Thực tiễn lịch sử pháp luật về phòng
chống và xử lý tham nhũng và bài học kinh
nghiệm áp dụng với mục tiêu xây dựng chính
phủ liêm chính ở Việt Nam hiện nay
Quá trình thống nhất và xây dựng đất nước từ
năm 1975 - 1986 cho đến nay đã dần chuyển đổi
cơ bản xã hội Việt Nam từ thời chiến sang thời
bình. Nhà nước dân chủ với sự thừa nhận nền kinh
tế thị trường XHCN. Tuy nhiên, dấu ấn của nhà
nước trung ương tập quyền, quan liêu bao cấp vẫn
khá đậm nét trong xây dựng và thực thi pháp luật.
Kinh tế phát triển nhưng tham nhũng cũng luôn
song hành. Cho dù văn bản pháp luật đã điều chỉnh
nhưng việc xây dựng và thực thi pháp luật trong bộ
máy chính quyền vẫn còn tồn tại yếu kém và lạc
hậu. Kinh tế thị trường là một bước ngoặt lớn trong
cải cách thể chế và kinh tế nhưng cần phải được
điều tiết bởi nhà nước phân quyền. Xây dựng “Nhà
nước pháp quyền” song thực chất là “Pháp quyền
của Nhà nước”. Bởi vậy, phòng chống và xử lý
tham nhũng vẫn thực sự là bài toán khó đòi hỏi
quyết tâm rất lớn của cơ cấu bộ máy quản lý nhà
nước từ trung ương đến địa phương.
Học giả Phan Huy Chú đã từng viết: “Chính
sách yên dân chẳng gì hơn việc chấn chỉnh quan
trường”17. Việc ban hành Công ước Quốc tế về
Chống tham nhũng của Liên hiệp quốc (United
Nations)18 mang giá trị pháp lý toàn cầu, trên cơ sở
đó, mỗi quốc gia sẽ phổ chế vào pháp luật của nhà
nước mình để ứng dụng cho phù hợp với truyền
thống văn hóa và pháp luật sở tại. Các nước tại các
châu lục như châu Mỹ (1996), châu Âu (1997),
châu Phi (2003) đã trở thành các quốc gia tiên
phong trong việc tham gia xây dựng Công ước
quốc tế về đấu tranh phòng chống tham nhũng. Các
quốc gia châu Á cũng đã từng bước tham gia vào
công ước này. Nhà nước Singapor trên cơ sở xây
dựng pháp luật với quy trình chống tham nhũng là
làm cho công chức không thể tham nhũng, không
cần tham nhũng, không muốn tham nhũng và
không dám tham nhũng. Chính phủ Việt Nam hiện
nay cũng đã và sẽ coi trọng trong việc tìm ra các
biện pháp phù hợp để đấu tranh phòng ngừa và
ngăn chặn đối với loại tội phạm đặc biệt này.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phòng chống và xử lý tham nhũng trong pháp luật phong kiến Việt Nam và bài học kinh nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá 3/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
59
PHÒNG CHỐNG VÀ XỬ LÝ THAM NHŨNG TRONG PHÁP LUẬT
PHONG KIẾN VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Hà Thị Lan Phương1
Tóm tắt: Tham nhũng là một hiện tượng xã hội gắn liền với vấn đề quyền lực và quan chức quản lý
nhà nước. Tham nhũng là căn bệnh cố hữu thực sự khó chữa của chủ thể công quyền. Nó là khiếm khuyết
cơ bản, phát sinh trong quá trình quản lý của bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương trên tất
cả các lĩnh vực từ chính trị, hành chính đến dân sự, kinh tế. Phòng và chống tham nhũng không chỉ hôm
nay mà đã có từ các triều đại nhà nước phong kiến trước đây. Đó là mục tiêu trong xây dựng và quản lý
nhà nước. Bài viết này đưa ra những quan điểm cơ bản về tham nhũng, phòng chống tham nhũng, thực
tiễn thi hành và một số bài học kinh nghiệm.
Từ khóa: Tham nhũng, nhà nước phong kiến, nhà nước pháp quyền.
Ngày nhận bài: 10/3/2017; Ngày hoàn thành biên tập: 18/4/2017; Ngày duyệt đăng: 1/6/2017.
Abstract: Corruption is a social phenomenon attached with power issue and management officials
of the state. Corruption is an inherent disease of the civil authority and it is not easy to be treated. It is
a basic shortcoming, formed in the management process of the state mechanism from central to local level
in all fields from politics, administration to civil and economic field.Precaution and prevention of
corruption is not only carried out in the current time but also in the past under dynasty of the feudal state.
It is target in building and managing the state. This article states basic viewpoints on corruption,
precaution and prevention of corruption from the reality of implementation and some experiences.
Keywords: Corruption, feudal state; law-governed state.
Date of receipt: 10/3/2017; Date of revision: 18/4/2017; Date of approval: 1/6/2017.
1. Quan điểm pháp trị về tham nhũng trong
lịch sử tư pháp của nhà nước phong kiến
Việt Nam
Tham nhũng phản ánh khát vọng của một số chủ
thể nắm trong tay quyền lực chính trị với mục đích
sở hữu kinh tế tài chính và chiếm hữu địa vị xã hội,
bất chấp mọi rào cản về pháp lý, văn hóa đạo đức
nhân phẩm. Tham nhũng làm tha hóa bộ máy nhà
nước, làm mất lòng tin của nhân dân vào chế độ
chính trị. Như Hàn Phi Tử nhận định trong Thiên
Ngũ đố2: “Tham nhũng cũng giống như tảng băng
trên biển, chúng ta chỉ có thể nhận biết được phần
nổi của tảng băng chìm, đó là những vụ việc đã được
phát hiện và xử lý mà thôi”3.Quan niệm về tham
nhũng của các quốc gia trên thế giới cho dù có nhiều
điểm khác nhau nhưng về cơ bản cũng được hiểu
khá thống nhất trong các quy tắc pháp lý đó là việc
“Lợi dụng vị trí, quyền hạn, thực hiện hành vi trái
pháp luật nhằm trục lợi cá nhân”4, là hành vi dụng
công lợi tư, sử dụng chiếm hữu quyền lực công hoặc
quyền lực của tổ chức để mưu cầu lợi ích riêng. Dưới
góc độ pháp luật, định nghĩa về tham nhũng đó là
“hành vi của người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng
chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”5.
Trong xã hội phong kiến, tham nhũng được
hiểu là “lợi dụng quyền hành để tham ô và hạch
sách, nhũng nhiễu dân”6, là hành vi hối lộ, đút lót
để được lợi khi tham gia xét xử, mua chuộc nhân
chứng, hối lộ Quan tòa, quan chức hoặc trao nhận
của đút lót nhằm mang lại lợi ích cho cá nhân”7.
1 Thạc sỹ, Giảng viên Trường Đại học luật Hà Nội
2 Nguyễn Hiến Lê, Giản Chi (1994), Hàn Phi Tử: Pháp trị - Ngũ đố, Nxb VHTT, tr.391, 409.
3 Tính minh bạch của Quyết định hành chính (2012),Viện NC chính sách, pháp luật & Phát triển (PLD), tr.9.
4 Quốc triều Hình luật – Những giá trị lịch sử và đương đại góp phần xây dựng nhà nước PQ ở Việt Nam, năm 2008,
Nxb Tư pháp, HN, tr.310 (Xem thêm: Nguyễn Văn Thanh “Các quy định về phòng, chống tham nhũng trong bộ
Quốc triều Hình luật và những bài học cho công cuộc phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay”).
5 Điều 1, Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005; Luật Sửa đổi, bổ sung Quy định chi tiết một số điều của Luật
Phòng chống tham nhũng và Công ước của Liên hiệp quốc về Chống tham nhũng năm 2012.
6 Nguyễn Như Ý,(1999) Đại từ điển tiếng Việt, Nxb VHTT HN.
7 Trần Kim Nở - Từ điển Anh – Việt, NXB VHTT HN.
60
Hình thức biểu hiện của hành vi tham nhũng bao
gồm trục lợi tài sản, điền sản, của cải, danh dự,
danh lợi, tiền và tình. Dưới góc độ chủ thể, tham
nhũng trong nhà nước phong kiến Việt Nam chủ
yếu ở phương diện công (quan phương), còn ở
phương diện tư (phi quan phương) biểu hiện trong
các thế gia, nhà quyền quý, kỳ hào có thế lực ở địa
phương. Họ thường được quan lại cấp trên bao che,
bảo vệ, dung dưỡng nhiều đời. Chế độ quân chủ
chuyên chế độc quyền quản lý nhà nước theo dòng
họ huyết thống luôn tạo nên môi trường cho tham
nhũng nảy sinh và phát triển. Nó chỉ giảm bớt hoặc
được xóa bỏ khi người cầm quyền tối cao thực hiện
đưa ra những biện pháp đồng bộ và triệt để cải cách
chế độ quản lý hành chính bằng pháp luật như thời
vua Lê Thánh Tông (1460-1497), đồng thời ban
hành các quy chế biện pháp trừng trị nghiêm khắc,
kể cả hoàng thân quốc thích như thời vua Minh
Mệnh (1820-1840).
Quan điểm về quản lý nhà nước trong thời kỳ
phong kiến được quy định thông qua các học thuyết
hệ tư tưởng đạo đức về nho giáo, phật giáo, đạo
giáo hoặc theo hệ tư tưởng pháp trị của trường phái
pháp gia.
Quản lý nhà nước theo quan điểm hệ tư tưởng
Nho giáo, lấy việc cai trị và quản lý xã hội bằng
niềm tin đạo đức, lễ nghĩa, nhân trí đức của quan
chức. Thông qua hình tượng của các bậc thánh
nhân, đại nhân, quân tử, từ đó đề ra các thuyết về
đạo đức, lấy các hình mẫu, xây dựng hệ thống cai
trị dựa trên các quy tắc đạo đức theo chế độ quản
lý quân chủ, ví dụ như hệ tư tưởng “Tu thân, tề gia,
trị quốc, bình thiên hạ”. Việc phòng chống tham
nhũng trong Nho giáo được đề cập đến trong Tứ
thư Ngũ kinh8: Đó là tiêu chuẩn tài đức của người
làm vua quan, chế độ bổng lộc trong khoa cử, trách
nhiệm của vua quan với dân, với đồng liêu, đồng
môn. Chế độ giám sát, khảo xét và xử phạt nghiêm
minh đối với những vi phạm của quan chức. “Quan
chức phải kính cẩn đối với chức vụ, thận trọng khi
ra mệnh lệnh. Lệnh đã ban phải nghiêm túc thi
hành. Lấy công bỏ tư thì dân chúng đều tin phục.
Đạo làm vua trước phải thành kính chăm lo cho dân
chúng, sau hãy tra xét những kẻ tham nhũng, những
kẻ giết người tàn bạo. Làm vua phải giữ gìn phép
tắc, cẩn trọng hình ngục, giữ đạo trung chính.”9
Năm điều quy lỗi của quan chức tư pháp trong Lã
Hình (Kinh thư) là: “cậy quyền, cậy thân, cậy quan,
gian trá, đút lót” Hành vi tham nhũng, chiếm đoạt,
gian dối, xa xỉ không theo Chính lệnh như “quen
thói tham nhũng, làm bại hoại đạo lý thông thường,
làm rối loạn phong tục, tội ấy dù nhỏ cũng không
thể tha”10. Có thể nhận thấy, phòng chống tham
nhũng trong quản lý nhà nước được đặt ra từ rất
sớm trong xã hội phong kiến. Phòng ngừa tham
nhũng trong nhà nước phong kiến theo hệ tư tưởng
nho giáo là việc cốt yếu bắt đầu từ việc chọn người
hiền tài, đãi ngộ xứng đáng, giám sát, khảo hạch,
thưởng phạt đúng đắn, đề cử người giỏi, khen
thưởng người có trách nhiệm chính danh, thực
danh. Người làm quan phải kính cẩn trong việc
quan, việc công, sắp đặt chính sự giúp nhà vua, ổn
định xã hội, xử trị quan lại có hành vi sai trái cần
phải dùng hình đúng mực.
Trong Phật giáo, thuyết quản lý cho rằng tư
tưởng tham sân si thường không có điểm dừng,
tham không có điểm dừng thì tâm không định, tâm
không định thì trí tuệ không phát sinh. Trong Đạo
giáo thì xem hành vi tham nhũng của quan chức là
đi trái với tự nhiên, bởi lợi dụng chức quyền cố
giành lấy cái mình không có, cố tình tranh đoạt làm
rối loạn tự nhiên, là hành vi “bất ưng vi, vô bất vi”
trái ngược với quy luật của đạo giáo “vô vi”.
Quan điểm quản lý nhà nước theo Pháp trị của
nhà nước phong kiến thì thuyết cai trị được thể hiện
từ hệ tư tưởng của các bậc tiền nhân, nói chung đều
không đặt niềm tin vào tính đạo đức của quan chức.
Pháp trị chỉ tin vào pháp luật (dựa trên hình phạt
và quyết định hình phạt) để xây dựng chế tài, trong
đó áp dụng hình danh, thực danh theo biện pháp bổ
nhiệm, thưởng phạt đúng đắn và trừng trị nghiêm
khắc được coi trọng nhất. Học thuyết Tôn quân
Chính danh của Nho gia (Nhân trị, Lễ trị, Đức trị)
và Pháp gia (Pháp trị, Thế trị, Thuật trị) cho dù hình
thức ban hành và vận dụng có khác nhau nhưng về
cơ bản, bản chất quản lý nhà nước đều là một, trong
đó Đức trị và Pháp trị hỗ trợ bổ sung cho nhau, nếu
đức trị là nền gốc và mục tiêu thì pháp trị là phương
tiện. Phòng chống tham nhũng trong xã hội phong
kiến luôn đề cao nhân trị, đức trị, đồng thời cũng xử
8 Kinh thư (2004), NXB VHTT
9 Kinh thư (2004), Nxb VHTT, tr. 350, 351.
10 Kinh thư (2004), Nxb VHTT, tr. 350, 351, 361, 364.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
Soá 3/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
61
lý và xử phạt, trừng trị bằng các biện pháp áp dụng
hình phạt nghiêm khắc để nhằm phòng chống tham
nhũng hiệu quả.
2. Những quy định về phòng chống và xử lý
tham nhũng trong pháp luật phong kiến Việt Nam
Phòng chống và xử lý tham nhũng quy định
trong văn bản pháp luật phong kiến được quy định
từ lĩnh vực giáo dục nhân cách, kỹ năng công vụ của
quan chức; kế đến là tuyển bổ, thi hành công vụ; chế
độ đãi ngộ, khảo khóa; kỷ luật công vụ, thăng thưởng
giáng phạt thể hiện trong chế độ giám sát như giám
sát 2 hoặc 3 tầng, giám sát kiểm soát song hành, giám
sát trong, ngoài, trên dưới, hoặc giám sát độc lập từ
cấp trung ương: Ngự sử đài, Đô sát viện, Hiến ty cho
đến Án sát là cấp xứ và tỉnh; chế độ Kinh lược sứ:
thanh tra, tra xét sau, thường do vua đặc cử để kiểm
soát lại khi cần thiết.
Phòng ngừa tham nhũng phải áp dụng đồng bộ
các biện pháp trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, truyền thông. Chống
tham nhũng có thể hàm chứa cả phòng ngừa và xử
lý, cả xử phạt hoặc áp dụng chế tài hình sự, dân sự,
hành chính nhằm mục đích trừng phạt những hành
vi trái pháp luật đồng thời thu hồi tài sản và khắc
phục hậu quả. Nhưng nếu xét ở mức độ xử lý, xử
phạt thì hệ quả phòng chống chưa áp dụng các biện
pháp mạnh và do đó tính hiệu quả trong việc khắc
phục hệ lụy của tham nhũng chưa cao. Bởi chỉ có
quan chức, người có thế lực, có quyền lực mới có
điều kiện để tham nhũng và tham nhũng diễn biến
rất rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ
địa phương đến trung ương và ở tất cả các cấp bộ
ngành. Phòng chống tham nhũng chỉ chú trọng ở
lĩnh vực quản lý công vụ và xử lý vi phạm ở hành
chính hoặc xử lý kỷ luật đối với các vụ việc nhỏ,
hay chỉ áp dụng chế tài dân sự, còn không xử lý
hình sự thì hoàn toàn không có tác dụng mang tính
răn đe và loại bỏ.
Trong lịch sử nền quân chủ, Án từ được ghi
chép trong lịch sử tư pháp thường mang màu sắc
chính trị, các thế hệ kế cận khi thay thế các thế hệ
cầm quyền thường thanh trừng các thế lực quyền
lực cũ. Điều này thể hiện khá rõ trong cả thời Lê
Sơ, Lê Trịnh Mạc và triều Nguyễn từ Gia Long,
Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức. Tiêu biểu như các
vụ án Lê Sát, Lê Ngân, Nguyễn Công Hãng, Lê
Duy Vỹ, Nguyễn Văn Thành, Hoàng Hồng Bảo11.
Nghiên cứu lịch sử Án từ so sánh với văn bản quy
phạm pháp luật cùng thời phong kiến cho ta góc
nhìn tham chiếu để có thể thấy rõ hơn độ chênh từ
tư tưởng chính trị pháp lý, cho đến luật văn bản
thực định và việc áp dụng pháp luật hiện hành trong
quá trình quản lý và vận dụng văn bản pháp luật
thông qua các sự kiện đã được ghi lại của sử liệu.
Nghiên cứu quy định về phòng chống và xử
lý tham nhũng trong văn bản pháp luật của các
triều đại phong kiến chủ yếu thông qua số liệu về
phòng ngừa và xử lý tham nhũng trong các điều
luật của hai Bộ luật Hiến chương là Quốc triều
Hình luật (QTHL) triều Lê và Hoàng Việt Luật Lệ
(HVLL) triều Nguyễn cho thấy:
Thứ nhất, về số lượng các điều khoản: nhìn
tổng thể bộ QTHL, trước tiên chúng ta có thể đưa ra
một con số thống kê về việc xây dựng cấu trúc nội
dung có 354 điều luật trên tổng số 722 điều quyđịnh
về quan lại và trách nhiệm công vụ của quan lại,
chiếm tỷ lệ hơn 50%, một tỷ lệ khá lớn. Trong
354/722 điều về Quan chế, chương Vi chế chiếm tỷ
lệ lớn nhất (112 điều), rồi đến chương Đoán ngục
(58 điều), Tạp luật (38 điều), Hộ hôn (27 điều) và
chương Vệ cấm (25 điều). Với các nội dung
quyđịnh về quan lại và trách nhiệm công vụ của
quan lại thì vấn đề quyền và nghĩa vụ của quan chức
trong thừa hành công vụ luôn được coi trọng. Đối
chiếu với các điều trong luật thời nhà Đường Minh
của Trung Quốc thì ngoài một số điều có nội dung
tương đồng, về cơ bản có 223/354 điều hoàn toàn là
luật Việt do nhà nước phong kiến Việt Nam xây
dựng nên. Như vậy, các điều khoản về quan chế và
chế độ công vụ trong QTHL thì luật Đại Việt chiếm
ưu thế (63%)12. Nội dung Bộ luật Lê triều Chiếu
lệnh thiện chính sau này cũng bổ sung hoàn thiện
hơn QTHL về chế độ công vụ. Việc so sánh như trên
để thấy, các nhà xây dựng luật đã hết sức chú trọng
cho việc điều chỉnh những nội dung nhằm phòng
chống tham nhũng trong quản lý chính quyền.
Thứ hai, về nội dung các điều khoản: trong nội
dung công trình Bách khoa thư của Phan Huy Chú
11 Quốc triều Hình luật, Những giá trị lịch sử và đương đại góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt
Nam,(2008) Nxb Tư pháp, HN, tr.308 – 337
12 “Quốc triều Hình Luật”, Bản dịch Viện sử học, Nxb Pháp Lý, 1991.
Insun Yu, Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII – XVIII, Nxb KHXH, HN 1994, Tr 241 – 246.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
62
về Nhân vật chí, Quan chức chí, Khoa mục chí đề
cập hệ thống tư liệu về quan chế và công vụ triều
Lê Sơ và Lê Trịnh. Cùng với chế độ công vụ này là
quy định về xử phạt quan lại khi vi phạm. Cụ thể,
thống kê trong QTHL cho ta thấy13 số liệu sau:
Có 164/722 điều quy định về tội tham nhũng.
Chương Vi chế có số lượng nhiều nhất là 46 điều,
Tạp luật 37 điều, Đoán ngục 23 điều, Hộ hôn 19
điều, Vệ cấm 10 điều, Trá ngụy 10 điều. Chương Vi
chế và Tạp luật chủ yếu là về quan chế và quản lý
hành chính nên tội tham nhũng chiếm số lượng
nhiều điều nhất. Chương Hộ hôn là về thuế khóa
và hộ gia đình, hôn nhân, chương Đoán ngục là về
điều tra, xét xử, giam giữ quản ngục và thi hành án,
chương Vệ cấm là bảo vệ cung cấm hoàng thành,
chương Điền sản quy định về ruộng đất công tư.
Trong nội dung 164 điều: có 104 điều quy định
trực tiếp về xử lý tham nhũng và 60 điều quy định
chung có liên quan đến xử lý tham nhũng. Cụ thể,
QTHL có 15 điều khoản quy định riêng về tội hối lộ
(Gồm các điều 5, 79, 120, 138, 140, 170, 192, 197,
204, 229, 311, 459, 626, 711, 718 - QTHL), còn 149
điều quy định về các biểu hiện khác của tội tham
nhũng như: nhũng nhiễu, lạm quyền, sách nhiễu, lợi
dụng, che chở, giấu giếm, gian dối, bớt xén, lạm thu,
biển thủ, ỷ thế, cầu cạnh, lãng phí, dung túng, chiếm
dụng, đòi tiền của, làm sai lệch, sai khiến việc riêng,
mạo danh kiếm lợi14. Lấy một vài ví dụ, Điều 5 quy
định “Hoàng thân quốc thích ăn hối lộ làm trái phép
không được giảm tội”; Điều 120 “Viên quan được
sai đi công cán, xem xét công việc khi về tâu trình
không đúng xử tội biếm hay đồ, nếu vì thân tình, thù
oán, ăn tiền hối lộ xử tăng nặng 2 bậc” (2 khung hình
phạt); Điều 138 “Quan ty làm trái pháp luật mà ăn
hối lộ từ 1 đến 9 quan xử biếm hay bãi chức, từ 10
đến 19 quan xử tội đồ hay lưu, từ 20 quan trở lên thì
xử chém”, công thần quý thần thì phạt tiền (50 – 100)
quan, chém hoán đổi sang đồ, tiền ăn hối lộ phạt gấp
đôi nộp vào kho; Điều 140 “Người đưa hối lộ trái lẽ,
tùy việc mà định tội. Còn người nào thật oan khổ vì
muốn khỏi tội mà hối lộ thì cho giảm tội. Người đi hối
lộ thay cho giảm 2 bậc của hối lộ nộp vào kho”. Với
khoảng 164 điều luật về xử lý tham nhũng và khoảng
354 điều về phòng chống tham nhũng trong chế độ
công vụ triều Lê, có thể thấy việc xây dựng pháp luật
thời Lê về nền hành chính quan chế và phòng chống
tham nhũng rất cụ thể, rõ ràng và khoa học. Nhiều
biểu hiện khác nhau của hiện tượng tham nhũng được
mô tả cụ thể trong luật giúp cho quá trình áp dụng
pháp luật thống nhất, đảm bảo công tác phòng chống
được thực thi ngay từ khi ban hành pháp luật. Tham
khảo trong Lê triều Chiếu lệnh thiện chính, văn bản
pháp luật bổ sung thời Lê Trịnh càng thấy rõ hơn việc
minh bạch trong ban hành pháp luật của nhà nước
trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng bắt
đầu ngay từ việc ban hành điều luật cho đến áp dụng
thực thi pháp luật.
Thứ ba, về chế tài xử phạt của các điều khoản:
Có thể nói, trừng phạt nghiêm khắc đối với tội tham
nhũng là nội dung cơ bản quan trọng mang tính tiến
bộ của QTHL đối với quan chức khi đảm đương trách
nhiệm công vụ. Các tội Nhận hối lộ, Sách nhiễu dân,
Lạm dụng công vụ, Đòi hỏi lương cao, Chế độ Lộc
điền và Tập ấm được quy định cụ thể.
Khi xử phạt quan chức nhận hối lộ trong QTHL
thì Điều 138 là điều luật cơ bản mang tính nguyên
tắc chung cho việc xử phạt tội nhận hối lộ, ngoài ra,
còn nhiều điều quy định cụ thể về hành vi này. Trong
lĩnh vực tố tụng xét xử, QTHL cũng có những quy
định xử phạt nếu các quan nhận hối lộ và cho phép
người đi kiện qua lại nhà riêng của mình, hoặc thay
đổi lời khai trước tòa, những vi phạm này đều khép
vào tội làm trái pháp luật (Điều 718, 711 QTHL).
Trong trường hợp các quan đòi hối lộ, sẽ xử phạt tăng
nặng như Điều 229 quy định “các quan Khâm sai vì
đòi ăn hối lộ mà bày vẽ sinh chuyện bị xử đồ, lưu”
hoặc “các quan Đại thần, Hành khiển, quan coi ngục
mà lợi dụng lúc vua ban ân cho kẻ có tội được tha về
mà tự coi là ân nghĩa của mình để đòi hối lộ, thì bị
xử đồ, lưu hoặc tử”. (Điều 626 QTHL).
Bộ luật còn có những quy định nhằm ngăn
ngừa một số thế gia dùng tiền của cầu cạnh quan
13 Theo số liệu thống kê các điều khoản về xử lý tham nhũng trong Quốc triều Hình luật, Bản dịch Viện sử học, Nxb
Pháp Lý, 1991.
14 Quốc triều Hình luật, Những giá trị lịch sử và đương đại góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt
Nam,(2008) Nxb Tư pháp, HN, tr.308 – 337 (Số liệu này khác với tổng kết của tác giả Nguyễn Văn Thanh là trên
40/722 điều về tham nhũng trong QTHL) (Xem thêm: Nguyễn Văn Thanh “Các quy định về phòng, chống tham
nhũng trong bộ Quốc triều Hình luật và những bài học cho công cuộc phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay”,
tr. 323).
Soá 3/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
63
chức chính quyền như Điều 137, 139, 172 QTHL
với nội dung cầu cạnh việc trái pháp luật hoặc xin
quan tước hoặc nhờ cậy việc quân, cầu ban các
tước hiệu, hoặc trường hợp “Sứ thần lấy của hối lộ
mà tiết lộ công việc nhà nước thì xử chém” vì tội
này liên quan đến thể diện quốc gia, an ninh nhà
nước nên xử rất nặng.
QTHL còn có một số quy định nhằm ngăn cản
quan chức lợi dụng việc công, tuỳ tiện vi phạm
quychế công sở như: “chuyên chở tài sản công mà
lợi dụng chở riêng”, lạm dụng hoành nô (dùng
công nô sai phái phục dịch riêng cho mình). Quan
bỏ nhiệm sở, quan không ở trong dinh thự mà ở nơi
khác; quan không làm việc ở công đường mà tự
tiện làm ở nhà. (Điều 100, 223, 240 QTHL), các
trường hợp này theo luật xử trượng, biếm, bãi chức.
Quan chức hay thuộc lại mà đòi số tiền lương quá
phận sự của quan chức thì “xử 50 roi, biếm một tư
và bãi chức, thuộc lại bị đồ làm tù quét dọn nơi
đang làm việc” (Điều 193 QTHL).
Khi quan lại vi phạm quy định về Lộc điền và
Tập ấm: Chế độ lộc điền là chế độ đãi ngộ của nhà
nước về đất đai đối với quan chức, thuộc quy định
luật về sở hữu và thừa kế của triều Lê. Các điều
luật quy định đều nhằm mục đích phân tán tài sản
ruộng đất, tránh tập trung đất đai cũng như nguồn
lao động vào một chủ ở một vùng, “quan chức
chiếm đất công xử biếm hay đồ và phải bồi thường
thiệt hại” (Điều 226). “Nếu lạm chiếm quá phần
xử 50 roi, biếm 1 tư”. Vì đất đai là tài sản quý giá
được pháp luật quy định và bảo vệ nên song song
với chế độ đãi ngộ quan chức về Lộc điền là chế
tài áp dụng khi quan chức vi phạm.
Trong việc bổ nhiệm chức vụ, chế độ Tập ấm
(ấm sung, nhiệm tử) là chế độ chuyển giao quyền
lực và tài sản theo nguyên lý cha truyền con nối.
Từ thời Lê trở đi, nhà nước kiểm soát và quy định
giảm ba bậc, qua khoa cử tùy tài năng của con và
phẩm tước của cha để bổ dụng kể cả quan văn và
quan võ. Thời Nguyễn kiểm soát nghiêm ngặt hơn
và giảm từ 3 đến 5 bậc. Tuy có áp dụng thi cử bằng
cấp nhưng chế độ Tập ấm cha truyền con nối trong
bổ dụng quan chức dường như vẫn được quy định
trong chế độ công vụ, đây cũng là điểm chưa tiến
bộ của pháp luật tập quyền nhà nước phong kiến.
Tuy vậy, cũng có những điều luật quy định cụ thể
để tránh việc mua quan bán tước diễn ra trong quản
lý nhà nước thời kỳ này.
Luật triều Nguyễn về phòng chống và xử lý
tham nhũng trong HVLL và Hội điển có gần 100
điều khoản quy định về tham nhũng trên tất cả các
lĩnh vực15. Trong đó có mục riêng về tội hối lộ gồm
9 điều và 14 điều lệ bổ sung. Trong tổng số 398 điều
luật thì có gần 220 điều quy định về quyền nghĩa vụ
của quan chức trong quản lý nhà nước theo thẩm
quyền Lục bộ. Quan chức phạm tội được xét xử theo
thủ tục riêng. Người trong hoàng tộc phạm tội thuộc
quyền xét xử của Tôn nhân phủ (các Điều 3, 6, 9,
301, 310). Luật nghiêm trị quan lại lợi dụng công
quyền để báo thù riêng trong khi giam giữ, tra khảo
tù nhân (Điều 361). Tham nhũng trong lĩnh vực quan
chế, hành chính, dân sự, quân sự, thuế, tài chính,
thương mại, đất đai, kho tàng đều bị xử rất nghiêm
khắc. Đặc biệt trong lĩnh vực tố tụng, luật dự liệu
phòng ngừa quan xét xử vì nhiều yếu tố có thể thêm
hoặc bớt tội cho người vi phạm hoặc không chịu cứu
giúp người bị xét xử oan sai.
Pháp luật kỳ này rất chú trọng đến những quan
lại xét xử phạm tội tham nhũng khi vi phạm “xuất
nhập nhân tội”“biện minh oan uổng”. Sai phạm của
quan án có thể dẫn đến hậu quả xấu, để lọt tội
phạm, bẻ cong luật pháp hoặc xét xử oan sai, xâm
hại đến tính mạng, danh dự, sức khoẻ của người vô
tội, làm giảm lòng tin của người dân đối với công
lý, giảm hiệu lực của hệ thống tư pháp, vô hiệu hoá
pháp luật, do vậy Hoàng Việt luật lệ quy định xử lý
rất nghiêm đối với loại tội này. Bộ luật định rõ 24
trường hợp chi tiết về sự thêm bớt và căn cứ vào đó
để định tội quan án. Nếu có căn cứ vi phạm thì cả
quan xét xử và người biện minh đều bị xử 100
trượng, đồ 3 năm.
Thứ tư, về hình phạt và quyết định hình phạt:
Cấu thành hình phạt và áp dụng các khung hình phạt
cho tội tham nhũng đều phải căn cứ vào lỗi để áp
dụng đúng trách nhiệm pháp lý và định khung hình
phạt. Đây là một điểm rất tiến bộ của pháp luật thời
kỳ này và việc xây dựng và ban hành pháp luật các
thời kỳ sau này cũng đều áp dụng để mang tính
khách quan, công bằng trong công tác xét xử và quản
lý nhà nước, xã hội. Ví dụ, trường hợp quan không
vì tư lợi nhưng do nhầm lẫn việc công mà phạm tội
thì chiếu theo quy định của luật về “phạm công tội”
15 Trần Thị Thanh Thanh (2002),Tạp chí NCLS:“Góp thêm ý kiến về bộ Hoàng Việt Luật Lệ của triều Nguyễn” số
4 (323) tr.41-49; (2004) “Về nền Hành chính triều Nguyễn 1802 – 1883” số 2 (333), tr.17-25.
64
để áp dụng hình phạt. Hình thức phạt chủ yếu là phạt
lương, giáng phẩm trật, lưu nhiệm, điều động đi nơi
khác. Trường hợp quan vì mục đích cá nhân mà
phạm tội thì áp dụng mức phạt nặng hơn rất nhiều.
Các quy định của pháp luật triều Nguyễn mang
tính khái quát cao hơn luật triều Lê về tội tham
nhũng. Thông qua các quy định pháp luật, các ghi
chép trong Hội điển và Chính sử cho thấy tính
nghiêm minh và nghiêm khắc trong áp dụng pháp
luật triều Nguyễn về phòng chống và xử lý tội tham
nhũng16. Tuy nhiên, trong chính thể quân chủ
chuyên chế, bộ máy nhà nước phong kiến vẫn lựa
chọn và ưu tiên đảm bảo lợi ích của mình. Xét trên
bình diện tổng thể, công cuộc phòng chống tham
nhũng được thi hành ngày càng quyết liệt hơn ở
thời vua Minh Mệnh (1820 – 1840), thời Thiệu Trị
và Tự Đức so với những thời kỳ trước đó. Thế kỷ
XIX – XX sau này, do điều kiện phát triển của lịch
sử, đã có không ít thay đổi nhưng công cuộc phòng
chống và xử lý tham nhũng luôn rất cần thiết và có
tác động sâu sắc đến thể chế chính trị, kinh tế, xã
hội của Nhà nước pháp luật Việt Nam.
3. Thực tiễn lịch sử pháp luật về phòng
chống và xử lý tham nhũng và bài học kinh
nghiệm áp dụng với mục tiêu xây dựng chính
phủ liêm chính ở Việt Nam hiện nay
Quá trình thống nhất và xây dựng đất nước từ
năm 1975 - 1986 cho đến nay đã dần chuyển đổi
cơ bản xã hội Việt Nam từ thời chiến sang thời
bình. Nhà nước dân chủ với sự thừa nhận nền kinh
tế thị trường XHCN. Tuy nhiên, dấu ấn của nhà
nước trung ương tập quyền, quan liêu bao cấp vẫn
khá đậm nét trong xây dựng và thực thi pháp luật.
Kinh tế phát triển nhưng tham nhũng cũng luôn
song hành. Cho dù văn bản pháp luật đã điều chỉnh
nhưng việc xây dựng và thực thi pháp luật trong bộ
máy chính quyền vẫn còn tồn tại yếu kém và lạc
hậu. Kinh tế thị trường là một bước ngoặt lớn trong
cải cách thể chế và kinh tế nhưng cần phải được
điều tiết bởi nhà nước phân quyền. Xây dựng “Nhà
nước pháp quyền” song thực chất là “Pháp quyền
của Nhà nước”. Bởi vậy, phòng chống và xử lý
tham nhũng vẫn thực sự là bài toán khó đòi hỏi
quyết tâm rất lớn của cơ cấu bộ máy quản lý nhà
nước từ trung ương đến địa phương.
Học giả Phan Huy Chú đã từng viết: “Chính
sách yên dân chẳng gì hơn việc chấn chỉnh quan
trường”17. Việc ban hành Công ước Quốc tế về
Chống tham nhũng của Liên hiệp quốc (United
Nations)18 mang giá trị pháp lý toàn cầu, trên cơ sở
đó, mỗi quốc gia sẽ phổ chế vào pháp luật của nhà
nước mình để ứng dụng cho phù hợp với truyền
thống văn hóa và pháp luật sở tại. Các nước tại các
châu lục như châu Mỹ (1996), châu Âu (1997),
châu Phi (2003) đã trở thành các quốc gia tiên
phong trong việc tham gia xây dựng Công ước
quốc tế về đấu tranh phòng chống tham nhũng. Các
quốc gia châu Á cũng đã từng bước tham gia vào
công ước này. Nhà nước Singapor trên cơ sở xây
dựng pháp luật với quy trình chống tham nhũng là
làm cho công chức không thể tham nhũng, không
cần tham nhũng, không muốn tham nhũng và
không dám tham nhũng. Chính phủ Việt Nam hiện
nay cũng đã và sẽ coi trọng trong việc tìm ra các
biện pháp phù hợp để đấu tranh phòng ngừa và
ngăn chặn đối với loại tội phạm đặc biệt này.
Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật về phòng
chống và xử lý tham nhũng của nhà nước phong
kiến Việt Nam trước đây, có thể tạm thời đưa ra
một vài nội dung để xây dựng chính phủ liêm chính
trong thể chế nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện
nay như sau:
Ở tầm vĩ mô:
Thứ nhất, trong tiến trình xây dựng pháp luật,
các nhà lập pháp trên cơ sở quy định của Hiến
pháp, cần có lộ trình để xây dựng pháp luật về
phòng chống tham nhũng thật cụ thể, chi tiết...
(Xem tiếp trang 80)
16 Trương Quang Vinh (chủ biên) (2008), Tội phạm và hình phạt trong Hoàng Việt Luật Lệ, Nxb Tư pháp.[Chương
VII: Các tội phạm về đút lót (Tội phạm về hối lộ) Tr. 118 – 142]. Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ, (2005), Nxb
Thuận Hóa Tập VI, Q 199 – Luật Hình về nhận tiền đút lót, yêu sách, tr. 487 – 502.
Emmanuel Poisson (2006) Quan và lại ở miền Bắc Việt Nam – Một bộ máy hành chính trước thử thách, Nxb Đà
Nẵng.
17 Phan Huy Chú (1992), Tập 1, Nxb KHXH, Quan chức chí, tr. 589.
18 ăn bản Công ước Liên Hiệp quốc về Chống tham nhũng, (2003), Điều 8: Quy tắc ứng
xử cho công chức “Nhằm đấu tranh chống tham nhũng, mỗi quốc gia thành viên sẽ thúc đẩy cùng những tiêu chuẩn
khác, sự liêm chính, trung thực và trách nhiệm trong đội ngũ công chức nước mình trên cơ sở phù hợp với các
nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật của mình”.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phong_chong_va_xu_ly_tham_nhung_trong_phap_luat_phong_kien_v.pdf