên nhân sâu xa là
đều vì lợi ích kinh tế. Ngoài ra, số lượng
và chất lượng nhân lực lao động trong
lĩnh vực du lịch không theo kịp sự tăng
trưởng của lượng khách sẽ ảnh hưởng đến
khả năng phục vụ nhu cầu khách du lịch.
Như vậy, có thể thấy, hoạt động du lịch cơ
bản đã được thực hiện theo các nguyên tắc
phát triển bền vững về mặt văn hoá - xã
hội nhưng trật tự trong xây dựng và trong
kinh doanh du lịch cần phải được thiết lập
lại và duy trì một cách vững chắc, nguồn
nhân lực du lịch phải đưược cải thiện về
chất lẫn về lượng.
10 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
5. Tác động về mặt môi trường
của hoạt động du lịch
Về khía cạnh môi trường, phát triển
bền vững đòi hỏi việc bảo vệ, quản lý các
nguồn tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh
học, các di sản thiên nhiên và hạn chế
đến mức tối thiểu sự ô nhiễm môi trường.
Theo đánh giá của ông Phạm Sinh Khánh,
Phó Ban QTDT Tràng An, nhận thức và
hành động trong việc bảo vệ môi trường
tại QTDT Tràng An của doanh nghiệp
và người dân đã được cải thiện và tiến
bộ đáng kể. Đây là kết quả của việc lồng
ghép và quán triệt các văn bản pháp lý về
quản lý, bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát
huy giá trị di sản vào trong hương ước của
các xã; các lớp tập huấn về về bảo vệ di
sản và môi trường ảnh quan, đặc biệt ở các
xã vùng lõi như Ninh Hải, Ninh Thắng...
cho các cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở kinh
doanh dịch vụ du lịch và cư dân. Bên cạnh
đó, một số doanh nghiệp cũng có các hình
thức đa dạng để góp phần bảo vệ môi
trường như gắn quyền lợi của người lao
động với trách nhiệm bảo vệ môi trường,
giao cho người dân chăm sóc cây rừng và
trả thù lao.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm
sáng trong hoạt động bảo vệ môi trường,
cũng như thực tế ở hầu hết các điểm đến
du lịch đã cho thấy phát triển du lịch
thường kéo theo những hệ luỵ về môi
trường mà QTDT Tràng An không phải là
ngoại lệ. Do mục tiêu và động cơ của các
chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch rất
khác nhau nên công tác quản lý, bảo vệ
môi trường nói riêng, công tác bảo tồn và
phát huy di sản còn gặp nhiều khó khăn.
Trong năm 2018, Ban Quản lý QTDT
Tràng An đã phát hiện và lập biên bản đề
nghị cơ quan chức năng và chính quyền
địa phương xử lý 06 trường hợp vi phạm
rừng đặc dụng và cảnh quan môi trường
thuộc các xã Ninh Hải, Trường Yên, Sơn
Hà. Nhìn chung, hoạt động bảo vệ môi
trường của các cơ sở kinh doanh, đặc biệt
là kinh doanh ăn uống vẫn thiếu tính chủ
động, chưa chú trọng đến việc xử lý rác
thải. Vào mùa lễ hội, lượng rác thải tăng
lên đột biến (do lượng khách quá tải) và
được gom, xử lý, đốt ngay trong vùng lõi
di sản đã làm ảnh hưởng đến môi trường
đất, nước, không khí và gây mất mỹ quan
du lịch, đặc biệt ở 02 xã Trường Yên và
Ninh Xuân. Ngoài ra, tình trạng khai thác
trái phép gỗ củi, khai thác cây cảnh, đá
cảnh, săn bắt một số loài động vật hoang
dã vẫn chưa được giải quyết một cách triệt
để. Như vậy, mặc dù đã có những tiến
bộ trong công tác bảo vệ cảnh quan, môi
trường di sản, nhưng phát triển du lịch
hài hoà và bền vững về mặt môi trường
vẫn đang là một thử thách lớn đối với các
thành phần tham gia tại QTDT Tràng An.
6. Cân bằng các hệ tương tác -
Phát triển du lịch bền vững tại QTDT
Tràng An
Không thể phủ nhận sự đóng góp
đáng kể của du lịch đến sự phát triển trên
mọi khía cạnh của đời sống kinh tế - xã
hội tại QTDT Tràng An. Tuy nhiên, theo
quan điểm phát triển bền vững, tác động
tích cực trên các phương diện, đặc biệt là
phương diện kinh tế mới chỉ là một trong
những điều kiện của phát triển du lịch
bền vững. Phát triển du lịch bền vững
đòi hỏi sự hài hoà giữa các tất cả các hệ
tương tác bao gồm kinh tế, văn hoá-xã
hội và môi trường.
Thực trạng phát triển du lịch ở
QTDT Tràng An đã cho thấy, bên cạnh
những đóng góp có ý nghĩa, vẫn còn tồn
tại nhiều hạn chế - là hệ luỵ của quá trình
11Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
phát triển du lịch mang lại, đặc biệt về mặt
văn hoá-xã hội và môi trường như phân hoá
giàu nghèo, suy giảm chất lượng dịch vụ,
chất lượng môi trường tự nhiên, đặc biệt
vào mùa cao điểm. Nguyên nhân chính
của những tồn tại này được xác định là
bởi nhận thức về vai trò và tầm quan trọng
trong bảo vệ di sản gắn với phát triển du
lịch bền vững và sinh kế của một bộ phận
người dân và của chính quyền cấp xã ở một
vài xã còn hạn chế; thiếu sự chủ động và
quyết liệt trong việc phối hợp giữa cơ quan
chức năng, chính quyền địa phương, doanh
nghiệp trong giải quyết, xử lý vi phạm,
nhất là trong việc xây dựng nhà ở và cơ sở
kinh doanh, dịch vụ du lịch của người dân;
công tác nghiên cứu và xác định thị trường
trọng điểm cũng như khả năng dãn cách và
phân luồng dòng khách chưa thực sự hiệu
quả. Vì vậy, cần có các biện pháp giải quyết
những vấn đề này, đảm bảo các điều kiện
phát triển du lịch bền vững.
Về công tác quản lý:
Các cơ quan quản lý nhà nước tiếp
tục hoàn thiện cơ chế quản lý, mô hình
quản lý tại các điểm du lịch trong khu
vực di sản. Đặc biệt, cần tăng cường việc
thực hiện các nhiệm vụ quản lý, nhiệm vụ
chuyên môn, phân công thực hiện kiểm tra,
giám sát việc chấp hành các quy định pháp
lý trong hoạt động du lịch, trong trật tự
xây dựng và kinh doanh du lịch tại QTDT
Tràng An. Các cơ quan quản lý du lịch và
di sản, chính quyền địa phương phải kiên
quyết xử lý triệt để các vi phạm trong việc
xây dựng nhà ở và cơ sở kinh doanh dịch
vụ gắn với du lịch của người dân; chấm
dứt được tình trạng khai thác trái phép tài
nguyên tự nhiên, săn bắt một số loài động
vật hoang dã và các hành vi xâm phạm
môi trường trong khu vực di sản.
Về liên kết, hợp tác:
Ban Quản lý QTDT Tràng An tiếp tục
phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan,
các doanh nghiệp, chính quyền địa phương
và đặc biệt là cộng đồng dân cư trong vùng
di sản để theo dõi, nắm bắt tình hình bảo
vệ và phát huy di sản. Cùng chính quyền
sở tại đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, vệ
sinh, cảnh quan môi trường trên các tuyến
đường nội thủy, đường bộ, bảo vệ rừng đặc
dụng, bảo vệ đa dạng sinh học; phối hợp
với doanh nghiệp trong công tác hướng dẫn
khách du lịch, dân cư địa phương đảm bảo
việc thực hiện Quy tắc ứng xử văn minh du
lịch tại các khu, điểm du lịch; phối hợp với
chính quyền trong công tác hướng dẫn các
hộ dân trong khu di sản chấp hành đúng các
quy định về xây dựng nhà ở, cấp phép kinh
doanh lưu trú. Đẩy mạnh liên kết trong đào
tạo, bồi dưỡng cả nhân lực quản lý lẫn lao
động phổ thông giữa các cơ sở đào tạo và
doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
Về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực:
Chú trọng đầu tư cho công tác
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực về quản lý di sản; quy
hoạch nhân lực lao động trong lĩnh vực
du lịch, đánh giá nhu cầu đào tạo đối với
đội ngũ lao động hiện tại để có kế hoạch
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại
ngữ... gắn với các vị trí công việc cụ thể.
Đồng thời, xác định nhu cầu về số lượng,
chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực du
lịch trong các giai đoạn ngắn, trung và
dài hạn để xây dựng kế hoạch, chương
trình đào tạo phù hợp.
Về công tác nghiên cứu:
Các nghiên cứu về thị trường cần
được đầu tư thực hiện để làm căn cứ khoa
học vững chắc, xác định các thị trường
12 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
trọng điểm phù hợp, xác định ưu tiên chất
lượng thay vì số lượng. Bên cạnh đó, để
tránh tình trạng quá tải dẫn đến những hệ
luỵ về môi trường, việc nghiên cứu, xác
định sức chứa của từng khu điểm du lịch
cụ thể trong khu vực di sản là hết sức cần
thiết. Ngoài ra, cần có nghiên cứu đánh giá
tác động môi trường của du lịch để có các
phương án khai thác du lịch trong khả năng
phục hồi của môi trường. Cuối cùng, cần
tập trung nghiên cứu phát triển, đa dạng
hoá các sản phẩm du lịch trong đó chú
trọng các sản phẩm du lịch xanh, du lịch
sinh thái ở các khu điểm du lịch khác nhau
trong di sản để đồng thời vừa phục vụ nhu
cầu đa dạng của thị trường, vừa phân luồng
và dãn cách dòng khách, vừa tạo thêm sinh
kế cho dân cư địa phương, vừa góp phần
bảo vệ môi trường khu di sản.
Về công tác giáo dục, tuyên truyền:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập
huấn sâu rộng về bảo tồn và phát huy giá
trị di sản, gắn di sản với phát triển du lịch
bền vững. Hoạt động tuyên truyền không
chỉ dành cho nhân lực trực tiếp tham gia
hoạt động du lịch mà cần được thực hiện
trên diện rộng, cho cả chính quyền, dân cư
địa phương và các doanh nghiệp có liên
quan nằm trong khu vực di sản để nâng
cao nhận thức, điều chỉnh hành vi trong
quá trình tương tác với môi trường di sản
nói chung.
7. Kết luận
Trên phạm vi cả nước, Ninh Bình là
một trong những địa phương tiên phong
trong việc xây dựng bộ quy chế trên tất cả
§ Theo hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản thế giới của UNESCO, Di sản văn hoá và thiên nhiên
là những tài sản vô giá và không thể thay thế được, không chỉ của một dân tộc, mà còn là của nhân
loại nói chung.
các lĩnh vực để quản lý di sản QTDT Tràng
An. Bên cạnh những kết quả khác trong
công tác bảo tồn và phát huy di sản, đây là
một dấu hiệu đáng mừng thể hiện sự quyết
tâm của chính quyền, của các đơn vị quản
lý trong nỗ lực giải quyết hài hoà mối quan
hệ giữa bảo tồn và phát triển. Cùng với sự
đồng thuận của tất cả các thành phần tham
gia vào hoạt động du lịch ở Tràng An trong
quá trình giải quyết những hạn chế còn tồn
tại, du lịch sẽ có đủ điều kiện để phát triển
một cách bền vững để QTDT Tràng An mãi
là tài sản vô giá của nhân loại§.
Tài liệu tham khảo:
1. Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng
An, Báo cáo tổng kết công tác các năm 2016,
2017, 2018.
2. Choi, H. C., & Sirakaya, E. (2006).
Sustainability indicators for managing
community tourism. Tourism Management,
27(6), 1274 - 1289.
3. United Nations World Tourism
Organization. (2010). Tourism high lights:
facts & fi gures. Madrid, Spain.
4. Yfantidou, G., & Matarazzo, M. (2016). The
Future of Sustainable Tourism in Developing
Countries. Sustainable Development, 25(6),
459-466.
5. World Council for Economic Development.
(1987). Our common future, World Commission
on the Environment and Development. Oxford
University Press, Oxford.
Địa chỉ tác giả: Khoa Du lịch - Trường Đại
học Mở Hà Nội
Email: maintt@h@hou.edu.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_du_lich_ben_vung_tai_diem_den_du_lich_di_san_the.pdf