Phát triển siêu thị ở Hà Nội đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

Đất nước ta đang trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Đến nay chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng tự hào trong phát triển kinh tế xã hội, đời sống người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Cũng như các ngành kinh tế quốc dân khác, ngành thương mại đang cố gắng hết sức để tiếp thu những tri thức tiên tiến trên thế giới nhằm bắt kịp với các nước phát triển. Sự xuất hiện các siêu thị tại Việt Nam vào đầu thập kỷ 90 chính là một xu thế tất yếu, một bước đột phá trong sự phát triển thương mại theo hướng văn minh hiện đại. Mặc dù còn mới mẻ song các tác dụng và hiệu quả của siêu thị đã từng bước được khẳng định đặc biệt là ở các đô thị lớn. Ở Hà Nội, với trên 10 năm có mặt nhưng siêu thị đã thực sự giữ một vai trò quan trọng trong phân phối hàng hóa, góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị, thúc đẩy sản xuất và hình thành tập quán văn minh thương mại. Đặc biệt, siêu thị là công cụ quan trọng để doanh nghiệp thực hiện chính sách Marketing có hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý Nhà Nước về thương mại. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển siêu thị ở Hà Nội vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo ngại. Tốc độ tăng trưởng của siêu thị còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng thành phố. Phát triển siêu thị còn thiếu tính bền vững ( phát triển không đều, không hiệu quả ), có nhiều vấn đề bất cập trong quy hoạch đô thị. Mặt khác, do thiếu chỉ dẫn về chiến lược và phát triển thiếu tự phát nên hoạt động kinh doanh của siêu thị còn chưa phù hợp đồng bộ với định hướng phát triển của thành phố nhất là trong thời điểm hiện nay khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Vì vậy, nhằm góp phần đẩy mạnh sự phát triển siêu thị cũng như khắc phục những nhược điểm trên nên tôi đã chọn đề tài “ Phát triển siêu thị ở Hà Nội đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 “ làm đề tài nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cám ơn thầy giáo GS. TS Hoàng Đức Thân đã giúp tôi hoàn thành đề tài này! Đề tài được kết cấu thành 3 phần gồm 3 nội dung chính: Chương I: Lý luận chung về siêu thị trong hệ thống bán lẻ hàng hóa Chương II: Thực trạng phát triển siêu thị ở Hà Nội Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển siêu thị ở Hà Nội đến 2010 và tầm nhìn đến 2020.

docx78 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển siêu thị ở Hà Nội đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nói chung và Việt Nam nói riêng là nạn trộm cắp hàng hóa trong siêu thị. Để đề phòng và ngăn chặn vấn nạn này, các siêu thị thường quy định khách hàng phải gửi túi sách trước khi vào, luôn bố trí nhân viên bán hàng, bảo vệ túc trực ở các quầy. Dịch vụ này đã tạo cho khách hàng sự thoải mái, thuận tiện, an toàn khi chọn mua hàng hóa. Tuy nhiên nhiều nơi ngăn tủ còn quá nhỏ, khóa bị hỏng hoặc tủ quá ít mà lượng khách đến siêu thị lại đông nên nhiều người đã không vào mua hàng được chỉ vì lý do an toàn và không gửi được đồ ( như Siêu thị Vinaconex trong Trung tâm Thương mại Tràng Tiền). Đây cũng là một hạn chế mà các siêu thị cần nghiên cứu khắc phục. 2.3.3. Khách hàng của siêu thị Trong giai đoạn đầu khi mới mở cửa, hoạt động của các siêu thị ở Hà Nội mang tính chất thử nghiệm, thăm dò thị hiếu người tiêu dùng ( tâm lý người tiêu dùng Việt Nam thường ưa đồ ngoại ) nên thường bán hàng ngoại nhập với giá cao hơn bên ngoài rất nhiều vì vậy khách hàng đến với siêu thị trong giai đoạn đầu thường thuộc tầng lớp trung lưu. Nhưng với xu thế phát triển của nền kinh tế xã hội, các siêu thị đã chuyển cơ cấu hàng hóa kinh doanh theo hướng phổ cập để tiếp cận với đông đảo người tiêu dùng. Theo khảo sát, khách hàng của các siêu thị hiện nay đa số là những người có thu nhập từ trung bình trở lên và phần đông là công nhân viên chức, học sinh và sinh viên. Số lượng khách đến các siêu thị mua sắm hàng ngày trong tuần rất khác nhau từ một, hai trăm đến bảy, tám trăm lượt trên một ngày ở những siêu thị nhỏ và lên tới con số vài ngàn lượt người trên một ngày ở các siêu thị lớn. Thời gian khách hàng đến siêu thị thường tập trung vào buổi chiều và buổi tối, đặc biệt là thứ 7, Chủ nhật và ngày nghỉ lễ tết, số lượng khách đến siêu thị có thể tăng lên 3000 – 4000 lượt người/ngày. Tại siêu thị như siêu thị Marko, Đê La Thành, mỗi ngày có gần 1.000 lượt người ra vào mua sắm Tết. Nhất là những ngày nghỉ, khách hàng đứng chen chúc tại các quầy hàng. Nhân viên các bàn thu tiền làm việc cật lực từ sáng đến tối, không lúc nào ngừng nghỉ. Theo một nhân viên phòng tiếp thị của siêu thị, từ đầu tháng 10, Marko đã liên tục nhập về các mặt hàng như đường sữa, rượu bia, hoa quả. Bên cạnh các loại sản phẩm truyền thống như hạt dưa, bí, hướng dương... còn có sự góp mặt của các loại mứt táo, nho khô, hạt điều, hạt bàng, rượu nhập về từ Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan...Đây là dấu hiệu cho thấy việc mua sắm ở siêu thị đã và đang trở thành xu thế chung của người dân thành phố, xu thế văn minh, tiện lợi. Tại siêu thị BigC, được biết, cận Tết, mỗi ngày siêu thị đón tiếp khoảng 40.000 – 50.000 lượt người. Lúc cao điểm, có đến 10.000 người đang mua sắm. Giá trị một lần mua sắm của khách hàng rất khác nhau. Thời gian đầu khi siêu thị mới xuất hiện, giá hàng ở đây thường cao hơn so với bên ngoài 7% - 10% nên người tiêu dùng còn hạn chế sức mua, chủ yếu đi xem, giải trí chứ không nhằm mục đích mua sắm. Căn cứ trị giá trung bình một lần đi mua sắm tại siêu thị cho thấy có 4, 2% số người mua hàng với số tiền dưới 50000, 34, 5% từ 50.000 – 100.000, 52, 1% từ 100.000 – 500.000, 8, 4% từ 500.000 – 1000.000, 0, 8% trên 1000.000. 2.3.4. Hàng hóa trong siêu thị Hàng hóa trong siêu thị phần lớn là hàng tiêu dùng thông thường ( thực phẩm và đồ gia dụng ), cơ cấu tương đối phù hợp với các siêu thị trên thế giới nói chung. Loại hàng thông dụng mà khách hàng thường mua ở siêu thị là đồ hộp, lương thực thực phẩm chế biến, thực phẩm công nghệ ( đường, sữa, bánh kẹo, dầu ăn…) và các mặt hàng phục vụ nhu cầu sử dụng hàng ngày như xà bông, chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm, đồ gia dụng, quần áo. Điều đáng lưu ý là người tiêu dùng đã có sự thay đổi về thói quen mua sắm, họ thấy tin tưởng, yên tâm hơn vì chất lượng hàng hóa mua ở siêu thị đưpực đảm bảo. Gần đây do nhiều mặt hàng tại các chợ đặc biệt là các mặt hàng như rau, hoa quả, thịt cá, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn, công tác quản lý và kiểm soát kiểm dịch chưa tốt nen đã có nhiều người tiêu dùng đặt niềm tin và mua hàng tại siêu thị. Tuy nhiên, các siêu thị hiện nay vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu ấy vì kinh doanh những mặt hàng này đòi hỏi chi phí cao và phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật nhất định. Danh mục hàng hóa kinh doanh tại các siêu thị của thành phố thường bao gồm nhóm ngành hàng sau: Thực phẩm công nghệ như: đường, sữa, bánh, kẹo, trà, cà phê, … Thực phẩm chế biến như: đồ hộp, giò chả, paté, xúc xích, … Lương thực chế biến như: mì gói, bột, gạo, … - Hóa mỹ phẩm như: chất tẩy rửa, mỹ phẩm, … Đồ dùng gia đình bằng nhôm, nhựa, inox, thủy tinh, sành sứ, … Hàng may mặc Hàng thực phẩm đông lạnh Hàng tươi sống Trong mỗi siêu thị có khoảng từ 10000 đến 30000 mặt hàng. Trong cơ cấu hàng hóa của siêu thị nói chung thì ngành hàng thực phẩm khoảng 30% - 35%, hàng gia dụng chiếm khoảng 20% - 25%, riêng tỷ trong ngành thực phẩm tươi sống ( rau quả, thịt, cá, …) chiếm tỷ trọng thấp từ 5% - 10%. Tỷ trọng hàng nội địa trên 70%. Tuy nhiên đến nay ở một số siêu thị đặc biệt là siêu thị chuyên doanh như siêu thị điện như Siêu thị điện máy - Nội thất HC Home Center - 36 Phạm Văn Đồng - Cổ Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội, Siêu thị điện máy TODIMAX - Điện Biên Phủ - Ba Đình - Hà Nội, …thì tỷ lệ hàng trong nước chỉ chiếm từ 50% - 60%. Bảng 2.6: số lượng mặt hàng kinh doanh tại một số siêu thị trên địa bàn Hà Nội STT Địa Phương (địa chỉ) Tên cửa hàng SLMHKD % Hàng Nội 1 17 Tông Đản Q.HK Siêu thị Fivimart 20.000 60 2 10 Trần Vũ Q.BĐ Siêu thị Fivimart Trúc Bạch 20.000 3 163A Đại La Q.HBT Fivimart Đại La 20.000 4 22-23 Lê Thái Tổ Q.HK Siêu thị Intimex Bờ Hồ 15.000 5 131-135 Hào Nam Q.BĐ Siêu thị Intimex Hào Nam 15.000 6 27 Lạc Trung Q.HBT Siêu thị Intimex Lạc Trung 15.000 7 649 Kim Mã Q.BĐ Siêu thị Hà Nội MartKo I 30.000 80 8 379 Tây Sơn Q.BĐ Siêu thị Hà Nội MartKo II 30.000 85 9 148 Ngọc Khánh Q.BĐ Siêu thị Hà Nội MartKo III 10 7 Đinh Tiên Hoàng Q.HK Trung tâm TMại Đinh Tiên Hoàng 2.000 40 2.3.5. Nhân lực của siêu thị Lực lượng hoạt động của các siêu thị thị ở Hà Nội có sự chênh lệch rất lớn về số lượng và chất lượng. Trước năm 2000 có rất nhiều siêu thị trong thành phố chưa coi trọng đúng mức công tác này ngay từ đầu, vì vậy khi đi vào hoạt động đã gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên gần đây, các nhà quản trị đã chú ý đến vấn đề này nhiều hơn, có thể thấy qua một vài con số: Bảng 2.7: Số lao động trực tiếp và gián tiếp tại các siêu thị STT Địa Phương (địa chỉ) Tên cửa hàng Tổng LĐ (TT/GT) 1 17- Tông Đản Q.HK ST Fivimart 42/174 2 10- Trần Vũ Q.BĐ ST Fivimart Trúc Bạch 30/89 3 163A Đại La Q.HBT Fivimart Đại La 30/89 4 22-23 Lê Thái Tổ Q.HK ST Intimex Bờ Hồ 65/85 5 131-135 Hào Nam Q.BĐ ST Intimex Hào Nam 50/58 6 649- Kim Mã Q.BĐ ST HN MartKo I 30/180 7 379- Tây Sơn Q.BĐ ST HN MartKo II 50 Có thể nói, nguồn nhân lực đóng một vai trò quyết định đối với sự phát triển siêu thị. Theo Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội - cho biết, ngành bán lẻ VN đã có từ lâu, nhưng hệ thống phân phối hiện đại mới có khoảng 140 siêu thị trong hơn 10 năm nay, trong đó 80% nằm tại Hà Nội và TP.HCM. Nhân lực của ngành mới chỉ có từ 4-5% được đào tạo bài bản, phần lớn có nhược điểm: Thiếu tính chuyên nghiệp trong thị trường bán lẻ hiện đại, thiếu khả năng sử dụng ngoại ngữ tính cộng đồng, chậm thay đổi tư duy với môi trường mới. Nhiều siêu thị chưa nhìn nhận đúng vai trò của người bán hàng, trong khi đó: "họ trực tiếp quan hệ với khách hàng, tạo nên khách hàng quen thuộc - đối tượng góp tới 60% doanh thu của siêu thị" ông Phú nhận xét. Nhiều siêu thị chỉ dừng ở mô hình vừa và nhỏ, vốn và kinh nghiệm còn hạn chế nên chưa chú trọng tới việc đào tạo nhân lực. Công tác dự báo doanh thu chưa tốt cũng dẫn đến việc không dự báo được nhu cầu về nhân lực. Hiện, hệ thống siêu thị mới chiếm từ 12-15% thị phần bán lẻ, dự kiến năm 2020 sẽ tăng lên 35-40%. Như vậy, ngành bán lẻ ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ cần một số lượng đông đảo nhân lực từ giám đốc, trưởng phó phòng, nhân viên bán hàng, thu ngân. 2.3.6. Hoạt động Marketing của siêu thị Trong bối cảnh cạnh tranh trong nội bộ ngành và các đối thủ cạnh tranh bên ngoài rất gay gắt và quyết liệt, các siêu thị đều chú trọng đến chiến lược Marketing bởi đây là công cụ hữu hiệu để các siêu thị nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Trong hoạt động Marketing đáng chú ý là chính sách về giá và chính sách xúc tiến yểm trợ bán hàng. Các siêu thị đều cố gắng theo tiêu chí giá thấp và linh hoạt, họ thường xuyên nghiên cứu, thăm dò giá cả hàng hóa trên thị trường cùng những chiến lược cạnh tranh của đối thủ để đối sách hợp lý cho siêu thị của mình. Thực tế đã chứng minh, những siêu thị cố gắng phấn đấu giảm chi phí bán hàng với giá thấp thường thu hút được khá đông khách hàng như BigC, Fivimart, Hapro… Trong hoạt động xúc tiến và yểm trợ bán hàng, các siêu thị đều cố gắng tìm cho mình một phong cách riêng. Siêu thị nào thường xuyên có các hoạt động khuyến mãi thì thu hút đông khách hàng và các siêu thị làm ăn có hiệu quả là những siêu thị tập trung vào việc nghiên cứu và đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. Hình thức xúc tiến bán hàng của các siêu thị rất phong phú và đa dạng như hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn trước đó ; tặng hàng hóa cho khách hàng không thu tiền; bán hàng kèm theo tham dự chương trình khuyến mại; đưa hàng mẫu để khách hàng dùng thử… Tuy nhiên do sự cạnh tranh rất gay gắt, quyết liệt nên đôi khi các siêu thị cũng đưa ra các hoạt động Marketing không đúng với thực tế hàng hóa và dịch vụ của siêu thị nên đã làm ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng và hình ảnh của siêu thị khác. Vì vậy, về mặt quản lý nhà nước cần có những quy định về cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, kiểm soát chất lượng hàng hóa. 2.3.7. Công tác tổ chức nguồn hàng Để có được nguồn hàng phong phú, đa dạng, chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý nhằm phục vụ tốt nhu cầu người tiêu dùng, các siêu thị hiện nay đều chú trọng đến công tác tổ chức nguồn hàng. Phần lớn siêu thị ở Hà Nội đều nghiên cứu tìm những nguồn hàng ổn định và các nhà cung cấp có uy tín để giải quyết vấn đề đầu vào cho mình. Trong khâu tìm nhà cung cấp, các siêu thị thường cân nhắc chọn nhà cung cấp theo tiêu chí như chủng loại hàng hóa, tính khác biệt hóa của sản phẩm, chất lượng tốt, giá cả hợp lý… Nguồn hàng của siêu thị bao gồm cả hàng nội và hàng nhập khẩu, hàng nội thường được mua trực tiếp từ các nhà sản xuất trong nước có uy tín, đạt tiêu chuẩn “ hàng Việt Nam chất lượng cao “ như Vinamilk, dầu Tường An, các loại mì Miliket, đồ hộp Hạ Long…, còn hàng nhập khẩu thường được mua từ đại lý phân phối chính thức cua các hãng nước ngoài. Để mua được hàng, các siêu thị thường áp dụng một số phương thức như mua tự do, mua từ đại lý bán hàng cho nhà sản xuất, mua theo hợp đồng. 2.3.8. Hoạt động dự trữ Hoạt động dự trữ là việc đảm bảo nguồn hàng cho kinh doanh và cung ứng hàng hóa trên thị trường. Khi hoạt động dự trữ được thực hiện tốt sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong hoạt động kinh doanh cũng như hạn chế được những rủi ro khi có sự biến động của thị trường. Hiện nay, hoạt động dự trữ tại các siêu thị so với các loại hình bán lẽ khác là tương đối đảm bảo. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển hiện nay, công tác dữ trữ vẫn còn nhiều hạn chế như: Mặt hàng dự trữ không cân đối, có thể xảy ra thiếu mặt hàng này và thừa mặt hàng khác; công tác quản lý thống kê không đầy đủ, hệ thống cơ sở vật chất không đảm bảo để bảo quản một số mặt hàng… Để hoạt động dự trữ có thể phát huy được tác dụng như yêu cầu, các doanh nghiệp cần phải cố gắng khắc phục những hạn chế còn tồn tại để tạo ra sự phát triển ổn định trong tương lai. 2.3.9. Hoạt động bán hàng Với các siêu thị, bán hàng là hoạt động chủ yếu nhất quyết định lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, hiện nay các doanh nghiệp luốn có những chiến lược và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động tiếp thị, phân phối, cung ứng các dịch vụ trước và sau bán…Các hoạt động này luôn được đầu tư cả về vật lực và nhân lực, nhiều siêu thị đã có những kết quả cao trong hoạt động bán hàng như BigC, Metro…Tuy nhiên, không phải siêu thị nào cũng làm tốt hoạt động này. Một số siêu thị còn chưa chú trọng tới việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu các kiên phân phối một cách đầy đủ làm giảm hiệu quả kinh doanh...Điều này làm giảm hiệu quả bán hàng và từ đó làm giảm lợi ích mà doanh nghiệp thu được. 2.3.10. Kết quả hoạt động kinh doanh Theo đánh giá của các nhà kinh doanh siêu thị, trong những năm gần đây số lượng siêu thị trong cả nước tăng nhanh, đặc biệt là ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Kinh doanh siêu thị được đánh giá là đạt hiệu quả khá, hiệu quả hoạt động kinh doanh siêu thị được đánh giá thông qua ba chỉ tiêu chính sau: (1) Tốc độ tăng trưởng, (2) Thị phần của các siêu thị trong tổng doanh số bán lẻ hàng hoá, (3) Mức lợi nhuận của siêu thị. Cụ thể : – Tốc độ tăng trưởng bán lẻ của siêu thị đạt mức 15-20%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ xã hội khoảng 10%/năm và cao hơn tốc độ tăng GDP ( bình quân 7.5%/năm). – Doanh thu: Hiện tại doanh thu kinh doanh siêu thị chiếm tỷ trọng 15-20% trong tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ xã hội hiện nay ( đạt mức 20 tỉ USD/năm) và đang có xu hướng tăng nhanh. Để có cái nhìn cụ thể hơn về doanh thu của các siêu thị trên địa bàn thủ đô chúng ta hãy quan sát bảng thống kê sau: B¶ng2.8. Doanh thu cña c¸c siªu thÞ trªn ®Þa bµn Hµ Néi STT Tên siêu thị Doanh thu bình quân(tr. d/ Tháng) 1 Siêu thị Fivimart 23.580 2 Siêu thị Intimex Bờ Hồ 84.709 3 Siêu thị Hà nội Marko (I) 9.800 4 Siêu thị Hà Nội Marko (II) 18.000 5 Siêu thị 18 Hàng Bài 7.090 6 Siêu thị Sao Hà Nội (II) 3.756 7 Siêu thị Citimart 6.480 8 Siêu thị Láng Hạ 3.600 9 Siêu thị Thiên Niên Kỷ 2.500 10 Siêu thị Hà Nội Seiyu 23.200 11 Siêu thị Thái Hà 3.848 12 Siêu thị Todimax 47.911 13 Siêu thị Cosmart 1.700 16 Siêu thị Minimart 133 – Mức lợi nhuận của siêu thị: Hoạt động kinh doanh bán lẻ của các siêu thi đạt mức tăng doanh số cao và mức lợi nhuận trong kinh doanh siêu thị cũng khá lớn. Với mức lợi nhuận trung bình từ 10-15% trong doanh thu hàng nội và 15-20% trong doanh thu hàng ngoại, các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị đã góp phần lớn vào sự phát triển hoạt động kinh doanh trên thị trường nội địa và có đóng góp to lớn vào ngân sách nhà nước. – Những hiệu quả kinh tế – xã hội khác: Nhờ có loại hình kinh doanh siêu thị mà người tiêu dùng được mua hàng với giá rẻ hơn, chất lượng cao hơn, còn các nhà sản xuất trong nước thì có nguồn tiêu thụ sản phẩm ổn định và vững chắc. Bên cạnh đó, nó cũng giúp cho các nhà sản xuất có điều kiện hoàn chỉnh thêm những tiêu chuẩn cho hệ thống sản xuất, thăm dò được ý kiến, sở thích tiêu dùng của khách hàng để từ đó ngày càng hoàn thiện chất lượng hàng hoá cung cấp cho siêu thị. Ngoài ra, các doanh nghiệp, trong nước đang tận dụng cơ hội để đưa hàng hoá vào bán tại siêu thị, qua đó quảng bá thương hiệu, phát triển uy tín, tạo lực đẩy cho hàng hoá Việt Nam tiến sâu vào các kênh phân phối hiện đại ở nước ngoài 2.4. Thành tựu và hạn chế của siêu thị Hà Nội hiện nay 2.4.1. Thành tựu Sự xuất hiện và phát triển của siêu thị tại Hà Nội đã góp phần làm tăng vẻ mỹ quan của thành phố đồng thời chứng tỏ hoạt động thương mại bán lẻ đã có sự chuyển hướng kịp thời, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội của một thành phố lớn, một thủ đô năng động của cả nước. Sự phát triển siêu thị đã tạo nhiều thuận lợi tối đa về mua sắm cho người tiêu dùng. Đây là một loại hình chợ hiện đại, phương thức kinh doanh văn minh lịch sự, hàng hóa phong phú đa dạng và chất lượng, giá cả phải chăng, phục vụ ân cần nên đã đáp ứng và thỏa mãn tương đối tốt nhu cầu tiêu dùng thông thường của người dân thành phố. Các nhà quản lý siêu thị ở Hà Nội đã có nhiều nỗ lực vừa làm vừa rút kinh nghiệm để hoạt động của các “chợ hiện đại” đi vào nề nếp, ổn định dần. Chiến lược hoạt động của các siêu thị bước đầu đã chứng tỏ hướng đi đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển loại hình kinh doanh này trên thế giới. 2.4.2. Hạn chế  Theo nhận định của Sở Thương mại Hà Nội, sự ra đời của các siêu thị là yêu cầu tất yếu của đời sống kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập. Thông qua hoạt động của các trung tâm, nhu cầu mua sắm của đối tượng tiêu dùng trong và ngoài nước trên địa bàn được đáp ứng tốt hơn, thuận tiện hơn. Từ đó góp phần tạo bước chuyển quan trọng về chất cũng như hình thành một cách thức hoạt động thương mại mới, nâng cấp trình độ nghiệp vụ của đội ngũ kinh doanh, bán hàng thủ đô theo hướng tiến dần tới tiêu chuẩn quốc tế. Đến nay, người tiêu dùng đã quen với những địa chỉ Intimex, Cát Linh, Fivimart... Thông qua hoạt động bán hàng, các trung tâm thương mại còn trực tiếp thúc đẩy sản xuất bằng những đơn đặt hàng, nhập khẩu với nhà sản xuất trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa có chất lượng cao, đa dạng về mẫu mã và xuất xứ cho xã hội.  Tuy vậy, hoạt động của các trung tâm thương mại cũng bộc lộ một số mặt tồn tại cần sớm khắc phục. Đến nay, ở Hà Nội có khoảng 60 trung tâm thương mại, kinh doanh nhiều loại và nhóm hàng hóa khác nhau và đều tự treo biển “siêu thị”. Nhưng trên thực tế, phần lớn các trung tâm này chưa bao giờ được cơ quan chức năng công nhận là siêu thị. Theo nhận xét của Sở Thương mại, đây là một vấn đề cần được giải quyết trên cơ sở đánh giá và công nhận chính thức. Mặt khác, nếu so sánh thực tế mức độ hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Thương mại thì (trong khả năng cao nhất) hiện chỉ có khoảng 50% số trung tâm thương mại có thể được coi là siêu thị.  Như vậy, xét trên diện rộng, mức độ hiện đại về trang thiết bị, phương thức quản lý và quy mô kinh doanh của các siêu thị hiện còn khác nhau. Ông Vũ Vinh Phú, Phó giám đốc Sở Thương mại cho biết, nhiều siêu thị vẫn hoạt động manh mún, nhỏ lẻ do chưa tìm hiểu kỹ thị trường, rơi vào tình thế bị động. Bên cạnh đó, do được hình thành tự phát nên sự cạnh tranh giữa các siêu thị ngày càng lớn và đã xảy ra tình trạng bán hàng không rõ xuất xứ, quá niên hạn sử dụng, tác phong phục vụ thiếu chu đáo, bất hợp lý... Các siêu thị chưa tìm được tiếng nói chung của những đối tượng cùng ngành nghề, thiếu hẳn sự gắn bó liên kết và hoàn toàn riêng lẻ trong việc đặt hàng, nguồn cung cấp hàng hóa đầu vào để bán cho người tiêu dùng. Bộ máy tổ chức quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của các siêu thị còn nhiều lúng túng, chưa đạt hiệu quả và thiếu tính bền vững. Thương nhân Hà Nội tuy phát triển nhanh về số lượng nhưng năng lực kinh doanh và vốn đầu tư còn hạn chế, nếu không có sự chuẩn bị đầy đủ sẽ chịu áp lực ngày càng lớn với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là sau thời điểm 1/1/2009 khi mà các doanh nghiệp nước ngoài đặt chân vào Việt Nam. CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SIÊU THỊ Ở HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN 2020 3.1. Định hướng phát triển siêu thị ở Hà Nội đến 2010 3.1.1. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển siêu thị ở Hà Nội đến năm 2010 3.1.1.1. Dự báo nhu cầu tiêu dùng của người dân Hà Nội Tăng trưởng kinh tế, dân số, tốc độ tăng dân số, mật độ dân cư và mức sống của người dân, phong tục tập quán, thói quen mua sắm, thay đổi về tâm lý, yêu cầu về phát triển đô thị văn minh hiện đại là những yếu tố quan trọng tác động đến nhu cầu tiêu dùng của người dân, có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và phát triển của siêu thị. - Dự báo tăng trưởng kinh tế trên địa bàn : Theo số liệu của Cục Thống Kê thành phố Hà Nội từ 2000 – 2005 cho thấy tốc độ tăng trưởng bình quân của thành phố là 11.16%. Năm 2000 GDP đạt 31513 tỷ đồng, đã tăng 70326 tỷ đồng năm 2005. Sự phát triển ổn định, tăng trưởng đều của kinh tế Hà Nội trong những năm qua cùng đường lối, chính sách phát triển đúng đắn mà Đảng và Nhà Nước đã thực hiện là cơ sở dự báo những năm tới kinh tế Hà Nội sẽ vẫn giữ mức tăng trưởng cao, dự báo năm 2006 - 2010 GDP thành phố sẽ tăng trung bình 12 – 15%. Bảng 3.1 : Dự báo GDP của Hà Nội đến 2010 Năm GDP ( tỷ đồng) Chỉ số phát triển ( năm trước = 100% ) 2000 31513 109.36 2001 35717 110.03 2002 41944 112.04 2003 49090 111.43 2004 59210 111.58 2005 70326 111.16 Dự báo 2010 86500.98 112.3 Nguồn : niên giám thống kê hà Nội 2005 - Sự gia tăng dân số và hình thành các khu dân cư mới Theo số liệu của Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho thấy tốc độ gia tăng dân số hàng năm của thành phố gần 200.000 người. Với tốc độ gia tăng như thế này thì 2010 dự báo dân số của thành phố sẽ trên 4 triệu người, tăng khoảng 1, 3 triệu người so với năm 2004. Sự gia tăng dân số sẽ đưa đến việc hình thàng nhiều khu dân cư mới, điều này làm phát sinh nhu cầu phát triển mạng lưới thương mại – dịch vụ trong đó có siêu thị nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ sinh hoạt của người dân. - Mức sống Hiện nay mức sống của người dân cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng đã được cải thiện nâng cao và tiếp tục tăng. Sự gia tăng này dẫn tới sự gia tăng về tiêu dùng. Với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm khoảng 12% - 13% như hiện nay thì dự báo đến 2010 GDP bình quân đầu người ở Hà Nội sẽ là 3000USD. Bảng 3.2 : Dân số và GDP bình quân đầu người của Hà Nội dự báo đến 2010 Năm 2000 2002 2003 2004 2005 Dự báo năm 2010 Dân số ( 1000 ng ) 2756.3 2926.6 3007.5 3088.7 3182.7 4123.5 GDP bình quân/ng ( tr. Đồng ) 11.4 14.3 16.3 14.2 22.1 48.00 Nguồn : niên giám thống kê Hà Nội 2005 Trong những năm gần đây việc thực hiện tốt chính sách xóa đói giảm nghèo đã tạo điều kiện nâng cao đời sống, số hộ nghèo giảm dần, cơ cấu chi tiêu và yêu cầu dịch vụ cũng thay đổi. Mức sống người dân tăng lên sẽ tạo áp lực rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của hệ thống phân phối bán lẻ hàng hóa, điều này thể hiện qua việc cạnh tranh gay gắt giữa các loại hình bán lẻ với nhau như chợ, cửa hiệu, đại lý bán lẻ hàng hóa, trung tâm thương mại… Điều này sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. - Thói quen mua sắm trên lề đường của người dân trong một bộ phận dân cư sẽ còn tồn tại trong những năm tới do Hà Nội chưa có biện pháp hữu hiệu để khắc phục. điều này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của siêu thị. Như vậy, qua sự phân tích trên có thể kết luận rằng những yếu tố cơ bản về mặt xã hội như dân số, thu nhập và chi tiêu bình quân của người dân Hà Nội tăng đều qua các năm là điều kiện thuận lợi để các siêu thị thị có khả năng tăng doanh số bán hàng và phát triển trong tương lai. 3.1.1.2. Dự báo bán lẻ hàng hóa trên địa bàn Hà Nội Những năm gần đây, tổng mức bán lẻ trên địa bàn thành phố tăng trưởng cao, bình quân hàng năm là 23%. Năm 2001 đạt 20.885 tỷ đồng, năm 2002 đạt 27.843 tỷ đồng và đến 2005 đạt 45.000 tỷ đồng. Như vậy, so với mức trung bình của cả nước tổng mức bán lẻ của Hà Nội cao hơn rất nhiều và ngày càng tăng nhanh. Dự báo đến năm 2010 tổng mức bán lẻ hàng hóa của Hà Nội sẽ đạt gần 105.000 tỷ đồng. Mặt khác, trên cơ sở đánh giá lợi thế so sánh về sự phát triển của Hà Nội so với các địa phương khác cho thấy Hà Nội có vai trò là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất cả nước và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. như vậy, tiềm năng phát triển siêu thị của thành phố là rất lớn, đây là một điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia lĩnh vực kinh doanh siêu thị trong thời gian tới. 3.1.1.3. Dự báo những thay đổi trình độ sản xuất và tiêu dùng Kinh tế ngày càng phát triển, cuộc sống xã hội ổn định và được nâng cao thì nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng nhiều hơn. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật trong những năm gần đây cùng với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, việc ứng dụng tiến bộ của khoa học và công nghệ vào sản xuất hàng hóa ngày càng được quan tâm. Điều đó cho phép sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao hơn, dịch vụ tốt hơn. Chẳng hạn như nhũng mặt hàng thực phẩm như rau, hoa quả sạch.. đang dần chiếm ưu thế do những mặt hàng này có nguồn gốc rõ ràng, được làm sạch và đóng gói bảo quản tốt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, người mua được phục vụ trong điều kiện tốt hơn phù hợ với yêu cầu của sự phát triển. Như vậy, các hình thức bán lẻ không đảm bảo như chợ, các quầy hàng dọc đường phố, những người bán hàng rong sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn, điều đó có nghĩa trong tương lai cơ hội cho việc phát triển mở rộng siêu thị là rất lớn. 3.1.1.4. Dự báo sự hình thành và phát triển siêu thị Hiện nay Hà Nội đang thực hiện việc quy hoạch phát triển mở rộng lại thành phố, triển khai nhiều dự án phát triển giao thông, nhiều khu vực bán buôn và chợ sẽ phải quy hoạch và cải tạo. Như vậy, trong những năm tới chợ sẽ dần bị thu hẹp. Và để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trên địa bàn thành phố đồng thời nâng cao văn minh thương mại của hoạt động bán lẻ hàng hóa thì việc phát triển siêu thị là hợp lý và phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội. 3.1.2. Định hướng phát triển siêu thị ở Hà Nội đến 2010 3.1.2.1. Quan điểm Phát triển siêu thị theo quy luật kinh tế thị trường, phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước có nghĩa là phải huy động sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong xã hội nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sự phát triển của loại hình kinh doanh với phương thức bán lẻ văn minh hiện đại, qua đó động viên nhiều nguồn lực của thành phần kinh tế tham gia, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Phát triển siêu thị ở Hà Nội phải phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể hệ thống thương mại dịch vụ của thành phố bao gồm các chợ, cửa hàng bán lẻ, trung tâm thương mại và phải mang tính thống nhất, đồng bộ giữa đầu tư phát triển, giải tỏa và di dời. Phát triển siêu thị ở Hà Nội một cách có hiệu quả, bền vững và trở thành loại hình thương mại phổ biến thay thế dần các loại hình buôn bán lạc hậu, không phù hợp với xu hướng phát triển văn minh đô thị. Phát triển siêu thị ở Hà Nội góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng Hà Nội trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ, tài chính và công nghệ cao của khu vực. 3.1.2.2. Mục tiêu Phát triển siêu thị ở thành phố Hà Nội sẽ góp phần làm thay đổi bộ mặt thành phố, trở thành một đô thị văn minh, hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực, góp phần làm thay đổi bộ mặt thành phố trở thành một đô thị văn minh, hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực, góp phần thực hiện quy hoạch chỉnh trang đô thị và mở rộng thành phố trong tương lai. Việc phát triển này nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thành phố. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của siêu thị, thúc đẩy việc luân chuyển hàng hóa, tạo môi trường thuận lợi để kích thích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng quy mô và thay đổi cơ cấu sản xuất hợp lý. Theo đó, việc phát triển siêu thị cũng góp phần thực hiện tốt công tác quản lý thị trường của nhà nước, làm cho thị trường phát triển lành mạnh, giá cả ổn định, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực như đầu cơ nâng giá, buôn lậu, hàng gian, hàng giả và gian lận thương mại. Phát triển siêu thị nhằm định hướng cho người tiêu dùng, làm thay đổi thói quen, tập quán mua sắm và kích thích tăng nhu cầu tiêu dùng, tạo cho thị trường phân phối bán lẻ hàng hóa thêm phong phú, linh hoạt. Bên cạnh đó phát triển siêu thị ở thành phố Hà Nội cũng nhằm làm tăng tính cạnh tranh với các loại hình kinh doanh khác, tạo ra động lực thúc đẩy các loại hình bán lẻ khác như cửa hàng bách hóa, chợ và đại lý bán lẻ ở thành phố, phải không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ người tiêu dùng phù hợp với xu hướng tiến bộ, văn minh thương mại. Đảm bảo tính văn minh thương mại, góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, tiến tới giải quyết triệt để tình trạng chợ tự phát lấn chiếm lòng lề đường. 3.1.2.3. Định hướng phát triển siêu thị Siêu thị là loại hình bán lẻ văn minh, hện đại, phù hợp với nếp sống sinh hoạt của người dân đô thị trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc phát triển loại hình kinh doanh này ở Hà Nội hiện nay và trong thời gian tới cần xác định rã định hướng nhằm đạt được những mục tiêu phù hợp với chiến lược kinh tế và thương mại của thành phố. Mô hình và quy mô của siêu thị ở Hà Nội phải phù hợp với các đặc điểm kinh tế của thành phố, với văn hóa và tập quán của người dân Việt Nam. Khi tiến hành xây dựng cần có quy hoạch bãi giữ xe đẻ khách hàng yên tâm khi vào siêu thị mua sắm. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân thành phố, doanh nghiệp hàng hóa kinh doanh của siêu thị phải phong phú, đa dạng. Đối với các siêu thị tổng hợp, cơ cấu mạt hàng phải có nhiều chủng loại khác nhau, gồm cả hàng thực phẩm và phi thực phẩm, đủ để đáp ứng nhu cầu thông dụng hàng ngày của người tiêu dùng. Khuyến khích phát triển siêu thị trong tương lai theo mô hình tổ chức chuỗi siêu thị được quản lý tập trung, thống nhất. Quy hoạch phát triển siêu thị phải hạn chế tình trạng phân bố không đều giữa các khu vực để kéo dãn sự tập trung của khách hàng vào một nơi nhằm tạo thuận lợi cho việc mua sắm của người dân đồng thời hạn chế ảnh hưởng đến vấn đề giao thông của thành phố. 3.2. Một số giải pháp để phát triển siêu thị ở Hà Nội đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 Siêu thị là sản phẩm văn minh thương mại du nhập vào nước ta từ các nước phát triển. Trong giai đoạn đầu, việc phát triển siêu thị ở thành phố Hà Nội không tránh khỏi những trở ngại khó khăn về quy hoạch, vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý cũng như công nghệ áp dụng trong kinh doanh siêu thị. Vì vậy trong thời gian tới vai trò quản lý của nhà nước là hết sức quan trọng trong việc định hướng phát triển, quản lý tổ chức nhằm nâng cao hiệu qủa hoạt động kinh doanh và phát triển siêu thị đảm bảo tính bền vững. 3.2.1. Giải pháp về chính sách phát triển 3.2.1.1. giải pháp về quy hoạch phát triển siêu thị Nhằm hạn chế tình trạng phát triển tự phát của siêu thị, phân bố chưa đông đều không hợp lý như tập trung quá nhiều tại một khu vực trong khi các nơi khác lại không có, các quận huyện của Hà nội khi tiến hành phát triển siêu thị trên địa bàn phải căn cứ vào quy hoạch phát triển chung của thành phố. Việc quy hoạch phải đảm bảo các yêu cầu : Quy hoạch phát triển siêu thị tai Hà Nội phải thống nhất với quy hoạch chung của cả hệ thống thương mại thành phố. Phải xây dựng chiến lược lâu dài ( 10 – 20 năm ), bảo đảm việc giao dịch, mua bán được thuận tiện đồng thời tạo ra môi trường, cảnh quan hiện đại, sạch đẹp của đô thị. Căn cứ quy hoạch không gian phân khu chức năng trên địa bàn thành phố, lập quy hoạch đầu tư phát triển chung cho cả hệ thống thương mại gồm siêu thị, trung tâm thương mại, hệ thống chợ và các loại hình bán lẻ khác. Tùy thuộc mật độ dân cư và giới hạn phạm vi diện tích từng khu vực để quy hoạch số lượng siêu thị cho phù hợp. Đối với khu vực trung tâm phát triển loại hình siêu thị vừa và nhỏ bằng cách cải tạo, nâng cấp một số siêu thị và cá chợ Đối với khu vực ngoại thành nên quy hoạch phát triển các siêu thị lớn. Tùy theo vị trí thích hợp và trên cơ sở quy hoạch phát triển đô thị của thành phố sẽ xây dựng các đại siêu thị và siêu thị cho phù hợp. 3.2.1.2. Giải pháp thu hút đầu tư phát triển siêu thị Nhà nước cần có chính sách ưu đãi đầu tư cho phát triển siêu thị. Theo Nghị định số 35/ 2002 / NĐ – CP ngày 29 – 3 – 2002 thì chính phủ quy điịnh ưu đãi, đầu tư phát triển chợ loại 1, việc phát triển siêu thị không thuộc diện ưu đãi đầu tư. Điều đó sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp và không khuyến khích họ đầu tư vào lĩnh vực này. Mặt khác, việc đầu tư phát triển hệ thống siêu thị thường đòi hỏi vốn lớn, nhất là đối với khu vực ngoại thành – nơi mà cơ sở hạ tầng còn ké phát triển, do đó sức hấp dãn cảu việc đầu tư, xây dựng và khai thác kinh doanh siêu thị thấp hơn nhiều so với một số ngành nghề kinh doanh khác. Vì vậy, cần có giải pháp : Ở các khu vực quy hoạch phát triển siêu thị tại những nơi hình thành khu dân cư mới, Hà Nội cần có chính sách phân bổ chi phí chuyển quyền sử dụng đất để xây dựng siêu thị có khả năng thấp hơn so với giá thị trường ở mức có thể hấp dẫn các nhà đầu tư. Chính sách hỗ trợ lãi suất : phát triển siêu thị không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội. Tuy nhiên, vốn đầu tư cho việc xây dựng siêu thị rất lớn và thời gian hoàn vốn chậm, do đó để khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng siêu thị, Hà Nội cần có chính sách hỗ trợ lãi suất, tín dụng, áp dụng cho vay kích cầu đối với các sự án xây dựng siêu thị mới hoặc các chính sách ưu đã về thuế và điều tiết các khoản thu. 3.2.1.3. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện về mặt bằng cho siêu thị Phát triển siêu thị sao cho phù hợp với quy hoạch tổng thể của hệ thống thương mại và thành phố là vấn đề không dễ. Mặt bằng dành cho việc xây dựng siêu thị đòi hỏi phải có vị trí thích hợp và có diện tích khá lớn. Với thực trạng tình hình đô thị và giá đất quá cao như hiện nay thì chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mặt bằng siêu thị là rất lớn. Vì vậy Nhà Nước, Chính quyền các cấp cần có chính sách hỗ trợ, đáp ứng được cho các nhà đầu tư và chỉ ra được khu vực nào dành cho việc phát triển kinh doanh siêu thị. Hà Nội đã có chủ trương di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp trong thành phố ra các khu công nghiệp, khu vực ngoại thành của thành phố, mặt bằng của các cơ sở sản xuất công nghiệp này do các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau quản lý, vì vậy, ngoài chính sách hỗ trợ mặt bằng cho các cơ sở có mặt bằng phải giải tỏa, di dời thì Chính Quyền các cấp phải quản lý, ưu tiên các vị trí thích hợp để quy hoạch phát triển siêu thị. Mặt bằng từ các chợ hiện hữu sẽ chuyển đổi công năng thành siêu thị. Thực hiện việc khảo sát, rà soát lại các chợ trong thành phố, lưu ý đến yếu tố văn hóa để duy trì hoạt động của một số chợ truyền thống, có những chợ sẽ chuyển đổi thành công năng. Trong các dự án phát triển khu dân cư mới khi quy hoạch khu đô thị không chỉ dành quỹ đất để phát triển công trình công cộng mà phải có quỹ đất cho việc phát triển siêu thị. Điều này sẽ giúp cho việc định hướng phát triển siêu thị ngay từ đầu, từ đó sẽ có những sự chuẩn bị để hạn chế hơn những rủi ro có thể xảy ra khôn chỉ đối với siêu thị mà còn đối với cả khu quy hoạch và rộng hơn là vùng dân cư. 3.2.1.4. Quản lý việc thực hiện tiêu chuẩn theo quy chế của siêu thị Để khắc phục tình trạng vi phạm quy chế siêu thị như phân hạng siêu thị, tên gọi siêu thị, những quy định về chất lượng hàng hóa và dịch vụ kinh doanh của siêu thị, Sở Thương mại Hà Nội cần tổ chức quản lý kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy chế siêu thị của Bộ Thương mại ngày 24/09/2004 ban hành kèm theo quyết định 1371 / 2004 / QĐ – BTM : Chấn chỉnh việc tự đặt tên, ghi biểu hiện bằng tiếng nước ngoài, dùng những ký tự, ký hiệu không đúng theo quy định. Chỉ những cơ sở kinh doanh thương mại có đủ tiêu chuẩn mới được gọi là siêu thị. Địa điểm xây dựng siêu thị phải phù hợp với quy hoạch phát triển chung của hệ thống siêu thị thành phố. Chính phủ đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp siêu thị phải lập dự án theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư xay dựng. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hóa và dịch vụ kinh doanh tại siêu thị, đảm bảo đúng các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng chẳng hạn phải ghi rõ xuất xứ, có mã số, mã vạch, các tiêu chuẩn chất lượng hàng, thời hạn sử dụng trên bao bì đóng gói. 3.2.1.5. Giải pháp phát triển đồng bộ giữa siêu thị và chợ Hiện nay, mạng lưới siêu thị tại Hà Nội đã hình thành và đang phát triển mạnh nhưng chợ vẫn giữ vai trò quan trọng trong sinh hoạt của người dân thành phố. Có thể nói những năm qua, chợ đã hoàn thành vai trò lịch sử của mình, nhưng sự tồn tại mạng lưới chợ từ nay đến năm 2010 vẫn đóng vai trò hỗ trợ cho sự hình thành và phát triển loại hình kinh doanh mới, đó là siêu thị. Việc phát triển siêu thị phải đặt trong việc phát triển tổng thể hệ thống bán lẻ của thành phố, đặc biệt là chợ, phải mang tính đồng bộ giữa đầu tư và phát triển, di dời, giải tỏa. Ở các khu vực của Hà Nội hiện chưa xây dựng siêu thị nhưng đã có quy hoạch phát triển trong tương lai thì thnhf phố không nên cho phép phát triển chợ quy mô lớn. Mặt khác, đối với những khu vực đã có siêu thị thì không nên phát triển chợ đặc biệt là khu vực nội thành đến 2010 và hướng đến 2020 cần chuyển đổi phần lớn chợ thành những siêu thị có quy mô vừa và nhỏ. 3.2.2. Giải pháp phát triển đối với các doanh nghiệp 3.2.2.1. Củng cố hoạt động kinh doanh của siêu thị hiện có * Nâng cao chất lượng các hoạt động phục vụ khách hàng Hiện nay khách hàng ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng phục vụ, đặc biệt là tình hình thực phẩm – nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân. Vì vậy, chất lượng hàng hóa được kiểm soát và đảm bảo bên trong siêu thị là yếu tố để thu hút người tiêu dùng đến mua sắm đồng thời vữ khí quan trọng để cạnh tranh với các loại hình bán lẻ khác. Tuy nhiên, số lượng và chủng loại hàng hóa ở siêu thị hiện nay chưa thể đầy đủ như các chợ hay các loại hình bán lẻ khác, vì vậy, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân thành phố và mở rộng đối tượng khách hàng các siêu thị cần tăng danh mục hàng hóa kinh doanh, đặc biệt chú trọng đến hàng thực phẩm tươi sống Cơ cấu hàng hóa của siêu thị cần có nhiều chủng loại khác nhau gồm cả hàng thực phẩm và phi thực phẩm đủ để đáp ứng nhu cầu thông dụng hàng ngày của người tiêu dùng. Cần đầu tư nâng cao chất lượng bán hàng tự phục vụ của các siêu thị. Bán hàng tự phục vụ với trang thiết hiện đại, tiện nghi chính là yếu tố giúp siêu thị cạnh tranh với các loại hình bán lẻ khác. Mặt khác, bán hàng tự phục vụ cũng cho phép các siêu thị tiết kiệm được chi phí tiền lương trả cho nhân viên, nhờ đó có thể giảm giá và nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa ở siêu thị. Bãi đậu xe, gửi xe cho khách hàng đến siêu thị là hết sức cần thiết, nó giúp tạo tâm lý dễ chịu cho khách hàng khi đến siêu thị. Vì vậy, các siêu thị cần có các giải pháp đáp ứng bãi giữu xe, đảm bảo cho khách hàng yên tâm khi vào siêu thị mua sắm và nên giữu xe miễn phí cho khách. * Nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của siêu thị Cơ sở vật chất kỹ thuật gồm nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của siêu thị, đây cũng là một lý do quan trọng mà người tiêu dùng đòi hỏi và đòi hỏi sự quan tâm khi đến với siêu thị. Đó là những tiện nghi của siêu thị, kể cả kiến trúc và trang thiết bị cần thiết, hệ thống điện… 3.2.2.2. Phát triển siêu thị mới * Xác định thị trường mục tiêu và vị trí của siêu thị - Xác định thị trường mục tiêu của siêu thị trên thị trường Để đầu tư phát triển, mở rộng kinh doanh siêu thị, đảm bảo hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững trước hết doanh nghiệp cần xác định đúng thị trường mục tiêu của mình. Thị trương mục tiêu của siêu thị thích hợp nhất là thực hiện phân khúc thị trường, được xác định theo khu vực địa lý. Ỏ thị trường mục tiêu đã xác định theo khu vực địa lý, siêu thị phục vụ tất cả đối tượng khách hàng không phân biệt tuổi tác, giới tính hay mức thu nhập, nghề nghiệp vì hàng hóa bán trong siêu thị là hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng thông dụng, những mặt hàng này cần thiết cho mọi đối tượng. - Xác định vị trí của siêu thị trên thị trường Khi đã xác định được thị trường mục tiêu, để tiến hành đầu tư phát triển mới hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải lựa chọn, xác định vị trí thích hợp cho siêu thị. Vị trí xây dựng siêu thị ở khu vực nào phải dựa trên cơ sở nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng cẩn thận để có phương án khả thi, lâu dài tránh tình trạng làm ăn thô lỗ gây thiệt hại cho chính doanh nghiệp và làm lãng phí xã hội. * Xác định mô hình hoạt động của siêu thị Thông thường mô hình hoạt động của siêu thị được các doanh nghiệp tổ chức dưới hai dạng: Siêu thị độc lập và siêu thị chuỗi. Theo kinh nghiệm rút ra từ thành công với mô hình chuỗi siêu thị của các hãng kinh doanh siêu thị hàng đầu như Metro Cash & Carry (Đức), Wall – Mart, Carrefoul, …Và kinh nghiệm từ sự thành công ban đầu của các doanh nghiệp trong nước như Hapro, Sai Gòn Coopor…thì doanh nghiệp kinh doanh siêu thị nên chọn mô hình chuỗi siêu thị cho chiến lược phát triển của mình. Các siêu thị được tổ chức thành hệ thống chuỗi có nhiều ưu thế hơn trong cạnh tranh. Việc mua hàng và thiết lập mối quan hệ với môi trường bên ngoài một cách tập trung sẽ cho phép phát huy được lợi thế theo quy mô, tiết kiệm chi phí và có thế mạnh trong thương lượng với nhà cung cấp. Mặt khác, hệ thống chuỗi siêu thị cùng thương hiệu cho phép tạo được hình ảnh của siêu thị đối với công chúng. Sơ đồ 3.3: Tổ chức hệ thống chuỗi siêu thị Giám đốc Bộ phận mua hàng Bộ phận Marketing Bộ phận nhân sự Bộ phận phân phối Bộ phận tài chính Siêu thị số 1 Siêu thị số 2 Siêu thị số 3 Sơ đồ 3.4. Mô hình chung về cơ cấu quản lý của một siêu thị trong hệ thống chuỗi siêu thị: Cơ quan quản lý Giám đốc siêu thị Bộ phận hàng hóa Bộ phận tài chính Bộ phận nhân sự Bộ phận Marketing Bộ phận kỹ thuật * Giải pháp về vốn phát triển Vốn đầu tư là một vấn đề không những được các doanh nghiệp mới của Việt Nam gặp khó khăn mà ngay cả các doanh nghiệp hiện đang kinh doanh trong lĩnh vực siêu thị này phải lo lắng. Có nhiều cách để huy động vốn nhằm mục tiêu mở rộng phạm vi kinh doanh mà doanh nghiệp có thể sử dụng như sau: Tiến hành cổ phần hóa: Đây là hình thức huy động vốn chủ yếu hiện nay của hầu hết các doanh nghiệp. Cổ phần hóa có thể được hiểu là tiến hành phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Thông qua hình thức huy động vốn này giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ quyết định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Thu hút vốn đầu tư thông qua liên doanh liên kết: Các doanh nghiệp có thể kết hợp cùng nhau phát triển nhằm mục tiêu mở rộng phạm vi hoạt động cũng như tiềm lực cho phát triển thị trường. Vay vốn ngân hàng: Đây là việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ngân hàng phục vụ cho các hoạt động kinh doanh. Thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài: Hình thức huy động vốn này vừa giúp doanh nghiệp gia tăng thêm nguồn vốn kinh doanh vừa tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể tiếp cận một cách hiệu quả phong cách quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại. Đó là cơ sở tạo ra sự bền vững trong phát triển. Có nhiều hình thức huy động vốn mà doanh nghiệp có thể áp dụng. Nhiệm vụ của mối doanh nghiệp là lựa chọn được một hoặc một số hình thức huy động vốn nhất định để vừa đảm bảo ổn định sản xuất vừa tạo đà phát triển trong tương lai. 3.2.2.3. Giải pháp chiến lược phát triển của siêu thị Các siêu thị cần xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm củng cố, duy trì hoạt động hiện tại cũng như việc thực hiện kế hoạch mở rộng, phát triển siêu thị mới đạt hiệu quả kinh doanh cao và đảm bảo tính bền vững. Trên cơ sở phân tích hiện trạng và mục tiêu phát triển của từng doanh nghiệp mà có thể thực hiện một số chiến lược cụ thể sau: Chiến lược tăng trưởng tập trung: Chiến lược này thường được áp dụng với những doanh nghiệp đã có vị thế nhất định trên thị trường và có cơ sở để phát triển tốt trong tương lai. Chiến lược này gồm 3 chiến lược cụ thể: Chiến lược xâm nhập thị trường: Sử dụng chiến lược này các doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình thông qua việc tiếp cận những thị trường mới, đối tượng tiêu dùng mới cũng như các nhà đầu tư và nhà cung cấp mới. Thông qua chiến lược này, sẽ có nhiều khách hàng mới đến với doanh nghiệp và dần dần tăng sức mua trên thị trường. Chiến lược phát triển thị trường: Chiến lược này nhằm mục đính thu hút thêm khách hàng mới từ các thị trường khác từ đó tăng thị phần và vị thế kinh doanh. Chiến lược phát triển sản phẩm: Gồm hai chiến lược là phát triển sản phẩm riêng biệt và phát triển cơ cấu mặt hàng. Hai chiến lược này đảm bảo cho doanh nghiệp có sự khác biệt trong sản phẩm tiêu thụ cho các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực kinh doanh. Đồng thời, khi xây dựng cơ cấu sản phẩm hợp lý sẽ tạo cho doanh nghiệp sự đa dạng trong mặt hàng kinh doanh, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Chiến lược liên kết: Siêu thị là trung gian cuối cùng trong kênh phân phối, trực tiếp kinh doanh bán lẻ để cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng, với vị trí như vậy, siêu thị nên áp dụng chiến lược liên kết dọc ngược chiều với các nhà cung cấp và liên kết theo chiều ngang với các đối thủ cạnh trạnh để phát triển lâu dài và bền vững. Chiến lược cạnh tranh: Các yếu tố cạnh tranh có thể là mặt hàng kinh doanh, phướng thức kinh doanh, cách thức phân phối... Các chiến lược cấp chức năng khác: như chiến lược giữ gìn trật tự và bảo vệ, chiến lược phát triển nguồn nhân lực…Những chiến lược này nhằm bổ trợ cho sự phát triển chung và bền vững của mỗi doanh nghiệp trong cạnh tranh khi tiến hành hội nhập. Siêu thị là loại hình bán lẻ tiến bộ, văn minh. Sự góp mặt của siêu thị được xem như là biểu tượng của sự phồn vinh, của một nền kinh tế phát triển. Siêu thị không những làm tăng tốc độ lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nội địa, đồng thời đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu mà còn góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, phát triển hoạt động các hoạt động dịch vụ xã hội… phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. KẾT LUẬN Hệ thống thương mại của thế giới ngày càng văn minh, hiện đại như hiện nay là kết quả của các cuộc “cách mạng thương mại” từ những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 ở các nước phương tây sau đó lan dần ra toàn thế giới. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đã góp phần nâng cao mức sống, tăng thu nhập và trở thành động lực thúc đẩy nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Với Việt Nam cũng vậy, sự thành công trong chính sách, đường lối của Đảng và Nhà Nước trong việc phát triển kinh tế, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trên cả nước, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, .. đã làm tăng thu nhập, nâng cao mức sống của người dân hơn rất nhiều. Đối với các nhà phân phối, xu hướng này đã thực sự mở ra cơ hội thị trường, cơ hội kinh doanh, các phương thức phân phối, loại hình phân phối ngày càng trở nên phù hợp hơn vói nhu cầu của người tiêu dùng và sự phát triển của xã hội. Sự phát triển của siêu thị là một bước tiến trong công nghệ phân phối và bán lẻ hàng hóa. Sự ra đời và phát triển của siêu thị phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội hiện nay ở nước ta. Trong thời gian qua, siêu thị ở Hà Nội đã đóng góp đáng kể làm thay đổi bộ mặt văn hóa của thành phố. Siêu thị với phương thức bán hàng tiến bộ đã làm thay đổi xu hướng mua sắm tiêu dùng của người dân thành phố, góp phần nâng cao văn minh thương mại. Tuy nhiên, thời gian qua, sự phát triển của thương mại thành phố nói chung và hệ thống phân phối bán lẻ - siêu thị nói riêng vẫn chưa tương xứng với tầm vóc của thủ đô, trung tâm thương mại lớn của cả nước, có nhiều bất cập, phát triển không đều và thiếu quy hoạch. Có một số siêu thị thành công nhưng cũng có nhiều siêu thị phải rời khỏi thị trường. Kết hợp giữa lý luận với thực tiễn trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của một số siêu thị tiêu biểu ở Hà Nội thời gian qua cùng với việc phân tích kinh nghiệm về công tác quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực siêu thị ở một số nước phát triển, đề tài đã đưa ra một số phương hướng và giải pháp phát triển loại hình kinh doanh này nhằm góp phần đẩy mạnh sự phát triển siêu thị - hệ thống bán lẻ nói riêng và hệ thống phân phối hàng hóa ở Hà Nội nói chung. Hà Nội là thủ đô của cả nước, là một trung tâm kinh tế lớn, đây cũng là nơi hội tụ các điều kiện và tiềm năng to lớn cho sự phát triển siêu thị. Trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức còn đang ở phía trước, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước, chắc chắn trong thời gian không xa, hệ thống siêu thị Hà Nội sẽ hoạt động có hiệu quả và phát triển mạnh mẽ hơn, xứng đáng với tầm vóc thủ đô – trái tim của cả nước. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Báo điện tử thanh niên – kinh doanh siêu thị, nước ngoài muốn vào, trong nước muốn nghỉ. Website: www.Thanhnien.com.vn 2. Cục thống kê thành phố Hà Nội – Niên giám thống kê 2004 3. Giáo trình Kinh tế thương mại – Nhà xuất bản thống kê 2003 4. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại – Nhà xuất bản Lao động xã hội 5. Giáo trình Marketing căn bản – Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân 2006 6. Nghị định của Chính Phủ số 02/2003/ NĐ – CP ngày 14/01/ 2003 về phát triển và quản lý chợ. 7. Nguyễn Ngọc Loan – Chiến lược sản phẩm trong kinh doanh siêu thị - tạp chí phát triển kinh tế - tháng 7/2003, trang 26 – 28 8. Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại – kèm theo quyết định số 1371/2004 QĐ – BTM ngày 24/09/2004 9. Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Thương mại số 1371/2004/QĐ – BTM ngày 24/09/2004 về việc ban hành quy chế siêu thị, trung tâm thương mại 10. Quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ số 559/QĐ – TTg ngày 31/05/2004 phê duyệt chương trình phát triển chợ đến 2010 11. Siêu thị, phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam – Nhà xuất bản Lao động xã hội 2006 12. Tổng cục thông kê Việt Nam, Niên giám thống kê 2005. Website: ( Bách khoa toàn thư) DANH M ỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng 2.1: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu 23 dùng xã hội của các thành phần kinh tế cơ bản của Hà Nội 23 Bảng 2.2: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 24 tiêu dùng xã hội 24 Bảng 2.3: Sự phát triển của các siêu thị từ 1990-2005 29 Bảng 2.4: Danh sách siêu thị được thành lập và khai trương 31 đưa vào hoạt động trong thời kỳ này 31 Bảng 2.5: diện tích kinh doanh của một số siêu thị tại Hà Nội 36 Bảng 2.6: số lượng mặt hàng kinh doanh tại một số siêu 41 thị trên địa bàn Hà Nội 41 Bảng 2.7: Số lao động trực tiếp và gián tiếp tại các siêu thị 42 B¶ng2.8. Doanh thu cña c¸c siªu thÞ trªn ®Þa bµn Hµ Néi 47 Bảng 3.1 : Dự báo GDP của Hà Nội đến 2010 52 Bảng 3.2 : Dân số và GDP bình quân đầu người của Hà Nội dự báo đến 2010 53 Sơ đồ 3.3: Tổ chức hệ thống chuỗi siêu thị 64 Sơ đồ 3.4. Mô hình chung về cơ cấu quản lý của một siêu thị trong hệ thống chuỗi siêu thị: 65

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTM05.docx
Tài liệu liên quan