Ấn Độ đã chỉ ra con cách tạo ra một số mạng lưới liên kết Phật
giáo với Nepal, Bangladesh và Pakistan cũng đã bắt đầu một số kế
hoạch nhằm thúc đẩy du lịch Thánh tích Phật giáo. Nếu những nỗ lực
này được tiếp tục, thì sẽ có những thánh tích mới được bổ sung vào
các điểm du lịch cho hành hương. Khu vực SAARC có thể sẽ hưởng
lợi nhuận rất nhiều thông qua việc thúc đẩy doanh số địa điểm hành
hương Phật giáo. Ấn Độ đã tiếp nhận hàng triệu lượt khách hàng năm
đến thăm viếng Thánh tích Phật giáo, các quan chức cho biết số lượng
sẽ tăng lên rất nhiều nếu có một mạng lưới du lịch Phật giáo xuyên
quốc gia được thúc đẩy bởi các nước khác. Phát triển mạng lưới du
lịch Phật giáo góp phần tạo ra việc làm cho ngành du lịch và cũng tạo
ra sự gắn kết giữa các quốc gia, như vậy sẽ mở đường cho sự hợp tác
kinh tế, văn hóa trong khu vực. Hơn nữa, nếu bước đột phá ban đầu
này cho đến nay vẫn chưa nỗ lực để thí nghiệm đối với du lịch hành
hương Phật giáo được thành công như mong muốn, để giảm thiểu sự
tái phát các cuộc xung đột giữa các quốc gia thành viên. Chúng ta có
thể thực hiện theo cách từng giai đoạn để làm tăng các mảng du lịch
tôn giáo khác bao gồm cả Ấn Độ giáo, Hồi giáo, đạo Xích, Thiên chúa
giáo và toàn bộ các quốc gia trong khu vực.
14 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển mạng lưới du lịch thánh tích cổ phật giáo để giảm thiểu xung đột trong khu vực saarc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phát triển mạng lưới
du lịch thánh tích cổ phật giáo để
giảm thiểu xung đột trong khu vực saarc
Raj Pal Singh & Sidhartha Gauri
22
Thích Nữ Liên Viên dịch
Các cuộc xung đột ngoại bang và nội bộ phủ khắp các nước trong
Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á [gọi tắt là SAARC] gồm 7 nước:
Afghanistan, Bhutan, Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Maldives, Nepal
và Sri Lanka. Từ lâu khu vực này đã và đang phải đối mặt với các cuộc
chiến tranh lãnh thổ, nội chiến hoặc những cuộc khủng bố lác đác xảy
ra. Mặc dù các cơ quan và tổ chức quốc tế đã hành động tích cực để
kiểm soát cũng như ngăn chặn sự lây lan các cuộc chiến tranh và sự
leo thang của nội chiến, nhưng khối các nước SAARC không thể loại
bỏ được nỗi lo sợ và những thách thức do những cuộc chiến mang
lại. Bài viết này cố gắng làm sao để chúng ta hiểu được sự hủy hoại
và những gì còn hoài nghi cũng như đưa ra những đề xuất và phương
án nhằm tạo ra một bầu không khí thân thiện để xây dựng niềm tin
giữa các quốc gia với nhau bằng cách đẩy mạnh ngành du lịch Thánh
390 PHẬT GIÁO XÂY DỰNG HÒA BÌNH THẾ GIỚI
tích Phật giáo vượt qua ranh giới lãnh thổ các nước. Những việc cần
nghiên cứu cụ thể như sau:
• Phân tích những đặc điểm nổi bật của các quốc gia SAARC như là
nền kinh tế và nhân khẩu học,
• Xác định những nguyên nhân xung đột/ rối loạn nội bộ và những
mâu thuẫn bên ngoài của các quốc gia thành viên,
• Phân tích vai trò của việc khơi dậy di sản cổ trong khu vực bằng
việc thúc đẩy du lịch cho những người hành hương,
• Xác định các địa điểm Thánh tích Phật giáo cổ và phát triển như
là một ngành du lịch tâm linh, và điều cuối cùng là,
• Cung cấp những hướng dẫn cần thiết để thực hiện những chuyến
hành hương cho tín đồ với tư các là những trung tâm phát triển
du lịch một cách bền vững sẽ dẫn đến việc cải thiện nền kinh tế
và giảm thiểu những bất ổn trong khu vực,
• Tìm ra cách làm thế nào để các quốc gia SAARC tham gia tích cực
để phát triển các Thánh tích với sự hỗ trợ của UNESCO và Liên
Hợp Quốc trong việc giải quyết và đối phó với những xung đột
nội bộ cũng như bên ngoài các nước trong khu vực.
Một đoạn trích dẫn về tính thiết thực bảo tồn các di sản cổ trong
đó bao gồm những Thánh tích Phật giáo và các ngôi đền ở châu Á
đã được nhà chính trị gia đoạt giải Nobel Laureate Daw Aung San
Suu Kyi truyền tải trong bức thông điệp gửi đến một tác gia nổi tiếng
Sidhartha Gauri như sau:
“Tôi biết rằng con người thời đại này ít quan tâm đến sự bảo tồn
quá khứ. Đa số họ chỉ đơn giản quan tâm đến hiện tại mà quên rằng
hiện tại sẽ không có nếu như không có quá khứ Tôi tự hỏi rằng làm
thế nào để đạt được những gì trong quá khứ thậm chí không cần đến
công nghệ. Cuộc sống hiện tại truyền cảm hứng cho chúng tôi để làm
việc chăm chỉ hơn vì tương lai không chỉ về mặt văn hóa mà còn là
tinh thần nữa Giá trị tâm linh sẽ giúp thế giới của chúng ta trở nên
hòa hợp và hữu nghị, hiểu biết và hòa bình.”
Tập hợp dữ liệu Phương pháp luận và Thảo luận: bài viết này dựa
vào những dữ liệu thu thập từ các tài liệu được công bố và giải thích.
Các nguồn sử dụng đã được thừa nhận trong tài liệu tham khảo nằm
ở phần cuối bài viết.
Raj Pal Singh & Sidhartha Gauri 391
Bảng 1: Diện tích, dân số và nền kinh tế/GDP
Quốc gia
Diện tích
(km)
Dân số
(2009-2012)
Mật độ
(/km2)
GDP
(USD)
(2009/2012)
Afghanistan 652,230 29,150,000 52 34.55 tỷ
Bangladesh 147,570 152,518,015 1,099 153.72 tỷ
Bhutan 38,394 697,000 18 1.488 tỷIndia 3,287,240 1,210,193,422 382 1.947.000 tỷ
Nepal 147,181 26,620,080 200 19.921 tỷ
Pakistan 796,095 180,440,000 225 230.525 tỷ
Sri Lanka 65,610 20,277,597
319 64.914 tỷ
Bảng trên cho thấy rằng các quốc gia SAARC có tổng diện tích
khoảng 4,48 triệu km, chiếm 10% tổng diện tích châu Á và 2,4% tổng
diện tích thế giới. Bangladesh có mật độ dân cư cao nhất khoảng
1.099 người/km2 và Afghanistan có mật độ dân cư khá thưa thớt chỉ
52 người/km2. Ấn Độ dẫn đầu tất cả các quốc gia về phần tổng dân số
hơn 1,21 tỷ người, đứng thứ 2 về mật độ dân số với 382 người/km2.
Nhìn một cách tổng quát thì rõ ràng khu vực này tương đối đông
dân chiếm khoảng 34% tổng dân số châu Á và 16,5% dân số thế giới.
Cũng từ bảng trên, các thông số cho chúng ta thấy rằng trong số các
quốc gia SAARC có Ấn Độ là quốc gia lớn nhất về diện tích, dân số
cũng như nền kinh tế mạnh nhất so với các nước thành viên khác,
đứng thứ 2 là Pakistan.
Bảng 2: Tín ngưỡng tôn giáo
Quốc gia
Cơ đốc
giáo
Phật
giáo
Hồi
giáo
Ấn giáo
Kỳ na
giáo
Đạo
Sikh
Afghanistan 0.3% 99% 0.3% 0.3%
Bangladesh 0.32% 0.7% 89.5% 9.5
Bhutan 75% 25%
392 PHẬT GIÁO XÂY DỰNG HÒA BÌNH THẾ GIỚI
India 2.3% 0.8% 13.5% 80.5% 0.4% 1.9%
Nepal 10.7% 4.2% 80.6%
Pakistan 1.59% 96.28% 1.85%
Sri Lanka 7.45% 70.19% 9.71% 12.61%
Bảng 2 liệt kê các quốc gia SAARC là quê hương của Cơ đốc giáo,
Phật giáo, Hồi giáo, Ấn giáo, Kỳ Na giáo và Đạo Sikh. Các tôn giáo có
nguồn gốc trong khu vực này như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kỳ Na giáo,
Đạo Sikh. Cơ Đốc giáo và Hồi giáo cũng được truyền vào từ rất sớm.
Tỷ lệ phân chia hiện tại của các thành phần tín ngưỡng tôn giáo trong
khối SAARC không giới thiệu được hình ảnh thực tế nguồn di sản cổ
đại rất phong phú của vùng này, mà sẽ được làm rõ trong những trang
kế tiếp của bài viết mà trong khoảng thời gian dài của thời kỳ đầu
lịch sử một số quốc gia này đã từng trải nghiệm những lời Phật dạy.
Rõ ràng từ trong bảng trên cho thấy Ấn giáo là tôn giáo lớn tại Ấn Độ,
tiếp theo là Nepal và Bhutan; trong khi đó, Afghanistan, Bangladesh
và Pakistan hầu như là những quốc gia Hồi giáo. Nhưng tại Sri Lanka
Phật giáo là tôn giáo chính, sau đó là Ấn giáo, Hồi giáo và Cơ Đốc giáo.
Có những trường hợp xung đột nội bộ hoặc nội chiến và các cuộc
chiến tranh ngoại bang giữa các quốc gia SAARC. Tại sao các cuộc xung
đột gia tăng là chủ đề hay để thảo luận. Người ta nói rằng: “Có hai loại
xung đột nội bộ. Đầu tiên là chống lại chính quyền hoặc chiến tranh
nhân dân. Ví dụ như khủng bố, là một biểu hiện xung đột cực đoan và
phản ánh mức độ tổ chức của chế độ cực đoan và được thực hiện do
các nhóm liên quan đến các tổ chức phi chính phủ và chống lại nhà
nước. Nhóm thứ 2 bao gồm xung đột dân tộc hoặc xung đột sắc tộc.
Ví dụ về các cuộc xung đột cục bộ này bao gồm xung đột đất đai, bạo
động tôn giáo và sắc tộc, giết người và các loại phạm tội khác (Stewart
năm 2008, Varshney 2002).”
Sự gia tăng xung đột cho thấy rằng nó đã được kích hoạt do nền kinh
tế tăng trưởng thấp dẫn đến mức lương thấp hơn tạo ra các cuộc bạo
động chống lại nhà nước ở các khu vực nghèo. Sự tăng trưởng kinh
tế thấp trong một số vùng nhất định có thể là kết quả của sự phân bố
không đồng đều từ lợi nhuận phát triển hoặc bị lạc hậu. Nguyên nhân
thứ 2 dẫn đến xung đột là do thiên tai. Các nước trong khối SAARC
phải chịu 2 khó khăn: Nền kinh tế tăng trưởng thấp và dễ bị những
Raj Pal Singh & Sidhartha Gauri 393
thảm họa thiên tai hơn. Một số nước ít có kinh nghiệm trong việc
tăng trưởng kinh tế và dễ bị lũ lụt cũng như hạn hán nhiều hơn so với
những khu vực khác. Hậu quả của những cuộc xung đột ở vùng phát
triển bị nặng hơn so với vùng lạc hậu bởi những vùng này tổ chức yếu
kém và ít hòa nhập với thị trường thế giới.
Bảng 3: Những khó khăn và xung đột ngoại bang và nội bộ
Ấn Độ
Sri Lan-
ka
Nepal Bhutan Pakistan
Bangla-
desh
Afghani-
stan
Ấn Độ -
Pakistan
năm 1947
Nội chiến
Ealam
1976-2009
Nội chiến
Nepal 1996–2006
Cuộc di
dân của
người
Nepal
Ấn Độ -
Pakistan
năm 1947
Chiến tranh
giải
phóng
Bangla-
desh
1971
Cuộc giao
tranh với
Pakistan
và những
vùng
khác
Ấn Độ -
Pakistan
năm 1965
Ấn Độ -
Pakistan
năm 1965
Ấn Độ -
Pakistan
năm
1971
Chiến tranh
giải phóng
Bangla-
desh1971,
Ấn Độ -
Pakistan
năm 1971
Xung đột K a r g i l 1999 Xung đột Kargil 1999
Các thành phần tín ngưỡng tôn giáo rất phổ biến dẫn đến sự đa
văn hóa các nước trong khu vực. Sự đa dạng về tôn giáo cũng như sắc
tộc đã dẫn đến sự phân chia các luồng tín ngưỡng làm bùng phát các
cuộc xung đột nội bộ hoặc các hành động bạo lực xảy ra vào năm 1947
giữa những người theo đạo Hin-du (bao gồm cả đạo Sikh) và tín đồ
Hồi giáo ở Ấn Độ và Pakistan. Tương tự Bhutan cũng phải đối mặt với
cuộc di dời của người dân Nepal; Sri Lanka và Nepal cũng vật lộn với
những cuộc nội chiến kéo dài tại 2 đất nước này. Hơn nữa, Afganistan
394 PHẬT GIÁO XÂY DỰNG HÒA BÌNH THẾ GIỚI
đã và đang phải đối mặt với những vấn đề bạo lực sắc tộc có sự can
thiệp của một số quốc gia trên thế giới. Trong một vài năm gần đây,
sự phát triển của Đảng Cộng sản Ấn Độ ở một số lĩnh vực cộng thêm
thường xuyên xảy ra các cuộc khủng bố ở một số vùng trên đất nước
này. Kể từ năm 1948 đã có 4 cuộc chiến tranh giữa Ấn Độ với Pakistan
và cuộc chiến giữa Pakistan với Afghanistan như bảng 3 mô tả.
Biểu đồ hiển thị chi dùng về vũ khí, đạn dược và lực lượng vũ trang
để phục vụ các cuộc chiến tranh nội bộ và ngoại bang của Ấn Độ và
Pakistan (hai cường quốc quân sự lớn so với các nước trong khu vực
Nam Á)
Các thánh tích trong khu vực các nước khối saarc
Các quốc gia SAARC liên kết với nhau qua con đường giao thương
trong hàng thiên niên kỷ. Phật giáo giúp mở rộng/lan truyền văn
hoá châu á của Ấn ĐỘ và TQ thông qua con đường giao thương này
– băng qua sa mạc, núi cao và biển rộng. Từ khoảng 1000 năm trước
Công nguyên đến thế kỷ thứ 7, miền bắc Pakistan và một số phần của
Afghanistan hiện đại hình thành nên vương quốc Gandhara, nơi đây
phong tục của người Hy Lạp và Phật giáo hòa trộn hình thành nên Đại
thừa Phật giáo. Diễn đàn Phật giáo được sự giúp đỡ của các cơ quan
và học giả có trụ sở tại Châu Á đã và đang chuẩn bị những dữ liệu cho
các Thánh tích Phật giáo tại các quốc gia thuộc Châu Á trong nhiều
năm qua. Bên cạnh đó, theo diễn đàn Phật giáo, những thánh tích di
Raj Pal Singh & Sidhartha Gauri 395
sản nổi tiếng thế giới và được bảo quản rất tốt. Có rất nhiều thánh tích
Phật giáo cổ tại Afghanistan, Bhutan, Bangladesh, Pakistan, Ấn Độ,
Nepal, Sri Lanka, Myanmar, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Turkmenistan,
Thái Lan, Lào và các nước khác thuộc Châu Á. Các thánh tích này cần
được sự quan tâm của các cơ quan chức năng có thẩm quyền để bảo
tồn, thăm dò và đẩy mạnh tiềm năng cho ngành du lịch tâm linh.
Dựa theo thông tin tập hợp từ Vụ văn hóa và khảo cổ học của quốc
gia và từ một vài học giả liệt kê một số thánh tích tại các nước khối
SAARC như sau:
Quốc gia Số lượng Thánh tích
Afghanistan 120
Bhutan 2,084
Bangladesh 500
Ấn độ 834
Pakistan 132
Nepal 136
Sri Lanka 2971
Tổng cộng 6677
Làm thế nào để những di tích này có thể tạo ra lợi thế thương mại
cho các nước trong khu vực:
1. Sự hình thành mạng lưới Phật giáo quốc tế về các Thánh tích
Phật giáo, tượng đài, những tác phẩm nghệ thuật ở các nước
trong SAARC có thể khiến cho các kiến trúc và di sản, công trình
nghệ thuật cổ đại được bảo tồn.
2. Điều này sẽ tạo ra nguồn kinh phí giúp cho việc duy trì và sự bảo
tồn các Thánh tích Phật giáo mới được khai quật và bảo quản.
3. Phát triển mạng lưới Thánh tích Phật giáo thế giới làm cho các di
tích ở châu Á được nâng cấp và bảo quản tốt hơn để giá trị nghệ
thuật được tăng lên. Đa số các nước Châu Á trước kia đã có một
nền văn hóa và nghệ thuật Phật giáo vô cùng phong phú. Nghệ
thuật Phật giáo có thể đóng vai trò như là một chất xúc tác để
thống nhất các quốc gia Châu Á hướng tới hòa bình, thịnh vượng
396 PHẬT GIÁO XÂY DỰNG HÒA BÌNH THẾ GIỚI
và hòa hợp trong tương lai.
4. Đẩy mạnh nền kinh tế quốc gia: một khi các di tích lịch sử và tâm
linh được các nước Châu Á đưa lên bản đồ du lịch tại đất nước
họ thì sẽ làm tăng nguồn dự trữ ngoại hối thông qua lượng khách
du lịch quốc tế. Các tổ chức khủng bố và bạo lực ngày nay đang
là mối lo ngại lớn của các quốc gia Châu Á bởi vì các tổ chức này
đang tuyển dụng người trẻ rất dễ bị cám dỗ do tình trạng thất
nghiệp. Thông qua việc xúc tiến các công trình di tích cổ đã tạo ra
việc làm cho thanh niên trong các dịch vụ vận tải, khách sạn, cũng
như các ngành công nghiệp quy mô nhỏ.
5. Cần có chất xúc tác để tạo ra tiềm năng du lịch các di tích và đền
thờ của tất cả các tôn giáo. Cùng với việc phát triển các thánh tích
Phật giáo cũng như các ngôi đền thờ của những tôn giáo khác
trong cùng một khuôn mẫu.
Những nỗ lực gần đây đã làm hồi sinh Thánh tích Phật giáo nhờ vào
người hành hương và những nơi du lịch tâm linh.
Từ một cuộc khảo sát du lịch của Bộ Du Lịch Ấn Độ tiến hành vào
năm 2002 cho thấy rằng có hơn 100 triệu lượt khách du lịch vì mục
đích tôn giáo và hành hương và thánh tích hành hương đứng vị trí
thứ 8 trong bảng top-ten những điểm đến du lịch trong nước. Theo
số liệu, du lịch tôn giáo đã đóng góp gần 20% tổng lượng tiêu thụ đối
với du lịch trong nước (khoảng 2,8 tỷ INR) và đóng góp này có thể
tăng lên hàng năm. Con số đó thường dựa trên sự ước tính các chi phí
chính (ví dụ như chi phí đi lại, ăn nghỉ tại nơi đăng ký.v.v) nên chỉ
được xem như là một phần trong thị trường du lịch tôn giáo.
Theo Hin-du (ngày 22/003/2012), chính phủ Pakistan hy vọng
quảng bá du lịch Phật giáo tại “Khyber Pakhtunkhwa, với khí hậu
vùng núi mát mẻ và có chiều dày lịch sử của vùng biên giới giáp với
Afghanistan” nơi đây đã từng là sân chơi cho các nhà thám hiểm thuộc
địa và là điểm đến của tầng lớp thượng lưu Pakistan cho những kỳ nghỉ
yêu thích, nhưng họ và du khách phương Tây không đến nữa do các
cuộc tấn công và đe dọa bắt cóc làm họ sợ hãi. Tuy nhiên chính quyền
địa phương đã cố gắng thu hút hàng ngàn khách du lịch từ các quốc
gia giàu có ở Châu Á như Nhật, Hàn Quốc. Một nhóm gồm khoảng 20
vị tu sĩ Phật giáo đến từ Hàn Quốc đã thực hiện cuộc hành trình đến tu
viện Takht-e-Bahi, cách Islamabab khoảng 170 km (106 dặm), gần với
Raj Pal Singh & Sidhartha Gauri 397
các bộ lạc cũng là nơi trú ẩn của Taliban và tổ chức Al-Qaeda. “Chúng
tôi cảm thấy rằng đây như là quê hương của mình, có một cảm giác
tuyệt vời mà chúng tôi không thể diễn tả bằng lời.”JeonWoonDeok,
một vị trưởng lão ở Hàn Quốc đã bày tỏ với AFP về chuyến đi của
mình hồi năm ngoái qua lá thư điện tử. “Chúng tôi chỉ tiếc rằng chúng
tôi đã chờ đợi quá lâu để đến được đây”. Các tu sĩ đã bấp chấp lời
khuyên của chính quyền Seoul nên từ bỏ chuyến đi vì lý do an toàn
cho họ và họ đã được lực lượng an ninh Pakistan bảo vệ trong chuyến
viếng thăm tu viện. Tu viện được xây bằng đá màu hoàng thổ và nép
mình bên cạnh 1 ngọn núi. Khu vườn Takht-e-Bahi đã tiếp đón những
chuyến dã ngoại của các gia đình và tầng lớp thanh thiếu niên thơ
mộng cũng như sinh viên từ các trường Koran gần đó. Nhưng khách
du lịch ngoại quốc thì rất hiếm. IftikharAli, một hướng dẫn viên người
địa phương cho biết: “Lúc trước cũng đã từng có du khách nước ngoài
đến đây, nhưng sau những cuộc tấn công xảy ra thì hầu như không có
nữa”. Lưu lượng khách du lịch đến từ Đông Á là quá ít tại thời điểm
này – Ali cho biết thêm trung bình mỗi tháng anh chỉ thấy khoảng 1
hoặc 2 vị khách mà thôi. Zulfiqar Rahim, người đứng đầu Hiệp hội
Văn Hóa Nghệ Thuật Gandhara nói: “Đối với họ nơi này giống như
một địa điểm tham quan, cần phải được xúc tiến để thành di sản của
Phật giáo Pakistan. Năm ngoái một số tu sĩ từ Bhutan cũng ghé thăm,
nhưng chính phủ muốn đẩy mạnh nhanh chóng.Thứ trưởng Bộ du
lịch chính quyền Khyber Pakhtunkhwa cho biết: “Hiện nay chúng tôi
đang đẩy mạnh du lịch tôn giáo và khảo cổ học Phật giáo.” Họ cho biết
thêm rằng sẽ lên kế hoạch du lịch trọn gói cho khách đến từ Trung
Quốc, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc, bao gồm các chuyến chiêm
bái những Thánh tích Phật giáo như Takht-e-Bahi, Swat, Peshawar và
Taxila. Ông Rahim còn cho biết thêm: “tiềm năng du lịch rất lớn. Nếu
mỗi người trả phí khách sạn 1200 dola và những phí dịch vị khác,
trong 1 triệu người sẽ thu khoảng 1 tỷ dola. Đó là chưa nói đến cứ
khoảng 50 triệu người thì có 1 triệu người thuộc Phật giáo Phát triển
tại Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản.
Để thu hút ít nhất một nửa tổng dân số tín đồ đạo Phật qua 35
quốc gia bằng cách quảng bá những Thánh tích Phật giáo, là phép
mầu mới của Bộ du lịch, Chính phủ Ấn Độ và các quốc gia đang gìn
giữ các Thánh tích Phật giáo. Lời kêu gọi đã được đưa ra trong lễ khai
mạc Hội Nghị Phật giáo quốc tế (IBC) 2012- kéo dài trong ba ngày
tại khách sạn ở Nadesar vào thứ Bảy. Ngoài việc hủy bỏ chuyến thăm
398 PHẬT GIÁO XÂY DỰNG HÒA BÌNH THẾ GIỚI
của Bộ trưởng AkhileshYadav vào phút cuối, có Bộ trưởng Liên minh
quốc gia ngành du lịch - Subodh Kant Sahai, cùng với các bộ trưởng du
lịch của UP, Bihar, Jammu và Kashmir, Andhra Pradesh và Odisha cùng
tham gia khai mạc hội nghị.Tham dự có 133 đại biểu đến từ 30 quốc
gia, chủ yếu là các nhà quản lý du lịch, các nhà lãnh đạo các ban ngành
ngành và học giả ngành du lịch, đại biểu đến từ 16 quốc gia cũng được
tham gia vào cuộc họp này.
Trong bài phát biểu của mình, Giám đốc điều hành tổ chức Du lịch
thế giới của LHQ (UNWTO) ông MarcioFavilla cho rằng “trong khi số
lượng khách du lịch quốc tế năm ngoái là một tỷ, năm tới con số này
có thể chạm mốc 1,8 tỷ. Trong hội nghị thượng đỉnh G- 20 tổ chức vào
tháng sáu, ngành du lịch đã được phê duyệt như một loại hình kinh tế
quan trọng. Đó là lần đầu tiên mà du lịch đã được tuyên bố tại hội nghị
G-20. Nên tập trung vào du lịch bền vững để tạo ra việc làm. Tương
tự như vậy, du lịch tôn giáo sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc
gia tăng số lượng khách du lịch quốc tế. Bộ trưởng Liên minh quốc gia
về du lịch cho biết: “Bộ đang đặt mục tiêu thúc đẩy du lịch tôn giáo
của dãy đền thờ Hồi giáo ở Ả Rập Saudi. Thậm chí nếu một nửa dân
số Phật giáo (trong số tổng cộng 50 vạn) thăm trung tâm hành hương
Phật giáo trong cả nước hàng năm, mục tiêu của Bộ sẽ đạt được. Điều
này cũng sẽ giúp đỡ trong việc tạo ra việc làm cho ba triệu người.” Bộ
trưởng cũng nhấn mạnh các biện pháp được khởi xướng bởi chính
phủ Trung ương về các vấn đề visa. Các Bộ trưởng du lịch của các
quốc gia tham gia, bao gồm cả Jammu và Kashmir, Odisha và Andhra
Pradesh, còn lại không có cơ hội để thúc đẩy các thánh địa Phật giáo
của các quốc gia của họ. Bộ trưởng Du lịch Bihar Sunil Kumar Pintu
nhấn mạnh làm thế nào để cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản, đặc biệt là
đường giao thông, để nó góp phần giúp đỡ trong việc thu hút một số
lượng lớn khách du lịch đến các địa điểm Phật giáo ở Bihar. Bảy mạng
lưới du lịch Phật giáo trong tiểu bang để thu hút du khách từ khắp Ấn
Độ và Hàn Quốc, Nhật Bản và Malaysia theo con đường tôn giáo. Có
tới 25 thánh tích và các hang động liên quan đến Phật giáo sẽ được
phát triển với chi phí khoảng 700 triệu rupi, do Tập đoàn phát triển
Du lịch Maharashtra (MTDC) dự tính. Tập đoàn này sẽ cung cấp tiện
nghi cho các khu du lịch Nashik-Pune và giới thiệu thật thú vị ở những
hang động Pandavleni, Junnar, Karla, Bhaja và Bedsa.
Một quan chức nói: “Ý tưởng là để tạo thành một điểm thu hút
Raj Pal Singh & Sidhartha Gauri 399
khách du lịch các điểm di tích liên quan đến Phật giáo”. Dự án liên
quan đến phát triển Mumbai-Thane, Raigad, Nashik-Pune, Satara,
Aurangabad I và II, và khu Nagpur. “Một số vấn đề như sự kết nối giữa
các địa điểm, cơ sở du lịch và hệ thống thông tin đã được nghiên cứu,
bổ sung. Một số nơi có khả năng khai triển tốt, nhưng lại thiếu các bãi
đỗ xe. Do đó, các tiện nghi còn thiếu sẽ được bổ sung,” quan chức này
cho biết thêm. Tập đoàn này cũng sẽ thiết lập các trung tâm tư vấn
ở Mansar (Nagpur), và Nalasopara (Mumbai) nếu có điều kiện, sau
khi được phép của Viện Nghiên cứu Khảo cổ Ấn Độ (ASI). Thông tin
về Thánh tích liên quan đến Phật giáo cũng sẽ được trưng bày tại các
điểm di sản. Kế hoạch phát triển Nalasoparastupa, chùa Vipassana,
Canary, hang động Mahakali và ChaityaBhoomi là một phần trong dự
án khu Mumbai-Thane. Ở Raigad, công ty sẽ thiết lập cơ sở du lịch
tại Thanale, Gandharpale, Kuda và Khadsambalecaves. Khu Nashik-
Pune, sẽ có những tiện nghi tối thiểu giống như ở Pandavleni, Junnar,
Karla, Bhaja, Bedsa và Ghoradeshwarcaves. Một quan chức cho biết.
“Khu Satara bao gồm các hoạt động phát triển tại hang động Agashiv
của thành phố Karad và hang động Pandavgad gần đảo Wai. Các khu
Aurangabad sẽ có khu I và khu II. Khu I sẽ có tiện nghi du lịch tốt hơn
tại Aurangabad, Pitalkhora vàvhang động Ellora, trong khi khu thứ
hai sẽ bao gồm dãy hang động Ajanta “. Deekshabhoomi ở thành phố
Nagpur và các Thánh địa như Mansar cũng sẽ được phát triển.
Chính Phủ Bangladesh Phát Triển Thánh Tích Phật Giáo
Theo phó giám đốc tập đoàn Bangladesh Parjatan cho biết: “Phật giáo
đã nhận được sự bảo trợ của hoàng gia và sự ảnh hưởng của Phật giáo
có thể nhìn thấy thông qua di sản và nền văn hóa của đất nước này
đặc biệt là trong đời sống và trong xã hội của người dân ở các quận
Hill-tracts. Tại Baladesh một số di sản được khám phá thuộc về Phật
giáo và điều này rất quan trọng. Những phát hiện này đã bổ sung vào
kiến thức của chúng tôi về lịch sử và bảng niên đại của Bangladesh cổ
đại một cách đáng kể và các khía cạnh khác nhau về đời sống văn hóa
Phật giáo. Nguồn gốc Phật giáo từ Nepal và phát triển mạnh mẽ ở Ấn
Độ. Từ triều đại Hoàng Đế Asoka (bắt đầu từ thế kỷ thứ 3 trước Công
nguyên và phát triển cho đến thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên) Phật
giáo đã ảnh hưởng toàn bộ lục địa này. Phần lớn nghệ thuật Ấn Độ
đã được tạo ra trong thời kỳ này. Phật giáo trãi rộng trên vùng Viễn
Đông, nhưng bị phai nhạt ở các tiểu lục địa mặc dù có để lại một số
400 PHẬT GIÁO XÂY DỰNG HÒA BÌNH THẾ GIỚI
ảnh hưởng đối với tư tương tín đồ Hin-du. Đó là lý do tại sao khi tìm
thấy điểm giống nhau trong các lễ hội giữa hai tín ngưỡng. Các Thánh
tích Phật giáo nổi bật của Bangladesh đã được khai quật cho đến bây
giờ là: Paharpur, Mahasthangarh, BasuVihara, Sitakot, HaludVihar,
Jagaddal, Mainamati. Một phong tục cởi giày ra trước khi vào các ngôi
chùa Phật giáo là biểu hiện của sự kính trọng.
Bên cạnh những nỗ lực trong nước để phát triển du lịch Thánh tích
Phật giáo từ các nước khác, Nepal và Ấn Độ đã có giải pháp chung tay
góp sức để thúc đẩy một số thỏa thuận về du lịch xuyên biên giới sẽ có
lợi cho du khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới, cũng như nền
kinh tế địa phương của Nepal và các quốc gia lân cận Ấn Độ. Nepal và
Ấn Độ đã đồng ý cùng xúc tiến những Thánh tích Phật giáo chính, du
khách sẽ tập trung về đó nhiều hơn. Sự thỏa thuận này đã đạt được
hiệu quả trong suốt dự án du lịch Nepal-Ấn Độ đầu tiên tổ chức vào
trung tuần tháng 1 ở Lâm Tỳ Ni, nơi đản sinh của Thái tử Tất Đạt Đa
sau này chứng ngộ thành Phật và sáng lập ra đạo Phật. “Bởi vì đây là
lần đầu tiên, nên chúng tôi không thể đạt đến cái chung nhất mà hợp
đồng đưa ra. Nhưng sự thỏa thuận đã phát triển các di tích Phật giáo
tại Nepal và Ấn Độ.” AadityaBaral, người phát ngôn của Tổng Cục du
lịch Nepal (NTB) đã nói với Khabar South Asia (đài truyền hình).
Các quan chức chính phủ và đại diện ngành du lịch hai quốc gia đã
thảo luận chi tiết làm thế nào để thúc đẩy mạng lưới du lịch bao gồm
tất cả các địa điểm chính của Phật giáo trong 1 phiên họp kéo dài
2 ngày. Laxmi Bhattarai, người điều hành ngành du lịch Kathmandu,
người đã tham gia vào Trung tâm dịch vụ Du lịch cho biết: “Khi một số
lượng lớn khách hành hương Phật giáo chỉ chiêm bái các thánh tích
nằm ở Ấn Độ, sự cộng tác sẽ mang lại cho Nepal nhiều khách du lịch
hơn.” Phát triển tất cả các điểm du lịch Phật giáo sẽ nâng cao đời sống
kinh tế cho người dân. Những doanh nhân ngành du lịch ở Nepal cho
biết thời tiết dễ chịu suốt cả năm, đường xá đi lại dễ dàng, không yêu
cầu visa và tỷ giá hối đoái thuận lợi góp phần tạo nên sự gia tăng khách
du lịch từ Ấn Độ sang Nepal. “Các dịch vụ du lịch đã mở đường cho sự
hợp tác và chung sức.” Ông Baral nói. Sự kiện này được Đại sứ quán Ấn
Độ kết hợp với NTB và Bộ Văn hóa, Du lịch và Hàng không dân dụng
phối hợp tổ chức. Đại diện cho 125 công ty ở Ấn Độ và Nepal, các hãng
hàng không và khách sạn, cũng như lãnh đạo chính quyền Bihar, Uttar
Pradesh và New Delhi đã tham gia sự kiện này. Ông Posta Bahadur
Raj Pal Singh & Sidhartha Gauri 401
Bogati – Bộ trưởng bộ Văn hóa, Du lịch và hàng không dân dụng đã
cùng với Đại sứ Nepal – ông Jayant Prasad – khai mạc hội nghị. Vì
có sự hạn chế trong hạn lượng và thời gian quy định nên chúng tôi
không đưa ra nhiều ví dụ trong bài viết này để đi đến kết luận. Tuy
nhiên, có một điều cần lưu ý rằng một số quốc gia trong khối SAARC
chưa thật sự thiết lập mối liên hệ vững bền bởi vì như trong Bảng 1
cũng cho thấy rằng tất cả các nước SAARC có những điểm mạnh và
yếu trong lĩnh vực nguồn nhân lực và nguồn kinh tế của mình.
Kết luận
Tóm lại có thể nói rằng bằng cách tạo ra các khu Thánh tích Phật giáo
cổ trong theo hướng chiều dài và chiều rộng khu vực SAARC có thể
mở ra một kỷ nguyên của hòa bình và yên tĩnh thay thế cho cuộc chạy
đua vũ trang và số tiền đó có thể tiết kiệm được sử dụng cung cấp
những thiết bị trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và thực phẩm đến
người dân.
Ấn Độ đã chỉ ra con cách tạo ra một số mạng lưới liên kết Phật
giáo với Nepal, Bangladesh và Pakistan cũng đã bắt đầu một số kế
hoạch nhằm thúc đẩy du lịch Thánh tích Phật giáo. Nếu những nỗ lực
này được tiếp tục, thì sẽ có những thánh tích mới được bổ sung vào
các điểm du lịch cho hành hương. Khu vực SAARC có thể sẽ hưởng
lợi nhuận rất nhiều thông qua việc thúc đẩy doanh số địa điểm hành
hương Phật giáo. Ấn Độ đã tiếp nhận hàng triệu lượt khách hàng năm
đến thăm viếng Thánh tích Phật giáo, các quan chức cho biết số lượng
sẽ tăng lên rất nhiều nếu có một mạng lưới du lịch Phật giáo xuyên
quốc gia được thúc đẩy bởi các nước khác. Phát triển mạng lưới du
lịch Phật giáo góp phần tạo ra việc làm cho ngành du lịch và cũng tạo
ra sự gắn kết giữa các quốc gia, như vậy sẽ mở đường cho sự hợp tác
kinh tế, văn hóa trong khu vực. Hơn nữa, nếu bước đột phá ban đầu
này cho đến nay vẫn chưa nỗ lực để thí nghiệm đối với du lịch hành
hương Phật giáo được thành công như mong muốn, để giảm thiểu sự
tái phát các cuộc xung đột giữa các quốc gia thành viên. Chúng ta có
thể thực hiện theo cách từng giai đoạn để làm tăng các mảng du lịch
tôn giáo khác bao gồm cả Ấn Độ giáo, Hồi giáo, đạo Xích, Thiên chúa
giáo và toàn bộ các quốc gia trong khu vực.
Nhưng đây là cả một quá trình dài, thật khó để có thể vượt qua
402 PHẬT GIÁO XÂY DỰNG HÒA BÌNH THẾ GIỚI
được những khó khăn về an ninh, cơ sở hạ tầng và những thách thức
về vấn đề cấp visa để được phép đi du lịch đến các khu vực nguy hiểm
cao tại các quốc gia trong khối SAARC. Có lẽ, vấn đề cơ bản là đủ để
thuyết phục các nhà hoạch định chính sách và lập kế hoạch quyết tâm
để kiểm tra đi đến kết luận trong nghiên cứu này
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Xung Đột và Phát Triển (Conflict and development), EjazGhani,
Lakshmi Iyer, 23 March 2010
Du Lịch Tôn Giáo ở Châu Á và Thái Bình Dương (Religious
tourism in Asia and the pacific), ISBN-13: 978-92-844-
1380-5, Published and printed by the World Tourism
Organization, Madrid, Spain, First printing: 2011
Socio –Economic impact in pilgrimage tourism S.Vijayananda *
ZENITH International Journal of Multidisciplinary Research Vol.2
Issue 1, January 2012, ISSN 2231 5780
html
hopes-to-boost-buddhist-tourism/article4535876.ece
varanasi/34176637_1_buddhist-sites-religious-tourism-tourism-
ministers
nt&view=article&id=164838:preservation-of-buddhist-heritage-
development-of-tourism-in-bangladesh&catid =167:aviation-a-
tourism&Itemid=199
features/2013/02/09/feature-01
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_mang_luoi_du_lich_thanh_tich_co_phat_giao_de_giam_thieu_xung_dot_trong_khu_vuc_saarc_4139.pdf