Phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh với học viên ở Học viện Chính trị – Quân sự hiện nay

Tạo lực là yếu tố hàng đầu cần có trong chuỗi nghệ thuật thế, thời, mưu. Không có lực đến mức độ nhất định không thể có thế, thời, càng không thể thực hiện được mưu sâu, kế hiểm để giành thắng lợi. Vì vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào phải tạo được lực. Lực càng lớn, cách mạng càng thuận lợi, thế, thời có điều kiện phát triển. Điều này có thể suy rộng ra đối với tổ chức, hay cá nhân cũng phải như vậy. Tạo lực đòi hỏi nghệ thuật tổ chức, xây dựng lực lượng công phu, kiên trì, quyết tâm cao, sẵn sàng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ. Muốn tạo lực phải tiến hành nhiều biện pháp, nhưng trong đó nổi bật là biết phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của dân tộc và đất nước. Mọi người đều biết, thực dân Pháp rất dã man, tàn bạo khủng bố dữ dội phong trào cách mạng, nhưng nhờ biết phát huy sức mạnh lực lượng của toàn thể dân tộc, của các tầng lớp nhân dân, tập hợp cả người Việt Nam ở nước ngoài, biết tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ được, kể cả quân Đồng minh, nên cách mạng tháng Tám – 1945 đã thành công.

pdf111 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2373 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh với học viên ở Học viện Chính trị – Quân sự hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ễn, thông qua năng lực tổng hợp, phân tích của mỗi người. Lại phải hướng dẫn họ xem xét, đánh giá các sự vật, hiện tượng cụ thể trong tình hình cụ thể, nghĩa là phải biết đó là sự vật, hiện tượng gì? Chúng đã ra đời và phát triển như thế nào và trong điều kiện lịch sử nào? Nắm chắc hoàn cảnh lịch sử đó của các sự vật, hiện tượng tức là tạo ra cơ sở quan trọng để giải quyết các vấn đề theo tư duy biện chứng. Đánh giá sự vật, hiện tượng đúng phải có cách nhìn nhận khách quan toàn diện, do vậy phải hướng dẫn người học nghiên cứu các mặt, các hoàn cảnh xảy ra, các mối liên hệ tác động qua lại, các yếu tố con người, địa lý, khí hậu, dự kiến chiều hướng phát triển của sự vật, hiện tượng… Nói tóm lại phải hướng dẫn người học đạt được các tiêu chí khách quan, toàn diện, đối chiếu giữa lý luận với thực tiễn, so đi sánh lại… trong tư duy và giải quyết các vấn đề. Trong quá trình đó cần hướng tư duy và cách giải quyết của học viên vào lĩnh vực quân sự, bởi đó là nghề nghiệp suốt đời mà họ sẽ phấn đấu. Nâng cao năng lực tư duy biện chứng cho học viên là vấn đề rất quan trọng kéo dài suốt quá trình đào tạo. Phải giúp họ phân biệt tư duy biện chứng với các loại tư duy khác như duy tâm, siêu hình, vật chất tầm thường, hoặc duy ý chí v.v. Muốn thực hiện điều đó họ phải dựa chắc vào cơ sở lý luận và thực tiễn nhất là thực tiễn quân sự để tư duy và hành động, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ cái đúng, phê phán kịch liệt những cái sai, cái xấu, những biểu hiện võ đoán, cơ hội, giáo điều. Người có tư duy biện chứng thường là những người điềm tĩnh, thận trọng, phê phán hoặc giải quyết vấn đề có lý, có tình, có sức thuyết phục, dựa trên những căn cứ khoa học vững chắc. Học viên đạt tới trình độ tư duy đó là những học viên nắm vững lý luận, tích cực tham gia hoạt động thực tiễn, ham hiểu biết, chịu học hỏi, tích luỹ được nhiều kiến thức, không giấu dốt, tỉnh táo nhận ra những sai lầm để thay đổi, sửa chữa. Những đơn vị có nhiều học viên như thế thường là những đơn vị mạnh, bởi mọi việc được giải quyết dựa trên cơ sở tư duy khoa học. Nâng cao năng lực tư duy biện chứng cho học viên là cơ sở rất quan trọng góp phần tạo nên phong cách tư duy quân sự cho họ khi trở thành người lãnh đạo, chỉ huy đơn vị. Bởi vậy, xây dựng tư duy biện chứng cho học viên phải hướng vào giải quyết những vấn đề đời sống thường ngày của đơn vị, của xã hội, nhưng trọng tâm là giải quyết những vấn đề trong học tập, nhất là học tập lý luận, học tập quân sự. Thực hiện được điều này vừa góp phần nâng cao chất lượng học tập, vừa làm cho tư duy quân sự của học viên dựa trên cơ sở tư duy biện chứng. Tư duy biện chứng phụ thuộc rất nhiều vào sự từng trải , tích luỹ kinh nghiệm của mỗi người, bởi thông qua đó góp phần làm cho mỗi người có bản lĩnh vững vàng, tinh thần độc lập, tự chủ cao, làm việc thiết thực, do đó mà giải quyết các vấn đề đúng đắn, sáng tạo. Hạn chế lớn nhất của học viên là tuổi đời rất trẻ, chưa từng trải, thậm chí có người còn được nuông chiều, kinh nghiệm lại càng ít ỏi, làm hạn chế đến chất lượng của tư duy biện chứng, dễ dẫn đến những sai lầm trong nhận định, đánh giá. Tuy vậy, có thể khắc phục hạn chế này ngay trong khi họ là học viên, với nhiệm vụ học tập là chủ yếu. Quá trình học tập, nhà trường có thể đưa học viên vào các tình huống trong các đợt dã ngoại thường kỳ, các đợt diễn tập quân sự, nhất là công tác dân vận đột xuất chống bão lụt, hạn hán v.v. để họ xử lý trong thực tiễn. Sau mỗi đợt như vậy cần hướng dẫn họ tổng kết rút kinh nghiệm, tìm ra mạnh yếu của tập thể và bản thân. Hội thảo khoa học với học viên cũng là một hình thức tốt để khai thác kinh nghiệm, nâng cao năng lực tư duy biện chứng. Thông qua các chủ đề hội thảo từ phạm vi hẹp như một sự vật, hiện tượng ở đơn vị đến phạm vi rộng trong nước, thế giới; từ những vấn đề dễ, gần trong cuộc sống thường nhật hàng ngày, đến các vấn đề khó về chính trị, xã hội, mà hướng dẫn học viên mạn đàm, phát biểu chính kiến của mình, có kết luận, làm cho vốn kiến thức kinh nghiệm ở mỗi người thêm dày, cách xử lý vấn đề linh hoạt, sáng tạo hơn. Cần có kế hoạch khuyến khích học viên đọc các sách viết về tổng kết công tác đảng, công tác chính trị, viết về nghệ thuật quân sự và tổ chức thu hoạch những nội dung đó. Tiến hành vấn đề này tốt thực sự mang lại hiệu quả cao, trang bị kinh nghiệm chiến đấu, kinh nghiệm công tác đảng, công tác chính trị trong chiến tranh cho học viên. Hiện nay Tổng cục Chính trị đã xuất bản “Lịch sử công tác đảng, công tác chính trị” với nội dung tổng kết một số trận đánh lớn trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cung cấp cho đội ngũ cán bộ chính trị, nhất là những người chưa qua chỉ huy chiến đấu những kinh nghiệm về trận đánh hay, người đánh giỏi, đồng thời có cả những trận chiến đấu không giành thắng lợi. Đọc những sách như vậy, lại có chỉ đạo thu hoạch chặt chẽ, chắc chắn sẽ đem lại cho học viên lượng kiến thức lớn, kinh nghiệm bổ ích và góp phần khắc phục hạn chế lớn nhất của họ hiện nay hiểu biết về quân sự ít, không biết nhiều về chiến tranh, chưa từng trải trong cuộc sống. Học tập các khoa học quân sự và diễn tập quân sự trong đào tạo cán bộ chính trị cần phải được đặc biệt chú ý, nếu không thì thời gian ở các môn học này có thể sắp xếp không đầy đủ, chỉ đạo học tập, diễn tập không chặt chẽ. Trong điều kiện đó sẽ hạn chế đến chất lượng trang bị kiến thức quân sự, khi ra trường giải quyết các tình huống quân sự sẽ lúng túng, không ngang tầm với nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ huy được giao. Để tích luỹ được những kinh nghiệm trong giải quyết các tình huống quân sự thì những tưởng định phải được đặt ra hợp lý, sát thực tế chiến đấu, nghĩa là có những tình huống “quân đỏ” gặp khó khăn thậm chí có thể thất bại. Trong trường hợp ấy, học viên sẽ phải tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong điều kiện không bình thường và công tác tư tưởng, công tác tổ chức ở đây cũng không thể giống khi giải quyết một trận đánh giành thắng lợi. Tóm lại, tư duy biện chứng là vấn đề cốt lõi của phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh. Muốn học tập và làm theo phong cách của Người phải có kiến thức rộng rãi, phải từng trải rèn luyện trong đấu tranh cách mạng, phải có ý thức tích luỹ kinh nghiệm v.v. Những vấn đề này có thể bắt đầu ngay trong quá trình học tập tại trường và đạt được kết quả nếu mỗi người, mỗi đơn vị có kế hoạch phấn đấu. 2.3.3. Xây dựng và rèn luyện phong cách gắn lý luận với thực tiễn Thống nhất lý luận với thực tiễn là nguyên tắc của Học thuyết Mác Lênin, đặc điểm nổi bật của phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh. Sự hoà quyện chặt chẽ hai yếu tố đó trong tư duy và hành động đem lại hiệu quả cao trong giải quyết các vấn đề thực tiễn. Theo Hồ Chí Minh: “Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận không áp dụng vào thực tế là lý luận suông. Dù đọc hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách” [41, tr.234]. Vì vậy, học tập để trở thành người chính trị viên – bí thư cấp uỷ, học viên HVCTQS cần phải nhuần nhuyễn lý luận với thực tiễn nếu không sẽ rơi vào lý luận suông, biến lý luận thành đồ trang sức, không đạt được mục tiêu yêu cầu đào tạo. Do đó trong quá trình học tập tại trường, học viên phải biết vận dụng lý luận vào việc tiến hành công tác đảng, công tác chính trị, vào lãnh đạo, chỉ huy các nhiệm vụ quân sự và rèn luyện của mỗi người. Thống nhất lý luận với thực tiễn đòi hỏi học viên HVCTQS phải biết vận dụng lý luận vào giải quyết các tình huống trong công tác đảng, công tác chính trị. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết học viên phải nắm vững lý luận Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là lý luận về xây dựng và củng cố đảng, về tiến hành công tác chính trị trong quân đội. Phải luôn luôn liên hệ lý luận đó với thực tiễn của công tác đảng, công tác chính trị, theo tinh thần nắm vững thực chất vấn đề, không máy móc, giáo điều, dùng thực tiễn làm sáng tỏ lý luận, kiểm chứng tính đúng đắn của lý luận, đồng thời lý luận có tác dụng hướng dẫn người học phương hướng giải quyết thực tiễn. Học viên phải tránh hai khuynh hướng: vận dụng lý luận, vận dụng các nguyên tắc công tác đảng, công tác chính trị một cách cứng nhắc, thiếu linh hoạt, sáng tạo hoặc là tuỳ tiện bất chấp các quy định, nguyên tắc đã được trang bị. Theo đó, học viên phải biết vận dụng toàn bộ lý luận đã học để làm tốt công tác tư tưởng, công tác giáo dục lý luận, công tác tuyên truyền cổ động, công tác văn hoá quần chúng, công tác tổ chức xây dựng đảng ở cơ sở và cấp uỷ các cấp v.v. Tiến hành những công tác này, học viên ở HVCTQS gặp thuận lợi nhiều hơn, bởi những vấn đề này thường diễn ra ngay ở các đơn vị học viên. Tận dụng hoàn cảnh đó, học viên có thể thường xuyên đối chiếu so sánh lý luận với thực tiễn, có thể tự đúc kết những kinh nghiệm cho bản thân trên cơ sở lý luận, thực tiễn mình tiếp thu được. Điều này học viên hoàn toàn có thể thực hiện được nếu họ có tinh thần tự giác cao trong học tập. Tuy vậy, nhà trường cũng cần chủ động có kế hoạch để học viên tham gia vào quá trình công tác đảng, công tác chính trị, hướng dẫn họ tham gia quản lý, đánh giá, nhận xét ngay tại đơn vị học viên. Động thái này thúc đẩy cả cán bộ khung nhà trường và học viên đều phải “động não” tư duy tìm ra những biện pháp tốt nhất trong tiến hành công tác đảng, công tác chính trị. Học viên cũng có thể vận dụng lý luận vào thực tiễn các hoạt động quân sự ngay tại trường, mà tập trung nhất là trong quá trình học tập quân sự và diễn tập quân sự. Hai tình huống có tính chất điển hình phải giải quyết là công tác đảng, công tác chính trị trong huấn luyện, chiến đấu và diễn tập quân sự với vai trò chính trị viên, bí thư cấp uỷ. Người học cần phải hiểu rõ tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong chiến đấu là tiếp tục phát huy kết quả công tác đảng, công tác chính trị trong quá trình xây dựng; là quán triệt vận dụng nội dung, phương pháp cơ bản của công tác đảng, công tác chính trị vào điều kiện chiến đấu, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của đường lối, nghệ thuật quân sự, con người, tư tưởng, tổ chức, vũ khí trang bị, kỹ thuật… để đánh bại địch, giữ gìn bồi dưỡng lực lượng ta, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chiến đấu. Học viên cũng cần hiểu rõ, chiến đấu là hoạt động lao động đặc biệt, khác với các hoạt động khác. Hoạt động chiến đấu có những đặc điểm riêng, chi phối toàn bộ công tác lãnh đạo, chỉ huy, công tác tư tưởng và tổ chức của đơn vị trong suốt quá trình chiến đấu. Vì vậy, người lãnh đạo, chỉ huy phải nắm vững đặc điểm chiến đấu, trên cơ sở đó xác định nhiệm vụ, nội dung, phương pháp tiến hành, vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong hoàn cảnh cụ thể của từng trận đánh, từng chiến dịch, của từng đơn vị. Đặc điểm của chiến đấu ngày nay đã khác trước rất nhiều, đó là các trận chiến đấu diễn ra trong khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố, trong thế trận quốc phòng và an ninh đã được chuẩn bị sẵn của cả nước; đó là, các trận chiến đấu trong chiến tranh nhân dân mang tính tổng hợp cao, vừa đánh bại những hành động vũ trang xâm lược từ bên ngoài, vừa đập tan mọi âm mưu gây bạo loạn của địch từ bên trong; đó là chiến đấu sẽ diễn ra liên tục, quyết liệt, phức tạp, đánh bằng vũ khí, trang bị, kỹ thuật có trong biên chế là chủ yếu. Những đặc điểm đó thường xuyên tác động đến cường độ hoạt động, tư tưởng, tâm lý, ý chí quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ; tác động đến công tác tư tưởng, tổ chức; tác động đến hoạt động của công tác đảng, công tác chính trị. Từ lý luận chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, từ đặc điểm chiến đấu trong thời kỳ mới, đòi hỏi lãnh đạo, chỉ huy phải chuẩn bị chu đáo về mọi mặt: vật chất và tinh thần, tư tưởng và tổ chức, phải không ngừng củng cố, giữ vững ý chí quyết tâm chiến đấu cho bộ đội, giữ vững lãnh đạo, chỉ huy trong mọi tình huống. Đó là những vấn đề gắn lý luận với thực tiễn công tác đảng, công tác chính trị trong chiến đấu của chính trị viên, mà cũng là vấn đề cần phải vươn tới của học viên HVCTQS. Xây dựng và rèn luyện tư duy lý luận gắn liền với thực tiễn phải được thể hiện trong học tập và công tác của học viên trong quá trình học tập tại trường. Phải xây dựng được tác phong nói và làm đi đôi. Sinh thời Hồ Chí Minh lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến sinh hoạt đời thường, Người luôn luôn thực hiện nói đi đôi với làm, đó là nguyên tắc, là phong cách, là đạo đức cách mạng. Người dậy: “Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau” [41, tr.249]. Người còn nhấn mạnh: “Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng, để đem loè thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích” [41, tr.236]. Như vậy, lời nói việc làm đi đôi được xuất phát từ nguyên tắc lý luận thống nhất với thực tiễn, đó cũng là vấn đề trước hết cần phải có của người học viên trước khi vận dụng lý luận vào thực tiễn giải quyết những công việc to lớn hơn. Theo đó, học lý luận đến đâu thực hành ngay đến đó, vận dụng ngay trong học tập, công tác không cao xa, viển vông, không đợi đến “ngày mai” ra trường mới thực hành. Những nguyên tắc công tác đảng, công tác chính trị như: tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, chống chủ nghĩa cá nhân, xây dựng đạo đức người quân nhân cách mạng… phải được quán triệt sâu sắc, bản thân phải gương mẫu, góp phần xây dựng đơn vị học viên vững mạnh toàn diện. Nói đi đôi với làm phải thể hiện ngay trong phương hướng phấn đấu của mỗi học viên. Đề ra chỉ tiêu trở thành học viên khá, giỏi, phải xây dựng nỗ lực, quyết tâm phấn đấu thực hiện bằng được, không để trở thành lời hứa suông. Theo đó, phải có nhiều biện pháp cải tiến phương pháp học tập, phải đẩy mạnh rèn luyện bản thân và tranh thủ sự giúp đỡ của đồng đội. Nói đi đôi với làm phải thể hiện ngay từ những việc nhỏ trong đời thường, trong mối quan hệ đồng chí, đồng đội, cấp trên, cấp dưới, đến những việc lớn như liên hệ lý luận với thực tiễn và vận dụng lý luận đó vào giải quyết thực tiễn. Thực hiện được như vậy, tức là tạo cho mỗi học viên có được tác phong tư duy lý luận gắn liền với thực tiễn ngay từ những ngày đầu tiên phấn đấu trở thành cán bộ cách mạng, nó sẽ song hành trong suốt cuộc đời binh nghiệp của mỗi người. Luận văn nhấn mạnh vấn đề này bởi nói và làm đi đôi thực hiện trong thực tiễn rất khó khăn. Hiện nay không ít cán bộ học lý luận chỉ biết lý luận không đem ra thực hành, nói nhiều làm ít, nói một đàng làm một nẻo, mất tín nhiệm với cấp dưới, với quần chúng nhân dân, hỏng việc, hỏng người. Vì thế nhà trường dạy lý luận, phải coi trọng hướng dẫn thực hành, nhà trường phải có cơ chế buộc cán bộ phải thực hiện lời nói, lời hứa trước đồng chí, đồng bào, lời nói phải biến thành hiện thực. 2.3.4. Rèn luyện cho học viên có tư duy về nghệ thuật quân sự “tạo lực, lập thế, tranh thời, dùng mưu” Nghệ thuật quân sự là lý luận và thực tiễn chuẩn bị và thực hành chiến tranh, chủ yếu là đấu tranh vũ trang. Nghệ thuật quân sự là một bộ phận chủ yếu của khoa học quân sự với nội dung và phạm vi rộng lớn. “Tạo lực, lập thế, tranh thời, dùng mưu” là những vấn đề cốt lõi của nghệ thuật quân sự và cũng là một đặc điểm nổi bật trong phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh. Phong cách tư duy đó của Người đã góp phần hoạch định đường lối, quân sự và chỉ đạo giải quyết các tình huống quân sự đúng đắn, sáng tạo, linh hoạt. Theo Hồ Chí Minh: “Nguyên tắc của Tôn Tử chẳng những dùng về quân sự đúng mà dùng về chính trị cũng rất hay” [39, tr.513], vì thế tư duy “tạo lực, lập thế, tranh thời, dùng mưu” xây dựng cho học viên HVCTQS, chẳng những để họ sử dụng vào lãnh đạo, chỉ huy quân sự, mà còn có thể vận dụng vào thực hành công tác đảng, công tác chính trị, vận dụng ngay trong quá trình học tập, công tác tại trường. Tạo lực là yếu tố hàng đầu cần có trong chuỗi nghệ thuật thế, thời, mưu. Không có lực đến mức độ nhất định không thể có thế, thời, càng không thể thực hiện được mưu sâu, kế hiểm để giành thắng lợi. Vì vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào phải tạo được lực. Lực càng lớn, cách mạng càng thuận lợi, thế, thời có điều kiện phát triển. Điều này có thể suy rộng ra đối với tổ chức, hay cá nhân cũng phải như vậy. Tạo lực đòi hỏi nghệ thuật tổ chức, xây dựng lực lượng công phu, kiên trì, quyết tâm cao, sẵn sàng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ. Muốn tạo lực phải tiến hành nhiều biện pháp, nhưng trong đó nổi bật là biết phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của dân tộc và đất nước. Mọi người đều biết, thực dân Pháp rất dã man, tàn bạo khủng bố dữ dội phong trào cách mạng, nhưng nhờ biết phát huy sức mạnh lực lượng của toàn thể dân tộc, của các tầng lớp nhân dân, tập hợp cả người Việt Nam ở nước ngoài, biết tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ được, kể cả quân Đồng minh, nên cách mạng tháng Tám – 1945 đã thành công. Bài học biết phát huy sức mạnh tổng hợp nhằm tạo ra lực lượng cách mạng to lớn có thể vận dụng trong tạo lực của một chiến dịch, một trận đánh và xây dựng thực lực trong từng đơn vị. Do vậy, trước mỗi trận đánh phải chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cả vật chất và tinh thần, tư tưởng và tổ chức, đủ sức mạnh để đè bẹp đối phương theo qui luật mạnh được, yếu thua của chiến tranh. Tuy vậy, lực theo quan điểm của ta không chỉ là con người với vũ khí trang bị mà là tổng hợp của nhiều nhân tố: con người, vũ khí trang bị, tinh thần tư tưởng, địa lý, khí hậu v.v. Bài học tạo lực trong chiến đấu cũng cho học viên phương pháp luận về xây dựng sự đoàn kết nhất trí cán bộ, chiến sĩ, cấp trên, cấp dưới để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Thế, thời, mưu là những vấn đề có quan hệ chặt chẽ với nhau, phong phú, sinh động, do đó không thể truyền đạt cho người học cụ thể từng trường hợp, mà cần phải làm rõ tính xuyên suốt trong giải quyết các vấn đề quân sự là phải hết sức sáng tạo, mưu trí, quyết đoán, thay đổi nhanh chóng các hình thức tác chiến. Trong quá trình đó sự cần thiết phải kế thừa những kinh nghiệm của thế hệ trước, người trước, nhưng kế thừa với tinh thần sáng tạo và để sáng tạo, phải phát huy vai trò của lãnh đạo, chỉ huy trong giải quyết vấn đề, phải đặt các vấn đề quân sự trong mối liên hệ với các mặt hoạt động xã hội, với các sự vật, hiện tượng khác. Như vậy, để đạt được kết quả trong tư duy về thế, thời, mưu phải chống máy móc, giáo điều, dập khuôn trong giải quyết những vấn đề quân sự, đồng thời cũng chống cả sự tuỳ tiện, bất chấp các nguyên tắc, quy định. Ba vấn đề: lập thế, tranh thời, dùng mưu, đều rất quan trọng trong sử dụng nghệ thuật quân sự, nhưng mưu lược là cơ sở. Tôn Tử đánh giá cao vai trò mưu kế, Ông cho rằng “dùng binh giỏi nhất là đánh bằng mưu”. Tư duy về mưu và thời cơ là tư duy cao của người chỉ huy. Trong đấu tranh vũ trang tình hình chuyển biến rất mau lẹ, phát sinh nhiều mâu thuẫn, đòi hỏi người chỉ huy phải giải quyết kịp thời, phải dự kiến được chiều hướng phát triển của tình hình. Đáp ứng yêu cầu đó phải biết “tranh thời”, phải có nhiều mưu kế. Nhờ đó, tuy lực lượng nhỏ, nhưng có thể làm cho uy lực của nó lớn, từ bị động bất ngờ có thể giành lại thế chủ động, vững vàng chiến đấu với đối phương, có thể sử dụng lực lượng của đối phương đánh lại đối phương v.v. Như vậy, nghệ thuật tư duy dùng mưu là phải thiên biến, vạn hoá, phải “bí mật, nhanh chóng, tích cực, nay Đông mai Tây, lai vô ảnh, khứ vô tung” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. Học viên HVCTQS muốn trở thành lãnh đạo, chỉ huy giỏi phải biết trau dồi nghệ thuật “tạo lực, lập thế, tranh thời, dùng mưu” để giải quyết những vấn đề của thực tiễn hoạt động quân sự. Thông qua các bộ môn khoa học quân sự, nhất là tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, đường lối quân sự, chiến lược, chiến thuật quân sự v.v. nhà trường đã trang bị cho những tri thức đó. Nhưng phải thấy rằng, dù nhà trường có dành nhiều thời gian để học tập những môn này và giảng viên có cố gắng bao nhiêu để truyền đạt, cũng không thể hết được. Vậy nên, cùng với việc cố gắng học tập, nắm được những vấn đề cơ bản, thì học viên cần phải có kế hoạch tiếp tục tự học thêm qua hoạt động và tổng kết thực tiễn. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề này. Người cho rằng: “Công việc gì bất kỳ thành công hay thất bại, chúng ta cần phải nghiên cứu đến cỗi rễ, phân tách rõ ràng rồi kết luận. Kết luận đó sẽ là cái chìa khoá phát triển công việc và để giúp cho cán bộ tiến tới. Có như thế thì người mới có tài, tài mới có dụng” [41, tr.242]. Người còn nói, “Sự hiểu biết của mỗi người có hai bộ phận: kinh nghiệm trực tiếp và kinh nghiệm gián tiếp. Kinh nghiệm gián tiếp của ta tức là kinh nghiệm trực tiếp của người. Cho nên sự hiểu biết nào cũng không thể tách rời kinh nghiệm trực tiếp…” [42, tr.251]. Theo đó, học viên phải phát triển những vấn đề cơ bản về lực, thế, thời, mưu đã được nhà trường trang bị cho thông qua nhận thức bản thân, học tập kinh nghiệm, tổng kết kinh nghiệm. Về tích luỹ kinh nghiệm gián tiếp, rất may mắn cho các thế hệ người Việt Nam là truyền thống đánh giặc giữ nước, nghệ thuật quân sự của ta hết sức đồ sộ, phong phú, nếu quan tâm chú trọng tổng kết, khai thác sẽ có thành quả hết sức to lớn. Kinh nghiệm trực tiếp do học tập, do khai thác tổng kết mà có, đồng thời còn là kết quả của sự quan sát, tổng kết của bản thân trong huấn luyện quân sự và đời sống hàng ngày. Vì vậy, xây dựng cho học viên tinh thần ham hiểu biết, coi trọng tổng kết thực tiễn bằng học tập kinh nghiệm chiến đấu và đúc rút kinh nghiệm trong huấn luyện quân sự và trong đời sống học tập, công tác hàng ngày rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong phát triển tài năng quân sự của mỗi người. 2.3.5. Tạo môi trường thuận lợi cho học viên xây dựng, rèn luyện theo phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh Môi trường là toàn bộ những điều kiện và mối quan hệ con người tồn tại, hoạt động và phát triển. Có nhiều loại môi trường, xã hội, tự nhiên với phạm vi rộng, hẹp khác nhau và ảnh hưởng tới con người khác nhau. Môi trường văn hoá liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực, phẩm chất con người. Vì thế, xây dựng được môi trường văn hoá nhà trường là tạo thuận lợi cho việc xây dựng và rèn luyện học viên có hiệu quả. Do đó, một trong những giải pháp HVCTQS lựa chọn nhằm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện là “Đẩy mạnh các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị ở các đơn vị học viên, xây dựng môi trường văn hoá sư phạm lành mạnh, mẫu mực” [9, tr.43]. Theo đó, cần thực hiện tốt một số vấn đề về xây dựng cảnh quan và con người, góp phần vào xây dựng, rèn luyện phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh cho học viên. Xây dựng Học viện ngày càng hiện đại, chính quy góp phần tạo cho học viên có tư duy mới, tiên tiến, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, từng bước hiện đại. Được tiếp cận và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại làm cho học viên hoạt bát, nhanh nhẹn hơn, lòng tự hào về người sĩ quan quân đội, người chính trị viên được củng cố. Tư duy của họ được hình thành trong môi trường công nghiệp hiện đại, là cơ sở, điều kiện hình thành tư duy biện chứng, sáng tạo, thiết thực, gắn liền lý luận với thực tiễn v.v. Vì vậy, doanh trại khang trang, hợp lý, sạch đẹp, không phải chỉ vì đời sống, mà cảnh quan đó kích thích học viên tầm nhìn cao hơn, bao quát hơn, giống như đứng trước biển và đứng trước ao làng. Phương tiện hiện đại không chỉ để chuyển tải thông tin nhanh, nhiều mà còn làm cho người học có tác phong công nghiệp trong tư duy và làm việc, loại dần tác phong và tư duy tiểu nông trong mỗi con người. Vậy nên, một nhà trường khang trang, hiện đại cần thiết cho sự nghiệp giáo dục nói chung và góp phần vào xây dựng, rèn luyện phong cách tư duy của người học. Gắn liền với nhà trường hiện đại, là một nhà trường chính quy, việc dạy học có nề nếp, có quy định chặt chẽ rõ ràng, đặc biệt là việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học viên một cách nghiêm túc. Tiến hành được như vậy không chỉ đáp ứng đòi hỏi xây dựng quân đội chính quy mà còn góp phần xây dựng tư duy khoa học, chặt chẽ, lôgic, chuẩn xác cao. Chỉ riêng việc đánh giá kết quả học tập của học viên có nề nếp, công tâm, khách quan, chẳng những để lại cho học viên cảm tình tốt về nhà trường tiên tiến, chính quy, mẫu mực mà qua đó họ còn học được phong cách tư duy khách quan, thống nhất giữa lý luận với thực tiễn... Xây dựng môi trường – nhà trường, đòi hỏi nhà trường phải vững mạnh toàn diện, trong đó yếu tố trong sạch, đoàn kết nhất trí, công tâm, gắn liền nhà trường với đơn vị, với xã hội được nhấn mạnh. Thực hiện những điều đó có nghĩa là “xây dựng nhà trường có sự thống nhất cao về nhận thức chính trị tư tưởng và hành động, bảo đảm 100 % cán bộ giáo viên, học viên, công nhân viên, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, lập trường kiên định, tuyệt đối tin tưởng vào đường lối quan điểm của Đảng, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao; xây dựng học viện chính quy, tiên tiến, mẫu mực” [9, tr.46]. Đó cũng chính là mô hình mà người học quan tâm theo dõi, học tập, khi về đơn vị là người chủ trì công tác đảng, công tác chính trị, sẽ là kinh nghiệm hàng đầu mà họ đưa ra vận dụng. Xây dựng đội ngũ giảng viên ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, rèn luyện cho học viên theo phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh là nhiệm vụ rất quan trọng trong xây dựng môi trường – nhà trường. Đội ngũ này tác động đến học viên hàng ngày thông qua các khâu, các bước trong giáo dục đào tạo. Vì thế đòi hỏi ở họ tính hơn hẳn về nhận thức, sự gương mẫu, thị phạm trong lời nói và việc làm. Tình hình hiện nay, một số giảng viên còn bất cập về nội dung và phương pháp, chưa theo kịp với yêu cầu thực tế đặt ra trong huấn luyện, tác chiến của bộ đội. Một số khác, cũng chưa hiểu biết sâu sắc về phong cách tư duy quân sự và phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh. Do đó đã hạn chế đến chất lượng bài giảng và thị phạm cho học viên. Để khắc phục tình trạng đó, giảng viên hàng năm phải được tập huấn; xây dựng chế độ khuyến khích họ tự học, tự nghiên cứu, nâng cao trình độ năng lực toàn diện; “phấn đấu đến năm 2010 đủ số lượng nhà giáo theo biên chế mới... hơn 90 % đạt chuẩn quốc gia về trình độ học vấn và hơn 70 % đã giữ các chức vụ theo qui định của Bộ Quốc phòng” [16, tr.5]. Trong nhà trường đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải hết sức gương mẫu trong tư duy và hành động, nhất là chấp hành nghiêm túc quy trình, qui định về giáo dục, đào tạo, không để xảy ra tiêu cực trong kiểm tra đánh giá kết quả, tuyển chọn học viên vào trường v.v. Đội ngũ cán bộ quản lý trực tiếp với học viên hàng ngày tiếp cận trong mọi hình thức hoạt động của học viên; niềm vui, nỗi buồn, gia cảnh của họ thông qua cán bộ quản lý mà đến với nhà trường. Cũng vì vậy ảnh hưởng của cán bộ quản lý đối với học viên hết sức to lớn. Đơn vị do cán bộ quản lý xây dựng và bản thân mỗi cán bộ quản lý đều là những tấm gương, bài học thực tiễn mà học viên tiếp nhận được trong quá trình học tập. Vì vậy, xây dựng đơn vị học viên và cán bộ quản lý có ý nghĩa rất quan trọng tạo thuận lợi cho việc học tập, rèn luyện theo phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh. Thực trạng “đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đào tạo và công tác quản lý còn có những bất cập so với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo bậc đại học” [9, tr.33]. Đó là năng lực điều hành, quản lý học viên còn lúng túng, chưa sâu sát học viên, trong một số trường hợp còn thiếu gương mẫu, đơn vị hoàn thành nhiệm vụ không cao... Vì thế, tập trung mọi cố gắng của nhà trường xây dựng các đơn vị học viên vững mạnh, bồi dưỡng cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu giáo dục đào tạo là hết sức cần thiết. Phải xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý lớp, hệ, đại đội, tiểu đoàn luôn luôn có tinh thần gương mẫu, nói và làm đi đôi, có năng lực chỉ đạo học tập của học viên sau bài giảng và chỉ dẫn cho họ hoạt động công tác đảng, công tác chính trị xây dựng đơn vị học viên. Thực tế đó, cho thấy yêu cầu thị phạm của người chỉ huy và chính trị viên ở đây rất cao. Phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách ứng xử và cả phong cách sinh hoạt nữa, học viên đều quan sát và làm theo. Học viên tuổi đời, tuổi quân còn rất trẻ, bỡ ngỡ, vai trò thị phạm của cán bộ quản lý không tốt, không những ảnh hưởng chất lượng trước mắt, mà nguy hiểm hơn là để “lỗ hổng” lâu dài trong quá trình làm chính trị viên, chính uỷ ở đơn vị. Bởi vậy, phải tuyển chọn những cán bộ có phẩm chất tốt, năng lực giỏi làm công tác quản lý học viên, tránh tư tưởng bố trí cho đủ người, không quan tâm đến chất lượng. Hàng năm họ phải được tập huấn, tổng kết đúc rút kinh nghiệm để bồi dưỡng năng lực phẩm chất. Đội ngũ này cũng cần được học thêm và khuyến khích tự học, nâng cao trình độ như đội ngũ giảng viên của nhà trường. Ngoài ra cần có chính sách đãi ngộ như khen thưởng, đề bạt, bồi dưỡng sức khoẻ v.v. để họ yên tâm phấn đấu lâu dài làm cán bộ “khung” của nhà trường. Như vậy, về giáo dục đào tạo, họ là “tiểu” giáo viên, về quản lý họ là thủ trưởng, là chính trị viên – bí thư cấp uỷ, chất lượng học tập, rèn luyện học viên và xây dựng đơn vị học viên một phần tuỳ thuộc vào lựa chọn, bồi dưỡng cán bộ quản lý của nhà trường. Xây dựng đơn vị học viên vững mạnh toàn diện thực sự là cơ sở, động lực thúc đẩy học tập, rèn luyện theo phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh. Ưu điểm nổi bật của học viên đào tạo phân đội là trẻ, khoẻ, hăng hái, nhiệt tình, cần phát huy những điểm mạnh đó vào việc xây dựng con người và tổ chức vững mạnh, tham gia tích cực vào nâng cao chất lượng học tập rèn luyện. Trước hết, phải đưa hết học viên vào các tổ chức như đảng, đoàn, hội đồng quân nhân để họ rèn luyện, phấn đấu và cũng là để họ quan sát, rút kinh nghiệm cho chỉ đạo của họ sau này. Tập trung mọi nỗ lực xây dựng chi bộ Đảng vững mạnh toàn diện, trong đó có vấn đề phát triển đảng viên trong học viên. Khác với các trường đào tạo sĩ quan khác, học viên phải phấn đấu để trở thành đảng viên ngay tại trường, hãn hữu lắm mới ra ngoài đơn vị phấn đấu tiếp. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ HVCTQS chỉ rõ: “các cấp uỷ đơn vị quản lý học viên đào tạo phân đội phải coi trọng công tác phát triển Đảng là nhiệm vụ chính trị của mỗi đảng bộ, chi bộ. Phấn đấu 100 % học viên tốt nghiệp ra trường được kết nạp vào Đảng” [9, tr.65]. Như vậy, học viên phấn đấu trở thành đảng viên là điều kiện rất tốt để lồng ghép các tiêu chí rèn luyện phong cách tư duy quân sự trong đó. Những học viên đã trở thành đảng viên, thông qua nhiệm vụ xây dựng tổ chức đảng và đảng viên trong sạch, vững mạnh cũng là môi trường tốt tạo cho họ rèn luyện phong cách tư duy quân sự. Thông qua hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh sôi nổi với nhiều hình thức phong phú cũng tạo môi trường hết sức thuận lợi cho việc rèn luyện phong cách tư duy quân sự. Những hoạt động xung kích trong từng nhiệm vụ, những sinh hoạt hội thảo về đạo đức lối sống của thanh niên, các buổi kết nghĩa quân dân với đoàn địa phương v.v. Nếu khéo biết kết hợp sẽ là cơ hội tốt để học viên phát triển tư duy biện chứng, hiểu biết thực tiễn và sâu sát thực tiễn, biết kết hợp sức mạnh quân dân cùng một ý chí v.v. Vì vậy, xây dựng Đoàn vững mạnh vừa mang ý nghĩa xây dựng một tổ chức chính trị, vừa mang ý nghĩa xây dựng môi trường rèn luyện cho học viên, một công việc chính sau này ra trường họ phải trực tiếp tiến hành. Đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng Quân nhân ở đơn vị cũng góp phần quan trọng vào môi trường rèn luyện phong cách và phong cách tư duy quân sự. Trong tổ chức này người học vừa là một thành viên, dân chủ bàn bạc, quyết định, xử lý các vấn đề của đơn vị, đồng thời vừa là “quan sát viên” tổng kết những vấn đề thuộc về điều hành, hoạt động của Hội đồng Quân nhân mà họ sẽ trực tiếp tổ chức khi ra trường. Đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng Quân nhân có nghĩa là khơi dậy bầu không khí dân chủ trong đơn vị, là cách thức giải quyết các vấn đề đặt ra ở nhiều tư duy khác nhau. Qua đó, mọi người phải lựa chọn để giải quyết trúng vấn đề, phải tranh luận và do đó môi trường rèn luyện phong cách tư duy được tạo ra trên thực tế. Làm nổi bật phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh trong các phòng Hồ Chí Minh ở đơn vị học viên là rất cần thiết và tác động tích cực đến học tập và rèn luyện của học viên thường xuyên. Từ trước tới nay vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, trên cơ sở tăng cường thiết bị, hiện vật, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh ở các phòng này, cần chú ý thích đáng làm nổi bật hình ảnh phong cách và phong cách tư duy quân sự của Người để học viên có điều kiện nhận thức sâu sắc hơn. Tiểu kết chương 2 Tình hình nước ta đang có nhiều thuận lợi, tạo cơ hội cho Đảng, Nhà nước, nhân dân ta tiến hành xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Nhưng tình hình cũng đang diễn biến phức tạp, đặt cách mạng nước ta trước nhiều thử thách, có thể có những yếu tố bất trắc, khó lường. Do đó, đòi hỏi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và tư duy bảo vệ Tổ quốc phải có sự phát triển mới. Theo đó phải sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược trên mọi qui mô, đồng thời giành thắng lợi trong đấu tranh “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch; phải gắn chặt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tổng thể chiến lược quốc gia; phải xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân, đặc biệt là QĐND cách mạng, chính qui, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, kẻ thù thâm độc, xảo quyệt tinh vi hơn trước rất nhiều. Nhiệm vụ mới, tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ tướng lĩnh, sĩ quan có phẩm chất, năng lực ngang tầm với yêu cầu đó. Việc xây dựng và rèn luyện phong cách tư duy quân sự sẽ truyền cho đội ngũ cán bộ, sĩ quan, mà trước hết là người chỉ huy, chính uỷ, chính trị viên, có bản lĩnh và phong cách vững vàng lãnh đạo, chỉ huy đơn vị. Do đó, phải đẩy mạnh nghiên cứu phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh và đưa kết quả vào giảng dạy trong môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, mà trước hết là xây dựng, rèn luyện phong cách tư duy quân sự cho học viên đang học tập tại trường theo phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh. Kết quả của việc rèn luyện này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trước hết và chủ yếu vẫn là sự phấn đấu rèn luyện không ngừng của mỗi học viên. Kết luận Phong cách của người cách mạng, người cán bộ, đảng viên có vai trò rất quan trọng, bởi nó liên quan với tư tưởng, đường lối, phương pháp và đạo đức cách mạng. Phong cách có thể góp phần triển khai nhanh hoặc chậm, tăng hiệu quả hoặc hạn chế kết quả, thông qua việc tổ chức thực hiện của cán bộ, đảng viên. Phong cách có thể góp phần sáng tạo nhiều phương pháp trong tổ chức thực hiện, nhưng cũng có thể giáo điều, dập khuôn, không tự chủ, không sáng tạo. Phong cách có thể góp phần tôn vinh đạo đức cách mạng, được dân tin yêu, mến phục nhưng phong cách cũng có thể làm cho đạo đức bị suy thoái, mất niềm tin với quần chúng nhân dân. Tất cả phụ thuộc vào xây dựng và rèn luyện phong cách tiên tiến, phù hợp với yêu cầu thực tiễn cách mạng. Với tầm quan trọng đó, phong cách tư duy và phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh cần được đẩy mạnh nghiên cứu và tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho cán bộ, sĩ quan học tập, rèn luyện, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ trì lãnh đạo, chỉ huy. Nhưng trong thực tế vấn đề này còn nhiều bất cập, hạn chế, cả trong nghiên cứu và học tập, rèn luyện. Tuy vậy, những năm gần đây việc nghiên cứu phong cách tư duy và phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh đã thu được kết quả bước đầu. Các công trình nghiên cứu đã làm nổi bật đặc trưng phong cách tư duy của Người là độc lập, tự chủ, sáng tạo, thiết thực… Trong lĩnh vực quân sự, các công trình khoa học cũng đã tìm thấy những đặc điểm nổi bật trong phong cách tư duy quân sự của Người. Đó là mọi suy nghĩ, xem xét vấn đề quân sự trên cơ sở thực hiện mục tiêu cách mạng độc lập dân tộc và CNXH; là tính biện chứng trong nhận thức và giải quyết các vấn đề quân sự; là lý luận quân sự gắn liền với thực tiễn quân sự nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn quân sự; là phát huy sức mạnh tổng hợp trong giải quyết các vấn đề quân sự và quyết tâm lớn, sáng tạo cao trong các tình huống quân sự… Những đặc điểm nổi bật trong phong cách tư duy quân sự đó là những mẫu mực, rất cần thiết cho việc học tập nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, sĩ quan hiện nay. Các học viện, nhà trường quân đội là nơi đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, sĩ quan, có điều kiện tổ chức nghiên cứu và hướng dẫn học tập, rèn luyện theo phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh tốt nhất, hiệu quả nhất. Từ những trung tâm này có thể phát triển sâu rộng trong toàn quân, trên cơ sở một giáo trình thống nhất. HVCTQS trung tâm đào tạo, bồi dưỡng chính uỷ, chính trị viên – bí thư cấp uỷ, có thể và cần phải đi đầu trong việc nghiên cứu và xây dựng, rèn luyện phong cách tư duy quân sự cho học viên, tạo cơ sở để tuyên truyền, phổ biến rộng rãi vấn đề này trong đội ngũ cán bộ chính trị. Học viên HVCTQS cũng có những đặc điểm chung như học viên đào tạo ở các trường sĩ quan khác, đó là tuổi đời rất trẻ, chưa từng trải, mới lạ với môi trường quân sự, nên nhận thức về lĩnh vực này chưa sâu sắc… Nhưng sau 5 năm học tập, rèn luyện, học viên HVCTQS ra trường phải đảm nhận chính trị viên đại đội – bí thư chi bộ. Chức trách đó đặt họ trước yêu cầu rất cao: về phẩm chất chính trị họ phải là người tiêu biểu cho đạo đức, lối sống, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lập trường giai cấp công nhân, kiên định đường lối, quan điểm của Đảng…; về năng lực, họ phải chủ trì được công tác Đảng, công tác chính trị và cùng với người chỉ huy chịu trách nhiệm mọi mặt của đơn vị; về phong cách, chính trị viên không phải chủ yếu bằng hạ đạt mệnh lệnh mà bằng động viên, giáo dục, thuyết phục để nâng cao tinh thần tự nguyện tự giác của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Điều đó cho thấy, phong cách tư duy quân sự quan trọng biết nhường nào với học viên HVCTQS. Vì vậy, phải tìm giải pháp giúp họ rèn luyện theo phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh. Xây dựng, rèn luyện học viên theo phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh liên quan đến nhiều lĩnh vực như: nội dung học tập; sự lãnh đạo, chỉ đạo của nhà trường; phẩm chất, năng lực của đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý; sự chủ động, nỗ lực rèn luyện của học viên v.v. Trong hệ thống các vấn đề phong phú đó, luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu, trực tiếp mà học viên có thể cần phải thực hành ngay tại trường: Đó là giáo dục học viên luôn nắm vững phương pháp nhận thức quân sự mácxít; là bồi dưỡng, xây dựng tư duy quân sự biện chứng; là rèn luyện phong cách gắn lý luận với thực tiễn; là rèn luyện học viên có tư duy về nghệ thuật quân sự “tạo lực, lập thế, tranh thời, dùng mưu” và tạo môi trường thuận lợi cho họ xây dựng, rèn luyện theo phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh. Những giải pháp này học viên phải thể hiện trong kế hoạch phấn đấu “Sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” một cách tỷ mỉ, toàn diện, trong đó thể hiện rõ học và rèn theo phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh; nhà trường cần phải theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ, giao cho học viên xử lý các tình huống công tác đảng, công tác chính trị, các tình huống quân sự, thông qua dã ngoại, diễn tập và đời sống hàng ngày ở đơn vị học viên. Những công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài 1. Trung tá Nguyễn Duy Hưng (2003), “Nhận định đánh giá đúng thực tiễn – yêu cầu cơ bản hàng đầu của công tác tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận”, Tạp chí Thông tin KHXH và NVQS, số 90, tr 14 – 16. 2. Trung tá Nguyễn Duy Hưng (2005), “Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc giáo dục và rèn luyện người cán bộ Quân đội nhân dân Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Đại học quốc gia Hà Nội, tr 301 – 306. 3. Trung tá Nguyễn Duy Hưng (2006), “Nắm vững thời cơ cách mạng, dự báo chính xác tình hình – biểu hiện nét sáng tạo của Hồ Chí Minh trong vận dụng học thuyết về chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tr 42 – 54. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Ph. ăng ghen (1997), “Thất bại của người Piêmông”, C. Mác và Ph. ăng ghen toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.530 – 532. 2. Ph. ăng ghen (1997), “Triển vọng của chiến tranh”, C. Mác và Ph. ăng ghen toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.412 – 416. 3. Ph. ăng ghen (1997), “Vai trò của bạo lực trong lịch sử”, C. Mác và Ph. ăng ghen toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.559 – 670. 4. Hoàng Chí Bảo (2002), Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ chính trị (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Phạm Quang Cận (2000), “Tư duy quân sự Hồ Chí Minh tiếp cận từ góc độ văn hóa”, Tạp chí QPTD, (số 5), tr.61 – 64. 7. Trường Chinh (1971), Hồ Chủ Tịch và những vấn đề quân sự Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội 1971. 8. Trung tướng Phạm Hồng Cư (2007), “Tác phong của chính ủy, chính trị viên”, Tạp chí Thanh niên Quân đội, (số 41), tr.15 – 16. 9. Đảng bộ HVCTQS (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ... lần thứ XIII, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1965), Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ II, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Kết luận của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới”, số 314 TB – TW. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 51 NQ – TW “Về tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”, Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Đảng ủy Quân sự Trung ương (2007), Nghị quyết 86 NQ - ĐUQSTW “Về công tác giáo dục đào tạo trong tình hình mới”, Hà Nội. 17. Đảng ủy Quân sự Trung ương (2007), Quy định 85 QĐ - QUQSTW “Về trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ làm việc của người chỉ huy với chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”, Hà Nội. 18. Trương Quang Đãn (2002), “Phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh”, Luận văn tốt nghiệp đào tạo giảng viên tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 19. Phạm Văn Đồng (1990), Hồ Chí Minh – một con người, một dân tộc, một thời đại, Nxb Sự thật, Hà Nội. 20. Phạm Văn Đồng (1998), Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Nguyễn Minh Đức (1993), “Bác Hồ dịch Binh pháp Tôn Tử”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử quân sự, (số 2), tr.24 – 27. 22. Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1969), Từ nhân dân mà ra, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 23. Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1970), Những năm tháng không thể nào quên, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 24. Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1997), Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. HVCTQS (2002), “Sửa đổi lối làm việc”, giá trị lịch sử và hiện thực, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 26. Hội đồng Biên soạn giáo trình quốc gia (2003), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Nguyễn Tiến Huân (2004), “Xây dựng phong cách làm việc của cán bộ chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Xây dựng Quân đội về chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr.361 – 368. 28. Giáo sư Đặng Xuân Kỳ, (chủ biên), (1997), Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. V.I Lênin (1977), “Chủ nghĩa xã hội và chiến tranh”, V.I Lênin toàn tập, tập 30, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr.5 – 12. 30. V. I Lênin (1977), “Cương lĩnh quân sự của cách mạng vô sản”, V.I Lênin toàn tập, tập 30, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr .70 - 176. 31. V.I Lênin (1978), “Chiến tranh và cách mạng”, V.I Lênin toàn tập, tập 32, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr.9 - 104. 32. V.I Lênin (1978), “Nhiệm vụ chủ yếu của thời đại chúng ta”, V.I Lênin toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr.44 - 103. 33. V.I Lênin (1978), “Báo cáo về chính sách kinh tế mới”, V.I Lênin toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr.242 - 260. 34. Giáo sư Phan Ngọc Liên (1999), Hồ Chí Minh từ nhận thức lịch sử đến hành động cách mạng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. C. Mác (1997), “Quá trình phát triển của chiến sự”, C. Mác và Ph. ăng ghen toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.627 - 634. 36. C.Mác (1997), “Những bài học của cuộc chiến tranh ở Mỹ”, C. Mác và Ph.ăngghen toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.524 - 530. 37. Hồ Chí Minh (2000), toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Hồ Chí Minh (2000), toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Hồ Chí Minh (2000), toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Hồ Chí Minh (2000), toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Hồ Chí Minh (2000), toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. Hồ Chí Minh (2000), toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. Hồ Chí Minh (2000), toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 44. Hồ Chí Minh (2000), toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 45. Hồ Chí Minh (2000), toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 46. Hồ Chí Minh (2000) toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 47. Tiến sĩ Trần Văn Phòng, (chủ biên), (2001), Học tập phong cách tư duy Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. Kim Phượng (2007), “Xây dựng quốc phòng, quân đội ở một số nước – nhìn từ góc độ chỉ tiêu ngân sách”, Tạp chí QPTD, (số 4), tr.45 – 47. 49. Trung tướng, giáo sư Phạm Hồng Sơn (2004), Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 50. Cao Thái (1980), “Những nét đặc sắc trong phong cách tư duy Hồ Chí Minh”, Tạp chí Triết học, (số 2), tr.25 – 29. 51. Giáo sư Song Thành (1997), Một số vấn đề về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 52. Giáo sư Song Thành (2005), Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb lý luận chính trị, Hà Nội. 53. Thượng tướng, giáo sư Hoàng Minh Thảo (1990), “Tính biện chứng trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh”, Tạp chí Cộng sản, (số 4), tr.9 – 13. 54. Thượng tướng, giáo sư Hoàng Minh Thảo (2003), Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 55. Thiếu tướng Trịnh Đình Thắng (2000), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tạo lực, lập thế, tranh thời trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Tạp chí Nghệ thuật quân sự Việt Nam, (số 2), tr.13 – 17. 56. Phùng Đức Thắng (2000), “Hồ Chí Minh với “dĩ bất biến, ứng vạn biến””, Tạp chí Lịch sử quân sự, (số 3), tr.1 – 5. 57. Nguyễn Mạnh Thắng (2006), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 58. Nguyễn Trung Thông (2004), Nâng cao nhận thức tư tưởng Hồ Chí Minh của sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 59. Đại tá Vũ Minh Thực (2007), “Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về tư cách, phương pháp, tác phong của chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”, Tạp chí QPTD, (số 2), tr.79 – 81. 60. Tổng cục chính trị (1993), Xây dựng đội ngũ sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 61. Tổng cục chính trị (2002), Tăng cường giáo dục lý tưởng, truyền thống cách mạng cho đội ngũ sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 62. Tổng cục chính trị (2005), Một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân trong giai đọan mới của cách mạng, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 63. Đại tá Phạm Trang (2007), “Tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc và vấn đề đặt ra trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân hiện nay”, Tạp chí QPTD, (số 2), tr.76 – 78. 64. Trung tướng Đỗ Trình (1998), “Những điểm nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉ huy tác chiến”, Tạp chí QPTD, (số 3), tr.68 – 70. 65. Trung tướng Đỗ Trình (1999), “Tìm hiểu thêm về quan điểm chiến lược lấy nhỏ thắng lớn và tư tưởng chỉ đạo tác chiến lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh”, Tạp chí QPTD, (số 1), tr.71 – 73. 66. Nguyễn Trung (2007), “Xu hướng điều chỉnh, phát triển chiến lược quốc phòng – an ninh trên thế giới năm 2006”, Tạp chí QPTD, (số 2), tr.32 – 34. 67. Từ điển Bách khoa Việt Nam 3 (2003), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 68. Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam (1995), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 69. Từ điển Tiếng Việt (2005), Nxb Thống kê, Hà Nội. 70. Từ điển Triết học (1996), Nxb Tiến bộ, Matxcơva. 71. Thượng tá Nguyễn Thế Vị, “Phong cách quân nhân, nét đẹp văn hóa của “Bộ đội Cụ Hồ”, Tạp chí QPTD, (số 1), tr.65 – 67. 72.Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự (2002), Hồ Chí Minh bàn về quân sự (trích), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 73.Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1999), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam”, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 74.Viện Ngôn ngữ (1980), Học tập phong cách ngôn ngữ Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 75.Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (2002), Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, tập 1, 2, 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf136_0509.pdf
Tài liệu liên quan