Thứ ba, Nhà nước tăng cường hỗ trợ đầu tư vốn cho các
doanh nghiệp công nghệ liên quan đến các lĩnh vực của
cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh việc tạo ra cơ chế
chính sách hiệu quả, nhà nước cần tăng cường công tác
hỗ trợ vốn đầu tư, nhằm thúc đẩy hệ sinh thái khởi
nghiệp, phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khởi nghiệp
sáng tạo, kết nối cộng đồng khoa học và công nghệ người
Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng trong nước. Hỗ trợ
hình thành và phát triển các dự án khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo trong các trường đại học đào tạo về công nghệ
liên quan đến cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là
công nghệ thông tin. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong
nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ. Ưu tiên
tài trợ cho các tổ chức, cá nhân trong nước có công trình
khoa học - công nghệ xuất sắc.
Thứ tư, đổi mới giáo dục - đào tạo gắn với định hướng
cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là giải pháp quan trọng
nhất để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng
yêu cầu phát triển đất nước trước tác động của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0. Quan điểm chung là bám sát nhưng
tiêu chí có liên quan đến vấn đề phát triển nguồn lực con
người mà Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã công bố. Theo đó,
cần nâng cao chất lượng các trường đại học và nhanh
chóng chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng
đào tạo nghề, chất lượng đào tạo toán và khoa học. Đổi
mới giảng dạy ở các cấp học theo hướng khuyến khích tư
duy phản biện. Đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học cần
đi vào thực chất, bởi vì trong bối cảnh sự phát triển của
cách mạng công nghiệp 4.0, đây là công cụ giúp người lao
động có thể nhanh chóng cập nhật những tiến bộ của
công nghệ để bổ sung kỹ năng và kiến thức cho bản thân.
Muốn vậy, cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống giáo dục,
nhất là giáo dục đại học và dạy nghề theo chuẩn của khu
vực và quốc tế; gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và
ứng dụng công nghệ. Chú trọng phát triển ngành học về tự
động hóa, kỹ thuật số, năng lượng mới, vật liệu mới, công
nghệ sinh học và sự tích hợp giữa chúng. Đẩy mạnh xã hội
hóa, giao quyền tự chủ cho các trường; khuyến khích các
doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề. Đổi mới chương
trình đào tạo theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực.
Hoạt động giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục
- đào tạo, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để thu hút
các nhà giáo, nhà khoa học có tài năng và kinh nghiệm của
nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia quá
trình đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ tại các cơ
sở giáo dục đại học Việt Nam; tiếp tục gửi sinh viên Việt
Nam ra nước ngoài học tập, đào tạo, bồi dưỡng. Thực hiện
kết hợp giữa chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước với
huy động các nguồn lực xã hội; kêu gọi đầu tư nước ngoài,
thu hút các trường đại học, dạy nghề có đẳng cấp quốc tế
vào Việt Nam hoạt động.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là chìa khóa giải quyết những thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÃ HỘI
Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Tập 56 - Số 2 (4/2020) Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn 150
KINH TẾ P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
LÀ CHÌA KHÓA GIẢI QUYẾT NHỮNG THÁCH THỨC
CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
DEVELOPING HIGH QUALITY HUMAN RESOURSES IS THE KEY TO SOLVE THE CHALLENGES
OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0
Vương Minh Hoài*, Nguyễn Anh Tuấn,
Phan Thanh Hoài
TÓM TẮT
Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm biến đổi sâu sắc thị trường lao động, các
hệ thống tự động hóa và trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế dần lao động thủ công trong
toàn bộ nền kinh tế, nhu cầu sử dụng nhân lực chất lượng cao tăng lên và nhu
cầu sử dụng lao động kỹ năng thấp ngày càng giảm. Trong khi đó mô hình tăng
trưởng của chúng ta lại dựa chủ yếu vào đầu tư nước ngoài và thâm dụng lao
động. Với bối cảnh này, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao có vai trò vô
cùng quan trọng trong việc biến những thách thức của cách mạng công nghiệp
4.0 thành động lực cho sự phát triển của đất nước.
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0; thị trường lao động; nhân lực chất
lượng cao.
ABSTRACT
The Industrial Revolution 4.0 will profoundly change the labor market,
automation systems and artificial intelligence will gradually replace manual
labor in the whole economy, the demand use hight quality human resources
increases and the demand use for low-skilled labor is decreasing. Meanwhile, our
growth model relies heavily on foreign investment and labor-intensive. In this
context, developing high quality human resources plays an extremely important
role in turning the challenges of Industry revolution 4.0 into a driving force for
the country's development.
Keywords: Industrial Revolution 4.0; labor market; high quality human resources.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
*Email: vuongminhhoai@gmail.com
Ngày nhận bài: 22/02/2020
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 18/4/2020
Ngày chấp nhận đăng: 24/4/2020
1. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 LÀM BIẾN ĐỔI SÂU SẮC
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra
mạnh mẽ với tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã
hội của thế giới, trong đó có việc làm biến đổi sâu sắc thị
trường lao động theo hướng tăng các công việc trí tuệ và
sáng tạo nhưng sẽ giảm đáng kể đối với công việc chân tay
và các công việc thường nhật, lặp đi lặp lại. Thời gian gần
đây, các công việc có tính lặp đi lặp lại đã dần được tự động
hóa nhờ vào những thành tựu về công nghệ robot. Giai đoạn
đầu, mục tiêu nhắm tới của tự động hóa là tăng năng suất và
cắt giảm chi phí nhân sự, vì máy móc có thể hoạt động liên
tục 24/24h. Nhưng hiện nay nó đã dần chuyển sang việc
tăng cường chất lượng và thích ứng với các yêu cầu trong
quy trình sản xuất. Trí tuệ nhân tạo trở nên phổ biến cũng sẽ
làm biến mất một số ngành nghề truyền thống. Trong tương
lai không xa, sự xuất hiện của xe tự lái, nghề tài xế taxi hay xe
tải có nguy cơ bị xóa sổ. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe,
máy tính được trang bị trí tuệ nhân tạo có thể đọc và phân
tích các chỉ số của con người, còn robot tham gia vào quá
trình phẫu thuật, khiến những việc làm đòi hỏi ít chuyên
môn hơn sẽ bị thay thế. Trong các nhà hàng, nhân viên robot
xuất hiện với ưu điểm như làm việc 24/7, không cần trả
lương hay đóng bảo hiểm, sẽ lấy đi việc làm của nhân viên
phục vụ truyền thống. Tuy nhiên, không chỉ việc làm ở trong
các ngành nêu trên bị ảnh hưởng, mà các công việc có kỹ
năng cao cũng đối mặt với nguy cơ bị thay thế. Nghề viết
được coi là một trong những nghề sáng tạo nhất, nhưng sự
ra đời của máy viết tự động, với các thuật toán phức tạp, nó
có thể sáng tạo nên các bản viết theo bất kỳ phong cách nào
phù hợp với những đối tượng cụ thể. Nội dung được máy tạo
ra có thể giống “con người” đến mức mà trong thử nghiệm
gần đây, được thực hiện bởi The New York Times đã chỉ ra
rằng khi đọc hai đoạn văn tương tự, người ta không thể phân
biệt được đoạn văn nào là do người viết và đoạn văn nào là
sản phẩm của robot [1]. Máy tính sử dụng trí tuệ nhân tạo đã
đánh bại con người ở các môn thể thao trí tuệ. Chúng còn có
thể nhận diện khuôn mặt, hiểu được tiếng nói, soạn nhạc và
nhiều lĩnh vực khác mà con người cho là duy nhất mình có
khả năng làm. Điều này đe doạ tới các loại hình công việc mà
chúng ta từng nghĩ là khó thay thế. Các nhà kinh tế học dự
báo tương lai trong một số lĩnh vực, với sự xuất hiện của
robot, số lượng nhân viên chỉ cần bằng 10% so với hiện nay,
90% nhân lực còn lại sẽ phải chuyển nghề hoặc thất nghiệp.
Cuối năm 2015, Ngân hàng Anh quốc cũng đưa ra dự báo sẽ
có khoảng 95 triệu lao động truyền thống bị mất việc trong
vòng 10 - 20 năm tới. Hàng loạt nghề nghiệp cũ sẽ mất đi, thị
trường lao động tại quốc gia này cũng như quốc tế sẽ phân
hóa mạnh mẽ giữa nhóm lao động có kỹ năng thấp và nhóm
lao động có kỹ năng cao [2].
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 ECONOMICS - SOCIETY
Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn Vol. 56 - No. 2 (Apr 2020) ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 151
Trong các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, lao
động giá rẻ và tài nguyên phong phú là lợi thế của các nước
đang phát triển trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Mô
hình tăng trưởng dựa vào đầu tư nước nước ngoài và thâm
dụng lao động được nhiều quốc gia đang phát triển áp
dụng. Nó cho phép tích lũy vốn, nhận chuyển giao công
nghệ và nâng cao thu nhập, tạo ra các công xưởng sản xuất
mạnh mẽ, phục vụ nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, trong
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những yếu tố đó không
còn sẽ không còn là thế mạnh nữa. Một kịch bản thách thức
đối với các nước đang phát triển là cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư dẫn đến việc các quốc gia phát triển sẽ đưa
phần lớn sản xuất ở nước ngoài trở về trong nước, các công
nghệ ưu việt của cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm cho việc
sử dụng lao động giá rẻ không còn là nhân tố cạnh tranh của
các doanh nghiệp. Nếu điều này xảy ra, nhiều quốc gia đang
phát triển trong đó có Việt Nam, sẽ phải nhìn nhận lại về mô
hình và chiến lược công nghiệp hóa của mình.
Tuy nhiên, sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0
không đồng nghĩa với việc là người lao động sẽ chống lại
máy móc, nó có thể tạo ra những biến động đối với các nền
kinh tế thiếu sự chuẩn bị, nhưng hệ quả cuối cùng thì công
nghệ mới sẽ giúp gia tăng năng suất lao động và của cải
vật chất, thậm chí là sự xuất hiện của các loại hình hàng
hóa, dịch vụ mới với nhu cầu về nó ngày càng gia tăng, kéo
theo các loại hình công việc mới xuất hiện để thỏa mãn các
nhu cầu đó. Một ví dụ điển hình cho vấn đề này là sự xuất
hiện của kinh tế ứng dụng, chia sẻ. Nó mới chỉ bắt đầu khi
tốc độ truyền tải dữ liệu của internet gia tăng, các hãng
điện thoại thông minh cho phép các nhà phát triển bên
ngoài tạo ra các ứng dụng chạy trên các nền tảng di động
của họ. Hiện nay tỷ trọng giá trị của loại kinh tế mới này
đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ trong cơ cấu GDP của
các quốc gia phát triển.
Trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay, thì nguồn nhân lực
chất lượng cao chính là nhân tố quan trọng nhất, đảm bảo
cho khả năng cạnh tranh và tăng trưởng bền vững. Xét đến
cùng con người chính là chủ thể vận hành các yếu tó còn lại
của quá trình phát triển kinh tế. Sự hiệu quả trong việc sử
dụng các nguồn lực được quyết định bởi trình độ của con
người. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra những
yêu cầu về sự thay đổi nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao
động và giáo dục, có nghĩa là các quốc gia, đặc biệt là các
quốc gia đang phát triển như Việt Nam, cần chuẩn bị lực
lượng lao động chất lượng cao và phát triển các mô hình
giáo dục tiên tiến, nhằm đào tạo ra những người lao động có
năng lực thích ứng liên tục, học tập các kỹ năng và phương
pháp mới, để có thể làm việc cùng những thiết bị máy móc
ngày càng hiện đại, được kết nối và thông minh hơn.
2. MỘT SÔ ́ VẤN ĐÊ ̀ VỀ THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Việt Nam đã có những thành công nhất định khi áp
dụng mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu nguyên liệu
thô và thu hút đầu tư nước ngoài, nó cho phép tận dụng
những lợi thế về lao động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên
phong phú. Mô hình này cũng đã đem lại những thành
công đáng kể khi đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi tình
trạng chậm phát triển và gia nhập nhóm các quốc gia có
mức thu nhập trung bình. Sự phụ thuộc vào thâm dụng lao
động của kinh tế Việt Nam, được phản ánh thông qua chỉ
số về năng suất lao động bình quân. Theo số liệu của Tổng
cục Thống kê, năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá
hiện hành năm 2017 ước tính đạt 93,2 triệu đồng/lao động
(tương đương 4.166 USD/lao động). Năng suất lao động
của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong
khu vực. chỉ bằng 7,0% mức năng suất của Xin-ga-po;
17,6% của Ma-lai-xi-a; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của In-đô-
nê-xi-a và bằng 56,7% của Phi-li-pin [3]. Về mặt cơ cấu lao
động, khu vực công nghiệp chiếm 25,7%, khu vực dịch vụ
chiếm 34%, trong khi đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản đang là nơi thu hút nhiều lao động nhất, chiếm 40,3%
tổng số lao động nhưng lại chỉ tạo ra 15,3% GDP [3]. Đây là
con số phản ánh rõ nét nhất tính chất thâm dụng lao động
của nền kinh tế nước ta. Dân số Việt Nam năm 2017 ước
tính 93,7 triệu người. Lao động 15 tuổi trở lên đang làm
việc trong các ngành kinh tế năm 2017 ước tính 53,7 triệu
người [4]. Con số thống kê nêu trên cho thấy Việt Nam
đang ở thời kỳ “Dân số vàng”, tức là giai đoạn có nhiều
người trong độ tuổi lao động nhất. Số lượng lao động tuy
đông, nhưng chất lượng lao động lại thấp. Tỷ lệ lao động
đã qua đào tạo năm 2017 ước tính đạt 21,5% [3]. Tức là cứ 5
người lao động mới có 1 người trải qua đào tạo từ ba tháng
trở lên. Trong số 11,73 triệu lực lượng lao động qua đào tạo
có bằng cấp, chứng chỉ từ sơ cấp và tương đương trở lên,
trình độ đại học, trên đại học có 5,12 triệu người; trình độ
cao đẳng có 1,80 triệu người; trình độ trung cấp có 3,03
triệu người; trình độ sơ cấp có 1,78 triệu người [5]. Như vậy
là chúng đang chứng kiến sự mất cân đối giữa lao động có
trình độ đại học với lao động có trình độ cao đẳng và trung
cấp, theo các lý thuyết tăng trưởng kinh tế điều này phải
ngược lại, tức là số lao động ở bậc trung cấp và cao đẳng
phải nhiều hơn. Như vậy, cũng có thể nói nước ta đang rơi
vào tình trạng “thừa Thầy nhưng thiếu Thợ”, tức là thiếu
công nhân kỹ thuật lành nghề. Tỷ lệ lao động qua đào tạo
chính là điểm yếu nhất của lao động nước ta, nhất là đào
tạo nghề dài hạn, có trình độ cao còn thấp, chỉ bằng 1/3 các
nước và các nền công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan,
Xin-ga-po kỹ năng tay nghề yếu, đặc biệt là so với tiêu
chuẩn nghề của khu vực và thế giới, bên cạnh đó còn thiếu
kỹ năng mềm như ngoại ngữ, công nghệ thông tin, kỹ năng
làm việc nhóm, giao tiếp, tác phong công nghiệp và tránh
nhiệm, đạo đức nghề nghiệp. Không những tỷ lệ này ở mức
thấp, mà chất lượng còn không cao. Tính đến quý I/2017,
“số người thất nghiệp có trình độ đại học trở lên là 138,8
nghìn người, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm này là 2,79%.
Nhóm trình độ cao đẳng có 104,2 nghìn người thất nghiệp,
tỷ lệ thất nghiệp nhóm này là 6%. Nhóm trình độ trung cấp
có 83,2 nghìn người thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp là 3,08%”
[6]. Đây là những con số đáng lo ngại khi mà trên thực tế
các doanh nghiệp đang rất cần những lao động trình độ
XÃ HỘI
Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Tập 56 - Số 2 (4/2020) Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn 152
KINH TẾ P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619
cao ở bậc đại học và cao đẳng, bên cạnh đó, theo phản hồi
của các doanh nghiệp thì hầu hết các lao động sau khi
tuyển vào đều phải đào tạo lại. Thực tế này cũng phản ánh
một sự thật là giáo dục chuyên nghiệp của nước ta chưa
đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2017
- 2018, cả nước đã có tới 235 trường đại học, 441 trường cao
đẳng với tổng số sinh viên đại học là 1.730.000, tổng số
giảng viên năm học 2017-2018 là 87.682, trong đó số giảng
viên có trình độ tiến sĩ là 20.198, tỷ trọng giảng viên trình độ
Tiến sĩ/ tổng số giảng viên ở bậc Đại học là 14%, ở bậc Cao
đẳng chỉ có 2,7%. Số giảng viên có trình độ thạc sĩ là 39.002,
tỷ trọng giảng viên trình độ Thạc sĩ/ tổng số giảng viên ở bậc
Đại học là 47%, ở bậc Cao đẳng là 38%. Từ năm 1976 đến
2014, tổng số GS, PGS được công nhận ở nước ta là 11.097.
trong đó có 4.155 GS. Như vậy, chỉ xấp xỉ 1,2 GS hoặc PGS
trên 1 vạn dân (kể cả những GS, PGS đã mất hoặc nghỉ hưu),
không quá 5,6% giảng viên đại học là GS hoặc PGS [6]. Năm
2017 cả nước có 24.500 TS, trong đó có hơn 16.500 TS đang
làm việc trong các trường Đại học và Cao đẳng. Đồng thời
năm học 2016 - 2017, hệ thống các trường Đại học và Học
viện có quy mô đào tạo hơn 1.600 Nghiên cứu sinh. Số lượng
Tiến sỹ của Việt Nam so với các nước khu vực Đông Nam Á, ta
không thua kém, thậm chí còn cao hơn cả Thái Lan, Phi-li-
pin, nhưng số lượng công trình khoa học hàng năm được
công bố trên các tạp chí đạt chuẩn ISI/Scopus của Việt Nam
còn rất thấp. Chỉ tính năm 2016, Việt Nam có 3.814 bài báo
khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế thì Thái Lan
có 8.847 bài, Malaysia có 14.129 bài và Xin-ga-po có 14.120
bài. Việt Nam có số lượng GS, PGS, TS loại hàng đầu khối
ASEAN nhưng chưa có một trường đại học nào được xếp
hạng lọt top 300 châu Á, trong khi Xin-ga-po, Thái Lan, Ma-
lai-xi-a đã có hàng chục trường. Theo Bộ Khoa học và Công
nghệ, trong 5 năm (2006 - 2010) cả nước chỉ có khoảng 200
bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được cấp tại Cục Sở hữu trí
tuệ và chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ, trung
bình mỗi năm có một bằng sáng chế; riêng năm 2011, nước
ta không có bằng sáng chế nào được đăng ký tại đây. So
sánh với một số nước trong khu vực Đông Nam Á: Singapore
có 647 bằng sáng chế; Đứng thứ hai là Malaysia với 161 bằng
sáng chế; Thái Lan có 53 sáng chế. Philippines là một nước
trình độ phát triển tương đương nước ta là cũng có tới 27
bằng sáng chế [7].
Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) gần đây đưa ra báo cáo
"Sự sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai", theo báo cáo này,
hệ thống sản xuất trên toàn cầu sẽ phải biến đổi để thích
ứng với sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0, đồng
thời nó đưa ra các chỉ số nhằm đo lường về các yếu tố và
điều kiện cần thiết để chuyển đổi hệ thống sản xuất và
đánh giá sự sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai. Trong đó
bao gồm các chỉ số về Công nghệ và Đổi mới; Công nghệ
nền; Năng lực sáng tạo; Nguồn lực con người. Trong đó bộ
chỉ số về chất lượng nguồn nhân lực được xem là quan
trọng nhất, vì nó đánh giá khả năng đáp ứng của một quốc
gia trước những thay đổi của thị trường lao động gây ra bởi
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bằng cách xem xét
khả năng lực lượng lao động hiện tại cũng như khả năng
lâu dài để từ đó trau dồi các kỹ năng và phát triển tài năng
phù hợp với các công việc tương lai.
Bảng 1. Chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam năm 2018
Chỉ số Giá trị Xếp hạng
Lực lượng lao động hiện tại 70
Việc làm trong ngành chế biến - chế tạo. (% tổng dân số
trong độ tuổi lao động) 14,4 28
Việc làm thâm dụng tri thức (% tổng dân số trong độ tuổi
lao động) 10,8 81
Nữ giới trong lực lượng lao động. (% tổng dân số trong độ
tuổi lao động) 0,73 57
Số năm đi học trung bình (năm) 8 74
Sự sẵn có của các nhà khoa học và kỹ sư (điểm từ 1 đến 7) 3,8 70
Người dân có kĩ năng số (điểm từ 1 đến 7) 4 66
Lực lượng lao động tương lai 62
Di cư (di cư/100.000 dân) -2,2 62
Năng lực thu nhút và giữ chân người tài (điểm từ 1 đến 7) 3,5 44
Chất lượng các trường đại học 0 75
Chất lượng đào tạo toán và khoa học (điểm từ 1 đến 7) 3,7 68
Chất lượng đào tạo nghề (điểm từ 1 đến 7) 3,6 80
Số năm đi học kì vọng (năm) 12,6 79
Tỉ lệ học sinh/giáo viên của đào tạo tiểu học 19,2 62
Giảng dạy khuyến khích tư duy phản biện (điểm từ 1 đến 7) 3,2 63
Chính sách lao động năng động (điểm từ 1 đến 7) 3,4 50
Đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học (điểm từ 1 đến 7) 3,8 74
Tuyển dụng và sa thải (điểm từ 1 đến 7) 4 39
Nguồn: Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới
Cũng theo báo cáo này, Việt Nam xếp thứ 70/100 về
Nguồn lực con người. Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đánh
giá của chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay chỉ
đạt mức 3,39/10 điểm. Các tổ chức này nhận định, Việt Nam
thuộc nhóm các nước chưa thực sư ̣ sẵn sàng cho cách
mạng công nghiệp 4.0 [8].
Nền kinh tế phát triển dựa vào thâm dụng lao động sẽ
phải đối mặt với những thách thức to lớn mà cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 đem lại. Theo dự báo của các
chuyên gia, dưới tác động của những đột phá về công
nghệ từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong tương lai
không xa, các ngành, nghề dựa vào thâm dụng lao động
của Việt Nam sẽ có tỷ lệ thất nghiệp cao. Theo ước tính của
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), có đến 86% số lao động
trong các ngành dệt may và giày dép của Việt Nam có nguy
cơ cao mất việc làm. Ngoài ra, nhiều ngành khác cũng sẽ bị
ảnh hưởng trực tiếp, như nông nghiệp, kế toán, lắp ráp và
sửa chữa thiết bị,... Với một nguồn nhân lực dồi dào về số
lượng nhưng lại còn nhiều hạn chế về chất lượng, mô hình
tăng trưởng dựa vào đầu tư nước ngoài, thâm dụng lao
động và xuất khẩu nguyên liệu thô, sẽ là khó khăn lớn cho
Việt Nam khi đương đầu với nhưng thách thức mà cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại. Kết quả tất yếu sẽ là sự
tụt hậu về mọi mặt, khoảng cách công nghệ và tri thức nới
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 ECONOMICS - SOCIETY
Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn Vol. 56 - No. 2 (Apr 2020) ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 153
rộng hơn dẫn đến phân hóa xã hội sẽ sâu sắc hơn, suy giảm
sản xuất, kinh doanh; dư thừa lao động có kỹ năng và trình
độ thấp gây phá vỡ thị trường lao động truyền thống, ảnh
hưởng tới tình hình kinh tế xã hội đất nước; mất an toàn, an
ninh thông tin, xâm phạm bản quyền, thiếu hụt nguồn
nhân lực trình độ cao. Mặt khác có khả năng xuất hiện làn
sóng đẩy công nghệ lạc hậu từ các nước phát triển sang các
nước đang phát triển và chậm phát triển.
3. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
NHẰM BIẾN THÁCH THỨC CỦA CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP 4.0 THÀNH ĐỘNG LỰC CHO SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA ĐẤT NƯỚC
Để tận dụng những cơ hội và đương đầu với những
thách thức mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại,
chúng ta không còn con đường nào khác ngoài con đường
chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ thâm dụng lao động và
xuất khẩu nguyên liệu thô sang mô hình tăng trưởng dựa
trên thâm dụng tri thức và xuất khẩu công nghệ. Điều đó
đòi hỏi cần có giải pháp tổng thể với sự tham gia của Chính
phủ, các ban ngành đoàn thể và doanh nghiệp. Trong tổng
thể các giải pháp đó, hàng đầu là phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao. “Nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ
phận ưu tú nhất của nguồn nhân lực, có phẩm chất đạo
đức tốt, có tinh thần yêu nước, tình cảm dân tộc, ý chí tự lực
tự cường; có tác phong nghề nghiệp, có tính kỷ luật; có sức
khỏe tốt; có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao;
có kỹ năng lao động giỏi, có năng lực sáng tạo, đặc biệt là
khả năng thích ứng nhanh, đáp ứng được những yêu cầu
của thực tiễn; biết vận dụng những tri thức, kỹ năng đã
được đào tạo vào trong quá trình lao động sản xuất nhằm
đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cao” [7]. Đó là đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia,
quản trị doanh nghiệp giỏi, các nhà khoa học - công nghệ
tài năng. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là chìa
khóa giải quyết những thách thức mà cách mạng công
nghiệp 4.0 mang lại, cũng như để khẳng định vị thế của tri
thức và trí tuệ Việt Nam trên phạm vi quốc tế. Để phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao cần thực hiện đồng bộ một
số giải pháp sau đây:
Thứ nhất, xây dựng một chiến lược tổng thể về phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với các yêu cầu của cách
mạng công nghiệp 4.0. Mục tiêu của chiến lược phải được
xác định là phát triển nguồn lao động có thể làm việc cùng
những thiết bị máy móc ngày càng có năng lực, được kết
nối và thông minh hơn. Đồng thời, nó cũng ưu tiên khắc
phục mâu thuẫn giữa số lượng và chất lượng nguồn nhân
lực, tạo sự chuyển biến đột phá trong khu vực việc làm
thâm dụng tri thức. Chiến lược tổng thể phải đưa ra được
phương thức để đạt mục tiêu đề ra và có lộ trình thích hợp
để triển khai các phương thức đó sao cho hiệu quả nhất.
Với tư cách là một chiến lược tổng thể nó cần đưa ra được
những cơ chế, chính sách sát với thực tiễn đồng thời phải
có tính dự báo cao. Bởi vì trong bối cảnh sự phát triển
mạnh mẽ của công nghệ, thiếu đi yếu tố này sẽ gây ra lúng
túng, bị động, mất phương hướng trong việc xử lý các vấn
đề phát sinh khi không được dự báo, dẫn đến nguy cơ tụt
hậu xa hơn về mặt tri thức và công nghệ. Trong hoàn cảnh
nước ta là một quốc gia đang phát triển, với những hạn chế
nhất định về nguồn lực phát triển, chiến lược tổng thể này
cần định hướng phân bổ nguồn lực một cách hợp lý để đạt
được mục tiêu đã lựa chọn.
Thứ hai, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với các yêu cầu của
cách mạng công nghiệp 4.0. Trước hết cần hoàn thiện các
chính sách liên quan đến việc thu hút nguồn nhân lực chất
lượng cao. Mục tiêu là sự đãi ngộ theo tiêu chí tài năng và
hiệu quả đóng góp; tạo môi trường làm việc thuận lợi và cơ
hội thăng tiến để tạo động lực, kích thích sự sáng tạo và
hiệu quả. Bảo đảm đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất và
phương tiện làm việc, nghiên cứu cho những nhà khoa học,
những tài năng trẻ. Thường xuyên tôn vinh nhân tài đi kèm
cơ chế khuyến khích về lợi ích vật chất đối với những người
có cống hiến mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Hoàn thiện
chính sách phát triển thị trường nhân lực chất lượng cao;
thị trường khoa học - công nghệ, đồng thời xây dựng
khung pháp lý cho các ngành, nghề kinh doanh đang bắt
đầu nảy sinh từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Thứ ba, Nhà nước tăng cường hỗ trợ đầu tư vốn cho các
doanh nghiệp công nghệ liên quan đến các lĩnh vực của
cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh việc tạo ra cơ chế
chính sách hiệu quả, nhà nước cần tăng cường công tác
hỗ trợ vốn đầu tư, nhằm thúc đẩy hệ sinh thái khởi
nghiệp, phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khởi nghiệp
sáng tạo, kết nối cộng đồng khoa học và công nghệ người
Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng trong nước. Hỗ trợ
hình thành và phát triển các dự án khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo trong các trường đại học đào tạo về công nghệ
liên quan đến cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là
công nghệ thông tin. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong
nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ. Ưu tiên
tài trợ cho các tổ chức, cá nhân trong nước có công trình
khoa học - công nghệ xuất sắc.
Thứ tư, đổi mới giáo dục - đào tạo gắn với định hướng
cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là giải pháp quan trọng
nhất để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng
yêu cầu phát triển đất nước trước tác động của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0. Quan điểm chung là bám sát nhưng
tiêu chí có liên quan đến vấn đề phát triển nguồn lực con
người mà Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã công bố. Theo đó,
cần nâng cao chất lượng các trường đại học và nhanh
chóng chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng
đào tạo nghề, chất lượng đào tạo toán và khoa học. Đổi
mới giảng dạy ở các cấp học theo hướng khuyến khích tư
duy phản biện. Đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học cần
đi vào thực chất, bởi vì trong bối cảnh sự phát triển của
cách mạng công nghiệp 4.0, đây là công cụ giúp người lao
động có thể nhanh chóng cập nhật những tiến bộ của
công nghệ để bổ sung kỹ năng và kiến thức cho bản thân.
Muốn vậy, cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống giáo dục,
nhất là giáo dục đại học và dạy nghề theo chuẩn của khu
XÃ HỘI
Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Tập 56 - Số 2 (4/2020) Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn 154
KINH TẾ P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619
vực và quốc tế; gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và
ứng dụng công nghệ. Chú trọng phát triển ngành học về tự
động hóa, kỹ thuật số, năng lượng mới, vật liệu mới, công
nghệ sinh học và sự tích hợp giữa chúng. Đẩy mạnh xã hội
hóa, giao quyền tự chủ cho các trường; khuyến khích các
doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề. Đổi mới chương
trình đào tạo theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực.
Hoạt động giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục
- đào tạo, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để thu hút
các nhà giáo, nhà khoa học có tài năng và kinh nghiệm của
nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia quá
trình đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ tại các cơ
sở giáo dục đại học Việt Nam; tiếp tục gửi sinh viên Việt
Nam ra nước ngoài học tập, đào tạo, bồi dưỡng. Thực hiện
kết hợp giữa chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước với
huy động các nguồn lực xã hội; kêu gọi đầu tư nước ngoài,
thu hút các trường đại học, dạy nghề có đẳng cấp quốc tế
vào Việt Nam hoạt động.
4. KẾT LUẬN
Như vậy, để thích nghi với cách mạng công nghiệp 4.0,
chúng ta cần phải nhanh chóng chuyển đổi mô hình tăng
trưởng dựa vào thâm dụng lao động sang mô hình tăng
trưởng dựa trên thâm dụng tri thức. Muốn vậy, cần phải tập
trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, coi đây là
nhân tố đảm bảo thắng lợi trong việc biến những thách
thức của cách mạng công nghiệp 4.0, thành động lực cho
sự phát triển của đất nước trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Klaus Schwab, 2016. The Fourth Industrial Revolution.
[2]. Nguyễn Hồng Minh, 2016. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn
đề đặt ra đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Trang thông tin điện tử - Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, ngày 8-12-2016
[3]. Nguyễn Bích Lâm, 2018. Năng suất lao động của Việt Nam và giải pháp
chủ yếu thúc đẩy tăng năng suất lao động. Diễn đàn CEO 2018, Hà Nội, ngày
13/4/2018.
[4]. Tổng cục Thống kê, 2017. Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội
năm 2017.
[5]. Lê Hữu Lập, 2016. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Báo Nhân dân
điện tử, ngày 09/4/2016.
[6]. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2017. Bản tin thị trường lao động,
số 13, quý I/2017.
[7]. Nguyễn Phan Thu Hằng, 2016. Vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao
trong thúc đẩy sáng tạo và ứng dụng khoa học - công nghệ. Tạp phát triển KH &
CN, tập 19, số Q2 - 2016.
[8]. Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 2018. Báo cáo “Mức độ sẵn sàng cho tương lai
của sản xuất”.
AUTHORS INFORMATION
Vuong Minh Hoai, Nguyen Anh Tuan, Phan Thanh Hoai
Hanoi University of Industry
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_nguon_nhan_luc_chat_luong_cao_la_chia_khoa_giai_q.pdf