Phát triển nông nghiệp với giảm đói nghèo ở Việt Nam

Nhằm đẩy nhanh tiến trình thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ quan trọng đầu tiên là xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói ở nước ta, trong chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta, những vấn đề chủ yếu cần được quan tâm như sau: - Hướng đi hiệu quả trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và có thể tạo nên một động lực thúc đẩy khu vực nông thôn phát triển là đẩy mạnh các hoạt động phi nông nghiệp. Phát triển công nghiệp chế biến, đa dạng hóa cơ cấu sản xuất kinh doanh nhằm phân công lại lao động nông thôn, tạo điều kiện cho việc định cư ổn định, giảm bớt sức ép di dân tự do. - Củng cố và hoàn thiện hơn nữa hệ thống dịch vụ kỹ thuật hiện có đối với các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản. Khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình bằng các chính sách ưu đãi như cho vay vốn, phổ biến các dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất hàng hoá, nhất là ở các vùng khó khăn. - Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đặc biệt chú trọng đến các vùng khó khăn, phát triển các công trình thủy lợi nhằm tăng diện tích được tưới tiêu chủ động. Tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội của người dân, trong đó lưu tâm đến vấn đề cung cấp nước sạch cho người dân và vật nuôi ở những vùng dân cư nghèo, giảm tỷ lệ mắc các dịch bệnh ở những vùng âu, vùng xa. - Phát triển các ngành nghề và doanh nghiệp phi nông nghiệp ở nông thôn. Chủ động quy hoạch và xây dựng các cụm làng nghề, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung ở vùng nông thôn để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân và bộ mặt nông thôn nước ta. ðồng thời, cần có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các ngành nghề này gây ra, đảm bảo sự phát triển bền vững phù hợp với xu thế hiện nay của thế giới.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển nông nghiệp với giảm đói nghèo ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý 153 PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VỚI GIẢM ðÓI NGHÈO Ở VIỆT NAM NGUYỄN THỊ SƠN Khoa ðịa lý, Trường ðHSP Hà Nội I. ðẶT VẤN ðỀ Trong vòng 20 năm qua, từ sau ðại hội ñại biểu toàn quốc của ðảng lần thứ VI, nền kinh tế Việt Nam ñă từng bước chuyển ñổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường theo ñịnh hướng xă hội chủ nghĩa. Nền kinh tế tăng trưởng với tốc ñộ cao và tương ñối ổn ñịnh. Tốc ñộ tăng trưởng GDP thời kỳ 1986 - 1990 ñạt 4,8%, GDP năm 2000 ñă gấp hơn 2 lần so với năm 1990. Tốc ñộ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm 2001 - 2005 ñạt 7,5%/năm riêng năm 2005 ñạt mức tăng trưởng cao nhất, 8,4%. Vào ñầu thế kỷ này, Việt Nam vẫn là nuớc có nền kinh tế dựa vào nông nghiệp với trên 60% lực lượng lao ñộng tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Ở nước ta, khoảng gần 75% tổng dân số ñang sống ở các vùng thôn quê, các hoạt ñộng nông nghiệp và nông thôn sẽ tiếp tục ñóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra thu nhập và giảm nghèo trong các thập kỷ tới. ðể ñạt ñược mục tiêu giảm nghèo ở khu vực nông thôn, cần phải dựa trên phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững là quá trình ña chiều, trong ñó bao gồm sự tăng trưởng bền vững, tính bền vững của chuỗi lương thực - việc ñảm bảo an ninh lương thực và nâng cao phúc lợi xã hội cho nhân dân, giảm tỷ lệ ñói nghèo. Các kết quả ñạt ñược những năm qua là rất khả quan và nhờ những chính sách ưu tiên cho lĩnh vực này của ðảng và Nhà nước. Tuy vậy, vẫn còn những thách thức trong bước ñường phát triển nông thôn thời gian tới cần ñược nhận rõ ñể có các giải pháp phù hợp với xu hướng phát triển bền vững và công bằng xã hội. II. THÀNH TỰU TRONG NÔNG NGHIỆP NHỮNG NĂM QUA 1. Tăng trưởng GDP khá ổn ñịnh Phát triển nông nghiệp và nông thôn luôn ñược coi là một trong những mục tiêu trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Nền kinh tế nước ta từ sau ðại hội ñại biểu toàn quốc của ðảng lần thứ VI ñã có những chuyển biến ñáng kể. Trong ñó những thành tựu về phát triển nông nghiệp và cải thiện bộ mặt nông thôn những năm qua rất nổi bật. Ngành nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản) ñã giữ tốc ñộ tăng trưởng ñều ñặn ở mức trung bình 4.1%/năm - một thành tựu nổi bật trong các nước ñang phát triển (Bảng 1). Cùng với thành tựu tăng trưởng cao của nền kinh tế nói chung, có thể nói năm 2005 là năm thành công của nông nghiệp Việt Nam với tốc ñộ tăng trưởng ñạt 5,2%. Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển 154 Bảng 1. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và tốc ñộ tăng trưởng, 2000 - 2005 2000 2001 2002 2003 2004 2005 (ước) Giá trị sản xuất (giá cố ñịnh 1994) (tỷ ñồng) 112.111,7 114.989,5 122.150,0 127.651,1 133.046,0 139.964,4 Tăng trưởng (%) 4,6 3,0 4,2 3,6 3,5 5,2 Tỷ trọng ngành nông nghiệp (gồm cả lâm nghiệp và thủy sản) tuy có xu hướng giảm trong cơ cấu nền kinh tế nói chung, từ 24,5% năm 2000 xuống 21,5% năm 2004. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong giai ñoạn ñầu của thời kỳ ñổi mới ñã theo chiều hướng tích cực là giảm dần tỷ trọng nông, lâm, thủy sản. Mặc dù ñã có sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu GDP nói chung và trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp nói riêng, phù hợp với quá trình hiện ñại hóa nền kinh tế. Song, tỷ trọng này vẫn còn khá cao so với một số nước trong khu vực (Hàn Quốc, Thái Lan, Philippin, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỷ trọng lần lượt là 3%, 10% và 14% năm 2004). Như vậy, có thể nói trong giai ñoạn hiện nay, các hoạt ñộng nông nghiệp vẫn là ñộng lực quan trọng ñể phát triển nông thôn ở nước ta, ñặc biệt góp phần ñáng kể vào quá trình xóa ñói nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống ở các vùng nông thôn. 2 0 0 0 2 0 0 1 2 0 0 2 2 0 0 3 2 0 0 4 0 5 10 15 20 25 % Năm Hàn Quốc Thái Lan Philippines Việt Nam Hình 1. Tỷ trọng nông lâm thủy sản trong cơ cấu GDP (%) 2. Chuyển ñổi sang nền nông nghiệp hàng hóa Tăng trưởng nhanh và ổn ñịnh của nền nông nghiệp Việt Nam là kết quả của sự chuyển ñổi quan trọng trong ngành nông nghiệp Việt Nam trong thập kỷ qua - việc chuyển ñổi nhanh chóng từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp sang sản xuất thương mại và theo hướng xuất khẩu. Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý 155 Trong nông nghiệp, nhiều mặt hàng xuất khẩu ñã ñựợc giữ vững và tăng lên về sản lượng và giá trị. Giá trị xuất khẩu nông nghiệp (gồm cả chăn nuôi và thủy sản) tăng từ 1,15 tỷ ñô la vào năm 1990 lên 6,95 tỷ ñô la năm 2004 (tăng 504% hay 36%/năm). Trong ñó, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng với tốc ñộ khá cao. Xuất khẩu gạo tăng từ 1,6 triệu tấn năm 1990 lên 5,2 triệu tấn năm 2005 - tăng trung bình 15%/năm. Giai ñoạn 1990-2004, tốc ñộ tăng trung bình/năm về giá trị xuất khẩu của cao su là 33%/năm, cà phê tăng 41%/năm, và xuất khẩu thủy sản tăng 64.5%/năm. Từ ñầu những năm 2000 ñến nay, xuất khẩu nông nghiệp tuy có giảm tỷ trọng trong cơ cấu hàng xuất khẩu, song vẫn giữ vai trò quan trọng trong tổng xuất khẩu quốc gia, chiếm 26,2% tổng giá trị xuất khẩu cả nước năm 2004. Bảng 2. Giá trị xuất khẩu nông-lâm-thủy sản của Việt Nam ðơn vị tính 1990 2004 Tổng giá trị xuất khẩu N-L-NN Triệu ñô la 1.149 6.951,2 Hàng nông sản Triệu ñô la 783,2 4.550 Lâm nghiệp Triệu ñô la 126,5 - Thủy sản Triệu ñô la 239,1 2.401,2 Nguồn: Số liệu thống kê, 2005 3. ða dạng hóa nền nông nghiệp cả trong sản xuất và hình thức sở hữu Trong thập kỷ qua, Việt Nam ñã ñạt ñược sự tăng trưởng cao trong ngành nông nghiệp. ðó là kết quả của việc thực hiện ña dạng hóa theo hướng sản xuất các hàng hóa có giá trị cao hơn. Tiểu ngành trồng trọt vẫn chiếm vị thế quan trọng nhất, chiếm hơn 60% tổng giá trị sản lượng toàn ngành, tiếp theo là tiểu ngành thủy sản (18%) và tiểu ngành chăn nuôi (14%). Trong tiểu ngành trồng trọt, diện tích trồng cây lâu năm ñã tăng ñáng kể (9,7%/năm trong khoảng 10 năm gần ñây), ñặc biệt là các trang trại cà phê, cao su, và hạt ñiều ở Tây nguyên và ðông Nam Bộ cũng như cây ăn quả ở ðồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Diện tích trồng lúa ñã giảm khoảng 300.000 ha và có sự chuyển ñổi ñáng kể sang sản xuất lúa gạo chất lượng cao. Trong tiểu ngành chăn nuôi, việc ña dạng hóa sang chăn nuôi lợn và gia cầm quy mô nhỏ tăng ñáng kể (5,5% và 6,7%/năm tương ứng) và ñã cung cấp các nguồn thu nhập quan trọng thêm cho các nông hộ. Trong tiểu ngành thủy sản, sự tăng trưởng mạnh của nuôi trồng thủy sản ở các vùng ven biển (15%/năm) ñã phản ánh xu hướng rõ hơn về ña dạng hóa ñể phục vụ xuất khẩu. Tiểu ngành lâm nghiệp sự tăng trưởng còn chậm và chưa ổn ñịnh, chiếm vị trí khiêm tốn nhất (dưới 5%) do phần lớn các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, trong khi diện tích rừng ở nước ta ñang bị suy giảm. Hơn nữa, vấn ñề môi trường trở nên cấp bách khiến ngành này tập trung ưu tiên vào việc tu bổ, phục hồi và tái tạo rừng cho mục tiêu phát triển bền vững. Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển 156 ða dạng hóa diễn ra ngày càng phổ biến ở nhiều vùng, trong ñó rõ rệt hơn là ở các vùng miền núi. Nông hộ ñã có xu hướng mở rộng sang nhiều hoạt ñộng nông nghiệp và phi nông nghiệp khác nhau, tạo thêm nguồn thu nhập khác nhau cho hầu hết hộ nông dân và tăng thu nhập nhờ kết quả của sự chuyên môn hóa sản xuất ở các hộ khá, có ñiều kiện ñầu tư vào các trang trại của mình. Sự ña dạng hóa sản xuất là nhờ chính sách khuyến khích các hình thức sở hữu trong nông nghiệp. Trong ñó, hình thức tổ chức sản xuất theo hộ gia ñình với việc hình thành các trang trại tạo nên những chuyển biến ñáng kể về hiệu quả sản xuất nông nghiệp. 4. ðảm bảo an ninh lương thực quốc gia ðây là lĩnh vực ñạt ñược những thành tựu khả quan sau những năm thực hiện chính sách khoán trong nông nghiệp. Công cuộc ñổi mới như một ñộng lực quan trọng làm thay ñổi phương thức sản xuất, tạo ñiều kiện cho nông nghiệp phát triển và ñạt hiệu quả, ñặc biệt ñối với ngành trồng cây lương thực. 1,45 1,53 1,37 2,8 5,7 4,2 0 1 2 3 4 5 6 1996-05 1996-00 2001-05 T ăn g bì nh q uâ n nă m (% ) Dân số Lương thực Hình 2. Tăng trưởng lương thực và gia tăng dân số Thực hiện nghị quyết 09 của Chính phủ năm 2001 về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, diện tích cây lương thực tuy giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu diện tích cây trồng. Nhờ việc cải tạo giống, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên năng suất lúa không ngừng tăng lên. Vì vậy, sản lượng lương thực vẫn giữ ñược tốc ñộ tăng khá ñều ñặn, bình quân lương thực/ñầu người cũng tăng lên và ñảm bảo vượt xa mức an ninh lương thực, duy trì sản lượng gạo xuất khẩu. Trong xu thế phát triển hiện nay, việc ñảm bảo an ninh lương thực không ñơn thuần chỉ là ñảm bảo ñủ nhu cầu về lương thực mà còn là cải thiện cơ cấu bữa ăn hay nâng cao chất lượng dinh dưỡng. Vì thế, việc chuyển ñổi cơ cấu trong nông nghiệp một phần nhằm mục tiêu này cùng với mục tiêu sản xuất hàng hoá. Sản lượng lương thực có hạt và các nguồn lương thực, thực phẩm khác cũng tăng lên ñều ñặn (Bảng 3). Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý 157 Bảng 3. Kết quả sản xuất lương thực, thực phẩm Chỉ tiêu ðơn vị tính 2003 2004 Ước 2005 Sản lượng lúa Triệu tấn 34,6 35,9 35,8 Bình quân ñầu người kg thóc 427 437 431 Sản lượng ngô Triệu tấn 3,1 3,5 3,8 Sản lượng rau các loại Triệu tấn 8,2 8,8 9,6 Sản lượng quả Triệu tấn 5,5 6,0 6,7 Sản lượng thịt Triệu tấn 2,3 2,5 2,8 Sản lượng cá Triệu tấn 2,9 3,1 3,3 Nguồn: Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng, 2005 ða dạng hóa sản xuất nông nghiệp ñã tạo nên sự cải thiện ñáng kể trong việc ñáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho nhân dân. Nếu như trước ñây, khẩu phần gạo chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu tiêu dùng lương thực - thực phẩm, thì hiện nay ñã giảm xuống, thay vào ñó là các nguồn thực phẩm (cả nguồn gốc từ thực vật và ñộng vật) tăng lên rõ rệt. Bảng 4. Tiêu dùng lương thực - thực phẩm bình quân ñầu người/tháng (kg) 1999 2002 2004 Gạo 13 11,9 11,3 Thịt 1,23 1,5 2,0 Trái cây ... 1,9 2,2 Dầu, mỡ 0,2 0,23 0,3 Nguồn: Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng, 2005 III. NÔNG NGHIỆP VỚI XÓA ðÓI GIẢM NGHÈO Trong giai ñoạn ñầu của quá trình phát triển, các hoạt ñộng nông nghiệp là ñộng lực quan trọng ñể phát triển nông thôn. Thực tế cho thấy rằng khi nông nghiệp phát triển, nông dân và người lao ñộng trong lĩnh vực nông nghiệp trực tiếp hưởng lợi. Nhiều nghiên cứu kinh tế chỉ ra rằng ảnh hưởng của phát triển nông nghiệp ñối với xóa ñói giảm nghèo nhiều gấp 1,5 lần so với các ngành khác, ñặc biệt rõ rệt ñối với Việt Nam trong thời kỳ ñổi mới kinh tế. Theo các tiêu chuẩn quốc tế, tỷ lệ ñói nghèo chung năm 1993 là 58,1% ñến năm 1998 còn 37,4% và 24,1% năm 2004. Như vậy, trong khoảng hơn một thập kỷ, tỷ lệ nghèo ở nước ta ñã giảm hơn một nửa. Nếu tính theo tiêu chí dân số sống dưới 1USD/ngày, thì tỷ lệ này giảm từ 50,8% năm 1990 xuống còn 10,6% năm 2004. Tính theo tỷ lệ hộ nghèo thì tỷ lệ hộ nghèo chung ñã giảm từ 37,4% năm 1998 xuống còn 24,1% năm 2004 (giảm 35,6%) và tỷ lệ hộ nghèo lương thực ñã giảm tương ứng từ 15% xuống 7,8% (giảm 48%). Theo kết quả của các ñiều tra hộ gia ñình, khoảng 90% số người nghèo tập trung ở các vùng nông thôn. Vì thế, có thể nói, kết quả giảm tỷ lệ ñói nghèo cũng chính là thành tựu cải thiện mức sống của chủ yếu bộ phận dân cư ở nông thôn nước ta. Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển 158 Bảng 5. Một số chỉ tiêu về mức sống và khả năng tiếp cận lương thực ðơn vị 2001 2002 2004 Tăng/giảm 2004/2001 GDP bình quân USD/người 415 440 542 + 30,6 GDP tính theo PPP USD/ng 2.125 2.240 2.807 + 32,1 Tỷ lệ hộ nghèo chung % 37.4 * 28.9 24.1 - 35,6 ** Tỷ lệ hộ nghèo lương thực % 15 * 10.9 7.8 - 48 ** * Số liệu 1998; ** Năm 2004 so với năm 1998 Nguồn: Số liệu thống kê, 2005 Kết quả của việc nâng cao thu nhập bình quân ñầu người và giảm tỷ lệ hộ nghèo chung và hộ nghèo lương thực ñồng nghĩa với việc tăng khả năng tiếp cận lương thực và các nguồn dinh dưỡng khác của người dân. Hình 3. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ở Việt Nam, 1994 - 2004 Chính vì vậy, tỷ lệ dân số bị suy dinh dưỡng nói chung ở nước ta ñã giảm xuống ñáng kể, từ 27% thời kỳ 1990-1992 xuống 15% thời kỳ 2000-2002 theo số liệu của FAO và tương ứng là từ 25% xuống 11% theo số liệu thống kê của Việt Nam. ðặc biệt, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng nhẹ cân giảm nhanh, từ 45% năm 1994 xuống 26,6% năm 2004 và còn 25% năm 2005. Tuy nhiên, các kết quả xóa ñói giảm nghèo ở nước ta có thể nói là chưa vững chắc do vẫn còn sự phân hóa khá lớn về tỷ lệ nghèo ñói và tốc ñộ giảm nghèo giữa các vùng, số người thoát nghèo chủ yếu vẫn ở mức cận nghèo. Vì vậy, tỷ lệ nghèo ñói tăng lên khá cao sau mỗi lần thay ñổi chuẩn nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo lương thực ở nước ta tính theo chuẩn nghèo cũ (thời kỳ 2001 - 2005) giảm xuống còn 7% năm 2005 ñã tăng lên 26,7% - tương ứng với khoảng 4,6 triệu hộ, nếu áp dụng chuẩn nghèo mới cho giai ñoạn 2006 - 2010 của Bộ Lao ñộng và Thương binh Xã hội. 26.6 31 45 28.4 47 34 15 20 25 30 35 40 45 50 1994 2000 2004 % SDD nhẹ cân SDD thấp còi Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý 159 Bảng 6. Nghèo, ñói và bất bình ñẳng về thu nhập 1993 1998 2002 2004 Tỷ lệ nghèo (%) Thành thị 25,1 9,2 6,1 5,1 Nông thôn 66,4 45,5 35,7 29,8 Người Kinh 53,9 31,1 23,1 19,3 Dân tộc ít người 86,4 75,2 69,3 57,8 Chỉ số Gini 0,33 0,35 0,36 0,35 Nguồn: Số liệu thống kê, 2005 IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Thực tế cho thấy, mỗi năm, lao ñộng nông thôn ở nước ta tăng thêm hơn một triệu lao ñộng, trong khi ñó ñất nông nghiệp ñang giảm dần do quá trình ñô thị hóa nhanh chóng. Vì thế, về lâu dài, nếu chỉ phát triển nông nghiệp ñơn thuần sẽ không thể tạo ra sự thay ñổi nhanh chóng và toàn diện cho nông thôn. Những thay ñổi này ñang ñặt ra như những thách thức lớn, ñòi hỏi ngành nông nghiệp Việt Nam phải ñổi mới và ña dạng hóa hơn nữa ñể tăng hiệu quả trong hoạt ñộng sản xuất, cải thiện các nguồn thu nhập và ổn ñịnh cuộc sống của người dân nông thôn. Nhằm ñẩy nhanh tiến trình thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ quan trọng ñầu tiên là xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu ñói ở nước ta, trong chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta, những vấn ñề chủ yếu cần ñược quan tâm như sau: - Hướng ñi hiệu quả trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và có thể tạo nên một ñộng lực thúc ñẩy khu vực nông thôn phát triển là ñẩy mạnh các hoạt ñộng phi nông nghiệp. Phát triển công nghiệp chế biến, ña dạng hóa cơ cấu sản xuất kinh doanh nhằm phân công lại lao ñộng nông thôn, tạo ñiều kiện cho việc ñịnh cư ổn ñịnh, giảm bớt sức ép di dân tự do. - Củng cố và hoàn thiện hơn nữa hệ thống dịch vụ kỹ thuật hiện có ñối với các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản. Khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia ñình bằng các chính sách ưu ñãi như cho vay vốn, phổ biến các dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất hàng hoá, nhất là ở các vùng khó khăn. - Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, ñặc biệt chú trọng ñến các vùng khó khăn, phát triển các công trình thủy lợi nhằm tăng diện tích ñược tưới tiêu chủ ñộng. Tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội của người dân, trong ñó lưu tâm ñến vấn ñề cung cấp nước sạch cho người dân và vật nuôi ở những vùng dân cư nghèo, giảm tỷ lệ mắc các dịch bệnh ở những vùng âu, vùng xa. - Phát triển các ngành nghề và doanh nghiệp phi nông nghiệp ở nông thôn. Chủ ñộng quy hoạch và xây dựng các cụm làng nghề, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung ở vùng nông thôn ñể phát triển kinh tế, cải thiện ñời sống của nhân dân và bộ mặt nông thôn nước ta. ðồng thời, cần có các biện pháp giảm thiểu ô Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển 160 nhiễm môi trường do các ngành nghề này gây ra, ñảm bảo sự phát triển bền vững phù hợp với xu thế hiện nay của thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ban chỉ ñạo quốc gia thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS), Việt Nam: Tăng trưởng và giảm nghèo - Báo cáo thường niên 2004 - 2005. [2]. Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng, 2005 ( [3]. Hội tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam, Báo cáo phát triển Việt Nam 2004 (Nghèo), Hà Nội 2-3 tháng 12 năm 2003. [4]. Ngân hàng Thế giới, Báo cáo phát triển Thế giới - Công bằng và phát triển. NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội 2005. [5]. Ngân hàng Thế giới, Vụ Phát triển nông thôn và tài nguyên, Thúc ñẩy công cuộc phát triển nông thôn Việt Nam: tăng trưởng, công bằng và ña dạng hóa, tháng 2-2006. [6]. Những ñịnh hướng chiến lược của chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai ñoạn 2006 - 2010, NXB Lao ñộng - Xã hội, 2004. [7]. Nước CHXHCN Việt Nam, Việt Nam thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ, Tháng 8 - 2005. SUMMARY SOME ASPECTS OF AGRICULTURE DEVELOPMENT AND POVERTY REDUCTION IN VIET NAM NGUYEN THI SON In Vietnam, the agricultural sector still plays significant role in the country economy (21, 5% GDP in 2004) and draws on about 60% of the total labor force. In recent decades, the agriculture sector has achieved the considerable annual grow and made changes the rural aspect for the better. Agriculture development can speed up the poverty reduction at 1.5 times as much more than other sectors since the poorest people in Vietnam mainly live in rural areas. According to international criterion, the poverty rate has remarkably reduced from 58.1% in 1993 to 24.1% in 2004. This paper will illustrate some aspects of these issues in Vietnam, and put forward some recommendations to improve and diversify the forms of agriculture activities for total and sustainable development of rural life.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_nong_nghiep_voi_giam_doi_ngheo_o_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan