BÀN LUẬN
Đặc điểm lâm sàng bệnh thần kinh thị chấn
thương
Chấn thương đầu mặt nặng biểu hiện lâm
sàng ở bệnh thần kinh thị chấn thương là Giãn
đồng tử, gây mất thị lực, tổn thương giảm hay
mất thị trường, mất sắc giác, Chảy máu mũi.
Chấn thương đầu mặt, sau đó giảm hay mất
thị lực cần được nghĩ đến bệnh thần kinh thị
chấn thương. Phải khám chuyên khoa mắt, nếu
nghị ngờ cần nội soi khe mũi và chụp CT vùng
đỉnh hốc mắt.
Ưu việt của Phẫu thuật nội soi
Quan sát rõ ràng, chi tiết vùng mổ.
Với nội soi có thể mở ống thị giác và rạch bao
thần kinh thị an toàn.
Qui trình phẫu thuật giải áp giúp cho phẫu
thuật an toàn
Thực hiện qui trình phẫu thuật giải áp thần
kinh thị giác đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Thực hiện các bước của qui trình giúp phẫu
thuật viên tự tin, tránh sai sót.
Phác đồ xử trí bệnh thần kinh thị chấn
thương
Mất thị lực + Hình ảnh CT vỡ đỉnh hốc mắt:
Phẫu thuật giải áp sớm.
Giảm thị lực: Điều trị nội khoa với
Corticoides liều cao 48 giờ, 30mg/kg cần nặng
lần đầu, sau đó mỗi 06 giờ 5mg/kg cân nặng
trong 48 giờ. Nếu:
Thị lực cải thiện, tiếp tục điều trị Corticoide
giảm liều đến 72 giờ.
Thị lực không cải thiện phẫu thuật giải áp
được đề nghị.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phẫu thuật nội soi giải áp thần kinh thị giác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 146
PHẪU THUẬT NỘI SOI GIẢI ÁP THẦN KINH THỊ GIÁC
Hoàng Lương*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh thần kinh thị chấn thương tuy không nhiều nhưng để lại hậu quả trầm trọng là giảm thị
lực hay mù. Lâu nay ở Việt Nam việc điều trị chủ yếu bằng phương pháp nội khoa với corticoides liều cao(1,2,3),
phẫu thuật nội soi giải áp thần kinh thị giác bắt đầu được thực hiện từ năm 1997 nhằm điều trị các trường hợp
điều trị nội khoa thị lực không cải thiện(3).
Mục tiêu nghiên cứu:các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh thần kinh thị chấn thương; xây dựng
qui trình phẫu thuật giải áp và đánh giá kết quả cải thiện thị lực sau phẫu thuật giải áp thần kinh thị giác.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: các trường hợp bị giảm thị lực hay mù do tai nạn, đã điều trị nội
khoa thị lực không cải thiện. Phương pháp nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng không có nhóm chứng, can
thiệp trên hàng loạt trường hợp.
Kết quả: Phẫu thuật giải áp 63 trường hợp đã điều trị nội khoa thất bại, thị lực không cải thiện. Sau phẫu
thuật một tháng 21 trường hợp cải thiện thị lực > đếm ngón tay 3m.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi giải áp thần kinh thị giác góp phần phục hồi thị lực 33,3% các trường hợp bị
mù sau chấn thương đã điều trị nội khoa thất bại.
Từ khóa: nội soi, giải áp thần kinh thị
ABSTRACT
ENDOSCOPIC OPTIC NERVE DECOMPRESSION
Hoang Luong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 146-150
Background: Traumatic optic neuropathy (TON) is not a lot, but it has serious consequences as loss of
vision or blindness. For years in Vietnam, medical treatment with high doses corticoids(1,2,3) is essential,
Endoscopic Optic Nerve Decompression began implemented since 1997 for unimproved cases with medical
treatment(3).
Objectives: clinical and paraclinical characteristics of TON, design of surgical decompression process and
evaluate the results of post-operative visual improvement.
Methods: patients with loss of vision or blindness due to accidents, medical treatment has not improved.
Prospective studies, clinical trials without control group, intervention in series of cases.
Results: Surgical decompression has been implemented for 63 patients with failed medical therapy,
unimproved visual acuity. 1 month after surgery, 21 patients have improved visual acuity, counting fingers >3m.
Conclusions: Endoscopic Optic Nerve Decompression contributed to restore vision 33.3% of patients of
TON failed with medical treatment.
Key words: endoscopy, optic nerve decompression
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh thần kinh thị chấn thương tuy không
nhiều nhưng để lại hậu quả trầm trong là
giảm thị lực hay mù. Ở nước ngoài tỷ lệ ở Hoa
Kỳ, Đài Loan khoảng 2-5% trong tổng số chấn
thương đầu mặt. Ở Ấn độ khoảng 0,5 - 3%. Ở
Việt Nam đa số bị chấn thương đầu mặt do tai
* Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn
Tác giả liên lạc: Ts. Bs. Hoàng Lương ĐT: 0903 921 614 Email: drluong@taimuihongsg.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 147
nạn xe gắn máy, tỷ lệ khoảng 0,32%(1), mỗi
năm có hàng trăm người bị bệnh thần kinh thị
chấn thương.
Bệnh thần kinh thị chấn thương là bệnh tổn
thương thần kinh thị gián tiếp gây ra bởi vật cùn,
mảnh xương vỡ, chèn ép vào thần kinh thị khi
xảy ra chấn thương từ sau nhãn cầu đến giao
thoa thị giác(9). Hậu quả người bệnh bị giảm thị
lực hay mất thị lực xảy ra sau chấn thương. Biểu
hiện lâm sàng là giảm hay mất thị lực, mất thị
trường, mất sắc giác.
Việc điều trị có hai phác đồ là điều trị nội
khoa với Corticoides liều cao(2,5), nếu thị lực
không cải thiện cần phẫu thuật giải áp. Thứ
hai phẫu thuật giải áp sớm kết hợp với
Corticoides liều cao những trường hợp nghi
ngờ có mảnh xương vỡ, khối máu tụ chèn vào
thần kinh thị(3,4).
Trong phạm vi đề tài chúng tôi thực hiện
phẫu thuật giải áp cho những bệnh nhân đã điều
trị nội khoa, thị lực không cải thiện và phẫu
thuật sớm các trường hợp có hình ảnh chèn ép
thần kinh thị do mảnh xương vỡ hay do khối
máu tụ. Kết quả 63 trường hợp được phẫu thuật
giải áp thần kinh thị giác, cải thiện thị lực sau
điều trị 21 trường hợp. vỡ hay do khối máu tụ.
Kết quả 63 trường hợp được phẫu thuật giải áp
thần kinh thị giác, cải thiện thị lực sau điều trị 21
trường hợp.
TỔNG QUAN
Bệnh thần kinh thị chấn thương là thần
kinh thị bị chấn thương ở một ví trí nào đó
trên đường đi từ sau nhãn cầu đến giao thoa
thị giác. Biểu hiện của bệnh là giảm hay mất
thị lực, giảm hay mất thị trường, mất sắc giác.
Sinh lý bệnh thật sự của bệnh cho đến nay vẫn
chưa giải thích được đầy đủ, nhưng hậu quả
của bệnh thì rất nghiêm trọng, người bệnh bị
giảm thị lực hay mù.
Tổn thương thần kinh thị giác biểu hiện ở các
dạng:
Bao thần kinh thị bị chấn thương gây xuất
huyết dưới màng cứng, màng nhện, chèn ép
mạch máu nuôi võng mạc.
Tổn thương sợi trục, mô thần kinh do dập,
phù nề, tụ máu trong bao thần kinh thị, hoại tử
sợi trục.
Tổn thương mạch máu nuôi trung tâm võng
mạc và thần kinh thị.
Biểu hiện lâm sàng
Rối loạn chức năng thị giác: giảm thị lực,
mù.
Tổn thương đường đồng tử hướng tâm:
Phản xạ ánh sáng trực tiếp mất (PXASTT(-));
Phản xạ đồng cảm còn (PXASGT (+)).
Đồng tử: giãn
Soi đáy mắt: Đa số bình thường; một số giãn
mạch, phù gai thị.
Thị trường: Thu hẹp, mất thị trường.
Sắc giác: Không còn nhận biết được màu sắc.
Nội soi hốc mũi: Chảy máu khe mũi trên,
khe mũi giữa.
CT Scanner hay MRI: vỡ trần hốc mắt, vỡ
xương gò má, vỡ thành trong hốc mắt, vỡ đỉnh
hốc mắt, vỡ tự máu xoang sàng, xoang bướm
một hay hai bên.
Điều trị
Ở nước ngoài
Ở Hoa Kỳ Kountakis(7) và cộng sự phẫu thuật
giải áp cho 17 trường hợp, kết quả 14 trường hợp
cải thiện thị lực 82%.
Wohlrab(8) phẫu thuật giải áp 19 trường hợp
bị bệnh thần kinh thị chấn thương, được mổ giải
áp qua xoang bướm, cải thiện thị lực 8 trường
hợp, 42%.
Ở Đức, Graz(9) đã phẫu thuật giải áp thần
kinh thị giác cho 15 trường hợp, kết quả 7 trường
hợp cải thiện thị lực, 47%.
Ở Đài Loan, X Chen(6) và cộng sự đã phẫu
thuật mở ống thị giác cho 15 trường hợp tại bệnh
viện Anhui năm 2001 qua ngả xoang sàng và
xoang bướm, cải thiện thị lực 57,4%.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 148
Ở Việt Nam
Đa số trường hợp được điều trị nội khoa tại
các bệnh viện mắt: Bệnh viện Mắt Điện Biên
Phủ, khoa Mắt bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện
Mắt Trung Ương, cải thiện thị lực
Năm 1999 tại bệnh viện Chợ Rẫy, Hoàng
Lương, Trần Minh trường, Võ Tấn(3) phẫu thuật
giải áp thần kinh thị qua đường ngoài cho 30
trường hợp, 19 trường hợp cải thiện thị lực,
63,3%, trong đó có 11 trường hợp điều trị nội
khoa với Corticoide liều cao thất bại.
Năm 2009, Hoàng Lương, Nguyễn Văn Đức,
Lê Minh Thông, tại bệnh viện Đại học Y Dược,
bệnh viện Chợ rẫy, phẫu thuật giải áp thần kinh
thị giác cho 63 trường hợp, cải thiện thị lực 21
trường hợp, 33,3%. Trong đó có 57 trường hợp
mất thị lực sau chấn thương(4).
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Cỡ mẫu: 63 .
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân được chọn vào mẫu nghiên cứu
khi thỏa 4 điều kiện sau:
1. Chẩn đoán bệnh thần kinh thị chấn
thương dựa vào 3 tiêu chuẩn chính:
Tiền sử mới chấn thương đầu mặt hốc mắt.
Biến đổi chức năng thị giác: mất hay giảm thị
lực sau chấn thương.
Tổn thương đường đồng tử hướng tâm
(đồng tử Marcus-Gun): Giãn đồng tử, mất
phản xạ ánh sáng trực tiếp, còn phản xạ ánh
sáng gián tiếp.
2. Điều trị nội khoa thị lực không cải thiện.
3. Không quá 2 tuần từ khi chấn thương đến
khi phẫu thuật.
4. Tự nguyện xin phẫu thuật giải áp sau khi
được tư vấn đầy đủ.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng
không có nhóm chứng, can thiệp trên hàng loạt
trường hợp.
Mục tiêu nghiên cứu
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh
thần kinh thị chấn thương.
Qui trình phẫu thuật giải áp thần kinh thị
giác.
Đánh giá kết quả cải thiện thị lực sau điều trị.
Vấn đề y đức
Không làm nhóm chứng: Do bệnh nhân đã
được điều trị nội khoa với Corticoides liều cao
tại chuyên khoa mắt.
Không đưa bệnh nhân không có chỉ định vào
nghiên cứu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
Đa chấn thương đầu mặt: Tụ máu quanh hốc
mắt, biến dạng xương gò má, xuất huyết dưới
kết mạc, phù kết mạc.
Rối loạn thị lực: mất thị lực, rối loạn thị
trường, mất sắc giác.
Biểu hiện ở đáy mắt: Phù gai thị - võng mạc,
giãn mạch máu, gai thị bình thường.
Chảy máu khe mũi trên hay khe mũi giữa.
CT Scanner chụp não, hốc mắt: Hình ảnh vỡ
xương sọ, gãy xương gò má, hốc mắt; vỡ ống thị
giác; vỡ các xoang sàng, xoang bướm; tụ máu
hốc mắt
Qui trình phẫu thuật giải áp thần kinh thị
giác
Mê nội khí quản.
Tiêm tê hỗ trợ
Cắt bán phần cuốn mũi giữa.
Lấy bỏ các xoang sàng vỡ tụ máu, từ trước ra
sau, đến vách liên xoang sàng bướm dừng lại.
Mở xoang bướm qua lỗ thông tự nhiên.
Mở lỗ thị giác.
Mở ống thị giác.
Rạch giảm áp bao thần kinh thị.
Cầm máu, hoàn tất cuộc mổ.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 149
Kết quả sau mổ 21/63 trường hợp cải thiện
thị lực
Thị lực cải thiện là sau mổ cải thiện ít nhất 3
dòng so với trước mổ.
Sau mổ 01 tuần: Cải thiện thị lực 18 trường
hợp.
Sau mổ 01 tháng: Cải thiện thị lực 21 trường
hợp, chiếm 33,3%.
03 trường hợp thị lực 9/10.
Nhóm thị lực ST (+):
06 trường hợp.
Sau mổ 1 tuần: 05 trường hợp.
Sau 01 tháng: 06 trường hợp.
Nhóm thị lực ST (-):
57 trường hợp.
Sau mổ 01 tuần: 13 trường hợp.
Sau mổ 01 tháng: 15 trường hợp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cải thiện thị lực
Mổ trước 24 giờ cải thiện thị lực cao hơn sau
48 giờ (40,7 so với 27,8%).
Còn (ST(+)) cải thiện thị lực 100% so với (ST
(-)) cải thiện 26,3%.
Vỡ nhóm xoang trước cải thiện thị lực cao
hơn nhóm xoang sau (61% so với 20%).
Không vỡ ống thị giác cải thiện thị lực cao
hơn vỡ ống thị (76% so với 6,7%).
Coticoides liều cao có tác dụng bảo vệ và
chống thoái hóa sợi trục sau chấn thương.
Corticoides tiêm sau mổ giải áp không ảnh
hưởng đến kết quả cải thiện thị lực. Nhóm tiêm
Corticoide liều cao sau mổ cải thiện thị lực 26,8%
so với nhóm không tiêm sau mổ (do cao huyết
áp, tiểu đường, cải thiện thị lực 45,5%.
BÀN LUẬN
Đặc điểm lâm sàng bệnh thần kinh thị chấn
thương
Chấn thương đầu mặt nặng biểu hiện lâm
sàng ở bệnh thần kinh thị chấn thương là Giãn
đồng tử, gây mất thị lực, tổn thương giảm hay
mất thị trường, mất sắc giác, Chảy máu mũi.
Chấn thương đầu mặt, sau đó giảm hay mất
thị lực cần được nghĩ đến bệnh thần kinh thị
chấn thương. Phải khám chuyên khoa mắt, nếu
nghị ngờ cần nội soi khe mũi và chụp CT vùng
đỉnh hốc mắt.
Ưu việt của Phẫu thuật nội soi
Quan sát rõ ràng, chi tiết vùng mổ.
Với nội soi có thể mở ống thị giác và rạch bao
thần kinh thị an toàn.
Qui trình phẫu thuật giải áp giúp cho phẫu
thuật an toàn
Thực hiện qui trình phẫu thuật giải áp thần
kinh thị giác đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Thực hiện các bước của qui trình giúp phẫu
thuật viên tự tin, tránh sai sót.
Phác đồ xử trí bệnh thần kinh thị chấn
thương
Mất thị lực + Hình ảnh CT vỡ đỉnh hốc mắt:
Phẫu thuật giải áp sớm.
Giảm thị lực: Điều trị nội khoa với
Corticoides liều cao 48 giờ, 30mg/kg cần nặng
lần đầu, sau đó mỗi 06 giờ 5mg/kg cân nặng
trong 48 giờ. Nếu:
Thị lực cải thiện, tiếp tục điều trị Corticoide
giảm liều đến 72 giờ.
Thị lực không cải thiện phẫu thuật giải áp
được đề nghị.
KẾT LUẬN
Bệnh thần kinh thị chấn thương tuy không
nhiều, nhưng thường để lại hậu quả nghiêm
trọng là người bệnh bị giảm hay mất thị lực
vĩnh viễn.
Việc điều trị nội khoa được thực hiện bởi
chuyên khoa Mắt. Những trường hợp điều trị
nội khoa thất bại, có hình ảnh chèn ép thần kinh
thị giác cần được thực hiện phẫu thuật giải áp
sớm bởi chuyên khoa Tai mũi họng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 150
Phẫu thuật giải áp thần kinh thị giác cải thiện
thị lực khoảng 1/3 ở các trường hợp điều trị nội
khoa thất bại, góp phần đem lại ánh sáng cho
một số người.
Tuy nhiên cần phải thực hành phẫu thuật
trên xác để đảm bảo an toàn khi phẫu thuật.
1 2 3 4
1. Chấn thương mặt; 2. Chảy máu khe mũi; 3. Vỡ thành trong hốc mắt; 4. Bộc lộ thần kinh thị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chen X (2001), “The Clinic treatment of traumaticoptic
ne6uropathy”, Department of Otorhinolaryngology, Anhui
Province Hospital, Hefei 230001, 15(8), pp. 350 - 353.
2. Đinh Hữu Vân Quỳnh (1999), “Nghiên cứu đặc điểm chấn
thương mắt do tai nạn giao thông tại bệnh viện Chợ Rẫy” Luận
văn thạc sỹ y khoa, trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
3. Hoàng Lương, Trần Minh Trường, Võ tấn (1999), “Một vài
nhận xét về phẫu thuật giải áp thần kinh thị giác điều trị mù sau
chấn thương đầu mặt”. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa
cấp 2 TMH, Trường đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh.
4. Hoàng Lương, Nguyễn Văn Đức, Lê Minh Thông (2009)
“Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi mũi xoang vào giải áp
thần kinh thị giác trong chấn thương đầu mặt”. Luận án Tiến sĩ Y
Học, Đại học y dược TP. Hồ Chí Minh.
5. Kountakis S.E. “Endoscopic Optic Nerve Decopression for
Traumatic Blindness” Otolaryngology - Head and neck
Surgery, Vol. 123,1 part 1.
6. Kulamarva G. (1996) “Endoscopic Optic Nerve
Decompression (OND): A Study of 37 patients,
Otolaryngology - Head and neck Surgery, Vol 129(2), pp. 215.
7. Lê Minh Thông và cộng sự (1990),Tổn thương gián tiếp thần
kinh thị sau chấn thương sọ mặt. Tổng kết 24 trường hợp
trong 2 năm 1989 - 1990 tại bv mắt TP. Hồ Chí Minh.
8. Luxenberger W.(1998) “Endoscopic Optic Nerve
Decopression: The Graz Experience” Laryngoscope 108, No 6.
9. Phạm Thanh Dũng (2004)“Khảo sát đặc điểm lâm sàng và kết quả
điều trị Corticoide liều cao trong bệnh lý thần kinh thị do chấn
thương”, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ y học, 2004, Trường đại
học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Ngày nhận bài báo: 21/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/12/2013
Ngày bài báo được đăng: 10/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phau_thuat_noi_soi_giai_ap_than_kinh_thi_giac.pdf