(4) Từ kết quả nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm quốc tế về tổ chức
KH&CN vùng cho thấy, trong quá trình hình thành và phát triển, mạng lưới
tổ chức KH&CN Việt Nam đã tồn tại một số dạng tổ chức KH&CN mang
tính chất vùng. Tuy nhiên, để các tổ chức KH&CN nói trên thực sự trở
thành các tổ chức KH&CN vùng kinh tế trọng điểm, Nhà nước cần sớm có
những chính sách điều chỉnh vĩ mô trên các mặt sau:
- Về địa bàn/phạm vi hoạt động, cần nghiên cứu điều chỉnh mở rộng phạm
vi hoạt động các tổ chức KH&CN vùng theo đúng phạm vi phân vùng
kinh tế trọng điểm đã được Chính phủ phê duyệt;
- Về sứ mệnh, định hướng, chức năng hoạt động của các tổ chức KH&CN
vùng cần bám sát các nhiệm vụ KH&CN chủ yếu được đề ra trong Chiến
lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 đối với từng vùng kinh tế
trọng điểm (4 vùng);
- Về gắn kết hoạt động KH&CN của các tổ chức KH&CN vùng kinh tế
trọng điểm với các chương trình, dự án phát triển KH&CN trên vùng đã
và đang triển khai;
- Về cơ chế điều hành phối hợp, ngoài mối quan hệ với bộ chủ quản, với
các viện nghiên cứu, trường đại học, các địa phương trong vùng thì các
tổ chức KH&CN vùng cần được đặt trong mối quan hệ hợp tác, phối hợp
chặt chẽ với ban chỉ đạo vùng kinh tế trọng điểm, hội đồng vùng kinh tế
trọng điểm, tổ điều phối của các bộ, ngành và các tỉnh thành phố trực
thuộc trung ương./.
15 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển tổ chức khoa học và công nghệ vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
52 Phát tri n tổ chức KH&CN vùng kinh tế trọng đi m ở Việt Nam
PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM Ở VIỆT NAM
Nguyễn Thị Minh Hạnh1
Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN
Tóm tắt:
Trên thế giới, các tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) vùng đóng vai trò đặc biệt
quan trọng trong hỗ trợ phát tri n kinh tế-xã hội của vùng, đây cũng là một bộ phận không
th thiếu cấu thành nên hệ thống tổ chức KH&CN của quốc gia. Ở Việt Nam, nhu cầu về
việc cần thành lập tổ chức KH&CN vùng kinh tế trọng đi m được đề cập chính thức trong
một số văn bản quản lý quan trọng thuộc lĩnh vực KH&CN thời gian qua, cụ th : Nghị
quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành trung ương
Khóa XI về phát tri n KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Chiến lược
phát tri n KH&CN giai đoạn 2011-2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 418/QĐ-TTg
ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ),
Nhằm góp phần tri n khai chủ trương trên vào thực tế, bài viết dưới đây sẽ tập trung phân
tích các vấn đề: Tổ chức KH&CN trong hệ thống đổi mới vùng; Thực trạng phát tri n các
tổ chức KH&CN vùng kinh tế trọng đi m ở Việt Nam; Một số gợi suy về việc phát tri n tổ
chức KH&CN vùng kinh tế trọng đi m thời gian tới.
Từ khóa: Tổ chức KH&CN; Hệ thống đổi mới vùng; Vùng kinh tế trọng đi m; Việt Nam.
Mã số: 18041201
1. Tổ chức khoa học và công nghệ trong hệ thống đổi mới vùng
Trong một nghiên cứu của Bjorn T.Asheim and Lars Coenen (2004) về vai
trò của các hệ thống đổi mới vùng trong nền kinh tế toàn cầu đã khẳng
định: Một trong những công cụ quan trọng, không thể thiếu cho việc phân
tích và đánh giá hoạt động kinh tế vùng trong các nền kinh tế học hỏi là
khái niệm hệ thống đổi mới vùng (tiếng Anh viết tắt là RIS2). Khái niệm
này xuất hiện vào đầu những năm 1990 (Cooke, 1992, 1998, 2001)3, một
vài năm sau khi Chris Freeman lần đầu tiên đưa ra khái niệm hệ thống đổi
mới quốc gia - được phát triển ban đầu bởi Bengt-Ake Lundvall trong
1 Liên hệ tác giả: hanhnguyenminh74@gmail.com
2 Các thuật ngữ có thể được sử dụng cùng nghĩa: RIS (Regional Innovation System), RIC (Regional Innovation
Cluster), SIS (Sub-national Innovation System). Đặc biệt là trong các tài liệu của Trung Quốc thường sử dụng
thuật ngữ SIS.
3 Bjorn T.Asheim and Lars Coenen, 2004. The Role of Regional Innovation Systems in a Globalising Economy:
Comparing Knowledge Bases and Institutional Frameworks of Nordic Clusters, Lund University.
JSTPM Tập 7, Số 1, 2018 53
nghiên cứu về sự phát triển kỳ diệu của kinh tế Nhật Bản (Freeman, 1987).
Nét đặc trưng đối với cách tiếp cận các hệ thống để thực hiện đổi mới là sự
thừa nhận rằng, các đổi mới được thực hiện qua mạng lưới các nhân tố đa
dạng được làm trụ bởi khuôn khổ thể chế. Sự tương tác năng động và phức
tạp hợp thành cái được gọi phổ biến là các hệ thống đổi mới (Edquist,
1997). Tương tự tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia (NIS) nhấn mạnh đến
tầm quan trọng của việc học hỏi tương tác và vai trò của các thiết chế/thể
chế quốc gia trong việc diễn giải sự khác nhau trong hoạt động đổi mới như
tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia khác nhau. Từng vùng (bộ phận hợp
thành lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền) được nhìn nhận như những
cơ sở quan trọng của hợp tác và quản lý kinh tế ở cấp độ trung gian giữa
quốc gia và địa phương (là nơi các cụm hay các doanh nghiệp sản xuất
đang tồn tại): Các vùng địa lý là cấp độ ngày càng được chú trọng bởi chính
tại nơi này hoạt động đổi mới được diễn ra hay thực hiện thông qua các mối
quan hệ hợp tác với các thành tố vùng như các doanh nghiệp, các nhà đổi
mới, các cụm địa phương và các tổ chức nghiên cứu, các trường đại học kỹ
thuật, các tổ chức dịch vụ, môi giới,” (Lundvall and Borras, 1997, 39).
Trong hệ thống tổ chức KH&CN quốc gia, theo chức năng/nhiệm vụ thì các
tổ chức KH&CN thuộc các ngành thực hiện hoạt động nghiên cứu và triển
khai những vấn đề KH&CN trọng điểm có tính chất chuyên ngành và
những vấn đề khác phục vụ cho mục tiêu phát triển của ngành4. Các tổ chức
KH&CN vùng/lãnh thổ thực hiện hoạt động nghiên cứu và triển khai những
vấn đề đặc thù của địa phương hoặc vùng/lãnh thổ. Các tổ chức KH&CN
vùng/lãnh thổ do Nhà nước thành lập hoặc do một số địa phương trong
vùng đề xuất và cùng các viện, một số ngành có liên quan phối hợp thành
lập.
Hình thành tổ chức KH&CN theo vùng/lãnh thổ là hết sức quan trọng đối
với các quốc gia tồn tại các vùng kinh tế, sinh thái phát triển ở trình độ khác
nhau. Chính sách phát triển vùng về KH&CN luôn là bộ phận hợp thành
của chính sách KH&CN quốc gia. Vì vậy, các tổ chức KH&CN trên vùng,
lãnh thổ đóng vai trò như các trung tâm KH&CN vùng. Các quốc gia như
Mỹ, Nga, Trung Quốc và Thái Lan rất coi trọng cách phân chia này. Trong
nghiên cứu của Đặng Duy Thịnh, Nguyễn Văn Học (1999)5 khẳng định
4 Trong hệ thống tổ chức nghiên cứu của Việt Nam hiện nay tổ chức KH&CN trực thuộc bộ, ngành gồm 2 loại,
thứ nhất là các viện nghiên cứu chiến lược, chính sách, quản lý và kinh tế phục vụ nhu cầu phát triển của ngành
và thứ hai là các viện NC&PT công nghệ (Vũ Cao Đàm, 2007).
5 Đặng Duy Thịnh, Nguyễn Văn Học (1999). Nghiên cứu tổ chức hệ thống cơ quan nghiên cứu khoa học và phát
tri n công nghệ.
54 Phát tri n tổ chức KH&CN vùng kinh tế trọng đi m ở Việt Nam
việc hoàn thiện mạng lưới tổ chức KH&CN của Việt Nam cần được xem
xét dưới giác độ vùng để lý giải cho các phương án phân bổ các tổ chức
KH&CN theo vùng và lãnh thổ. Ở Việt Nam, số lượng các cơ quan nghiên
cứu tại các thành phố lớn rất cao, cụ thể: Hà Nội chiếm 79%, Thành phố Hồ
Chí Minh chiếm 12%, các tỉnh miền Trung - 5%, Bắc Bộ - 83%, Nam Bộ -
12%. Số tổ chức KH&CN tại các vùng kinh tế trọng điểm quá nhỏ nếu như
không muốn nói là không có. Để khắc phục bất cập trong phân chia về mặt
địa lý trên đây đòi hỏi phải hình thành một cách chính thức các viện vùng:
Viện Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Viện Vùng Đồng bằng và Trung du
Bắc Bộ, Viện Vùng Tây Nguyên, Kinh nghiệm các nước phát triển cho
thấy, việc hình thành các cơ quan KH&CN vùng là cần thiết để giải quyết
những vấn đề phát triển đặc thù.
Tổ chức KH&CN vùng chính là mô hình dùng KH&CN như một công cụ
hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội cho vùng. Việc phát triển này dựa trên thế
mạnh, đặc thù của mỗi vùng. Các thế mạnh này có thể là hoàn toàn tự nhiên
như: Vị trí địa lý có lợi thế; Về tự nhiên hay về xã hội (các thế mạnh như là
nơi tập hợp nguồn nhân lực chất lượng cao, nơi tập trung các viện nghiên
cứu, trường đại học,). Sự khác biệt này phản ánh một số yếu tố như số
các viện nghiên cứu công và các tổ chức giáo dục đại học trong khu vực,
thế mạnh của khu vực doanh nghiệp, mô hình phát triển công nghiệp của
từng vùng (đặc biệt là tỷ trọng ngành công nghiệp công nghệ cao), cũng
như sự khác biệt giữa các chính sách và hệ thống KH&CN của các vùng.
Các tổ chức KH&CN vùng có sứ mệnh gắn phát triển kinh tế-xã hội thông
qua hay bằng phát triển KH&CN; là các tổ chức nghiên cứu ứng dụng (loại
hình nghiên cứu ứng dụng), liên kết/hợp tác chặt chẽ với các đối tác khác
trong vùng. Trong mỗi quốc gia, các vùng địa lý khác nhau sẽ phải phát
triển kinh tế theo các hướng khác nhau. Cần lựa chọn và phát huy lợi
thế/điểm mạnh riêng có của mỗi vùng (khai thác và tạo sự khác biệt với các
vùng khác).
2. Thực trạng phát triển các tổ chức khoa học và công nghệ vùng kinh
tế trọng điểm ở Việt Nam
2.1. Khái quát về các vùng kinh tế trọng điểm
Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm đối với nhiều quốc gia, lãnh thổ trên
thế giới cho đến nay không còn là vấn đề mới lạ mà trên thực tế, đó đã trở
thành một xu thế mang tính quy luật khách quan trong tiến trình đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều
này đặc biệt cần thiết đối với những quốc gia, lãnh thổ còn có nền kinh tế
JSTPM Tập 7, Số 1, 2018 55
chưa phát triển hoặc kể cả đã là nền kinh tế đang phát triển nhưng giá trị
sản phẩm nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ khá cao (trên 20%) trong tổng GDP
như Việt Nam hiện nay.
Để thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũng như tạo mối liên kết và
phối hợp trong phát triển kinh tế-xã hội giữa các vùng kinh tế, Chính phủ
Việt Nam đã và đang cố gắng lựa chọn một số tỉnh/thành phố để hình thành
nên vùng kinh tế trọng điểm quốc gia có khả năng đột phá, tạo động lực
thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của cả nước với tốc độ cao và bền vững,
tạo điều kiện nâng cao mức sống của toàn dân và nhanh chóng đạt được sự
công bằng xã hội trong cả nước. Việc hình thành các vùng kinh tế trọng
điểm là nhằm đáp ứng những nhu cầu của thực tiễn nói chung và đòi hỏi
của nền kinh tế nước ta nói riêng. Theo định hướng này, Việt Nam hiện có
4 vùng kinh tế trọng điểm gồm: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Vùng
kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng Sông Cửu Long6.
Cùng với việc hình thành 4 vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước thì hệ
thống hành lang pháp lý phát triển các vùng kinh tế trọng điểm cũng được
ban hành gồm: (i) Quyết định số 941/QĐ-TTg ngày 25/6/2015 của Thủ
tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức điều phối phát tri n các vùng
kinh tế trọng đi m giai đoạn 2015-2020; (ii) Quyết định số 2059/QĐ-TTg
ngày 24/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo,
Hội đồng vùng kinh tế trọng đi m giai đoạn 2015-2020; (iii) Quyết định số
2360/QĐ-TTg ngày 22/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
Quy chế tổ chức hoạt động và phối hợp của tổ chức điều phối phát tri n
các vùng kinh tế trọng đi m giai đoạn 2015-2020.
Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm bao gồm: Ban chỉ
đạo điều phối phát triển vùng kinh tế trọng điểm, hội đồng vùng kinh tế
trọng điểm7, tổ điều phối của các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương trong vùng kinh tế trọng điểm.
6 Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 25/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 245/QĐ-
TTg ngày 12/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh
tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 252/QĐ-
TTg ngày 13/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng
Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày
13/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Kinh tế trọng
điểm Miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đến năm 2030.
7 Theo Quyết định số 941/QĐ-TTg ngày 25/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức điều phối
phát triển các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015-2020: Hội đồng vùng là tổ chức kết nối giữa Ban chỉ đạo
với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm và chỉ đạo, điều phối các liên kết trong vùng. Hội đồng vùng có
các nhiệm vụ, quyền hạn sau: (i) Chỉ đạo và tổ chức phối hợp với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm
56 Phát tri n tổ chức KH&CN vùng kinh tế trọng đi m ở Việt Nam
Các chính sách hiện nay chưa khai thác được hiệu quả kinh tế theo quy mô
thông qua liên kết vùng, phát huy tác động lan tỏa của các vùng kinh tế
trọng điểm còn rất hạn chế. Sự phát triển giữa các địa phương trong vùng
và giữa các vùng còn thiếu liên kết và phối hợp, không gian phát triển kinh
tế còn bị chia cắt bởi địa giới hành chính. Các nguồn lực được tập trung cho
các vùng kinh tế trọng điểm, kể cả tập trung vốn con người, nhất là từ 2
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, nhưng các vùng này vẫn
tăng trưởng theo chiều rộng, chưa tiên phong trong chuyển đổi mô hình
tăng trưởng sang kết hợp chiều sâu, chưa đi đầu trong hoạt động NC&PT,
đổi mới, ứng dụng công nghệ. Ở các vùng còn lại, kể cả vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long tăng trưởng chủ yếu vẫn
dựa vào tài nguyên, đất đai, lao động và các ngành có năng suất lao động
thấp. Ở Việt Nam, một đặc điểm rất quan trọng cần nhắc tới đó là vùng
không phải là một đơn vị hành chính hay một khu vực hành chính, đồng
thời, vùng cũng không phải là phép cộng đơn thuần của các đơn vị hành
chính. Theo Luật Ngân sách nhà nước, vùng không phải là đơn vị cấp ngân
sách. Do vậy, các tổ chức điều phối phát triển vùng nêu trên là những thể
chế không thể thiếu trong quá trình hoạt động hợp tác vùng8.
2.2. Một số chủ trương, chính sách khoa học và công nghệ liên quan đến
phát triển kinh tế vùng, liên kết vùng ở Việt Nam9
Một trong những văn bản pháp lý quan trọng nhằm triển khai chủ trương
đường lối của Đảng về KH&CN nói chung và phát triển kinh tế vùng, liên
kết vùng nói riêng là Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020
(được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày
11/4/2012). Chiến lược đã đề ra nhóm giải pháp “KH&CN ở các vùng, địa
phương”, trong đó tập trung vào phát triển kinh tế vùng, liên kết vùng với
các nhiệm vụ chủ yếu là: (i) Hoạt động KH&CN vùng cần tập trung khai
thác các lợi thế và điều kiện đặc thù của từng vùng để đẩy mạnh sản xuất
thực hiện các Quy hoạch phát triển của vùng kinh tế trọng điểm. Theo dõi quá trình xây dựng, điều chỉnh quy
hoạch của địa phương trong vùng. Tiếp nhận, cụ thể hóa, tổ chức vận hành triển khai các văn bản chính sách, chủ
trương phát triển, các nội dung thực hiện liên kết vùng; (ii) Tổng hợp kế hoạch điều phối hàng năm, xây dựng kế
hoạch liên kết phối hợp toàn vùng trong năm kế hoạch. Thống nhất kế hoạch liên kết nội bộ vùng với các địa
phương trong vùng, xây dựng nội dung, quy mô, mức độ tính chất thực hiện các liên kết, phương thức tổ chức
thực hiện các liên kết. Tổng hợp danh mục các chương trình, dự án đầu tư phát triển có tính chất liên tỉnh trong
vùng; (iii) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện các liên kết, giải quyết các vấn đề nảy sinh hoặc
báo cáo Ban chỉ đạo phối hợp giải quyết; (iv) Tổng hợp, báo cáo Văn phòng Ban chỉ đạo theo định kỳ 6 tháng,
hàng năm về tình hình phát triển và phối hợp phát triển của vùng kinh tế trọng điểm.
8 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016) Dự thảo đề án Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm đổi mới mô hình tăng
trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
9 Báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Hội thảo quốc tế “Liên kết vùng trong quá trình tái cơ cấu kinh tế,
chuy n đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam”, Hà Nội, ngày 03/4/2016 do Ban Kinh tế Trung ương, Đại sứ quán
Cộng hòa liên bang Đức và Ban điều phối Vùng Duyên hải miền Trung tổ chức.
JSTPM Tập 7, Số 1, 2018 57
hàng hóa là các sản phẩm chủ lực. Xây dựng định hướng phát triển
KH&CN tạo môi trường hợp tác, liên kết giữa các địa phương; (ii) Hình
thành tại mỗi vùng một số mô hình liên kết giữa KH&CN với giáo dục và
đào tạo, sản xuất, kinh doanh, hướng vào khai thác lợi thế của vùng về điều
kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội; (iii) Xây dựng hệ thống tổ chức và
cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động KH&CN trong vùng, như các
viện nghiên cứu và phát triển, các trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn, đo lường,
chất lượng, trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN.
Cụ thể đối với từng vùng kinh tế trọng điểm, Chiến lược phát triển KH&CN
giai đoạn 2011-2020 đã đề ra các nhiệm vụ chủ yếu như sau:
- Đối với các vùng kinh tế trọng đi m: Tăng cường hỗ trợ các doanh
nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa phương đẩy nhanh tốc độ
đổi mới công nghệ. Phấn đấu tốc độ đổi mới công nghệ của vùng bình
quân 20-25%/năm; tỷ lệ công nghệ tiên tiến đạt khoảng 45%. Hình thành
một số khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu CNTT tập trung.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản và chế
biến sau thu hoạch. Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
Chú trọng phát triển sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch với quy mô
công nghiệp phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông
thôn mới;
- Đối với vùng kinh tế trọng đi m Bắc Bộ: Tập trung phát triển một số
ngành công nghiệp công nghệ cao trở thành ngành công nghiệp mũi
nhọn, như cơ khí chế tạo, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp phần mềm,
thiết bị tin học, công nghiệp phụ trợ, sản xuất các thiết bị tự động hóa,
rô-bốt, sản xuất vật liệu mới, thép chất lượng cao. Phát huy vai trò đầu
tàu và ảnh hưởng lan tỏa của Thủ đô Hà Nội như một trung tâm
KH&CN hàng đầu của cả nước;
- Đối với vùng kinh tế trọng đi m miền Trung: Tập trung phát triển năng
lực KH&CN đạt trình độ tiên tiến trong một số lĩnh vực công nghiệp
trọng điểm, như công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp chế biến nông -
lâm - thủy sản, công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghiệp vật liệu xây
dựng. Tập trung đầu tư để thành phố Đà Nẵng, thành phố Huế trở thành
cụm trung tâm KH&CN của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung;
- Đối với vùng kinh tế trọng đi m phía Nam: Tập trung phát triển một số
ngành công nghiệp công nghệ cao trở thành ngành công nghiệp mũi
nhọn, như cơ khí chính xác, công nghiệp chế biến thực phẩm, điện tử-tin
học, sản xuất các thiết bị tự động hóa, thiết bị y tế, năng lượng, sản xuất
58 Phát tri n tổ chức KH&CN vùng kinh tế trọng đi m ở Việt Nam
vật liệu mới, phát triển các ngành công nghiệp đóng tàu, dầu khí, công
nghiệp phần mềm. Tập trung đầu tư để Thành phố Hồ Chí Minh trở
thành trung tâm KH&CN của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả
nước. Nghiên cứu đề xuất một số cơ chế đặc thù để thí điểm áp dụng cho
Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tốc độ
phát triển KH&CN;
- Đối với vùng kinh tế trọng đi m đồng bằng sông Cửu Long: Tập trung
nghiên cứu phát triển, ứng dụng KH&CN phục vụ các lĩnh vực kinh tế
mũi nhọn, như sản xuất lúa, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản, chế biến
các sản phẩm nông nghiệp, cơ giới hóa nông nghiệp. Đẩy mạnh nghiên
cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp các giống
cây, con, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông
nghiệp cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tập trung đầu tư để
thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm KH&CN của vùng kinh tế trọng
điểm đồng bằng sông Cửu Long.
2.3. Phân bố về địa lý hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ
Trong nghiên cứu về cấu trúc hệ thống tổ chức KH&CN của Việt Nam do
Viện Đánh giá Khoa học và Định giá Công nghệ thực hiện10, về sự phân bố
các tổ chức KH&CN theo vùng, miền từ số liệu của 320 tổ chức được điều
tra cho thấy, Hà Nội là khu vực tập trung nhiều tổ chức KH&CN nhất, tiếp
theo là Thành phố Hồ Chí Minh. Các thành phố và địa phương khác có ít tổ
chức KH&CN, đặc biệt khu vực nông thôn thì rất thiếu nguồn lực KH&CN.
Điều này đặt ra câu hỏi liệu tất cả các vùng đều nhận đủ sự hỗ trợ KH&CN
mà họ cần. Ví dụ như Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có mật độ ngành công
nghiệp cao nhất, diện tích lớn hơn Hà Nội nhưng chỉ có 16% tổ chức
KH&CN. Bên cạnh đó, trong 320 tổ chức được điều tra, tỷ lệ cán bộ
KH&CN ở những thành phố lớn thậm chí còn cao hơn cả tỷ lệ tổ chức
KH&CN. 73% số lượng cán bộ KH&CN tập trung ở Hà Nội (so với 60,5%
tổ chức KH&CN tập trung ở Hà Nội) và 13,1% số lượng cán bộ KH&CN
tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh (so với 16% tổ chức KH&CN tập
trung ở Thành phố Hồ Chí Minh). Các khu vực khác như Đà Nẵng, năng
lực KH&CN thậm chí còn nhỏ hơn nhiều. Với năng lực KH&CN như vậy,
nhiều địa phương khó đảm bảo KH&CN sẽ là động lực để phát triển kinh tế
ở địa phương mình.
10 Viện Đánh giá Khoa học và Định giá Công nghệ, 2014. Báo cáo Phân tích cấu trúc hệ thống tổ chức KH&CN
của Việt Nam.
JSTPM Tập 7, Số 1, 2018 59
Trong một điều tra khác do Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện năm
201511 thì tổ chức KH&CN có sự tăng nhanh về số lượng, đa dạng hóa về
loại hình, hoạt động theo cơ chế tự chủ. Cả nước có gần 2.230 tổ chức
KH&CN, trong đó có 1.074 tổ chức công lập (gồm 553 tổ chức thuộc khối
trung ương, 521 tổ chức thuộc khối địa phương). Tuy nhiên, các tổ chức
KH&CN, trong đó có các viện nghiên cứu, trường đại học chưa tạo thành
một mạng lưới mạnh theo quy hoạch, phân bổ còn bất hợp lý giữa các vùng,
miền và lĩnh vực hoạt động, còn chồng chéo chức năng, nhiệm vụ. Các viện
nghiên cứu lớn chủ yếu tập trung ở hai đầu đất nước (Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh), trong khi các địa phương nghèo còn rất thiếu các tổ chức
KH&CN mạnh. Hai viện hàn lâm quốc gia (Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) chưa thực
sự trở thành hạt nhân, đầu tàu thúc đẩy và lan tỏa phát triển KH&CN trong
các ngành, lĩnh vực trọng điểm. Chưa có nhiều viện nghiên cứu, trường đại
học đạt trình độ quốc tế, kể cả trình độ khu vực ASEAN. Các địa phương
còn thiếu các tổ chức KH&CN mạnh. Hiệu quả hoạt động của đa số tổ chức
KH&CN thấp, chưa thoát khỏi thói quen được bao cấp, ngại chuyển đổi; số
đã chuyển đổi thì vẫn gặp nhiều trở ngại trong hoạt động tự chủ.
Hệ thống tổ chức KH&CN phân bố không đồng đều, không hỗ trợ phát
triển kinh tế-xã hội các vùng kinh tế trọng điểm. Phân bố tổ chức KH&CN
dù đông về số lượng nhưng phân bố tổ chức không hợp lý. Có phân vùng
kinh tế trọng điểm nhưng KH&CN chưa có sự đóng góp vào hỗ trợ phát
triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm. Chưa có những thống kê về số
lượng tổ chức KH&CN ở từng vùng kinh tế trọng điểm cũng như chưa có
những phân tích sâu về lĩnh vực hoạt động, hiệu quả và sự đóng góp/hỗ trợ
của các tổ chức KH&CN đối với phát triển kinh tế của vùng kinh tế trọng
điểm thời gian qua.
2.4. Một số mô h nh tổ chức khoa học và công nghệ mang tính chất vùng
hiện đang tồn tại trong hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ ở Việt
Nam
Một số mô hình tổ chức KH&CN mang tính chất vùng hiện đang tồn tại
trong hệ thống tổ chức KH&CN ở Việt Nam được lựa chọn phân tích gồm:
(i) Các khu công nghệ cao quốc gia; (ii) Viện Khoa học kỹ thuật Nông
nghiệp Bắc Trung bộ trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
11 Bộ Khoa học và Công nghệ (2015), Báo cáo Đề án tái cơ cấu ngành khoa học và công nghệ.
60 Phát tri n tổ chức KH&CN vùng kinh tế trọng đi m ở Việt Nam
(iii) Viện Nghiên cứu Khoa học miền Trung trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam.
2.4.1. Về căn cứ pháp lý h nh thành tổ chức khoa học và công nghệ vùng
Qua nghiên cứu lịch sử hình thành của 3 tổ chức KH&CN trên đây có thể
thấy, với quan điểm đã được tuyên bố chính thức của Chính phủ Việt
Nam12 về việc hình thành các khu công nghệ cao trên toàn quốc, trong đó
hạt nhân là các khu công nghệ cao quốc gia, nhằm góp phần thúc đẩy phát
triển công nghệ cao phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương,
vùng miền. Góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế; tăng nhanh hàm lượng công nghệ cao trong các sản
phẩm hàng hóa. Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Về mặt phân bố địa lý, mỗi vùng kinh tế trọng điểm sẽ chỉ được phép
thành lập tối đa một khu công nghệ cao quốc gia làm đầu tầu cho cả vùng
trong lĩnh vực công nghệ cao. Như vậy, có thể coi 3 khu công nghệ cao
quốc gia là một dạng tổ chức KH&CN vùng.
2.4.2. Về sứ mệnh của các tổ chức khoa học và công nghệ vùng
Dù mang tính chủ động từ phía các đơn vị chủ quản, việc hình thành các tổ
chức KH&CN từ: (i) Các khu công nghệ cao quốc gia; (ii) Viện Khoa học
kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ; hay (iii) Viện Nghiên cứu Khoa học
miền Trung đều nhằm mục tiêu đưa KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã
hội các địa phương, vùng miền. Mỗi tổ chức KH&CN đảm nhận sứ mệnh
tạo sự đột phá cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của vùng địa lý
bao gồm cả các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm, góp phần đổi
mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế;
tăng nhanh hàm lượng công nghệ cao trong các sản phẩm hàng hóa.
Ví dụ, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ với sứ mệnh là
trung tâm khoa học vùng Bắc Trung bộ trong những năm qua đã tiến hành
nghiên cứu, trình diễn, chuyển giao các công nghệ, các tiến bộ kỹ thuật, đào
tạo nguồn nhân lực, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, nâng
cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, cải thiện thu nhập của nông dân
và góp phần phát triển nông thôn theo định hướng công nghiệp hóa-hiện đại
hóa.
12 Quyết định số 792/QĐ-TTg về Phê duyệt quy hoạch tổng th phát tri n khu công nghệ cao đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030.
JSTPM Tập 7, Số 1, 2018 61
2.4.3. Về chức năng, nhiệm vụ
Cả 3 tổ chức KH&CN trên đây đều có chung nhiệm vụ là nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội các địa
phương, vùng miền theo quy định của pháp luật.
Định hướng nghiên cứu của các tổ chức KH&CN loại này là tập trung chủ
yếu vào nghiên cứu ứng dụng, kết quả nghiên cứu cần phải mang tính công
nghệ trọn gói, dựa trên lợi thế cạnh tranh của sản phẩm và công nghệ, lợi
thế vùng để phát triển các mặt hàng nông sản có giá trị hàng hóa cao.
2.4.4. Về địa bàn hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ
Phạm vi hoạt động KH&CN của cả 3 tổ chức KH&CN luôn gắn với định
hướng phát triển kinh tế-xã hội của các khu vực địa lý nhất định, ví dụ như
việc phân bố các khu công nghệ cao quốc gia cần phải trực thuộc các vùng
kinh tế trọng điểm quốc gia, trên thực tế thì 3 khu công nghệ cao quốc gia
hiện đã thành lập được phân bố ở trung tâm của ba miền Bắc, Trung và
Nam. Hay như trường hợp của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc
Trung bộ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được thành lập
nhằm giải quyết các vấn đề khoa học và kỹ thuật nông nghiệp cho vùng Bắc
Trung bộ, cụ thể gồm 6 tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
2.4.5. Về đóng góp trực tiếp cho phát triển kinh tế-xã hội, khoa học và
công nghệ của vùng
Dù thời gian hoạt động của các tổ chức KH&CN trên đây chưa phải là dài,
nhưng không thể phủ nhận những đóng góp của các tổ chức KH&CN này
đối với phát triển kinh tế-xã hội và KH&CN của các địa phương cũng như
của cả vùng. Như những đánh giá của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
nghiệp Bắc Trung bộ trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Việt
Nam13: từ khi thành lập Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung
bộ, Viện đã có nhiều đóng góp tích cực cho phát triển sản xuất nông nghiệp
của cả vùng Bắc Trung bộ, có nhiều kết quả nghiên cứu phục vụ sản xuất
nông nghiệp và thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, có nhiều sản
phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường trong thời kỳ hội nhập
13 Báo cáo tổng kết công tác năm 2015 và định hướng hoạt động năm 2016 của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
nghiệp Bắc Trung Bộ.
62 Phát tri n tổ chức KH&CN vùng kinh tế trọng đi m ở Việt Nam
quốc tế và Viện xứng đáng là tổ chức nghiên cứu đầu ngành về nông nghiệp
trong Vùng, là chỗ dựa tin cậy của người nông dân.
2.4.6. Về mối quan hệ hợp tác, phối hợp trong hoạt động khoa học và
công nghệ
Ở các tổ chức KH&CN loại này thường song song tồn tại 2 mối quan hệ cơ
bản là: (i) với bộ/cơ quan chủ quản; và (ii) với chính quyền địa phương, các
viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan, tổ chức khác trên địa bàn hoạt
động.
Ví dụ, trường hợp Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ:
trong quá trình hoạt động KH&CN đã phối hợp chặt chẽ với một số tổ
chức, chính quyền địa phương (đặc biệt Sở Khoa học và Công nghệ, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông, khuyến
công,) để chuyển giao nhanh các kết quả nghiên cứu của Viện vào hỗ trợ
sản xuất nông nghiệp cho cả vùng Bắc Trung bộ. Bên cạnh đó, việc hợp tác
và phối hợp với các viện nghiên cứu trong ngành, các trường đại học trong
Vùng (Đại học Huế, Đại học Vinh, Đại học Hồng Đức,...) để thực hiện các
đề tài nghiên cứu khoa học ngày càng được chú trọng. Nhờ đó, công tác
trao đổi thông tin qua các cuộc hội thảo, việc khai thác tiềm năng cán bộ
nghiên cứu và trang thiết bị cho nghiên cứu và đào tạo của Viện ngày càng
được phát huy.
3. Một số gợi suy cho Việt Nam về phát triển tổ chức khoa học và công
nghệ vùng kinh tế trọng điểm
Kinh nghiệm quốc tế đã cho thấy, hình thành các tổ chức KH&CN theo
vùng/lãnh thổ là hết sức quan trọng đối với các quốc gia có nhiều khu vực
phát triển với các vùng kinh tế, sinh thái khác nhau. Chính sách phát triển
vùng về KH&CN luôn là bộ phận hợp thành của chính sách KH&CN quốc
gia. Vì vậy, các tổ chức KH&CN trên vùng/lãnh thổ đóng vai trò như các
trung tâm KH&CN vùng. Trên thế giới thì Mỹ, Nga, Trung Quốc và Thái
Lan rất coi trọng cách phân bố này. Theo đó, các tổ chức KH&CN
vùng/lãnh thổ thực hiện hoạt động nghiên cứu và triển khai những vấn đề
KH&CN đặc thù của địa phương hoặc vùng/lãnh thổ. Các cơ quan KH&CN
vùng/lãnh thổ do Chính phủ thành lập hoặc do một số địa phương trong
vùng đề xuất và cùng các viện, một số tổ chức có liên quan phối hợp thành
lập. Hoạt động của tổ chức KH&CN vùng luôn dựa trên khai thác các lợi
thế/thế mạnh đặc trưng của vùng. Đồng thời, duy trì mối quan hệ chặt chẽ
với các tác nhân khác trong hệ thống đổi mới vùng đó là các viện nghiên
JSTPM Tập 7, Số 1, 2018 63
cứu, các trường đại học, các tổ chức dịch vụ, giám định, chuyển giao, chính
quyền vùng, hội đồng quản lý vùng.
Ở Việt Nam, nhu cầu về tổ chức KH&CN vùng kinh tế trọng điểm đã được
đề cập chính thức trong các văn bản quản lý quan trọng thuộc lĩnh vực
KH&CN thời gian qua, cụ thể: Chiến lược phát tri n KH&CN giai đoạn
2011-2020 (Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012) đã đặt ra nhiệm vụ
xây dựng tại mỗi vùng kinh tế trọng điểm ít nhất một tổ chức KH&CN:
- Là tổ chức KH&CN mạnh;
- Hoạt động KH&CN gắn với tiềm năng, lợi thế của vùng;
- Liên kết chặt chẽ với các trường đại học;
- Đào tạo nhân lực, thực hiện nhiệm vụ KH&CN;
- Hình thành và phát triển các sản phẩm chủ lực của mỗi vùng.
Trên thực tế, nếu xem xét từ sứ mệnh, chức năng, nhiệm vụ, phạm vi và địa
bàn hoạt động của từng tổ chức KH&CN từ hệ thống các khu công nghệ
cao quốc gia, đến hệ thống các viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp vùng
trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam hay phân viện của Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ở khu vực miền Trung có thể
khẳng định Việt Nam đã tồn tại các tổ chức KH&CN vùng. Tuy nhiên, với
phạm vi, địa bàn hoạt động được yêu cầu là “vùng kinh tế trọng đi m” thì
hiện hệ thống các khu công nghệ cao quốc gia là đáp ứng đầy đủ các điều
kiện hơn cả.
Nghiên cứu kinh nghiệm Trung Quốc14 cho thấy, trong mỗi quốc gia, việc
tồn tại nhiều dạng tổ chức KH&CN vùng trên một địa giới hành chính vùng
là cần thiết và mang tính hỗ trợ. Không nên tuyệt đối hóa ranh giới hành
chính địa lý vùng kinh tế trọng điểm để có sự linh hoạt sử dụng nhiều loại
hình tổ chức KH&CN hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội cũng như KH&CN
của toàn vùng.
Cùng với các điều kiện sẵn có về pháp lý, tổ chức bộ máy và chính sách để
điều phối, quản lý tổ chức KH&CN vùng, thời gian tới cần điều chỉnh mở
rộng địa bàn hoạt động của các tổ chức KH&CN vùng đã có, cụ thể, Nhà
nước cần có sự đầu tư để phát triển các tổ chức này trở thành các tổ chức
KH&CN vùng thực sự, đặc biệt hệ thống các viện khoa học kỹ thuật nông
nghiệp vùng trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Trong quá
14 Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, Một số nét trong quản lý hoạt động khoa học và công nghệ địa phương của
Trung Quốc. Tổng luận Khoa học Công nghệ Kinh tế, số 6 năm 2008.
64 Phát tri n tổ chức KH&CN vùng kinh tế trọng đi m ở Việt Nam
trình điều chỉnh này cần lưu ý giải quyết hài hòa mối quan hệ công tác
nhiều chiều giữa tổ chức KH&CN vùng với cơ quan chủ quản (bộ chuyên
ngành), ban chỉ đạo/hội đồng vùng kinh tế trọng điểm, chính quyền địa
phương, các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức dịch vụ KH&CN
và hỗ trợ khác trong vùng,...
Đối với các tổ chức KH&CN vùng cũng cần điều chỉnh:
- Về phạm vi, địa bàn hoạt động của các tổ chức KH&CN mang tính vùng
hiện có theo phạm vi vùng kinh tế trọng điểm;
- Về nội dung hoạt động KH&CN: Trong quá trình hoạt động các tổ chức
KH&CN vùng cần định hướng có trọng tâm hơn vào phục vụ các định
hướng phát triển kinh tế-xã hội, cũng như KH&CN của vùng đã được
phê duyệt tại các văn bản quản lý của cơ quan có thẩm quyền. Đặc biệt
là yêu cầu phát triển KH&CN đối với từng vùng kinh tế trọng điểm
trong Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam giai đoạn 2011-2020;
- Về điều phối trong quá trình hoạt động: với tư cách là tổ chức KH&CN
vùng các đơn vị nói trên ngoài sự chỉ đạo, điều hành của bộ chuyên
ngành hay cơ quan chủ quản thì các tổ chức này cần được sự chỉ đạo,
điều hành của các ban chỉ đạo/hội đồng vùng kinh tế trọng điểm. Điều
này là đặc biệt cần thiết trong bối cảnh phân chia hành chính quản lý của
Việt Nam không có chính quyền cấp vùng;
- Liên kết chặt chẽ giữa tổ chức KH&CN vùng, các chương trình/nhiệm
vụ KH&CN vùng, ban chỉ đạo, hội đồng vùng kinh tế trọng điểm để
định hướng nội dung hoạt động KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã
hội vùng.
Để KH&CN tiếp tục có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội
của vùng, liên kết vùng đòi hỏi sự tập trung sức lực không những chỉ riêng
của ngành KH&CN và các địa phương mà còn có sự tham gia và phối hợp
chặt chẽ của các bộ/ngành có liên quan. Đối với từng vùng: Cần đầu tư tiềm
lực cho việc nghiên cứu cơ sở khoa học trong việc hoạch định chiến lược,
chính sách; đẩy mạnh ứng dụng KH&CN; triển khai các giải pháp KH&CN
phục vụ phát triển bền vững, phù hợp với đặc thù và thế mạnh của từng
vùng, có tính đến bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Kết luận
(1) Sớm nhận thức được vai trò quan trọng của các tổ chức KH&CN vùng
trong hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội cũng như KH&CN của vùng/lãnh thổ,
JSTPM Tập 7, Số 1, 2018 65
vấn đề phát triển tổ chức KH&CN vùng đã được đề cập chính thức trong
các văn bản quản lý quan trọng thuộc lĩnh vực KH&CN thời gian qua như
Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012; Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày
29/3/2013 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012; Chiến lược phát triển KH&CN giai
đoạn 2011-2020: Hình thành và phát tri n một số mô hình viện hoặc trung
tâm nghiên cứu tại các vùng kinh tế trọng đi m đ phát huy tiềm năng, lợi
thế của từng vùng, liên kết giữa KH&CN với giáo dục và đào tạo, sản xuất,
kinh doanh, hình thành và phát tri n các sản phẩm chủ lực của mỗi vùng.
(2) Như các nội dung đã được phân tích trên đây, trong quá trình hình thành
và phát triển, hệ thống tổ chức KH&CN Việt Nam đã tồn tại một số dạng tổ
chức KH&CN mang tính chất vùng đó là: (i) Hệ thống các khu công nghệ
cao quốc gia; (ii) Hệ thống các viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp vùng trực
thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam; (iii) Phân viện của Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ở khu vực miền Trung, Đối chiếu
với kết quả nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm quốc tế về tổ chức KH&CN
vùng cho thấy, trong mỗi giai đoạn phát triển, các quốc gia tồn tại đồng thời
nhiều loại hình tổ chức KH&CN vùng khá đa dạng. Các tổ chức này cùng
phối hợp, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội cũng như KH&CN của vùng.
(3) Trong nhiều năm qua, dù chưa được công nhận một cách chính thức và
thiếu những hỗ trợ mạnh mẽ từ phía cơ quan quản lý nhà nước các cấp,
nhưng các tổ chức KH&CN trên đây đã hoạt động như những trung tâm
KH&CN của vùng, bằng các kết quả hoạt động KH&CN và dựa trên việc
khai thác các thế mạnh về địa lý, về điều kiện tự nhiên của vùng để hỗ trợ,
đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội, cũng như KH&CN cho vùng.
(4) Từ kết quả nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm quốc tế về tổ chức
KH&CN vùng cho thấy, trong quá trình hình thành và phát triển, mạng lưới
tổ chức KH&CN Việt Nam đã tồn tại một số dạng tổ chức KH&CN mang
tính chất vùng. Tuy nhiên, để các tổ chức KH&CN nói trên thực sự trở
thành các tổ chức KH&CN vùng kinh tế trọng điểm, Nhà nước cần sớm có
những chính sách điều chỉnh vĩ mô trên các mặt sau:
- Về địa bàn/phạm vi hoạt động, cần nghiên cứu điều chỉnh mở rộng phạm
vi hoạt động các tổ chức KH&CN vùng theo đúng phạm vi phân vùng
kinh tế trọng điểm đã được Chính phủ phê duyệt;
- Về sứ mệnh, định hướng, chức năng hoạt động của các tổ chức KH&CN
vùng cần bám sát các nhiệm vụ KH&CN chủ yếu được đề ra trong Chiến
66 Phát tri n tổ chức KH&CN vùng kinh tế trọng đi m ở Việt Nam
lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 đối với từng vùng kinh tế
trọng điểm (4 vùng);
- Về gắn kết hoạt động KH&CN của các tổ chức KH&CN vùng kinh tế
trọng điểm với các chương trình, dự án phát triển KH&CN trên vùng đã
và đang triển khai;
- Về cơ chế điều hành phối hợp, ngoài mối quan hệ với bộ chủ quản, với
các viện nghiên cứu, trường đại học, các địa phương trong vùng thì các
tổ chức KH&CN vùng cần được đặt trong mối quan hệ hợp tác, phối hợp
chặt chẽ với ban chỉ đạo vùng kinh tế trọng điểm, hội đồng vùng kinh tế
trọng điểm, tổ điều phối của các bộ, ngành và các tỉnh thành phố trực
thuộc trung ương./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2015. Dự thảo báo cáo Đề án Quy hoạch mạng lưới các
tổ chức KH&CN công lập đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
2. Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, 2003. Chiến lược, chính sách của một số nước
nhằm gắn khoa học và công nghệ với phát tri n kinh tế. Tổng luận Khoa học Công
nghệ Kinh tế số 6 năm 2003.
3. Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, 2004. Cải cách chính sách nghiên cứu và
phát tri n trong bối cảnh chuy n sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Hà Nội,
Nxb Nông nghiệp.
4. Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, 2008. Một số nét trong quản lý hoạt động khoa
học và công nghệ địa phương của Trung Quốc. Tổng luận Khoa học Công nghệ Kinh
tế số 6 năm 2008.
5. Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, 2010. Những tiến bộ mới đây trong cải cách hệ
thống nghiên cứu và phát tri n ở một số nước. Tổng luận Khoa học Công nghệ Kinh
tế số 11 năm 2010.
6. Viện Đánh giá Khoa học và Định giá Công nghệ, 2014. Phân tích cấu trúc hệ thống
tổ chức KH&CN của Việt Nam. Báo cáo đề tài cấp Bộ.
7. Đặng Duy Thịnh và Nguyễn Văn Học, 1999. Nghiên cứu tổ chức hệ thống cơ quan
nghiên cứu khoa học và phát tri n công nghệ. Báo cáo ĐTCB 1999, NISTPASS.
8. NguyễnVăn Học, 2000. Nghiên cứu các loại hình cơ quan NC&TK và phát tri n công
nghệ của Việt Nam phục vụ cho việc chuy n đổi tổ chức các cơ quan NC&TK Nhà
nước. Báo cáo ĐTCB 2000, NISTPASS.
9. Hoàng Văn Tuyên, 2006. Nghiên cứu quá trình phát tri n chính sách đổi mới
(Innovation Policy) - Kinh nghiệm quốc tế và gợi suy cho Việt Nam. Báo cáo ĐTCS
2006, NISTPASS.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_to_chuc_khoa_hoc_va_cong_nghe_vung_kinh_te_trong.pdf