Dị dạng động mạch não giữa
Trong nghiên cứu của chúng tôi không gặp
trường hợp nào có ĐMNG phụ và ĐMNG sinh
đôi. Đây là dị dạng ĐMNG hiếm gặp. Jain và
Crompton cho rằng tỉ lệ dị dạng ĐMNG chỉ
chiếm khoảng 3%. Trong nghiên cứu của Jain, có
0,7% trường hợp có ĐMNG sinh đôi, 2,7%
trường hợp có ĐMNG phụ(1,5)
Túi phình động mạch não giữa
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 68 bệnh
nhân mang 69 túi phình ĐMNG.
Số lượng túi phình động mạch não giữa
Tỉ lệ đa túi phình trong nghiên cứu của
chúng tôi là 13,2% (9/68), trong đó 1/68 (1,4%)
trường hợp có 2 túi phình ĐMNG ở cùng bên.
Trong nghiên cứu của tác giả R. Dashti, tỉ lệ đa
túi phình chiếm 30%, tỉ lệ bệnh nhân có 2 túi
phình ĐMNG chiếm 15,3%(3). Sự khác biệt này
là do số lượng bệnh nhân của chúng tôi chưa
đủ lớn(3).
Hình thái túi phình động mạch não giữa
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ túi
phình có kích thước <10mm chiếm tỉ lệ cao
nhất (76,8%). Kết quả này tương tự như nhiều
nghiên cứu khác khi cho rằng túi phình kích
thước nhỏ hay gặp nhất(7).
Vị trí túi phình hay gặp nhất trong nghiên
cứu của chúng tôi là tại vị trí chia M1‐M2
chiếm (88,4%). Tỉ lệ này trong nghiên cứu của
J. Marc là 85%, trong nghiên cứu của R. Dashti
là 80%. Đây là vị trí chịu áp lực cao nhất của
dòng máu trên ĐMNG nên túi phình thường
hình thành ở vị trí này(7,8).
Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 1
trường hợp túi phình ở đoạn M1, túi phình
hướng lên trên. Theo R. Dashti, túi phình ở
đoạn M1 thường quay theo 4 hướng: hướng
lên thùy trán, hướng xuống thùy thái dương,
hướng về phía phẫu thuật viên và nằm sau
ĐMNG. Trong đó túi phình quay lên trên và
xuống dưới là hay gặp nhất, chiếm 80% các
trường hợp(3).
Trong số 59 túi phình nằm ở vị trí chia đôi
M1‐M2 của ĐMNG, túi phình hướng sang bên
hay gặp nhất: 25/59 (42,4%). Túi phình khổng lồ
hướng không xác định chiếm 6,8% (4/59).
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phình động mạch não giữa: Những thay đổi giải phẫu động mạch và hình thái túi phình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 198
PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO GIỮA: NHỮNG THAY ĐỔI GIẢI PHẪU
ĐỘNG MẠCH VÀ HÌNH THÁI TÚI PHÌNH
Nguyễn Trung Thành*, Nguyễn Thế Hào**, Phạm Quỳnh Trang***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhận xét những thay đổi giải phẫu của động mạch não giữa (ĐMNG) và hình thái túi phình..
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu 68 bệnh nhân túi phình ĐMNG được phẫu thuật tại
khoa Phẫu thuật Thần kinh, bệnh viện Việt Đức và khoa Ngoại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 12/2011 đến tháng
8/2014.
Kết quả: Tuổi trung bình 50,65 (29‐86), 38 nam:30 nữ. ĐMNG có phân nhánh sớm chiếm 8,8%, chia 2
nhánh chính chiếm 94,1%, có 76,5% chia nhánh chính tại genu. 13,2% trường hợp có đa túi phình, 76,8% túi
phình kích thước < 10mm, 88,4% túi phình ở vị trí chia M1‐M2. Kết luận: Những hiểu biết về hình thái túi
phình và thay đổi giải phẫu của ĐMNG là rất quan trọng để tránh tổn thương mạch máu và vỡ túi phình trong
mổ.
Từ khóa: Túi phình, Giải phẫu phẫu động mạch.
ABSTRACT
ANEURYSMS OF MIDDLE CEREBRAL ARTERY: ANOMALIES OF ARTERY ANATOMY
AND ANEURYSMAL MORPHOLOGY
Nguyen Trung Thanh, Nguyen The Hao, Pham Quynh Trang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 198 – 202
Objective: Description of middle cerebral artery aneurysmal morphology and anomalies of artery anatomy.
Methods: Retropective reviews of 68 MCA aneurysms underwent surgery at the Department of
Neurosurgery – Viet Duc Hospital and the Department of Surgery – Bach Mai Hospital from 12/2011 to 8/2014.
Results: Mean age 50,6 (29‐86); 38 males: 30 females. Early main branch: 8,8%; MCA bifucation: 94,1%;
MCA’s main branch separation at genu: 76,5%. Multiple aneurysms: 13,2%; small size aneurysms: 13,2%;
MCA bifucation aneurysms:88,4%.
Conclusion: Analyzing the MCA aneurysmal morphology and anomalies of MCA anatomy is necessary in
order to avoid intraoperative rupture or vascular injury during dissection.
Keywords: aneurysmal, artery anatomy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Động mạch não giữa là một trong 2 nhánh
tận của động mạch cảnh trong, với cấu trúc giải
phẫu phức tạp. Nó được phân chia làm 4 đoạn,
với nhiều chỗ uốn lượn, xoay, thay đổi hướng
dòng chảy, chia nhiều nhánh tận. Vì vậy, hình
thái túi phình ĐMNG cũng rất thay đổi. Túi
phình ĐMNG chiếm tỉ lệ 24,5% tổng số phình
động mạch não. Túi phình ĐMNG chủ yếu ở vị
trí chia đôi hoặc chia ba của động mạch não
giữa. Nắm rõ giải phẫu của động mạch não giữa
và hình thái túi phình ĐMNG là rất quan trọng
nhằm nâng cao kết quả điều trị loại bệnh lý này.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này
nhằm mục tiêu: Nhận xét về những thay đổi giải
phẫu và hình thái túi túi phình ĐMNG.
*Đại học Y Hải Phòng, ** Bệnh viện Bạch Mai *** Bệnh viện Việt Đức
Tác giả liên lạc: BS Phạm Quỳnh Trang ĐT: 0944300378 Email: drphamquynhtrang@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não 199
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
68 bệnh nhân túi phình ĐMNG được phẫu
thuật tại khoa Phẫu thuật Thần kinh, bệnh viện
Việt Đức và khoa Ngoại bệnh viện Bạch Mai từ
tháng 12/2011 đến tháng 8/2014.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu dựa trên thông tin trong
hồ sơ bệnh án, nghi thức phẫu thuật, phim chụp.
Chỉ tiêu nghiên cứu
‐ Tuổi, giới.
‐ Những thay đổi giải phẫu của động mạch:
+ Nhánh sớm: là những nhánh xuất phát
trước vị trí chia M1‐M2.
+ Chia nhánh chính ở trước, sau hay tại
genu.
+ Số nhánh chính của động mạch não giữa:
chia 2 nhánh, 3 nhánh, 4 nhánh... Bình thường
động mạch não giữa thường chia 2 nhánh.
+ Phân nhánh ưu thế trong trường hợp động
mạch não giữa chia 2 nhánh chính. Bình thường
2 nhánh chính kích thước tương tự nhau.
+ Động mạch não giữa sinh đôi: xuất phát từ
động mạch cảnh trong.
+ Động mạch não giữa phụ: xuất phát từ
động mạch não trước.
‐ Hình thái túi phình
+ Số lượng túi phình động mạch não.
+ Vị trí túi phình động mạch não giữa: Trước
chỗ chia, tại vị trí chia, sau chỗ chia M1‐M2.
+ Hướng túi phình
* Đoạn M1: túi phình quay theo 4 hướng
chính: hướng lên trên thùy trán, hướng xuống
dưới thùy thái dương, nằm sau động mạch não
giữa và hướng về phía phẫu thuật viên.
* Ở vị trí chia M1‐M2: gồm 5 hướng chính:
quay lên trên ra sau, quay sang bên, quay xuống
dưới, quay về trung tâm hướng về thùy đảo và
túi phình khổng lồ không xác định được hướng
túi phình.
+ Kích thước túi phình theo phân loại của
J.Castel: 25mm.
Các số liệu thu được xử lý theo các phương
pháp thống kê
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tuổi và giới
Từ tháng 12/2011 đến tháng 8/2014, tại
khoa PTTK ‐ Bệnh viện Việt Đức và khoa
Ngoại Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi phẫu
thuật cho 68 trường hợp bệnh nhân túi phình
động mạch não giữa. Tuổi từ 29 đến 86 (trung
bình 50,65). Giới: 38 nam/30 nữ (1,3/1).
Thay đổi giải phẫu của động mạch não giữa
mang túi phình
Bảng 1: Sự phân nhánh sớm của ĐMNG
Phân nhánh sớm Số BN Tỉ lệ %
Không 62 91,2
Nhánh sớm trán 4 5,9
Nhánh sớm thái dương 1 1,5
Nhánh sớm ở trán và thái dương 1 1,5
Tổng 68 100
Nhận xét: Số trường hợp có phân nhánh
sớm ở ĐMNG chiếm tỉ lệ 8,8%, trong đó nhiều
nhất là những trường hợp có nhánh sớm trán
(5,9%).
Bảng 2: Sự phân nhánh chính so với genu
Phân nhánh chính Số BN Tỉ lệ %
Trước genu 13 19,1
Tại genu 52 76,5
Sau genu 4 5,9
Tổng 68 100
Nhận xét: Đa số ĐMNG chia nhánh chính tại
genu (76,5%), chia nhánh sau genu chiếm tỉ lệ ít
nhất (5,9%).
Bảng 3: Số nhánh chính của ĐMNG
Số nhánh chính Số BN Tỉ lệ %
2 nhánh 64 94,1
3 nhánh 4 5,9
Tổng 68 100
Động mạch não giữa chủ yếu chia thành 2
nhánh chính (94,1%).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 200
Nhánh chính ưu thế đối với những trường hợp
động mạch não giữa chia 2 nhánh chính
Đối với những trường hợp ĐMNG chia 2
nhánh chính, 2 nhánh bằng nhau là chủ yếu
chiếm 84,4%.
Bảng 4: Nhánh ưu thế
Nhánh ưu thế Số BN Tỉ lệ %
Nhánh trán 6 9,4
Nhánh thái dương 4 6,3
2 nhánh bằng nhau 54 84,4
Tổng 64 100
Dị dạng động mạch não giữa
Qua nghiên cứu 68 trường hợp túi phình
ĐMNG, không có trường hợp nào có ĐMNG
sinh đôi và ĐMNG phụ.
Túi phình động mạch não giữa
Bảng 5: Số lượng túi phình động mạch não giữa
Số BN có túi phình ĐMNG 68
Số BN chỉ có 1 túi phình ĐMNG 67
Số BN có 2 túi phình ĐMNG
- Túi phình cùng bên
- Túi phình đối bên
1
1
0
Số BN đa túi phình
- Kèm túi phình thông trước
- Kèm túi phình thông sau
- Kèm túi phình não sau
- Kèm túi phình động mạch não giữa
9
5
2
1
1
Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân có đa túi phình
khá cao, chiếm 13,2%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 69 túi
phình trên 68 bệnh nhân được phẫu thuật.
Bảng 6: Hình thái túi phình
Đặc điểm Số túi phình Tỉ lệ %
Kích thước
<10mm
10-25mm
>25mm
53
12
4
76,8
17,4
5,8
Vị trí túi phình
Trước chỗ chia M1-M2
Tại chỗ chia M1-M2
Sau chỗ chia M1-M2
1
61
7
1,4
88,4
10,1
Hướng túi phình trước chỗ chia M1-
M2
Hướng lên trên
1
100
Hướng túi phình tại chỗ chia M1-M2
Hướng lên trên ra sau
Hướng sang bên
15
25
25,4
42,4
Đặc điểm Số túi phình Tỉ lệ %
Hướng xuống dưới
Hướng về trung tâm
Hướng phức tạp (túi phình khổng lồ)
15
0
4
25,4
0
6,8
Nhận xét:
‐ Kích thước túi phình nhỏ chiếm tỉ lệ cao
nhất: 53/69 (76,8%).
‐ Túi phình chủ yếu nằm ở vị trí chia M1‐M2:
61/69 (88,4%).
‐ Chỉ gặp 1 trường hợp túi phình hướng
quay lên trên nằm ở đoạn M1. Trong 61 túi
phình ở chỗ chia M1‐M2, có 2 túi phình nằm ở vị
trí M1‐M2 nơi ĐMNG chia thành 3 nhánh, chỉ
còn 59 túi phình nằm ở chỗ chia đôi M1‐M2,
trong đó túi phình hướng sang bên hay gặp
nhất: 25/59 (42,4%).
BÀN LUẬN
Tuổi, giới và phân độ lâm sàng
Những bệnh nhân trong nghiên cứu của
chúng tôi có tuổi trung bình là 50,65 (29 ‐86). Tỉ
lệ nam/nữ của chúng tôi là 1,3׃1. Kết quả này
phù hợp với nhiều nghiên cứu tại Việt Nam và
trên thế giới(4,5)
Thay đổi giải phẫu của động mạch não giữa
mang túi phình
Phân nhánh sớm của động mạch não giữa
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 6/68 trường
hợp (8,8%) phân nhánh sớm, 4/68 trường hợp
(5,9%) có nhánh sớm trán, nhánh sớm thái
dương 1 trường hợp (1,5%) và 1/68 trường hợp
có cả nhánh sớm trán và thái dương. Trong
nghiên cứu của H. Gibo có 6% trường hợp có
nhánh sớm đến thùy trán, 48% trường hợp có
nhánh sớm đến thùy thái dương(4)
Sự phân nhánh chính so với genu
Sự chia nhánh chính xảy ra ở gần genu
chiếm đa số trong nghiên cứu của chúng tôi
(76,5%). Tác giả H. Gibo cũng cho rằng 86%
trường hợp chia nhánh chính xảy ra gần
genu(4)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não 201
Số nhánh chính của động mạch não giữa và nhánh
ưu thế
Trong nghiên cứu này, ĐMNG chủ yếu chia
thành 2 nhánh chính (94,1%), có 5,9% trường
hợp chia 3 nhánh chính. Theo tác giả Lawton,
ĐMNG chia thành 2 nhánh chính là chủ yếu,
chia thành 3 nhánh chính chỉ gặp ở ít hơn 20% số
bệnh nhân, chia thành nhiều nhánh ít gặp. Theo
H.Gibo, 78% trường hợp chia 2 nhánh chính,
12% chia 3 nhánh chính, 10% chia thành trên 4
nhánh chính(4).
Trong 64 trường hợp ĐMNG chia thành 2
nhánh chính, 54/64 trường hợp (84,4%) có 2
nhánh chính bằng nhau. Trong nghiên cứu của
H.Gibo, tỉ lệ 2 nhánh chính bằng nhau chỉ chiếm
18%. Sự khác biệt này là do chúng tôi chủ yếu
đánh giá kích thước các nhánh trên phim chụp
mạch, trong khi đó tác giả H.Gibo đánh giá kích
thước mạch trên xác(4,6)
Dị dạng động mạch não giữa
Trong nghiên cứu của chúng tôi không gặp
trường hợp nào có ĐMNG phụ và ĐMNG sinh
đôi. Đây là dị dạng ĐMNG hiếm gặp. Jain và
Crompton cho rằng tỉ lệ dị dạng ĐMNG chỉ
chiếm khoảng 3%. Trong nghiên cứu của Jain, có
0,7% trường hợp có ĐMNG sinh đôi, 2,7%
trường hợp có ĐMNG phụ(1,5)
Túi phình động mạch não giữa
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 68 bệnh
nhân mang 69 túi phình ĐMNG.
Số lượng túi phình động mạch não giữa
Tỉ lệ đa túi phình trong nghiên cứu của
chúng tôi là 13,2% (9/68), trong đó 1/68 (1,4%)
trường hợp có 2 túi phình ĐMNG ở cùng bên.
Trong nghiên cứu của tác giả R. Dashti, tỉ lệ đa
túi phình chiếm 30%, tỉ lệ bệnh nhân có 2 túi
phình ĐMNG chiếm 15,3%(3). Sự khác biệt này
là do số lượng bệnh nhân của chúng tôi chưa
đủ lớn(3).
Hình thái túi phình động mạch não giữa
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ túi
phình có kích thước <10mm chiếm tỉ lệ cao
nhất (76,8%). Kết quả này tương tự như nhiều
nghiên cứu khác khi cho rằng túi phình kích
thước nhỏ hay gặp nhất(7).
Vị trí túi phình hay gặp nhất trong nghiên
cứu của chúng tôi là tại vị trí chia M1‐M2
chiếm (88,4%). Tỉ lệ này trong nghiên cứu của
J. Marc là 85%, trong nghiên cứu của R. Dashti
là 80%. Đây là vị trí chịu áp lực cao nhất của
dòng máu trên ĐMNG nên túi phình thường
hình thành ở vị trí này(7,8).
Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 1
trường hợp túi phình ở đoạn M1, túi phình
hướng lên trên. Theo R. Dashti, túi phình ở
đoạn M1 thường quay theo 4 hướng: hướng
lên thùy trán, hướng xuống thùy thái dương,
hướng về phía phẫu thuật viên và nằm sau
ĐMNG. Trong đó túi phình quay lên trên và
xuống dưới là hay gặp nhất, chiếm 80% các
trường hợp(3).
Trong số 59 túi phình nằm ở vị trí chia đôi
M1‐M2 của ĐMNG, túi phình hướng sang bên
hay gặp nhất: 25/59 (42,4%). Túi phình khổng lồ
hướng không xác định chiếm 6,8% (4/59).
KẾT LUẬN
Động mạch não giữa có cấu trúc giải phẫu
phức tạp nhất trong hệ thống động mạch não.
ĐMNG đa số chia thành 2 nhánh chính có kích
thước tương đương nhau, vị trí chia nhánh
chính thường ở tại genu. Sự xuất hiện phân
nhánh sớm thường gặp chiếm 8,8%. Tỉ lệ dị
dạng ĐMNG sinh đôi hay ĐMNG phụ rất hiếm
gặp. Túi phình ĐMNG thường là túi phình kích
thước nhỏ, nằm ở vị trí chia M1‐M2. Hướng túi
phình ở vị trí chia M1‐M2 rất phức tạp, nhất là
những trường hợp túi phình khổng lồ. Phẫu
thuật viên cần phải nhận định kĩ lưỡng về giải
phẫu động mạch và hình thái túi phình để có
chiến lược can thiệp phù hợp, tránh làm tổn
thương thêm mạch máu hoặc xử lý không triệt
để túi phình trong quá trình phẫu thuật.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 202
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Crompton MR (1962): Pathology of ruptured middle‐cerebral
aneurysms with special reference to differences between the
sexes. Lancet 2:421‐425.
2. Dashti R, Hernesniemi J et al (2007), “Microneurosurgical
management of middle cerebral bifurcation aneurysms”,
Surgical Neurology 67, 441‐465.
3. Dashti R, Hernesniemi J et al (2007), “Microneurosurgical
management of proximal middle cerebral artery aneurysms”,
Surgical Neurology 67, 6‐13.
4. Hirohiko G, et al (1981), “Microsurgical anantomy of the
middle cerebral artery”, J Neurosurg, Vol 54, 151‐169.
5. Jain KK (1964): Some observations on the anatomy of the
middle cerebral artery. Can J Surg 7:134‐139.
6. Lawton MT (2012), “Seven aneurysms tenets and techniques
for clipping”.
7. Morgan MK (2010), “Outcome of middle cerebral artery
aneurysms surgery”; Neurosurgery 68: 755‐461.
8. van Dijk JMC, Groen RJM (2011), “ Surgical clipping as the
preferred treatment for aneurysms of the middle cerebral
artery”, Acta Neurochir 153: 2111‐2117.
Ngày nhận bài báo: 22/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 2/11/2014
Ngày bài báo được đăng: 05/12/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phinh_dong_mach_nao_giua_nhung_thay_doi_giai_phau_dong_mach.pdf