Với vị trí trung tâm ĐBSCL, Cần
Thơ có nhiều tiềm năng để phát triển
du lịch thành ngành kinh tế chính góp
phần đưa kinh tế phát triển, mở rộng
quan hệ giao lưu kinh tế văn hóa với
bên ngoài và để cho du lịch ngày càng
một nhu cầu không thể thiếu được
trong cơ cấu phát triển của thành phố
và ngày càng là một món ăn tinh thần
hấp dẫn đối với mọi người.
Bên cạnh những lợi thế sẵn có,
những tiềm năng còn ẩn chứa cần
được phát hiện để thúc đẩy du lịch
Cần Thơ phát triển bền vững. Không
ngừng nghiên cứu phát huy những mặt
mạnh và kịp thời khắc phục những mặt
hạn chế, bởi vì hiện nay ngành du lịch
của thành phố chưa thật sự hoàn thiện,
còn nhiều điều khó khăn, thiếu sót bởi
những mặt hạn chế về dịch vụ du lịch,
trình độ hướng dẫn viên,. Do vậy, để
thực hiện mục tiêu đưa du lịch Cần
Thơ phát triển ngang tầm yêu cầu của
một thành phố đồng bằng cấp quốc
gia, văn minh, hiện đại, thực sự là
“Điểm đến du lịch lý tưởng - an toàn -
thân thiện”, nơi hội tụ của “Văn minh
sông nước Mekong” đòi hỏi ngành du
lịch thành phố cần sáng tạo, đổi mới
hơn trong việc hoạch định và lựa chọn
chiến lược phát triển phù hợp với tình
hình thực tế.
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển du lịch bền vững thành phố Cần Thơ đến năm 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017
19
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ
ĐẾN NĂM 2020
Nguyễn Phước Quý Quang
Trường Đại học Tây Đô
(Email: quyquangsgt@yahoo.com)
Ngày nhận:10/6/2017
Ngày phản biện: 20/6/2017
Ngày duyệt đăng: 03/7/2017
TÓM TẮT
Với quan điểm phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn tính đa dạng về thiên nhiên,
văn hoá và xã hội, để Cần Thơ thực sự là “Điểm đến du lịch lý tưởng - an toàn - thân
thiện”, nơi hội tụ của “Văn minh sông nước Mekong” thì những chiến lược và giải pháp
mà ngành du lịch Thành phố Cần Thơ cần quan tâm là xây dựng chiến lược: phát triển
sản phẩm; bảo vệ tài nguyên môi trường; thu hút và tận dụng đầu tư; đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực; quảng bá du lịch; hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước trong lĩnh
vực du lịch. Các giải pháp được đề xuất gồm: quy hoạch các khu du lịch, các tuyến du lịch
trọng điểm; đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông công cộng, cơ sở vật chất; xây dựng các loại
hình sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng, hấp dẫn; tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến
du lịch trong khu vực và quốc tế; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp;
bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch; nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch.
Từ khóa: Du lịch bền vững, phát triển du lịch, Thành phố Cần Thơ
1. GIỚI THIỆU
Du lịch là một trong những công
nghệ mang nhiều lợi tức nhất cho đất
nước. Du lịch có thể đóng vai trò quan
trọng trong việc giúp quốc gia đạt các
mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà
Liên Hơp Quốc đã đề ra. Du lịch bền
vững là một phần quan trọng của phát
triển bền vững, của Liên Hợp Quốc và
của định hướng chiến lược phát triển
bền vững ở Việt Nam. Phát triển du
lịch bền vững là một chủ đề được thảo
luận rất nhiều ở các hội nghị và các
diễn đàn trên toàn thế giới. Mục đích
chính của phát triển bền vững là để 3
trụ cột của du lịch bền vững là Môi
trường, Văn hóa xã hội và Kinh tế
được phát triển một cách đồng đều và
hài hòa. Thành phố Cần Thơ có vị trí
địa lý rất thuận lợi, được mệnh danh là
Tây Đô, trung tâm của miền Tây, nơi
rất thuận lợi về giao thông vận tải cả
đường bộ, đường thủy... Cần Thơ có
nhiều tiềm năng để phát triển du lịch.
Những tiềm năng du lịch của thành
phố Cần Thơ có những điểm tương
đồng với tiềm năng du lịch của đồng
bằng sông Cửu Long như du lịch sinh
Trích dẫn: Nguyễn Phước Quý Quang, 2017. Phát triển du lịch bền vững thành phố Cần
Thơ đến năm 2020. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường
Đại học Tây Đô. 01: 19-29.
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017
20
thái, miệt vườn, du lịch văn hóa, ẩm
thực. Đồng thời, thành phố cũng có
những thế mạnh du lịch riêng, do có
nhiều di tích văn hóa, lịch sử cách
mạng tiêu biểu, có giao thông thuận lợi
cho phát triển du lịch hơn các tỉnh
khác trong vùng. Tất cả những lợi thế
đó đã tạo cho thành phố Cần Thơ một
nét đặc trưng riêng biệt so với các tỉnh
thành khác trong khu vực và có nhiều
điều kiện thuận lợi để phát triển du
lịch theo định hướng phát triển du lịch
của Nhà nước.
2. QUAN NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BỀN VỮNG
Theo định nghĩa của Tổ chức Du
lịch Thế giới - WTO đưa ra tại Hội
nghị về Môi trường và Phát triển của
Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm
1992: "Du lịch bền vững là việc phát
triển các hoạt động du lịch nhằm đáp
ứng các nhu cầu hiện tại của khách du
lịch và người dân bản địa trong khi
vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn
tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát
triển hoạt động du lịch trong tương lai.
Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản
lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả
mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội,
thẩm mỹ của con người, trong khi đó
vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn
hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển
của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ
trợ cho cuộc sống của con người".
Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành
quốc tế WTTC, 1996: "Du lịch bền
vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện
đại của du khách và vùng du lịch mà
vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng
nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương
lai".
Đặc trưng cơ bản của du lịch bền
vững là nó cổ vũ cho loại hoạt động du
lịch ít gây tác hại cho môi trường.Phát
triển du lịch bền vững nhằm hướng tới
việc đáp ứng các nhu cầu phát triển du
lịch của thế hệ hiện tại mà không làm
tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu
cầu phát triển du lịch của các thế hệ
mai sau. Du lịch bền vững tuy còn rất
mới mẻ nhưng nó có giá trị rất lớn về
mặt khoa học và thực tiễn, đang thu
hút sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu về du lịch và môi trường.
Các nguyên tắc bảo đảm phát triển
du lịch bền vững bao gồm:
- Khai thác, sử dụng các nguồn tài
nguyên một cách hợp lí
- Hạn chế sử dụng quá mức tài nguyên
và giảm thiểu chất thải
- Phát triển du lịch phải gắn với bảo
tồn tính đa dạng về thiên nhiên, văn
hoá và xã hội.
- Phát triển phải phù hợp với quy
hoạch tổng thể kinh tế - xã hội
- Chia sẻ lợi ích đối với cộng đồng địa
phương
- Khuyến khích sự tham gia của cộng
đồng địa phương trong phát triển du
lịch.
3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CỦA DU LỊCH BỀN VỮNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN 2020
Phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế
của một thành phố trung tâm khu vực,
thu hút mạnh mẽ các nguồn lực trong
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017
21
và ngoài nước đầu tư phát triển du
lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn của thành phố, xứng đáng
là trung tâm du lịch của vùng đồng
bằng sông Cửu Long. Đến năm 2020,
ngành du lịch Cần Thơ phải phát triển
ngang tầm với yêu cầu của một thành
phố đồng bằng cấp quốc gia, văn
minh, hiện đại. Khu nội thị xây dựng
hoàn chỉnh các khu du lịch sinh thái,
khu vui chơi giải trí tổng hợp, trung
tâm văn hóa Tây Đô, trung tâm hội
nghị quốc tế và nhiều khách sạn cao
cấp hiện đại. Mở rộng không gian du
lịch ngoại thành với nhiều nhà hàng –
khách sạn mới và hệ thống du lịch
vườn, du lịch nông thôn phục vụ ăn
uống tại chỗ. Đa dạng hóa các sản
phẩm du lịch, các loại hình ẩm thực,
tham quan mua sắm, giải trí cuối
tuần... đáp ứng đầy đủ nhu cầu của du
khách gần xa.Mở nhiều tuyến điểm du
lịch mới, các tour du lịch liên vùng và
du lịch quốc tế. Đào tạo đội ngũ nhân
viên du lịch chuyên nghiệp, phong
cách phục vụ văn minh, lịch sự. Phấn
đấu để thành phố Cần Thơ thực sự là
“Điểm đến du lịch lý tưởng – an toàn –
thân thiện", nơi hội tụ của “Văn minh
sông nước Mêkông”.
4. LỰA CHỌN CÁC CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN
VỮNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ
ĐẾN NĂM 2020
Với điểm số quan trọng trong đánh
giá ma trận các yếu tố bên trong, 2,54
(Bảng 1) cho thấy ngành du lịch Cần
Thơ đang ở vị trí trung bình với chiến
lược nội bộ tổng quát. Tài nguyên du
lịch, cơ sở vật chất du lịch của Cần
Thơ khá tốt. Còn chất lượng sản phẩm,
nguồn nhân lực, hoạt động Marketing
chỉ ở mức trung bình. Trong khi đó hệ
thống thông tin chưa đáp ứng được
yêu cầu phát triển của ngành và khách
hàng.
Với điểm số quan trọng trong đánh
giá ma trận các yếu tố bên ngoài là
2,98 (Bảng 2) cho thấy ngành du lịch
Cần Thơ tận dụng các cơ hội hiện có
cũng như tối thiểu hóa các nguy cơ
bên ngoài ở mức trung bình khá.
Ngành cần quan tâm hơn đến khách
hàng, họ là những người quyết định
doanh số trong tương lai của ngành.
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017
22
Bảng 1. Ma trận các yếu tố bên trong ngành (IFE)
TT Các yếu tố bên trong
Mức độ quan
trọng
Phân
loại
Số điểm quan
trọng
1 Cơ sở lưu trú du lịch 0,04 4 0,16
2 Cơ sở ăn uống 0,04 4 0,16
3 Chất lượng cơ sở hạ tầng 0,04 3 0,12
4
Lượng khách đến Cần Thơ ngày càng
tăng
0,02 2 0,04
5 Khả năng tài chính 0,07 3 0,21
6 Hệ thống thông tin chưa hiệu quả 0,04 1 0,04
7 Hoạt động marketing 0,20 2 0,40
8 Nguồn nhân lực du lịch 0,15 2 0,30
9 Thu hút đầu tư vào ngành 0,09 3 0,27
10 Tài nguyên du lịch 0,11 4 0,44
11 Sản phẩm 0,20 2 0,40
Tổng cộng 1,00 2,54
Bảng 2. Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)
TT Các yếu tố bên ngoài
Mức độ quan
trọng
Phân loại
Số điểm quan
trọng
1 Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển 0,04 4 0,16
2 Ổn định về chính trị 0,04 4 0,16
3 Ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai 0,04 3 0,12
4 Thu nhập của dân cư tăng 0,10 3 0,30
5 Sự thay đổi trong cách sống và thị hiếu tiêu dùng 0,09 3 0,27
6 Điều kiện tự nhiên 0,15 4 0,60
7 Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, còn chồng chéo 0,02 2 0,04
8 Khách hàng 0,23 2 0,46
9 Các đối thủ cạnh tranh 0,14 3 0,42
10 Mức độ phụ thuộc nhà cung cấp 0,15 3 0,45
Tổng cộng 1 2,98
(Nguồn: Tác giả tự điều tra nghiên cứu và ý kiến các chuyên gia)
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017
23
Qua đánh giá ảnh hưởng môi trường
bên trong và bên ngoài ngành đến hoạt
động của ngành, có yếu tố tạo thuận
lợi (các cơ hội, điểm mạnh), có yếu tố
gây khó khăn (các nguy cơ, điểm yếu)
được thể hiện trên ma trận IEF (ma
trận các yếu tố bên trong), EFE (ma
trận các yếu tố bên ngoài) được đưa
lên ma trận SWOT để đề xuất các cặp
kết hợp tương ứng: điểm mạnh/cơ hội,
điểm mạnh/nguy cơ, điểm yếu/cơ hội,
điểm yếu/nguy cơ, là cơ sở của các
giải pháp chiến lược có thể lựa chọn
trong ma trận hoạch định chiến lược
có thể định lượng (ma trận QSPM).
Kết quả đánh giá ma trận QSPM, căn
cứ vào tổng số điểm hấp dẫn, các
chiến lược phát triển bền vững du lịch
Thành phố Cần Thơ đến năm 2020
được đề xuất là: Chiến lược phát triển
sản phẩm; Chiến lược bảo vệ tài
nguyên môi trường và phát triển bền
vững; Chiến lược thu hút và tận dụng
đầu tư; Chiến lược đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực; Chiến lược
quảng bá du lịch và tiếp cận khách
hàng; Chiến lược tăng cường và hoàn
thiện bộ máy Nhà nước trong lĩnh vực
du lịch.
5. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BỀN VỮNG THÀNH
PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2020
5.1. Triển khai thực hiện và cụ thể
hóa các qui hoạch phát triển du lịch
bền vững
a. Phát triển không gian du lịch:
Hướng phát triển không gian du lịch
cũng chính là phát triển các tuyến du
lịch chủ yếu của thành phố Cần Thơ
được xác định theo các trục chính
bằng đường bộ, đường thủy, đường
hàng không.
b. Phát triển loại hình du lịch: Ngoài
các loại hình du lịch truyền thống,
quan tâm phát triển các loại hình du
lịch dịch vụ như: dịch vụ cảng, dịch vụ
sân bay và đầu tư mở rộng đa dạng
hoá các loại hình du lịch khám phá,
chữa bệnh, học tập, hoạt động thể dục
thể thao, văn hoá, lịch sử và tâm
linh.Chú ý kết hợp hài hoà giữa du lịch
truyền thống với du lịch hiện đại để
tạo nét độc đáo của du lịch Cần Thơ.
c. Điểm du lịch chủ yếu: Là nơi tập
trung một hoặc vài loại tài nguyên du
lịch tự nhiên và nhân tạo, có khả năng
lưu giữ khách không dài ngày, nhưng
lại có vị trí đặc biệt quan trọng trong
chương trình du lịch.Việc xác định
cụm, điểm du lịch chủ yếucần đầu tư
xây dựng là rất quan trọng tạo nên sự
hợp lý về không gian lãnh thổ du lịch.
5.2. Giải pháp về đầu tư phát triển
du lịch bền vững– hoàn thiện cơ sở
vật chất
- Hằng năm, ngân sách cần ưu tiên
dành một tỉ lệ thỏa đáng về nguồn vốn
để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du
lịch. Đầu tư theo hướng đồng bộ, có
trọng tâm, trọng điểm và theo đúng qui
hoạch làm cơ sở kích thích phát triển
du lịch trên địa bàn toàn thành phố.
- Thực hiện xã hội hóa phát triển du
lịch, khuyến khích và tạo mọi điều
kiện thuận lợi để các thành phần kinh
tế tham gia hoạt động kinh doanh du
lịch dưới các hình thức khác nhau. Tạo
môi trường thông thoáng về đầu tư
trong nước và nước ngoài, giữa tư
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017
24
nhân với nhà nước; mở rộng các hình
thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài
nước.
- Nâng cao vai trò của người dân
địa phương trong phát triển du lịch
cộng đồng để người dân ý thức được
khi tham gia hoạt động du lịch thì sẽ
được tôn trọng và chia sẻ quyền lợi.
- Huy động mọi nguồn vốn để giải
quyết về nhu cầu đầu tư, phát triển du
lịch, khuyến khích các thành phần kinh
tế tham gia, hướng huy động chủ yếu
là từ các thành phần kinh tế, các doanh
nghiệp lớn có tiềm lực kinh doanh
hiệu quả, đảm bảo tốc độ tăng trưởng
GDP du lịch.
5.3. Các giải pháp đa dạng hóa sản
phẩm du lịch
Có thể thấy ngay là sản phẩm du
lịch Cần Thơ với các tỉnh ĐBSCL khá
trùng lắp, thiếu cái mới, chủ yếu vẫn là
du lịch vườn và một số chợ nổi.Các
sản phẩm du lịch này đang khai thác
dưới dạng “thô” chưa đầu tư nhiều
“chất xám”. Trong khi đó nhiều cái có
sẵn nhưng chưa khai thác được như:
phát triển du lịch cộng đồng, đầu tư
nâng cấp các giá trị văn hoá vật thể và
phi vật thể của 3 dân tộc Việt, Hoa,
Khơmer phục vụ du lịch. Để du lịch
Cần Thơ mang khuôn mặt mới, hấp
dẫn hơn cần nâng cao tính chuyên
nghiệp, dựa trên thế mạnh tiềm năng,
cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm đã có,
cần đa dạng hoá sản phẩm du lịch Cần
Thơ thông qua các hình thức:
Phát triển sản phẩm du lịch gắn với
thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng
Bên cạnh việc đầu tư phát triển các
loại hình du lịch mà Cần Thơ đang có
thế mạnh. Ngành du lịch cần phát triển
thêm các loại hình vui chơi, giải trí,
nghỉ dưỡng như tuần lễ giảm giá,
khuyến mãi lớn, đua thuyền trên sông
hay tạo cơ hội cho du khách được hoà
mình vào cuộc sống của người dân
Cần Thơ được cùng ăn, cùng nghỉ
ngơi, cùng giao lưu với họ để được
hiểu hơn về văn hoá và con người nơi
đây cũng như sẽ thuận tiện cho việc
học ngôn ngữ địa phương qua hình
thức du lịch homestay.
Phát triển loại hình du lịch hội nghị
(MICE) tại Cần Thơ
Có thể nói với vị thế trung tâm
ĐBCSL, Cần Thơ thường là chủ nhà
của những hội nghị nhỏ tầm khu vực,
người tham dự đến từ các tỉnh lân cận
nên hứng thú với du lịch sông nước
không nhiều. Vì thế, việc kết nối các
sản phẩm du lịch vào hội nghị làm nên
loại hình MICE ở Cần Thơ chưa bao
giờ được “khai quật” trong ý nghĩ của
cả chính những người làm du lịch. Với
cửa ngỏ bầu trời rộng mở, từ nay chính
khách trong nước có thể đến và lưu lại
Cần Thơ lâu hơn và hứng thú hơn vì
không phải trải qua hành trình trung
chuyển mất nửa ngày từ TP Hồ Chí
Minh như trước. Cần Thơ, nhờ vậy sẽ
là chủ nhà của nhiều hơn những cuộc
họp, hội nghị mang tầm quốc gia. Một
tương lai gần, sẽ có nhiều những sự
kiện, hội thảo quốc tế “hạ cánh” xuống
Tây Đô.Cùng với nó là một lượng
không nhỏ khách hàng tiềm năng của
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017
25
loại hình du lịch MICE và hơn nữa là
một loạt cơ hội đầu tư du lịch.
Phát triển sản phẩm du lịch gắn với
khai thác giá trị văn hóa, tài nguyên
nhân văn
Bên cạnh việc phát triển các sản
phẩm du lịch dựa vào tài nguyên thiên
nhiên, ngành du lịch Cần Thơ cần phải
chú trọng phát triển loại hình văn hóa
dựa vào các di tích lịch sử văn hóa nổi
tiếng của mình như: Cơ quan đặc uỷ
An Nam Cộng sản Đảng Hậu Giang,
Đình Bình Thuỷ, mộ Thủ khoa Bùi
Hữu Nghĩa, mộ nhà thơ yêu nước Phan
Văn Trị, chùa Ông, khám lớn Cần
Thơ, nhà cổ Bình Thuỷ, bến Ninh
Kiều, chợ nổi Cái Răng.
Liên tục tổ chức thật nhiều lễ hội
đan xen với các sự kiện lớn, các sự
kiện nhỏ được tổ chức liên tục trong
năm hoặc mỗi cuối tuần như các lễ hội
văn hoá, ẩm thực dân gian cũng vô
cùng đặc sắc của Cần Thơ.
Nghiên cứu đầu tư phát triển dịch
vụ xe xích lô chất lượng cao phục vụ
khách du lịch tham quan vòng quanh
thành phố (city tour).
- Đầu tư và nâng cấp các di tích văn
hoá lịch sử và các hoạt động du lịch
sông nước miệt vườn của thành phố
như: ngồi du thuyền ngắm sông nước –
nghe đờn ca tài tử – tham quan chợ nổi
trên sông – vườn cây ăn trái, thành
những sản phẩm du lịch văn hoá đặc
trưng của thành phố để thu hút khách.
5.4. Giải pháp về tăng cường mối
quan hệ liên ngành và liên vùng
trong hoạt động du lịch
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp
mang tính liên ngành cao, hoạt động
du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu về
đi lại, ăn nghỉ, tham quan giải trí, mua
sắm... của du khách, đều có liên quan
đến các ngành: Văn hóa Thông tin,
Giao thông Vận tải, Bưu chính Viễn
thông, Thể dục Thể thao, Công an, Y
tế, Thương mại, Dịch vụ và những
ngành khác. Nhận thức đầy đủ đến đặc
điểm tổng hợp của sản phẩm du lịch sẽ
có ý nghĩa vô cùng quan trọng để xác
định mối quan hệ liên ngành và đa
ngành. Mối quan hệ phối hợp họat
động giữa du lịch và các ngành liên
quan phải được xem là một chiến lược
cơ bản và lâu dài, và chỉ có tăng cường
mối quan hệ liên ngành thì hoạt động
du lịch mới phát triển.
Sự phát triển của du lịch Cần Thơ
phải đặt trong mối quan hệ tương tác
giữa thành phố Cần Thơ – TP. Hồ Chí
Minh – và các tỉnh ĐBSCL thì mới có
thể phát triển tương xứng với vị trí
trung tâm vùng. Mặc dù, tiềm năng du
lịch của Cần Thơ hạn chế hơn so với
các tỉnh phụ cận, nhưng Cần Thơ có
cơ sở hạ tầng du lịch tương đối đồng
bộ và khá phát triển, lại ở vị trí trung
tâm của vùng. Đây là điểm thuận lợi
cơ bản để thiết lập mối quan hệ liên
kết giữa du lịch Cần Thơ với TP. Hồ
Chí Minh và các tỉnh trong khu vực để
phát huy thế mạnh thể hiện vai trò
trung tâm của vùng. Mặt khác, Cần
Thơ cần đẩy mạnh mối quan hệ liên
kết, hợp tác với các địa phương phụ
cận để thu hút nguồn khách, coi tài
nguyên du lịch của các tỉnh khác là tài
nguyên du lịch của mình để cùng nhau
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017
26
hợp tác và khai thác, xoá bỏ tư tưởng
lấy địa giới hành chính làm địa giới
kinh tế, đẩy mạnh quan hệ liên kết hợp
tác với TP. Hồ Chi Minh và các tỉnh
ĐBSCL, sau này là Phnômpênh –
Campuchia phải được xem là yêu cầu
tất yếu và cần thiết để phát triển du
lịch Cần thơ và cả vùng đồng bằng
sông Cửu Long.
5.5. Giải pháp xúc tiến du lịch
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến du
lịch để tạo dựng hình ảnh mới của du
lịch Cần Thơ nơi hội tụ “văn minh
sông nước Cửu Long”, từng bước xây
dựng thành công thương hiệu du lịch
Cần Thơ trên thị trường du lịch trong
nước và quốc tế.
- Xây dựng hệ thống các trạm thông
tin du lịch (truyền hình cảm ứng) cho
du khách tại các khu vực đông người
như: sân bay Trà Nóc, bến Ninh Kiều,
đại lộ Hoà Bình, đường Phan Đình
Phùng tại các nhà hàng khách sạn, siêu
thị lớn. Tiến tới mở Văn phòng đại
diện của du lịch Cần Thơ tại các thị
trường trọng điểm, các trung tâm du
lịch lớn trong và ngoài nước.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Cần Thơ, Hiệp hội Du lịch Cần Thơ,
các đơn vị kinh doanh du lịch phối hợp
chặt chẽ với các Tạp chí Du lịch Việt
Nam, các báo để có bài đăng giới thiệu
quảng cáo cho du lịch Cần Thơ. Đồng
thời, phát triển công tác quảng bá xúc
tiến trên các đài PTTH địa phương và
khu vực, xây dựng tạp chí truyền hình
chuyên đề “Du lịch đất chín rồng” phát
sóng định kỳ hàng tháng để giới thiệu
về du lịch Cần Thơ và các tỉnh trong
khu vực.
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên
truyền quảng bá (phát hành nhiều ấn
phẩm du lịch chất lượng cao), thực
hiện nhiều chiến dịch lớn để xúc tiến
du lịch như: tham gia hội chợ triển
lãm, hội thảo trong nước và quốc tế để
giới thiệu cho du lịch Cần Thơ nhằm
thu hút khách và đầu tư cho du lịch,
xây dựng môi trường du lịch an toàn,
văn minh, lành mạnh.
5.6. Giải pháp về đẩy mạnh nghiên
cứu ứng dụng khoa học công nghệ
và hợp tác quốc tế
- Tăng cường nghiên cứu ứng dụng
khoa học, công nghệ phục vụ công tác
quản lý nhà nước trong lĩnh vực du
lịch, xây dựng các chiến lược về thị
trường - sản phẩm du lịch Cần Thơ.
- Khuyến khích nghiên cứu khoa
học phục vụ việc giải quyết các vấn đề
bức xúc của ngành; đổi mới cơ chế
thực hiện và nâng mức đầu tư kinh phí
cho các đề tài khoa học về du lịch;
đồng thời, tăng cường nghiên cứu triển
khai ứng dụng các đề tài đã thực hiện.
- Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin du lịch; mở rộng
giao lưu, hợp tác với các tổ chức, cơ
quan khoa học trong và ngoài nước;
khuyến khích các doanh nghiệp nghiên
cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học đầu
tư vào kinh doanh du lịch theo hướng
nhà hàng xanh, khách sạn xanh,
tránh hiện tượng bê tông hoá đồng thời
tăng cường các hoạt động thân thiện
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017
27
với môi trường trong quá trình phát
triển du lịch.
5.7. Giải pháp đào tạo phát triển
nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực du lịch
một cách đồng bộ (cả về số lượng,
chất lượng và có hệ thống) là động lực
để thúc đẩy phát triển du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn. Từ yêu cầu
thực tế đó đặt ra mục tiêu phát triển
nguồn nhân lực đến năm 2020 là nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực cho các
cấp quản lý, xây dựng lực lượng lao
động trực tiếp của ngành du lịch
Thành phố Cần Thơ đủ về số lượng,
cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình
độ đào tạo, đảm bảo chất lượng về
nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát
triển du lịch trong giai đoạn mới và hội
nhập quốc tế thông qua đổi mới cơ chế
chính sách phát triển nguồn nhân lực,
tăng cường năng lực cho hệ thống cơ
sở đào tạo du lịch.
5.8. Giải pháp về nâng cao hiệu lực
quản lý nhà nước về du lịch
Kiện toàn công tác tổ chức của
ngành, sắp xếp luân chuyển cán bộ
công chức của Sở và của các doanh
nghiệp theo phân cấp quản lý chuyên
ngành đủ mạnh để phát huy sức mạnh
toàn ngành đưa hoạt động du lịch phát
triển.Phát huy vai trò quản lý nhà nước
về lãnh vực du lịch đối với tất cả đối
tượng, thuộc mọi thành phần kinh tế
hoạt động kinh doanh du lịch và dịch
vụ du lịch trên địa bàn thành phố,
ngành du lịch tăng cường phối hợp các
cấp, các ngành để tạo sự chuyển biến
đồng bộ trong hoạt động du lịch.
5.9. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên -
môi trường du lịch và phát triển bền
vững
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về
ý thức gìn giữ và bảo vệ tài nguyên –
môi trường du lịch.Xây dựng ý thức
bảo vệ tài nguyên – môi trường du lịch
từ những người đảm nhận vai trò trực
tiếp phát triển du lịch.Gắn giáo dục
bảo vệ tài nguyên – môi trường du lịch
với các chương trình đào tạo cho mọi
đối tượng tham gia và hoạt động du
lịch.
- Vận động khách du lịch, cư dân
địa phương và cộng đồng tham gia làm
sạch đẹp môi trường du lịch qua
chương trình thích hợp, kịp thời khắc
phục những hành vi ô nhiễm môi
trường du lịch từ hoạt động du lịch.
- Lập lại trật tự an toàn vệ sinh tại
các điểm du lịch, khu vui chơi giải trí,
điểm tham quan. Áp dụng các biện
pháp chế tài, xử lý vi phạm luật bảo vệ
môi trường đối với bất kỳ ai vi phạm
để cho thấy việc bảo vệ tài nguyên –
môi trường du lịch là một vấn đề cực
kỳ quan trọng.
6. KẾT LUẬN
Với vị trí trung tâm ĐBSCL, Cần
Thơ có nhiều tiềm năng để phát triển
du lịch thành ngành kinh tế chính góp
phần đưa kinh tế phát triển, mở rộng
quan hệ giao lưu kinh tế văn hóa với
bên ngoài và để cho du lịch ngày càng
một nhu cầu không thể thiếu được
trong cơ cấu phát triển của thành phố
và ngày càng là một món ăn tinh thần
hấp dẫn đối với mọi người.
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017
28
Bên cạnh những lợi thế sẵn có,
những tiềm năng còn ẩn chứa cần
được phát hiện để thúc đẩy du lịch
Cần Thơ phát triển bền vững. Không
ngừng nghiên cứu phát huy những mặt
mạnh và kịp thời khắc phục những mặt
hạn chế, bởi vì hiện nay ngành du lịch
của thành phố chưa thật sự hoàn thiện,
còn nhiều điều khó khăn, thiếu sót bởi
những mặt hạn chế về dịch vụ du lịch,
trình độ hướng dẫn viên,... Do vậy, để
thực hiện mục tiêu đưa du lịch Cần
Thơ phát triển ngang tầm yêu cầu của
một thành phố đồng bằng cấp quốc
gia, văn minh, hiện đại, thực sự là
“Điểm đến du lịch lý tưởng - an toàn -
thân thiện”, nơi hội tụ của “Văn minh
sông nước Mekong” đòi hỏi ngành du
lịch thành phố cần sáng tạo, đổi mới
hơn trong việc hoạch định và lựa chọn
chiến lược phát triển phù hợp với tình
hình thực tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Huy Bá, 2005. Du lịch sinh thái,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, NXB Đại học Quốc Gia TP.
Hồ Chí Minh.
2. Đoàn Liên Diễm, 2003. Một số giải
pháp phát triển du lịch bền vững Tp
Hồ Chí Minh đến năm 2010, LA Tiến
sĩ kinh tế, Trường Đại học quốc gia TP
Hồ Chí Minh.
3. Sở Khoa học và Công nghệ, 2003.
Nhu cầu áp dụng khoa học và công
nghệ vào hoạt đông sản xuất kinh
doanh và hợp tác xã tiểu thủ công
nghiệp TP. Cần Thơ.
4. Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch
TP. Cần Thơ, 2006. Chương trình phát
triển du lịch thành phố Cần Thơ đến
năm 2010 – tầm nhìn 2020.
5. Ủy Ban Nhân Dân TP. Cần Thơ,
2013. TP. Cần Thơ và cơ hội đầu tư,
NXB UBND TP. Cần Thơ.
6. Ủy ban nhân dân TP. Cần Thơ,
2014. Rà soát quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế-xã hội TP. Cần Thơ đến
năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020,
TP. Cần Thơ.
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017
29
DEVELOPING SUSTAINABLE TOURISM IN
CAN THO CITY TO THE YEAR 2020
Nguyen Phuoc Quy Quang
Tay Do University
(Email: quyquangsgt@yahoo.com)
ABSTRACT
Based on the view of sustainable tourism development in Can Tho city, associated with
preserving the natural, cultural diversity, and reach the "ideal tourist destination of
safety and hospitality” in the Mekong River delta. The strategies were suggested as
diversifying tourist products, protecting environmental resources, attracting investment
for tourism, training qualified human resources, increasing tourism promotion and
improving the effectiveness of the state admistration system. Suggested solutions included:
tourist planning, key tourist attractions, investing in frastructure, public transport,
facilities, to develop diverse tourism products, enhancing promotion of tourism in the
region and to the world, developing professional human resources, environmental
protection, improving the effectiveness of admistration system of local government in the
field of tourism.
Keywords: Sustainable tourism, tourism development, Can Tho city
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_du_lich_ben_vung_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020.pdf