Phẫu thuật cắt nối khí quản tận - tận trong điều trị sẹo hẹp khí quản
Trong cắt nối khí quản tận – tận, nối sụn
nhẫn – khí quản hay khí quản – khí quản cho kết
quả sau phẫu thuật không có sự khác biệt.
Không có trường hợp nào xảy ra biến chứng
sớm như chảy máu, tràn khí dưới da hay bung
miệng nối. Có 5 trường hợp xảy ra biến chứng
muộn: mô hạt viêm, liệt dây thần kinh hồi quy
và tái hẹp.
Có 2 trường hợp mô hạt viêm ngay miệng
nối khí quản sau phẫu thuật 4 tuần.Chúng tôi
soi thanh khí quản cắt mô hạt và chấm
mitomycin, cho kết quả tốt. Năm 2009, Jyi Lin
Wong báo cáo nhân một trường hợp soi nong
khí quản bằng ống cứng và chấm mitomycin
cho kết quả tốt. Tác giả cho rằng mitomycin
giàm mô hạt viêm, ngăn ngừa tái hẹp khí quản
nhưng khi khí quản hẹp dạng màng và chưa
ảnh hưởng đến sụn. Tất cả trường hợp khi khâu
nối khí quản chúng tôi kết hợp chấm mitomycin
vào ngay miệng nối. Hiện nay vẫn chưa có
nghiên cứu nào đánh giá có khác biệt hay không
giữa nhóm chấm và không chấm mitomycin tại
miệng nối khí quản. Do đó cần có nghiên cứu
sâu hơn để làm rõ vấn đề này.
1 trường hợp liệt dây thần kinh hồi quy bên
trái, sau phẫu thuật bệnh nhân khàn giọng
nhưng không khó thở. Nội soi thanh khí quản
kiểm tra cho thấy liệt vận động dây thanh trái.
Miệng nối khí quản thoáng.
1 trường hợp hẹp miệng nối khí quản dạng
màng sau mổ 2 tuần, đường kính chỗ hẹp
khoảng 3mm. Chúng tôi tiến hành soi thanh
quản treo và nong miệng nối khí quản kết hợp
chấm mitomycin. Sau nong cho kết quả tốt. 1
trường hợp khác tái hẹp sau phẫu thuật 1 tháng.
Chúng tôi tiến hành soi nong và chấm
mitomycin 2 lần cách 2 tuần, nhưng không hiệu
quả. Bệnh nhân được tiến hành đặt stent
silicone.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phẫu thuật cắt nối khí quản tận - tận trong điều trị sẹo hẹp khí quản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 336
PHẪU THUẬT CẮT NỐI KHÍ QUẢN TẬN-TẬN
TRONG ĐIỀU TRỊ SẸO HẸP KHÍ QUẢN
Trần Phan Chung Thủy*, Trần Anh Bích**
TÓM TẮT
Sẹo hẹp khí quản là một di chứng do rất nhiều nguyên nhân như đặt nội khí quản, mở khí quản, chấn
thương thanh khí quản Sẹo hẹp khí quản ảnh hưởng nặng nề tâm lý người bệnh và chất lượng cuộc sống là
gánh nặng của gia đình và xã hội.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị sẹo hẹp khí quản bằng phẫu thuật nối khí quản tận – tận.
Đối tượng nghiên cứu: Qua khảo sát 27 trường hợp sẹo hẹp thanh-khí quản được phẫu thuật cắt nối 17
trường hợp nối khí quản-khí quản. 10 trường hợp nối sụn nhẫn- khí quản. tại khoa Tai Mũi Họng trong 2 năm
(1/2009 đến 1/2011). Thiết kế nghiên cứu: thực nghiệm lâm sàng tiến cứu mô tả
Kết quả: 27 trường hợp sẹo thanh khí quản, 5 nữ, 22 nam. Nguyên nhân chủ yếu do đặt nội khí quản
(13/27). Đa số các trường hợp chiều dài đoạn hẹp từ 2-4cm (11/27). 2 trường hợp > 4cm. Kết quả ban đầu khả
quan: Tỉ lệ rút ống thở được là 92.6%.
Kết luận: Phẫu thuật cắt nối khí quản tận tận là phương pháp điều trị tuyệt vời cho bệnh hẹp thanh khí
quản, bước đầu thu được kết quả khả quan.
Từ khóa: Sẹo hẹp khí quản, nối khí quản tận-tận.
ABSTRACT
END TO END ANASTOMOSIS SURGERY FOR TRACHEAL STENOSIS
Tran Phan Chung Thuy, Tran Anh Bich
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 336 - 340
Tracheal stenosis is difficult to treat and its etiologies are multiple; nowadays, the most common ones are
postintubation or trauma. Tracheal stenosis affected psychological quality of life of patients, family and society.
Objective: To evaluate results of surgery tracheal stenosis by end to end anastomosis .
Patients: 27 cases tracheal stenosis were treated by surgery end to end anastomosis. 10 cases cricotracheal
anastomosis and 17 cases end to end tracheal anastomosis in ENT department of Chợ Rẫy hospital for 2 years
(1/2009 to 1/2011). Design: prospective study.
Results: 27 cases of tracheal scar bar, 5 women, 22 men. The main cause by intubation (13/27). The
majority of cases the length of the narrow 2-4cm (11/27). 2 cases> 4 cm. Decannulation rates as markers of
success was 92.6%
Conclusion: The strategy for treatment of airway stenosis is now well established as end to end anastomosis
and success rates are high.
Keywords: Tracheal stenosis, end to end anastomosis.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sẹo hẹp khí quản là một di chứng do rất
nhiều nguyên nhân như đặt nội khí quản, mở
khí quản, chấn thương thanh khí quản Sẹo
hẹp khí quản ảnh hưởng nặng nề tâm lý người
bệnh và chất lượng cuộc sống là gánh nặng của
* Khoa Tai Mũi họng, BV. Chợ Rẫy,
Tác giả liên lạc: BS CKII Trần Phan Chung Thủy, ĐT: 0979917777; Email: chungthuytranphan@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 337
gia đình và xã hội.
Điều trị sẹo hẹp khí quản là khó khăn và
thách thức hiện nay. Có nhiều phương pháp
điều trị được áp dụng nhưng kết quả chưa cao.
Điều này phụ thuộc vào vị trí, mức độ diễn tiến
cũng như cơ địa của người bệnh, sự đánh giá
đúng tổn thương và chọn phương pháp điều trị
thích hợp. Trong các phương pháp điều trị thì
cắt bỏ đoan hẹp và nối khí quản tận – tận là
phương pháp hiệu quả. Kỹ thuật cắt nối khí
quản lần đầu tiên được thực hiện bởi Conley
năm 1962. Đó là kỹ thuật xử lý tổn thương do
chấn thương (1,2).
Ogura thực hiện kỹ thuật cắt nối khí quản
cho 3 trường hợp, vẫn là tổn thương do chấn
thương. Pearson và Looper năm 1975 báo cáo 6
trường hợp cắt nối sụn nhẫn – khí quản.
Từ 1/2009 đến 1/2011Khoa Tai Mũi Họng
bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện phẫu thuật cắt
nối khí quản tận-tận cho 27 trường hợp, đạt
được một số kết quả khả quan.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân được chẩn đoán hẹp khí
quản được điều trị tại khoa Tai Mũi Họng bệnh
viện Chợ Rẫy trong thời gian 2 năm (1/2009 đến
1/2011).
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hàng loạt các trường hợp.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Các bệnh nhân được chẩn đoán sẹo hẹp khí
quản điều trị tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện
Chợ Rẫy.
Nội soi thanh khí quản, chụp CT scan có cản
quang vùng thanh khí quản .
Sẹo hẹp khí quản > 6 tháng thỏa điều kiện
- Hẹp khí quản đoạn cổ.
- Sẹo hẹp bít kín hoàn toàn hoặc gần khí
quản trên nội soi.
- Hoặc đã điều trị sẹo hẹp khí quản bằng các
phương pháp khác nhưng thất bại.
Phương pháp phẫu thuật(7, 8)
Rạch da ngang cổ
Bóc tách bộc lộ khí quản
Cắt đoạn hẹp
Khâu nối khí quản tận – tận
Chấm Mitomycin vào miệng nối khí quản
Đặt ống dẫn lưu
Đặt ống nuôi ăn
Khâu da
Khâu cằm ngực
Hình 1. Phẫu thuật căt nối khí quản tận tận
Hậu phẫu
Rút nội khí quản ngày thứ 2.
Rút dẫn lưu ngày thứ 3.
Rút ống nuôi ăn ngày thứ 5.
Đánh giá kết quả
Nội soi thanh khí quản ống mềm kiểm tra
- Sự di động dây thanh.
- Tình trạng miệng nối khí quản.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 338
KẾT QUẢ
Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo độ tuổi
Số trường hợp Tỷ lệ (%)
<20 tuổi 3 11
20–40 tuổi 20 74
40–60 tuổi 4 15
Tuổi trung bình 25 ± 9 tuổi (từ 17 – 57 tuổi),
chủ yếu tập trung trong nhóm từ 20 – 40 tuổi.
Bảng 2: Phân bố bệnh nhân theo giới tính
Số trường hợp Tỷ lệ (%)
Nam 22 81,5
Nữ 5 18,5
Nam chiếm nhiều hơn nữ, gấp 4 lần nữ.
Bảng 3: Nguyên nhân tổn thương gây sẹo hẹp khí
quản
Số trường hợp Tỷ lệ (%)
Đặt NKQ lâu ngày 13 48,2
Mở khí quản 8 29,6
Chấn thương/vết thương 6 22,2
Đa số các trường hợp do đặt NKQ lâu ngày
(13/27), kế đến do mở khí quản và chấn
thương/vết thương vùng cổ.
Bảng 4: Các thủ thuật/phẫu thuật đã can thiệp trước
khi cắt nối
Số trường hợp Tỷ lệ (%)
Soi nong 12 44,4
Đặt ống Aboulker/ống T 5 18,5
Ghép sụn 4 14,8
Chưa can thiệp 11 40,7
Do có trường hợp bệnh nhân được can thiệp
thủ thuật/phẫu thuật trên 2 lần, nên tổng số các
trường hợp trên 100%. Đa số các trường hợp
bệnh nhân đã có can thiệp thủ thuật/phẫu thuật
trước đó nhưng thất bại.
Bảng 5: Số lần can thiệp thủ thuật/phẫu thuật trước
đó
Số trường hợp Tỷ lệ (%)
0 lần 11 40,7
1 lần 8 29,6
2 lần 5 18,5
3 lần 3 11,2
30% các trường hợp bệnh nhân đã can thiệp
thủ thuật/phẫu thuật ≥ 2 lần.
Bảng 6: Chiều dài đoạn hẹp
Số trường hợp Tỷ lệ (%)
<2cm 3 11,1
2-4cm 22 81,5
>4cm 2 7,4
Đa số các trường hợp chiều dài đoạn hẹp từ
2 – 4cm.
Bảng 7: Thời gian phát hiện tổn thương cho đến khi
phẫu thuật
Số trường hợp Tỷ lệ (%)
6tháng-1năm 3 11,1
1-2năm 13 48,2
2-3năm 7 26,0
>3năm 4 14,7
16/27 trường hợp thời gian phát hiện tổn
thương cho đến khi phẫu thuật ≤ 2 năm.
Bảng 8: Vị trí khâu nối trong cắt nối khí quản tận –
tận
Số trường hợp Tỷ lệ (%)
Nối sụn nhẫn – khí quản 10 37
Nối khí quản – khí quản 17 63
Bảng 9: Biến chứng muộn
Số trường hợp Tỷ lệ (%)
Mô hạt viêm 2 7,4
Liệt dây thần kinh hồi quy 1 3,7
Tái hẹp 2 7,4
BÀN LUẬN
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu 25 ± 9
tuổi (17 – 57 tuổi), chủ yếu tập trung trong nhóm
từ 20 – 40 tuổi. Từ đó cho thấy nhóm bệnh nhân
chủ yếu nằm trung độ tuổi lao động, ảnh hưởng
nhiều đến bản thân, trở thành gánh nặng kinh tế
cho gia đình và xã hội. Nam giới chiếm đa số,
gấp 4 lần nữ. Tỉ lệ này phù hợp với tình hình
thực tế tại bệnh viện Chợ Rẫy, với đa số các
trường hợp đặt nội khí quản lâu ngày hay mở
khí quản thường là do tai nạn giao thông, chủ
yếu tập trung ở nam giới.(9,10) Theo một nghiên
cứu năm 2001, Vurkmir đưa ra tỷ lệ nữ gấp 3 lần
nam do kích thước thanh khí quản ở nữ nhỏ hơn
nam giới nên có nguy cơ tổn thương cao hơn.
Thêm vào đó có tác giả cho rằng estrogen là yếu
tố thúc đẩy chính quá trình tổng hợp collagen, là
nguyên liệu chính cho tiến trình lành vết thương
hình thành mô sẹo (5,6).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 339
Đặt nội khí quản lâu ngày là nguyên nhân
chính gây hẹp khí quản (chiếm 48,2%). Cơ chế
chính gây ra tổn thương thanh khí quản sau đặt
nội khí quản do áp lực bóng lên niêm mạc khí
quản trong một khoảng thời gian(3). Áp lực bóng
và thời gian đặt nội khí quản là hai yếu tố quyết
định hình thành tổn thương hẹp khí quản. Một
số nghiên cứu nội soi ghi hình theo dõi tác động
của áp lực bóng lên niêm mạc khí quản, các nhà
nghiên cứu đề nghị áp lực của bóng để mạch
máu của niêm mạc thành khí quản lưu thông tốt
là 25cmH2O. Bên cạnh cơ chế tổn thương do áp
lực bóng nội khí quản, Vurkmir đã đề cập đến
vai trò của ống nội khí quản gây ra tổn thương
hẹp thanh khí quản. Do đó nhiều tác giả khuyến
cáo áp lực bóng nên từ 20 – 30 cmH2O, nên xả
bóng mỗi giờ trong thời gian gây mê phẫu thuật
và mỗi 4 – 8 giờ trong thời gian thở máy qua nội
khí quản, lựa chọn ống nội khí quản phù hợp.
Ngoài ra nên rút nội khí quản càng sớm càng tốt
và nếu không thể rút nội khí quản nên mở khí
quản sớm cho bệnh nhân (4).
16/27 trường hợp có can thiệp thủ
thuật/phẫu thuật trước, các can thiệp thủ
thuật/phẫu thuật thường là soi nong, đặt ống
Aboulker/ống T và ghép sụn. Có trường hợp
bệnh nhân đã được can thiệp trên 3 lần, soi nong
sau đó đặt ống T và ghép sụn nhưng vẫn bị tái
hẹp. Số lần can thiệp thủ thuật/phẫu thuật lên
khí quản càng nhiều, càng gây nhiều khó khăn
trong phẫu thuật cắt nối khí quản tận – tận.
Theo Klinik fuur Viszeral tại Đức nghiên cứu
ảnh hưởng của chỉ khâu nối và kỹ thuật cắt nối
khí quản trên cừu, cho thấy kỹ thuật cắt nối khí
quản đóng vai trò quan trọng trong vấn đề tái
hẹp hơn là chỉ khâu nối.
Mặc dù phẫu thuật tái tạo và cắt nối khí
quản đã xuất hiện từ thế kỷ 19, thế nhưng phẫu
thuật về khí quản vẫn phát triển chậm hơn so
với các phẫu thuật khác ở vùng cổ ngực. Đến
giữa thế kỷ 20, Belsey cho rằng sẹo hẹp nhỏ hơn
2cm mới có thể cắt nối khí quản thành công.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chiều dài đoạn
hẹp chủ yếu từ 2 – 4cm chiếm 81,5%. Có 1
trường hợp hẹp trên 5cm, chúng tôi phẫu thuật
phối hợp với khoa Ngoại Lồng Ngực vì cần phải
bóc tách đoạn khí quản ngực, nhằm giảm căng
tại chỗ khâu nối khí quản tận – tận. Đối với
những trường hợp hẹp khí quản đoạn dài cần
phải cắt nhiều vòng sụn khí quản, khi khâu nối
sẽ rất căng có nguy cơ đứt chỗ khâu nối khí
quản. Theo tác giả Charles W. Cumming, cắt cơ
trên móng cho phép thanh quản hạ thấp xuống
4-5cm. Trong nghiên cứu của chúng tôi, những
trường hợp chiều dài đoạn hẹp trên 2cm thường
được cắt cơ trên móng. Trên thực tế hiện nay,
chúng tôi có thể tiến hành cắt nối khí quản có
chiều dài đoạn hẹp trên 2cm cho kết quả khả
quan, do chúng tôi giảm căng tại chỗ khâu nối:
bóc tách khí quản đầu dưới đoạn hẹp đủ rộng,
cắt cơ trên móng, khâu gập cổ.
Thời gian phát hiện tổn thương cho đến khi
phẫu thuật kéo dài có thể là do bệnh lý đi kèm
(chấn thương sọ não chưa ổn định, tổn thương
các cơ quan khác kèm theo) hoặc đã can thiệp
thủ thuật/phẫu thuật nhiều lần nhưng thất bại.
Những trường hợp này gây không ít khó khăn
trong phẫu thuật cắt nối do xơ dính nhiều, đặc
biệt trong bóc tách khí quản và nguy cơ tổn
thương dây thần kinh hồi quy và mạch máu lớn
vùng cổ ngực.
Trong cắt nối khí quản tận – tận, nối sụn
nhẫn – khí quản hay khí quản – khí quản cho kết
quả sau phẫu thuật không có sự khác biệt.
Không có trường hợp nào xảy ra biến chứng
sớm như chảy máu, tràn khí dưới da hay bung
miệng nối. Có 5 trường hợp xảy ra biến chứng
muộn: mô hạt viêm, liệt dây thần kinh hồi quy
và tái hẹp.
Có 2 trường hợp mô hạt viêm ngay miệng
nối khí quản sau phẫu thuật 4 tuần.Chúng tôi
soi thanh khí quản cắt mô hạt và chấm
mitomycin, cho kết quả tốt. Năm 2009, Jyi Lin
Wong báo cáo nhân một trường hợp soi nong
khí quản bằng ống cứng và chấm mitomycin
cho kết quả tốt. Tác giả cho rằng mitomycin
giàm mô hạt viêm, ngăn ngừa tái hẹp khí quản
nhưng khi khí quản hẹp dạng màng và chưa
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 340
ảnh hưởng đến sụn. Tất cả trường hợp khi khâu
nối khí quản chúng tôi kết hợp chấm mitomycin
vào ngay miệng nối. Hiện nay vẫn chưa có
nghiên cứu nào đánh giá có khác biệt hay không
giữa nhóm chấm và không chấm mitomycin tại
miệng nối khí quản. Do đó cần có nghiên cứu
sâu hơn để làm rõ vấn đề này.
1 trường hợp liệt dây thần kinh hồi quy bên
trái, sau phẫu thuật bệnh nhân khàn giọng
nhưng không khó thở. Nội soi thanh khí quản
kiểm tra cho thấy liệt vận động dây thanh trái.
Miệng nối khí quản thoáng.
1 trường hợp hẹp miệng nối khí quản dạng
màng sau mổ 2 tuần, đường kính chỗ hẹp
khoảng 3mm. Chúng tôi tiến hành soi thanh
quản treo và nong miệng nối khí quản kết hợp
chấm mitomycin. Sau nong cho kết quả tốt. 1
trường hợp khác tái hẹp sau phẫu thuật 1 tháng.
Chúng tôi tiến hành soi nong và chấm
mitomycin 2 lần cách 2 tuần, nhưng không hiệu
quả. Bệnh nhân được tiến hành đặt stent
silicone.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật cắt nối khí quản tận – tận bước
đầu cho kết quả khả quan. Ngoài 1 trường hợp
khan tiếng do liệt dây thần kinh hồi quy, 1
trường hợp tái hẹp phải đặt stent thì 92,6%
trường hợp thành công sau phẫu thuật cắt nối
khí quản tận – tận. Bệnh nhân có thể trở về cuộc
sống sinh hoạt thường ngày.
Những trường hợp độ dài đoạn hẹp nhiều
từ 2 – 5 cm hiện nay có thể thực hiện được dựa
trên nguyên tắc giảm căng tại chỗ khâu nối khí
quản: bóc tách khí quản đầu dưới đoạn hẹp đủ
rộng, cắt cơ trên móng, khâu gập cổ.
Tất cả các trường hợp mô hạt viêm sau phẫu
thuật cắt nối khí quản, chúng tôi xử trí bằng soi
cắt mô hạt viêm và chấm Mitomycin, bước đầu
cho kết quả tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bailey BJ (1993). Head and neck surgery – otolaryngology.
658- 671.
2. Lindholm CE (1995). Pathophysiology of larygotracheal
stenosis some importan anatomical dimensions.Acta oto-
rhino- larygologica belg. 4. 319- 321
3. Guendert DV. (1994). Laryngotracheal stenosis. november. 30.
1994.
4. Đặng Hiếu Trưng (1990). Hẹp thanh khí quản do sẹo: lâm
sàng và điều trị.
5. Deborahp. Wilson (1999). Subglottic stenosis. april 14.
6. Guendert DV, (1994). Laryngotracheal stenosis. November.
30. 1994.
7. Laccourreye H, Pech A, Piquet JJ, Haguenauer JP, Narcy Ph.,
Junien Lavilauroy C, Gehanno P, Guerrier B, Thomassin JM
(1985). Les sténoses laryngo – trachéales de l’ adulte et de l’
enfant. 5 –12, 20 – 26, 126 – 135.
8. François M. (1995). Traitement des stenoses glotto sous –
glottique. finalization. volume 44. numero 2. 108 – 113.
9. Phạm Thanh Sơn và các bác sĩ khoa tai- mũi- họng bệnh viện
chợ rẫy(1997). Những vấn đề được đặt ra trong sẹo hẹp thanh
khí quản. Số đặc biệt hội nghị khoa học kỹ thuật tuổi trẻ đại
học y dược lần thứ xv. tập 1- 161 – 163.
10. Trần Phan Chung Thủy (2007), “Nghiên cứu tình hình chấn
thương thanh khí quản tại khoa TMH BV Chợ Rẫy từ 1/2005
đến 10/2006”, Hội nghị khoa học kỹ thuật trường đại học y
dược thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phau_thuat_cat_noi_khi_quan_tan_tan_trong_dieu_tri_seo_hep_k.pdf