Kết luận và kiến nghị
5.2.1. Kết luận
Homestay tín ngưỡng là một loại hình mới lạ, thu hút và hấp dẫn. Nghiên cứu của
nhóm chúng tôi chỉ mới là tiền đề cho các nghiên cứu sau này.
Đây là một loại hình sẽ làm đổi mới xu hướng du lịch tại Việt Nam. Chúng tôi cũng
mong muốn chùa Hoằng Pháp trong thời gian tới sẽ là một điểm du lịch homestay tín
ngưỡng thu hút du khách đặc biệt là du khách nước ngoài và ngày càng phát triển ở các địa
đểm khác nhằm phát triển và nâng cao về loại hình du lịch tâm linh, tín ngưỡng.
5.2.2. Kiến nghị
Loại hình này cần được các cơ quan nhà nước chú trọng, phát triển nhất là các công
ty du lịch, lữ hành.
Cần có chính sách cụ thể nhằm phát triển homestay tín ngưỡng không chỉ tại chùa
Hoằng Pháp mà còn các địa điểm tín ngưỡng khác nói chung, vì hiện nay chưa có chính
sách cụ thể nào cho loại hình này .
Các tổ chức du lịch nước nhà cần có thêm các hội thảo chuyên đề du lịch về
homestay tín ngưỡng. Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, các chiến dịch quảng cáo về loại hình
này.
15 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển homestay tín ngưỡng tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016
Trường Đại học Văn Hiến 133
PHÁT TRIỂN HOMESTAY TÍN NGƯỠNG TẠI VIỆT NAM
SV: Lê Cẩm Chân;Nguyễn Thị Bé Hai; Phạm Hoài Tố Trinh
Khoa Du lịch
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, con người chúng ta đang sinh sống trong một xã hội hiện đại và văn minh
mà ở đó dịch vụ du lịch đã vô cùng phát triển. Du lịch giúp con người giảm stress trong
công việc và cuộc sống, là một hình thức mà con người tự thưởng cho bản thân sau những
thành quả đạt được. Không chỉ là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa, du lịch giúp chúng
ta tìm hiểu thêm về văn hóa cũng như phong tục tập quán, tín ngưỡng của các vùng miền
trong nước và trên thế giới. Nói về du lịch, chúng ta có thể thấy có rất nhiều loại hình du
lịch từ nghĩ dưỡng trong các resort, khách sạn sang trọng đến những motel hay bungalow
nhỏ xinh tiện nghi và hiện nay có một loại hình du lịch thu hút rất lớn những bộ phận du
khách tham gia, đó chính là du lịch homestay.
Homestay là một loại hình “du lịch xanh” lý tưởng đối với các bạn trẻ yêu thích
khám phá văn hóa tại các vùng đất mới. Khi đi du lịch homestay, thay vì ở khách sạn hoặc
nhà nghỉ các bạn sẽ ở ngay tại nhà của dân địa phương để có thể có một góc nhìn gần gũi
và thực tế hơn với cách sống và nền văn hóa của chính họ. Homestay là cách tốt nhất nếu
chúng ta muốn hiểu sâu về một vùng miền và một đất nước. Ở Việt Nam, loại hình này đã
dần dần phát triển và có những bước đột phá tương đối. Có thể thấy, homestay trải dài rộng
khắp đất nước từ Sapa đến Hội An hay các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nhưng đó là homestay thông thường, nhóm nghiên cứu hôm nay muốn được giới
thiệu và tìm hiểu về một loại hình homestay độc đáo hơn, đó chính là homestay tín ngưỡng.
Loại hình này có lẽ còn khá mới mẽ nhưng nếu được khai thác chắc chắn sẽ phát triển, vì
du lịch luôn cần có sự thay đổi mới mẻ.
Khi những du khách chán ngán với chăn ấm đệm êm và các tiện nghi xa hoa trong
các khách sạn sang trọng, họ cần sự yên tĩnh làm việc hay làm từ thiện thì homestay tín
ngưỡng là một lựa chọn khá tuyệt vời. Ở đây nhóm sẽ khai thác về tín ngưỡng tôn giáo, cụ
thể là thực hiện homestay tại chùa – nơi các phật tử tu hành. Loại hình này đã diễn ra khá
nhiều nhưng chỉ dưới hình thức là các khóa tu mùa hè. Nhóm mong muốn nó sẽ phát triển
hơn vì chúng tôi thấy được sức hút của loại hình này, chỉ là nó đang thiếu sức bật.
Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016
Trường Đại học Văn Hiến 134
Các tour homestay tại chùa rất đơn giản, du khách có thể sẽ không tốn kém nhiều
về chi phí. Không những được nghỉ ngơi tại nơi thanh tịnh mà còn tham gia các hoạt động
từ thiện diễn ra tại chùa, cùng nghe thuyết giảng về Phật pháp rất có ý nghĩa.
Vì vậy, hôm nay nhóm chúng tôi chọn đề tài “Homestay tín ngưỡng tại Việt Nam”
mà cụ thể là tại chùa Hoằng Pháp thuộc huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh nhằm
giúp mọi người hiểu hơn về loại hình này, đưa ra thêm các kiến nghị đề xuất và làm như
thế nào để loại hình này được nhiều người biết đến hơn và cùng tham gia trải nghiệm nhằm
làm phong phú thêm ngành du lịch nước nhà.
2. Nội dung
2.1. Khái niệm du lịch homestay
Du lịch homestay là một khái niệm còn mới mẻ. Không chỉ tại Việt Nam mà trên
thế giới, khái niệm này vẫn đang trong quá trình tranh luận để đi đến thống nhất vì nó đã
và đang được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau và nghiên cứu với nhiều tên gọi khác nhau
như “du lịch nghỉ tại gia” hay “ du lịch tại nhà dân”,
Tại Việt Nam, loại hình này cũng dần được phát triển và một số khái niệm được các
tác giả đề cập đến theo tác giả Vũ Lê Minh: “Homestay là một hình thức du lịch bền vững,
quảng bá văn hóa, con người và cảnh đẹp một cách chân thật, rút ngắn khoảng cách giữa
khách du lịch với cư dân bản địa. Du lịch homestay đặc biệt phù hợp với quốc gia đa văn
hóa như Việt Nam” – [Du lịch homestay thu hút giới trẻ - báo Vietnamnet.vn].
Có rất nhiều các khái niệm khác nhau về homestay tuy nhiên các khái niệm trên đều
thống nhất một nội dung chung đó là: “Du lịch homestay là du lịch cùng chung sống với
người dân, cùng họ sinh hoạt nhằm hiểu thêm về văn hóa bản địa nơi mà du khách đến
thăm và loại hình này vô cùng thích hợp cho người thích trải nghiệm cuộc sống, muốn đổi
mới và thử thách bản thân trong một môi trường sống khác nơi ở thường xuyên của mình”.
Ngày nay, homestay đã không còn xa lạ nữa có đến 63% tỷ lệ du khách biết đến và
nghe về homestay tuy nhiên có một số vẫn còn xa lạ với loại hình này. Để tiến hành khảo
sát, nhóm đã phải tiếp cận và giải thích cho họ nghe về loại hình này. Thiết nghĩ, chúng ta
cần đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch này để 37% còn lại không còn bỡ ngỡ. Vì muốn
họ tham gia và trải nghiệm thì chúng ta phải giúp họ hiểu về nó trước đã.
Biểu đồ 1: Số người biết về loại hình du lịch homestay
Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016
Trường Đại học Văn Hiến 135
Ở đây nhóm muốn khai thác một loại hình homestay độc đáo hơn, thay vì cho du
khách tham gia sinh hoạt và ở nhà người dân bản địa thì chúng tôi muốn khai thác và cho
du khách trải nghiệm ở và sinh hoạt trong chùa mang cái tên mới mẻ homestay tín ngưỡng.
Du khách sẽ được sống và trải nghiệm tìm hiểu về Phật pháp đồng thời tour sẽ giúp du
khách có sự trải nghiệm mới mẻ mà chỉ homestay tín ngưỡng mang lại.
2.2. Đặc điểm của loại hình homestay
Du lịch homestay khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới và ở nước ta hình thức
này trong những năm gần đây cũng được chú ý hơn, thu hút sự chú ý của du khách và tạo
điều kiện cho cộng đồng tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch.
Đặc trưng nổi bật là phương thức tổ chức loại hình du lịch homestay là “3 cùng”:
Cùng ăn – Cùng ở - Cùng sinh hoạt và đây là phương châm mà homestay tín ngưỡng có
thể thực hiện tốt nhất.
Loại hình này chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương, đóng góp cho
những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng.
Homestay không đòi hỏi yêu cầu quá cao về chất lượng dịch vụ và có mức giá không
quá đắt. Đặc biệt, với homestay tín ngưỡng, du khách sẽ hoàn toàn không tốn các chi phí
cho việc ăn ở vì khi đưa du khách vào các chùa thì nhà chùa sẽ hỗ trợ về các khoản lưu trú
và ăn uống mà không mất bất kỳ chi phí nào.
2.3. Khái niệm Tín ngưỡng
“Tín ngưỡng” là một niềm tin có hệ thống mà con người tin vào để giải thích thế
giới và để mang lại sự bình yên cho bản thân và mọi người. Tín ngưỡng còn là thể hiện giá
trị của cuộc sống, ý nghĩa của cuộc sống bền vững và đôi khi được hiểu là tôn giáo.
Tín ngưỡng đi sâu vào đời sống con người và du lịch cũng khai thác nó như một
loại hình mới lạ và vẫn trên đà phát triển mà chúng ta hay gọi là “Loại hình du lịch tâm
63%
37%
Anh/chị có biết về loại hình
du lịch homestay?
Có
Không
Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016
Trường Đại học Văn Hiến 136
linh”. Chúng tôi muốn phát triển homestay tín ngưỡng dựa trên loại hình này và chúng tôi
khảo sát xem du khách có thật sự biết đến loại hình này.
Biểu đồ 2: Số người biết về loại hình du lịch tâm linh
Và quá rõ ràng đến bất ngờ, 72% du khách có biết và đã có người trong số họ trải
nghiệm loại hình này ở những nơi khác. Đây là một tín hiệu đáng mừng với homestay tín
ngưỡng tại Việt Nam để có thể phát triển nó.
2.4. Lịch sử hình thành và phát triển du lịch homestay
2.4.1. Lịch sử hình thành
Năm 1970, du lịch homestay dựa vào cộng đồng xuất phát từ du lịch làng bản xuất
hiện và khách du lịch tham quan làng bản, tìm hiểu về phong tục tập quán, cuộc sống hoang
dã, lễ hội. Cũng có thể một vài khách du lịch tham quan hệ sinh thái, núi non mà thường
gọi là du lịch sinh thái. Lúc đó, khách du lịch có sự hỗ trợ của người dân bản xứ - đây là
tiền đề cho sự phát triển loại hình du lịch cộng đồng homestay.
Năm 1995, du lịch homestay tại Việt Nam đã bắt đầu được khá nhiều người chú ý
kể từ khi có chương trình tàu Thanh niên Đông Nam Á cập cảng lần đầu tiên ở Thành phố
Hồ Chí Minh. Năm 1997, du lịch homestay dần phát triển ở nước ta, trải qua hơn một thập
kỷ phát triển, du lịch homestay đã dần khẳng định được vị thế của mình trong ngành du
lịch nước nhà cũng như du lịch quốc tế.
Năm 2006, du lịch homestay tại Việt Nam bắt đầu trở thành một loại hình được
đông đảo lượng khách du lịch tham gia và mang lại lợi ích kinh tế khá cao cho ngành du
lịch nước nhà.
2.4.2. Homestay tín ngưỡng và sự phát triển tại Việt Nam
Nói về tín ngưỡng, tôn giáo thì Việt Nam được xem là bảo tàng tôn giáo của thế giới
bởi sự đa dạng và sự đặc sắc. Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo và tín ngưỡng.
72%
28%
Có Không
Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016
Trường Đại học Văn Hiến 137
Chúng tôi chọn lựa phật giáo trong homestay tín ngưỡng bởi đây là tôn giáo có tín
ngưỡng phát triển mạnh mẽ và chiếm số lượng Phật tử đông nhất cả nước so với các tôn
giáo khác.
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ 2, đến đời Lý (thế kỷ thứ 11)
Phật giáo ở vào giai đoạn cực thịnh và được coi là hệ tư tưởng chính thống. Phật giáo được
truyền bá rộng rãi trong nhân dân và có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội, để lại nhiều
dấu ấn trong lĩnh vực văn hoá, kiến trúc. Nhiều chùa, tháp được xây dựng trong thời kỳ
này.
Chúng tôi chọn chùa Hoằng Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm phát triển loại
hình homestay tín ngưỡng vì nó hội tụ đầy đủ các yếu tố và điều kiện giúp du khách trải
nghiệm và có một cái nhìn mới mẽ hơn về loại hình này. Vì cơ bản, chưa có chùa nào tổ
chức loại hình này nên nhóm muốn phát triển loại hình homestay tín ngưỡng tại Hoằng
Pháp vì chùa có quy mô lớn và là một chùa có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn.
3. Phát triển Homestay tín ngưỡng tại chùa Hoằng Pháp tại TP.HCM
3.1. Khái quát về chùa Hoằng Pháp
Chùa Hoằng Pháp không chỉ đẹp về cảnh quan mà còn đẹp về đạo hạnh của vị Tổ
khai sơn. Chùa tọa lạc trên khu đất diện tích 06 ha, tại Thành Ông Năm, xã Tân Hiệp,
huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
Chùa Hoằng Pháp do cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử sáng lập năm 1957. Sau hai năm
khai phá, năm 1959, Hòa thượng mới bắt đầu xây dựng bằng gạch đinh, hai tầng mái ngói,
mặt chùa xoay về hướng Tây Bắc.
Kế tục sự nghiệp tại chùa Hoằng Pháp là Thượng tọa Thích Chân Tính - đệ tử của
Hòa thượng.
Chùa Hoằng Pháp có khuôn viên rộng lớn với nhiều cây cao bóng mát quanh năm.
Là địa điểm rất lý tưởng cho các em đến sinh hoạt dã ngoại và cắm trại. Ban hướng dẫn
thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều trại Hè Lục Hòa tại đây với số lượng hơn 800
đoàn sinh.
Chính vì có quá nhiều điều kiện thuận lợi, nên chúng tôi chọn nơi này làm xuất phát
điểm.
Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016
Trường Đại học Văn Hiến 138
Biểu đồ 3: Chùa Hoằng Pháp là địa điểm thích hợp tổ chức homestay
tín ngưỡng
95% (95/100 phiếu) số người chúng tôi khảo sát đồng ý với quan điểm này, họ cho
rằng nhà chùa là một xuất phát điểm tốt nhất cho những ai muốn tham gia du lịch và trải
nghiệm homestay tín ngưỡng.
3.2. Những hoạt động tại chùa có thể ứng dụng vào homestay
Homestay là một loại hình đặc biệt, mà ở đó khách du lịch có thể trải nghiệm các
hoạt động mà các loại hình du lịch thông thường không có.
Homestay tín ngưỡng lại mang đậm nét hơn tính độc đáo này. Không còn là các
hoạt động đơn thuần như một ngày làm nông dân, ở và sinh hoạt tại nhà dân mà du khách
sẽ được trải nghiệm sâu sắc hơn về cuộc sống thanh tịnh và tự mình học hỏi các bài thuyết
giảng về Phật pháp, ngồi thiền, đi kinh thànhHọ sẽ không hề phải tốn kém bất kì một chi
phí nào mà chỉ tốn chi phí về mặt đi lại. Đa số các chùa đều chấp nhận và rất hoan nghênh
du khách đến với chùa.
Họ cho rằng hoạt động homestay tín ngưỡng này là một loại hình rất hay và đặc
biệt, đây là loại hình mà mọi người dù là Phật tử hay không đều có thể tham gia, nó giúp
cho những ai không phải là Phật tử cũng có thể trải nghiệm và giúp họ hiểu hơn về Phật
pháp.
Tại chùa, có rất nhiều các hoạt động mà du khách có thể tham gia và những hoạt
động đó có thể ứng dụng vào Homestay tín ngưỡng.
95%
5% 0%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Đồng ý Không đồng ý Ý kiến khác
Chùa Hoằng Pháp là địa điểm thích
hợp để tổ chức homestay tín ngưỡng
Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016
Trường Đại học Văn Hiến 139
Biểu đồ 4: Những hoạt động tại chùa có thể ứng dụng vào homestay
Trong đó có 90% đồng ý về các hoạt động trong chùa giúp du khách có thể trải
nghiệm và tham gia cùng với chùa, nó mang đến nhiều lợi ích.
Các chùa đều sẽ chuẩn bị tốt về chỗ lưu trú tuy nhiên không phải chùa nào cũng có
thể đáp ứng về mặt lưu trú vì chỉ một số chùa lớn họ mới có những dãy nhà khách để những
ai đến tham quan và lễ bái có thể lưu trú, mặt khác nếu thời gian trong ngày thì tương đối
dễ dàng tuy nhiên nếu lưu trú lâu hơn thì cần phải liên hệ trước với chùa để họ sắp xếp, họ
sẽ chuẩn bị các phần cơm cho du khách mà không phải mất tiền.
Những hoạt động chính mà du khách có thể tham gia và trải nghiệm với chùa:
- Đi kinh hành
- Lễ Phật đản
- Lễ vía Phật A Di Đà
- Khóa tu mùa hè
- Khóa tu Phật Thất
3.3. Lợi ích mà homestay tín ngưỡng mang lại cho du khách
Nếu nhìn các quốc gia trong khu vực như Nepal, Ấn độ, Thái Lan, Lào, Myanma...
Các di tích lịch sử văn hóa hay tín ngưỡng đã được nâng tầm giá trị khi không còn dừng
lại ở vấn đề tinh thần, mà đã trở thành những địa chỉ du lịch tâm linh hết sức có ý nghĩa.
Việc gìn giữ, phát huy giá trị của các di tích văn hóa, tín ngưỡng không chỉ góp phần tăng
cường tình đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo khác nhau, mà còn là nơi mà mỗi con người
có thể tìm về với cội nguồn dân tộc.
Rõ ràng tâm linh tín ngưỡng luôn là những điều mà chúng ta đều mong muốn khám
phá, tìm hiểu. Đặc biệt loại hình homestay tín ngưỡng tuy còn mới mẻ song không thể phủ
nhận những lợi ích mà nó mang lại, cụ thể nhóm chúng tôi đưa ra một số lợi ích tích cực.
90%
8%
2%
Những hoạt động tại chùa
có thể ứng dụng vào
homestay tín ngưỡng
Đồng ý
Không
đồng ý
Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016
Trường Đại học Văn Hiến 140
Một trong những ưu điểm lớn của homestay tín ngưỡng là tôn vinh các giá trị văn
hóa truyền thống trong khi vẫn góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân bản
địa. Có thể thấy đây là một lợi ích lớn vì du lịch phát triển gắn với cộng đồng địa phương
và nó là một trong những nguyên tắc phát triển bền vững. Có rất nhiều cửa hàng tại đây,
họ kinh doanh các chuỗi tràng hạt nhiều màu sắc, những vật dụng liên quan đến chùa và
phục vụ việc cúng bái tại chùa. Nếu các tour homestay tín ngưỡng phát triển thì đây là cơ
hội lớn cho họ. Kết quả chúng tôi khảo sát cũng thể hiện rõ:
Biểu đồ 5: Lợi ích của nhiều bên khi tổ chức du lịch homestay tín ngưỡng
Họ hiểu được các giá trị mà loại hình này mang lại cho nhiều bên (bao gồm nhà
chùa, cộng đồng địa phương và người tham gia) và 87% trong số họ đồng ý với quan điểm
này.
Góp phần quảng bá hình ảnh nơi tổ chức loại hình và mang hình ảnh của họ đến gần
với mọi người hơn.
Khi chúng ta có nhiều nơi tổ chức loại hình này thì chúng ta sẽ giúp cho khu vực đó
đến gần với nhiều người hơn. Cụ thể, hình ảnh của chùa Hoằng Pháp sẽ được quảng bá
rộng rãi hơn thông qua loại hình này.
Biểu đồ 6: Homestay tín ngưỡng giúp hình ảnh của chùa được nhiều người biết đến
87%
13%
Khi chùa tổ chức loại hình này sẽ
mang lại lợi ích cho nhiều bên
Đồng ý
Không
đồng ý
Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016
Trường Đại học Văn Hiến 141
Tương tự như cách mọi người biết đến Chùa Bái Đính vậy, du lịch là phương tiện
quảng bá hình ảnh tốt nhất và nhanh chóng nhất.
Giúp du khách hiểu hơn về tín ngưỡng, đồng thời cũng là thời gian nghỉ ngơi tịnh
tâm sau thời gian làm việc căng thẳng mệt mỏi.
Có thêm nhiều kiến thức về tôn giáo hiểu hơn về đạo lý quy luật cuộc sống, văn hóa,
kiến trúc. Tham gia loại hình này du khách sẽ có thể tiếp cận và học hỏi nhiều hơn về Phật
pháp, đạo lí ở đời. Chùa Hoằng Pháp có nhiều khu vực mà du khách có thể ở lại và ghé
thăm, cụ thể là khu triển lãm tranh của chùa, khu vực thư viện và phòng phát hành kinh
sách với hàng trăm đầu sách về Phật pháp và triết lý cuộc sống. Tham gia loại hình này du
khách sẽ:
- Biết nhiều về các hoạt động ở nơi tín ngưỡng tâm linh.
- Góp phần phát triển và nâng cao loại hình homestay tại nước nhà.
- Giúp du khách hiểu hơn về tín ngưỡng, đồng thời cũng là thời gian nghỉ ngơi tịnh
tâm sau thời gian làm việc căng thẳng mệt mỏi.
Homestay tín ngưỡng không chỉ mang lợi ích về kinh tế mà hơn bao giờ hết là những
giá trị tinh thần cho đời sống xã hội. Xét về nội dung và tính chất hoạt động, homestay tín
ngưỡng là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở vừa làm
mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng của con người trong đời sống tinh thần dựa
vào những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của
con người về thế giới, những giá trị về đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh
thần đặc biệt khác. Theo đó, homestay tín ngưỡng mang lại những cảm xúc và trải nghiệm
thiêng liêng về tinh thần của con người trong khi đi du lịch.
90%
8% 2%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Đồng ý Không
đồng ý
Ý kiến
khác
Loại hình này giúp hình ảnh của
chùa được biết đến nhiều hơn
Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016
Trường Đại học Văn Hiến 142
3.4. Những hạn chế và khó khăn
3.4.1. Vấn đề mâu thuẫn giữa những người tham gia vào hoạt động du lịch tại điểm tôn
giáo, tín ngưỡng
Thứ nhất, mâu thuẫn giữa du khách và người dân địa phương không chỉ ở các điểm
tôn giáo, tín ngưỡng mà ở bất cứ địa điểm du lịch nào mới nổi cũng sẽ gặp trường hợp này.
Sự xuất hiện ồ ạt của nhiều người từ nơi khác đến vào một thời điểm sẽ làm thay đổi bầu
không khí và nhịp sống của người dân hằng ngày. Không chỉ vậy mà còn ảnh hưởng đến
môi trường sống của người dân địa phương như ô nhiễm môi trường khi xuất hiện một
lượng khách nhiều như vậy mà không có tổ chức thì sẽ để lại rác thải, biến đổi tập quán và
các giá trị văn hoá từ hành vi...
Thứ hai, mâu thuẫn chỉ nảy sinh ở các điểm tôn giáo tín ngưỡng là giữa các tín đồ
và du khách phi tôn giáo.
3.4.2.Vấn đề đáp ứng dịch vụ du lịch tại các điểm tôn giáo
Ngày nay du khách đến các điểm du lịch tâm linh tín ngưỡng không chỉ để thờ cúng
hay tìm hiểu kiến trúc mà họ còn muốn trải nghiệm những hoạt động tại điểm đến tâm linh
tín ngưỡng. Vì vậy, để đáp ứng được thì cần phải có các dịch vụ bổ sung như: Đường xá
phải thuận tiện, bãi đỗ xe rộng rãi, khu nghỉ dưỡng cho khách và cần nhiều hoạt động hấp
dẫn hơn nữa,
Ngoài ra, ngày nay tại các điểm du lịch tâm linh còn trang bị các hội trường nhà
nghỉ, nhà ăn cho du khách có nơi thoải mái tham gia vào các hoạt động tìm hiểu tín ngưỡng
cùng các tín đồ hoặc hoạt động thuộc tâm linh tín ngưỡng, và trang bị nơi cho du khách
nghỉ ngơi thưởng thức các món ăn chay đặc sắc.
Các hoạt động này đã trở thành các hoạt động chính tại các điểm đến tâm linh tín
ngưỡng. Phát sinh từ nhu cầu của du khách, không chỉ khám phá các giá trị môi trường tự
nhiên và văn hóa nhân văn mà còn mong muốn sự cảm hoá của đức tin thông qua các khóa
tu, các bài thiền, các hoạt động từ thiện với trẻ mồ côi tàn tật,... Từ đó mà một số chương
trình du lịch đặc trưng ra đời như khoá tu mùa hè dành cho thanh thiếu niên hiện nay đã
được phát triển ở một số nơi mà tiêu biểu là chùa Hoằng Pháp mà nhóm nghiên cứu hướng
tới.
3.4.3. Vấn đề công tác quản lý tại điểm đến tâm linh, tín ngưỡng
Khi hoạt động, du lịch sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề phát sinh như xuống cấp di sản,
ô nhiễm môi trường bởi sự xả thải và tiếng ồn do du khách gây ra, sự phá hoại của một số
Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016
Trường Đại học Văn Hiến 143
du khách không có ý thức gây ra. Thậm chí việc ăn mặc, ứng xử không đúng phép tắc trong
không gian linh thiêng của công trình tâm linh cũng coi là ảnh hưởng đến điểm đến.
Tuy nhiên, những hoạt động quản lý cần một chi phí không nhỏ. Thông thường thì
lợi nhuận thu được từ kinh doanh du lịch tại các điểm đến tâm linh tín ngưỡng họ chỉ chi
một phần nhỏ cho việc quản lý. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần xây dựng mối quan hệ giữa các
bên đối tác với nhà cung ứng dịch vụ cho mình theo hình thức đấu thầu mà đơn vị có kế
hoạch đóng góp lợi ích cho việc bảo tồn được ưu tiên. Tất cả được vận hành theo quy trình
và nguyên tắc do bộ máy quản lý du lịch tại điểm đến đề ra để cho ra đời các điểm đến du
lịch hoàn hảo.
3.4.4. Thiếu sự liên kết với các công ty du lịch cũng như chính sách quảng bá của du lịch
nước nhà
Thực tế hiện nay, các tour du lịch tín ngưỡng mới chỉ tập trung vào việc hành hương,
chiêm bái hay thăm quan, chưa thực sự làm thỏa mãn về mặt tinh thần cho du khách. Theo
ý kiến của nhiều chuyên gia, tình trạng này là do chính địa phương quản lý chưa thực sự
quan tâm mà mới chỉ giới hạn việc thỏa mãn cho cư dân địa phương trong việc thờ cúng.
Ngoài ra, việc quảng bá thông tin cũng như chất lượng dịch vụ du lịch còn là vấn đề chưa
được giải quyết thỏa đáng. Bản thân các công ty lữ hành cũng thiếu thông tin để chào mời
du khách.
Do đó cần có sự phối hợp và quan tâm chặt chẽ, thiết nghĩ các công ty du lịch nên
chủ động hơn với loại hình homestay tín ngưỡng này và cần tổ chức bài bản hơn chứ không
phải là hành động tự phát từ một hoặc một vài nhóm người.
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đối với nền du lịch nước nhà
Giúp cho nền du lịch phát triển hơn về một loại hình du lịch mới.
Để những điểm tôn giáo, tín ngưỡng không chỉ ngủ yên trong những giá trị mà lịch
sử mang lại cho nó, không chỉ là nơi cho các tín đồ đến thờ cúng mà cần phải trao cho
những điểm đến đó sức sống đương đại mà chỉ hoạt động du lịch mới làm được điều đó.
Và kết quả nghiên cứu cũng giúp cho người kinh doanh loại hình du lịch này nhận
thức rõ được cần phải đảm bảo được việc hoạt động có hiệu quả. Quan trọng hơn nữa là
phải bảo tồn các giá trị văn hoá cũng như lịch sử mà quá khứ để lại, không làm tổn hại đến
những giá trị đó, không khơi nguồn cho những mâu thuẫn xã hội, cần có một tầm nhìn
trong công tác quản lý.
Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016
Trường Đại học Văn Hiến 144
Bài nghiên cứu cũng sẽ chỉ ra đây đang là xu hướng du lịch hiện đại trên thế giới và
nếu được quản lý đúng đắn ở Việt Nam nó sẽ mang lại nhiều lợi ích và giá trị cho nền du
lịch nước nhà.
5. Các giải pháp nhằm phát triển homestay tín ngưỡng
5.1. Giải pháp
Homestay tín ngưỡng đang trở thành xu hướng ngày càng phổ biến tại Việt Nam.
Tuy vậy, nhận thức về homestay tín ngưỡng vẫn chưa thực sự đầy đủ và thống nhất.
Việt Nam có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển homestay tín ngưỡng thể
hiện ở bề dày văn hóa gắn với truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng. Sự đa dạng và phong
phú của các thắng tích tôn giáo và với số lượng lớn các tín ngưỡng, lễ hội dân gian được
tổ chức quanh năm trên phạm vi cả nước.
Homestay tín ngưỡng ngày càng đa dạng không chỉ giới hạn trong khuôn khổ hoạt
động gắn với tôn giáo mà ngày càng mở rộng tới các hoạt động, sinh hoạt tinh thần, tín
ngưỡng cổ truyền của dân tộc và những yếu tố thiêng liêng khác. Homestay tín ngưỡng
ngày càng chủ động, có chiều sâu và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh
thần của khách du lịch.
Dù đã có những bước phát triển tích cực, song loại hình du lịch homestay tín ngưỡng
tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có. Các
hệ thống dịch vụ du lịch, cơ sở lưu trú phục vụ riêng cho nhu cầu homestay vẫn còn những
hạn chế nhất định, việc tuyên truyền quảng bá về sản phẩm du lịch homestay tín ngưỡng
của Việt Nam chưa có hiệu quả cao, chủ yếu vẫn diễn ra theo mùa vụ. Giữa các địa điểm
du lịch homestay tín ngưỡng giữa các chùa còn thiếu sự gắn kết nên chưa tạo ra những
tour, tuyến đặc sắc thu hút khách du lịch. Rõ ràng, đây là những vấn đề cần sớm tháo gỡ
và khắc phục nhằm đẩy mạnh việc phát triển loại hình du lịch này tại Việt Nam trong thời
gian tới.
Để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả khai thác các tiềm năng về loại hình du
lịch homesaty hiện nay.
Trước hết, cần có sự thay đổi, nâng cao về mặt nhận thức, tư duy trong việc khai
thác các tiềm năng về homestay tín ngưỡng tại Việt Nam hiện nay. Trong đó, cần chú trọng
đến việc khai thác toàn diện các tiềm năng hiện có, không đơn thuần dừng lại ở việc khai
thác những mặt nổi. Đồng thời không chỉ tập trung khai thác vào một thời điểm hay mùa
vụ nhất định mà có thể nghiên cứu khai thác quanh năm.
Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016
Trường Đại học Văn Hiến 145
Thứ hai, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo tồn các di tích
văn hóa Phật giáo nhất là tại các cơ sở gắn với các điểm tham quan, du lịch. Tiếp tục bảo
vệ và phát huy các giá trị văn hóa tâm linh Phật giáo hiện đang có của Phật giáo tại thành
phố.
Thứ ba, chú trọng vào việc khai thác các hoạt động du lịch homestay tín ngưỡng
mang tính cộng đồng trong Phật giáo như mời du khách tham gia các khóa tu, nghe thuyết
giảng Phật giáo, tham gia các hoạt động từ thiện xã hội trong Phật giáo, thực hành các nghi
thức, lễ nghi, khám phá ẩm thực chay của Phật giáoTừ đó giúp du khách có những trải
nghiệm mới, nhất là trong việc khám phá nội tâm tinh thần của bản thân mỗi du khách.
Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh việc hợp tác với các địa phương lân cận. Nên có sự liên
kết, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở Phật giáo có giá trị về mặt du lịch, Từ đó hình
thành các tour du lịch Phật giáo nội thành liên hoàn, hấp dẫn mang tính chất của loại hình
du lịch homestay tín ngưỡng.
Biểu đồ 7. Các công ty Du lịch nên có các chương trình liên kết với nhà chùa
Đối với chùa Hoằng Pháp nói riêng:
Chùa cần đẩy mạnh các hoạt động đi kèm nhằm thu hút và hấp dẫn khách du lịch.
Các công ty du lịch và lữ hành cần đẩy mạnh các chương trình liên kết với chùa, họ
cần chủ động tìm hiểu nhiều hơn về loại hình này tại chùa cũng như các hoạt động tại chùa
thật rõ ràng nhằm lên chương trình cho phù hợp, theo khảo sát có đến 86% du khách đồng
ý với quan điểm này.
Loại hình này tại chùa Hoằng Pháp cần được các cơ quan quản lý chú trọng hơn nữa
và có các biện pháp nhằm đẩy mạnh các hoạt động đồng thời không làm ảnh hưởng và mất
đi các giá trị tôn nghiêm vốn có tại chùa.
86%
14%
Các công ty du lịch nên có các chương trình
liên kết với chùa nhằm thu hút khách
Đồng ý
Không
đồng ý
Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016
Trường Đại học Văn Hiến 146
Các chương trình du lịch cần được xây dựng thật bài bản và phải liên hệ trực tiếp
với nhà chùa để chuẩn bị một cách tốt nhất có thể.
Chúng ta có thể liên hệ với các đoàn du khách phía Bắc và người nước ngoài vì
khoảng cách địa lý sẽ rất khó khăn với họ dù họ muốn tham gia loại hình này và các công
ty du lịch chính là cầu nối hữu hiệu nhất. Sau này còn có thể mở rộng đưa du khách và các
phật tử sang các nước Phật giáo khác để nâng cao homestay tín ngưỡng Việt Nam.
Cần có thêm sự hỗ trợ cho chùa Hoằng Pháp nhằm giúp du khách có được trải
nghiệm tốt nhất và hoàn thiện nhất về một tour homestay tín ngưỡng thật sự.
5.2. Kết luận và kiến nghị
5.2.1. Kết luận
Homestay tín ngưỡng là một loại hình mới lạ, thu hút và hấp dẫn. Nghiên cứu của
nhóm chúng tôi chỉ mới là tiền đề cho các nghiên cứu sau này.
Đây là một loại hình sẽ làm đổi mới xu hướng du lịch tại Việt Nam. Chúng tôi cũng
mong muốn chùa Hoằng Pháp trong thời gian tới sẽ là một điểm du lịch homestay tín
ngưỡng thu hút du khách đặc biệt là du khách nước ngoài và ngày càng phát triển ở các địa
đểm khác nhằm phát triển và nâng cao về loại hình du lịch tâm linh, tín ngưỡng.
5.2.2. Kiến nghị
Loại hình này cần được các cơ quan nhà nước chú trọng, phát triển nhất là các công
ty du lịch, lữ hành.
Cần có chính sách cụ thể nhằm phát triển homestay tín ngưỡng không chỉ tại chùa
Hoằng Pháp mà còn các địa điểm tín ngưỡng khác nói chung, vì hiện nay chưa có chính
sách cụ thể nào cho loại hình này .
Các tổ chức du lịch nước nhà cần có thêm các hội thảo chuyên đề du lịch về
homestay tín ngưỡng. Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, các chiến dịch quảng cáo về loại hình
này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Biên Tập website chùa Hoằng Pháp, 03.04.2015, Phương pháp tập thiền của
Steve Jobs [Online], website chùa Hoằng Pháp theo trang Phật giáo và Xã hội nước
ngoài, Nguồn:
cua-steve-jobs-2555/. [Truy cập: 14.3.2016]
Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016
Trường Đại học Văn Hiến 147
2. Ban Biên Tập thư Viện Hoa Sen, 27.08.2010, Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp
[Online], Nguồn
[Truy cập: 10.3.2016]
3. HDT, “Không ngày tháng”, Giới trẻ háo hức với “Khóa tu mùa hè” tại các chùa
[Online], Website Ban Tôn Giáo Chính Phủ, Nguồn:
mua_he_tai_cac_chua. [Truy cập: 12.4.2016].
4. “Không ngày tháng”, Tôn giáo và tín ngưỡng [Online], website của Tổng cục du
lịch Việt Nam, Nguồn :
[Truy cập: 17.3.2016]
5. Lan Hương và Như Quỳnh, 07.02.2009, Du lịch “Homestay” hút giới trẻ [Online],
Nguồn: [Truy Cập: 13.05.2016]
6. Mỹ Bình, 22.11.2013, Để du lịch tâm linh phát triển bền vững [Online],Nguồn:
20131122141523987.htm. [Truy cập: 11.5.2016].
7. Quốc Minh, 01.03.2016, Nâng cao chất lượng loại hình du lịch tâm linh [Online],
Nguồn:
linh/60620.htv. [Truy cập: 21.4.2016]
8. Văn hóa tâm linh, 15.10.2015, Tín ngưỡng là gì? So sánh tín ngưỡng và tôn giáo
[Online], website Hành trình Tâm Linh. [Truy cập: 10.3.2016]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_homestay_tin_nguong_tai_viet_nam.pdf