Kết luận
Sự phát triển nhanh chóng của Khu kinh tế
mở Chu Lai đã đặt các nhà đầu tư vào trong tình
trạng thiếu hụt nhân lực, cả về số lượng, cơ cấu
ngành nghề và chất lượng lao động. Bên cạnh đó,
những mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh Quảng Nam nói chung và Khu kinh
tế mở Chu Lai nói riêng và để đảm bảo cho thu hút
đầu tư và phát triển Khu kinh tế mở Chu Lai trong
thời gian tới đã đặt ra cho công tác phát triển
nguồn nhân lực không ít thách thức. Vì vậy, cần
phải xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh
nghiệp Khu kinh tế mở Chu Lai. Mặt khác, cũng
cần nhanh chóng thực hiện đồng bộ hàng loạt giải
pháp về tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực, cải
thiện điều kiện lao động, nâng cao chất lượng môi
trường làm việc, chế độ chính sách cho nguồn
nhân lực Trong đó, đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực đã và đang là nhu cầu cấp bách, là nhân
tố then chốt đối với sự hoạt động hiệu quả của các
doanh nghiệp Khu kinh tế mở Chu Lai. Để đáp
ứng tốt nhu cầu này, thực tế đòi hỏi cần sự cố
gắng, nỗ lực của các cơ sở đào tạo, cơ quan quản
lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương, của các
doanh nghiệp hoạt động trong Khu kinh tế mở Chu
Lai, cũng như cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa
các bên trong quá trình đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế mở chu lai đến năm 2020: Thực trạng và một số giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.3, NO.4 (2013)
26
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI ĐẾN
NĂM 2020: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
HUMAN RESOURCE DEVELOPMENT FOR CHULAI OPEN ECONOMIC ZONE UNTIL 2020:
THE CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS
Lê Thị Kim Oanh
Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng
Email: ltkoanh@dut.udn.vn
Trần Phan Anh Tuấn
TT Phát triển nguồn nhân lực CLC, tỉnh Quảng Nam
Email: pattk29@gmail.com
TÓM TẮT
Tỉnh Quảng Nam đang tập trung phát triển Khu kinh tế mở Chu Lai để cơ bản hình thành một vùng động lực
phát triển của cả tỉnh. Tuy nhiên nguồn nhân lực cung cấp cho các nhà đầu tư hiện chưa đáp ứng được cả về số
lượng, cơ cấu ngành nghề và chất lượng lao động. Yêu cầu cấp bách của việc đảm bảo cho thu hút đầu tư và phát
triển khu kinh tế mở Chu Lai trong thời gian tới nhằm thực hiện thành công những mục tiêu, phương hướng phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam nói chung và của khu kinh tế mở Chu Lai nói riêng đã đặt ra cho công tác phát
triển nguồn nhân lực tại đây không ít thách thức. Bài báo này khái quát thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong
khu kinh tế mở Chu Lai thời gian qua, đánh giá những thành công, và hạn chế để từ đó đề xuất một số giải pháp cơ
bản nhằm phát triển nguồn nhân lực cho Khu kinh tế mở Chu Lai từ nay đến 2020.
Từ khóa: nguồn nhân lực; động lực phát triển; người lao động; khu kinh tế mở; Chu Lai.
ABSTRACT
Quangnam province has been focusing on developing Chulai open economic zone in order to create a strong
development motive for the province. However, human resource in this area has not yet met the investors’
requirements in terms of quantity, quality and job specialization so far. Urgent needs of attracting more investment to
boot the development of Chulai open economic zone in the coming time in accordance to the orientation and
objectives of socio-economic development plans of Quangnam province in general and of Chulai open economic zone
in particular has been introducing many challenges to human resource development. This paper therefore aims to
review the current situation of human resource development in Chulai open economic zone in order to point out
successes and limitations, and then to recommend some strategic solutions for human resource development of
Chulai open economic zone until the year 2020.
Key words: human resource; development motive; employees; open economic zone; Chulai.
Đặt vấn đề
Cùng với xu hướng phát triển chung của đất
nước, tỉnh Quảng Nam đang tập trung đầu tư xây
dựng và phát triển Khu kinh tế mở Chu Lai đến
năm 2020 trở thành khu vực phát triển năng động,
một trung tâm công nghiệp – du lịch, dịch vụ của
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và là động lực
thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
khu vực miền Trung và cả nước. Tuy nhiên, tình
hình về nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có
chất lượng cao nhằm đáp ứng cho sự phát triển của
Khu kinh tế mở Chu Lai đang gặp khó khăn. Bên
cạnh đó, so với yêu cầu của phát triển kinh tế và
hội nhập thì phát triển nguồn nhân lực trong Khu
kinh tế mở Chu Lai còn nhiều bất cập: chất lượng
nguồn nhân lực còn chưa cao so với đòi hỏi của sự
phát triển Khu kinh tế mở, cơ cấu nguồn nhân lực
còn thiếu cân đối; cơ chế, chính sách sử dụng, sắp
xếp, bố trí nguồn nhân lực còn chưa phù hợp. Vì
vậy, vấn đề xây dựng chiến lược phát triển nguồn
nhân lực và việc tổ chức thực hiện chiến lược ấy là
một vấn đề hết sức cấp thiết, có ý nghĩa vô cùng
quan trọng.
Bài báo này trình bày kết quả khảo sát tình
hình phát triển nguồn nhân lực trong Khu kinh tế
mở Chu Lai trong giai đoạn 2008 - 2012, từ đó
đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển
nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của Khu
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 3, SỐ 4 (2013)
27
kinh tế mở Chu Lai trong giai đoạn từ nay đến
năm 2020.
Tình hình phát triển nguồn nhân lực của Khu
kinh tế mở Chu Lai giai đoạn 2006 - 2010
Phát triển về số lượng
Khu kinh tế mở Chu Lai là một đầu mối thu
hút một lực lượng lao động đông đảo, với hơn
11.000 lao động tính đến năm 2012. Tốc độ tăng
trưởng lao động bình quân hàng năm trong Khu
kinh tế mở Chu Lai là 134,34%, đạt tỷ lệ cao nhất
vào năm 2008 là 202% và gấp đôi so với tốc độ
tăng lao động của cả tỉnh Quảng Nam. Một đặc
điểm rất quan trọng của nguồn lao động đến làm
việc trong Khu kinh tế mở Chu Lai chủ yếu là của
huyện Núi Thành và thành phố Tam Kỳ chiếm
90% tổng số nhu cầu về lao động, trong đó lao
động phổ thông chiếm đa số. Số lao động còn lại
đến từ các tỉnh lân cận như Quảng Ngãi và Đà
Nẵng, một số ít lao động đến từ thành phố Hồ Chí
Minh (đa phần là các chuyên gia và bộ phận quản
lý cấp cao).
Bảng 1. Thống kê việc làm giai đoạn 2006 – 2010
Năm
Tỉnh Quảng Nam Khu KTM Chu Lai
Tổng số
lao động
làm việc
(người)
Tốc độ
tăng
(%)
Tổng số
lao động
làm việc
(người)
Tốc độ
tăng (%)
2006 773843 - 2256 -
2007 789298 101.99 2462 109.13
2008 812785 102.97 4992 202.76
2009 830741 102.2 7395 148.14
2010 846895 101.94 9890 133.73
(Nguồn: Cục Thống kê Quảng Nam)
Tình hình chất lượng nguồn nhân lực
* Trình độ học vấn: trình độ học vấn phổ
thông của lực lượng lao động làm việc trong
KKTM Chu Lai được nâng cao trong thời gian
qua, được thể hiện ở tỷ trọng học vấn ở trình độ
thấp giảm, đồng thời tỷ trọng học vấn có trình
độ ở bậc trung bình trở lên trong hệ thống giáo
dục phổ thông tăng lên.
Bảng 2. Trình độ học vấn của lao động
Trình
độ
học
vấn
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số
lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Chưa
TN
tiểu
học
200 4,0 214 2,9 197 1,9
Tốt
nghiệp
tiểu
học
210 4,2 298 3,5 267 2,7
Tốt
nghiệp
THCS
1.048 21,0 1.597 21,6 2.216 22,4
Tốt
nghiệp
PTTH
3.534 70,8 5.324 72,0 7.219 73,0
Tổng
số
4.992 100 7.395 100 9.890 100
(Nguồn: Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai)
* Trình độ chuyên môn kỹ thuật: Nhìn
chung trình độ chuyên môn của lực lượng lao
động ở Khu kinh tế mở Chu Lai những năm gần
đây đã được cải thiện đáng kể. Năm 2008, số lao
động phổ thông là 3.380 lao động chiếm tỷ trọng
67,7%, đến năm 2012 số lao động phổ thông là
6.333 lao động chiếm tỷ trọng là 56,9%, tăng
2.953 lao động và giảm 10,8% về tỷ trọng. Số lao
động có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật
cũng tăng lên đáng kể về tỷ trọng cũng như quy
mô lao động. Đối với lao động có trình độ cao
đẳng trở lên, năm 2008 là 364 lao động chiếm tỷ
trọng là 7,3%, đến năm 2012 là 1.324 lao động
chiếm tỷ trọng là 11,9%, tăng 960 lao động và
tăng 4,6% về tỷ trọng. Tuy nhiên, lượng lao động
phổ thông qua các năm đều có quy mô và tỷ trọng
lớn, phần lớn số lao động này là con em các gia
đình thuộc diện giải tỏa, học vấn thấp, chưa được
đào tạo bài bản, chưa quen với tác phong làm
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.3, NO.4 (2013)
28
việc công nghiệp, chưa có sự hiểu biết căn bản
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Bên
cạnh đó, sự gia tăng của lực lượng lao động qua
đào tạo so với yêu cầu thực tế là quá thấp. Năm
2012, lực lượng lao động qua đào tạo chỉ chiếm
43,1%, trong đó số lao động có trình độ cao đẳng
trở lên chỉ chiếm 11,9%.
Bảng 3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động
Trình
độ
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Cao
đẳng
trở lên
364 7,3 576 7,8 1.048 10,6
Trung
cấp
599 12 1.035 14 1.474 15,9
Công
nhân
KT
649 13 978 13,2 1.354 13,7
LĐ
phổ
thông
3.380 67,7 4.806 65 5.912 59,8
Tổng
số
4.992 100 7.395 100 9.890 100
(Nguồn: Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai)
Đặc điểm cơ cấu nguồn nhân lực
* Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi: Khu
kinh tế mở Chu Lai thu hút được nhiều lực lượng
lao động trẻ chiếm 80% lực lượng lao động, trong
đó lực lượng lao động từ 15 – 24 tuổi chiếm
42,4%; từ 25 – 34 tuổi chiếm 38,6% và 35 – 44
tuổi chiếm 9,2%. Lực lượng lao động trẻ có lợi thế
về sức khỏe, tính năng động, tiềm năng sáng tạo,
có trình độ văn hóa, có khả năng tiếp thu khoa học
công nghệ tiên tiến. Đây là một lợi thế trong việc
thực hiện công tác đào tạo và phát triển nhằm tăng
cường chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu
trước mắt cũng như lâu dài.
Hình 1. Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi
* Cơ cấu lao động theo giới tính: Cơ cấu
lao động theo giới tính cho phép đánh giá những
năng lực của nguồn nhân lực để từ đó đào tạo và
bố trí công việc phù hợp với đặc điểm của từng
giới tính. Lực lượng lao động nữ chiếm tỷ trọng
32,56% trong tổng số lao động tập trung chủ yếu ở
các doanh nghiệp ngành may mặc, giày da và chế
biến thủy sản. Tỷ lệ lao động nam chiếm 67,44%
chủ yếu tập trung tại các doanh nghiệp sản xuất ô
tô, điện tử và xây dựng.
* Cơ cấu lao động theo ngành nghề: Ngành nghề
tham gia cũng khá đa dạng từ may công nghiệp, điện
tử, thủ công mỹ nghệ đến cơ khí lắp ráp... trong đó
nhiều nhất là ngành cơ khí. Riêng Công ty cổ phần
Ôtô Trường Hải đã sử dụng liên tục gần 4.000 lao
động ngành cơ khí, gò hàn và với nhu cầu mở rộng
hiện tại của Công ty chắc chắn lực lượng lao động
tham gia sẽ gia tăng rất nhiều.
Hình 2. Cơ cấu lao động theo ngành nghề tại KKTM
Chu Lai
Đánh giá tình hình phát triển nguồn nhân lực ở
Khu kinh tế mở Chu Lai
Về thu hút và tuyển dụng nhân lực
Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp, hiện
nay công tác tuyển dụng lao động đang gặp nhiều
khó khăn, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển người ở
nhiều vị trí từ: quản lý cán bộ cao cấp, hành chính
văn phòng, cho đến công nhân sản xuất, nhưng
không tìm được người phù hợp kể cả số lượng
không đáp ứng nhu cầu, đặc biệt theo các doanh
42.4
38.6
9.2
9.8
15 - 24 tuổi
25 - 34 tuổi
35 - 44 tuổi
Trên 45 tuổi
38.47
18.49
13.96
11.52
8.64
3.59 2.9 2.41
CN cơ khí Hóa silicat, sản xuất VLXD
Chế biến gỗ May mặc, giày da
Điện – Điện tử Chế biến thủy sản
Dịch vụ Khác
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 3, SỐ 4 (2013)
29
nghiệp tình trạng khan hiếm lao động và “việc chờ
người” trong những năm gần đây trở nên khá phổ
biến trên thị trường lao động tại Quảng Nam.
Về hoạt động đào tạo nguồn nhân lực
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực trong thời gian qua bước đầu đã đáp ứng nhu
cầu lao động cho các doanh nghiệp đang hoạt động
tại Khu kinh tế mở Chu Lai, tạo nên những bước
chuyển đáng kể cho sự phát triển của Khu kinh tế,
giải quyết nhu cầu lao động tại chỗ và tạo việc làm
ổn định người lao động địa phương, những người
lao động trong các gia đình thuộc diện di dời giải
toả để phục vụ cho các dự án đầu tư phát triển, giải
quyết được các vấn đề an sinh xã hội trên địa bàn
Khu kinh tế mở Chu Lai.
Tuy vậy, so với mục tiêu và yêu cầu phát
triển của Khu kinh tế mở Chu Lai thì công tác đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực trong những năm
qua còn quá khiêm tốn, các mâu thuẫn lớn chưa
được quan tâm giải quyết như: việc tổ chức đào
nghề của các cơ sở đào tạo chức thật sự gắn kết và
bám sát vào định hướng phát triển của Khu kinh tế
mở Chu Lai, từ đó dẫn đến tình trạng mất cân đối
giữa ngành nghề được đào tạo và nhu cầu lao
động; sinh viên được đào tạo ra tại các cơ sở dạy
nghề không đáp ứng yêu cầu của các doanh
nghiệp; quan hệ hợp tác giữa Khu kinh tế mở Chu
Lai và các cơ sở đào tạo dường như còn theo
hướng "mạnh ai nấy làm", chưa thật sự gắn kết.
Theo Báo cáo PCI năm 2010, tỷ lệ các doanh
nghiệp hài lòng với chất lượng lao động tại Quảng
Nam là 70,64%, Quảng Ngãi là 71,3% và Đà Nẵng
là 81,82%.
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho Khu
kinh tế mở Chu Lai giai đoạn từ nay đến 2020
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực
cho Khu kinh tế mở Chu Lai
Cần sớm xây dựng và thực hiện chiến lược
phát triển nguồn nhân lực cho Quảng Nam nói
chung và Khu kinh tế mở Chu Lai nói riêng. Việc
xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho
Khu kinh tế mở Chu Lai phải đảm bảo mối quan
hệ gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh Quảng Nam và bám sát với mục tiêu phát
triển khu kinh tế mở Chu Lai, cụ thể là “xây dựng
và phát triển Khu kinh tế mở Chu Lai đến năm
2020 là một khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa
lĩnh vực, trọng tâm là phát triển công nghiệp cơ
khí chế tạo và ngành công nghiệp, sử dụng công
nghệ cao, khu thương mại tự do Chu Lai gắn với
cảng Kỳ Hà và sân bay Quốc tế Chu Lai, khu du
lịch dịch vụ cao cấp ven biển, khu đào tạo quốc tế,
khu công nghệ cao và các loại hình dịch vụ tài
chính, ngân hàng, gắn với kết cấu hạ tầng kỹ
thuật hiện đại, hệ thống cơ chế chính sách ổn định
lâu dài; tạo việc làm, thúc đẩy đào tạo và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực” [1].
Vấn đề cơ bản có tính chiến lược trong phát
triển nguồn nhân lực là phải nâng cao tỷ lệ lao động
qua đào tạo, đặc biệt chú trọng đào tạo nghề, đảm
bảo cơ cấu đào tạo hợp lý giữa đại học, cao đẳng trở
lên so với trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề,
đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với
tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề
nghiệp, phẩm chất và năng lực phù hợp với yêu cầu
của một nền kinh tế trí thức ở Việt Nam: có lòng
yêu nước, có trình độ dân trí, văn hóa, kỹ thuật,
công nghệ và tay nghề cao; có tác phong công
nghiệp và đạo đức, lối sống lành mạnh, hướng tới
mục tiêu cụ thể đã được chính phủ xác định là đến
năm 2015 thu hút khoảng 50 – 51 nghìn lao động và
vào năm 2020 là 160 – 170 nghìn lao động. Đến
năm 2015, tỷ lệ lao động có trình độ từ công nhân
kỹ thuật trở lên chiếm 35% - 40% so với tổng số lao
động của Khu kinh tế mở Chu Lai và phấn đấu đến
năm 2020 tỷ lệ này đạt từ 60% - 65% [1], [3].
Chính vì vậy, trong chiến lược cần xác định
rõ mục tiêu, quan điểm, các hoạt động nhằm nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế, xác định rõ trách nhiệm của
Ban Quản lý dự án Khu kinh tế mở Chu Lai, của
các sở ban ngành và các cơ sở đào tạo.
Hoàn thiện công tác tuyển dụng
Nên thành lập Trung tâm dự báo về nhu cầu
lao động và Trung tâm này chủ trì phối hợp với
các sở, ban, ngành có liên quan, các trường dạy
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.3, NO.4 (2013)
30
nghề và các doanh nghiệp đang hoạt động đầu tư
trên địa bàn xây dựng kế hoạch đào tạo và phát
triển nghề cho từng giai đoạn cụ thể. Trong đó,
công tác dự báo phải được chú trọng hàng đầu
nhằm xác định quy mô và nhu cầu nguồn nhân lực,
tránh tình trạng đào tạo tràn lan, gây lãng phí lớn
về thời gian và kinh phí.
Các doanh nghiệp nên xây dựng một bộ
phận chuyên trách về tuyển dụng lao động và làm
việc trực tiếp với các trung tâm giới thiệu việc làm
ở trong và ngoài tỉnh Quảng Nam. Các doanh
nghiệp trong Khu kinh tế mở Chu Lai cần thực
hiện việc tuyển dụng nhân lực theo nhu cầu công
việc: dựa trên cơ sở các qui chế, chính sách về
tuyển dụng lao động, qui định về tiêu chuẩn nhân
viên của nhà nước, của ngành để xây dựng các qui
định, chính sách và tiêu chuẩn tuyển dụng phù hợp
với điều kiện thực tế của doanh nghiệp.
Đầu tư phát triển công tác đào tạo, bồi dưỡng
nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Để tạo đột phá phát triển nguồn nhân lực cần
tập trung xây dựng quy hoạch đào tạo phát triển
nguồn nhân lực toàn tỉnh; đầu tư hệ thống mạng
lưới giáo dục, dạy nghề; đa dạng hóa các loại hình
đào tạo; tăng cường đầu tư về đội ngũ cán bộ và cơ
sở nghiên cứu, thiết bị để từng bước nâng cao năng
lực đào tạo và cung ứng nhu cầu lao động. Phương
hướng đào tạo nguồn nhân lực chú ý cả số lượng,
chất lượng ngày càng cao để tạo lợi thế cạnh tranh.
Đặc biệt cần sớm đầu tư xây dựng hệ thống các
trường nghề để cải thiện nhanh chất lượng lao động
hiện tại. Đồng thời, cần chú trọng thực hiện một số
giải pháp, cụ thể là: (1) Nâng cao tính chủ động
trong công tác đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ và nhân
rộng mô hình đào tạo tại doanh nghiệp; tăng cường
sự liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp với nhà
trường và các cơ sở đào tạo nhằm phát triển mô
hình đào tạo tại các doanh nghiệp theo đơn đặt
hàng; (2) Tăng cường năng lực đào tạo của hệ thống
các cơ sở đào tạo; (3) Thành lập quỹ đào tạo, bồi
dưỡng và phát triển nguồn nhân lực và mở rộng hợp
tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực cho Khu
kinh tế mở Chu Lai.
Nâng cao sức khỏe cho người lao động
Đảm bảo thực hiện tốt việc nộp bảo hiểm y
tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động. Việc nộp
các loại bảo hiểm này giúp người lao động yên
tâm làm việc, có khả năng khám chưa bệnh thường
xuyên, khắc phục được tình trạng bệnh nghề
nghiệp hay các vấn đề liên quan đến sức khỏe.
Doanh nghiệp thực hiện tốt công tác này không
những mang ý nghĩa nhân văn thể hiện đạo đức
kinh doanh và trách nhiệm xã hội của đơn vị, mà
đồng thời về lâu dài giúp công ty đỡ tốn kém chi
phí tuyển nhân viên và nâng cao năng suất lao
động do người lao động có sức khỏe tốt.
Phát triển hệ thống các trạm y tế của doanh
nghiệp một cách phù hợp. Hiện tại, thường các
doanh nghiệp lớn mới có đủ điều kiện tài chính để
thành lập các trạm y tế do chi phí khá tốn kém. Để
khắc phục tình trạng này các doanh nghiệp nhỏ có
thể liên kết với một số các doanh nghiệp phụ cận
hoặc các trạm y tế xã, phường, các cơ sở y tế nhỏ
gần đó để cùng nhau đầu tư trang thiết bị cơ sở vật
chất phục vụ cho việc khám chữa bệnh cho công
nhân viên, đặc biệt với những ngành độc hại như
hoá chất, sản xuất vật liệu xây dựng... nhằm phát
hiện kịp thời các bệnh liên quan đến nghề nghiệp,
đồng thời đánh giá được tình trạng sức khỏe của
công nhân viên trong công ty để có cơ sở thực hiện
việc sắp xếp lao động hợp lý. Các doanh nghiệp
cần thực hiện khám sức khoẻ định kỳ kết hợp với
xây dựng chế độ nghỉ dưỡng hợp lí cho người lao
động. Vấn đề chấp hành nghiêm chỉnh các quy
định về an toàn vệ sinh lao động và phòng chống
cháy nổ cần được quán triệt ở tất cả các doanh
nghiệp, và các đơn vị phải có kế hoạch tiến hành
tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo hộ lao
động cho công nhân viên.
Cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất
lượng môi trường làm việc trong Khu kinh tế mở
Chu Lai
Các doanh nghiệp nên chú trọng xây dựng
môi trường “văn hoá doanh nghiệp”, tạo ra những
dấu ấn đặc trưng cho doanh nghiệp như tính dân
chủ, ý thức tập thể, sự quan tâm và có ý thức trách
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 3, SỐ 4 (2013)
31
nhiệm với nhau trong công việc. Xây dựng nội qui,
qui trình, nguyên tắc làm việc trong doanh nghiệp
trong đó cần ghi nhận những lợi ích mà nhân viên
đóng góp cho doanh nghiệp. Điều đó góp phần tạo
nên bầu không khí thân thiện, chan hòa, làm cho
người lao động hiểu biết và thông cảm với nhau,
cảm thấy mình được tôn trọng, được đối xử bình
đẳng, từ đó làm họ tự tin, phấn chấn, coi doanh
nghiệp như một gia đình lớn mong muốn đóng góp
nhiều hơn cho sự phồn vinh của doanh nghiệp.
Kết luận
Sự phát triển nhanh chóng của Khu kinh tế
mở Chu Lai đã đặt các nhà đầu tư vào trong tình
trạng thiếu hụt nhân lực, cả về số lượng, cơ cấu
ngành nghề và chất lượng lao động. Bên cạnh đó,
những mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh Quảng Nam nói chung và Khu kinh
tế mở Chu Lai nói riêng và để đảm bảo cho thu hút
đầu tư và phát triển Khu kinh tế mở Chu Lai trong
thời gian tới đã đặt ra cho công tác phát triển
nguồn nhân lực không ít thách thức. Vì vậy, cần
phải xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh
nghiệp Khu kinh tế mở Chu Lai. Mặt khác, cũng
cần nhanh chóng thực hiện đồng bộ hàng loạt giải
pháp về tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực, cải
thiện điều kiện lao động, nâng cao chất lượng môi
trường làm việc, chế độ chính sách cho nguồn
nhân lực Trong đó, đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực đã và đang là nhu cầu cấp bách, là nhân
tố then chốt đối với sự hoạt động hiệu quả của các
doanh nghiệp Khu kinh tế mở Chu Lai. Để đáp
ứng tốt nhu cầu này, thực tế đòi hỏi cần sự cố
gắng, nỗ lực của các cơ sở đào tạo, cơ quan quản
lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương, của các
doanh nghiệp hoạt động trong Khu kinh tế mở Chu
Lai, cũng như cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa
các bên trong quá trình đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quyết định số 1522/QĐ – BKH ngày 16/10/2009 về “Phê duyệt Quy hoạch
thổng thể phát triển kinh tế xã hội Khu Kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam đến năm 2020”, Hà
Nội.
[2] Ban Kinh tế Tạp chí Cộng sản (2010), “Khu kinh tế mở Chu Lai - 6 năm xây dựng, phát triển và
những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, số 112, 1/2010, tr. 32-36.
[3] Trịnh Sơn (2010), “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Khu kinh tế mở Chu Lai đến năm
2020”, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, số 112, 1/2010, tr.37-46
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_nguon_nhan_luc_cho_khu_kinh_te_mo_chu_lai_den_nam.pdf