Phát triển du lịch nông thôn: Thực trạng, điển hình và kiến nghị

Du lịch cộng đồng chỉ là một trong nhiều phương thức góp phần xây dựng nông thôn mới, chứ không phải tất cả. Có thể đó là mũi đột phá để tác động đến các ngành nghề khác. Một khi người dân thay đổi nhận thức, đồng lòng với chính quyền thì không có việc gì là không thể. Mô hình của bản Suối Sìn Hồ là minh chứng cụ thể nhất cho sự tâm huyết và đồng lòng giữa chính quyền và người dân. Cặp đôi trưởng bản Giàng A Chỉnh và chủ nhiệm HTX Trái Tim Hàn A Xà như “song kiếm hợp bích”, đã làm nên kỳ tích vườn địa đàng Suối Sìn Hồ. 3/ Không thể đi tắt đón đầu hay đốt giai đoạn mà phải có lộ trình cụ thể với những bước đi thích hợp. Đảm bảo hiệu quả kinh doanh lẫn xây dựng nông thôn mới. Đề cao sự sáng tạo của từng địa phương và các homestay. Việc xây dựng và phát triển bền vững được tổ chức theo qui trình - CHỌN GIỐNG - ưƠM HẠT – NẤY MẦM – PHÂN NHÁNH – THÀNH CÂY – THÀNH RỪNG. Vai trò quản lý nhà nước cực kỳ quan trọng. Bài toán thất bại của Bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình) từng là điển hình cả nước, giờ xô bồ hỗn tạp là hồi chuông báo động đỏ về vai trò quản lý của địa phương.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển du lịch nông thôn: Thực trạng, điển hình và kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
82 PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN: THỰC TRẠNG, ĐIỂN HÌNH VÀ KIẾN NGHỊ Dƣơng Minh Bình43 Nói đến du lịch, mọi ngƣời nghĩ ngay đến thành thị, đến những cảnh quan cả thiên nhiên lẫn nhân tạo. Xuất phát từ nhu cầu trải nghiệm của du khách, loại hình du lịch cộng đồng ra đời với các homestay lƣu trú, gắn với các hoạt động nông nghiệp, làng nghề. THỰC TRẠNG. Chƣa có giáo trình, cũng chƣa có trƣờng lớp đào tạo bài bản, du lịch nông thôn Việt Nam chủ yếu dựa vào nhu cầu thực tế và mô hình homestay của UNWTO (Tổ chức Du lịch Thế giới) : cùng ở, ăn và sinh hoạt với cƣ dân bản địa. Mô hình này khá thành công ở các nƣớc phát triển vì nhà của họ khang trang thoáng mát, tiêu chuẩn dịch vụ tƣơng đƣơng các cơ sở lƣu trú, môi trƣờng sống và xã hội ổn định. Các nƣớc nghèo, nhất là Việt Nam thì ngƣợc lại. Nhà cửa chật hẹp, vệ sinh môi trƣờng, thực phẩm đều có vấn đề, khách 3 cùng (ở, ăn, sinh hoạt) với ngƣời bản địa gặp rất nhiều phiền phức. Mô hình homestay ở bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình. Ảnh DMB Một vài nơi sáng tạo, đã nhƣờng hẳn những nhà sàn khang trang cho khách ở, cải thiện nhà vệ sinh nhƣng các dịch vụ khác vẫn chƣa đảm bảo. Việt Nam còn xem du lịch công đồng là phƣơng thức để “Xóa đói giảm nghèo”, luôn nhận đƣợc hỗ trợ từ nhà nƣớc và các NGO. Cách làm này tạo tâm lý trông chờ, ỷ lại, không dám bung hết mình để có kết quả tốt nhất. Đội ngũ tƣ vấn đông nhƣng toàn lý thuyết, vừa thiếu thực tiễn 43 Chủ tịch HĐQT Công ty Tƣ vấn – Dịch vụ và Du lịch CBT 83 lẫn tâm huyết với bà con. Chƣa kể, có tƣ vấn còn tìm cách bớt xén nguồn tài trợ vì lợi ích cá nhân và nhóm. Homestay tự phát của người H’ Mong. Ảnh DMB Homestay tự phát ở đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh DMB Homestay Việt Nam phát triển tự phát, mỗi nơi một kiểu. Homestay ở phố thị, dịch vụ tƣơng đối nhƣng thiếu không gian. Homesaty ở nông thôn thì hoặc bí rị với 4 bức tƣờng xây, hoặc sơ sài, vệ sinh kém và thiếu. Các dịch vụ chỉ mới đáp ứng nhu cầu tối thiểu. Dịch vụ ăn uống đơn điệu, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn. Những việc này vƣợt quá khả năng của chủ nhân các homestay. Giá cả các dịch vụ tự thỏa thuận, không công khai nên thƣờng bị các công ty lữ hành ép giá, thậm chí quịt nợ. Bất chấp mọi cản trở, du lịch cộng đồng ở nông thôn nhiều nơi tăng trƣởng khá, xuất hiện nhƣng mô hình hay nhƣ ở Hội An (Quảng Nam) và một vài tỉnh phía Bắc. Từ giữa năm 2018, Thủ tƣớng chính phủ, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Cục Xây dựng Nông thôn mới đã có nhiều chỉ đạo nhằm đẩy mạnh du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới để phát triển du lịch bền vững. Thực tế khẳng định, các homestay trong hệ thống do công ty Tƣ vấn – Dịch vụ & Phát triển Du lịch 84 CBT (gọi tắt là CBT) tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập. Nhiều nơi không còn để “Xóa đói giảm nghèo” mà vƣơn lên “Làm giàu chính đáng”. Năm 2018, hệ thống homestay CBT toàn quốc đã đón trên 250.000 lƣợt khách lƣu trú, chƣa kể khách vãng lai ăn uống và sử dụng dịch vụ, hơn 60o/o là khách nƣớc ngoài. Trong đó có booking của nhiều TO quốc tế, điều mà homestay các nƣớc, kể cả Thái lan chƣa làm đƣợc. ĐIỂN HÌNH. Hoạt động các homestay do CBT tƣ vấn đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn tại chỗ, đƣợc cả chính quyền lẫn ngƣời dân tin cậy. Năm 2019, dự kiến du lịch cộng đồng của CBT sẽ đón 500.000 lƣợt khách (tăng 100%). Mô hình đƣợc Phó Thủ tƣớng Vƣơng Đình Huệ đề nghị nhân rộng tại hội thảo quốc gia về Phát triển Du lịch Công đồng Xây dựng Nông thôn mới đƣợc tổ chức ở Lai Châu vào tháng 12/2018. .Tổ chức UNWTO cũng công nhận mô hình của CBT tại Việt Nam đạt kết quả tốt nhất sau khi khảo sát 200 homestay ở châu á và 150 homestay ở châu Mỹ La Tinh. UNWTO đang có kế hoạch đến Việt Nam khảo sát thực nghiệm để viết lại tài liệu về homestay và du lịch công đồng, Homestay Nghĩa Lộ ở Yên Bái (người Thái) do CBT tư vấn. Ảnh DMB 85 Tầng trệt nhà sàn dân tộc Thái ở Nghĩa Lộ là nhà ăn lịch sự. Ảnh DMB Nhiều điển hình xuất sắc đƣợc khen thƣởng và công nhận nhƣ Homestay A Chu (ngƣời H’Mong ở Hua Tạt, Vân Hồ, Sơn La), đƣợc vinh danh là “Homestay tiêu biểu nhất năm 2018” của Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch; đƣợc Phó Thủ tƣớng Vũ Đức Đam tặng bằng khen. Homestay Hoa Ếch (Sa Đéc, Đồng Tháp), khai trƣơng đầu năm 2017, gồm 42 chỗ ngủ và nhà hàng dân dã. Đầu tƣ khoảng 800 triệu đồng nhƣng năm 2018, nộp ngân sách hơn 80 triệu, gấp 40 lần khi trồng hoa và nuôi ếch trƣớc đây. Homestay Minh Thơ (ngƣời Thái, Mai Hịch, Mai Châu, Hòa Bình) là đơn vị đầu tiên do CBT tƣ vấn và hoạt động từ 2013. Năm 2018, cụm homestay Mai Hịch đón gần 20.000 lƣợt khách lƣu trú. Cụm homestay của HTX Trái tim Suối Sìn Hồ ở xã Sìn Hồ (ngƣời H’ Mông ở Phong Thổ, Lai Châu) tự hình thành, đƣợc CBT tƣ vấn và hỗ trợ thêm về nghiệp vụ, là điển hình sáng tạo của du lịch công đồng xây dựng nông thôn mới. Bản đẹp nhƣ vƣờn địa đàng với hơn 30.000 chậu địa lan (bản chƣa tới 700 nhân khẩu) và sạch sẽ tinh tƣơm đến kinh ngạc. Cả bản không ai dùng rƣợu, thuốc lá, không có các tệ nạn Sin Suối Hồ chào mừng Phó thủ tướng Vương Đình Huệ sau hội thảo quốc gia. Ảnh DMB. Các homestay trong hệ thống CBT thống nhất giá cả, công khai niêm yết, chất lƣợng theo qui chuẩn quốc gia. Homestay nhƣng có Welcome Drink, nệm dày 2 tấc, ăn sáng buffet (trên 15 khách), vài nơi còn có hồ bơi sinh thái Mỗi nơi đều có nét riêng; từ thiết chế nhà ngủ, nhà vệ sinh với chất liệu tại chỗ và trang trí theo văn hóa bản địa. Trang phục, ẩm thực, văn nghệ đều đậm nét dân tộc và vùng miền. Đặc biệt là ý thức cộng đồng, chia sẻ lợi nhuận và trách nhiệm nhằm xây dựng nông thôn mới. 86 Welcome drink đón khách đến của các homestay do CBT tư vấn. Ảnh DMB. Khu vệ sinh ở homestay Minh Thơ (người Thái, Mai Hịch, Mai Châu, Hòa Bình) do CBT tư vấn. Ảnh DMB. 87 Nâng cấp phòng riêng ở homestay A Chu (người H’ Mông ở Hua Tat, Vân Hồ, Sơn La) do CBT tư vấn. Ảnh DMB. Sự khác biệt giữa homestay CBT và các homestay khác là thay đổi nhận thức, từ chính quyền đến ngƣời dân. Khi các chủ hộ tin rằng mô hình hiệu quả, họ sẽ dốc toàn lực tham gia, tìm mọi cách huy động vốn, tranh thủ nguồn lực nhà tƣ vấn. Chính quyền chỉ hỗ trợ bằng chính sách và tƣ vấn. Kinh doanh là phải có lợi nhuận. Làm sao để sớm thu hồi vốn là bài toán tƣ vấn phải giúp dân. Tuyệt đối không tƣ vấn cho các địa phƣơng làm theo phong trào, làm để báo cáo hoặc các hộ làm vì đƣợc trợ cấp, vì chỉ đạo. Sau khi khảo sát thực địa, CBT lập bản đồ để xây dựng sản phẩm. Ảnh DMB Tƣ vấn CBT đồng hành cùng địa phƣơng và các hộ dân từ việc khảo sát, đo đạc, tổ chức tham quan để chọn mô hình, lựa mẫu thiết kế cho đến huấn luyện thực hành nghiệp vụ du lịch và cầm tay chỉ việc. Mỗi nơi có bộ qui chuẩn cụ thể riêng. Đặc biệt là Bộ sản phẩm du lịch địa phƣơng, điều mà tự các địa phƣơng chƣa làm đƣợc, các hộ 88 dân càng không thể. Sau khi nghiệm thu, nếu làm đúng theo qui chuẩn, CBT vẫn tiếp tục tham gia hỗ trợ vận hành, quảng bá sản phẩm, nối kết với các công ty lữ hành trong và ngoài nƣớc để tìm nguồn khách ổn định. CBT xin phép đƣợc giới thiệu kỹ hơn bằng những cách làm và số liệu cụ thể. (xem thêm POWER POINT) đính kèm. . MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. Từ thực tiễn hoạt động, CBT kiến nghị với lãnh đạo và chính quyền các cấp. 1/ Xây dựng nông thôn mới là việc làm lâu dài. Do vậy không làm theo kiểu phong trào cho bằng đơn vị khác kiểu “Thấy ngƣời ta ăn khoai là vác mai đi đào”. Việc đầu tiên là phải thay đổi nhận thức về du lịch, nhất là du lịch cộng đồng cho lãnh đạo và chính quyền các cấp. Việc này, Tỉnh Ủy và UBND tỉnh Đồng Tháp đã làm rất tốt. Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương (mặc áo caro) và đoàn cán bộ đến tham quan mô hình Homestay A Chu. Ảnh DMB 2/ Du lịch cộng đồng chỉ là một trong nhiều phƣơng thức góp phần xây dựng nông thôn mới, chứ không phải tất cả. Có thể đó là mũi đột phá để tác động đến các ngành nghề khác. Một khi ngƣời dân thay đổi nhận thức, đồng lòng với chính quyền thì không có việc gì là không thể. Mô hình của bản Suối Sìn Hồ là minh chứng cụ thể nhất cho sự tâm huyết và đồng lòng giữa chính quyền và ngƣời dân. Cặp đôi trƣởng bản Giàng A Chỉnh và chủ nhiệm HTX Trái Tim Hàn A Xà nhƣ “song kiếm hợp bích”, đã làm nên kỳ tích vƣờn địa đàng Suối Sìn Hồ. 89 Đường vào bản Suối Sìn Hồ luôn tinh tươm sạch đẹp.. Ảnh DMB 3/ Không thể đi tắt đón đầu hay đốt giai đoạn mà phải có lộ trình cụ thể với những bƣớc đi thích hợp. Đảm bảo hiệu quả kinh doanh lẫn xây dựng nông thôn mới. Đề cao sự sáng tạo của từng địa phƣơng và các homestay. Việc xây dựng và phát triển bền vững đƣợc tổ chức theo qui trình - CHỌN GIỐNG - ƢƠM HẠT – NẤY MẦM – PHÂN NHÁNH – THÀNH CÂY – THÀNH RỪNG. Vai trò quản lý nhà nƣớc cực kỳ quan trọng. Bài toán thất bại của Bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình) từng là điển hình cả nƣớc, giờ xô bồ hỗn tạp là hồi chuông báo động đỏ về vai trò quản lý của địa phƣơng. (Xem thêm bài “Tội nghiệp bản Lác” trên báo Phụ Nữ online ngày 13/06/2016 https://m.phunuonline.com.vn/van-hoa-giai-tri/toi-nghiep-ban-lac-76747/). 4/ Cân nhắc việc lựa chọn các nhà tƣ vấn, đặc biệt là tính thực tiễn và đƣợc kiểm nghiệm. Chỉ các nhà tƣ vấn thực tiễn và có tiềm lực mới dám bảo hành sản phẩm. Nguồn lực tài chính cần đƣợc xã hội hóa, hợp sức với nhà nƣớc và ngƣời dân. Xây dựng nông thôn mới là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân. Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới là loại hình du lịch trách nhiệm và bền vững, đang đƣợc UNWTO khuyền khích và cổ súy. 90 Lớp huấn luyện thực hành nghiệp vụ ăn sáng buffet cho các homestay ở Lào Cai do CBT tổ chức năm 2018. Ảnh DMB. 5/ Chính ngƣời dân, cụ thể là từng hộ gia đình sẽ quyết định mô hình phát triển. Không phải chỉ muốn hoặc có tiền mà cần hơn là nhận thức đúng đắn và những tiêu chí tối thiểu. Xây dựng nông thôn mới không thể giao cho những gia đình bất hòa hoặc các đối tƣợng xã hội đang giám sát. Chính ngƣời dân sẽ lựa chọn mô hình quản lý du lịch cộng đồng phù hợp với thực tế từng địa phƣơng và chia sẽ quyền lợi cũng nhƣ nghĩa vụ và trách nhiệm với tập thể dân cƣ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_du_lich_nong_thon_thuc_trang_dien_hinh_va_kien_ng.pdf
Tài liệu liên quan