Phát triển khởi nghiệp từ mô hình vườn ươm doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

c. Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, mạng lưới nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp thành phố VUDN đã kết nối và làm việc với một số đối tác quốc tế về hỗ trợ khởi nghiệp cho thành phố Đà Nẵng như Đại sứ quán Israel, Viện Nghiên cứu Khởi nghiệp của Đức (Zifet), trường Đại học Koblenz-Landau (Đức); Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), trường Đại học Arizona (Mỹ), Google Developer Group, Quỹ Cyber Agent và đã đạt được những thỏa thuận hợp tác trong hỗ trợ nghiên cứu nhằm xây dựng chính sách phát triển khởi nghiệp Đà Nẵng; xây dựng các chương trình đào tạo tiêu chuẩn quốc tế với các mô hình tư duy khởi nghiệp tiên tiến cho cộng đồng khởi nghiệp Đà Nẵng, chương trình đào tạo cho các giảng viên khởi nghiệp; và tổ chức các hội thảo, tọa đàm nhằm tư vấn khởi nghiệp cho các dự án được ươm tạo cũng chia sẻ những kinh nghiệm, bài học và lời khuyên với cộng đồng khởi nghiệp thành phố Mô hình Vườn ươm doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng được xây dựng trên cơ sở hợp tác công tư, thể hiện sự sáng tạo và cam kết, đồng thuận giữa chính quyền thành phố và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân thành phố nhằm khuyến khích, hỗ trợ, phát triển khởi nghiệp Đà Nẵng. Với môi trường chính sách thông thoáng, thuận lợi, những hoạt động, chương trình thiết thực và hiệu quả, thành phố Đà Nẵng đang từng bước huy động mọi nguồn lực xã hội trong nước và quốc tế, xây dựng và phát triển một hệ sinh thái khởi nghiệp, hỗ trợ một cách thiết thực và hiệu quả cho hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn thành phố, hướng đến xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp mạnh về số lượng lẫn chất lượng, tạo ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao và phát triển mạnh ra thị trường quốc tế.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển khởi nghiệp từ mô hình vườn ươm doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng 11Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng 1. Một số vấn đề lý luận về Vườn ươm doanh nghiệp 1.1. Các định nghĩa tiếp cận Vườn ươm doanh nghiệp Khái niệm Vườn ươm doanh nghiệp - Business Incubator (viết tắt là VUDN) xuất xứ từ Mỹ vào đầu những năm 50 của thế kỷ XXI, khi thị trưởng PHÁT TRIỂN KHỞI NGHIỆP TỪ MÔ HÌNH VƯỜN ƯƠM DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ? HÀ MaI LINH PHùNG* * ThS., Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng. Sự Sống còn và thành công của lực lượng doanh nghiệp là nhân tố quyết định đến Sự tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội của địa phương. nhận thức được tầm quan trọng của doanh nghiệp và vai trò định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, lãnh đạo thành phố đà nẵng đã Sớm ban hành các đề án, chương trình hỗ trợ phát triển khởi nghiệp, nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi, kiến tạo và khuyến khích, thu hút hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn thành phố. đề án xây dựng mô hình vườn ươm doanh nghiệp thành phố đà nẵng ra đời nhằm đáp ứng được nhu cầu bức thiết về hỗ trợ ươm tạo các dự án khởi nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển, tạo ra những Sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có khả năng mở rộng thị trường mạnh và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Watertown, New York - Frank Mancuso - sử dụng khu nhà xưởng ươm trứng gà chuyển thành nơi cung cấp diện tích làm việc cho các doanh nghiệp (DN) khởi sự kinh doanh. VUDN là nơi thực hiện việc ươm tạo doanh nghiệp (business incubation). Có nhiều định nghĩa và cách tiếp cận đối với khái niệm VUDN. Theo Hiệp hội VUDN Quốc gia (The National Business Incubation Association (NBIA)), VUDN như một chất xúc tác đối với quá trình khởi sự và phát triển DN, cung cấp những hỗ trợ cho DN như tư vấn chuyên gia, mạng lưới và công cụ mà DN cần để dự án kinh doanh đó thành công. Theo Trung tâm Chiến lược và Dịch vụ Đánh giá EU (EU Centre for Strategy and Evaluation Services): VUDN là một tổ chức có vai trò thúc đẩy và hệ thống hóa một quy trình tạo ra các DN thành công thông qua cung cấp khung hỗ trợ toàn diện và tích hợp, bao gồm: không gian mặt bằng, dịch vụ hỗ trợ DN, và các cơ hội kết nối mạng lưới Một VUDN thành công sẽ tạo ra một lượng DN mới mà có khả năng giải quyết được vấn đề công ăn việc làm và của cải xã hội cao hơn mức trung bình1 Theo OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế), VUDN cung cấp cho các DN, doanh nhân mới các hỗ trợ về cơ sở vật chất và nhiều dịch vụ hỗ trợ DN để giúp họ gia tăng cơ hội tồn tại trong giai đoạn đầu mới thành lập. Nhìn chung, vườn ươm cung cấp cơ sở vật chất, và các dịch vụ hỗ trợ với mức phí thấp so với thị trường, làm giảm đáng kể chi phí thành lập của doanh nghiệp mới khởi sự kinh doanh. 1.2. Hoạt động, vai trò của VUDN Tùy theo năng lực tài chính và các điều kiện đầu tư vào vườn ươm, mà các vườn ươm khác nhau có thể Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng 12 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng tiếp cận được nhiều nguồn lực với mức độ khác nhau. Một loạt các nguồn lực của vườn ươm để đảm bảo tạo ra dịch vụ có chất lượng và hoạt động hiệu quả của vườn ươm, theo cơ bản như sau: - Khả năng tiếp cận nguồn vốn, năng lực công nghệ, trang thiết bị vật chất; - Khả năng tiếp cận nguồn tài trợ thông qua hoạt động thu hút đầu tư trong và ngoài nước; - Khả năng tiếp cận thị trường và các dịch vụ marketing (quảng cáo, xây dựng thương hiệu); - Vườn ươm tạo được một môi trường tốt cho sự đổi mới, sáng tạo, giải quyết các vấn đề pháp lý như quyền sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế; - Mạng lưới đối tác, hợp tác của vườn ươm rộng, có tính liên kết tin cậy, gồm nhiều công ty, khách hàng và các tổ chức khác; - Năng lực tư vấn trong quản lý đối với các vấn đề pháp lý, nguồn nhân lực, kế toán, quan hệ cộng đồng. Trên cơ sở các nguồn lực trên, các dịch vụ hỗ trợ mà vườn ươm doanh nghiệp có thể cung cấp, được sắp xếp thành các nhóm như sau: - Hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị vật chất: bao gồm mặt bằng, văn phòng, nhà xưởng, và các dịch vụ hành chính, phòng thí nghiệm và các thiết bị, máy móc liên quan, tùy theo mức độ năng lực của vườn ươm. - Dịch vụ hành chính; - Dịch vụ tư vấn quản lý DN; - Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ; - Xúc tiến, kêu gọi đầu tư; - Kết nối mạng lưới; - Hỗ trợ về marketing, thị trường Nhờ những hoạt động cung cấp và giá trị mang lại cho các dự án khởi nghiệp, VUDN tạo điều kiện, là chất xúc tác giúp các doanh nghiệp khởi sự thành công, trên cơ sở giảm chi phí kinh doanh và rủi ro ban đầu; hơn nữa, kết nối các doanh nghiệp khởi sự với mạng lưới nguồn lực, gia tăng cơ hội sống sót và tăng trưởng, vì vậy sẽ thúc đẩy, phát triển khối doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhiều doanh nghiệp hoạt động sẽ tạo ra nhiều việc làm trong xã hội, giải quyết tình trạng thất nghiệp cao khi nền kinh tế chịu tác động tiêu cực, đây là mục tiêu cơ bản của VUDN, có thể đảm bảo, cải thiện cuộc sống của người dân. Vì thế, vườn ươm có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế địa phương. Ngoài ra, vườn ươm còn là một dạng dịch vụ công đặc biệt, có tác động tích cực tới mối quan hệ tư nhân - nhà nước trong phát triển kinh tế địa phương và vùng, cũng là nơi có thể kiểm nghiệm sự phù hợp, hiệu quả của các chính sách Nhà nước trong nỗ lực giải quyết các vấn đề về thất nghiệp và phát triển kinh tế. 1.3. Phân loại vườn ươm doanh nghiệp Tùy theo từng tiêu chí mà mô hình vườn ươm được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Ngân hàng Thế giới (2002) có đưa ra 3 tiêu chí có thể phân loại mô hình vườn ươm khác nhau: - Dựa trên tiêu chí mục đích hoạt động, vườn ươm có thể được chia ra 02 loại là: vườn ươm hoạt động vì lợi nhuận và vườn ươm hoạt động phi lợi nhuận. - Về đối tượng nhắm đến, hay lĩnh vực hoạt động, có vườn ươm hoạt động đa lĩnh vực và vườn ươm chuyên môn hóa trong một lĩnh vực, chẳng hạn như vườn ươm trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, hoặc vườn ươm trong lĩnh vực công nghệ. - Với tiêu chí là hình thức đầu tư cho hoạt động của vườn ươm, có thể phân chia thành các loại vườn ươm: vườn ươm thuộc sở hữu nhà nước, vườn ươm thuộc nhà đầu tư tư nhân/DN, và vườn ươm được đầu tư theo mô hình đối tác công - tư. Ngoài ra, VUDN có thể có nhiều nhà tài trợ hoặc tham gia góp vốn, như cơ quan thuộc nhà nước, trường đại học, các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận, hoặc các tổ chức tư nhân hoạt động vì lợi nhuận. Nhà đầu tư tư nhân thường đóng vai trò đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng và thu lợi nhuận từ đó. Ngày nay, VUDN có xu hướng phát triển theo mô hình có nhiều đối tác/bên tham gia, mà ưu thế nhất là hình thức đối tác công tư. 2. Lựa chọn mô hình và lĩnh vực phù hợp đối với Vườn ươm doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng 2.1. Phân tích, lựa chọn mô hình đầu tư Vườn ươm doanh nghiệp Với sự đầu tư và hỗ trợ của Nhà nước, VUDN cũng có thể được xem như là một dịch vụ công đặc biệt. Nguồn lực của Vườn ươm càng dồi dào, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp càng hiệu quả. Vì vậy, vốn đầu tư cho một VUDN (nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất, đầu tư trang thiết bị, máy móc và trả lương cho nguồn nhân lực có trình độ, tạo ra mạng lưới kết nối Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng 13Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng rộng,...) sẽ là một khoản chi tiêu lớn trong cơ cấu ngân sách địa phương. Trong thực tế, nguồn vốn đầu tư cho VUDN có thể xuất phát từ: Đầu tư hoàn toàn từ ngân sách nhà nước, đầu tư tư nhân, hay hợp tác giữa nhà nước và tư nhân. Bảng dưới đây phân tích một số ưu, nhược điểm của từng mô hình đầu tư, tài trợ cho VUDN. Mô hình VUDN đầu tiên cần có sự hỗ trợ quan trọng của chính quyền địa phương. Hơn nữa, để không trở thành một khoản chi lớn từ ngân sách và quan trọng là đảm bảo hiệu quả hoạt động của VUDN, sự tham gia của thành phần tư nhân góp phần nâng cao tính khả thi trong thành lập và vận hành VUDN. Việc lựa chọn đối tác tư nhân tham gia góp vốn và thiết lập quan hệ về quyền kiểm soát, phân chia lợi ích giữa các bên ngay từ đầu sẽ là công việc rất thử thách, nhưng cần phải có để đảm bảo tối thiểu hóa tình trạng tranh giành, mâu thuẫn trong quá trình hoạt động giữa các đối tác, đặc biệt giữa nhà nước và tư nhân. Với những phân tích trên đây, lựa chọn hình thức đầu tư cho VUDN theo mô hình hợp tác giữa nhà nước và tư nhân là một trong những quyết định đúng đắn. 2.2. Phân tích, lựa chọn lĩnh vực Vườn ươm doanh nghiệp của thành phố Đà Nẵng Theo Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng, mục tiêu tổng quát phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung với vai trò là trung tâm dịch vụ, cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về vận tải và trung chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính viễn thông và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm y tế, văn hóa - thể thao, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ cao của miền Trung. Khu vực dịch vụ được xác định là lĩnh vực đóng vai trò chủ chốt trong cơ cấu nền kinh tế, với mục tiêu được xác định đến năm 2020 là: dịch vụ: 55,6%, công nghiệp và xây dựng: 42,8%; nông nghiệp: 1,6%. Trong khu vực dịch vụ, ngành du lịch và thương mại được ưu tiên phát triển mạnh. Về phát triển công nghiệp, thành phố đã sớm xác định phát triển theo hướng công nghiệp sạch và giá trị gia tăng cao, trong đó ưu tiên, khuyến khích thu hút, phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao, và các ngành công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông. Hơn nữa, Quy hoạch còn xác định mục tiêu đến năm 2020 xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành “thành phố môi trường”. Để có thể trở thành “thành phố môi trường”, thành phố Đà Nẵng sẽ phải hạn chế tối đa hậu quả của việc phát triển công nghiệp mà có tác động tiêu cực đến môi trường, và nguồn tài nguyên của thành phố. Bảng 1: Phân tích ưu điểm, nhược điểm của mô hình đầu tư hoàn toàn nhà nước, đầu tư tư nhân, và hợp tác giữa nhà nước và tư nhân (hay có thể gọi hợp tác công - tư) Mô hình ưu điểm Nhược điểm Đầu tư hoàn toàn nhà nước - Đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế chung; - Đảm bảo vai trò điều tiết của nhà nước; - Không tiềm ẩn rủi ro xung đột lợi ích của nhiều bên tham gia - Gánh nặng đầu tư công; - Thiếu động lực phát triển; - Rào cản bởi quy trình thủ tục hành chính; - Cán bộ kiêm nhiệm nhiều vị trí - Nguy cơ xảy ra tình trạng quan liêu. Đầu tư tư nhân - Có động lực thúc đẩy phát triển; - Kỹ năng, công nghệ hiện đại và tính hiệu quả cao hơn. - Lĩnh vực ươm tạo DN kém hấp dẫn đầu tư; - Tính hỗ trợ DN thấp; Hợp tác công - tư - Tiếp cận được nguồn vốn tư nhân; - Tận dụng được Tính hoạt động hiệu quả của khu vực tư nhân; - Chất lượng đầu ra cao hơn; - Rủi ro của nhà nước được chuyển bớt sang nhà đầu tư tư nhân; - Được hỗ trợ về chính sách, cơ chế từ nhà nước - Yêu cầu khung pháp lý mạnh; - Điều kiện lựa chọn đối tác (đầu tư tư nhân) cao; - Nguy cơ xảy ra tranh chấp, yêu cầu phải phân chia quyền kiểm soát ngay từ ban đầu Nguồn: Nghiên cứu và tổng hợp bởi tác giả Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng 14 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Tại Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI, Đà Nẵng đề ra mục tiêu giải pháp phát triển thành phố trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, trong đó, tập trung vào 3 bước đột phá phát triển kinh tế - xã hội. Đột phá đầu tiên khẳng định lại nhiệm vụ phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là du lịch, thương mại; tập trung thu hút đầu tư vào công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin tập trung. Như vậy, để phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố, vườn ươm doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng với mô hình hoạt động ban đầu nên tập trung vào các dự án khởi nghiệp tiềm năng trong lĩnh vực dịch vụ, mà đặc biệt là phục vụ phát triển ngành du lịch và thương mại; khuyến khích các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng công nghệ, nhất là công nghệ thông tin để tạo ra giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm, dịch vụ trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng và thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. 3. chính sách hoạt động của Vườn ươm doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng Trên cơ sở Đề án nghiên cứu xây dựng Vườn ươm doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng, mô hình Vườn ươm doanh nghiệp thành phố đã được thành lập theo hình thức Công ty Trách nhiệm Hữu hạn có 2 thành viên trở lên, trong đó khoảng 2/3 vốn điều lệ ban đầu thuộc Quỹ Đầu tư phát triển thành phố, đại diện cho nhà đầu tư là Nhà nước (UBND thành phố Đà Nẵng), phần vốn góp còn lại được huy động từ hơn 10 thành viên là doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn thành phố. 3.1. Chức năng và nhiệm vụ của Vườn ươm doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng Chức năng hoạt động chủ yếu và quan trọng của VUDN đó là: - Hỗ trợ khởi nghiệp, góp phần xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, phát triển cộng đồng doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng lớn mạnh; - Hỗ trợ, ươm tạo doanh nghiệp có dự án kinh doanh nhiều tiềm năng, có sản phẩm, dịch vụ thuộc các lĩnh vực ưu tiên phát triển của thành phố và phục vụ lợi ích cộng đồng, xã hội; - Kết nối, xây dựng mạng lưới nguồn lực để kết nối các doanh nghiệp mới khởi nghiệp với mạng lưới nguồn lực của thành phố, quốc gia, quốc tế; - Đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp và các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; - Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và sáng tạo trong cộng đồng sinh viên, trong các trường đại học, cao đẳng, gắn nghiên cứu với thực tiễn. Từ những chức năng trên, VUDN hoạt động thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tổ chức các sự kiện, truyền thông khởi nghiệp, tư vấn và đào tạo về khởi nghiệp; - Tìm kiếm và phát hiện những ý tưởng kinh doanh khả thi, có tiềm năng phát triển lớn, để được công ty hỗ trợ, ươm tạo và đầu tư; - Thực hiện ươm tạo các doanh nghiệp thông qua việc cung cấp mặt bằng sản xuất, kinh doanh và các dịch vụ tư vấn, đào tạo, hỗ trợ kinh doanh có liên quan; - Thực hiện các hoạt động đầu tư vào các dự án được lựa chọn ươm tạo tại công ty và các dự án khởi nghiệp trên địa bàn thành phố, và hỗ trợ thu hút vốn đầu tư tư nhân, hỗ trợ vay vốn cho dự án được ươm tạo; - Kết nối, vận động các nguồn lực bên ngoài, trong nước và quốc tế, để hỗ trợ, tài trợ các dự án được ươm tạo tại VUDN. 3.2. Quy trình tuyển chọn, hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp của Vườn ươm doanh nghiệp Quy trình tuyển chọn, hỗ trợ, ươm tạo doanh nghiệp của VUDN có thể khác nhau vì được điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm dự án khởi nghiệp, nguồn lực của VUDN cũng như điều kiện, bối cảnh tại thời điểm, tuy nhiên, có 05 giai đoạn chính với những chức năng, nhiệm vụ chính có thể được minh họa qua sơ đồ trang 15. 3.3. Hoạt động hỗ trợ ươm tạo trọng tâm của Vườn ươm doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng a. Về hỗ trợ chi phí hoạt động ban đầu cho doanh nghiệp được ươm tạo Vườn ươm cung cấp văn phòng và cơ sở vật chất, tiện ích với mức phí ưu đãi so với giá thị trường cho các dự án được lựa chọn ươm tạo trong quá trình ươm tạo, tùy theo đặc tính của lĩnh vực sản phẩm, dịch vụ của dự án được ươm tạo và nguồn lực của Vườn ươm doanh nghiệp, một chương trình ươm tạo có thể là 6 tháng, 9 tháng, 1 năm hoặc dài hơn. b. Về tư vấn, đào tạo các kỹ năng khởi nghiệp - Dựa vào năng lực và nhu cầu của các nhóm dự án được ươm tạo, trên cơ sở kết nối hợp tác với các sở, ngành, đơn vị thành phố cũng như trung ương và các tỉnh/thành khác, các cá nhân, tổ chức hỗ trợ và quan tâm đến khởi nghiệp trong và ngoài nước, VUDN tổ Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng 15Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng chức các khóa tập huấn, đào tạo ngắn hạn, chủ yếu ưu tiên các nội dung là: Tư duy về khởi nghiệp, khởi nghiệp có tính đổi mới sáng tạo; Định vị và tiếp cận khách hàng theo từng giai đoạn phát triển; Các vấn đề pháp lý, sở hữu trí tuệ trong khởi nghiệp; Xây dựng thương hiệu; Phát triển nhóm; Tăng vốn cho dự án - Theo dõi quá trình phát triển của từng dự án ươm tạo để đặt ra các mục tiêu và tư vấn các giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo dự án đạt được các cột mốc phát triển và tiến độ phát triển dự án; Kết nối với các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan cung cấp các tư vấn, lời khuyên, đề xuất hợp lý nhất cho nhóm phát triển dự án. c. Về kết nối, phát triển mạng lưới nguồn lực hỗ trợ dự án khởi nghiệp Đây là một trong những giá trị cốt lõi quan trọng mà Vườn ươm doanh nghiệp mang lại cho bất kỳ một dự án được ươm tạo nào - mạng lưới nguồn lực. Được kết nối vào mạng lưới nguồn lực, nhóm dự án sẽ trở nên dễ dàng hơn trong việc huy động các nguồn lực để phát triển dự án. Dự án có cơ hội để quảng bá, chứng minh năng lực và tiềm năng phát triển và thuyết phục các đối tác hỗ trợ và hợp tác trên cơ sở đạt được mục tiêu đặt ra của các bên. Mạng lưới nguồn lực cần phải dồi dào về chủ thể cũng như rộng về quy mô bao phủ và mạnh về năng lực. Có thể kể ra các chủ thể quan trọng của mạng lưới: chuyên gia, nhà tư vấn (CEO, chuyên gia hàng đầu lĩnh vực trong nước và quốc tế, luật sư); đối tác, nhà cung cấp, khách hàng (doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước); quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, quỹ đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm, tổ chức tín dụng trong nước và quốc tế; các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước, của chính phủ và phi chính phủ 3.4. Kết quả hoạt động của khóa ươm tạo đầu tiên của Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng Trên cơ sở chỉ đạo của chính quyền thành phố, cùng với sự hỗ trợ từ Hội đồng điều phối mạng lưới khởi nghiệp của thành phố, trong 6 tháng đầu năm 2016, hoạt động của VUDN thành phố đã đạt được một số kết quả khả quan như sau: a. Hỗ trợ ươm tạo dự án khởi nghiệp Khóa ươm tạo đầu tiên của Vườn ươm doanh nghiệp gồm có 8 dự án khởi nghiệp được tuyển chọn thành công và chính thức được tham gia quá trình ươm tạo từ tháng 2.2016. 8 dự án được tham gia khóa ươm tạo đầu tiên đó là: Zody: Thay đổi cách chăm sóc khách hàng thông qua ứng dụng tích hợp thẻ thành viên; Vút bay: Giải pháp hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên Đà Nẵng; Indanang - Nền tảng ứng dụng di động hỗ trợ người dân và du khách nhằm kết nối du khách với địa phương; Linger: Mạng xã hội chia sẻ những câu chuyện theo địa điểm; Tara - mỹ phẩm sạch; Nôi TOB đa năng; Đặc sản Việt - Nâng tầm đặc sản Việt Nam; Nước rửa chén Minh Hồng sản xuất từ xử lý rác thải hữu cơ thực vật. Nguồn: Nghiên cứu, tổng hợp bởi tác giả Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng 16 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Kết thúc khóa ươm tạo, 8 dự án đã đạt được một số cột mốc mục tiêu phát triển quan trọng: 08/08 nhóm có các bước tiến trong việc hoàn thiện sản phẩm; 07/08 nhóm tăng số lượng nhân sự với tổng số nhân sự tăng thêm là 27 người; 06/08 dự án có tăng trưởng người dùng/khách hàng; 05/08 dự án có tăng trưởng doanh thu; 04/08 nhóm đang thương thảo đầu tư, trong đó có 1 nhóm đã gọi được vốn đầu tư và 1 nhóm đã xin được vốn tài trợ. b. Nâng cao tinh thần doanh nhân, tinh thần khởi nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Tổ chức thành công “Hội nghị và Triển lãm khởi nghiệp Đà Nẵng - Startup Fair 2016” ngày 18.6.2016, diễn ra trong 01 ngày, với gần 50 diễn giả trong nước và ngoài nước tham dự chia sẻ kinh nghiệm và các gợi ý phát triển khởi nghiệp Đà Nẵng, quy tụ được các nhà đầu tư quốc tế kết nối các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Đà Nẵng... Hội nghị và Triển lãm khởi nghiệp 2016 là sự kiện quy mô lớn đầu tiên được tổ chức tại Đà Nẵng, thu hút gần 800 lượt khách tham quan; tạo được một hiệu ứng lan tỏa về tinh thần khởi nghiệp trong cộng đồng doanh nhân và thế hệ trẻ thành phố; Gây được tiếng vang đối với cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp, khởi nghiệp và các tổ chức phát triển khởi nghiệp trong và ngoài nước; và sẽ làm tiền đề thu hút, phát triển môi trường, hệ sinh thái khởi nghiệp cho khởi nghiệp Đà Nẵng, hướng đến xây dựng một thành phố Đà Nẵng - thành phố khởi nghiệp c. Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, mạng lưới nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp thành phố VUDN đã kết nối và làm việc với một số đối tác quốc tế về hỗ trợ khởi nghiệp cho thành phố Đà Nẵng như Đại sứ quán Israel, Viện Nghiên cứu Khởi nghiệp của Đức (Zifet), trường Đại học Koblenz-Landau (Đức); Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), trường Đại học Arizona (Mỹ), Google Developer Group, Quỹ Cyber Agent và đã đạt được những thỏa thuận hợp tác trong hỗ trợ nghiên cứu nhằm xây dựng chính sách phát triển khởi nghiệp Đà Nẵng; xây dựng các chương trình đào tạo tiêu chuẩn quốc tế với các mô hình tư duy khởi nghiệp tiên tiến cho cộng đồng khởi nghiệp Đà Nẵng, chương trình đào tạo cho các giảng viên khởi nghiệp; và tổ chức các hội thảo, tọa đàm nhằm tư vấn khởi nghiệp cho các dự án được ươm tạo cũng chia sẻ những kinh nghiệm, bài học và lời khuyên với cộng đồng khởi nghiệp thành phố Mô hình Vườn ươm doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng được xây dựng trên cơ sở hợp tác công tư, thể hiện sự sáng tạo và cam kết, đồng thuận giữa chính quyền thành phố và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân thành phố nhằm khuyến khích, hỗ trợ, phát triển khởi nghiệp Đà Nẵng. Với môi trường chính sách thông thoáng, thuận lợi, những hoạt động, chương trình thiết thực và hiệu quả, thành phố Đà Nẵng đang từng bước huy động mọi nguồn lực xã hội trong nước và quốc tế, xây dựng và phát triển một hệ sinh thái khởi nghiệp, hỗ trợ một cách thiết thực và hiệu quả cho hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn thành phố, hướng đến xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp mạnh về số lượng lẫn chất lượng, tạo ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao và phát triển mạnh ra thị trường quốc tế. H.M.L.P. cHú THÍcH 1 Centre for Economic and Social Services, Global Practice, (2002), P11. TÀI LIỆU THaM KHẢo 1. OECD. 1997. Technology Incubators: Nurturing small firms. Paris 2. OECD secretariat. 1997. Background report: Technology Incubators: Nurturing small firms. Paris 3. iDISC incubation good practice. org/business-incubation-toolkit#300 4. infoDev’s Global Network of Business Incubators. 2006. Innovation and Entrepreneurship in Developing Countries: Impact Assessment and Lessons Learnt from. 5. International Institute for Sustainable Development. 2011. “Sustainable development: Is there a role for Public - Private Partnerships”. Geneva 6. Nigeria Public-Private Partnerships Manual. Truy cập ngày 27.7.2014 to-ppp/ 7. World Bank. 2002. “Incubators in Developing Countries: Status and Development Perspectives”. Washington DC 8. World Bank. 2010. Global Good practice in Incubation Policy Development and Implementation. Washington DC 9. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP. 2013. Phương thức đối tác công tư - PPP: Kinh nghiệm quốc tế và khuôn khổ thể chế tại Việt Nam. Hà Nội. 10. Hội đồng điều phối mạng lưới khởi nghiệp thành phố Đà Nẵng. 2016. Báo cáo sơ kết tình hình hoạt động 06 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2016 của Hội đồng Điều phối mạng lưới Khởi nghiệp thành phố Đà Nẵng. Đà Nẵng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_khoi_nghiep_tu_mo_hinh_vuon_uom_doanh_nghiep_tren.pdf
Tài liệu liên quan